Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chuyên đề địa lí đại phương vấn đề phát triển nông nghiệp tại tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH CAO BẰNG
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH CAO BẰNG
Nhóm học sinh: Linh Thị Mai Anh
Nông Thị Ngọc Dung
Sầm Thị Thanh Tâm
Lộc Thị Thu Hà
Lý Thị Chao
Sầm Thị Bích Trà
Đàm Thị Thu Phương
Lô Văn Nguyên
Năm học: 2014-2015
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tổ Quốc, nơi có nhiều di tích
lịch sử văn hóa lâu đời và quý giá. Nơi địa đầu của Tổ Quốc và cũng là nơi có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, trong đó phát triển nông nghiệp là lĩnh vực quan
trọng, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống dân cư, trật tự trị an xã hội và
góp phần củng cố nền quốc phòng toàn dân.
Trong thời kì đổi mới Cao Bằng đã đạt nhiều thành tựu về mọi mặt, phù hợp với xu
thế chung của cả nước trong giai đoạn mới. Việc xác định phương hướng và giải
pháp phát triển kinh tế xã hội vẫn luôn là nhiệm vụ trọng tâm của lãnh đạo các cấp
tỉnh Cao Bằng. Chuyên đề sau đây đề cập đến một số vấn đề cơ bản về thực trạng,
định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng theo nghĩa rộng
bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cao Bằng có gần 83% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên,
trong những năm trở lại đây tỉ trọng ngành nông –lâm – ngư nghiệp trong tổng số
GDP đang có xu hướng giảm dần xong vẫn có đóng góp tương đối lớn trong GDP
toàn tỉnh. Tính tới 2010 ngành đã đóng góp 35,37% trong tổng số GDP của tỉnh. Cơ


cấu của ngành nông nghiệp bao gồm:
A. NÔNG NGHIỆP
I.Ngành trồng trọt
1. Cây lương thực, thực phẩm.
a, Vị trí
- Là cây trồng có vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt nói riêng và ngành
nông nghiệp nói chung
b, Vai trò
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
- Cung cáp thức ăn cho chăn nuôi
- Đảm bảo an ninh lương thực của tỉnh
- Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp
c, Điều kiện phát triển
* Điều kiện tự nhiên
- Đất đai: Đất phù sa chiếm 10% diện tích toàn tỉnh tập trung ở một số thung
lũng như thung lũng sông Bằng, sông Quây Sơn và một số thung lũng các con sông
nhỏ khác
- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- Nước: có mạng lưới thủy văn khá dày
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Lực lượng lao động dồi dào
- Có nhiều thành phần dân tộc với nhiều kinh nghiêm sản xuất độc đáo như canh
tác trên ruộng bậc thang
- Thị trường tiêu thụ tương đối lớn
- Có nhiều chính sách khuyến khích phát triển
- Có nhiều giống bản địa thích nghi cao với điều kiện địa phương
d, Tình hình phát triển
- Diện tích trồng cây lương thực tăng từ gần 64000 ha (năm 1991) lên 87330 ha
(năm 2014)
- Sản lượng tăng từ 124,1 nghìn tấn (năm 1991) lên 255,1 nghìn tấn (năm 2014)

- Năng suất tăng từ 1,93 tấn/ha (năm 1991) lên 2,92 tấn/ha (năm 2014)
- Bình quân lương thực đầu người tăng từ 253 kg/người (năm 1991) lên
470kg/người (năm 2012)
- Phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh trong đó tập trung ở các huyện Hòa
An, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Phục Hòa, Bảo Lạc…
Cụ thể:
* Cây lúa: là một cây trồng quan trọng trong ngành sản xuất lương thực chiếm
45,7% cơ cấu ngành lương thực (số liệu năm 1999)
- Diện tích trồng lúa đạt 58962 ha (năm 1991) và tăng lên 69515 ha (năm 2014)
- Sản lượng tăng từ 69413 tấn (năm 1991) lên 126813 tấn (năm 2014)
- Năng suất tăng từ 23,5 tạ/ha (năm 1991) lên 41,7 tạ/ha (năm 2014)
- Cơ cấu: có hai vụ chính là vụ mùa và vụ Đông Xuân
+ Vụ mùa là vụ chính với diện tích gấp 7 – 8 lần vụ Đông Xuân
+ Tuy nhiên năng suất vụ Đông Xuân lại cao gấp 1,7 lần vụ mùa
* Cây ngô: chiếm vai trò gần ngang với cây lúa
- Diện tích trồng ngô tăng từ 31511ha (năm 2000) lên 38962 ha (năm 2014)
- Sản lượng tăng từ 75838 tấn (năm 2000) lên 128108 tấn (2014)
- Năng suất tăng từ 24,06 tạ/ha (năm 2000) lên 32,88 tạ/ha (năm 2014)
- Cơ cấu chủ yếu tập trung vào vụ Xuân
- Phân bố tập trung nhiều nhất ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Quảng Uyên,
Phục Hòa, Trùng Khánh, Hà Quảng…
* Ngoài lúa và ngô, Cao Bằng còn trồng nhiều loại hoa màu lương thực khác như
khoai lang, sắn, cao lương nhưng diện tích không nhiều
- Khoai lang được trồng nhiều nhất ở Quảng Uyên, Phục Hòa (435 ha) và Trùng
Khánh (402 ha)
- Sắn được trồng nhiều ở Quảng Uyên – Phục Hòa (388 ha) và Hạ Lang (300 ha)
e, Khó khăn
- Diện tích tự nhiên khá rộng nhưng diện tích đất trồng cây lương thực không
nhiều
- Đất đai có độ dốc lớn, quá trình rửa trôi diễn ra mạnh

- Thường xuyên xảy ra các thiên tai như hạn hán, ngập úng, sạt lở đất, lũ ống, lũ
quét…
- Tập quán canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún, trình độ thâm canh còn hạn chế
f, Hướng phát triển
- Mở rộng diện tích sản xuất, thâm canh, tăng vụ
- Đẩy mạnh sản xuất các cây hoa màu lương thực trên diện tích đất đồi
- Đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất
Hoạt động sản xuất lúa
2. Cây ăn quả
a, Vị trí, vai trò
- Cây ăn quả là một bộ phận của ngành trồng trọt
- Có vai trò
+ Cung cấp dinh dưỡng cao
+ Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Đa dạng hóa các sản phẩm của ngành trồng trọt
+ Giúp thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói
giảm nghèo
b, Điều kiện phát triển
* Điều kiện tự nhiên
- Là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu, có mùa đông lạnh thích hợp trồng
nhiều loại cây ăn quả như đào, lê, mận, cam, quýt, bưởi,…
* Điều kiện kinh tế xã hội
- Lực lượng lao động dồi dào
- Nhu cầu thị trường lớn
- Có nhiều chính sách ưu tiên phát triển
c, Tình hình sản xuất
-Cả tỉnh có khoảng 1000ha cây ăn quả các loại tuy nhiên diện tích này còn phân
tán, mô hình sản xuất vài trăm triệu đồng/ tháng còn ít và chưa được nhân rộng.
- Hiện nay đã có một số hộ gia đình xây dựng được mô hình trang trại vườn cây

ăn quả, tăng năng suất, giá trị cây trồng, nâng cao thu nhập. ( Ví dụ nhà ông Dương
Văn Khuyến ở Phục Hòa có mô hình trang trại vườn cây đu đủ, thanh long trên
700m
2
đất đồi, mỗi năm thu được khoảng 60 triệu đồng từ việc bán đu đủ và
khoảng 50 tiệu đồng từ việc bán thanh long).
- Từ năm 2010 đến nay tỉnh đã có nhiều chính sách, triển khai một số đề tài đẻ
phát triển ngành trồng cây ăn quả như: “Ứng dụng công nghệ ghép vi đỉnh sinh
trưởng để bảo tồn và phát triển giống cam, quýt Hòa An”, “Phục tráng, bảo tồn và
phát triển giống quýt đặc sản Trà Lĩnh”
- Một số loại cây ăn quả chính của tỉnh:
+ Cây lê: là đặc sản của các huyện Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc có giá trị
dinh dưỡng cao, mang lại hiệu quả kinh tế sẽ được phát triển ở quy mô hàng hóa
nếu được đầu tư một cách hợp lí. Hiện toàn tỉnh có 131,1 ha lê, trong đó 82 ha cho
thu hoạch, đang có đề tài khai thác và phát triển nguồn gen lê ở Nguyên Bình, Bảo
Lạc nhằm góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng lê Cao Bằng.
+ Cây mận: toàn tỉnh có 280 ha trồng mận, trong đó mận tam hoa là chủ yếu với
khoảng 240 ha cho sản lượng gần 750 tấn. Một cây mận có thể thu hoạch từ 3 – 4
triệu đồng. Một số hộ gia đình thu nhập hằng năm đạt hàng trăm triệu đồng/năm từ
cây mận.
+ Bưởi: Đặc biệt là bưởi Phục Hòa có chất lượng tốt. Sản lượng một cây có thể
đạt từ 150 – 180 quả, giá trị vài triệu đồng/cây
d, Khó khăn
- Diện tích đất trồng còn thấp, nhiều diện tích có độ phì kém
- Địa hình chủ yếu là đồi núi khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất
- Trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp, chưa có nhiều trang trại,
vườn cây trên quy mô lớn, chưa áp dụng khoa học- kĩ thuật nhiều vào việc chăm
sóc, thu hoạch và bảo quản
- Chưa được chú trọng đầu tư vốn
- Thời tiết thất thường, sâu bệnh,…

- Thị trường chưa ổn định
Vì vậy tỉnh cần có nhiều biện pháp, chính sách phát triển trồng cây ăn quả như:
- Cho vay vốn đầu tư phát triển trang trại, vườn cây
- Phát triển các giống cây ăn quả, khuyến khích mở rộng diện tích nâng cao thu
nhập cho người dân
- Chú trọng phát huy tiềm năng về khoa học, đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật vào sản xuất cây ăn quả đặc sản của tỉnh chiếm lĩnh thị trường nội bộ và
phục vụ mục tiêu xuất khẩu trong tương lai


4, Cây công nghiệp
a, Vị trí
- Là một bộ phận của nghành trồng trọt
b, Vai trò
- Cung cấp nguồn lương thực
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Cung cấp các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Góp phần giải quyết việc làm
- Thúc đẩy phát triển kinh tế
c. Điều kiện phát triển
- Diện tích đất feralit khá lớn thích hợp trồng nhiều loại cây
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc trồng cây công
nghiệp
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất
- Nhu cầu thị trường khá lớn
d, Tình hình phát triển
Có bước phát triển khá, chủ yếu trồng một số cây như:
- Chè: diện tích khoảng 3000ha (năm 2010), được trồng chủ yếu ở Thạch An, Hạ
Lang, Nguyên Bình, Hà Quảng,…
- Lạc: diện tích lạc giống của Cao Bằng khoảng 900ha mỗi năm bán từ 500-1000

tấn. Được trồng nhiều ở Nguyên BÌnh, Thạch An,
- Đỗ xanh: năm 2011, đưa vào trồng khoảng 50ha, năng xuất 1-2 tấn/ha
- Đậu tương: năm 2000, diện tích gần 7000ha, sản lượng khoảng 4272 tấn, năng
suất còn thấp khoảng 0.62 tấn/ha. Trồng nhiều ở Quảng Uyên, Hà Quảng, Trùng
Khánh,
- Thuốc lá: diện tích khoảng 35000ha, mỗi năm cung cấp cho các nhà máy
khoảng 6000 tấn, thu nhập bình quân đầu của vùng trồng thuốc lá là trên 100 triệu
đồng/ha/năm. Tập trung trồng ở Hòa An, Hà Quảng,
- Mía: diện tích khoảng 3200ha, sản lượng là 150000 tấn, năng suất gần 47
tấn/ha. Dược trồng nhiều ở Phục Hòa, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Thạch An,…
- Trúc sào: diện tích khoảng 3200ha, mỗi năm cung cấp trên 1.5 triệu cây. Phân
bố: Nguyên Bình, Bảo Lạc.
- Hồi: diện tích khoảng 500ha, trồng ở Thạch An, Trà Lĩnh, Bảo Lạc.
- ngoài ra còn trồng cây bông ở Bảo Lạc
E, Khó khăn
Tuy có bước phát triển nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn như:
- Tính bền vững không cao, sản xuất manh mún, tự phát, không theo quy hoạch,
đầu tư thấp, chưa lượng chưa cao.
- Sản xuất chưa gắn với tiêu thụ
- Sản xuất theo lối quảng canh là chủ yếu.
Vì vậy phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả như:
- Quy hoạch sản xuất các loại cây công nghiệp lâu năm theo hướng sản xuất
hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ
- Đổi mới phương pháp sản xuất, ứng dụng khoa học-kĩ thuật
- Ổn định đầu ra cho các sản phẩm bằng các cơ chế, chính sách phù hợp.


II, Ngành chăn nuôi
1, Vị trí, vai trò
- Là một bộ phận của ngành nông nghiệp. Tỉ trọng còn nhỏ so với ngành trồng

trọt, nhưng đang có xu hướng tăng. Đang được chú trọng phát triển tạo sản phẩm
hàng hóa cho tỉnh, phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp thực phẩm, giúp giải
quyết việc làm, nâng cao chất lượng bữa ăn cho người dân.
2, Điều kiện phát triển
- khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, đất feralit khá màu mỡ thích hợp
trồng nhiều loại cây là nguồn thức cho phát triển chăn nuôi
- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.
- Nhu cầu thị trường lớn.
3, Tình hình phát triển
- Ngành chăn nuôi chiếm 36,1% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh (năm
2010).
- Cơ cấu bao gồm:
a, Chăn nuôi gia súc lớn ( số liệu năm 2014)
- Tổng đàn trâu có 10128 con, tăng 3,91% so với năm 2013. Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng đạt 1252 tấn, tăng 1,27%. Phân bố ở Hòa An, Phục Hòa, Quảng Uyên,
Trùng Khánh,…
- Tổng đàn bò có 126 321 con, tăng 5,69% , sản lượng thịt hơi xuất chuồng đặt
1784 con, tăng 9,36%. Bò được nuôi chủ yếu ở các huyện như Bảo Lạc, Trùng
Khánh, Hạ Lang
- Ngoài ra Cao Bằng còn nuôi lợn và dê. Cả tỉnh có gần 9000 con ngựa phân bố
chủ yếu ở Bảo Lạc và gần 5000 con dê phân bố chủ yếu ở Quảng Uyên, Phục Hòa,



Nhân dân xã Quang Long (Hạ Lang) chăn nuôi trâu ở Bảo Lạc
phát triển Chăn nuôi gia súc
b, Về chăn nuôi lợn và gia cầm
- Tổng đàn lợn cả tỉnh là 383136 con, tăng 0,51%. Sản lượng thịt hơi đạt 23920
tấn, tăng 12,83% so với năm 2013. Được nuôi nhiều ở Hòa An, Quảng Uyên, Trùng
Khánh, …

- Tổng đàn gia cầm có 2188 nghìn con, giảm 3,32%. Sản lượng thịt gia cầm đạt
4393 tấn, giảm 0,33% so với năm 2013. Sản lượng trứng các loại đạt 22860 nghìn
quả, tăng 7,12%. Gia cầm được nuôi nhiều ở Hòa An, Bảo Lạc, Quảng Uyên, Trùng
Khánh,…


Chăn nuôi lợn ở xã Phong Châu (Trùng Khánh ) chăn nuôi gà ở Hòa An
3. Khó khăn
- Do thời tiết quá lạnh vào mùa đông làm cho vật nuôi chết rét nhiều, dịch bệnh
xuất hiện thường xuyên gây tổn thất lớn
- Kinh nghiện sản xuất của người dân còn lạc hậu
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật còn nhiều hạn chế
- Phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp
4. Biện pháp
- Chống đói rét cho đàn gia súc nhằm giảm thiểu tối đa số gia súc bị chết do đói,
rét, dịch bệnh
- Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện biện pháp phòng chống đói rét cho
vật nuôi như: dự trữ thức ăn, ủ chua thức ăn, tích trữ rơm cho trâu bò, bổ sung thức
ăn tinh, nước muối ấm, hạn chế tối đa việc chăn thả khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp
và che chắn chuồng trại đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, ấm áp,…
- Phát triển dịch vụ thú y
III. Dịch vụ nông nghiệp
1.Vị trí, vai trò
- Là một bộ phận của ngành nông nghiệp
- Có vai trò quan trọng, là điều kiện từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống
nông dân, giảm sự cách biệt mức sống giữa thành thị và nông thôn.
- Góp phần phát triển nông thôn toàn diện, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng tiến
bộ
2. Điều kiện phát triển
- Cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của người dân trong sản xuất

ngày càng tăng
- Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển
3. Tình hình phát triển
- Dịch vụ cung cấp giống cây trồng được chú trọng. Trong năm 2014 các công ty
giống cây trồng đã nhập kho 140 tấn giống ngô các loại, 15 tấn giống lúa
- Các dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vât, vật tư nông nghiệp,
thuốc thú y, máy móc ngày càng hoàn thiện và được phổ biến trong toàn tỉnh
- Dịch vụ cung cấp giống vật nuôi được đầu tư
4. Khó khăn
- Chất lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa cao
- Máy móc thiết bị chưa được phổ biến rộng rãi
- Trình độ sử dụng các dịch vụ chưa cao
- Các loại giống cây trồng vật nuôi chưa đảm bảo chất lượng

B. LÂM NGHIỆP
1. Vị trí
- Là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, được coi là một trong những thế mạnh
của Cao Bằng
- Là một bộ phận của ngành nông nghiệp
2. Vai trò
- Cung cấp lâm sản, đặc sản cây công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã
hội trước hết là lâm sản ngoài gỗ.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng.
- cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con
người
- Đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, giữ nước, giữ đất, điều hòa dòng chảy, chống
xói mòn, rửa trôi, thoái hóa đất.
- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch.
- Đem lại nguồn thu nhập cho đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sỏ để phân
bố lại dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo

3, Điều kiện phát triển
- Cao Bằng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng
so với các tỉnh miền núi khác,vì thế có những loại cây đặc trưng như các cay họ dẻ,
sín, tàu trám, sau sau, lim, trúc, tre,…
- Có diện tích đất lâm nghiệp lớn, với 534,3 nghìn ha, chiếm 79,66% diện tích
đất tự nhiên Cao Bằng (năm 2009).
- Có nhiều loại gỗ quý: lim, nghiến, sến, tô, Cùng một số loài thú quý: gấu,
hươu, nai,…
- Một số tài nguyên rừng có thể khai thác thành khu du lịch sinh thái.
- Người dân cần cù, sáng tạo, có ý thức trồng và bảo vệ rừng.
4, Tình hình phát triển
Mấy năm gần đây nhờ có những chủ trương và chính sách hợp lý của Đảng, Nhà
nước nên tài nguyên rừng đang dần được phục hồi. Độ che phủ của rừng đạt 40%
năm 2000.
Trong năm 2014:
- Sản lượng gỗ khai thác được 19762m3, tăng 10,97% so với năm 2013.
- Sản lượng củi khai thác được 1105 nghìn ha, giảm 7,11%.
- Tre, trúc khai thác được 6113 nghìn cây.
- Toàn tỉnh trồng được 1596,6 ha rừng tập trung, bằng 94,46% so với năm 2013.
Só lượng cây tồng phân tán là 235 nghìn cây, giảm 39,68%.
- Diện tích trồng được chăm sóc la 1911,6 nghìn ha, tăng 12,97%. Diện tích rừng
khoanh nuôi tái sinh là 7888ha, giảm 10,31%.
- Diện tích rừng giao khoán bảo vệ là 30933 ha, giảm 23,8%.
5, Khó khăn
- Khí hậu thất thường với đợt lũ lụt, hạn hán hoặc rét đậm, rét hại gây hó khăn
cho việc khai thác và bảo vệ rừng.
- Địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi nhiều thung lũng gây trở ngại cho việc khai
thác rừng.
- Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp chưa cao.
- Chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, trữ lượng gõ còn ít. Các loại gỗ

quý không còn nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng.
- Hiện tượng cháy rừng còn nhiều do ý thức của người dân còn kém.
- Còn có hiện tượng du canh, du cư.
6, Định hướng
Trong thời gian tới, Cao Bằng sẽ tiếp tục phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kết
hợp khoanh nuôi bảo vệ rừng. Giao đất và hỗ trợ dân về giống, vốn, kĩ thuật.
- Nhân rộng các điển hình về vườn-rừng, trại-rừng, tiến tới hình thành việc định
cannh, định cư, trước hết tập trung vào các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Nguyên
Bình.

C. THỦY SẢN
1, Vị trí: là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân hiện nay và cả sau này.
2, Vai trò
Cao Bằng là 1 tỉnh miền núi không giáp biển nhưng ngư nghiệp vẫn đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển knh tế.
- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
- Khai thác tối đa những thế mạnh của tỉnh.
- Đem lại nguồn thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Có giá trị xuất khẩu.
3, Điều kiện phát triển
- Có nhiều ao hồ, hệ thống sông tương đối lớn như sông Kỳ Cùng, sông Bằng
Giang,…
- Nhân dân có kinh nghiệm trong nuôi trồng và đánh bắt.
- Thủy sản phong phú về thành phần loài góp phần đa dạng hóa cơ cấu ngành
4, Tình hình phát triển
- Dựa vào điều kiện sẵn có và quá trình cải tạo, năm 2000 Cao Bằng có xấp xỉ
311 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2014 tăng lên đến 314,27 ha. Phân
bố chủ yếu ở Quảng Uyên (42 ha), Hòa An (143 ha),…
- Sản lượng khoảng 702,4 tấn. Trong đó Quảng Uyên là 56,3 tấn, Hòa An 71,5

tấn.
- Giá trị sản xuất của ngành là 4452 triệu đồng (năm 2000).
5, Định hướng
- Khuyến khích đầu tư để phát triển như: hỗ trợ xây dựng các ao hồ nuôi cá,…
- Sản xuất đang chuyển dịch từ tập quán nuôi quản canh, năng suất thấp sang
nuoi bán công nghiệp kết hợp nuôi cá trên ruộng đồng trồng lúa nước.
KẾT LUẬN
Cao Bằng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng bên
cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn như địa hình chia cắt mạnh, nhiều đồi núi. Khí
hậu thất thường, nhiều thiên tai. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Chủ yếu là sông
nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Trình độ lao động của người dân còn
hạn chế. Vật tư nông nghiệp còn lạc hậu. Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn khó
khăn. Chưa có các cơ sở chế biến tại chỗ. Thị trường tiêu thụ chưa ổn định.
Vì vậy cần phải có những biện pháp khắc phục và định hướng phát triển đúng
đắn, hợp lý cụ thể như sau: Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn có quan
hệ sản suất phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân; thực hiện chiến lược toàn
diện về tăng trưởng kinh tế gắn với xoá đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. Tập
trung phát triển mạnh chăn nuôi, dịch vụ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, KT-
XH của từng địa phương. Phát triển mạnh cây trồng có khả năng trở thành hàng
hoá quy mô lớn, gắn với chế biến và thị trường để nâng cao giá trị của sản phẩm.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo, tập huấn cho nông dân để
họ có đủ kiến thức ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thật-Công nghệ mới vào
sản xuất, tạo ra khu vực sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu qủavà có sức cạnh
tranh cao. Tăng cường đầu tư có trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác sản xuất và tiêu thụ
các sản phẩm nông lâm nghiệp cho nông dân.


×