Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Giầy Thượng Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.95 KB, 50 trang )

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.
1.1.1. Chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các hao phí lao động sống, lao động
vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất chế tạo sản
phẩm, thực hiện các loại dịch vụ trong một thời kỳ nhất định.
Người ta cũng có thể hiểu chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể
sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói một cách tổng quát chi phí sản xuất
là toàn bộ các hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện quá trình sản
xuất sản phẩm.
Nhận thức về chi phí sản xuất có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện
song chi phí sản xuất luôn có đặc điểm là vận động, thay đổi không ngừng, mang tính
đa dạng và phức tạp của các ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
Bản chất của chi phí là những phí tổn về tài nguyên, vật chất, lao động và phải gắn liền
với mục đích sản xuất kinh doanh.
Trong kế toán tài chính, chi phí sản xuất được đặt trong mối quan hệ với tài
sản,vốn sở hữu của doanh nghiệp và phải được đảm bảo bởi những chứng cứ nhất định
(chứng từ) chứng minh là phí tổn thực tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Trong kế toán quản trị, chi phí sản xuất có thể là những phí tổn thực tế phát sinh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể là những phí tổn ước tính để thực
hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, phí tổn mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ
hội kinh doanh.
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất - kinh doanh bao gồm rất nhiều loại. Để phục vụ cho việc lập kế
hoạch giá thành, phân tích giá thành và tìm biện pháp hạ giá thành, phải phân loại các
chi phí theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách phân loại có mục đích và công dụng
riêng.
1


+ Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (theo nội dung và tính chất kinh tế
của chi phí sản xuất.)
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất nếu có cùng nội dung kinh tế được
sắp xếp chung vào một yếu tố bất kể nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra
sản phẩm gì.
- Yếu tè chi phí nguyên vật liệu:
Gồm toàn bộ giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí
nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí phụ tùng thay
thế, chi phí nguyên vật liệu khác.
- Yếu tè chi phí nhân công.
Bao gồm tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương
nh: BHXH, BHYT, KPCĐ trong lĩnh vực sản xuất (gồm công nhân sản xuất và nhân
viên quản lý hoạt động sản xuất.)
- Yếu tè chi phí khấu hao tài sản cố định
Bao gồm khấu hao của tất cả các loại tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm giá mua dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như giá dịch vụ điện nước, giá bảo hiểm tài sản, giá thuê
nhà cửa phương tiện, giá phí quảng cáo, sửa chữa tài sản thuê ngoài…
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại các phân xưởng, bộ phận
sản xuất.
Cách phân loại này giúp ta biết được kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, là
cơ sở để lập kế hoạch về cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng
thời là cơ sở để lập báo cáo sản xuất kinh doanh tính theo yếu tố
+ Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục (mục đích và công dụng của chi
phí.)
2

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục
nhất định có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành theo
khoản mục và phân tích tình hình thực tế kế hoạch giá thành.
+ Phân loại chi phí theo khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chỉ tính các loại nguyên vật liệu trực tiếp
dùng trong công nghệ sản xuất sản phẩm A).
- Chi phí nhân công trực tiếp (chỉ tính chi phí của nhân công sản xuất tham gia
sản xuất sản phẩm A).
- Chi phí sản xuất chung của phân xưởng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng.
+ Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng
hoạt động.
- Chi phí sản xuất biến đổi (biến phí sản xuất):
Là các loại chi phí thay đổi về tổng số tỉ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động
nh: số sản phẩm hoàn thành, số giờ máy hoạt động, doanh thu bán hàng thực hiện.
Bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tiền lương công nhân sản xuất tính theo sản phẩm.
Chi phí khấu hao tài sản cố định tính theo sản lượng.
- Chi phí sản xuất cố định (định phí sản xuất):
Chi phí sản xuất cố định là những chi phí là những chi phí khi tăng giảm sản
lượng thì tổng chi phí trong năm không tăng, giảm. Chẳng hạn tiền thuê cửa hàng, chi
phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí hỗn hợp:
Chi phí hỗn hợp là những chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố về định phí và
biến phí. Cách phân loại này giúp các nhà quản trị lập kế hoạch kiểm tra, chủ động
điều tiết các chi phí và phải phân tích bóc tách rõ ràng chi phí bất biến, chi phí khả
biến để chủ động trong quá trình lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh.
+ Phân loại chi phí sản xuất theo đầu vào của quá trình sản xuất.

Người ta chia chi phí sản xuất thành hai loại
3
- Chi phí ban đầu:
Chi phí ban đầu là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu mua sắm chuẩn bị từ đầu
để tiến hành các hoạt động kinh doanh như: chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác, chi phí dịch vụ mua
ngoài, chi phí sản xuất chung.
- Chi phí luân chuyển nội bộ:
Là chi phí phát sinh trong quá trình phân công lao động nội bộ của doanh nghiệp.
Việc phân loại này phục vụ cho quản lý tầm vĩ mô và vi mô, nó là cơ sở kiểm tra dự
toán chi phí sản xuất theo yếu tố, lập các kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền
kinh tế quốc dân cũng nh từng doanh nghiệp.
+ Một số cách phân loại khác:
Ngoài cách phân loại trên thì chi phí sản xuất còn được phân loại theo các tiêu
thức khác nhau.
Chi phí sản xuất cơ bản và chi phí sản xuất chung.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được.
Chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch và chi phí chìm giúp lựa chọn phương án.
Chi phí năm trước và chi phí năm nay.
Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.
Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
1.2. Giá thành và phân loại giá thành.
1.2.1. Giá thành và chức năng của giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá được tính cho mét đơn vị, kết quả, sản phẩm hoạt động nhất
định. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi
phí sản xuất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất hoạt động và tiêu thụ một khối
lượng sản phẩm nhất định. Hay nói một cách khác bản chất của giá thành sản phẩm là
sự dịch chuyển các yếu tố vật chất vào giá trị được sản xuất hoàn thành và tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu vừa mang tính khách quan vừa mang tính
chủ quan, giá thành mang tính giới hạn và xác định trong hệ thống các chỉ tiêu quản lí
của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, là biện pháp, là
4
thước đo để quản lý chi phí, nó phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá
trình sản xuất kinh doanh cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lý mà
doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí tăng lợi nhuận.
Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh, chúng giống nhau về chất vì đều biểu hiện bằng tiền
những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá bỏ ra, nhưng cần phân biệt chi phí
và giá thành vì chúng khác nhau về lượng. Khi đề cập đến chi phí sản xuất thì không
phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành còn khi đề cập
đến giá thành sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một
đại lượng hoặc kết quả hoàn thành nhất định. Chi phí sản xuất là các hao phí trong một
thời kỳ nhất định trong khi giá thành sản phẩm lại xem xét mối quan hệ của chi phí và
quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm đã hoàn thành. Chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm có thể khác nhau khi có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sự khác nhau về
lượng giữa các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện:
Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí Chi phí sản
Sản xuất = xuất dở dang + phát sinh - xuất dở dang
Sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quan trọng
đối với công tác quản lý của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Chính vì vậy cần phải
xác định giá thành một cách trung thực chính xác giúp doanh nghiệp cũng nh cơ quan
chức năng có căn cứ xem xét, đánh giá kiểm tra, đề xuất các biện pháp thích ứng với
hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể.
Giá thành có chức năng hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức hạch toán.
Một số chức năng cuả giá thành có thể kể đến là:
- Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Giá thành sản phẩm biểu hiện hao phí về
mặt vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những hao

phí này được bù đắp một cách đầy đủ kịp thời để đảm bảo yêu cầu tái sản xuất.
- Chức năng thước đo hiệu quả, chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh:
Thông qua chỉ tiêu giá thành có thể đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó chứng minh cho khả năng và hiệu quả của việc sử dụng
các yếu tố vật chất của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm còn thể hiện hiệu quả của
5
toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức, kiểm tra mà doanh nghiệp đã thực hiện trong
quá trình sản xuất kinh doanh.
- Chức năng lập giá: Ta thấy sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra là sản phẩm
hoàn thành được thực hiện giá trị trên thị trường thông qua giá cả. Giá cả sản phẩm
được xác định trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết biểu hiện giá trị của sản
phẩm, mà những hao phí này phải được xã hội chấp nhận và phải loại bỏ khỏi giá
thành những hao phí bất hợp lý.
- Chức năng đòn bẩy kinh tế: Lợi nhuận cao hay thấp phụ thuộc vào giá thành
sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng cường lợi nhuận, tạo
nên tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Cùng với các phạm trù kinh tế khác như giá cả, chất lượng thì giá thành sản
phẩm thực tế đã trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp tăng
cường hiệu quả kinh tế phù hợp với nguyên tắc hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường.
1.2.2. Phân loại giá thành.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý để hạch toán và kế hoạch hoá giá thành, cũng nh
yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới những góc độ khác
nhau, những phạm vi tính toán khác nhau
+ Theo phạm vi tính toán và nội dung cấu thành
Với tiêu thức này giá thành có thể được phân biệt thành
- Giá thành sản xuất: là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm công
việc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm sản xuất sử dụng để ghi sổ cho sản

phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản phẩm cũng để
tính chi phí ngoài sản xuất, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất.
- Giá thành toàn bộ (giá thành sản phẩm tiêu thụ): Tính toàn bộ sản phẩm sản
xuất và của sản phẩm đó.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán khi sản phẩm công việc lao
vụ đã được tiêu thụ
Giá thành Giá thành Chi phí Chi phí quản lý
6
toàn bộ = sản xuất + bán hàng + doanh nghiệp
Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính lãi trước thuế của doanh nghiệp
+ Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu thì giá thành sản phẩm được chia thành
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất
kế hoạch và sản lượng kế hoạch, do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện
trước khi bắt đầu quá trình chế tạo sản xuất sản phẩm.
Đây thực chất là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ so sánh, phân
tích do đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
- Giá thành định mức: Là giá thành được tính toán trên cơ sở các định mức chi
phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm, được tính toán trước khi tiến hành quá
trình sản xuất sản phẩm. Đây là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước
đo chính xác để xác định kết quả sử dụng vật tư, tài sản lao động sản xuất, giúp cho
việc đánh giá các giải pháp kinh tế, kế hoạch mà doanh nghiệp đã thực thi trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế sản
xuất được trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản
xuất sản phẩm. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đầu của doanh
nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế, tổ chức kiểm tra để thực
hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Đây cũng đồng thời là cơ sở để xác định kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1.3.1. Đặc điểm, căn cứ xác định chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất có một số đặc điểm nh sau:
Chi phí sản xuất mang tính khách quan và vận động liên tục không ngừng.
Chi phí sản xuất mang tính chất đa dạng và phong phó.
Tiết kiệm chi phí là một quy luật khách quan đối với mọi doanh nghiệp căn cứ
để xác định chi phí sản xuất.
Để xác định được đối tượng kinh tế tập hợp chi phí sản xuất thì cần căn cứ vào
các yếu tố sau:
7
- Căn cứ vào đặc điểm vào công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất xuất
phát từ yêu cầu của việc tính gía thành, xác định đối tượng tính giá thành mà xác định
đối tượng tập hợp chi phi sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí
- Căn cứ vào đặc điểm của cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp; theo đúng
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và loại hình sản xuất nhất định ở các doanh
nghiệp có tổ chức phân xưởng sản xuất thì đó là đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. Nếu quy
trình công nghệ của doanh nghiệp là giản đơn thì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ
công nghệ. Nếu quy trình công nghệ của doanh nghiệp phức tạp thì đối tượng tập hợp
chi phí sản xuất có thể là từng bước công nghệ
- Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng,
đặc điểm thương phẩm của thành phẩm. Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì đối
tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm hay hạng mục công trình. Đối với doanh
nghiệp sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là
nhóm sản phẩm, loại sản phẩm
- Căn cứ vào khả năng hạch toán, yêu cầu quản lí, kiểm tra kiểm soát chi phí cụ
thể của từng đơn vị. Đối với doanh nghiệp thực hiện hạch toán nội bộ chặt chẽ đòi hỏi
xác định kết quả hạch toán đến từng phân xưởng, giai đoạn sản xuất…thì phân xưởng
giai đoạn sản xuất là đối tượng tập hợp chi phí.
- Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành

- Căn cứ vào khả năng, trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng
1.3.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu quan trọng trong công tác kế
toán chi phí sản xuất, có tác dụng tổ chức đúng đắn công việc kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời, phát huy
đầy đủ vai trò của kế toán.
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí là giới hạn và phạm vi để tập hợp chi phí nhằm
đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành.
Phạm vi (giới hạn) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, tổ đội, nhóm sản xuất hoặc toàn bộ doanh
nghiệp, giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ công nghệ
8
Nơi gánh chịu chi phí: sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết bộ phận sản phẩm,
công việc hoặc lao vô do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công
trình, đơn đặt hàng…
Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất
một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định
là cơ sở số liệu, tiền đề quan trọng để kiểm tra, kiểm soát qúa trình chi phí, tăng cường
trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc
tính toán các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
1.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Nội dung cơ bản của phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ vào
các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định để mở các sổ kế toán nhằm ghi
chép, phản ánh các chi phí phát sinh theo đúng các đối tượng hoặc tính toán phân bổ
phần chi phí phát sinh cho từng đối tượng đó
Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí,
kế toán sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt, do đó có thể căn cứ vào

chứng từ ban đầu để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương
pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng trực tiếp
chịu chi phí nên bảo đảm chính xác cao trong công tác kế toán. Vì vậy cần sử dụng tối
đa phương pháp này khi có đủ điều kiện ghi trực tiếp.
- Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này sử dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh ban đầu
liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nhưng không thể tổ chức ghi
chép ban đầu riêng rẽ cho từng đối tượng được nên phải tập hợp chung cho nhiều đối
tượng. Sau đó lựa chọn các tiêu thức thích hợp để phân bổ các chi phí này cho các đối
tượng chịu chi phí. Việc phân bổ chi phí này được tiến hành trình tự như sau
- Xác định phạm vi chi phí chung
- Xác định hệ số phân bổ:
Tổng chi phí cần phân bổ
9
Hệ số phân bổ
Tổng tiêu thức dùng để phân bổ
- Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng liên quan
Ci = Ti x H Ci: Chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i
H: Hệ số phân bổ
1.3.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp tiến hành
tập hợp chi phí theo từng khoản mục chi phí và tuỳ thuộc vào việc sử dụng, hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định

+ Phương pháp kế toán nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu
chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất
chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ …
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản

xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
thường được xác định theo các định mức chi phí do doanh nghiệp xây dựng, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp trong kì được xác định qua các yếu tố sau:
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho quá trình sản xuất chế tạo sản
phẩm, hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ trong kì.
Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kì ở các bộ phận, phân xưởng sản
xuất
Trị giá nguyên vật liệu còn lại cuối kì ở các bộ phận, phân xưởng sản xuất.
Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kì được xác định theo công thức:
Chi phí NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá NVL Trị giá
Trực tiếp trực tiếp trực tiếp trực tiếp phế liệu
thực tế = còn lại + xuất dùng - còn lại - thu hồi
10
trong kì đầu kì trong kì cuối kì (nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh
nghiệp đa phần là chi phí trực tiếp, nên nó thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối
tượng trên cơ sở các "Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" được mở cho từng
đối tượng căn cứ vào chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sản phẩm vật tư ở từng bộ
phận sản xuất.
Trường hợp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng
tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp
tập hợp và phân bổ gián tiếp. Khi đó tiêu chuẩn sử dụng để phân bổ
Đối với chi phí nguyên vật liệu, nửa thành phẩm mua ngoài: Chi phí định mức,
chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu… chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi
phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất.
Kế toán sử dụng tài khoản 621- "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" mở chi tiết
cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã xác định khi tổng hợp
trực tiếp. Sơ đồ phản các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh liên quan đến chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp
+ Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương chính, lương phụ và các
khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương
phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hoặc thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản liên quan đến sản xuất trong kì,
không phân biệt doanh nghiệp đã thanh toán cho người lao động hay chưa. Các chi phí
về tiền lương, tiền công được xác định cụ thể tuỳ theo hình thức trả lương mà doanh
nghiệp áp dụng. Các khoản trích theo lương căn cứ vào thời gian của công nhân sản
xuất và tỉ lệ trích theo quy định cụ thể của từng giai đoạn.
Giống nh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thường là
các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi
phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công
trực tiếp cũng được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo
một tiêu chuẩn hợp lí:
11
Chi phí tiền lương định mức (kế hoạch)
Giờ công định mức
Giờ công thực tế
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra

+ Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí phát sinh dùng vào định mức
quản lí và phục vụ sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất phân xưởng, tổ đội. Chi phí
sản xuất chung được tập hợp theo từng yếu tố, chi phí gồm: chi phí nhân công, chi phí
nguyên vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch
vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
Mặt khác, để phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất chung còn được tập
hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tập hợp theo bộ phận, đơn vị sản xuất).
Trong trường hợp các bộ phận và các đơn vị sản xuất chỉ tiến hành sản xuất một

loại sản phẩm, một loại công việc hoặc lao vụ nhất định thì các chi phí sản xuất chung
là chi phí trực tiếp và nó được kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Trường hợp có nhiều loại sản phẩm, công việc lao vô, chi phí sản xuất chung sau
khi tập hợp theo từng địa điểm phát sinh sẽ được phân bổ cho các đối tượng chịu chi
phí theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lí.
Việc phân bổ có thể thực hiện theo hai cách:
Phân bổ tổng số chi phí sản xuất chung phát sinh cho các đối tượng: Tiêu chuẩn
có thể sử dụng là chi phí sản xuất chung kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
chi phí nhân công trực tiếp, tổng chi phí trực tiếp, khối lượng sản phẩm sản xuất ra
Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng theo từng nội dung ( yếu tố) chi phí
đã tập hợp được. Trường hợp này khi phân bổ từng nội dung chi phí kế toán sẽ sử
dụng một tiêu chuẩn phân bổ riêng phù hợp với chi phí cần phân bổ.
+ Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Trình tự kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh liên quan đến
kế toán chi phí sản xuất.
12
- Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định
kì. Tài khoản 154 - " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" chỉ sử dụng để hạch toán
chi phí dở dang đầu kì và cuối kì, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm hoàn thành được thực hiện trên TK 631 - "Giá thành sản xuất" Trình tự kế toán
các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất.
1.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành.
1.4.1. Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vô doanh nghiệp
sản xuất chế tạo và thực hiện cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể cần phải căn
cứ vào nhiều nhân tố như:
Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm.

Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm.
Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong
doanh nghiệp.
Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán…
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc
… là một đối tượng tính giá thành (ví dụ từng công trình, hạng mục công trình trong
doanh nghiệp XDCB, từng con tàu trong công nghiệp đóng tàu …). Nếu doanh nghiệp
tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng… là một đối
tượng tính giá thành (ví dụ: từng loại bàn, ghế trong xí nghiệp mộc, từng loại máy
công cụ trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo …). Trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản
xuất nhiều với khối lượng lớn thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành
(Ví dụ: từng loại bánh, kẹo trong doanh nghiệp bánh kẹo, từng loại vải trong công
nghiệp dệt …)
Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo cũng có ảnh hưởng quyết định đến việc
xác định đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn thì
đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành của quá trình sản
xuất. ở những sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì tuỳ theo yêu
13
cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành phẩm (bán ra ngoài , nhập kho…) và khả
năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm và nửa thành
phẩm ở từng giai đoạn công nghệ .Đối với sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp
kiểu song song thì đối tượng tính gía thành có thể là từng bộ phận, Chi tiết sản phẩm
hoặc sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh.
Các yêu cầu quản lý, đặc biệt là yêu cầu thông tin cần thiết cho việc ra các quyết
định kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp cũng là một căn cứ quan trọng trong việc
xác định đối tượng tính giá thành. Điều này thể hiện rõ tính mục đích cụ thể của thông
tin kế toán. Tuy nhiên,việc xác định đối tượng tính giá thành cụ thể như thế nào (mức
độ tổng hợp , hay chi tiết …) còn phụ thuộc vào khả năng quản lý nói chung và trình
độ hạch toán của doanh nghiệp.
Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết để bộ phận tính giá thành tổng

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho đại lượng kết quả hoàn thành.
Căn cứ để xác định kỳ tính giá thành:
Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm.
Căn cứ vào nhu cầu thông tin giá thành.
1.4.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở dang.
+ Đánh giá sản phẩm làm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực
tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kì chỉ bao gồm chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ), còn các chi phí gia công
chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung…) tính cả cho giá thành
thành phẩm chịu.
Công thức tính toán nh sau:
Ddk + C
Dck = x Sd (*)
Stp + Sd
Trong đó:
Dck, Ddk : Chi phí sản xuất dở dang cuối kì và đầu kì
14
C : Chi phí vật liệu chính trực tiếp (Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp) phát sinh trong kì
Stp : Sản lượng thành phẩm
Sd : Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kì
Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức
tạp, chế biến theo kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau
thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí vật liệu chính
trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn sản phẩm dở dang ở các giai
đoạn sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó. Phương pháp
này áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp chiếm

tỉ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì Ýt và
biến động không lớn giữa các kì.
+ Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản phẩm hoàn thành tương
đương.
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang
và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho
sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây truyền công nghệ (nh
chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…) thì tính
cho sản phẩm dở dang theo công thức (*)
Đối với các chi phí bỏ dần trong qua trình sản xuất, chế biến (như chi phí nhân
công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo
công thức:
Ddk + C
Dck = x S'd
Stp + S'd
Trong đó:
C : được tính theo từng khoản mục chi phí phát sinh trong kì
S'd : Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương theo tỉ lệ chế biến hoàn thành (%H)
15
S'd = Sd x %H
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm sản xuất ra
có tỉ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất không lớn lắm,
khối lượng sản phẩm dở dang cuối kì nhiều và biến động lớn so với đầu kì.
+ Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí sản xuất định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng làm dở cuối kì và chi phí
sản xuất định mức cho một đon vị sản phẩm theo từng khoản mục ở từng phân xưởng,
công đoạn để tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kì, cụ thể:

Giá trị sản phẩm làm dở cuối kì công đoạn i bằng Khối lưọng sản phẩm làm dở
cuối kì công đoạn i nhân với Định mức chi phí sản xuất sản phẩm công đoạn i. Phương
pháp này áp đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất
hợp lí hoặc đã thực hiện chi phí tính giá thành theo định mức.
1.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí
sản xuất đã tập hợp được trong kì để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo
từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
Các doanh nghiệp sản xuất có thể áp một trong các phương pháp tính giá thành
sau:
* Phương pháp tính giá thành giản đơn (còn gọi là phương pháp trực tiếp).
Giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập
hợp được (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kì và giá trị sản phẩm làm dở đầu
kì, cuối kì để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Tổng giá thành Chi phí sản phẩm Chi phí sản xuất Chi phí sản phẩm
sản phẩm = làm dở đầu kì + trong kì - làm dở cuối kì
Cách tính này đơn giản nhất trong các phương pháp tính giá thành. Các phương
pháp sau dù việc tính toán có phức tạp hơn nhưng cuối cùng để tính giá thành đều phải
dựa vào công thức trên. Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất có
quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều chu kì sản xuất
ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất, kì tính giá thành phù hợp với kì báo cáo, như doanh
nghiệp thuộc ngành khai thác, các doanh nghiệp điện nước…
16
* Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Đây là phương pháp thích hợp cho sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất
phức tạp kiểu liên tục hoặc song song tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc
hàng loạt vừa theo đơn đặt hàng. Chu kì sản xuất dài và riêng rẽ. Đối tượng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất và từng đơn đặt hàng hoặc từng loạt
hàng được sản xuất ở từng phân xưởng đó. Đối tượng tính giá thành là thành phẩm cuả

từng đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng. Kì tính giá thành phù hợp chu kì sản xuất. Khi
nào sản xuất hoàn thành đơn đặt hàng thì kế toán mới tính giá thành cho các thành
phẩm theo đơn đặt hàng.
Khi một đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng mới đưa vào sản xuất kế toán phải mở
ngay cho mỗi đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng đó một bảng tính giá thành, cuối mỗi
tháng căn cứ chi phí sản xuất đã tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng
đơn đặt hàng hoặc hàng loạt hàng trong sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất để ghi sang
các bảng tính giá thành có liên quan khi nhận được chứng từ xác nhận đơn đặt hàng
hoặc hàng loạt hàng được sản xuất hoàn thành (phiếu nhập kho, phiếu giao nhận sản
phẩm…). Kế toán ghi tiếp chi phí sản xuất trong tháng của đơn đặt hàng hoặc hàng
loạt hàng còn đang sản xuất dở dang thì chi phí đã ghi trong bảng tính giá thành đều là
chi phí của sản phẩm dở dang.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng có ưu điểm là công việc
tính toán Ýt và đơn giản, không phải tính toán chi phí của sản phẩm dở dang khi tính
giá thành cuả sản phẩm hoàn thành. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm
là khi sản phẩm chưa hoàn thành, kế toán không phản ánh được tình hình tiết kiệm
hoặc lãng phí trong sản xuất. Chu kì sản xuất càng dài thì nhược điểm này càng rõ.
Tuy nhiên phương pháp đơn đặt hàng có thể áp dụng trong các sản phẩm sản xuất đơn
chiếc hoặc hàng loạt nhỏ như các máy công cụ, các công trình sửa chữa xe máy, các
hạng mục công trình xây lắp được quy định thanh toán sau khi hoàn thành toàn bộ.
Ngoài ra để tính giá thành các doanh nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp
tính giá thành sau đây tuỳ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp
* Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm( Hay còn gọi
là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí)
17
Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm (phương pháp kết
chuyển song song)
* Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản phẩm phụ
* Phương pháp tính giá thành theo hệ số

* Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
* Phương pháp tính giá thành theo định mức
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG
ĐÌNH
2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Giầy Thượng Đình.
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển.
Công ty Giầy Thượng Đình được thành lập vào tháng 1 năm1957
Tên giao dịch của công ty ZIVIHA.COMPANY
Trụ sở : 277 đường Nguyễn trãi- Đống Đa -Hà Nội
Điện thoại : (04) 8544680
Fax : (04) 8282063
Công ty giầy Thượng Đình đã trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng
thành.Tiền thân của công ty là Xí nghiệp X30 Quân đội với nhiệm vụ sản xuất mũ
cứng và giầy vải cung cấp cho bộ đội. Ban đầu đóng tại 152- phố Thụy Khuê; cơ sở
vật chất ban đầu của công ty gần nh không có gì ngoài vài dãy nhà vách đất lợp lá lụp
sụp, vài chục công nhân với công cụ sản xuất cực kỳ thô sơ. Khó khăn tưởng nh không
vượt qua nổi song trong gian nan, những người lính luôn mang tinh thần tiến công,
vượt khó hoàn thành nhiệm vụ, luôn sát cánh trên con đường xây dựng CNXH ở Miền
Bắc, ủng hộ Miền Nam ruột thịt. Những năm đầu hoà bình, miền bắc tiến hành cải tạo
công thương nghiệp tư bản tư doanh, chuyển các cơ sở sản xuất tư doanh thành các xí
nghiệp công tư hợp doanh hoặc các xí nghiệp quốc doanh. Tháng 6/1965 XN X30 tiếp
18
nhận một đơn vị công tư hợp doanh sản xuất giầy dép và đổi tên thành nhà máy cao su
Thụy Khuê. Quy mô của XN được mở rộngvà sản lượng sản phẩm sản xuất ra tăng
đáng kể. Cuối 1970 sát nhập với XN giầy vải Hà Nội, đa dạng thêm sản phẩm đáp ứng
nhu cầu trong nước và đặc biệt giầy Basket xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu, từ đó
lấy tên là XN giầy Thượng Đình.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Thượng Đình đã vượt qua thời kỳ khó khăn

nhất, tự khẳng định mình trước sự xáo động về tổ chức do nhập tách, sự rối loạn cơ
chế quản lí, trước tình hình chính trị rối ren mất thị trường xuất khẩu, sản xuất bị đìng
trệ … nhờ sự nỗ lực của tập thể cán bộ công ty với tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt
lên khó khăn.
Tháng 9/1992 lô hàng đầu tiên của Thượng Đình đã đạt chỉ tiêu quốc tế xuất
khẩu sang thị trường Pháp, Đức.
Năm 1996 Thượng Đình đạt tốp 10 mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích.
Đầu năm 1999 được cấp chứng chỉ ISO 9000 và 9002 của tổ chức QUAVERT
(cơ quan chứng nhận của tổng cục tiêu chuẩn đo đường chất lượng Việt Nam) và tổ
chức PSB Singapore (thành viên chính thức của tập đoàn chứng nhận quốc tế
IQNET).
Sản phẩm của công ty có thế mạnh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, màu sắc,
kiểu dáng chiếm thị phần lớn trong nước và xuất khẩu, từng bước chinh phục những
khách hàng khó tính như Nga, Pháp, Nhật, Đức, Itali, Bungari.Đại lí tiêu thụ ở các
nước trên thế giới.
Một ưu thế khác của Thượng Đình đó là đội ngũ công nhân của công ty có kỹ
thuật lành nghề, được đào tạo cơ bản qua trường lớp, có kỉ luật tốt. Bộ máy quản lý
năng động, sáng tạo, gọn nhẹ, có trình độ cao nhiệt huyết thích ứng với cơ chế mới, tổ
chức sản xuất mới. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là rất quyết liệt,
người bán nhiều, các đơn vị khác cũng đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, thị trường
ngày càng chật hẹp và đòi hỏi cao, chính vì vậy việc chiếm lĩnh thị trường luôn là bài
toán khó và đòi hỏi phải giải quyết triệt để. Thượng Đình với ưu thế do chính năng lực
tạo nên vẫn không ngừng đóng góp cho tổ quốc, cho xã hội góp phần phát triển đất
nước.
19
- Một số chỉ tiêu 2003 của công ty cho thấy được sự đóng góp của Công ty đối
với nhà nước và xã hội:
- Tổng doanh thu: 100.169.676.643
- Sản lượng tiêu thụ: 3 triệu đôi mỗi năm
- Lợi nhuận: 552.169.520

- Nộp ngân sách: 887.251.897
Tất cả làm nên chặng đường vẻ vang đã qua và thách thức mới đối với công ty
Giầy Thượng Đình.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Công ty giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong lĩnh
vực sản xuất giầy thể thao, giầy vải, dép các loại với mục đích phục vụ cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sản xuất, cung
cấp các sản phẩm bảo hộ lao động: quần áo, túi găng tay, mũ bảo hiểm. Sản xuất các
sản phẩm bằng cao su phục vụ công nghiệp .
Công ty giầy Thượng Đình là một công ty có quy mô lớn, tập trung, sản phẩm
của công ty lên tới trên 3 triệu đôi / 1 năm. Hệ thống đại lí bán hàng rộng khắp cả nước
và một số phòng giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài .
Công ty tổ chức sản xuất theo phân xưởng, các phân xưởng này không hoàn toàn
độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình giao bán thành
phẩm. Mỗi phân xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện một số bước trong quá trình sản
xuất sản phẩm. Các bộ phận, phân xưởng tổ chức thành một dây truyền kép kín để sản
xuất từng loại sản phẩm. Quy trình sản xuất được chia thành nhiều công đoạn khác
nhau, mỗi công đoạn được chia cho các bộ phận, phân xưởng phụ trách từng phần việc
cụ thể. Công ty tổ chức thành 7 xưởng sản xuất chính, một phân xưởng phục vụ cho
quá trình sản xuất sản phẩm. Nhiệm vụ nh sau:
- Phân xưởng cắt 1,2: Từ vải, cao su, hoá chất có nhiệm vụ đánh keo, bồi vải,
tráng cắt dập, cắt vòng, đóng dấu… các chi tiết của mũ giầy theo quy định, kiểm
nghiệm và đóng dấu bao bì chuyển sang phân xưởng may.
- Phân xưởng may giầy vải và phân xưởng may giầy thể thao có nhiệm vụ từ chỉ,
odê, mo và nửa thành phẩm từ phân xưởng cắt chuyển sang tiến hành may, lắp ghép
các chi tiết của mũ giầy từng loại tạo thành mũ giầy.
20
- Phân xưởng cán: Cán luyện cao su thành các đế giầy, viền cao su.
- Phân xưởng gò, bao gói giầy vải và phân xưởng gò, bao gói giầy thể thao: Từ
viền, cao su, đế và nửa thành phẩm tiến hành gò, hấp, lắp ghép các chi tiết mũ giầy, đế

giầy sau đó hấp chín, lên đôi.
- Phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất là phân xưởng cơ năng: chịu trách
nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiếp bị cung cấp hơi nóng, áp lực.
Sản phẩm của công ty có chu kì sản xuất ngắn, quy trình công nghệ sản xuất
phức tạp kiểu liên tục. Trên dây truyền sản xuất có thể sản xuất giầy hàng loạt với các
mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty. Ở mỗi giai đoạn
sản xuất đều hình thành các bán thành phẩm nhưng chỉ có thành phẩm mới được bán
ra ngoài. Quy trình sản xuất ổn định và thuộc loại sản xuất với khối lượng lớn. Sản
phẩm sản xuất hoàn thành trải qua bảy giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ vải các loại (thô, chéo, mộc, phin…) kết hợp với keo được đưa
vào bồi vải (gồm nhiều lớp vải được dán mếch chồng lên nhau).
+ Giai đoạn 2 : Vải đó được cắt thành các chi tiết của mũ giầy theo các mã nhất
định, các chi tiết này được đóng gói nhập vào kho ở phân xưởng cắt.
+ Giai đoạn 3 : Tuỳ đặc điểm của từng mã giầy, bộ phận thêu tiến hành thêu mũ
giầy sau đó chuyển sang phân xưởng may.
+ Giai đoạn 4 : Phân xưởng may tiến hành may lắp ráp các chi tiết của mũ giầy,
viền odê, viền cổ giầy hình thành mũ giầy hoàn chỉnh và được đóng gói lại nhập kho
phân xưởng đợi chuyển sang phân xưởng gò.
+ Giai đoạn 5 : Song song với quá trình cắt và may mũ giầy, phân xưởng cán tiến
hành cán luyện cao su theo các công đoạn sản xuất, để hình thành các bán thành phẩm
cao su. Bán thành phẩm này được đưa phân xưởng gò.
+ Giai đoạn 6 : Căn cứ vào quá trình công nghệ, mẫu được giao của từng mã sản
phẩm, phân xưởng gò lắp ráp các mũ giầy và đế giầy ở trên băng truyền, tiến hành
chiết gót, chiết mũi, dán cao su, dán viền, dán đế… để hình thành giầy sống, tiếp tục
đưa vào hấp chín giầy sống này và đưa sang băng chuyền làm nguội.
+ Giai đoạn 7 : Các đôi giầy thành phẩm trên băng truyền làm nguội được bao
gói và nhập kho ở các phân xưởng. Định kì, nhân viên phân xưởng tiến hành nhập kho
thành phẩm.
21
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh của công ty.

Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị hạch toán độc lập, sản xuất tập trung
tại một địa điểm. Bộ máy tổ chức quản lí của công ty được tổ chức trực tuyến, đứng
đầu là giám đốc cùng 4 phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, từng phân
xưởng sản xuất của công ty. Dưới là phòng ban nghiệp vụ phụ trách từng khối công
việc của công ty.
* Các phòng ban chức năng của công ty bao gồm có:
- Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tính giá bán, tổ chức chào bán
hàng xuất khẩu, tiến hành nhập các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.
- Phòng sản xuất - chất lượng: Nhiệm vụ của phòng là kiểm tra chất lượng sản
phẩm sản xuất ở các giai đoạn sản xuất .
- Phòng kinh tế - tài chính: Có nhiệm vụ quản lí quỹ trong công ty, theo dõi ghi
chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Lập báo cáo tài chính và
báo cáo liên quan.
- Phòng kế hoạch - vật tư : Cung ứng vật tư trong nước phục vụ sản xuất, quản lí
kho nguyên vật liệu, quản lí hệ thống máy vi tính trong công ty, theo dõi công tác gia
công bán thành phẩm.
- Phòng kĩ thuật - công nghệ : Có nhiệm vụ đảm bảo kĩ thuật công nghệ sản xuất,
thiết kế, chế thử mẫu.
- Phòng hành chính- tổ chức : Có chức năng quản lí nhân sự quản lí tiền lương
và xây dựng đơn giá tiền lương, tính toán định mức vật tư cấp cho sản xuất. Quản lí
cấu trúc hệ thống ISO 9000
- Phòng tiêu thụ : Có chức năng nghiên cứu thị trường, xúc tiến bán hàng trong
nước, quản lí kho thành phẩm
- Phòng bảo vệ : Có trách nhiệm đảm bảo an ninh an toàn cho toàn công ty.
- Ban vệ sinh lao động: Quản lí công tác vệ sinh công nhân và vệ sinh môi
trường.
- Trạm y tế : chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty, công
tác BHYT, BHXH.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty giầy Thượng Đình được khái quát trên hình
2.1

22
23
24
2.2. Tình hình thực hiện việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Giầy Thượng Đình.
2.2.1. Nội dung chi phí sản xuất tại công ty Giầy Thượng Đình.
Công ty giầy Thượng Đình có chu kì sản xuất ngắn, vốn lưu động quay vòng
nhanh, sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của doanh nghiệp nên cơ
cấu chi phí sản xuất để sản xuất chế tạo sản phẩm tại công ty tương đối ổn định, Ýt có
biến động lớn. Để phục vụ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm công ty chia chi phí sản xuất thành chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty giầy Thượng Đình là rất
phong phú về chủng loại bao gồm nhiều thứ, nhiều loại, mang tính năng tác dụng khác
nhau.
Chi phí vật liệu bao gồm có vải các loại nh phin (xanh, mộc, thưa…) chéo (dầy,
trung, mịn…), bạt (10, 8, 3x3, pêcô…), gạc, visa (trắng, màu…), băng dính (màu,
bông gai, sẫm…), da, PVC ( trắng,đỏ, xanh), eva, dây giầy, chun, odê
Chi phí nhiên liệu bao gồm than để chạy lò hơi, xăng chạy máy…
Công cô, phụ tùng nh dao dập ,vòng bi, thép góc, tôn mạ, ổ máy khâu, kim máy
khâu, chao ổ máy, rơle, băng tải, gioăng, curoa, vòng bi, phụ tùng…
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỉ lệ khá lớn trong chi phí sản xuất
nên chỉ cần một sự biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng làm thay đổi giá
thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu trực tiếp của công ty hầu nh là mua ngoài nh mút nhập của công
ty Vạn Thành. Chỉ nhập của công ty Phong Phú, Vải nhập của công ty Lợi Thành, Tân
Lập, Khúc Tân. Bột nhẹ nhập của công ty Chí Tường. Thùng catton nhập của công ty
văn hoá phẩm Hà Nội, dây giầy nhập của Tiến Đạt. Túi nilon nhập của công ty Việt
Hoa, odê nhập của Công ty Tây Hồ…

* Chi phí nhân công trực tiếp.
Ở công ty giầy Thượng Đình, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương
chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp làm thêm giờ, làm đêm, bảo hiểm xã hội
25

×