ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP DÂN SỰ:
Nội dung ôn tập gồm 5 chương : Bao gồm những vấn đề sau
Chương 1 Đối tượng điều chỉnh phương pháp đ/c
Nguồn của luật dân sự K/n
Nguyên tắc của ( 6 nguyên tắc )
Quan hệ pháp luật dân sự ( QHPLDS ) trang 61
Chương 2 : K/n+ đặc điểm+thành phần+phân loại+ căn cứ
Cá nhân( chủ thể QHPL ) năng lực p/l
Năng lực h/v
Giám hộ
Nơi cư trú
Pháp nhân khái niệm
Địa vị pháp lí+ lí lịch
Thành lập và đình chỉ
Hộ gia đình+tổ hợp tác
Giao dịch dân sự + đại diện + thời hạn+ thời hiệu ( III ) trang 137
Chương III Giao dịch dân sự
Đại diện
Thời hạn và thời hiệu
Quyền sở hữu ( chương 4)
QSH SH và QSH ( Khái niệm )
QHPL dân sự về QSH chủ thể
Khách thể
Nội dung của QSH
Căn cứ xác lập và chấm dứt QSH
Các hình thức sở hữu SH nhà nước
SH tư nhân
SH tập thể
Bảo vệ QSH
Qui định khác về QSH
Chương 5 ( tài sản )
Tài sản Khái niệm
Phân loại Bất động sản và động sản( 174 )
Tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức(243,
TS có đăng kí quyền SH, TS ko đk QSH
TS cấm lưu thông và hạn chế lưu thông
TS hiện có va TS hình thành trong tương lai
Chương 6 ( Quyền thừa kế )
QTK Khái niệm
Nguyên tắc của QTK
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo pháp luật.
Thanh toán và phân chia di sản.
DÀN BÀI CHI TIẾT
CHƯƠNG I:
1. Đối tượng điều chỉnh: ( là các quan hệ tài sản ( QHTS ) và
quan hệ nhân thân phát sinh trong quá giữa các chủ thể của luật Dân sự, nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất hoặc tình thần cho chính
chủ thể tham gia quan hệ hướng tới )
2. Phương pháp điều chỉnh : ( là những biện pháp, cách thức
mà Nhà nước dùng các qui phạm tac động tới QHTS và QHNT thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự để các quan hệ này phát
sinh, thay đổi, chấm dứt phù hợp với ý chí của chủ thể tham gia QH nhưng tôn trọng lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của các
chủ thể khác ).
3. Nguyên tắc của luật dân sự ( Điều 4 … điều 12 ) BLDS
2005.
- Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận ( Điều 4 )
- Bình đẳng ( điều 5 )
- Thiện trí, trung thực ( điều 6 )
- Chịu trách nhiệm dân sự ( điều 7 )
- Tôn trọng đạo đức , truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt
nam ( điều 8 )
- Tôn trọng bảo vệ quyền dân sự ( điều 9 )
- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và
lợi ích của các chủ thể khác ( điều 10 )
- Tuân thủ pháp luật ( điều 11 )
- Hòa giải ( điều 12 )
4. Nguồn của luật dân sự:
a. Khái niệm: “ nguồn của luật dân sự là những văn bản qui
phạm pháp luật dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền Bn hành theo một trình tự, thủ tục nhất định có chứa đựng các qui tắc xử
sự chung đẻ điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự”
5. Có nhiều cách để phân loại nguồn của lds nhưng một trong
cách thông thường hay xem xét nhất đó là “ Hiến pháp _ bộ luật dân sự _ các luật_ các văn bản dưới luật
CHƯƠNG II
Quan hệ pháp luật dân sự ( QHPLDS ) trang 61
Chương 2 : K/n+ đặc điểm+thành phần+phân loại+ căn cứ
Cá nhân( chủ thể QHPL ) năng lực p/l dân sự
Năng lực h/v dân sự
Giám hộ
Nơi cư trú
Pháp nhân khái niệm
Địa vị pháp lí+ lí lịch
Thành lập và đình chỉ
Hộ gia đình+tổ hợp tác
Giao dịch dân sự + đại diện + thời hạn+ thời hiệu ( III ) trang 137.
1. K/n+ đặc điểm+thành phần+phân loại+ căn cứ QHPLDS
1.1 Khái niệm . “QHPLDS là các qh tài sản và qh nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự được các
qui phạm plds tác động tới trên cơ sở chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản , bình đẳng về địa vị pháp lí và các quyền, nghĩa vụ của
chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước.”
1.2 Đặc điểm của QHPLDS: ngoài những đặc điểm chung của quan hệ pl thông thường thì qhplds còn mang
đặc điểm riêng đó là:
- QHPLDS có sự đa dạng về chủ thể tham gia cá nhân
Pháp nhân, hộ gia đình
Tổ hợp tác, nhà nước.
- Trong QHPLDS các chủ thể tha gia qh luôn hướng tới những lợi ích vật chất hoặ lợi ích tinh thần nhất định ( 02 )
- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong QHPLDS có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. (03 )
- Trách nhiệm pháp lí mà các chủ thể tham gia QHPLDS phải gánh chịu liên quan đến tia sản ( 05 )
1.3 Thành phần tham gia QHPLDS _______ chủ thể
_______ khách thể
a. Chủ thể ( cá nhân- công dân việt nam, người
nước ngoài, người không quốc tịch; pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước)
b. Khách thể Tài sản ( điều 163 ) BLDS
Hành vi và các dịch vụ
Kết quả hoạt động tinh thần sáng tạo
Các giá trị nhân thân
Quyền sử dụng đất
1.4 Phân loại căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS:
a . khái niệm “ căn cứ là phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS là những sự kiện pháp lí do pháp luật qui định mà khi xuất
hiện các sự kiện đí thì QHPLDS có thể được phát sinh, được thay đổi hoặc chấm dứt”
b. phân loại căn cứ”
- Căn cứ vào hậu quả pháp lí * SKPL làm phát sinh QHPLDS
SKPL làm thay đổi QHPLDS
SKPL làm chấm dứt QHPLDS
Ví dụ sự kiện làm phát sinh QHPLDS như : A kí hợp đồng thuê nhà với B một năm, tình trạng ngôi nhà là mới xây xong và
đảm bảo đúng kĩ thuật. trong quá trình thuê nhà thì A đã là hỏng nhiều đồ đạc, thiết bị trong nhà do lỗi chủ quan của mình và khi hết
hạn hd thuê nhà thì ngoài số tiền phải trả theo như hđ đã kí thì A còn phỉa phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại đồ đac,
thiết bị trong nhà đã là hỏng
- Căn cứ vào tính ý chí trong QHPLDS _______ SKPL phát sinh theo ý chí của chủ thể
_______SKPL_________________ của nhà nước
_______SKPL__________________
Cá nhân
Cá nhân Năng lực pháp luật dân sự ( điều 14 )
Năng lực hành vi dân sự ( điều 17 )
Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của cá nhân có được những quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự do pháp luật qui định
+ Nội dung của NLPLDS : ( là các quyền gì )
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản ( điều 24 đến điều 51 ) và quyền nhân thân không
gắn liền với tia sản ( phần thú 6 BLDS và cụ thể trong luật sở hữu trí tuệ )
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tai sản
- Quyền tham gia các quan hệ dân sự và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân bằng hành vi của mình có thể xác lập các quan hệ giao dịch
xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự
18 tuổi trở lên
NLHVDS Đầy đủ
Ko bị tòa ra quyết định mất hoặc hạn chế NLHVDS
Một phần (hạn chế ) (đủ 6 t dưới 15 ) có người ĐD theo pl
Không có NLHVDS dưới 6 tuổi
( đủ 15 dưới 18 ) đối với trường hợp này được phép tự mình thực hiện giao dịch
khi tài sản riêng của mình có đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ không cần người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có
qui định khác.
* chú ý : tuyên bố mất tích (TBMT) và tuyên bố chết (TBC )có liên quan gì đến cá nhân:
** TBMT người có quyền. lợi ích liên quan có đơn yêu cầu tòa án tuyên bố người đó mất tích
Đã áp dụng đầy đủ các bp thông bóa tìm kiếm
Thời gian biệt tích 2 năm liền trở lên
Hậu quả khi TBMT tư cách chủ thể bị dừng lại
Quan hệ nhân thân tạm dừng ( vợ hoặc chồng của người mất tích xin li hôn thì TA
giải quyết cho li hôn.
QH tài sản :tiếp tục do người đang quản lí quản lí.nếu li hôn thì do con đã thành niên. Hoặc cha
mẹ của người mất tích quản lí
** Tuyên bố chết: sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích cưa TA có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có
tin tức xác thực là còn sống(5 năm )
Biệt tích sau 5 năm trong chiến tranh kể từ ngày chiến tranh kết thúc.
1 năm sau tai nạn, thảm họa, thiên tai chấm dứt mà vẫn không có tin tức là còn sống trư trường hợp
pháp luật qui định khác.
Biệt tích 5 năn liền trở lên ko có tin tức xác thực còn sống.
HẬU QUẢ TBC :
- Tư cách chủ thể chấm dứt hoàn toàn
- Quan hệ nhân thân ( quan hệ hôn nhân, gia đình và các QHNT khác sẽ được giải quyết như đối với người đã chết.
- Quan hệ tài sản : tài sản đượn giải quyết như với một người đã chết ; tài sản của người chết được giải quyết theo
pháp luật về thừa kế.
Nơi cư trú của cá nhân
Điều 45 Hiến pháp 1992, điều 52 BLDS và điều 12 Luật cư trú2006. Nơi cư trú có ý nghĩa pháp lí ntn?
- Nơi cư trú là nơi cá nhân thực hiện những quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước với tư cách là công dân.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi cá nhân cư trú đăng kí lưu trữ các loại giấy tờ về hộ tịch đối với cá nhân
- Nơi cư trú là nơi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền tống đạt các giấy tờ có liên quan đến cá nhân
- Nơi cư trú là nơi mà tòa án căn cứ để tuyên bố một cá nhân là mất tích hoặc đã chết
- Nơi cư trú được xác định là địa điểm mở thừa kế khi cá nhân chết ( Khoản 2 , Điều 633, BLDS 2005)
- Nơi cư trú còn có ý nghĩa trong việc tòa án giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định
GIÁM HỘ
1. Khái niệm
- Khoản 1 điều 58, BLDS 2005 qui định “ Giám hộ là việc cá nhân , tổ chức ( sau đây chung là người giám hộ )
được pl qui định
Được cử
Để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự ( người được giám hộ )”
1.1 Người được giám hộ :
Điều kiện để cá nhân làm người giám hộ :
- Có NLHVDS đầy đủ
- Có tư cách đạo đức tốt; không đang bị truy cứu
TNHS; hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tìa
sản của người khác.
- Có điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện
việc giám hộ( sức khỏe, vật chất, thời gian )
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
+ nghĩa vụ: đại diện cho người giám hộ trong giao dịch dân sự, quản lí tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp… của người
được giám hộ.
+ Quyền: - sử dụng ts của người đc giám hộ để chăm sóc , chỉ dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ
- Được thah toán các chi phí cần thiết cho việc
quản lí tìa sản của người được giám hộ
- Đại diện cho người đc giám hộ xác lập giao
dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người đc giám hộ.
Thay đổi, chấm dứt quan hệ giám hộ
- Thay đổi khi không thỏa mãn đk do pl qui
định; NGH vi phạm nghĩa v; có người khác tốt hơn.
- Chấm dứt giám hộ
+ người ĐGH đã có NLHVDS đầy đủ
+ NĐGH chết.
+ cha, mẹ của NĐGH đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
+ NĐGH được nhận làm con nuôi.
Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ ( Điều 73 )
Khoản 2 điều 58 BLDS qui định người được giám hộ bao gồm:
Không còn cha mẹ
NĐGH người CTN không xác định đc cha mẹ
Cha mẹ mất năng lực HVDS, bị hạn chế NLHVDS, bị Tòa án hạn chế quyền cha, mẹ, hoặc cha
mẹ không có điều kiện chăm sóc , giáo dục NCTN đó và có yêu cầu
Người mất NLHVDS mắc bệnh tâm thần, bệnh khác không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình ( điều
22 )
Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ có thể có một người giám
hộ trừ trường hợp người giám hộ đó là cha, mẹ hoặc ông bà, theo qui định tại khoản 2 điều 61, khoản 3 điều 62
1.1 Người giám hộ:
- là cá nhân
- có thể là đương nhiên (GHĐN )* hoặc giám hộ được cử( GHC )**
* GHĐN là người thân thiết, gần gũi, nhất đối với các nhân đc xác định theo qh hôn nhân, quan hệ huyết thống (
điều 61, 61 )BLDS 2005.
GHĐN người chưa thành niên ( điều 61 )
Người mất năng lực hành vi dân sự ( điều 62 )
**GHC khi không có người giám hộ đương nhiên thì cá nhân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật có thể đc của để
giám hộ cho người đc giám hộ ( điều 63, 64 BLDS 2005)
Pháp nhân
( điều kiện thành lập; hoạt động và trách nhiệm; chấm dứt pháp nhân )
I . Khái niệm + điều kiện
A, Khái niệm “ pháp nhân là một tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật qui định, khi tham gia quan hệ pháp
luật dân sự sẽ có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quan hệ mà mình tham gia”
B, điều kiện :thỏa mãn 4 đk ( điều 84 )
- Là một tổ chức, được thành lập hợp pháp (1)
- Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (02 )
- Có tài sản độc lập,và chịu trách nhiệm bằng tì sản đó (03 )
- Nhân danh mình tham gia một cách độc lập vòa các quan hệ dân sự (04 )
** chú ý : ở điều kiện thứ 2
+ PN đc thành lập theo quyết định của CQNN có thẩm quyền thì cơ cấu, tỏ chức của cơ quan đó do cơ quan nhà nc có thẩm
quyền hoặc người có thẩm quyền quyết định
+ PN đc thành lập theo trình tự khác ( đăng kí, công nhận, cho phép ) cơ cấu tổ chức sẽ do các pháp nhân đó qui định
** chú ý : ở điều kiện thứ 3
+ PN đc thành lập theo sáng kiến của các thành viên góp vốn… thì tài sản của pháp nhân phải độc lập vs tài sản của các
thành viên của pháp nhân.
+ PN hoạt động trong một số lĩnh vực về quản lí nhà nước, lực lượng vũ trang… tài sản pn do ngân sách nhà nước cấp._____
tài sản của pn sẽ độc lập với ts của cơ quan cấp trên của pn, độc lập với ts của các tổ chức, cá nhân khác.
2. Năng lực chủ thể của pháp nhân NLDS
NLHVDS
+ NLPLDS ( khoản 1 điều 46 ) “ NLPLDS của pn là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với
mục đích hoạt động của minh”
3. Khi thành lập, tồn tại, hoạt động thì các PN phải đảm bảo các yếu tố sau đây
- Tên gọi của pháp nhân ( khoản 1 điều 87 ) có ý nghĩa trong giao dịch
- Điều lệ của pháp nhân ( điều 88 ) bắt buộc phải có nhừng điều lệ đc qui định tại điều 88
- Cơ quan điều hành của pháp nhân ( điều 89 )
- Trụ sở của pháp nhân ( điều 90 )
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân: ( điều 92 )
II. hoạt động và trách nhiệm
- NĐD của PN có thể là đại diện theo PL ủy quyền cho người khác xác lập giao dịch dân sự và “ pháp nhân sẽ phải
chịu trách nhiệm dân sự vê việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người địa diện xác lập” trừ trường hợp vượt quá phạm vi
thẩm quyền cửa người địa diện đc qui định tại Điều 146 BLDS về đại diện.
- Thành viên pháp nhân ( thành viên của pháp nhân có thể thay mặt pháp nhân thực hiện các công việc giao dịch mà pháp
nhân giao cho, và khi xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự thì ddc đảm bảo = tài sản của pháp nhân, nếu thành viên của pháp nhân
tham giâ xác lập các giao dịch dân sự mà không nhân danh pháp nhân thì cá nhân đó phải tự chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của
mình
VẤN ĐỀ 2: CÁ NHÂN – CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Năng lực chủ thể của cá nhân
Năng lực chủ thể của cá nhân được xác định bởi 2 yếu tố là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự
- Khái niệm:
+ NLPLDS của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Khả năng đó chỉ có thể trở thành hiện
thực thông qua hành vi dân sự của cá nhân. NLPLDS của cá nhân chính là tiền đề để cá nhân có thể có các quyền và các nghĩa vụ dân
sự.
+ NLPLDS của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
+ Nội dung NLPLDS cá nhân: Là tổng hợp các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự mà PL quy định cho cá nhân. Bao gồm:
quyền nhân thân không gắn với tài sản ( quyền được khai sinh, quyền kết hôn) quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghệ, ), quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác gắn với tài sản, quyền tham gia các quan hệ dân sự và có nghĩa
vụ phát sinh từ quan hệ đó.
- Đặc điểm:
+ Thứ nhất, NLPLDS của cá nhân do Nhà nước quy định cho cá nhân trong các văn bản quy phạm pháp luật dân sự: Theo
quy định của PL, nguồn của luật DS là các VN quy phạm PL do NN ban hành theo một trình tự, thủ tục nhất định. Như vậy, các
quyền dân sự và các nghĩa vụ của cá nhân được ghi nhận trong các VBPL được coi là nguồn của Luật DS, trong đó BLDS 2005 là
nguồn chủ yếu.
+ Thứ hai, NLPLDS của cá nhân có tính lịch sử, phụ thuộc vào chế độ chính trị, bản chất Nhà nước. Ở mỗi quốc gia khác
nhau, mỗi giai đoạn phát triển lịch sử của từng quốc gia lại quy định các quyền và nghĩa vụ dân sự khác nhau cho cá nhân.
+ Thứ ba,NLPL của cá nhân là bình đẳng: K2 DD14 BLDS 2005 quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự
như nhau”. Như vậy, các cá nhân khác nhau không phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự, giới tính, độ tuổi, thành phần tôn
giáo đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Tuy nhiên, năng lực pháp luật dân sự chỉ là khả năng mà pháp luật cho phép cá nhân
hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ dân sự, do đó để các quyền và nghĩa vụ này trở thành hiện thực thì phải thông qua năng
lực hành vi dân sự của cá nhân.
+ Thứ tư, NLPL của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do PL quy định. Việc hạn chế NLPL của cá nhân chỉ
mang tính tạm thời, đới với một số chủ thể nhất định (VD:cá nhân ko có quyền sỏ hữu mà chỉ có quyền sử dụng đất đai) , trong một
số giai đoạn nhất định (VD: Một người phạm tội có thể bị cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời hạn nhất định) và ở một số địa bàn nhất
định (VD: chỉ có cá nhân có hộ khẩu tại HN mớ được mua nhà trên địa bàn HN).
Năng lực hành vi dân sự
- Khái niệm:
+ NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Nếu như NLPL là khả năng mà pháp luật cho phép cá nhân có thể hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ dân sự thì năng lực
hành vi dân sự là sự “hiện thực” hóa khả năng này. Do đó, nếu không có năng lực hành vi hành vi dân sự của cá nhân thì năng lực
pháp luật cũng chỉ là khả năng mà không thể trở thành hiện thực.
- Đặc điểm:
+Thứ nhất, NLHVDS của cá nhân do NN quy định dựa trên sự phát triển về độ tuổi cũng như khả năng nhận thức và làm
chủ hành vi của cá nhân.
+ Thứ hai, NLHV của cá nhân là không bình đẳng. PL chia NHVDS của cá nhân thành các mức độ khác nhau, dựa trên sự
phát triển tâm sinh lí, khả năng nhận thức điều khiển hành vi thông qua độ tuổi.
+ Thứ ba, NLHVDS của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt được một độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc hạn chế khi cá
nhân còn sống.
- Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
Tuổi Quyền và nghĩa vụ
Khôn
g có NLHVDS
0 6 tuổi Giao dịch dân sự do người đại diện theo PL xác lập, thực hiện
NLH 6 dưới 15 tuổi + Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo PL đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng
VDS một phần
ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Đối với giao dịch lớn, ko đc sự đồng ý của người đại diện
theo PL thì người đại diện theo PL có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố
giao dịch vô hiệu.
15 dưới 18 tuổi
+ Nếu có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể
tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần sự đồng ý của
người đại diện theo PL, trừ trường hợp do PL quy định.
VD: Di chúc của người 15 18 tuổi phải được sự đồng ý của
cha mẹ hoặc người giám hộ.
NLH
VDS đầy đủ
Đủ 18 tuổi trở lên
(ko bị tuyên bố mất
NLHVDS, hạn chế NLHVDS)
+ Có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân
sự và có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch dân sự mà mình xác lập.
Mất
NLHVDS
Mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình
+ Tình trạng pháp lý giống người chưa đủ 6 tuổi: người đại
diện có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi
ích của người bị mất NLHVDS.
Hạn
chế NLHVDS
Nghiện ma túy,
nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình
+ Tình tranhg pháp lý giống người từ 6 dưới 15 tuổi: Giao
dịch phải có sự đồng ý của người đại diện theo PL, trừ giao dịch nhằm
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
2. Tuyên bố chết, tuyên bố mất tích
Tuyên bố mất tích Tuyên bố chết
Điều
kiện
+ Biệt tích 2 năm mà không có tin tức
xác thực là còn sống hay đã chết.
Thời hạn được tính từ ngày có tin tức
cuối cùng về người đó; nếu không xác dịnh được
ngày có tin tức cuối cùng thì tính từ ngày đầu
tiên của tháng tiếp theo; nếu k xác định được
ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì tình từ ngày
đầu tiên của năm tiếp theo.
Thời hạn phải liên tục, ko bị gián đoạn.
+ Đã áp dụng các biện pháp thông báo,
+ Biệt tích 5 năm mà không có tin tức xác
thực là còn sống hay đã chết.
+ Sau 3 năm từ ngày tuyên bố mất tích của
TA có hiệu lực mà không có tin tức xác thực là còn
sống hay đã chết .
+ Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ
ngày chiến tranh kết thúc.
+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau
1 năm kể từ ngày thảm họa, thiên tai đó chấm dứt.
tìm kiếm theo quy định PL.
Hậu
quả của tuyên
bố mất tích,
chết
+ Tư cách chủ thể: Bị dừng lại.
+ Nhân thân: Tạm dừng. Vợ, chồng của
người mất tích xin ly hôn thì giải quyết cho ly
hôn.
+ Tài sản: Do người đang quản lý tiếp
tục quản lý.
+ Tư cách chủ thể: Chấm dứt hoàn toàn.
+ Nhân thân: giải quyết như đối với người đã
chết bt.
+ Tài sản: giải quyết theo quy định của PL
về thừa kế
Hậu
quả của hủy bỏ
tuyên bố
+ Tư cách chủ thể: được khôi phục.
+ Nhân thân: quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực, nếu 2 người muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng
thì phải đăng kí kết hôn. Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố chết đã kết hôn thì việc kết hôn đó vẫn
có hiệu lực PL.
+ Tài sản: Người bị tuyên bố mất tích đc nhận lại sau khi thanh toán chi phí quản lý.
Người bị tuyên bố chết có quyền yê cuầ trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn, trong trường hợp
biết người bị tuyên bố chết còn sống mà giấu diếm để nhận thừa kế thì phải hoàn trả toàn bộ tài sản, kể cả
hoa lợi, lợi tức, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
3. Giám hộ
Khái niệm
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
Người được giám hộ
Người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, ko xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất NLHVDS, bị hạn chế
NLHVDS, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ ko có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu
cha, mẹ có yêu cầu.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
Người giám hộ
- Người giám hộ đương nhiên: Người giám hộ đương nhiên đối với cá nhân là những người thân thiết, gần gũi nhất
đối với cá nhân được xác định theo quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống tùy trường hợp cụ thể.
- Người giám hộ cử: Nếu ko có người giám hộ đương nhiên thì cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của PL có thể
đc cử để giám hộ cho người được giám hộ, nếu ko cử được người giám hộ thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được
giám hộ có trách nhiệm đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
- Điều kiện làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: đủ 18 tuổi trở lên và không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự;
Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ: có tư cách đạo đức tốt, có thời gian để chăm sóc, giáo dục người
chưa thành niên; có điều kiện kinh tế, ổn định cuộc sống để có thể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ; có
sức khỏe , cùng nơi cư trú để chăm sóc người giám hộ.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
- Nghĩa vụ của người giám hộ: Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản của
người được giám hộ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Đối với người được giám hộ dưới 15 tuổi thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
+ Đối với người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, bảo đảm việc
điều trị bệnh cho người được giám hộ.
- Quyền của người giám hộ:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ.
+ Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ.
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người được giám hộ.
Thay dổi và chấm dứt việc giám hộ
- Việc giám hộ được thay đổi khi người gám hộ ko đảm bảo điều kiện do pháp luật quy định về người giám hộ hoặc người
giám hộ vi phạm nghĩa vụ … hoặc người khác có điều kiện tốt hơn đảm nhận việc giám hộ.
- Việc giám hộ chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dặn đầy đủ;
+ Người được giám hộ chết;
+ Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
+ Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
VẤN ĐỀ 3: PHÁP NHÂN VÀ CÁC CHỦ THỂ KHÁC TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. Pháp nhân
Khái niệm
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Điều kiện thứ nhất: Pháp nhân phải là một tổ chức và tổ chức đó phải được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt
Nam hoặc các tổ chức quốc tế được Nhà nước Việt Nam công nhận.
- Điều kiện thứ hai: Tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức
của pháp nhân do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền quy định.
- Điều kiện thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
- Điều kiện thứ tư: Nhân danh mình tham gia cá quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực chủ thể của pháp nhân
- Năng lực chủ thể của pháp nhân bao gồm 2 yếu tố đó là năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của
pháp nhân.
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với
mục đích hoạt động của mình. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân xuất hiện đồng thời khi pháp nhân được thành lập và mất đi
khi pháp nhân chấm dứt. Ngoài ra, năng lực của pháp nhân có tính chuyên biệt – các pháp nhân khác nhau có nội dung năng lực pháp
luật dân sự khác nhau, phụ thuộc vào mục đích hoạt động của pháp nhân.
Các yếu tố cá biệt hóa pháp nhân
- Tên gọi của pháp nhân: Tên gọi của pháp nhân phải bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân
biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Ngoài tên gọi bằng tiếng Việt, pháp nhân có thể có tên gọi bằng tiếng
nước ngoài để tiện cho việc giao dịch.
- Điều lệ của pháp nhân: Điều lệ của pháp nhân là văn bản pháp lí ghi nhận những nội dung cơ bản liên quan đến họa động,
điều hành của pháp nhân. Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây: Tên gọi của pháp nhân, mục đích và phạm vi
hoạt động, trụ sở, vốn điều lệ (nếu có), cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, thể thức sửa đổi bổ sung điều lệ, điều
kiện hợp nhất, chia tách, giải thể pháp nhân.
- Cơ quan điều hành của pháp nhân: Là cơ quan duy trì hoạt độn của pháp nhân. Tổ chức, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ
quan điều hành được quy định trong điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân.
- Trụ sở của pháp nhân: Là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân, là nơi pháp nhân thực hiện nghĩa vụ đối với NN
(đóng thuế) là nơi tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ khác trong giao dịch đới với đối tác bên ngoài, là nơi tòa án giải quyết tranh chấp
nếu pháp nhân là bị đơn.
- Văn phòng đại diện, chi nhánh của công ty: Mặc dù đều là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân nhưng văn phòng đại diện có
nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó, còn chi nhánh có nhiệm vụ thực
hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân ( tức là hoạt động sản xuất, kinh doanh) kể cả chức năng đại diện theo ủy
quyền.
Thành lập và chấm dứt pháp nhân
- Thành lập pháp nhân: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy pháp nhân được thành lập theo 2 trình tự sau đây:
+ Trình tự mệnh lệnh (trình tự hành chính): áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước sẽ ra quyết định thành lập pháp nhân, trong quyết định có quy định về người đại diện
theo PL, phê chuẩn điều lệ, cơ cấu tổ chức,…
+ Trình tự cho phép: áp dụng với các pháp nhân không được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Các cá nhân, tổ chức có sáng kiến thành lập pháp nhân sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc thành lập và đăng ký hoạt
động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Chia tách pháp nhân: Một pháp nhân có thể bị chia tách thành nhiều pháp nhân, do đó sẽ có pháp nhân mới ra đời trên cơ
sở pháp nhân bị tách.
- Chấm dứt pháp nhân:ânháp nhân có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Hợp nhất pháp nhân:Tập hợp các pháp nhân cùng loại thành 1 pháp nhân mới. Khi đó, các pháp nhân bị hợp nhất sẽ
không còn tồn tại.
+ Sáp nhập pháp nhân: Khác với hợp nhất pháp nhân là có một pháp nhân mới được thành lập, việc sáp nhập pháp nhân ko
tạo thành pháp nhân mới mà chỉ là việc chấm dứt sự tồn tại của 1 pháp nhân, pháp nhân chấm dứt tồn tại mang danh của 1 pháp nhân
đã tồn tại.
+ Chia pháp nhân: Chia pháp nhân sẽ tạo ra 2 hay nhiều pháp nhân mới trên cơ sở pháp nhân ban đầu.
+ Giải thể pháp nhân: Là sự chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân mà ko tạo ra hay duy trì sự tồn tại của 1 pháp nhân nào.
Pháp nhân bị giải thể trong các trường hợp sau đây: theo quy định của điều lệ (điều lệ của pháp nhân xác định các căn cứ để giải thể
thì pháp nhân sẽ giải thể nếu xuất hiện các căn cứ này); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( cơ quan có quyết định
thành lập pháp nhân sẽ có thẩm quyền giải thể pháp nhân); hết hời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản: Pháp nhân là doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên
bố phá sản khi k có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị coi là lâm vào
tình trạng phá sản.
Các loại pháp nhân
- Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân:
- Pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Pháp nhân là tổ chức kinh tế.
- Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ
từ thiện.
2. Hộ gia đình
Khái niệm
- Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự
thuộc các lĩnh vực này.
- Hộ gia đình chỉ được coi là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
+ Thành viên của hộ gia đình tối thiểu từ 2 người trở lên.
+ Các thành viên phải có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; phải cùng chung hộ khẩu.
+ Có tài sản chung và tài sản này được dùng để hoạt động kinh tế chung trong các quan hệ pháp luật dân sự mà pháp luậ cho
phép hộ gia đình tham gia.
Năng lực chủ thể và trách nhiệm dân sự của hộ gia đình
- Năng lực chủ thể của hộ gia đình cũng bao gồm 2 yếu tố là năng lực PL DS và năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình,
năng lực PL DS tồn tại và chấm dứt song song với sự tồn tại và chấm dứt NL hành vi dân sự của hộ gia đình.
+ Năng lực PL của hộ gia đình có tính chuyên biệt bởi hộ gia đình chỉ đc tham gia vào một số quan hệ dân sự hạn chế, đó là
các qan hệ liên qan đến “sản xuất nông, lâm nghư nghiệp hoặc 1 số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do PL quy định”.
+ Năng lực hành vi của hộ gia đình: thực hiện thông qua hành vi của chủ hộ hoặc các thành viên khác trong gia đình. Chủ hộ
hoặc 1 thành viên khác đã thành niên làm chủ hộ. Chủ hộ trực tiếp tham gia quan hệ dân sự hoặc ủy quyền cho thành viên khác đã
thành niên làm đại diện. Việc định đoạt tài sản lớn phải có sự đồng ý của các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên.
- Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình: Tài sản chung của hộ dùng để chịu trách nhiệm dân sự; nếu tài sản chung ko đủ để
thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Như vậy, loại trách
nhiệm dân sự của hộ gia đình là loại trách nhiệm dân sự vô hạn.
3. Tổ hợp tác
Khái niệm
- Tổ hợp tác là sự thỏa thuận liên kết giữa các cá nhân theo quy định của pháp luật dân sự để tham gia các quan hệ dân sự
theo sự thỏa thuận liên kết đó.
- Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tổ hợp tác phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
+ Số lượng tối thiểu phải từ 3 cá nhân trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
+ Các cá nhân phải cùng nhau thỏa thuận về những nội dung cụ thể của việc hợp tác: Đóng góp tài sản, công việc hợp tác.
+ Sự thỏa thuận của các cá nhân phải được thể hiện ở hợp đồng hợp tác xã và hợp đồng hợp tác này phải có chứng thực của
UBND cấp xã, phường, thị trấn.
Thành lập và chấm dứt tổ hợp tác
* Thành lập tổ hợp tác:
- Tổ hợp tác được thành lập trước hết là theo sáng kiến của các tổ viên.
- Các thành viên sẽ cùng nhau thỏa thuận về nội dung của hợp đồng hợp tác nhưng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác; họ tên, nơi cư trú, chữ ký của tổ trưởng và các tổ viên; tài sản đóng góp (nếu có); phương thức
phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên; điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp
tác; điều kiện chấm dứt tổ hợp tác.
- Sau đó gửi ít nhất 2 bản hợp đồng tới UBND cấp xã, phường, thị trấn để chứng thực.
* Chấm dứt tổ hợp tác:
Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
+ Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác.
+ Mục đích của việc hợp tác đã đạt được.
+ Các tổ viên thỏa thuận chấm dứt tổ hợp tác.
+ Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định:
Khi có thành viên xin ra khỏi tổ hợp tác khiến cho số lượng thành viên không đủ so với quy định của PL; Khi tổ hợp tác có hành vi vi
phạm PL,v.v
Năng lực chủ thể, hoạt động, trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác
* Năng lực chủ thể của tổ hợp tác:
- Tổ hợp tác là chủ thể chuyên biệt, tính chuyên biệt được xác định bởi hợp đồng hợp tác được ký giữa các tổ viên. Như vậy,
năng lực chủ thể của tổ hợp tác là năng lực hạn chế, điều đó có nghĩa là tổ hợp tác ko tham gia toàn bộ các quan hệ dân sự.
- Năng lực chủ thể của tổ hợp tác gắn liền với tổ hợp tác trong suốt quá trình tồn tại của tổ hợp tác. Nếu tổ hợp tác chấm dứt
sự tồn tại của mình thì tư cách chủ thể của tổ hợp tác cũng chấm dứt.
- Năng lực hành vi của tổ hợp tác được thực hiện thông qua tổ trưởng tổ hợp tác hoặc người được tổ trưởng ủy quyền. Các
giao dịch dân sự do tổ trưởng xác lập, thực hiện nhưng phải theo quyết định của đa số tổ viên. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản
xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý, đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý.
* Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác:
- Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác là trách nhiệm dân sự vô hạn, liên đới. Điều đó có nghĩa là tổ hợp tác chịu trách nhiệm
dân sự bằng tài sản chung của tổ hợp tác; nếu tài sản k đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới
tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.
4. Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự. Tính đặc biệt này thể hiện ở nhiều
khía cạnh như: Nhà nước với việc ban hành các VB QPPL tự quy định cho mình các quyền và nghĩa vụ; NN là tổ chức quyền lực, NN
là NN của dân, do dân, vì dân; NN là đại diện cho sở hữu toàn dân có quyền sở hữu những tài sản, tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng.
- Nhà nước tham gia các quan hệ dân sự sau đây:
+ Đối với quan hệ PL về sở hữu: NN là đại diện cho sở hữu toàn dân có quyền sở hữu đối với đất đai và những tài sản quan
trọng khác; ngoài ra NN còn đc xác định là chủ sở hữu đối với một số loại tài sản là vật vô chủ, vật ko xác định đc chủ sỡ hữu, vật bị
chôn giấu, chìm đắm, vật do người khác đánh rơi, bỏ quên.
+ Đối với quan hệ hợp đồng, NN có thể tham gia các quan hệ hợp đồng cụ thể thông qua các cơ quan NN, các doanh nghiệp
NN đặc biệt là các hợp đồng có ý nghĩa lớn đối với đời sống KT,XH của đất nước.
+ NN tham gia vào qan hệ thừa kế theo di chúc, sở hữu di sản ko có người thừa kế.
Ngoài ra, NN còn tham gia các quan hệ khác như bồi thường thiệt hại, chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ.
VẤN ĐỀ 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ, ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
1.Khái niệm giao dịch dân sự
1.1. Định nghĩa:
Điều 121 BLDS “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
1.2.Đặc điểm:
1. Có hậu quả pháp lí nhất định: phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
2. Các quyền, nghĩa vụ được xác lập phải phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Là hành vi mang ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, có mục đích và động cơ nhất định.
- Ý chí: Phải là ý chí đích thực, tức là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của chủ thể, không bị tác động bởi bất
cứ yếu tố khách quan nào khác. Giữa ý chí (bên trong) và sự thể hiện ý chí (sự biểu hiện ra bên ngoài) phải có sự thống nhất. Nếu
không có sự thống nhất giao dịch sẽ bị vô hiệu (Cụ thể ở phần điều kiện tự nguyện của chủ thể).
- Chủ thể: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
- Mục đích: Lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch, nó luôn mang tính pháp lí, luôn được
xác định. Nếu mục đích ko đạt được thì giao dịch không có giá trị.
- Động cơ: Là nguyên nhân thúc đẩy các bên giao dịch, không mang tính pháp lí, có được xác định hay ko ko ảnh hưởng đến
giao dịch. Chỉ khi động cơ được ghi trong hợp đồng thì nó mới chuyển thành mục đích (Mục đích của A là mua nhà của B để bán lại –
động cơ giao dịch, sau đó động cơ bán lại đc A thực hiện chuyển thành mục đích của giao dịch sau).
VD: Mua bán nhà ở: + Mục đích: xác lập quyền sở hữu nhà
+ Động cơ: có thể để ở, để cho thuê, bán lại,…
2. Các loại giao dịch dân sự
2.1. Hợp đồng dân sự
• Định nghĩa : Là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.
• Đặc điểm : Được xác lập dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các chủ thể không cùng một bên giao dịch.
VD: giao dịch mua – bán nhà đất
2.2. Hành vi pháp lí đơn phương
A. GIAO DỊCH DÂN SỰ
• Định nghĩa : Là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền,
nghĩa vụ dân sự.
• Đặc điểm : Được xác lập dựa theo ý chí của 1 bên chủ thể duy nhất (lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế); Một bên
giao dịch có thể gồm nhiều chủ thể; Trong nhiều trường hợp, hành vi pháp lí đơn phương chỉ phát sinh hậu quả khi có người khác đáp
ứng đc những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa ra (VD:hứa rằng thi có giải thì được thưởng không có giải thì ko
đc thưởng, giao dịch ko đc thực hiện).
2.3. Giao dịch dân sự có điều kiện
• Định nghĩa : Là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hay hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Điều kiện trong
giao dịch dân sự có thể do một bên đứa ra (hành vi pháp lí đơn phương) hoặc do các bên thỏa thuận (hợp đồng dân sự). Khi điều kiện
đó xảy ra, giao dịch dân sự sẽ phát sinh hoặc hủy bỏ.
• Phân loại điều kiện :
- Điều kiện làm phát sinh giao dịch: A thỏa thuận rằng sẽ mua con ngựa của B nếu nó thắng trong cuộc thi ngày mai.
Điều kiện phát sinh giao dịch là “con ngựa của B thắng trong cuộc thi ngày mai”.
- Điều kiện làm hủy bỏ giao dịch: A thỏa thuận với B nấu cho A 10 mâm cỗ vào ngày mai, nếu trời mưa thì hợp đồng
hủy bỏ. Điều kiện làm hủy bỏ giao dịch là “ngày mai trời mưa”.
3. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
3.1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
• Cá nhân:
- Đối với người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị
mất năng lực hành vi dân sự): Có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
- Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Được thực hiện một số giao dịch dân sự
mà không cần có sự đồng ý của người đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (VD: Lập di chúc của người từ 15 tuổi đến
dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ).
- Đối với người có năng lực hành vi dân sự một phần từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp.
- Đối với người dưới 6 tuổi, người bị mất năng lực hành vi dân sự: Không được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, mọi giao
dịch dân sự của họ đều phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
• Pháp nhân:
- Khi tham gia giao dịch dân sự phải thông qua người đại diện của pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân )
hoặc đại diện theo ủy quyền.
- Chỉ được tham gia các giao dịch dân sự phù hợp với mục đích hoạt động, phạm vi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh
của pháp nhân.
• Hộ gia đình:
- Khi tham gia giao dịch dân sự phải thông qua chủ hộ (đại diện theo pháp luật của hộ gia đình) hoặc thành viên khác
đã thành niên được ủy quyền.
- Chỉ được tham gia giao dịch phù hợp với lợi ích của gia đình (quyền sử dụng đất, hoạt động sản xuất nông, lâm ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực kinh doanh theo quy định của pháp luật).
• Tổ hợp tác:
- Khi tham gia giao dịch dân sự phải thông qua tổ trưởng tổ hợp tác (đại diện theo pháp luật của tổ hợp tác) hoặc tổ
viên được ủy quyền.
- Chỉ được tham gia các giao dịch liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác.
3.2. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi pham điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
- Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
- Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã tham gia cam kết, thỏa thuận trong giao dịch.
Những điều khoản này xác định quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch.
- Để giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi
nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận
và tôn trọng.
3.3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
- Tự nguyện bao gồm tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Giữa ý chí đích thực của chủ thể bên trong và sự biểu hiện ý chí ra bên
ngoài phải có sự thống nhất. Nếu không có sự thống nhất ý chí chủ thể không có sự tự nguyện.
* Những trường hợp chủ thể không có sự tự nguyện khi tham gia giao dịch dân sự:
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo:
+ Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao dịch khác: Ông A tặng cho con út của mình một ngôi
nhà, nhưng vì sợ các con mâu thuẫn, ông A đã ký hợp đồng mua bán nhà. Ở đây có hai giao dịch cùng tồn tại, đó là giao dịch tặng cho
nhà ( giao dịch bên trong, giao dịch đích thực) và giao dịch mua bán nhà ở (giao dịch bên ngoài, giao dịch giả tạo).
+ Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba: Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ một
hợp đồng vay tài sản, A đã kí một hợp đồng giả tạo bán nhà cho người thân của mình là B để tránh trường hợp ngôi nhà đó có thể bị
xử lý để thực hiện nghĩa
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn: Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung giao dịch
dân sự mà xác lập giao dịch.
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối: Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. VD:
Bá hàng do Trung Quốc sản xuất nhưng lại lừa dối khách hành là hàng do NHật Bản sản xuất.
- Giao dịch được xác lập bởi sự đe dọa: