Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu phát hiện virus gây bệnh thối đen mũ chúa (black queen cell virus) trên ong mật ở miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 74 trang )



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI ONG 3

1.1.1. Nguồn gốc của ong 3

1.1.2. Hình thái cấu tạo ngoài của ong 3

1.1.3. Vị trí phân loại của ong 4

1.1.4. Các loài ong ở Việt Nam 4

1.1.5. Miễn dịch học ở ong 7

1.2. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG MẬT ONG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 8

1.2.1. Tình hình thị trường mật ong trên thế giới 8

1.2.2. Tình hình thị trường mật ong ở Việt Nam 10

1.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ONG 12

1.3.1. Bệnh ở ong do các tác nhân gây bệnh không phải virus 12

1.3.2. Bệnh ở ong do virus gây ra 16



1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN PHÁT HIỆN VIRUS Ở ONG MẬT 23

1.4.1. Phương pháp ELISA (xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme) 23

1.4.2. Phương pháp phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR) 24

1.4.3. Phương pháp RT – PCR 25

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN VIRUS GÂY BỆNH TRÊN ONG
VIỆT NAM 25

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1. ĐỊA ĐIỂM THU MẪU 27

2.2. VẬT LIỆU VÀ HÓA CHẤT 27

2.2.1. Vật liệu 27

2.2.2. Hóa chất và sinh phẩm 27

2.2.3. Trang thiết bị 28

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.3.1. Phương pháp thu mẫu 30

2.3.2. Phương pháp tách chiết RNA tổng số 30


2.3.3. Xác định nồng độ RNA bằng máy quang phổ nanodrop 31



2.3.4. Tổng hợp cDNA từ RNA tổng số 31
2.3.5. Khuếch đại đoạn DNA đặc hiệu cho BQCV từ cDNA bằng phản ứng PCR 33
2.3.6. Điện di kiểm tra trên gel agarose 1% 34

2.3.7. Gắn sản phẩm PCR vào vector pCR2.1 35

2.3.8. Biến nạp plasmid tái tổ hợp vào vi khuẩn E. coli 36

2.3.9. Tách chiết plasmid 37

2.3.10. Cắt kiểm tra plasmid với enzyme giới hạn EcoRI 38

2.3.11. Tinh sạch plasmid tái tổ hợp 39

2.3.12. Giải trình tự gen bằng máy xác định trình tự tự động ABI 3100 40

2.3.13. Nhân dòng gen mã hóa helicase và xây dựng cây phát sinh loài 41

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

3.1. PHÁT HIỆN SỰ LÂY NHIỄM BQCV TRÊN ONG MẬT Ở MIỀN BẮC VIỆT
NAM 44

3.1.1. Kết quả tách chiết RNA tổng số 44

3.1.2. Phát hiện BQCV bằng kỹ thuật RT-PCR 44


3.1.3. Tách dòng sản phẩm RT-PCR đoạn DNA đặc hiệu BQCV 46

3.1.4. Kết quả giải trình tự đoạn DNA đặc hiệu BQCV 48

3.2. SỰ PHÂN BỐ CỦA BQCV TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM 51

3.3. XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC CỦA BQCV LƯU HÀNH TRÊN ONG MẬT TẠI
CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57








DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên Tiếng Anh đầy đủ Tên Tiếng Việt
BLAST

Basic Local Alignment
Search Tool
Công cụ tìm kiếm trình tự cơ bản

Bp Base pair Cặp bazơ

BQCV Black queen cell virus Virus gây bệnh thối đen mũ chúa

cDNA Complementary DNA DNA bổ sung
DEPC Diethyl pyrocacbonate
DNA Deoxyribonleotide acid
DTT Dithiothreito
dNTP Deoxyribonleotide triphosphate
Et - Br Ethidium bromide
IPTG Isopropylthio-β-D-glactoside
kDa Kilo Dalton
LB Luria Bertani
NCBI
National Centre for
Biotechnology Information
Trung tâm quốc gia về thông tin
công nghệ sinh học
OD Optical Density Mật độ quang học
PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi trùng hợp
Rnase Ribonuclease
RT-PCR
Reverse transcriptase
Polymerase Chain Reaction
Phản ứng chuỗi trùng hợp sao
chép ngược









DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ong chúa của đàn ong nội 5

Hình 1.2. Ong chúa của đàn ong ngoại 6

Hình 1.3. Tốp 10 nước đạt kim ngạch xuất khẩu mật ong lớn nhất thế giới năm
2013 9

Hình 1.4. Ấu trùng bị nhiễm BQCV 17

Hình 1.5. Nhộng bị nhiễm BQCV 17

Hình 1.6. Ong chúa khỏe mạnh với mũ chúa mở nắp 17

Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc genom BQCV 18

Hình 2.1. Sơ đồ mô tả các bước thực hiện trong nghiên cứu 29

Hình 2.2. Vector tách dòng pCR2.1 36

Hình 3.1. Kết quả điện di trên gel agarose xác định các mẫu dương tính với 45

BQCV từ các mẫu ong ở miền Bắc Việt Nam. 45

Hình 3.2. Kết quả tách chiết plasmid từ các khuẩn lạc màu trắng và khuẩn lạc
màu xanh. 47

Hình 3.3. Kết quả điện di trên gel agarose 1% sản phẩm cắt plasmid 48


tái tổ hợp bằng EcoRI. 48

Hình 3.4. Trình tự đoạn DNA ngoại lai gắn trong vector pCR2.1 tái tổ hợp 49

Hình 3.5: Kết quả so sánh trình tự nucleotide đoạn DNA đặc hiệu BQCV lưu
hành ở Việt Nam với trình tự nucleotide của BQCV từ Nam Phi. 51

Hình 3.6. Tỷ lệ nhiễm BQCV giữa các tỉnh miền Bắc Việt Nam 53

Hình 3.7. Cây phát sinh loài BQCV dựa trên trình tự gen mã hóa Helicase 55









DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình nhập khẩu mật ong vào Mỹ năm 2013 11

Bảng 2.1.Thành phần phản ứng của hỗn hợp A 32

Bảng 2.2.Thành phần phản ứng của hỗn hợp B 32

Bảng 2.3. Chu trình nhiệt cho phản ứng tổng hợp cDNA 32


Bảng 2.4. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR khuếch đại đoạn DNA đặc hiệu 33

Bảng 2.5. Thành phần phản ứng gắn nối DNA vào vector tách dòng 36

Bảng 2.6. Thành phần phản ứng cắt plasmid 39

Bảng 2.7.Thành phần phản ứng giải trình tự gen 40

Bảng 2.8. Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR khuếch đại đoạn DNA mã hóa
helicase 42

Bảng 3.1. Kết quả so sánh trình tự nuclotide đoạn DNA tách dòng với các
trình tự gen của BQCV trên Genbank 49






1

MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, ong cũng như các sản phẩm từ ong là những món quà quý giá mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Ong có mặt ở khắp mọi nơi trên trái đất đặc
biệt là những nơi có thảm thực vật phong phú và đa dạng. Nghề nuôi ong đã và
đang một đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ong cung cấp cho
chúng ta các sản phẩm có giá trị cao như mật ong, phấn hoa, sữa chúa, keo ong, nọc
ong Mật ong, phấn hoa là sản phẩm chính thu từ ong mật, nó không những có tác
dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho con người mà còn là phương thuốc quý chữa
bệnh. Sáp ong, keo ong, nọc ong cũng là sản phẩm có giá trị dùng để chữa bệnh và

là nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp [6]. Ngoài việc cung cấp các sản
phẩm quý kể trên thì con ong còn có vai trò hết sức quan trọng trong nông nghiệp,
góp phần làm tăng năng suất cho nhiều loại cây trồng thông qua quá trình thụ phấn
cho hoa.
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều,
thảm thực vật phong phú và đa dạng. Đó là điều kiện rất tốt để nước ta phát triển
nghề nuôi ong mật, nhưng cũng là điều kiện thuận lợi cho các bệnh ở ong phát triển
[1]. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.500.000 đàn ong với sản lượng trên 37.000
tấn mật ong. Đây là một trong 10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của cả nước và
đang có xu hướng tăng theo từng năm. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành ong
của nước ta đang phải đối mặt với việc xuất khẩu không ổn định do tình hình dịch
bệnh và vấn đề tồn dư kháng sinh có trong mật ong.
Ong mật thường bị tấn công bởi nhiều tác nhân gây bệnh bao gồm virus, vi
khuẩn, nấm và ký sinh trùng… Các dữ liệu nghiên cứu về bệnh ong những năm gần
đây cho thấy, một trong những nguyên nhân chính gây tổn thất cho nghề nuôi ong
của nước ta là do virus, đặc biệt là virus gây bệnh thối đen mũ chúa (Black queen
cell virus). Do còn thiếu kiến thức về bệnh ong mật, hoặc không biết chính xác
nguyên nhân gây bệnh, người nuôi ong thường sử dụng kháng sinh để kiểm soát tất
cả các loại bệnh bao gồm cả virus. Tuy nhiên, bệnh ong do virus không thể được
điều trị bằng kháng sinh. Việc sử dụng rộng rãi thuốc kháng sinh như là một điều trị
2

dự phòng cho bệnh không chính xác có thể dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn kháng
kháng sinh, đồng thời dẫn đến tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm của ong.
Vì vậy, nghiên cứu phát hiện các virus gây bệnh trên ong mật trong đó có virus
gây bệnh thối đen mũ chúa là rất cần thiết và là cơ sở khoa học cho việc phòng
chống bệnh, đề ra các biện pháp khoanh vùng dập tắt dịch bệnh góp phần phát triển
bền vững ngành nuôi ong.
Xuất phát từ các cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu phát hiện
virus gây bệnh thối đen mũ chúa (Black queen cell virus) trên ong mật ở miền

Bắc Việt Nam" với các mục đích nghiên cứu như sau:
- Chẩn đoán Black queen cell virus trên ong mật.
- Xác định sự phân bố của Black queen cell virus tại các trại nuôi ong mật ở
miền Bắc Việt Nam.
- Xác định nguồn gốc tiến hóa của Black queen cell virus gây bệnh trên ong
mật ở miền Bắc Việt Nam.
Đề tài được thực hiện tại Phòng Vi sinh vật học Phân tử - Viện Công nghệ sinh
học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.









3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI ONG
1.1.1. Nguồn gốc của ong
Trong lịch sử phát triển của sinh giới thì động vật có hai hướng tiến hoá đó là
động vật không xương sống và động vật có xương sống. Trong động vật không có
xương sống thì phát triển nhất là ngành chân đốt, trong đó có loài ong. Ong có
nguồn gốc từ ngành động vật chân đốt, có tên khoa học là Arthropoda, chân đốt có
nguồn gốc từ giun đốt (Annelides) xuất phát từ lớp giun nhiều tơ (Polychaeta). Quá
trình chuyển hoá từ giun nhiều tơ sang ngành chân đốt là một quá trình phức tạp
hoá về mặt cấu tạo.
Tầng Cuticul =>Vỏ kitin (bộ xương ngoài)

Biểu bì mô cơ => bó cơ
Chi bên => Chi phân đốt
Mạch máu lưng => Tim
Cơ quan thị giác phát triển phức tạp. Các đốt trước tập hợp thành đầu, đốt giữa
thành ngực, đốt phần sau chuyển thành phần bụng. Bên cạnh đó xuất hiện thêm một
số cơ quan mới: ống khí, ống Malpighi [3].
1.1.2. Hình thái cấu tạo ngoài của ong
- Cơ thể ong chia làm 3 phần rõ rệt: Đầu, ngực và phần bụng, các phần này
được nối với nhau bằng các khớp động.
- Có 1 đôi râu.
- Có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Bên ngoài có lớp vỏ kitin gồm nhiều tấm nối với nhau tạo nên bộ xương
ngoài.
- Trong một tổ ong có 3 cấp: Ong chúa có kích thước lớn nhất, cánh ngắn,
bụng dài, có màu nâu đen hoặc vàng; ong thợ có kích thước cơ thể nhỏ nhất, có màu
4

vàng hoặc màu nâu xám hoặc đen xám có sọc vàng, bụng nhọn; ong đực có màu
đen, cánh dài, bụng ngắn.
1.1.3. Vị trí phân loại của ong
Trong thế giới động vật, ong mật thuộc ngành chân đốt (Arthropoda) hay lớp
6 chân (Hecxapoda), phân ngành có ống khí (Tracheata).
Lớp côn trùng (Insecta)
Bộ cánh màng (Hymenoptera)
Họ ong mật (Aptsdae)
Giống ong mật (Apis)
Trên thế giới hiện nay có 7 loài ong cho mật, trong đó ở Việt Nam có 4 loài chính:
+ Ong châu Âu (Ong ngoại): Apis mellifera (A.mellifera)
+ Ong Nội địa (Ong châu Á): Apis cerana (A.cerana)
+ Ong Khoái (Ong gác kèo): Apis dorsata (A.dorsata)

+ Ong Hoa (Ong muỗi): Apis florea (A.florea)
Trong mỗi loài lại phân chia thành các phân loài khác nhau như: Đối với ong
châu Âu (A.mellifera) có các phân loài: Ong Ý, ong Trung - Nga, ong Cacpat, ong
Crain, ong vùng Capcazơ; Đối với ong châu Á A.cerana có: A.cerana cerana,
A.cerana indica, A.cerana japonica Mỗi phân loài đó lại có nhiều dạng sinh thái
- sinh học hình thành từ lâu đời dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh khác nhau
và các đặc điểm thích nghi với điều kiện sống khác nhau. Điều này dẫn đến các đặc
điểm có ý nghĩa kinh tế đối với con người cũng khác nhau và có ý nghĩa rất to lớn
trong công tác giống ong vì chúng bảo vệ và duy trì được tính đa dạng sinh học
thông qua các hệ gen quý hiếm tồn tại trong tự nhiên [3].
1.1.4. Các loài ong ở Việt Nam
Trong 4 loài ong được nuôi ở Việt Nam thì có 2 loài ong có giá trị kinh tế
5

cao, được nuôi rộng rãi để lấy mật và các sản phẩm khác đó là ong nội (ong Châu
Á) A.cerana và ong ngoại (ong châu Âu) A.mellifera. Hai loài này có những đặc
điểm khác nhau và bổ sung cho nhau. Còn một số loài ong hoang dã như ong khoái
(A.dorsata), ong đá (A.laboriosa) hay ong hoa (A.florea) thì vẫn chưa được nghiên
cứu, thuần hóa và việc khai thác mật của các loài này chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ,
chủ yếu mới dừng lại ở mức khai thác và săn bắt trong tự nhiên…
 Ong nội (Apis cerana)


Hình 1.1. Ong chúa của đàn ong nội
Ong nội A.cerana là giống ong bản địa ở Việt Nam, Trung Quốc và một số
nước khác. Ở nước ta, ong nội phân bố rộng khắp cả nước ngoại trừ rừng tràm U
Minh. Ong nội có kích thước trung bình, đặc tính chăm chỉ, chịu được các điền kiện
sống bất lợi, ít dịch bệnh, chất lượng mật tốt, mật ong bán được với giá thành cao.
Tuy nhiên, ở ong nội năng suất mật thấp, ong khá hung dữ, dễ bốc bay và dễ chia
đàn. Do là loài ong bản xứ nên ong nội thích nghi tốt với nguồn hoa rải rác, điều

kiện khí hậu hay thay đổi. Ong nội có thể nuôi từ các quy mô từ hộ gia đình tới nuôi
chuyên nghiệp, nhưng nó thích hợp hơn với kiểu nuôi quy mô nhỏ trong gia đình
với vốn đầu tư ban đầu thấp và chủ yếu là cung cấp sản phẩm phục vụ tiêu dùng
trong nước. Năng suất mật ở ong nội chỉ đạt trung bình khoảng từ 10 - 15 kg/
đàn/năm. Để phát triển ong nội, người nuôi ong cần chọn các đàn có tính tụ đàn
6

cao, chọn giống ong tốt và quan tâm tới phòng bệnh để nâng cao năng suất cũng
như chất lượng mật [1].
 Ong ngoại (Apis mellifera)

Hình 1.2. Ong chúa của đàn ong ngoại
Ong ngoại A.mellifera có nguồn gốc từ châu Âu, châu Phi, được nhập vào
nước ta từ những năm 60 với hình thức thương mại và đã thích nghi tốt với điều
kiện khí hậu và nguồn hoa ở nước ta. Đặc biệt ở vùng Nam Bộ và Tây Nguyên là
những nơi có nguồn hoa tập trung (cao su, cà phê, bông trắng ) do đó năng suất
mật của ong ngoại rất cao, bình quân đạt khoảng 25 - 30kg/đàn/năm. Loài ong này
phát triển thích hợp với kiểu nuôi chuyên nghiệp với trình độ chuyên môn hóa cao,
vốn đầu tư ban đầu lớn. Ong ngoại có kích thước lớn hơn ong nội, chúng khá hiền,
có khả năng tụ đàn và dự trữ mật cao hơn so với ong nội. Mật ong của ong ngoại
chủ yếu là để xuất khẩu. Tuy nhiên, so với ong nội thì ong ngoại có sức chịu đựng
kém nên ở những nơi có nguồn hoa rải rác và điều kiện khí hậu khắc nghiệt thì việc
nuôi ong ngoại là không thể. Bên cạnh những giá trị kinh tế mà ong ngoại đem lại
thì việc nhập ong A.mellifera cũng mang theo các loài ký sinh và bệnh như bệnh
thối ấu trùng châu Âu, bệnh ấu trùng túi, bệnh bào tử trùng Nosema… gây nguy hại
cho các loài ong bản địa. Ở mỗi địa phương, trước khi lựa chọn nuôi giống ong nội
hay ong ngoại thì người nuôi ong cần phải cân nhắc về số lượng cây, nguồn mật,
khả năng đầu tư về thời gian cũng như nguồn vốn để quyết định [1].
7


1.1.5. Miễn dịch học ở ong
1.1.5.1. Các hàng rào vật lý và hóa học
Virus ong mật thường xâm nhập vào vật chủ qua đường tiêu hóa thông qua
thức ăn hoặc do các chấn thương trên bề mặt cơ thể, mặc dù chúng cũng có thể trực
tiếp đi vào máu qua vết cắn của ký sinh trùng hoặc côn trùng khác. Cũng như những
loài côn trùng khác, ong mật có thể sử dụng cả các hàng rào vật lý và hóa học để
tránh nhiễm trùng. Cả hai hàng rào vật lý và hóa hoc đều là miễn dịch không đặc
hiệu (mang tính chất bẩm sinh) ở ong mật. Các hàng rào vật lý bao gồm các bộ
xương ngoài hay lớp biểu bì bên ngoài, lớp lót kitin của khí quản, niêm mạc lớp
biểu bì của ruột trước và ruột sau. Các màng ngoài bao quanh ống tiêu hóa, một lớp
lót kitin của ruột giữa, tạo thành một giao diện thứ hai bảo vệ các mô từ môi trường
bên ngoài và cũng có chức năng như một rào cản thấm để giữ tác nhân gây bệnh mà
xâm nhập từ nguồn thức ăn vào khoang máu thông qua thành ruột. Ngoài ra, môi
trường sinh hóa của ruột cũng có thể hình thành hàng rào hóa học ức chế sự nhân
lên và lây lan của tác nhân gây bệnh đến các mô cơ thể.
1.1.5.2. Miễn dịch tế bào
Mặc dù các hàng rào vật lý và hóa học thường giữ cho tác nhân gây bệnh
không xâm nhập vào cơ thể, tuy nhiên các tác nhân gây bệnh đôi khi vượt qua các
hàng rào phòng thủ và bắt đầu nhân lên. Bất cứ khi nào các rào cản vật lý và hóa
học bị phá vỡ, ong mật có thể chủ động tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng
cách sử dụng một phản ứng miễn dịch tế bào đại diện cho tuyến phòng thủ thứ hai
và nó xuất hiện ngay lập tức khi nhiễm trùng. Mục tiêu chính của hệ thống miễn
dịch là nhận ra các mầm bệnh và sự khác biệt giữa các phân tử của cơ thể và các
phân tử lạ bên ngoài. Khi một vi sinh vật được nhận ra là các phân tử lạ, hệ thống
miễn dịch được kích hoạt để gắn kết một phản ứng phòng thủ để giết hoặc loại bỏ
những kẻ xâm nhập. Côn trùng thiếu globulin miễn dịch, sự nhận ra các phân tử lạ
đạt được bằng các thụ thể (PRRS) - các protein miễn dịch được mã hóa để nhận ra
các tác nhân gây bệnh liên quan (PAMPs) hiện diện trên bề mặt của vi sinh vật.
8


PRRC có hai nhóm: Các protein nhận biết peptidoglycan (PGRPs) và các protein
liên kết Gram âm (GNBPs). Các liên kết của PAMPs với PGRPs và GNBPs kích
hoạt các tầng thủy phân protein bao gồm serine, protease và serpins và kích hoạt
con đường thủy phân dịch nội bào để kiểm soát biểu hiện peptide kháng khuẩn và
một loạt các phản ứng phòng vệ tế bào không đặc hiệu bao gồm sự thực bào, hình
thành nốt nhỏ, đóng gói và melanin hóa.
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào bị nhiễm trùng đã được cho là đặc
trưng của ong mật [29]. Hai enzyme quan trọng là phenol oxidase và glucose
dehydrogenase đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp melanin và cần
thiết cho bảo vệ chống lại xâm nhập vi sinh vật và ký sinh trùng, có mặt trong máu
của ong mật [47]. Các gen mã hóa serine, protease và serpins mà tham gia vào các
liên kết của PAMPs với PGRPs và GNBPs đã được xác định trong bộ gen của loài
ong mật, cho thấy ong mật có một hệ thống miễn dịch cho phép chúng bảo vệ chống
lại các vi sinh vật và ký sinh trùng. Tuy nhiên, làm thế nào ong mật chống nhiễm
virus qua phản ứng tự vệ trung gian tế bào vẫn chưa được xác định.
1.2. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG MẬT ONG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
1.2.1. Tình hình thị trường mật ong trên thế giới
Trong những năm qua, thị trường mật ong thế giới có khá nhiều biến động,
giá mật ong liên tục tăng cao. Theo số liệu thống kê năm 2013 của Hiệp hội nuôi
ong quốc tế (APIMONDIA), sản lượng mật ong thế giới đạt khoảng 1,8 triệu
tấn/năm. Trong đó, đứng đầu là Trung Quốc có sản lượng mật ong lớn nhất (khoảng
440.000 tấn). Mặc dù, mật ong của Trung Quốc trong những năm 1999 bị nhiễm
kháng sinh nên châu Âu và Mỹ đã hạn chế nhập khẩu bên cạnh đó mật ong Trung
Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ đang bị giảm xuống do việc áp đặt luật chống
phá giá áp dụng cho các nhà xuất khẩu hiện nay của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung
Quốc vẫn là nước xuất khẩu lớn nhất với sản lượng xuất khẩu khoảng 185.000 tấn,
đạt doanh thu khoảng 255 triệu USD trong năm 2013
9


Đứng thứ hai sau Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu mật ong là Argentina.
Nước này đã xuất khẩu gần 115.000 tấn mật ong, đạt doanh thu 217 triệu USD
trong năm 2013. Thị trường tiêu thụ mật ong của Argentina chủ yếu là các nước
Châu Âu, trong đó Mỹ là nước nhập khẩu mật ong lớn nhất của Argentina với
41.581 tấn, tiếp đến là Đức với 34.988 tấn, Anh 16.843 tấn và Italia 14.811 tấn.
Mêxicô là nước đứng hàng thứ ba trên thế giới với sản lượng xuất khẩu năm
2013 là 85.600 tấn mật ong, đạt doanh thu trên 116 triệu USD và đứng thứ 5 trên
thế giới về kim ngạch xuất khẩu. Theo số liệu công bố tại triển lãm mật ong 2013
(Exomiel 2013) tổ chức tại Mêxicô, hiện nay nước này có tới 58.000 gia đình
chuyên nuôi ong với số lượng 2.3 triệu đàn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của
Mêxicô là Đức, Arập Xêút, Nhật Bản và Mỹ [48].
Tốp 10 nước đạt kim ngạch xuất khẩu mật ong lớn nhất thế giới năm 2013 được thể
hiện cụ thể ở (hình 1.3) [50].

Hình 1.3. Tốp 10 nước đạt kim ngạch xuất khẩu mật ong lớn nhất thế giới năm 2013
Tuy nhiên, ngành thương mại mật ong thế giới đang đứng trước những thách
thức đòi hỏi các nước phải đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, của các
nhà nhập khẩu về các tiêu chuẩn và pháp chế. Các thị trường quan trọng như châu
10

Âu và Mỹ đang đòi hỏi các tiêu chuẩn cao hơn về sản xuất, quản lý, đảm bảo chất
lượng và các phương pháp kiểm soát chất lượng. Sự tồn dư các chất kháng sinh,
thuốc bảo vệ thực vật và các loại dược phẩm khác còn lại trong mật ong được
chứng minh là những rủi ro chủ yếu trong thương mại mật ong thế giới.
Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật đang trở nên phổ
biến tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đây
được xem là một trong những nguyên nhân chính làm cho mật ong tại các nước này
khó cạnh tranh khi xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Mỹ,
1.2.2. Tình hình thị trường mật ong ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều lợi thế, đặc biệt về điều kiện tự nhiên để phát triển sản

xuất và xuất khẩu mật ong. Năm 1994, cả nước mới chỉ có khoảng 40.000 đàn ong,
đến năm 2001 là 270.000 đàn và hiện nay ước tính cả nước có khoảng trên
1.500.000 đàn. Từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã bắt đầu gia nhập
thị trường xuất khẩu mật ong trên thế giới, tuy nhiên với số lượng hạn chế. Từ năm
2000, Việt Nam đã trở thành một quốc gia xuất khẩu mật ong có uy tín trên thế giới.
Hiện nay, theo số liệu thống kê Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ hai ở
châu Á (sau Trung Quốc) về lượng mật ong xuất khẩu sang hai thị trường xuất khẩu
lớn là EU và Mỹ. Hội nuôi ong Việt Nam được Hội nuôi ong thế giới công nhận là
một thành viên tích cực trong số 58 thành viên của tổ chức này. Năm 2013 lượng
mật ong xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ lần đầu tiên vượt mốc 30.000 tấn đạt kim
ngạch gần 80 triệu USD [49].
Theo báo cáo thị trường mật ong của Hội đồng quốc gia Mỹ ngày
24/01/2014: Năm 2013 Mỹ nhập khẩu 142.925.543 kg mật ong với giá trị
455.511.802 USD. Các nước xuất khẩu mật ong chủ yếu vào Mỹ là Argentina, Việt
Nam, Ấn Độ, Uruguay, Canada và Brasin (bảng 1.1).


11

Bảng 1.1. Tình hình nhập khẩu mật ong vào Mỹ năm 2013
TT Nước
Khối lượng mật
(kg)
Giá trị (USD)
Giá bình
quân/kg (USD)

1 Argentina 41.581.668 136.501.855 3,28
2 Việt Nam 30.501.060 75.668.847 2,48
3 Ấn Độ 24.852.692 67.414.679 2,71

4 Uruguay 8.616.316 27.076.440 3,14
5 Brasin 8.452.259 28.008.070 3,31
6 Canada 8.466.810 39.097.273 4,61
7 Các nước khác 20.454.738 81.744.638 3,99

Tổng số 142.925.543 455.511.802 3,18
Nguồn: Theo báo cáo thị trường mật ong của Hội đồng quốc gia Mỹ ngày 24/01/2014
Qua bảng số liệu trên có thể thấy:
- Về khối lượng mật ong nhập khẩu vào Mỹ, đứng đầu là Argentina 41.581.668 kg,
đứng thứ hai là Việt nam 30.501.060 kg, thứ ba là Ấn Độ 24.852.692kg, tiếp theo là
các nước Uruguay, Brasin và Canada.
- Về giá trị đứng đầu là Argentina đạt giá trị 136.501.855 USD, thứ hai là Việt Nam
75.668.847 USD, rồi đến Ấn Độ, Canada, Brasin và Uruguay.
- Về giá mật ong bình quân/kg cao nhất là Canada đạt 4,61 USD, các nước khác
3,99, tiếp đến Brasin 3,31, Argentina 3,28 và thấp nhất là Việt Nam 2,48 USD /kg.
Với lượng mật ong xuất khẩu sang cả Trung Đông, Nhật bản, EU và một số nước
châu Á khác chúng ta đã xuất khoảng 34.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng
85 triệu USD là một bước tiến nhảy vọt của ngành nuôi ong. Tuy nhiên, với giá
xuất khẩu bình quân 2,48 USD/kg mật là giá quá thấp so với giá xuất khẩu bình
quân vào Mỹ là 3,18 USD/kg. Điều này nói lên chất lượng mật ong nước ta vẫn còn
thấp hoặc chưa được đồng đều so với các quốc gia khác.
Theo Hiệp hội nuôi ong Việt Nam, Việt Nam tiếp tục thu được kết quả tốt
12

trong việc xuất khẩu mật ong với thế giới trong bảy tháng đầu năm 2014. Tổng
cộng, 27.000 tấn mật ong đã được xuất khẩu sang 14 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất chiếm 95% tổng doanh thu xuất khẩu của
cả nước, với hơn 25.000 tấn trong 7 tháng đầu năm 2014 [49].
1.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ONG
Giống như các động vật khác, ong mật cũng dễ dàng mắc một số dịch bệnh

và bị nhiều động vật khác tấn công. Bệnh tật, đại dịch nếu ở mức độ nhẹ thì làm cho
đàn ong suy yếu, giảm quân số, giảm năng suất và chất lượng mật, còn nếu ở mức
độ nặng thì làm cho đàn ong bị chết hoặc bỏ tổ bốc bay gây thiệt hại kinh tế rất lớn
cho người nuôi ong.
1.3.1. Bệnh ở ong do các tác nhân gây bệnh không phải virus
1.3.1.1. Bệnh thối ấu trùng châu Âu (TATCA)
Bệnh thối ấu trùng châu Âu do White tìm ra lần đầu tiên ở châu Âu vào năm
1912. Hiện nay bệnh có mặt ở khắp nơi, cả những vùng nuôi ong châu Âu A.
mellifera và những vùng nuôi ong châu Á A. cerana. Người ta còn gọi bệnh thối ấu
trùng châu Âu là bệnh thối ấu trùng mở nắp hay thối ấu trùng tuổi nhỏ vì bệnh này
thường gây chết các ấu trùng ở 3 - 4 ngày tuổi. Trong một số trường hợp ấu trùng
chết bị chua nên còn gọi là thối ấu trùng chua hay thối ấu trùng dấm. Các ấu trùng
mới chết có màu trắng bệch, sau ngả thành màu vàng nhạt, vàng sẫm rồi nâu đậm,
xác chết thối rữa và tụt xuống đáy lỗ tổ. Ở các đàn ong bị bệnh, năng suất mật giảm
từ 20 – 80%. Bệnh thối ấu trùng châu Âu có ở Việt Nam từ năm 1969 do nhập ong
từ ngoài vào không qua kiểm dịch, và từ năm 1969 đến nay bệnh thối ấu trùng châu
Âu đã xuất hiện ở tất cả các nơi nuôi ong nội.
Bệnh thối ấu trùng châu Âu do vi khuẩn Mellisococcus pluton (M. pluton)
gây ra. M. Pluton hình cầu, hai đầu hơi kéo dài như mũi giáo, bắt màu Gram dương
và có kích thước khoảng 0.5-0,7 х 1 μm. Vi khuẩn không có khả năng sinh nha bào,
chúng thường đứng đơn lẻ, thành cặp hoặc tạo thành chuỗi dài. Khi bệnh xảy ra
13

thường thấy sự có mặt một số vi khuẩn như Paenibacillus alvei và Brevibacillus
laterosporus [42]. Tuy nhiên, người ta mới chỉ xác định được M. pluton là tác nhân
chính còn các vi khuẩn khác chỉ là nguyên nhân thứ phát. M. pluton chiếm đoạt
thức ăn của ấu trùng, nên nhu cầu ăn của ấu trùng tăng cao, buộc ong nuôi dưỡng
phải cho ấu trùng ăn nhiều lần. Đây cũng là nguyên nhân làm lây lan M. pluton
trong đàn ong. Trước khi bước vào vụ mật, số lượng ấu trùng có trong đàn tăng lên
nhanh, nhưng lượng ong nuôi dưỡng không đủ nên ấu trùng bị đói, bệnh dễ bùng

phát và biểu hiện rõ. M. pluton có khả năng tồn tại trên cầu ong khoảng 1 năm, và
khi gặp điều kiện thuận lợi nó lại tiếp tục gây bệnh cho đàn ong [20].
1.3.1.2. Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ (TATCM)
Bệnh thối ấu trùng châu Mỹ do vi khuẩn Paenibacillus larvae (p. lavae) gây
ra, vi khuẩn có khả năng sinh nha bào [28]. P. larvae là tên gọi được phân loại lại từ
tên ban đầu là Bacillus larvae.
P. larvae có kích thước 2,5- 5 μm x 0,5-0,8 μm. Nha bào có kích thước 1,3
μm x 0.6 μm [42]. P. larvae gây bệnh ở tất cả các giai đoạn của ấu trùng ong nhưng
ấu trùng non mẫn cảm với P. larvae hơn các ấu trùng già [12]. Mỗi ấu trùng nhiễm
bệnh sau khi chết chứa khoảng 2,5 tỷ nha bào. Nha bào có khả năng nảy mầm sau
nhiều năm tồn trữ. Nha bào có sức chống chịu với môi trường nhiệt độ cao và cả tia
UV. Nó vẫn có khả năng sống xót khi bị xử lý bằng formaldehyde 10% trong 5 giờ.
Ấu trùng bị nhiễm P. larvae từ nguồn thức ăn thông qua ong thợ nuôi dưỡng
hoặc từ ong thợ mang nha bào khi làm vệ sinh tổ [25]. Sau khoảng 1 ngày ấu trùng
ăn phải nha bào, nha bào nảy mầm trong ruột giữa của ấu trùng và nhân lên với tốc
độ rất nhanh, di chuyển từ ruột ra khắp các mô. Sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn gây
bệnh nhanh đến mức ấu trùng bị chết trong vòng vài ngày, thường là sau khi lỗ tổ
đã được vít nắp, làm cho các cầu nhộng không đồng đều, màu bị sậm lại, trên mặt
cầu nhộng xuất hiện những ấu trùng bị bệnh, nắp vít bị lõm xuống không bình
thường.

14

1.3.1.3. Bệnh ấu trùng vôi (Chalkbrood)
Bệnh ấu trùng vôi ở ong mật được gây ra bởi nấm Ascosphaera apis
(A.apis). Nha bào nấm có dạng quả màu xanh nâu thẫm. Cấu tạo của một nang nha
bào (kích thước khoảng 47 - 140µm) gồm nhiều bóng nha bào (9- 19µm), trên mỗi
bóng lại có rất nhiều nha bào nấm có kích thước 3.0 – 4.0 × 1.4 – 2.0µm [42].
Ấu trùng nhiễm nha bào A. apis từ thức ăn. Nha bào nảy mầm trong lumen
của ruột ấu trùng, đặc biệt là ở vùng cuối cơ thể ấu trùng. Hệ sợi nấm sau đó phá

hủy thành ruột và thậm chí phá vỡ cả phần cuối cơ thể ấu trùng, phần đầu của ấu
trùng ít bị ảnh hưởng. Sau đó chúng bắt đầu phát triển bên ngoài ấu trùng.
Bệnh thường xảy ra trên ấu trùng ong thợ và ong đực. Ấu trùng chết sau khi
đã được vít nắp khoảng 2 ngày. Trên các cầu nhộng xuất hiện lỗ thủng trên nắp vít
của ấu trùng. Khi chưa được vít nắp, những ấu trùng chết lúc đầu được phủ một lớp
phấn trắng, căng phồng như bọt biển và chiếm hết lỗ tổ. Sau đó, chúng trở nên
cứng, khô và có hình dạng giống như xác ướp. Thường những xác ấu trùng chết vẫn
giữ nguyên màu trắng nếu chúng chỉ bị một chủng nấm ký sinh, nhưng nếu có hai
chủng nấm ký sinh thì chúng sẽ chuyển sang màu xám và đen. Ở giai đoạn này ấu
trùng bệnh sẽ được ong loại bỏ ra ngoài. Bệnh được tìm thấy ở châu Âu,
Scandinavia ở Nga, New Zealand, Mỹ, Canada, Argentina, Nhật Bản, Philippines,
Trung Mỹ và Mexico.
1.3.1.4. Bệnh Nosema
Nosema apis là loài động vật nguyên sinh (đơn bào) gây ỉa chảy cho ong
trưởng thành nên bệnh này còn được gọi là bệnh ỉa chảy [33]. Bệnh thường xuất
hiện vào vụ đông - xuân sau những ngày mưa rét kéo dài, ong không bay ra ngoài
được. Ong bị bệnh thường biểu hiện bụng ong trướng to, trước cửa tổ và trong vách
thùng ong có nhiều dấu vết phân màu vàng hoặc màu đen. Bệnh gây chết ong
trưởng thành, làm giảm tuổi thọ và làm thế đàn ong giảm sút dẫn đến giảm năng
suất mật. Đôi khi bệnh này làm cho ong chúa bị chết. Nha bào Nosema apis có hình
oval lớn, kích thước 4-6 x 2.4µm và chúng chỉ phát triển trong tế bào biểu mô hệ
15

tiêu hóa của ong trưởng thành [42]. Khi các ong bị nhiễm bệnh đi bài tiết phân có
nha bào rơi vào cây cỏ, ao hồ, rãnh nước sau đó ong khoẻ mạnh đi lấy nước, hoặc
mật phấn hoa ăn vào bị nhiễm bệnh và lây lan ra cả tổ. Để chẩn đoán chính xác phải
nghiền nát bụng các con ong nghi là bị bệnh, thu lấy chất lỏng soi dưới kính hiển vi
nếu thấy các nha bào dạng trực khuẩn ở các mép có phát huỳnh quang là nha bào
của Nosema apis. Bệnh gây hại phổ biến trên các đàn ong nuôi ở nhiều nước trên
thế giới, cả các nước ôn đới và ở các nước nhiệt đới [1].

1.3.1.5. Ve ký sinh Varroa dectructor (Chí lớn)
Ve ký sinh Varroa dectructor thuộc họ Varrodiac có nguồn gốc từ ong Châu
Á Apis cerana nhưng lại ít gây tác động cho loại ong này. Ve ký sinh trên nhộng
ong đực và rất ít thấy ký sinh trên nhộng ong thợ do vòng đời ong thợ ngắn, ấu
trùng ong thợ chỉ nằm trong lỗ tổ vít nắp 11 ngày, mặt khác do ong thợ có tập tính
tự dọn vệ sinh cho nhau, cắn và tiêu diệt ve. Khi nhộng ong đực bị ve ký sinh nhiều
thì đàn ong A. cerana bỏ tổ bốc bay để lại các ấu trùng có ký sinh nên nguồn bệnh
còn rất ít [3]. Khi đàn ong bị nhiễm chí và đặc biệt nhộng bị nhiễm chí lớn thì đàn
ong trưởng thành nở ra bị các loại khuyết tật như: Thân hình nhỏ, què chân, xoăn
cánh…. Khoảng 80 – 100% tỷ lệ trại ong bị nhiễm chí lớn [11]. Ong châu Á có khả
năng loại bỏ ve ký sinh tốt hơn ong châu Âu. Các đàn ong không được điều trị ve
ký sinh Varroa thường bị chết trong vòng từ 1 đến 3 năm.
1.3.1.6. Ve ký sinh Tropilaelaps mercedesae (Chí nhỏ)
Loài ve này có nguồn gốc từ ong khoái Apis dorsata. Khi ong Châu Âu
A.mellifera được du nhập vào Châu Á thì loài ve này chuyển sang ký sinh trên ong
Châu Âu và gây thiệt hại còn lớn hơn cả ve Varroa. Tuy nhiên, ve Tropilaelaps chỉ
ký sinh trên ấu trùng vì vậy ở các nước ôn đới thời gian ong qua đông kéo dài 5 – 6
tháng, đàn ong không nuôi ấu trùng nên ve Tropilaelaps không tồn tại được [3]. Các
kết quả nghiên cứu cho thấy nếu đàn ong khuyết nhộng và ấu trùng 21 ngày sẽ tiêu
diệt được chí nhỏ. Chính vì nguyên nhân này nên người nuôi ong áp dụng các biện
pháp như loại bỏ cầu nhộng, nhốt hoặc thay chúa để đàn ong khuyết nhộng. Theo
16

Báo cáo Dự án điều tra ngành ong 2010 của Nguyễn Ngọc Vững điều tra tình hình
nhiễm chí nhỏ tại một số tỉnh chăn nuôi ong phát triển thì 95 – 100% trại ong bị
nhiễm chí nhỏ [11].
1.3.2. Bệnh ở ong do virus gây ra
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy virus là nguyên nhân chủ yếu lây
nhiễm và gây chết ong thậm chí có thể hủy diệt cả đàn ong [15; 45]. Ít nhất có 18
loại virus khác nhau đã được phát hiện ở trên ong [20, 27]. Tuy nhiên, hầu hết các

bệnh ở ong đều do 6 loại virus chính sau đây gây nên bao gồm: Sacbrood virus
(SBV), Deformed wing virus (DWV), Acute bee paralysis virus (ABPV), Black
queen cell virus (BQCV), Chronic bee paralysis virus (CBPV), và Kashmir bee
virus (KBV). Trong đó BQCV là một trong những virus được phát hiện nhiều nhất
trên thế giới [45]. Các virus gây bệnh trên ong mật là các virus có bộ gen là RNA,
có 3 dạng kích thước 17, 30, 35 nm. Hệ gen của những virus này có thể là RNA sợi
đôi hoặc RNA sợi đơn. RNA sợi đơn hoặc là RNA(+) hoặc là RNA(-). Các virus
ong mật đã được phân loại thành hai nhóm chính là: Iflavirus và Dicistriviridae
[16, 26].
1.3.2.1. Black queen cell virus (BQCV)
- Phát hiện và triệu chứng
Virus gây bệnh thối đen mũ chúa (BQCV) ở ong mật là một loại virus giống
picornavirus, gần đây nó đã được phân loại trong chi mới cripavirus (họ
Dicistroviridae) [35, 38]. Virus này lần đầu được phân lập từ ấu trùng ong chúa chết
và từ nhộng đã bị phân hủy một phần trong các mũ chúa màu đen, nơi chúng được
nuôi dưỡng. Khi bị nhiễm virus này, mũ chúa xuất hiện các mảng vá có màu đen,
do đó người ta gọi virus này là virus thối đen mũ chúa [36,17].
BQCV xuất hiện phổ biến ở các con ong trưởng thành. Tuy nhiên, nó lại ảnh
hưởng lâm sàng chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng hoặc nhộng của ong chúa. Trong giai
đoạn đầu của bệnh, ấu trùng nhiễm bệnh xuất hiện màu vàng nhạt giống như những
con bị bệnh do virus sacbrood (SBV) và khó khăn khi chui ra khỏi kén. Ấu trùng và
17

nhộng bị nhiễm virus sẽ biến đổi thành màu đen và chết nhanh chóng. Cuối cùng
mũ chúa trở thành màu đen là một triệu chứng đặc trưng của bệnh BQCV. Ong thợ
cũng có thể bị nhiễm BQCV. Các nghiên cứu về ong thợ ở Pháp và Áo tìm thấy tỷ
lệ lây nhiễm BQCV tương ứng là 86% và 30% nhưng chúng thường không biểu
hiện triệu chứng bệnh ra bên ngoài [15, 27].



Hình 1.4. Ấu trùng bị nhiễm BQCV Hình 1.5. Nhộng bị nhiễm BQCV


Hình 1.6. Ong chúa khỏe mạnh với mũ chúa mở nắp
- Cấu trúc virus
+ BQCV có hình dạng giống Picornavirus, là một thành viên thuộc họ
Dicistroviridae, chi cripavirus. Hạt virus có đường kính 30nm, không có vỏ bọc
bao ngoài và hệ gen của nó là RNA sợi đơn có kích thước khoảng 8,5 kb, không
18

bao gồm đuôi polyA. Hệ gen chứa một tỷ lệ cao của A và U, bao gồm 29,2% A,
30,6% U, 18,5% C và 21,6% G. Virus có hai khung đọc mở (ORF) mã hóa protein
không cấu trúc ở đầu 5' và protein cấu trúc ở đầu 3'. Ở đầu 5′ (ORF1) bắt đầu từ
codon khởi đầu là AUG tại vị trí nucleotit 658 đến 660 và codon kết thúc là UAG
tại vị trí nucleotit 5623 đến 5625, mã hóa protein không cấu trúc (helicase, protease,
RNA polymerase.…). Ở đầu 3′ (ORF2) bắt đầu từ codon khởi đầu là CCU từ vị trí
nucleotit 5834 đến 5836 và codon kết thúc là UAA tại vị trí nucleotit 8393 đến
8395, mã hóa protein cấu trúc (protein capsid). Các protein này được kí hiệu là
VP1, VP2, VP3, VP4 với kích thước lần lượt là 44, 42, 29 và 6kDa [39].

Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc genom BQCV
+ Đặc điểm của gen mã hóa helicase:
Helicase là một trong những enzyme cần thiết cho quá trình nhân đôi của
DNA. Nó sử dụng năng lượng ATP cắt đứt liên kết H
2
để tháo xoắn cấu trúc xoắn
kép của DNA. Từ đó DNA xoắn kép trở thành DNA sợi đơn đồng thời tạo chạc tái
bản giúp cho quá trình sao chép diễn ra theo đúng nguyên tắc bán bảo toàn.
Trong cấu trúc hệ gen của BQCV, trình tự nucleotide của gen mã hóa
Helicase nằm trong vùng mã hóa ORF1. Hiện nay vai trò chính xác của enzyme này

trong BQCV vẫn chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng enzyme này
liên quan đến sự khác biệt về độc lực giữa các chủng BQCV khác nhau trên ong
mật. [22,32].
- Khả năng gây bệnh và mối quan hệ với Nosema apis
Giống như SBV, BQCV có thể nhân lên ở nhộng trong điều kiện phòng thí
19

nghiệm. Tuy nhiên, khi cấy BQCV vào ấu trùng ong thợ và ong trưởng thành thì
thường không phát triển được. Khi ong trưởng thành bị đồng nhiễm BQCV và ký
sinh trùng N. apis thì sẽ bị giảm tuổi thọ so với ong chỉ bị nhiễm ký sinh trùng [19].
Đặc biệt, nếu ong được nuôi bằng các nha bào đã bị nhiễm virus thì ong sẽ bị nhiễm
BQCV. Khả năng nhiễm BQCV ở ong sẽ tăng lên khi có mặt của N. apis. BQCV
liên quan đến ký sinh trùng đường ruột N. apis cả trong tự nhiên và trong điều kiện
phòng thí nghiệm.Theo khảo sát của những nhà nuôi ong ở Áo cho thấy N. apis
được tìm thấy có mặt trong 78% mẫu ong dương tính với BQCV và 75% đàn ong bị
nhiễm N. apis cũng đồng thời bị nhiễm BQCV. Ong trưởng thành ở các đàn ong
thường có nhiều khả năng bị nhiễm N. apis và BQCV. Ấu trùng ong chúa có thể bị
nhiễm bệnh do ăn phải thực phẩm chứa lượng lớn virus được tiết ra bởi các con ong
trưởng thành bị nhiễm bệnh. Trong tự nhiên ong thợ non dường như hiếm khi bị
nhiễm với BQCV, bởi vì ấu trùng ong thợ nhận được ít thức ăn hơn trong một thời
gian ngắn hơn so với ấu trùng ong chúa (ấu trùng ong thợ và ong đực chỉ được nuôi
bằng sữa ong chúa trong 3 ngày đầu còn các ngày sau được nuôi bằng hỗn hợp mật
và phấn hoa). Tuy nhiên, virus này được phát hiện như là một bệnh nhiễm trùng
không biểu hiện rõ ràng ở nhộng ong thợ từ các đàn ong ở Úc dường như khỏe
mạnh [14].
- Phân bố địa lý và thời gian tác động
Một cuộc khảo sát trên 25 đàn ong ở Anh lấy mẫu hàng tháng từ năm 1977
đến 1979 sử dụng phương pháp huyết thanh học cho thấy có đến 90% các mẫu ong
chết vào mùa xuân có chứa BQCV và ký sinh trùng. Cả virus và ký sinh trùng theo
chu kỳ hàng năm tăng nhiễm trùng vào cuối mùa đông đạt đỉnh điểm vào tháng năm

hoặc tháng sáu và giảm nhanh chóng trong tháng tám [18]. BQCV được phát hiện
lên đến 58% số ong trưởng thành trong mùa hè. Virus này tiếp tục tồn tại ở một số
đàn ong trong suốt năm. Tuy nhiên, tỉ lệ nhiễm trùng BQCV ở nhộng thấp hơn ở
ong trưởng thành, với tối đa là 2% trong mùa hè.
BQCV được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Đó là nguyên nhân phổ biến
20

nhất gây tử vong ở ấu trùng ong chúa ở Úc. Tại Úc, virus này đã được coi là nguyên
nhân phổ biến nhất gây nên cái chết của ấu trùng ong chúa vì nó đã được phát hiện
trong huyết thanh với tỉ lệ 49% của mẫu bệnh [13]. BQCV cũng thường được phát
hiện trong đàn ong mật không biểu hiện rõ ràng ở Đan Mạch. Ở Đức vào năm 2001,
BQCV đã được phát hiện trong ấu trùng ong thợ bị bệnh bằng phương pháp PCR
[43].

Ngoài ra, sự nhiễm BQCV trên ong cũng đã được báo cáo ở Bắc Mỹ, Trung
Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương, châu Á, châu Phi và Trung Đông.
- Con đường lây nhiễm và biện pháp điều trị BQCV
+ Con đường lây nhiễm:

BQCV có thể tấn công ở các giai đoạn phát triển khác nhau của ong mật, bao
gồm trứng, ấu trùng, nhộng, ong thợ trưởng thành và ong chúa. Số lượng cá thể
trong đàn lớn và tỷ lệ tiếp xúc cao giữa các thành viên tạo điều kiện môi trường lý
tưởng cho việc truyền các tác nhân gây bệnh. Virus được lây truyền theo chiều
ngang (giữa những con ong, thông qua thực phẩm bị nhiễm khuẩn/phân, hoặc ve
varroa), hoặc theo chiều dọc (chuyển từ ong chúa cho con cái). Virus thường tồn tại
trong ong một cách tiềm ẩn, không giết chết ong ngay cũng như không biểu hiện lập
tức dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên trong những điều kiện nhất định chúng có thể ảnh
hưởng đáng kể sức khỏe ong và rút ngắn tuổi thọ của những con ong bị nhiễm
bệnh…[24]. Trên thực tế, virus chọn con đường truyền thích hợp dựa trên các điều
kiện phát triển, sinh lý, sinh thái và dịch tễ học khi các đàn ong đang trong tình

trạng không cạnh tranh và khỏe mạnh. Đây có thể là một nguyên nhân chính gây lây
lan nhanh chóng của bệnh trong cộng đồng và có thể làm sụp đổ của toàn bộ đàn ong.
+ Biện pháp điều trị:
Hiện nay, đối với các loại virus trên ong mật nói chung và đối với BQCV nói
riêng chưa có thuốc điều trị cũng như vacxin đặc hiệu. Để ngăn chặn sự bùng phát
dịch bệnh này cần phải kiểm soát được tác nhân gây bệnh Nosema và Varroa.
Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường sạch sẽ, lựa chọn giống ong tốt và cho chế độ ăn
uống phù hợp cũng góp phần ngăn chặn sự lây lan của BQCV trong các đàn ong.

×