Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần thuỷ sản Cái Rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.42 KB, 22 trang )

Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
MỤC LỤC
Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 14
SV: Nguyễn Thị Thái -K37B-QN
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian em có điều kiện thực tập tổng quan và tìm hiểu thực tế
tại Công ty Cổ phần thuỷ sản Cái Rụ̀ng,được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của
Ban lãnh đạo Công ty,các anh các chị phòng kế toán công ty,cùng sự tiếp thu
những kiến thức mà các thầy các cô đã giảng dạy,cụ̣ng với sự nỗ lực cố gắng
của bản thân đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng quan này.Bài
báo cáo là tiền đề cơ bản sẽ giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tốt hơn.
Do thời gian cùng khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên bài báo cáo
không tránh khỏi những thiếu sót.
Nội dung gồm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty CP thuỷ sản Cái Rồng.
Phần 2: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP thuỷ sản
Cái Rồng.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo ThS. Nguyờ̃n Quụ́c Trõn đã chỉ
dạy tận tình trong thời gian làm báo cáo,em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công
ty,các phòng ban và các cán bộ nhân viên phòng kế toán tài vụ Công ty CP
thuỷ sản Cái Rồng đã giúp em hoàn thiện bài báo cáo này.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
1
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THỦY SẢN CÁI RỒNG
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Thuỷ sản
Cái Rồng:


Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rồng tiền thân là Xí nghiệp chế biến
Thủy Sản được xây dựng và đưa vào hoạt động năm 1978. Chức năng, nhiệm
vụ chính của xí nghiệp trong thời kỳ này là chuyên sản xuất các loại nước
mắm và các loại hải sản như cá, mực…Trong thời gian còn được sự bao cấp
của nhà nước Xí nghiệp làm ăn không mấy hiệu quả vì cơ chế tập trung bao
cấp đã không giúp cho xí nghiệp có những bước đột phá trong quá trình sản
xuất kinh doanh, hơn nữa bộ máy quản lý của xí nghiệp quá cồng kềnh tập
trung quan liêu bao cấp. Ban lãnh đạo không tìm ra phương hướng đường lối
mới trong quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp để phù hợp với tình
hình sản xuất thực tế tại đơn vị mình.
Những khó khăn lại chồng chất những khó khăn khi nhà nước quyết
định xoá bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường. Có thể nói đây là
quá trình khó khăn nhất của xí nghiệp, các sản phẩm của xí nghiệp ngày càng
mất dần chỗ đứng của mỡnh trờn thị trường và ngày càng cắt giảm sản lượng
các loại nước mắm xuống sản xuất mang tính chất cầm chừng vì thế đời sống
của công nhân gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn.
Tình hình được cải thiện rõ rệt khi nhà nước có chủ trương cổ phần
hoỏ cỏc doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả. Căn cứ vào Nghị
định số 103/1999/NĐ-CP ngày 19/9/1999 của Chính phủ về giao, bỏn,
khoỏn, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện Quyết định số
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
2
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
1312/QĐ-UB ngày 23/5/2000 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê
duyệt phương án bán lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định bán Xí
nghiệp chế biến Thủy sản Cái Rồng cho tập thể người lao động trong xí
nghiệp. Thực hiện quyết định trên kể từ ngày 01/6/2000 Xí nghiệp chế biến
Thủy sản Cái Rồng chuyển thành Công ty Cổ phần chế biến Thuỷ sản Cái
Rồng. Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản Cái Rồng là một doanh nghiệp
chuyên sản xuất nước mắm có tư cách pháp nhân, tự hạch toán độc lập theo

quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cái rồng.
Trụ sở giao dịch: Xó Đụng Xỏ- Huyện Vân Đồn-Tỉnh Quảng Ninh.
Điên thoại: 033874043
Ngành nghề kinh doanh: Chế biến nước mắm.
Tuy mới chuyển đổi được 6 năm trong thời gian cũng không phải là dài
cho một doanh nghiệp, từ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường với
vô cùng những bỡ ngỡ về chủ trương chính sách và đường lối làm ăn. Những
khó khăn bước đầu đã được vượt qua chính là sự đoàn kết của tập thể cổ đông
và người lao động trong công ty nên dần dần sản phẩm của công ty tìm lại
được chỗ đứng của mỡnh trờn thị trường, đặc biệt là trong lòng của người tiêu
dùng bằng chính chất lượng của các loại sản phẩm. Hiện nay sản phẩm của
công ty có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng từ những sản
phẩm có chất lượng rất cao nhưng giá cả lại vô cùng phải chăng và đáp ứng
cho mọi tầng lớp mọi người dân. Từ những thành quả đó mà cuộc sống của
người công nhân và các cổ đông trong công ty đã được cải thiện rất nhiều, đời
sống ngày càng một nâng cao và số tiền các cổ đông đóng góp ban đầu nay đã
mang lại những hiệu quả đáng kể.
Để đạt được những thành quả to lớn trờn thỡ công ty phải vượt qua rất
nhiều khó khăn. Khi bước sang cổ phần hoỏ thỡ toàn bộ cơ sở vật chất đã
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
3
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
xuống cấp nhiều do xây dựng từ rất lâu, quy trình công nghệ sản xuất đã quá
cũ kỹ lạc hậu chủ yếu sản xuất thủ công nên hiệu quả kinh tế mang lại không
cao. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất do quản lý kém nguyên vật liệu bị thất
thoát nhiều và không đảm bảo tiêu chuẩn do vậy sản phẩm sản xuất ra chất
lượng không cao, các mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ kém, từ đó dẫn tới tình
trạng bị ứ đọng vốn.
Từ những khó khăn này Hội đồng quản trị và ban giám đốc cùng toàn

bộ cổ đông của công ty đã mạnh dạn áp dụng những quy trình sản xuất mới
nhất và phù hợp với tình hình sản xuất thực tế tại đơn vị mình mà có thể mang
lại hiệu quả cao nhất. Từ đó quy trình sản xuất của công ty được rút ngắn rõ
rệt từ 18 tháng xuống còn 12 tháng mà hiệu quả mang lại quan trọng đó là
chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt những chi phí sản xuất sản phẩm
được tiết kiệm tối đa, tình trạng thất thoát nguyên vật liệu đã được kiểm soát
tối đa và trong định mức cho phép.
Đặc biệt hơn là bộ máy quản lý vốn trước kia chồng chéo quá cồng
kềnh mà mang lại hiệu quả không cao. Từ đó công ty đã tinh giảm bộ máy
quản lý nâng cao chất lượng quản trị nhân sự trong công ty và sắp xếp người
lao động cho từng phân xưởng sản xuất từng bộ phận rất hợp lý mà mang lại
hiệu quả cao, từ đó giảm bớt được những chi phí không cần thiết cho công ty
và chủ yếu tập trung nguồn nhân lực cho bộ phận sản xuất sản phẩm. Được sự
quan tâm giúp đỡ của Đảng và nhà nước đã dành cho công ty một số những
ưu đãi như công ty chỉ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 20% nên bước đầu
giúp cho công ty vượt qua những khó khăn ban đầu. Do đó trong những năm
gần đây công ty luôn hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu và kế hoạch của cấp trên
giao cho và 4 năm liền đạt danh hiệu cơ sở Đảng TSVM và luôn là lá cờ đầu
trong ngành thủy sản của tỉnh và huyện.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
4
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
1.2. Chức năng và nhiệm vụ công ty CP chế biến Thủy sản Cái Rồng:
Do địa thế của doanh nghiệp là nằm trên địa bàn của huyện đảo Vân
Đồn, với lợi thế có nguồn thủy hải sản rất phong phú, trữ lượng khai thác
hàng năm lớn, cùng với truyền thống đánh bắt thuỷ sản ở đây có từ rất lâu đời
từ đó tạo ra một vùng nguyên liệu phong phú có thể đáp ứng mọi nhu cầu sản
xuất của công ty.
Để tận dụng được lợi thế sẵn có trên, Công ty Cổ phần Thủy sản Cái
Rồng được ra đời và phát triển với chức năng và nhiệm vụ chính là:

chuyên chế biến nước mắm từ cá biển với thương hiệu sản phẩm “Nước
mắm Cái Rồng”.
Với hoạt động kinh doanh của mình, Công ty thực hiện đảm bảo đúng
nghành nghề đã đăng ký kinh doanh, tuân thủ mọi quy chế của pháp luật nhà
nước quy định. Đảm bảo uy tín, chất lượng hang của Công ty.
Huy động và sử dụng nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả, để phát triển Công ty và đảm bảo quyền lợi cho người lao động
trong Công ty.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác đối với
nhà nước.
Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
mặt hang do công ty sản xuất kinh doanh, làm tăng sức mạnh và mở rộng thị
trường tiêu thụ. Quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự
đổi mới của đất nước.
1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ phần
Thủy sản Cái Rồng:
Như ta đã biết Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rồng là công ty chế biến
thúy sản với ngành nghề chính là sản xuất nước mắm từ cá biển với thương
hiệu nước mắm Cái Rồng.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
5
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
Nước mắm Cái Rồng được sản xuất từ cá biển với quy trình công nghệ
cổ truyền “Phõn giải Protit thành Axit amin bằng phương pháp chế biến lên
hương tự nhiờn”.
Quy trình sản xuất sản phẩm nước mắm Cái Rồng có thể khái quát theo
sơ đồ sau:
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
6
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan

1.3- Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm“Nước mắm Cái Rồng”
Nguyên liệu cá
(1)
Phân loại
(2)
Xử lý
(3)
Trộn muối( Nhiều lần)
(4)
Đánh khuấy
(5)
Chượp chín Nấu ( Chượp xấu) Hâm
(6)
Kộo rỳt Bã1
(7)
Nước cốt
(8)
Pha đấu nước ngang Bã 2
Nấu
(9)

Thành phẩm
Bã3
(10)
Bảo quản Phân bón
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
7
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
(1) Cá tươi thu mua về được đưa vào phân loại.
(2) Phân loại xong đưa vào các ang chứa chượp.

(3)Sau khi xử lý xong trộn muối nhiều lần theo tỷ lệ quy định.
(4) Đỏnh khuyõý chượp nhiều lần theo quy định.
(5) Chượp chín.
(6)Sau khi chượp chín đưa ra kộa rút nước cốt.Phần chượp xấu còn lại
đưa vào nấu, hâm để loại ra bã và nước ngang.
(7)Kéo rút được nước cốt.
(8)Tiến hành pha đấu nước cốt với nước ngang được lấy ra từ chượp xấu.
(9)Tiến hành pha đấu theo tỷ lệ để được thành phẩm.
(10)Thành phẩm nhập kho, bảo quản và tiêu thụ. Cũn bó được thải ra
chế biến thành thức ăn cho gia súc và phân bón.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty.
Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rồng tiền thân là Xí nghiệp nước Mắm
Cái Rồng 100% vốn của Ngân sách nhà nước. Từ 01/6/2006 chuyển đổi thành
công ty Cổ phần có một phần vốn do ngân sách nhà nước giao lại, số vốn còn
lại do các cổ đông đóng góp nên mô hình hoạt động của công ty là Công ty
Cổ phần. Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thuỷ sản Cái rồng được tổ
chức theo một cấp. Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập,cú đầy đủ
tư cách pháp nhân trực tiếp quan hệ với ngân hàng,với các khách hàng và chịu
trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Bộ
máy tổ chức của công ty tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng với
mô hình tập trung khép kín thống nhất từ Hội đồng quản trị tới cỏc phũng
ban, phân xưởng để đáp ứng nhu cầu chuyên môn hoá sản xuất,thu ận tiện cho
công tác quản lý và tổ chức hạch toán kinh tế.
Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại công ty Cổ phần Thủy sản Cái
Rồng được khái quát bằng sơ đồ sau:
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
8
Trng i hc Phng ụng Bỏo cỏo thc tp tng quan
S 1.4- S c cu t chc b mỏy qun lý ca cụng ty.
SV: Phm Thu Hng Lp: 507412B

9
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng tổ
chức và
hành
chính
Phòng
Kế hoạch
Phòng
kinh
doanh
Tiếp thị
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kiểm
nghiệm
Phòng kế
toán Tài
vụ
Phòng
Vật t
Phòng
Bảo vệ
Kho xí nghiệp Các cửa hàng Các phân xởng
Cửa hàng
Đông xá
- Vân

Đồn
Cửa hàng
Thị trấn -
Vân Đồn
Cửa hàng
Hạ Long
- Quảng
Ninh
Cửa hàng
Cẩm Phả
- Quảng
Ninh
PX1: Tạo
chợp
PX2: Sản
xuất
PX3:
Hoàn
thiện
Tổ sản
xuất thử
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
*Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
+ Đại hội đồng cổ đông.
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có quyền Bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát; Quyết định sửa
đổi, bổ sung điều lệ công ty; Thông qua Báo cáo tài chính hàng năm; Thông
qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán tài sản có giá trị lớn.
+ Hội đồng quản trị (HĐQT)

Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, phương án đầu tư và các vấn đề kinh doanh lớn của công ty đồng thời
quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua
hợp đồng mua bán, vay, cho vay; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám
đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty, quyết định mức lương và
lợi ích kinh tế khác của các cán bộ quản lý đó; Quyết định cơ cấu tài chính,
quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi
nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp
khác. Chủ tịch hội đồng quản trị do HĐQT bầu ra trong số thành viên của
HĐQT. Chủ tịch HĐQT là người lập chương trình và kế hoạch hoạt động của
HĐQT, chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu
tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT.
+ Giám đốc công ty.
Là người lãnh đạo, quản lý và giám sát mọi hoạt động chung của công
ty, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh của công ty theo kế hoạch, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ
đông đề ra. Là người kiến nghị phương án bố trí cơ cấu Tổ chức, quy chế
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
10
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
quản lý nội bộ công ty, có quyền bổ nhiệm cách chức các chức danh quản lý
trong công ty, quyết định lương phụ cấp đối với người trong công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật.
Kiêm trưởng phòng kỹ thuật phụ trách kinh tế kỹ thuật, giám sát thực
hiện kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhu cầu về vật tư hàng hoá cho
sản xuất. Điều hành việc thực hiện các kế hoạch phục vụ cho việc sản xuất
như: Tiến độ, kỹ thuật làm mặt hàng mới, kế hoạch công tác dược chính, kế
hoạch an toàn lao động. Báo cáo thường xuyên, định kỳ về tiến độ sản xuất
cho giám đốc.

+ Phó giám đốc kinh doanh.
Là người thiết lập các chiến lược kinh doanh của công ty, điều chỉnh
các chiến lược phù hợp với cơ chế kinh tế.
+ Phòng tổ chức hành chính.
Là nơi thực hiện công việc ngoại giao, đối nội trong công ty, quản lý
lao động và đảm bảo thực hiện các chế độ cho người lao động, sắp xếp tuyển
chọn bố trí lao động nhân viên.
+ Phòng kế toán - tài vụ.
Làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý tình hình tài chính của công ty, tức
hạch toán kinh doanh sản xuất. Phòng gồm 4 cán bộ chịu sự giám sát điều
chỉnh của Giám đốc, có chức năng tổ chức công tác tài chính kế toán quản lý
Tài sản, vốn của công ty, cung cấp thông tin cho việc điều hành quản lý
Công ty, và cho cơ quan bên ngoài. Trích lập, sử dụng các quỹ tiền lương,
tiền thưởng…cho công nhân viên.
+ Phòng kiểm nghiệm.
Gồm 3 cán bộ làm công tác kiểm tra NVL và phụ liệu trước khi đưa
vào sản xuất, kiểm nghiệm các bán thành phẩm, thành phẩm đảm bảo sản
phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
11
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
+ Phòng kỹ thuật.
Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận sản xuất.
Phòng gồm 4 người trong đó 2 cán bộ phụ trách chung là trưởng phòng, 2
người còn lại là trợ lý kỹ thuật tại 3 phân xưởng có nhiệm vụ: Giám sát,
kiểm tra liên tục về mặt kỹ thuật đối với từng công đoạn, nghiên cứu sản
xuất thử, làm nhiệm vụ để quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
+ Phòng vật tư.
Là nơi thực hiện lập kế hoạch cung ứng vật tư, cung ứng vật tư kịp
thời cho sản xuất.

+ Tổ bảo vệ: Gồm 4 người phụ trách công tác bảo vệ, đảm bảo sự an
toàn cho sản xuất và an ninh.
1.5. Đặc điểm tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được cải
thiện thể hiện trên bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
1.Tổng sản lượng
sản xuất
Lít 250.000 280.000 360.000
2.Doanh thu thuần từ
bán hàng
Đồng 2.432.560.000 2.812.249.10
0
3.645.606.800
3.Giá vốn hàng bán Đồng 2.153.600.000 2.431.262.80
8
3.199.253.335
4.Tổng lợi nhuận
trước thuế
Đồng 278.960.000 380.986.292 446.353.465
5.Các khoản nộp
ngân sách nhà nước
Đồng 245.000.000 260.000.000 300.000.000
6.Số lượng công

nhân viên
Người 36 38 42
7.Thu nhập bình
quân của CNV
Đồng 1.460.00
0
1.540.000 1.680.000
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
12
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng sản lượng nước mắm sản xuất năm sau
cao hơn năm trước. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 12%, năm 2009 so với
năm 2008 tăng 28,5%. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 so với năm 2007
tăng lên 17,15% tương ứng với 102.026.292đ, năm 2009 so với năm 2008 đã
tăng lên 17,15% tương ứng với 65.367.173đ. Từ những thành quả trên cho
nên khả năng đóng góp vào ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương
ngày một tăng cụ thể từ năm 2008 so với năm 2007 tăng 6,12% tương ứng với
số tiền 15.000.000đ, năm 2009 so với năm 2008 tăng 15,38% tương ứng với
số tiền 40.000.000đ. Số lượng công nhân viên của công ty ngày một tăng cụ
thể từ năm 2009 so với năm 2007 ban đầu công ty chỉ có 36 cán bộ công nhân
viên nhưng đến nay đã tăng đến 42 cán bộ công nhân viên và con số này còn
tiếp tục tăng. Ban lãnh đạo công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của công
nhân viên trong công ty, chính từ điều đó mà thu nhập bình quân của công
nhân ngày một tăng, chính điều này đã làm cho cán bộ công nhân viên rất tin
tưởng vào lãnh đạo của Ban giám đốc công ty, thực tế này được chứng minh
bằng thu nhập của công nhân viên từ năm 2007 đến năm 2008 đã tăng
80.000đ tương ứng với 5,5%. Từ năm 2008 đến năm 2009 tăng 140.000đ
tương ứng với 9,09%. Qua bảng số liệu trên chứng tỏ doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả, kinh doanh ngày càng phát triển, khẳng định được chỗ
đứng của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
13
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
Phần II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CP THUỶ SẢN CÁI RỒNG
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Công ty Cổ phần Thủy sản Cái Rồng là một đơn vị có quy mô vừa và
nhỏ, hoạt động trên địa bàn tập trung. Xuất phát từ đặc điểm trên mà bộ máy
kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến với mô hình tổ chức bộ
máy kế toán tập trung
Sơ đồ 2.1 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình mộ phòng kế
toán bao gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp với cỏc khõu công việc, các phần
hành kế toán.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
14
Kế toán
trưởng
Thủ quỹ
Kế toán
Vật liệu
CC-DC
và tiền
lương
Kế toán
TSCĐ và
Tiêu thụ
sản phẩm
Kế toán

vốn bằng
tiền và
công nợ
Kế toán
Chi phí
sản xuất
và tính
giá thành
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ kiểm soát điều hành bộ máy kế toán và
lập các báo cáo tổng hợp từ các bộ phận và tiến hành xác định kết quả kinh
doanh lập báo cáo tài chính. Đánh giá phân tích các chỉ tiêu kế toán cần thiết
để lập báo cáo lên cấp trên.
+ Kế toán vật liệu công cụ dụng cụ và tiền lương: Có nhiệm vụ theo
dõi số lượng vật liệu công cụ dụng cụ đã sử dụng và còn tồn trong kho. Tiến
hành đối chiếu số lượng vật liệu công cụ dụng cụ trên sổ sách của kế toán và
số lượng thực tế. Từ đó phát hiện sú chênh lệch và báo cho cấp trên đồng thời
đưa ra những biện pháp, giải pháp khắc phục. Hàng tháng căn cứ vào bảng
chấm công do các tổ đội sản xuất gửi lên để lập bảng thanh toán tiền lương và
xác định các khoản phải trả công nhân viên như tiền lương, BHXH, BHYT.
+ Kế toán TSCĐ và tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tình
hình biến động của TSCĐ trong công ty trích lập các mức khấu hao hàng
tháng cho từng TSCĐ và tiến hành theo dõi số liệu sản phẩm tiêu thụ trong
tháng và lờn cỏc kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cỏc thỏng tiếp theo.
+ Kế toán vốn bằng tiền và công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi kiểm soát
nguồn thu chi tại quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có nhiệm vụ đưa các số
dư tại quỹ này cho bộ phận có liên quan và cho kế toán trưởng một cách kịp
thời.
Đồng thời thu hồi công nợ theo dõi nguồn tiền để cân đối tài chính và
báo cáo công nợ để báo cáo cho kế toán trưởng. Ngoài ra còn theo dõi chính

xác kịp thời thường xuyên về hạn mức và thời hạn nợ của khách hàng.
+ Kế toán chi phí và tính giá thành: Có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các
khoản mục chi phí đã bỏ vào quá trình sản xuất và quản lý từ đó tập hợp các
số liệu để tính giá thành sản phẩm.
+ Thủ quỹ: Là người quản lý quỹ tiền mặt,theo dõi tình hình nhập xuất
quỹ tiền mặt trong công ty.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
15
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty.
* Các chính sách kế toán chung.
+Hình thức kế toán áp dụng: “Chứng từ ghi sổ”
+Niên độ kế toán: 1/1/N – 31/12/N
+ Kỳ kế toán: Theo quý
+ Đồng tiền hạch toán: VNĐ
+ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính
ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.
+ Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
-Nguyên tắc đánh giá hang tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá
gốc
-Phương pháp xác định giá trị hang tồn kho cuối kỳ: Giá trị hang tồn
kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp Nhập trước - Xuất trước.
-Phương pháp hạch toán hang tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp
kê khai thường xuyên.
+Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
+Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành được xác định trên
cơ sở thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm

hiện hành.
+Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các quỹ từ lợi nhuận sau
thuế: Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối theo Nghị
quyết Đại hội Cổ Đông thường niên.
+Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty hiện đang áp dụng
phương pháp khấu hao đường thẳng đối với mọi tài sản cố định tham gia vào
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
16
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các loại TSCĐ khác ( TSCĐ phục vụ
hoạt động phúc lợi). Thời gian tính khấu hao của từng loại TSCĐ tuân thủ
khung thời gian do Bộ tài chính quy định đối với các doanh nghiệp.
* Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được tổ chức áp dụng theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính “V/v ban
hành chế độ kế toán doanh nghiệp”.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng trong công ty cụ thể như:
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền làm ngoài
giờ, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê mua hàng, bảng thanh toán hàng
đại lý, phiếu thu, phiếu chi, biên bản kiểm kê quỹ, giấy đề nghị tạm ứng, giấy
đề nghị thanh toán, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên
bản kiểm kê TSCĐ, bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, giấy chứng nhận
nghỉ ốm hưởng BHXH, danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản,
hoá đơn GTGT, bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn (đây là
loại chứng từ doanh nghiệp thường sử dụng khi đi thu mua nguyên vật liệu vì
nguyên vật liệu chính là cá tươi do các tàu của dân đi đánh bắt vì vậy không
có hoá đơn ).
Các loại chứng từ của doanh nghiệp được lập đều có đầy đủ các yếu tố
cơ bản và các yếu tố bổ sung như: tên gọi chứng từ, số hiệu chứng từ, ngày
tháng năm lập chứng từ, tên địa chỉ của cỏc bờn liên quan đến chứng từ, quy

mô nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh…
Các chứng từ sau khi lõp xong được kiểm tra chặt chẽ trước khi ghi sổ,
sau khi kiểm tra xong tiến hành phân loại chứng từ kế toán theo nội dung kinh
tế, theo tính chất của các khoản chi…để xác định loại sổ kế toán phù hợp để
ghi các nghiệp vụ kinh tế. Sau đó chứng từ được chuyển qua bảo quản và lưu
giữ chứng từ, hết thời hạn lưu trữ chứng từ được đưa ra tiêu huỷ.
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
17
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
* Tổ chức vận dụng hệ thống Tài khoản kế toán:
Về cơ bản hệ thống tài khoản kế toán của đơn vị được áp dụng theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Song do đặc thù là doanh nghiệp chế biến thủy sản nên doanh nghiệp có sử
dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang để phản ánh tổng
hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng được mở sổ chi tiết theo dõi trên
200 đại lý bán lẻ.
* Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu
quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính
toán, Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ”.Hàng ngày
cú cỏc nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để kiểm
tra, phân loại các chứng từ gốc cùng loại để lập chứng từ ghi sổ.
Quy trình hạch toán hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị được mô tả
theo sơ đồ sau:
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
18
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
Sơ đồ 2.2- Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty.
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Đối chiếu
Ghi cuối kỳ
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
19
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ
ghi sổ
Sổ kế toán
Chi tiết
Sổ đang ký
chứng từ ghi sổ

Sổ cái
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
Trình tự ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán
lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ, sau đó dùng để ghi sổ cỏi. Cỏc chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ
lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong thỏng trờn sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng
số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư các tài khoản trên sổ cái. Căn
cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi

tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.
* Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp được áp dụng theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ
thống báo cáo tài chính được lập theo năm bao gồm các báo cáo sau:
-Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B01 – DN
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B01 – DN
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B01 – DN
Ngoài các loại báo cáo trên đơn vị còn phải lập báo cáo tổng hợp kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để báo cáo trước đại hội đồng cổ
đông vào kỳ họp cuối năm và hàng tháng đơn vị phải lập báo cáo quyết toán
thuế với cơ quan chi cục thuế.
Các loại báo cáo trên đều do kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp
lập và được sự phê duyệt của giám đốc công ty.
KẾT LUẬN
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
20
Trường Đại học Phương Đông Báo cáo thực tập tổng quan
Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo cáo tổng quan của em trong thời
gian thực tập tại Công ty Cổ phần thuỷ sản Cái Rồng.
Qua quá trình về công ty thực tọ̃p,em đã thấy được tầm quan trọng của
việc quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thực tế tại công ty mà trước đó em
chỉ được biết qua sách vở.Cụng ty CP thuỷ sản Cái Rồng là một doanh nghiệp
sản xuất chế biến nước mắm,và đã là một doanh nghiệp sản xuất thì khoản
mục chi phí nguyên vật liệu chiờ́m mụ̣t tỷ trọng lớn.Viợ̀c tiết kiệm chi phí
nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò quan trọng,vì chỉ
một tác động nhỏ của nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phõ̉m.Do
đó e nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu trong các đơn vị sản xuất hiện
nay rất đáng được quan tâm.

Là sinh viên Trường ĐH Phương Đông về thực tập tại Công ty CP thuỷ
sản Cái Rụ̀ng,nhọ̃n thṍy vai trò rất lớn của công tác kế toán nguyên vật liệu
trong cụng ty.Trờn cơ sở đi sâu ngiờn cứu tìm hiểu về công tác kế toán
nguyên vật liệu trong doanh nghiợ̀p,em đã thấy mặt mạnh mặt yếu của công
tác trờn,mạnh dạn đăng ký đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là : ‘’Kờ́ toán
nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần thuỷ sản Cái Rụ̀ng’’ với mong muốn
trước hết đống góp một số ý kiến ít ỏi của bản thân để công tác kế toán
nguyên vật liệu trong công ty ngày càng hoàn thiện hơn,đụ̀ng thời hoàn thành
tốt chuyên đề tốt nghiệp của bản thân em. Do thời gian thực tập ngắn,trình độ
kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nờn viợ̀c tổng hợp thông tin
phục vụ cho viết báo cáo thực tập tổng quan còn hạn chế và thiếu sót.Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các cô trong phòng kế toán công ty
và đặc biệt là thầy giáo ThS. Nguyờ̃n Quụ́c Trõn đờ̉ em có thể hoàn thiện tốt
hơn bài báo cáo và tiếp theo hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn./
SV: Phạm Thu Hằng Lớp: 507412B
21

×