Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phương hướng và giải pháp bảo đảm vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.99 KB, 65 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Lời cám ơn
Thời gian ngồi trên ghế nhà trờng là thời gian học tập và nghiên
cứu tại khoa Kinh tế phát triển - Trờng Đại học Kinh tế quốc dân; cũng
nh thời gian thực tập đi vào thực tế tại Viện chiến lợc phát triển - Bộ Kế
hoạch & Đầu t. Em chọn đề tài: "Phơng hớng và giải pháp bảo đảm vốn
đầu t cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001-
2010" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp.
Luận văn hoàn thành ngoài sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè là sự
dìu dắt ngày đêm, tận tình hớng dẫn chỉ bảo của các thầy cô trong khoa
Kinh tế phát triển, các cô, các chú công tác tại Viện chiến lợc - Bộ Kế
hoạch & Đầu t. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô, các cô,
các chú về những bài học quý báu trong công tác nghiên cứu khoa học
cũng nh luân lý, lẽ sống ở đời.
Em xin chân thành gửi lời cám ơn đặc biệt tới thầy giáo TS Lê
Huy Đức - Phó khoa kinh tế phát triển - ngời đã trực tiếp định hớng
nghiên cứu, sửa đề cơng giúp em hoàn thành luận văn. ở thầy em đã
học đợc cách nhìn nhận, tiếp cận vấn đề nghiên cứu cũng nh t chất của
một ngời thầy, một nhà giáo, một nhà khoa học mẫu mực, tận tuỵ, hết
lòng với công việc.
Xin chân thành gửi lời cám ơn tới TS Trần Thị Tuyết Mai- Trởng
Ban Nguồn nhân lực & Xã hội, TS Phạm Lê Phơng, TS Nguyễn Văn
Thành cùng toàn thể các cô, chú công tác tại Ban Nguồn nhân lực & Xã
hội - Viện chiến lợc phát triển Bộ Kế hoạch & Đầu t. Đã cung cấp tài
liệu, góp ý, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn: Trung tâm th viện trờng Đại học kinh tế
quốc dân, Trung tâm th viện Bộ Kế hoạch & Đầu t đã cung cấp tài liệu
cho việc viết luận văn. Cám ơn gia đình cùng toàn thể bạn bè đã giúp
đỡ tạo điều kiện về mặt tài chính cũng nh thời gian cho em hoàn thành
luận văn này.


Hà Nội ngày 31/05/2001.
Sinh viên
Phạm Chí Kiên
Phạm Chí Kiên 1 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Lời nói đầu
*************************
Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng xã hội nói riêng là bộ
mặt xã hội của mỗi quốc gia, là bản báo cáo phản ánh trình độ phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia đó. ở bất kỳ xã hội nào các lĩnh vực của cơ sở hạ tầng
xã hội cũng đều tham gia trực tiếp vào đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát
triển trong đời sống hàng ngày nh: Giáo dục, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ
cho ngời dân quyết định trực tiếp tới t ơng lai của cá nhân, nâng cao trình độ,
t duy, tri thức giúp con ngời phát triển hoàn thiện hơn.
Chính vì lý do đó nên đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội thực chất là trang
bị cho con ngời có trình độ kiến thức nhất định, có một sức khoẻ dồi dào
chống lại bệnh tật, giúp con ngời phát triển toàn diện. Cơ sở hạ tầng xã hội còn
tác động tới năng suất lao động trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội,
tăng trởng kinh tế và phát triển xã hội. Nhận thức đợc vai trò của cơ sở hạ tầng
xã hội, thời gian qua, Đảng và nhà nớc ta đã dành không ít nguồn lực đầu t cho
phát triển lĩnh vực này. Đặc biệt là vốn đầu t - nguồn lực chính - gồm nhiều
nguồn khác nhau: ngân sách nhà nớc, nguồn đầu t t nhân, viện trợ nớc ngoài
(ODA) . Nhờ vậy mà hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ đắc lực trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội góp phần nâng cao chất lợng nguồn nhân lực
đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nớc.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi chất lợng nguồn nhân lực
phải đợc nâng cao về trình độ, t duy, kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp,
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho ngời dân ngày càng tăng, yêu cầu phải phát
triển nhanh chóng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và nhu cầu vốn đầu t ngày

một gia tăng. Vốn đầu t đã trở thành vấn đề bức xúc cần đợc giải quyết trong
thời kỳ CNH-HĐH phát triển kinh tế đất nớc.
Qua thời gian thực tập tại Ban Nguồn nhân lực và Xã hội, em mạnh dạn
chọn đề tài: "Phơng hớng và giải pháp bảo đảm vốn đầu t phát triển cơ sở
hạ tầng xã hội ở Việt nam giai đoạn 2001-2010.
Phạm Chí Kiên 2 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai lĩnh vực chính của
cơ sở hạ tầng xã hội là Giáo dục- Đào tào và y tế. Qua đó minh chứng cụ thể
cho vấn đề đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội ở Việt nam.
Kết cấu luận văn gồm ba phần chính nh sau:
- Chơng I: Một số vấn đề lý luận chung về cơ sở hạ tầng xã hội và
vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội
- Chơng II: Thực trạng của đầu t vào một số ngành thuộc hệ thống cơ
sở hạ tầng xã hội ở Việt Nam thời gian qua 1990-2000
- Chơng III: Phơng hớng và giải pháp bảo đảm vốn đầu t cho phát
triển cơ sở hạ tầng xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2010.
Mặc dù có nhiều cố gắng học tập và nghiên cứu trong quá trình thực tập
nhng do thời gian nghiên cứu có hạn mà đề tài của luận văn giải quyết một vấn
đề lớn của cơ sở hạ tầng xã hội đó là nhu cầu vốn. Chắc chắn luận văn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận đợc góp ý quý
báu từ phía Thầy cô, bạn bè, bạn đọc, để lần nghiên cứu sau đ ợc hoàn thiện
hơn.
Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận
tình của ban lãnh đạo Viện chiến lợc phát triển Bộ kế hoạch và Đầu t, các
cô, các chú công tác tại Ban nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của thầy giáo TS Lê Huy Đức- Phó khoa Kinh tế phát triển, cùng
toàn thể các thầy cô trong quá trình học tập cũng nh hoàn thành luận văn này.

Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2001.
Sinh viên thực hiện:
Phạm Chí Kiên.
Phạm Chí Kiên 3 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chơng I: Một số vấn đề lý luận chung về cơ sở
hạ tầng xã hội và vốn Đầu t cho phát triển
cơ sở hạ tầng xã hội.
********************
I. Cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng x hội và phân loại ã
Trên thế giới thuật ngữ cơ sở hạ tầng hay kết cấu hạ tầng đã đợc sử
dụng từ lâu, bắt đầu từ trong lĩnh vực quân sự sau đó phạm vi này đợc mở rộng
hơn với nội dung phong phú hơn trên cả lĩnh vực kinh tế chính trị. ở nớc ta
thuật ngữ này đã và đang đợc sử dụng với nội dung trên nhiều lĩnh vực. Nói
đến cơ sở hạ tầng ( kết cấu hạ tầng ) ngời ta thờng nghĩ ngay đến hệ thống cơ
sở vật chất phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Hệ thống này là
toàn bộ các công trình công cộng tham gia vào lĩnh vực sản xuất hoặc phi sản
xuất.
1. Cơ sở hạ tầng
Căn cứ vào các hình thức thể hiện kết quả hoạt động của nền kinh tế:
- Hình thức vật chất cụ thể gồm các sản phẩm đợc tạo ra trong các lĩnh
vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,
- Hình thức dịch vụ gồm các sản phẩm phi vất chất đợc tạo ra trong các
lĩnh vực giao thông, thông tin liên lạc, năng lợng, nhà ở, Giáo dục-Đào
tào, y tế,
Cụ thể hơn cơ sở hạ tầng là toàn bộ các công trình phục vụ các lĩnh vực
sản xuất của nền kinh tế quốc dân đó là đờng xá, kênh đào, sân bay, kho tàng,
hệ thống giao thông vận tải, hệ thống Giáo dục-Đào tào, hệ thống y tế và bảo
vệ sức khoẻ cho ngời dân.

Hệ thống này chia ra hai phần:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất trực tiếp phục vụ cho các ngành sản
xuất vật chất.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phi sản xuất có liên hệ gián tiếp với sản xuất.
Phạm Chí Kiên 4 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ đó có thể đi tới khái niệm cơ sở hạ tầng nh sau:
Cơ sở hạ tầng là nền tảng mang tính hệ thống duy trì cho toàn bộ đời
sống kinh tế quốc dân và cho mọi hoạt động sản xuất; là tài sản mà sự cung
cấp đầy đủ không đợc bảo đảm bằng cơ chế thị trờng do có tính chất công
cộng.
Cơ sở hạ tầng gồm các ngành kinh tế, kỹ thuật, các công trình phục vụ,
sản phẩm của chúng tạo ra thể hiện dới hình thức phi vật chất có tính công
cộng. Sự phân biệt giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật chính là tính phục vụ trực tiếp
hay gián tiếp cho hoạt động sản xuất.
Phân loại:
Theo hệ thống cơ sở hạ tầng ta có:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất trực tiếp phục vụ cho các ngành sản
xuất vật chất.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phi sản xuất phục vụ gián tiếp cho các ngành
sản xuất vật chất ( phục vụ đời sống xã hội ).
Nếu xét theo hình thức vật chất:
- Cơ sở vật chất bao gồm: Cơ sở hạ tầng kinh tế ( cầu, đờng, thông tin
liên lạc, giao thông vận tải, ) và cơ sở hạ tầng xã hội ( tr ờng học, bệnh
viện, nhà văn hoá, cơ sở thể thao, ).
- Cơ sở hạ tầng phi vật chất: Bao gồm các chính sách, trình độ dân trí,
kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp, đời sống xã hội,
Vai trò của cơ sở hạ tầng:
Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung gồm những công trình phục vụ trực

tiếp cho hoạt động sản xuất đời sống xã hội. Vì vậy, cơ sở hạ tầng đặc biệt là
cơ sở hạ tầng xã hội có liên hệ mật thiết đến quá trình sản xuất và đời sống
kinh tế xã hội.
Các lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng xã hội có vai trò nâng cao đời sống
dân c và văn minh xã hội, liên quan trực tiếp tới chất lợng nguồn nhân lực.
Trong khi đó cơ sở hạ tầng kinh tế đảm bảo các điều kiện vật chất phục vụ quá
Phạm Chí Kiên 5 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trình sản xuất. Sự bảo đảm này thờng xuyên và liên tục duy trì sự phát triển
kinh tế xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thúc đẩy, kích thích phát triển thơng
mại trong và ngoài nớc tăng khả năng giao lu hàng hoá giữa các vùng, các
quốc gia nhờ hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
Sự giao lu trong các vùng diễn ra nhanh chóng và giữa các quốc gia với
nhau cũng tăng thúc đẩy nhanh hơn tốc độ tăng trởng kinh tế cải thiện đời
sống xã hội.
2. Cơ sở hạ tầng xã hội.
Là một bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng nhng các lĩnh vực thuộc hệ
thống cơ sở hạ tầng xã hội trực tiếp liên quan đến các vấn đề xã hội nh con ng-
ời, văn hoá, văn minh,
2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng xã hội
"Là một bộ phận hợp thành môi trờng sống và bao gồm các ngành kinh
doanh phục vụ sau đây ( cùng với những nhà cửa, công trình và các tổ chức
của chúng ): việc phục vụ đời sống nhà ỏ phục vụ công cộng, thơng nghiệp
bán lẻ và ăn uống công cộng, phục vụ vận tải cá nhân, bảo vệ môi trờng xung
quanh, bảo vệ sức khoẻ, thể dục thể thao, bảo đảm xã hội và bảo hiểm xã hội,
sự nghỉ ngơi có tổ chức của những ngời lao động, văn hoá nghệ thuật giáo dục
phổ thông và đào tạo nghề nghiệp, sự giáo dục của xã hội đối với trẻ em, bảo
vệ trật tự xã hội, "
Xuất phát từ khái niệm trên thì cơ sở hạ tầng xã hội gồm:

- Nhà ở.
- Các công trình phục vụ: Công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể
thao, thơng nghiệp, dịch vụ công cộng, bu điện
- Cây xanh, công viên, mặt nớc, và các điểm dân c xã có các công trình
công cộng của xã gồm: Nhà văn hoá, câu lạc bộ, nhà truyền thống, th
viện, trờng tiểu học cấp một, trờng trung học cơ sở cấp hai, sân vận
động, chợ, cửa hàng, trờng mẫu giáo, trạm y tế
Nếu xét theo hệ thống:
Phạm Chí Kiên 6 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
"Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội là một bộ phận của hệ thống cơ sở hạ
tầng nói chung. Nó bao gồm tập hợp các ngành thuộc loại nền tảng có tính
chất dịch vụ xã hội có tác động tới hoạt động kinh tế xã hội, tạo thành môi tr-
ờng sống có ảnh hởng trực tiếp tới sự phát triển con ngời một cách toàn diện
cả về thể chất lẫn tinh thần".
Con ngời là một trong những yếu tố cơ bản của lực lợng sản xuất. Có
hàng loạt các nhu cầu cần đợc thoả mãn có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm nhu cầu thuộc về sinh lý của cơ thể gồm: ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi,
bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ,
- Nhóm nhu cầu về các hoạt động.
- Nhóm nhu cầu về biểu hiện mong muốn đạt đến những đỉnh cao về
phát triển khả năng trong con ngời.
Vậy hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội chính là cơ sở vật chất kỹ thuật cho
các hoạt động, dịch vụ có liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
cho con ngời và sự thoả mãn nhu cầu nói trên.
2.2. Phân loại
Cơ sở hạ tầng xã hội gồm hai loại:
- Cơ sở hạ tầng vật chất gồm: Trờng học, bệnh viện, nhà văn hoá,
cơ sở thể thao, còn gọi là cơ sở hạ tầng phần cứng.

- Cơ sở hạ tầng xã hội phi vật chất gồm: hệ thống các chính sách,
chế độ, trình độ dân trí, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, còn
gọi là cơ sở hạ tầng xã hội phần mềm.
Hệ thống cơ cở hạ tầng xã hội cũng bao gồm:
- Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất hệ thống cơ sở hạ tầng phần
cứng gồm: hệ thống nhà ở, hệ thống các cơ sở khoa học, bệnh viện, hệ
thống trờng học, cùng với các thiết bị của chúng.
-Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội phi vật chất hệ thống cơ sở
hạ tầng phần mềm gồm: hệ thống các chính sách, luật, cơ chế,
Phạm Chí Kiên 7 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.3. Đặc điểm và vai trò của cơ sở hạ tầng xã hội
Đặc điểm
Xuất phát từ khái niệm có thể thấy cơ sở hạ tầng xã hội có các đặc điểm
sau:
- Cơ sở hạ tầng xã hội là tập hợp hệ thống các ngành có tính chất phục
vụ thờng là không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản
xuất xã hội nhng tính chất hỗ trợ lại rất cao nh việc phục vụ đời sống xã
hội bằng các công trình công cộng. Ngoài ra nó còn phục vụ gián tiếp
phát triển kinh tế xã hội thông qua nâng cao chất lợng nguồn nhân lực
nh y tế chăm sức sức khoẻ hay nâng cao trình độ dân trí thông qua
Giáo dục- Đào tạo ở hiện tại cho tơng lai.
- Cơ sở hạ tầng xã hội tập hợp hầu hết các lĩnh vực tạo thành môi trờng
sống thuận lợi có tác dụng nâng cao mức sống dân c, trình độ dân trí.
Các lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng xã hội ảnh hởng trực tiếp tới sự phát
triển con ngời cả về thể chất lẫn tinh thần nh các hoạt động thể thao văn
hoá,
- Cơ sở hạ tầng xã hội gồm chủ yếu là các công trình công cộng nên vốn
đầu t cho lĩnh vực này là rất lớn, thời gian thu hồi lâu; nguồn đầu t tập

trung chủ yếu vào ngân sách nhà nớc, t nhân hầu nh ít tham gia. Hiệu
quả mang lại từ đầu t cho lĩnh vực này không thấy rõ ngay ở hiện tại nh
hoạt động đầu t khác, mà chỉ thấy đợc trong tơng lai sau một thời gian
dài đầu t. Nhìn chung cơ sở hạ tầng xã hội là một bộ phận của cơ sở hạ
tầng, nội dung đề cập có sự khác nhau về phạm vi hệ thống cơ sở vật
chất. Nhng cơ sở hạ tầng xã hội có liên quan trực tiếp đến đầu t phát
triển nguồn nhân lực, động lực chính cho phát triển xã hội.
Vai trò:
Xã hội ngày càng phát triển tự nó đòi hỏi không ngừng tái sản xuất mở
rộng sức lao động mới cả về số lợng lẫn chất lợng cùng với việc tạo điều kiện
cho tất cả mọi thành viên của xã hội một đời sống không những đầy đủ về ph-
ơng diện vật chất lại còn đảm bảo cho họ đợc phát triển tự do và đầy đủ các
năng khiếu thể lực trí tuệ của mình.
Phạm Chí Kiên 8 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trình độ phát triển của nền sản xuất càng cao, điều kiện sống của con
ngời càng đợc cải thiện thông qua sự phát triển các ngành dịch vụ:
- Số lợng thể hiện qua xu hớng có tính chất quy luật là lao động trong
lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm và lao động trong các ngành
khoa học, Giáo dục - Đào tào, y tế, thể dục - thể thao, văn hoá, nghệ
thuật. Các ngành phục vụ sự phát triển toàn diện của con ngời tăng cả về
tuyệt đối lẫn tơng đối cùng với trình độ chuyên môn nghề nghiệp ngày
càng cao.
- Chất lợng của toàn bộ hệ thống phải đạt đợc trình độ tiên tiến nhất
định bao gồm các công trình xây dựng cơ bản với các điều kiện vệ sinh,
thẩm mỹ nhất định, là cơ sở vật chất của việc nâng cao chất lợng hiệu
quả phục vụ trong từng ngành.
Đầu t phát triển các ngành dịch vụ nói trên sẽ bảo đảm thoả mãn ngày
càng nhiều hơn, chất lợng ngày càng cao hơn hệ thống các nhu cầu vật chất

tinh thần hợp lý và chính đáng của con ngời, từ đó sẽ phát huy đợc động cơ lao
động của từng cá nhân từng tập thể và trở thành động lực lao động mạnh mẽ
nhất của phát triển. Chính vì vậy, ngày nay sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia bên cạnh sự tăng trởng về kinh tế còn phụ thuộc rất lớn vào những nỗ
lực phát triển văn hoá xã hội của riêng mình điều đó đòi hỏi phải có hành động
cụ thể trong lĩnh vực phát triển xã hội với mục tiêu chung là hớng vào con ng-
ời, phát triển con ngời, xoá đói giảm nghèo. Không ngừng cải thiện và nâng
cao đời sống nhân dân, nhất là những vùng nghèo, cộng đồng nghèo bởi vì:
phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu cuối cùng và mục tiêu cao nhất của quá
trình phát triển.
2.4. Các yếu tố ảnh hởng tới sự hình thành và phát triển của cơ sở hạ
tầng xã hội.
Các yếu tố thuộc về môi trờng tự nhiên.
Sự phân bố cơ sở hạ tầng xã hội phụ thuộc nhiều vào vị trí địa lý, địa
hình khí hậu và điều kiện đất đai. Trong quá trình phát triển của cơ sở hạ tầng
xã hội, các điều kiện tự nhiên tác động vào sự phân bố giữa các vùng, các
Phạm Chí Kiên 9 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ngành khác nhau. Sự ảnh hởng có thể thấy rõ rệt nhất là sự phân bố các công
trình xây dựng thuộc hệ thống này trong quá trình phát triển.
Trình độ phát triển kinh tế xã hội:
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định quá trình hình thành của hệ
thống cơ sở hạ tầng xã hội. Trình độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao,
càng có điều kiện thuận lợi trong việc đầu t cho phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu phúc lợi chung nh: mở mang trờng học, cơ
sở y tế, thể dục thể thao, văn hoá Nó có tác dụng to lớn trong việc bồi d ỡng
sức khoẻ, vật chất, tinh thần kích thích sự phát triển mọi mặt của các thành
viên trong xã hội.
Trình độ phát triển kinh tế xã hội và trình độ phát triển của cơ sở hạ

tầng xã hội có quan hệ tỷ lệ thuận. Mức thu nhập càng thấp thì tỷ lệ ngời đợc
học hành chăm sóc, y tế càng thấp. Thu nhập thấp không có điều kiện, khả
năng tham gia vào nhiều hoạt động khác chứ không riêng gì lĩnh vực cơ sở hạ
tầng xã hội.
Chính sách của Nhà nớc.
Mục tiêu của xã hội chính là sự phát triển cao tập trung vào con ngời,
cho con ngời và vì con ngời. Chính vì vấn đề này quốc gia nào cũng rất quan
tâm đến lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội biểu hiện bằng các chính sách phát triển
kinh tế xã hội và điều này đợc khẳng định ngay trong hiến pháp. ở Việt Nam
mục tiêu phát triển là dân giàu, nớc mạnh xã hội công bằng văn minh biểu
hiện của nó là các chính sách về Giáo dục- Đào tạo hay trong các văn kiện Đại
hội Đảng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu cả xã hội phải chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục, đa giáo dục của nớc ta ngang tầm với các quốc gia khác trên
thế giới.
Chính sách chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở điều 43 Hiến pháp năm
1992 quy định nh sau: Nhà nớc định hớng chiến lựơc ban hành các chính
sách và đa ra giải pháp chủ yếu có liên quan trực tiếp tới việc thúc đẩy sự hình
thành và phát triển hệ thống mạng lới các cơ sở y tế.
Phạm Chí Kiên 10 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tuy vậy chính sách đầu t, phân bổ và trợ cấp đợc xem xét thích hợp với
điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Chất lợng phục vụ đợc nâng cao tạo điều
kiện cho phát triển con ngời một cách toàn diện.
Tiến bộ khoa học công nghệ:
Ngày nay khoa học công nghệ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế
xã hội. Khoa học phát triển nh vũ bão, con ngời đòi hỏi phải có trình độ nhất
định để tiếp thu công nghệ hiện đại bắt kịp sự phát triển của xã hội. Đầu t vào
nguồn nhân lực phát triển con ngời trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc
gia, hơn nữa những kỹ năng thực hành kỹ thuật và kinh tế linh hoạt, ý thức

nghề nghiệp sâu sắc, đạo đức và lơng tâm nghề nghiệp trong sáng sức khoẻ
vững vàng Những tiềm lực này chỉ thông qua quá trình phát triển và nâng
cao chất lợng nguồn nhân lực cả về thể lực và trí lực lẫn văn hoá tinh thần. Nh
vậy, trình độ tiến bộ của khoa học công nghệ càng cao tác động tới trình độ
phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội, cũng nh đầu t phát triển các ngành, lĩnh
vực có liên quan.
II. Vốn đầu t cho phát triển cơ sở hạ tầng x hộiã
Để tiến hành hoạt động nào đó cần phải bỏ ra những nguồn lực nhất
định và thu về các kết quả nhất định trong tơng lai. Kết quả thu về đó lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra về mặt giá trị. Vậy vốn đầu t đợc quan niệm là các
nguồn lực bỏ ra để đầu t cho một hoạt động nào đó.
1. Khái niệm vốn đầu t .
Vốn Đầu t chính là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh
doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác đợc đa
vào sử dụng trong quá trình sản xuất của xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có
và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội, nâng cao chất lợng đời sống xã
hội.
Để xã hội phát triển cần phải tạo ra nhiều tiềm lực mới trên tất cả các
lĩnh vực. Do vậy, hoạt động đầu t phát triển là quá trình sử dụng vốn đầu t
nhằm tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật và thực hiện các chi phí
Phạm Chí Kiên 11 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
gắn liền với sự hoạt động vừa đợc tái sản xuất mở rộng, thông qua các hình
thức xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất nói trên.
Từ khái niệm vốn đầu t có thể hiểu:
Vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội là tổng hợp các nguồn lực đợc đầu t
vào quá trình phát triển, đổi mới hệ thống cơ sở hạ tầng. Sau đầu t hệ thống cơ
sở hạ tầng xã hội đợc đầu t xây dựng hoạt động mang lại lợi ích lớn hơn so với
ban đầu.

Đặc điểm của vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội
Vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội tơng đối lớn do tính chất của cơ sở
hạ tầng xã hội quy định. Hầu hết các công trình thuộc cơ sở hạ tầng xã hội đều
có tính phục vụ công cộng, nguồn đầu t cần nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu.
Một đặc điểm quan trọng khác nữa là kết quả đầu t vào các lĩnh vực
thuộc cơ sở hạ tầng xã hội đợc xem xét trên góc độ lợi ích chứ không phải là
lợi nhuận nh các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Chẳng hạn nh đầu t cho Giáo
dục-Đào tạo ở hiện tại thì sau một thời gian nhất định, nguồn nhân lực mới
phát huy tác dụng tạo ảnh hởng ngoại lai tích cực cho xã hội.
Tính chất công cộng của các ngành thuộc cơ sở hạ tầng xã hội là ít tham
gia vào quá trình sản xuất, hiệu quả mà vốn đầu t bỏ ra không đợc đo bằng lợi
nhuận mà đo bằng lợi ích cho xã hội nh nâng cao chất lợng nguồn nhân lực,
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng
Trong luận văn này, vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội xem xét cho hai
lĩnh vực chủ yếu của cơ sở hạ tầng xã hội là Giáo dục-Đào tạo và y tế. Cụ thể
là các nguồn lực dùng để mua sắm, xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất
thuộc hai lĩnh vực trên và toàn bộ tài sản kể cả tài sản cố định phục vụ trong
ngành.
2. Phân loại vốn đầu t
Do tính chất đa dạng của vốn đầu t nói chung và vốn đầu t cho cơ sở hạ
tầng xã hội nói riêng có thể chia thành các loại sau:
Phân theo nguồn đầu t:
Phạm Chí Kiên 12 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Nguồn đầu t từ ngân sách nhà nớc: là nguồn đầu t chủ yếu cho cơ sở
hạ tầng xã hội do các công trình đầu t thuộc lĩnh vực xã hội cần nguồn vốn
lớn, thời gian thu hồi lâu
- Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức từ nớc ngoài và các tổ chức quốc tế
(ODA) là nguồn đầu t đóng vai trò quan trọng, mục đích đầu t mang tính

chất viện trợ nhân đạo nhiều hơn.
- Nguồn đầu t t nhân là nguồn vốn mà t nhân bỏ ra để kinh doanh trên
các lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng xã hội. Xã hội ngày càng phát triển mỗi cá
nhân đều có sự lựa chọn khác nhau trong kinh doanh các lĩnh vực kinh tế, xã
hội. Họ sẽ tự bỏ vốn đầu t vào lĩnh vực nào đó nếu nh hoạt động đó mang lại
lợi ích cao hơn cho họ.
- Nguồn khác: Bao gồm vốn đầu t từ phía các doanh nghiệp và nguồn
tự có của các cơ sở thực tại góp phần đa dạng hoá các nguồn đầu t cho cơ sở
hạ tầng xã hội.
Phân theo đối tợng đầu t :
- Đầu t cho các đối tợng vật chất của hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội
chính là đầu t vào tài sản vật chất hay tài sản thực: xây dựng trờng lớp, bệnh
viện, mua sắm trang thiết bị Giáo dục-Đào tạo, y tế, dụng cụ dạy và học, dụng
cụ y tế
- Đầu t cho các đối tợng phi vật chất của hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội:
đầu t tài sản trí tuệ, kiến thức, trình độ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ giảng
dạy, đội ngũ y sỹ, bác sỹ . nâng cao chất l ợng nguồn nhân lực cho hệ thống
cơ sở hạ tầng xã hội.
3. Hình thức đầu t :
Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói chung, thời gian gần đây xuất hiện ba
phơng thức đầu t. Cả ba phơng thức này đều đợc áp dụng trong các dự án xây
dựng cơ sở vật chất cho cơ sở hạ tầng xã hội.( Trích Luật đầu t trực tiếp nớc
ngoài tại Việt Nam).
- Hình thức Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO)
Phạm Chí Kiên 13 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh theo quy định thì nhà
đầu t sẽ bỏ vốn ra xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng xã hội sau đó
chuyển giao cho chính phủ. Khi công trình trở thành sở hữu Nhà nớc, chính

phủ sẽ thực hiện một số u đãi cho phép nhà đầu t triển khai xây dựng và kinh
doanh một công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn vốn và thu đợc lợi
nhuận thoả đáng cho cả dự án mới và dự án đã chuyển giao.
- Hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)
Hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao nhà đầu t bỏ vốn ra đầu
t xây dựng công trình, sau đó kinh doanh khai thác công trình qua thu phí hoặc
bán sản phẩm để thu hồi lại số vốn đẫ bỏ ra và có tỷ lệ lãi hợp lý. Khi hết thời
hạn thoả thuận trong hợp đồng, nhà đầu t sẽ chuyển giao không bồi hoàn công
trình lại cho chính phủ.
- Hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT)
Với hình thức này, nhà đầu t sau khi xây dựng công trình sẽ chuyển
giao cho Chính phủ đợc Chính phủ cho phép cùng quản lý điều hành giúp
công trình hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó đợc hởng tỷ lệ lợi nhuận
nhất định để thu hồi vốn và có lãi thoả đáng.
Thời gian đầu các hình thức này đợc áp dụng rộng trong các dự án của
cơ sở hạ tầng kỹ thuật nh xây dựng đờng xá, cầu, cảng, Gần đây phạm vi
này đợc mở rộng trong các dự án thuộc cơ sở hạ tầng xã hội. Xây dựng trờng
lớp, bệnh viện, cơ sở thể thao văn hoá, nhà đầu t có thể là các nhà thầu trong
và ngoài nớc tham gia đầu t san sẻ một phần gánh nặng chi cho đầu t cơ sở hạ
tầng xã hội từ ngân sách nhà nớc.
4. Vai trò của vốn đầu t với phát triển cơ sở hạ tầng xã hội
Hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội nói
riêng luôn phải đợc bổ sung đầu t xây dựng kịp với quá trình phát triển kinh tế
xã hội. Dù ở quốc gia nào phát triển hay đang phát triển cũng đều cần phải đợc
đầu t xây dựng.
Phạm Chí Kiên 14 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Với các nớc phát triển thờng có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tơng đối
hịên đại cần phải đợc đầu t sửa chữa tu bổ, vì trong quá trình hoạt động có sự

xuống cấp của hệ thống cơ sở vật chất.
Với các nớc đang phát triển vốn đầu t lại càng quan trọng hơn bởi nớc
nghèo có thu nhập thấp dẫn tới tích luỹ và tiêu dùng thấp, khả năng huy động
vốn rất khó khăn trong khi muốn thoát khỏi nghèo đói cần phải có nguồn nhân
lực có trình độ kiến thức tiếp thu những công nghệ hiện đại áp dụng vào trong
sản xuất.
Hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội ở các nớc này thờng lạc hậu
nhiều so với Thế giới, không đáp ứng đợc nhu cầu xã hội đòi hỏi. Vốn đầu t
cho lĩnh vực này nhằm hiện đại hoá hệ thống cơ sở vật chất và vốn đầu t trở
thành vấn đề sống còn bởi vì cơ sở hạ tầng xã hội tác động mạnh mẽ tới quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội thông qua nguồn nhân lực.
Cụ thể hơn vốn đầu t ở đây đợc dùng xây dựng mới các hệ thống cơ sở
vật chất của y tế, Giáo dục-Đào tạo nh: trờng lớp, bệnh viện, trạm xá, cơ sở y
tế. Mua sắm hiện đại hoá thiết bị dạy và học, thiết bị y tế, dụng cụ y tế hoặc
mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho ngành.
Vốn đầu t dới hình thức hiện vật chủ yếu xuất hiện dới hình thức viện
trợ nhân đạo bằng các máy móc thiết bị dụng cụ trong y tế Giáo dục-Đào tạo
cũng nh các lĩnh vực xã hội khác. Hình thức chính sách đầu t trực tiếp nớc
ngoài này máy móc thiết bị tuy không hiện đại, cập nhật với trình độ khoa học
đơng thời nhng nó cũng đáp ứng tốt nhu cầu thiếu thốn trang thiết bị ở các nớc
nghèo trong khi cha đủ khả năng huy động vốn đầu t cho lĩnh vực này.
Một nhợc điểm lớn dẫn đến tình trạng thiếu vốn đầu t là nhu cầu xã hội
đòi hỏi cao nhng khả năng lại chậm và không đồng bộ vậy nên nhiều khi bỏ lỡ
cơ hội cho phát triển kinh tế xã hội.
5. Sự cần thiết phải huy động vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội
Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội không tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất và tái sản xuất song nó lại gián tiếp tác động vào quá trình này và vai
trò của nó rất quan trọng trong quá trình sản xuất cũng nh đời sống xã hội của
bất kỳ quốc gia nào. Đầu t cho phát triển cơ sở hạ tầng xã hội quyết định sự
Phạm Chí Kiên 15 KTPT 39

B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phát triển kinh tế xã hội cơ sở của vấn đề này. Xuất phát từ vai trò của cơ sở hạ
tầng xã hội đối với đầu t phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện thiết yếu để bảo đảm
hoạt động có hiệu quả các ngành kinh tế có liên quan. Xã hội phát triển luôn
phải xuất phát từ nền kinh tế vững chắc. Vậy chỉ có đầu t hiện đại hóa cơ sở
vật chất kỹ thuật mới thúc đẩy kinh tế phát triển từ đó xã hội phát triển.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tác động trực tiếp tới sự phát triển
nguồn nhân lực, số lợng nguồn nhân lực, chất lợng nguồn nhân lực. Thông qua
các ngành, lĩnh vực có liên quan nh Giáo dục-Đào tạo, Y tế và chăm sóc sức
khoẻ. Vì vậy đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội chính là đầu t cho con ngời - động
lực chính của sự phát triển kinh tế xã hội. Điều này đợc minh hoạ bằng lợc đồ
dới đây:
Lợc đồ: Con ngời mục tiêu và động lực của sự phát triển

Phạm Chí Kiên 16 KTPT 39
B
Con ngư
ời
Ytế
CSSK
Thể
lực
T
D
TT
Nhân
cách

Trí
lực
Văn
hoá
GD-
ĐT
Hệ thống sản xuất xã hội
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội cơ sở vật chất kỹ thuật cho các hoạt
động dịch vụ có liên quan tới việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc
chăm sóc sức khoẻ, Giáo dục-Đào tạo, văn hoá, tinh thần Thoả mãn nhu cầu
phát triển ngày càng cao, toàn diện của con ngời.
Nh vậy, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là vì con ngời. Nhân tố con
ngời- sức lao động là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất và
con ngời là chủ thể của quá trình phát triển xã hội trên những bậc thang tiến
hoá. Quá trình phát triển nó đòi hỏi hệ thống năng lực của con ngời phải đợc
tái sản xuất và hơn nữa là tái sản xuất mở rộng.
Nhân tố con ngời bao gồm hai hệ thống lớn:
- Hệ thống nhân tố thể lực: Chịu ảnh hởng trực tiếp của mức sống vật
chất, sự bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhất là trong giai đoạn phát triển ban
đầu. Vậy y tế và Giáo dục-Đào tạo là hai lĩnh vực liên quan trực tiếp tới hệ
thống cơ sở hạ tầng xã hội.
- Hệ thống nhân tố tinh thần: Bao gồm nhân cách và trí lực trực tiếp tác
động tới quá trình thay đổi về chất của con ngời trong quá trình phát triển chất
lợng nguồn nhân lực chính là con ngời đòi hỏi phải đợc nâng cao và Giáo dục-
Đào tạo, văn hoá, tinh thần liên quan trực tiếp đến hệ thống này.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội mỗi quốc gia luôn chú trọng
đầu t trong phát triển ngắn hạn và dài hạn. Đầu t cho con ngời quyết định rất
lớn tới sự phồn thịnh của xã hội sau này. Thực tế cách mạng khoa học kỹ thuật
làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu so với tiến

trình phát triển. Vì vậy sẽ rất cần thiết phải đầu t nâng cấp, sửa chữa, triệu bổ,
xây dựng mới hiên đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
xã hội.
Điều này khẳng định rằng cần phải có sự quan tâm và có những hành
động cụ thể trong các hoạt động đầu t của các lĩnh vực xã hội. Mục tiêu chung
là hớng vào phát triển con ngời, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao
mức sống dân c ở các vùng nghèo, địa phơng nghèo và rộng hơn là quốc gia
nghèo.
Phạm Chí Kiên 17 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
III. Kinh nghiệm huy động vốn đầu t cho cơ sở hạ tầng xã
hội của một số nớc.
Quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi nớc, mỗi khu vực đều có
những điểm riêng, đặc thù cho mình. Nhng nếu xét góc độ cơ sở hạ tầng nói
chung và đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội nói riêng thì xu hớng chung của những
năm gần đây:
- Con số đầu t ngày càng tăng cả về chiều rộng và chiều sâu do xã
hội ngày càng phát triển.
- ở phần lớn các nớc con số đầu t này gắn liền với sự tăng trởng hay
suy giảm của chu kỳ kinh tế, tuỳ thuộc vào quy mô của nền kinh tế
mở rộng hay thu hẹp.
- Đa dạng hoá các nguồn lực đầu t, phát huy hiệu quả giữa các khu
vực Nhà nớc và phi Nhà nớc, san sẻ gánh nặng chi tiêu từ ngân sách
nhà nớc cho các lĩnh vực xã hội.
Cụ thể ta xem xét kinh nghiệm huy động của hai nhóm nớc chính sau:
1. Nhóm các nớc phát triển:
ở các nớc này đầu t phát triển nâng cao chất lợng cuộc sống con ngời
chiếm tỷ lệ đáng kể so với GDP và so với tổng chi tiêu cuả ngân sách nhà nớc.
Đầu t này bao gồm: Chi tiêu cho công cộng, chi tiêu cho đầu t phát triển.

Chi tiêu cho các ngành thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội: Giáo dục-
Đào tạo, y tế, xây dựng nhà ở và trợ cấp xã hội nh hu trí, trợ cấp thất nghiệp và
hỗ trợ khác. Tỷ lệ này chiếm tới 50% tổng chi ngân sách nhà nớc và chiếm tỷ
lệ từ 20%-25% GDP. Bình quân chung chi tiêu cho xã hội của các nớc nh sau:
Liên minh Châu âu chi đầu t cơ sở hạ tầng xã hội 28,8% ngân sách nhà
nớc. Các nớc cộng hoà liên bang Đức, cộng hoà Pháp, Hà Lan, Đan Mạch đều
chi trên 30% ngân sách nhà nớc cho chi đầu t cơ sở hạ tầng xã hội.
Chi tiêu cho Giáo dục-Đào tạo so với GDP:
Nhóm các nớc phát triển có tỷ lệ chi cho Giáo dục-Đào tạo so với
GDP khá cao.
Phạm Chí Kiên 18 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng : Chi tiêu ngân sách Nhà nớc cho Giáo dục-Đào tạo các nớc.
Các nớc Chi cho giáo dục Chi cho đào tạo
Hoa Kỳ
7% 5,5%
Canada
7,4% 6,7%
Thuỵ Điển
6,5% 6,5%
Na Uy
7,6% 6,8%
Nhật Bản
5,0% 3,7%
Nguồn: Nghiên cứu tài chính cho Giáo dục-Đào tạo-Ngân hàng thế giới
Kinh nghiệm huy động vốn cho giáo dục đào tạo nh sau:
- ở Hoa Kỳ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển tăng
nhanh, chính phủ đa ra luật cho phép bán đất công tạo ra quỹ xây dựng trờng
học. Năm 1990 quỹ dành cho giáo dục đào tạo lên tới 515 triệu USD. Mặt

khác để đạt tới một hệ thống giáo dục công bằng Hoa Kỳ đã chú ý bỏ các
hàng rào chi phí giúp cho học sinh nghèo tới trờng.
Nguồn tài chính chủ yếu của phần hệ thống giáo dục quốc gia là do
chính phủ các bang và các cơ quan quản lý địa phơng quản lý cung cấp
(77,8%). Tài chính của phân hệ trờng t là nguồn thu học phí quyên góp
(86,5%). Ngân sách này không chỉ tập trung cho việc xây dựng trờng, mua
sắm trang thiết bị dạy và học mà còn dùng để đào tạo đội ngũ giáo viên.
Ngân sách nhà nớc tính theo tỷ lệ GDP cho giáo dục tăng liên tục, từ
năm 1960 tỷ lệ này là 5,3% GDP đến năm 1991 đã tăng lên 7%. Đó là mức
ngân sách giáo dục đào tạo cao hơn rất nhiều so với các nớc t bản phát triển
khác.
- ở Nhật Bản: Giáo dục của Nhật Bản đợc u tiên đầu t trên nhiều khía
cạnh khác nhau. Luật giáo dục của Nhật lập thành hệ thống giáo dục mới,
trong đó nêu rõ các gia đình phải có nhiệm vụ đặt việc học tập của con em
mình lên trên hết. Ngân sách nhà nớc chi cho Giáo dục-Đào tạo chiếm 5-6%
tổng chi ngân sách nhà nớc. Từ thời Minh Trị chính phủ đã chi các khoản tiền
rất lớn cho Giáo dục-Đào tạo. trong đó chi trả các khoản cho việc mời chuyên
gia nớc ngoài giảng dạy.
Phạm Chí Kiên 19 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ở Nhật Bản tồn tại song song cả hệ thống trờng công và trờng t, huy
động tối đa nguồn lực từ phía t nhân. Trình độ học vấn chính là yếu tố cơ hội
việc làm ở Nhật Bản do vậy không những bản thân các gia đình tập trung đầu
t mà cả xã hội cùng phải quan tâm đầu t.
Chi tiêu y tế- Chăm sóc sức khoẻ:
Chi tiêu công cộng cho y tế so với tổng chi tiêu cũng khá cao: Hoa Kỳ
16%, Pháp 16%, Anh 13,8%
Tuy nhiên trong chi tiêu nói trên phần đầu t hình thành phát triển và
phân bố hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội nói chung ở mức độ khá cao kể cả bề

rộng cũng nh bề sâu nh chất lợng các công trình xây dựng cơ bản, mua sắm
trang thiết bị.
- ở Pháp: Vấn đề huy động vốn tập trung vào các tổ chức bảo hiểm
y tế và theo ngành dọc nộp tập trung toàn bộ nguồn thu bảo hiểm y
tế vào quỹ bảo hiểm trung ơng.
- Các nớc giàu có ở Trung đông có nguồn thu nhập dầu mỏ và những
nớc xã hội chủ nghĩa trớc đây toàn bộ chi phí về y tế đều do ngân
sách nhà nớc tài trợ.
2. Nhóm các nớc đang phát triển
Đầu t cho phát triển con ngời tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Nh-
ng ở các nớc này hiệu quả kinh tế mang lại còn thấp nên mức đầu t cũng thấp
và khác nhau tuỳ theo trình độ phát triển của từng quốc gia.
Về nguồn đầu t ở những nớc này bao gồm: Vốn ngân sách nhà nớc, Bảo
hiểm y tế, thu viện phí, thu học phí, và các nguồn viện trợ từ đầu t nớc ngoài.
Mặc dù họ đều nhận thức đợc tầm quan trọng của việc đầu t phát triển
con ngời, ở những mức độ khác nhau song hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội vật
chất vẫn cha đáp ứng đợc khả năng mà xã hội yêu cầu cả về số lợng và chất l-
ợng.
Bảng : Số liệu nghiên cứu tỷ lệ chi ngân sách Nhà nớc cho Giáo dục-Đào tạo,
y tế của các nớc trong khu vực
Phạm Chí Kiên 20 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các nớc đang phát
triển
Nhóm thu
nhập
Chi phúc lơị
xã hội
%GDP

NSNN Cho
GD-ĐT
%GDP
NSNNcho
y tế %
GDP
Singapore Cao 7,1 3,4 1,1
Hàn Quốc Cao - 3,6 2,7
Malaysia Cao 0,5 6,9 1,3
Thái Lan Cao - 3,8 1,1
Philippines Trung bình 0,7 2,9 1
Indonisia Trung bình 0,7 2,9 0,7
Nguồn: Báo cáo phát triển nguồn nhân lực UNDP (1999)
Các nớc Châu á (các nớc có thu nhập cao và thu nhập trung bình) đầu t
cho ngân sách nhà nớc Nhà nớc cho Giáo dục-Đào tạo khoảng 15-20% tổng
ngân sách nhà nớc Nhà nớc mức chi cao hơn so với các nớc khác. Tuy nhiên,
chi đầu t xây dựng cơ bản so với tổng chi cho Giáo dục-Đào tạo và GDP của
các nớc này dao động trong dải tần rộng từ 5-30% và của y tế dao động từ 0,2-
10% tuỳ theo từng nớc thuộc các nhóm có thu nhập khác nhau.
Giáo dục-Đào tạo:
- ở Singapore tỷ lệ chi cho Giáo dục-Đào tạo còn cao hơn cả ngân
sách nhà nớc Nhà nớc giành cho quốc phòng tăng liên tục từ 15,7% năm 1970
và lên tới 22,9% năm 1997 và duy trì ở mức cao từ đó tới nay. Singapore huy
động nguồn lực công cụ này có tính bắt buộc hoặc khuyến khích sự tự giác
đóng góp của các thành viên trong xã hội.
- ở Hàn Quốc ngay từ thập kỷ 60 Chính phủ đã khuyến khích các
doanh nghiệp đầu t kinh phí cho Giáo dục-Đào tạo giảm bớt chi tiêu công
cộng từ ngân sách nhà nớc. Các trờng công và trờng t đợc phép thu học phí
thậm chí thu ở mức cao không những với sinh viên trong nớc mà còn cả sinh
viên nớc ngoài tới nghiên cứu. Khu vực t nhân của Hàn Quốc gây ra sự tăng

nhanh về số lợng học sinh trong Giáo dục-Đào tạo; 82% số ngời theo học ở
khu vực t nhân năm1997; chi phí cho Giáo dục-Đào tạo bằng 6% so với GDP
vợt xa tỷ lệ 5% của Chính phủ.
Phạm Chí Kiên 21 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Y Tế:
- Thái Lan: thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu t cho y tế: ngân sách
nhà nớc, thu viện phí, bảo hiểm y tế và huy động các nguồn khác trong đó viện
phí chiếm tỷ lệ cao nhất và bảo hiểm y tế có tỷ lệ nhỏ nhất vì không có chính
sách bắt buộc.
- Trung Quốc: Mô hình phát triển y tế của Trung Quốc tập trung chăm
sóc sức khoẻ của nhân dân ở khu vực nông thôn. Năm 1976 Trung Quốc sử
dụng 60% ngân sách y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở vùng nông thôn
thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ngành y tế công cộng. Để tránh thất thoát vốn
đầu t và nâng cao sử dụng Trung Quốc đã dùng những cán bộ chuyên môn về
quản lý đa vào quản lý các dự án đầu t tránh dùng những cán bộ y tế không có
kinh nghiệm trong quản lý dự án đầu t cho y tế.
Kinh nghiệm chung trong đầu t:
Do phải đáp ứng những đòi hỏi của phát triển kinh tế xã hội cũng nh
nhu cầu ngày càng cao của dân c trongg các lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ. Nhu cầu đầu t phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng xã
hội cũng ngày một gia tăng, để giảm bớt gánh nặng cho mình và có điều kiện
tập trung cho những u tiên đối với từng lĩnh vực và từng nhóm đối tợng. Chính
phủ các quốc gia đều thực thi chính sách xã hội hoá các lĩnh vực hoạt động và
đa dạng hoá các nguồn lực tài chính cho các hoạt động đó với cơ chế mềm dẻo
linh hoạt.
- Ngân sách nhà nớc (Trung ơng và địa phơng) đợc chi rất u đãi cho các
lĩnh vực xã hội nh Giáo dục-Đào tạo, y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho
nhân dân.

- Sự đóng góp của các tổ chức cá nhân thông qua việc đỡ đầu học sinh,
sinh viên đại học, những ngời theo học những khoá ngắn hạn nhằm cập nhật
những kỹ năng và kiến thức. Hình thức này đã phát triển rất nhanh ở một số n-
ớc trong thời gian gần đây.
- Hoạt động t vấn và nghiên cứu ứng dụng giữa các trờng đại học và các
ngành công nghiệp, thơng mại thu nhập từ các hoạt động này đã tăng lên ở các
nớc phát triển.
Phạm Chí Kiên 22 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Bán hàng hoá và dịch vụ: Sử dụng tốt hơn phòng thí nghiệm, trang
thiết bị, dịch vụ in ấn và khuyến nông, sử dụng nơi ở của sinh viên trong thời
gian nghỉ hè,
- Quà tặng của các cựu sinh viên, những ngời tốt nghiệp đại học làm
cho khu vực t nhân có thu nhập cao, nhân viên cũ của trờng và các công dân
có tiếng ỏ Hoa Kỳ và một số nớc. Việc nuôi dỡng những mối quan hệ giữa các
cơ sở đại học và các cựu sinh viên là hình thức chính sách để tạo nguồn thu
nhằm tạo ra các nguồn lực cho đầu t.
Phạm Chí Kiên 23 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chơng II: Thực trạng đầu t vào một số ngành
thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội của
Việt Nam thời gian qua 1990-2000
***************
I- Thực trạng chi tiêu cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng x hội của Việt Nam thời gian qua.ã
Quan điểm phát triển xã hội luôn là mối quan tâm hàng đầu trong hệ
thống chính sách kinh tế xã hội của Việt Nam. Ưu tiên đầu t phát triển kết cấu
hạ tầng và cơ sở hạ tầng xã hội đợc khẳng định trong chiến lợc phát triển kinh

tế xã hội đến năm 2020.
Ngân sách chi thờng xuyên trên cơ sở các chuẩn mực chi tiêu tính theo
đầu ngời dân (đối với tuyến cơ sở của ngành y tế và khối giáo dục phổ thông)
theo vùng lãnh thổ, đầu sinh viên đối với khối đào tạo, theo giờng bệnh đối với
bệnh viện tuyến trên. Việc xác định mức chi do Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và
Đầu t, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định và xem xét lại hàng năm.
Bộ tài chính trực tiếp xem xét chi tiết và phê duyệt tổng số tiền theo các loại
chi.
Nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ cho
qúa trình phát triển là rất lớn trong điều kiện nguồn vốn đầu t cho phát triển
hạn chế. Khả năng thực hiện về các nguồn vốn có thể huy động đợc đánh giá
rất chặt chẽ và phân bổ cho các lĩnh vực trong kế hoạch đợc cân nhắc căn cứ
vào vào trình độ phát triển của từng vùng để đảm bảo cho chơng trình đầu t có
tính khả thi cao và huy động đợc các nguồn lực khác. Đồng thời u tiên cho các
vùng có nhiều khó khăn có các ngành thuộc cơ sở hạ tầng xã hội kém phát
triển để đảm bảo chiến lợc phát triển của cả nớc.
Cụ thể kế hoạch cơ cấu đầu t giai đoạn 1996-2000 nh sau:
Phạm Chí Kiên 24 KTPT 39
B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng : Cơ cấu vốn đầu t thời kỳ 1996- 2000
Lĩnh vực ĐT Hạ tầng kinh tế Các ngành SX Hạ tầng XH Khác
Tỷ lệ % tổng
VĐT toàn XH
24 61 14 1
Nguồn: Vụ tổng hợp - Bộ KH&ĐT Đơn vị : %
Nếu chỉ tính riêng nguồn vốn từ ngân sách nhà nớc vốn đầu t cho hệ
thống cơ sở hạ tầng xã hội chiếm 33,36% gần tơng đơng với hệ thống cơ sở hạ
tầng kinh tế.
Trong tổng số vốn đầu t cho hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội thì đầu t cho

giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội chiếm tới 43%.
Tài chính công đợc chi tiêu cho các ngành phục vụ phát triển xã hội
luôn đợc coi trọng và có xu hớng tăng lên mặc dù sự tăng trởng kinh tế qua
các năm là không đều.
Tổng chi cho các ngành thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội có xu hớng
tăng lên qua các năm song tổng chi có xu hớng tăng không đều. Chi thờng
xuyên chiếm phần lớn trong tổng chi ngân sách cho các ngành. Phần chi đầu t
xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng nhỏ và cũng có xu hớng tơng tự nh trên. Chi
đầu t chiếm khoảng 8%-13% tổng chi của ngành giáo dục-đào tạo và dao động
trong khoảng 5%-15% tổng chi ngân sách của y tế.
Trong giai đoạn 1991-1996, chỉ tính riêng vốn đầu t xây dựng từ ngân
sách nhà nớc cho các ngành thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội có xu hớng
giảm so với giai đoạn 1986-1990 nên năng lực phục vụ phát triển của các
ngành thuộc hệ thống nói trên cũng giảm đi. Năng lực phục vụ mới tăng thêm
của các ngành xây dựng: nhà ở, văn hoá, thể dục thể thao,... đều giảm so với
giai đoạn trớc lần lợc là: nhà ở: 2,1 lần, văn hoá: 1,3 lần và thể dục thể thao:
1,4 lần.
Sự giảm sút nói trên có thể do ảnh hởng của nhiều yếu tố: Sự khó khăn
về tài chính cuối những năm của thập kỷ 80 cộng với việc xác định lại vai trò
của Nhà nớc và thực hiện xã hội hoá rộng rãi trong việc cung cấp các dịch vụ
xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển cho xã hội.
Phạm Chí Kiên 25 KTPT 39
B

×