Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

9 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.81 KB, 17 trang )

ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 1
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
1. Phân tích ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với sự phân hóa của tự nhiên Việt Nam.
2. Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta. Tại sao lao động nước ta vẫn tăng cao trong khi tỉ lệ gia
tăng dân số giảm?
Câu 2 (3 điểm)
1. Giải thích tại sao TDMNBB lại trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
2. Tại sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH
Câu 3 (3 điểm)
Cho bảng số liệu dưới đây:
Năm 2000 2003 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng sản phẩm trong nước (tỉ đồng) 273666 336242 425373 461344 490458 516566 551609
Tốc độ tăng trưởng SP trong nước 6.79 7.34 8.23 8.46 6.31 5.32 6.02
Tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong nước của nước ta, giai đoạn 2008 – 2010
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng sản phẩm trong nước và tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong
nước của nước ta, giai đoạn 2000 – 2010
2. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng đó.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 2 - Năm học 2014 -2015
Môn: Địa lý 12 Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu I. ( 2,0 điểm):
1. Kể tên các Quốc gia ven Biển Đông? Vì sao việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông cần phải tăng
cường sự hợp tác của các nước trong khu vực?
2. Chứng minh rằng gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Câu II. ( 3,0 điểm):
1. Phân tích các điều kiện phát triển cây công nghiệp ở nước ta. Tại sao nói việc đẩy mạnh sản xuất cây
công nghiệp lâu năm góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
2. Trình bày những thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta
hiện nay.
Câu III. (2,0 điểm):Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:


1. Nêu tên các vùng nông nghiệp của nước ta hiện nay.
2. Tóm tắt một số đặc điểm nổi bật về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội và chuyên
môn hóa sản xuất của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu IV. ( 3,0 điểm):Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC
TA( Đơn vị: Tỉ đồng)
Năm Tổng số Chia ra
Nông-Lâm- Ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
2005 914001 176402 348519 389080
2010 2157828 407647 824904 925277
( Nguồn: Niên giám thống kế Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thống kê 2013)
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện quy mô, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và
2010
2. Nhận xét quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2005 và 2010 từ biểu đồ đã
vẽ và giải thích.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 3
Môn: ĐỊA LÍThời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (6,0 điểm)
1. Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu tài
nguyên khoáng sản và hải sản.
2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi như thế nào? Vì sao sông ngòi nước
ta nhiều nước và giàu phù sa?
Câu II (4,0 điểm)
Theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các bộ phận hợp thành vùng biển nước
ta có phạm vi và ý nghĩa như thế nào? Tại sao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa về mặt an ninh
quốc phòng?
Câu III (4,0 điểm)
Trình bày hoạt động của bão ở Việt Nam. Qua các phương tiện thông tin đại chúng và kiến thức đã học,
hãy nêu những hậu quả và biện pháp phòng chống bão chủ yếu ở nước ta.
Câu IV (6,0 điểm): Cho bảng số liệu:Cơ cấu sử dụng đất của hai vùng Đồng bằng sông Hồng,

Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2013(Đơn vị: %)
Vùng Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tổng 100 100
Đất nông nghiệp 36,6 16,8
Đất lâm nghiệp 24,6 60,3
Đất chuyên dùng và đất ở 21,7 4,3
Các loại đất khác 17,1 18,6
(Nguồn: Trang Web của Tổng cục thống kê Việt Nam 2014)
1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng đất của hai vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền
núi Bắc Bộ năm 2013.
2. Nhận xét sự khác biệt về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên. Em hãy đưa ra các biện pháp bảo vệ đất
ở vùng đồi núi nước ta.
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa
NỘI DUNG
Phân tích ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Chứng minh vùng biển Việt Nam giàu
tài nguyên khoáng sản và hải sản.
Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta
- Khái quát Biển Đông: rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa
- Ảnh hưởng:
+ Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.
+ Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
+ Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức
mùa hè.
+ Nhờ có biển Đông, khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn.
+ Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông tạo nên tính thất thường của khí hậu nước
ta.
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: Trữ lượng lớn và giá trị cao với các bể Nam Côn Sơn, Cửu Long
+ Ti tan: Trữ lượng lớn ở các bãi cát ven biển.

+ Muối: Thuận lợi ở ven biển, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
- Hải sản:
+ Giàu thành phần loài, năng suất sinh học cao.
+ Có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực,
+ Ven các đảo có các rạn san hô.
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi như thế nào? Vì sao sông ngòi
nước ta nhiều nước và giàu phù sa?
Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần sông ngòi
- Mạng lưới dày đặc:
+ Có 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km gặp một cửa sông.
+ Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.
- Nhiều nước, giàu phù sa:
Tổng lượng nước lớn: 839 tỉ m
3
/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa:
+ Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng mùa mưa, mùa
cạn tương ứng với mùa khô.
+ Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy diễn biến thất thường.
Sông ngòi nước ta nhiều nước và giàu phù sa:
- Nhiều nước vì: Mưa nhiều, lại nhận được một lượng nước lớn từ ngoài lãnh thổ.
- Giàu phù sa là hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (diễn giải)
Phạm vi và ý nghĩa của các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.
Vùng biển nước ta gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Nội thủy:
+ Phạm vi: tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
+ Ý nghĩa: Được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
- Lãnh hải:
+ Phạm vi: Rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở (1 hải lí=1852m).
+ Ý nghĩa: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Ranh giới của lãnh hải chính là đường biên

giới quốc gia trên biển.
- Tiếp giáp lãnh hải:
+ Phạm vi: Rộng 12 hải lí (tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải).
+ Ý nghĩa: Là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển
(diễn giải)
- Vùng đặc quyền kinh tế:
+ Phạm vi: Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường
cơ sở.
+ Ý nghĩa: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế
- Vùng thềm lục địa:
+ Phạm vi: Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra
ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.
+ Ý nghĩa: Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên
thiên nhiên ở thềm lục địa.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng, vì:
- Là hai quần đảo xa bờ trên biển Đông của nước ta.
- Vị trí tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa xung quanh.
- Lí do khác.
Hoạt động của bão ở Việt Nam:
- Thời gian: bắt đầu từ tháng VI, kết thúc tháng XI, đặc biệt là các tháng IX, X, VIII,…
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta,
Hậu quả của bão:
- Mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, lũ ống, lũ quét
- Sóng to có thể lật úp tàu thuyền
- Nước biển dâng cao gây ngập mặn vùng ven biển
- Gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc
- Là thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống

- Hậu quả khác
Biện pháp phòng chống bão chủ yếu ở nước ta
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão
- Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn
- Củng cố hệ thống đê kè ven biển
- Sơ tán dân khi có bão mạnh
- Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi
- Biện pháp khác
Vẽ biểu đồ
Yêu cầu:
- Vẽ 2 biểu đồ tròn, đảm bảo chính xác, thẩm mĩ
- Có chú giải và tên biểu đồ, số liệu
- Thiếu hoặc sai 1 lỗi trừ 0.25đ
Nhận xét và nêu biện pháp
a) Nhận xét
- Tỉ trọng đất lâm nghiệp và các loại đất khác của Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn so với Đồng
bằng sông Hồng (dẫn chứng số liệu).
- Tỉ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Trung du và
miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng số liệu).
b) Biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi nước ta: Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp
lí; cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp; bảo vệ rừng, đất rừng; tổ chức định
canh, định cư
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 4
Môn thi: Địa lý
Câu I (2,0 điểm)
Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành các đặc điểm tự nhiên nước ta. Anh (chị) hãy:
1) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí, lãnh thổ của nước ta.
2) Chứng minh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu Việt Nam là do vị trí địa lí, lãnh thổ quy định.
Câu II (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:

1) Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ đồng) và trung tâm công
nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
2) Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Câu IV (4,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của nước ta năm 1995 và 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
NămSản lượng 1995 2005
Tổng số 1 584,4 3 465,9
Đánh bắt 1 195,3 1 987,9
Nuôi trồng 389,1 1 478,0
1) Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của nước ta năm 1995 và
2005.
2) Nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt động của nước ta.
Đáp án đề thi thử THPT quốc gia môn Địa lý
Câu Ý Nội dung
I
2,0 (điểm)
1 Vị trí địa lí
- Vùng đất liền:
+ Hệ tọa độ (vĩ độ 8034’B – 23023’B; kinh độ từ 102009’Đ – 109024’Đ).
+ Hình thể: trải dài 15 vĩ độ khoảng 2000 km, hẹp ngang nơi hẹp nhất (Quảng Bình
khoảng hơn 50 km), nơi rộng nhất khoảng 600 km.
+ Đường biên giới: giáp Trung Quốc (hơn 1400 km), giáp Lào g(ần 2100 km), giáp
Campuchia (hơn 1100km). Đường bờ biển dài khoảng 3260 km.
- Vùng biển:
+ Diện tích hơn 1 triệu km2.
+ Bao gồm: vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và

thềm lục địa.
- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ không giới
hạn độ cao, trên đất liền được xác định bởi đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài
của lãnh hải và không gian các đảo.
2 Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu, các thành phần và cảnh
quan thiên nhiên Việt Nam.
- Nằm ở rìa đông bán đảo Đông - Dương, giáp Biển Đông quy định tính chất bán đảo của
thiên nhiên Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Giáp Biển Đông đã quy định thiên nhiên Việt Nam tính chất ẩm.
- Nằm ở trung tâm khu vực châu Á gió mùa, sự hoạt động của chế độ gió mùa, giao tranh
với gió Tín phong của vùng nội chí tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các
thành phần khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
II
2,0 (điểm)
1 Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ đồng) và
trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ đồng) ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và phụ cận.
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (10 – 50 nghìn tỉ đồng):
+ Hà Nội
+ Hải Phòng
- Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ (3 – 9,9 nghìn tỉ đồng): Cẩm Phả, Thái
Nguyên, Việt Trì, Phúc Yên
2 Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ
cận.
- Mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước.
- Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp chuyên môn hóa tỏa đi 6 hướng dọc các tuyến giao
thông quan trọng:
+ Hướng Đông: Hà Nộ - Hải Dương – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí, chế biến
thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).

+ Hướng Đông Bắc: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hóa chất).
+ Hướng Bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hướng Tây Bắc: Hà Nội – Phúc Yên – Việt Trì (Cơ khí, hóa chất, giấy).
+ Hướng Tây Nam: Hà Nội – Hà Đông – Hòa Bình (Dệt may, thủy điện).
+ Hướng Nam: Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (Cơ khí, dệt may, điện, vật
liệu xây dựng)
(HS làm thiếu 1-2 hướng trừ 0,25 điểm, thiếu 3-4 hướng trừ 0,5 điểm…)
III
2,0 (điểm)
Những ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển ktế - xã hội của nước ta
1 Tích cực
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các
vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP
công nghiệp xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 89% ngân sách nhà nước.
- Các thành phố thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi
sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có cơ sở vật chất
kĩ thuật hiện đại; có sức hút đối với đầu tư trong va ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập cho người lao động.
2 Tiêu cực
- Gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường…
- Vấn đề an ninh, trật tự xã hội…
- Vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
IV
4,0 (điểm)
Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích
1 Xử lí số liệuCơ cấu sản lượng thủy sản phân theo hoạt độngcủa nước ta năm 1995 và
2005(Đơn vị: %)
NămSản lượng 1999 2005

Tổng số 100,0 100,0
Đánh bắt 75,4 57,4
Nuôi trồng 24,6 42,6
2 Vẽ biểu đồ
* Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn ( bán kính năm sau lớn hơn năm trước).
- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Đẹp, chính xác về tỉ lệ, ghi số liệu trên biểu đồ
3 Nhận xét
- Cơ cấu sản lượng ngành thủy sản phân theo hoạt động kinh tế của nước ta có sự chuyển
dịch.
- Trong cơ cấu đánh bắt nuôi trồng thủy sản có sự thay đổi, năm 1995 tỉ trọng đánh bắt
cao hơn nuôi trồng, đến năm 2005 tỉ trọng hoạt động nuôi trồng cao hơn đánh bắt (dẫn
chứng)
- Tỉ trọng hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng nhanh (dẫn chứng)
- Tỉ trọng hoạt động đánh bắt thủy sản giảm nhanh (dẫn chứng)
4 Giải thích
- Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản (dẫn chứng)
- Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao, nhu cầu thị trường ngày càng, thị trường
được mở rộng…
- Đẩy mạnh nuôi trồng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (nhất là chế biến
để xuất khẩu).

* Chú ý:
- Tổng số điểm toàn bài là 10 điểm
- Nếu thí sinh không diễn đạt như hướng dẫn song vẫn đảm bảo tốt về mặt nội dung thì vẫn có thể
cho điểm tối đa.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 5
Phần chung cho tất cả các thi sinh (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)

a/ Nêu các đặc điểm về vị trí địa lý và lãnh thổ nước ta
b/ Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối với phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước?
Câu 2 (3 điểm)
a/ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta.
b/ Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ.
Câu 3 (3 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA THỜI KỲ 1980 – 2005
Tiêu chí 1980 1990 2000 2002 2005
Diện tích (triệu ha) 5,6 6 7,6 7,5 7,3
Sản lượng (triệu tấn) 11,6 19,2 32,6 34,4 35,8
a/ Tính năng suất lúa các năm ở nước ta (tạ/ha)
a/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta
thời kỳ 1980 – 2005
c/ Qua biểu đồ và bảng số liệu rút ra nhận xét và giải thích.
Phần riêng (2 điểm). Chọn 1 trong 2 câu.
Câu IVa(2,0 điểm) Theo chương trình chuẩn
a/ Nêu các đặc điểm chung về địa hình của nước ta.
b/ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long .
Câu IVb (2,0 điểm). Theo chương trình nâng cao.
Hãy nêu các nét đặc trưng trong sử dụng đất nông nghiệp ở trung du và miền núi.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 6
Câu I (3,0 điểm)
1. Trình bày tình hình suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện nay.
Cho biết ý nghĩa về an ninh, quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam.
2. Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du miền núi
nước ta. Các giải pháp đề khắc phục tình trạng này.
Câu II (2,0 điểm)
Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Kể tên các tuyến

đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến đường nào quan trọng nhất? Tại sao?
Câu III (2,0 điểm)
1. Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình
thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ?
2. Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu IV( 3,0 điểm)
1.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta phân theo
cây hàng năm và cây lâu năm giai đoạn 2000-2009.
2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ.
Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa 2015
Câu 1
1: a) Tình hình suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng ở nước ta hiện
nay.
- Về số lượng(diện tích): có sự biến động qua các thời kì:
+ Từ năm 1943 đến năm 1983, tổng diện tích rừng giảm 7.1 triệu ha, dt rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha,
trồng được 0.4 triệu ha, độ che phủ giảm 21% do khai thác bừa bãi, do du canh, du cư, chiến tranh nên
diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, trong khi đó trồng rừng không bù lại được diện tích rừng bị mất vì vậy
độ che phủ giảm.
+ Từ năm 1983 đến năm 2005, tổng diện tích rừng tăng lên được 5.5 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên tăng
lên được 3.4 triệu ha và diện tích rừng trồng tăng được 2.1 triệu ha vì vậy độ che phủ rừng tăng lên 38%.
Nguyên nhân: do diện tích rừng được tái sinh và diện tích rừng trồng tăng mạnh nên độ che phủ rừng tăng.
- Về chất lượng: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất
lượng rừng chưa thể phục hồi:
+ Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), thì nay chỉ còn rất
ít.
+ Hiện nay, tuy đã có gần 40% diện tích đất có rừng che phủ nhưng phần lớn là rừng non mới phục hồi và
rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.
b) Ý nghĩa về an ninh, quốc phòng của vị trí địa lí Việt Nam.
- Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và
nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

- Đặc biệt, Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong công cuộc xây
dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2: a) Nêu sự không hợp lí trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung dumiền núi nước ta.
- Ở đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à mđds cao ví dụ ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp
5 lần cả nước (2006). ĐB đất chật người đông làm cho tài nguyên bị khai thác quá mức, gây suy giảm tài
nguyên, ô nhiễm mt và gây khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề kt-xh( sức ép ptkt, lãng phí lđ, gia
tăng tỉ lệ thiếu việc làm).
- Ở miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à mđds thấp Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69
người/km2 (2006). Đất rộng, người thưa, tiềm năng khoáng sản, thủy điện, du lịch, rừng và đất trồng lớn
nhưng thiếu lao động( đặc biệt là lđ có chuyên môn) gây khó khăn cho việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài
nguyên, phát triển kt-xh, kinh tế còn chậm phát triển.
b) Các giải pháp đề khắc phục tình trạng này
- Thực hiện các chiến lược về dân số: Chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động hợp lí
giữa các vùng, KHHGĐ ( miền núi, đồng bằng ).
- Phát triển kt-xh để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí phù hợp với từng vùng ( miền núi,
đb). Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để
khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động.
Câu 2:
1. Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Đối với sản xuất: giao thông tham gia vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, nối sản xuất với sản
xuất, nối sản xuất với tiêu dùng, làm cho các quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và bình
thường
- Đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hành khách. Giao thông vận tải (GTVT) tạo mối liên hệ kinh tế- xã
hội giữa các ngành, các vùng, các địa phương trong cả nước. Vì thế các đầu mối GTVT cũng đồng thời là
các điểm tập trung dân cư, trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hải đảo, giữ vững an ninh quốc phòng,
góp phần vào việc quản lí chỉ đạo thống nhất nền kinh tế.
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa nước ta với nước ngoài khu vực và thế giới.
2) Kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến đường nàoquan trọng nhất? Tại sao?
a) Các tuyến đường sắt:

* Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng: chạy gần như song song với quốc lộ 5 và dài 102 km, rộng 1m
* Đường sắt Hà Nội - Lào Cai: dài 293 km, khổ đường rộng 1m
* Đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng: dài 162 km, khổ đường rộng 1m, có đoạn 1,435m
* Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên: dài 75 km, khổ đường rộng 1m, hoặc 1,435m
* Đường sắt Lưu Xá – Kép - Uông Bí - Bãi Cháy: dài 175 km, khổ đường rộng 1,435m
* Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-Tp HCM)
b) Tuyến Hà Nội-Tp HCM quan trọng nhất vì
- Dài 1726 km, là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy gần như song song với quốc lộ 1A, tạo nên trục
giao thông quan trọng theo hướng BắcNam, khổ đường rộng 1m
- Giá trị kinh tế của đường sắt Thống Nhất
+ Tạo mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các vùng kinh tế của Việt Nam (5/7 vùng) và giữa nước
ta với Trung Quốc. Chuyên chở 2/3 số lượng hành khách và hàng hóa của ngành đường sắt
+ Chạy qua hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố lớn, các
vùng đông dân, chạy qua 3 vùng kinh tế trọng điểm
Câu III
1: Tại sao nói việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bướcngoặt quan trọng trong
hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ.
- Do cơ sở hạ tầng GTVT còn hạn chế, chưa đồng bộ nên kinh tế của vùng còn chậm phát triển.
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT đang tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng:
+ Đường HCM hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía Tây, phân bố lại dân cư,
hình thành mạng lưới đô thị mới. Quốc lộ 1, đường sắt TN được nâng cấp hiện đại hóa, đặc biệt là việc
làm đường hầm qua đèo Hải Vân đã làm tăng khả năng đáng kể vận chuyển Bắc Nam trên tuyến đường
huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải theo QL9, cảng Đà Nẵng
+ Việc phát triển giao thông Đông -Tây ( QL 7,8,9) kéo theo hàng loạt các cửa khẩu đã mở ra để tăng
cường giao lưu với cá nước láng giềng trong đó Lao Bảo là quan trọng nhất, ngoài ra còn có các cửa khẩu:
Na Mèo-Thanh Hóa, Nậm Cắn- Nghệ An, Cầu Treo- Hà Tĩnh, Chả Lo (Quảng Bình)
+ Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn-Thanh Hóa), Vũng Áng- Hà
Tĩnh, Chân Mây-Huế gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế biển và đẩy mạnh giao thương với nước
ngoài, thu hút đầu tư. Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) được nâng cấp giúp tăng cường thu hút
khách du lịch, phát triển kinh tế-văn hóa.

2: Việc phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên mang lại ý nghĩa gì về mặt
kinh tế - xã hội và môi trường?
a) Về mặt kinh tế
- Cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa ở Tây Nguyên.
- Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng góp phần lớn
trong việc thu ngoại tệ cho vùng.
b) Về mặt xã hội
- Tạo việc làm cho một bộ phận lao động ở địa phương là nguồn thu nhập quan trọng cho đồng bào dân tộc
thiểu số, cải thiện cuộc sống, đồng thời hình thành tập quán sản xuất mới hạn chế nạn du canh, du cư.
- Thu hút lao động từ các vùng khác đến, góp phần phân bố lại dân cư – lao động trong cả nước.
c) Về môi trường
- Trồng cây cà phê là công nghiệp lâu năm, thực chất là trồng rừng nếu đảm bảo đúng các biện pháp kĩ
thuật
- Có tác dụng sử dụng hợp lí tài nguyên đặc biệt là đất và khí hậu đồng thời góp phần bảo vệ môi trường:
Điều hòa khí hậu, cân bằng lượng nước, hạn chế xói mòn đất.
Câu IV
1. Vẽ biểu đồ
2. Nhận xét và giải thích
a) Nhận xét
- Có sự chuyển dịch, nhừng còn chậm
- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng diện tích ccnln, giảm tỉ trọng diện tích ccnhn ( dẫn chứng)
b) Giải thích
- Chuyển dịch theo xu thế chung của sx nn
- Do ccnln mang lại hiệu quả cao hơn so với ccnhn.Trong hoàn cảnh nước ta có nhiều thuận lợi về trồng
ccnln và thị trường ngoài nước đc mở rộng
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 7
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự
phân hóa khí hậu của vùng này như thế nào?

2. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì?
Câu II (2,0 điểm)
1. Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.
2. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn của nước ta đã và đang có sự thay đổi như thế nào? Tại sao
có sự thay đổi như vậy?
Câu III (3,0 điểm)
1. Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
2. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp lại phân bố thưa thớt ở
miền núi?
Câu IV( 3,0 điểm)
1. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2010.
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010, NXB Thống kê 2011)
2. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ.
Hết
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 8
Câu 1 (2,0 điểm)
Đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi có những thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam?
Cơ cấu dân số trẻ có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Câu 2 (3,0 điểm)
Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong
những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta?
Câu 3 (3,0 điểm)Cho bảng số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

1990 20 666,5 16 393,5 3 701,0 572,0
1995 85 507,6 66 793,8 16 168,2 2 545,6
2000 129 142,0 101 043,7 24 960,2 3 136,6
2005 183 342,4 134 754,5 45 225,6 3 362,3
2010 540 162,8 396 733,6 135 137,2 8 292,0
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của
nước ta.
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
Câu 4 (2,0 điểm)
Nêu các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.
Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
Nêu ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
……………… Hết………………
Thí sinh không sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
P N V HNG DN CHM THI TH THPT QUC GIA LN 1 NM 2015
MễN THI: A Lí
Cõu í Ni dung i
m
PHN CHUNG CHO TT C TH SINH (8im)
1
1 c im thiờn nhiờn nhiu i nỳi cú nhng thun li v khú khn nh th no
i vi s phỏt trin kinh t - xó hi Vit Nam?
* Thun li:0,5
- Khoỏng sn: (k tờn) l c s PT CN
- Ti nguyờn rng: giu cú v loi ng, thc vt vi nhiu loi quý him tiờu biu
cho sinh vt rng nhit i => To thun li cho phỏt trin nn lõm - nụng nghip
nhit i.
- t trng: B mt cao nguyờn bng phng vi ch yu l t feralit => thun li
cho vic thnh lp cỏc vựng chuyờn canh cõy cụng nghip v chn nuụi i gia
sỳc. Ngoi ra mt s ni cũn trng c cỏc loi cõy n qu, cõy lng thc.

- Thy nng: cỏc dũng sụng min nỳi cú tim nng thu in ln vi khong 30
triu kw(sụng , sụng ng Nai )=> thun li to ngun in giỏ r. Thủy điện
là một thế mạnh của vùng núi do địa hình dốc nên giá trị thủy điện tơng đối phong
phú, điển hình có các nhà máy thủy điện ln nh Hũa Bỡnh, Thác Bà, Sơn La, Yali,
ĐrâyHinh
- Du lch: vi khớ hu mỏt m, phong cnh p nh Lt, Sa Pa, Tam o, Ba
Vỡ, Mu Sn => c s phỏt trin cỏc loi hỡnh du lch tham quan, ngh dng,
du lch sinh thỏi.
* Khú khn :0,5
- a hỡnh b chia ct mnh, nhiu sụng sui, hm vc, sn dc gõy tr ngi cho
giao thụng, cho vic khai thỏc ti nguyờn v giao lu kinh t gia cỏc min. Nhiu
thiờn tai (d/c) gõy nhiu khú khn tr ngi cho vic PT KT-XH
- Cuc sng ca ngi dõn vựng cao gp nhiu khú khn trong vic phỏt trin kinh
t cng nh tip nhõn s h tr v hi nhp vi cỏc vựng khỏc. Biờn gii gia
nc ta vi cỏc nc c yu l a hỡnh i nỳi him tr nờn vic m bo an ninh
quc phũng gp nhiu khú khn v tn kộm.
1
2 C cu dõn s tr cú nh hng gỡ n s phỏt trin kinh t - xó hi nc ta
- Khỏi quỏt c im dõn s: (0,5)
+ Dõn s Vit nam nm 2006: 84,2 tr ngi.
+ tui: 0-14 tui: 27% tng s dõn; t 5-59 tui: 64%; t 60 tui tr lờn: 9%.
+ C cu dõn s VN ang cú s bin i nhanh chúng.
- nh hng: (0,5)
+ Cú ngun lao ng v d tr lao ng di do.
+ Lao ng cú truyn thng, cn cự chm ch, cú kha nng tip thu v ng dng
khoa hc k thut.
- Khú khn: tha lao ng thiu vic lm.
1
2
1 Phõn tớch mt s c im ca vựng nụng nghip Trung du v min nỳi Bc B

*iu kin sinh thỏi NN (0,5)
- Nỳi, cao nguyờn, i thp
- t feralit vng, t phự sa c bc mu
- Khớ hu cn nhit i, ụn i trờn nỳi, cú mựa ụng lnh
*iu kin kinh t - xó hi (0,5)
- Mt dõn s tng i thp. Dõn cú kinh nghim sx lõm nghip, trng CCN.
- vựng trung du cú cỏc c s CN ch bin. iu kin giao thụng tng i thun
2
lợi
- Ở vùng núi còn nhiều khó khăn
*Trình độ thâm canh (0,5đ)
Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sx theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động,
vật tư nông nghiệp. Ở vùng trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao
*Chuyên môn hóa sản xuất (0,5đ)
- Cây CN có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trầu, hồi, )
- Đậu tương, lạc, thuốc lá,
- Cây ăn quả (cam, đào, lê, táo), cây dược liệu (tam thất, dương quy, đỗ trọng).
- Trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du)
2 Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát triển
nông nghiệp của nước ta
- Có điều kiện để chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây CN thành những mặt hàng có
giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó cho
phép vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diện tích trồng cây CN. (0,5đ)
- Vùng chuyên canh gắn với CN CB tức là gắn SX NN với CN. Đây chính là bước
đi trên con đường hiện đại. Như vậy xây dựng vùng chuyên canh cây CN gắn với
CNCB chính là 1 hướng tiến bộ trong SXNN trên con đường hiện đại (0,5đ)
1,0đ
3 1 Vẽ biểu đồ:
* Xử lí số liệu: cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành (%)

Năm Tổng số Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 100 79,3 17,9 2,8
1995 100 78,1 18,9 3,0
2000 100 78,2 19,3 2,5
2005 100 73,5 24,7 1,8
2010 100 73,4 25,0 1,6
* Vẽ biểu đồ:
- Chọn biểu đồ thích hợp nhất: biểu đồ miền
- Vẽ đúng, đẹp, đầy đủ các bước theo quy định
0,5đ
1,5đ
2 Nhận xét giải thích:
- Nhận xét:
+ Cơ cấu giá trị SXNN có sự thay đổi theo chiều hướng: giảm dần tỉ trọng của
ngành trồng trọt, tăng dần tỉ trọng của ngành chăn nuôi, tuy còn chậm.
+ Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm: (SLCM), tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+ Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng tương ứng ( SLCM).
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ và không ổn định.
- Giải thích:
+ Do tốc độ tăng trưởng không đều giữa các ngành, tỉ trọng của ngành chăn nuôi
tăng là do những thành tựu của ngành trồng trọt đã góp phần giải quyết nguồn
thức ăn cho chăn nuôi, nhu cầu của thị trường trong nước và nhu cầu xuất khẩu
tăng; do ứng dụng những thành tựu KHKT trong chăn nuôi.
+ Do chính sách của nhà nước thúc đẩy ngành chăn nuôi PT theo hướng hàng hóa,
PT trang trại chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.
+ Tỉ trọng của ngành trồng trọt vẫn lớn do đây là ngành truyền thống của nông
nghiệp.
1,0đ
0,5đ

0,5đ
1. Nêu các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta.(0,25đ)
- Gồm 5 bộ phận: Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền KT biển, vùng

4 thềm lục địa, các đảo và quần đảo.
2. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.(0,75đ)
* Các đảo xa bờ:
- Hoàng sa (thuộc huyện đảo Hoàng Sa - Đà Nẵng)
- Trường sa (thuộc huyện đảo Trường - Khánh Hòa)
* Các đảo gần bờ:
- Các đảo và quần đảo gần bờ ven vịnh Bắc Bộ.
+ Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bầu (QNinh).
+ Cát Bà và Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng)
- Các đảo và quần đảo gần bờ Duyên hải miền Trung
+ Đảo Cồn Cỏ ( Quảng Trị), đảo Lý Sơn ( Quảng Ngãi), đảo Phú Quý ( Bình
Thuận).
- Các đảo và quần đảo gần bờ Nam Bộ:
+ Đảo Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc ( Kiên Giang)
3. Nêu ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
(1,0đ)
* Về KT:(0,5đ)
- PT các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực , nuôi trồng
hải sản tôm sú, tôm hùm các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến, đồi mồi
- PTCN CB hải sản: nước mắm, đông lạnh
- GTVT biển.
- Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch: Bái Tử Long, Cát Bà, Côn Sơn, Phú Quốc
ngoài ra còn có các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Di tích lịch sử cách
mạng như: nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc, tuy nhiên chưa được khai thác nhiều.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân các huyện đảo.
* Về an ninh quốc phòng:(0,5đ)

- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
ĐỀ KHÁO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 9
Câu I. (2,5 điểm)
1. Nêu thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng
phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước?
Câu II. (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta diễn ra như thế nào? Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa
gì?
Câu III. (2,5 điểm)
1. Chứng minh điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông
nghiệp nhiệt đới.
2. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta.
Câu IV. (3,0 điểm)
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta.
(Đơn vị: %)
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
1990 79,3 17,9 2,8
1995 78,1 18,9 3,0
1999 79,2 18,5 2,3
2001 77,9 19,6 2,5
2005 73,5 24,7 1,8
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời
kì 1990 – 2005.
2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta thời kì 1990
– 2005.
……………….Hết……………….
II. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:

Câu Ý Nội dung trình bày Điểm
I 1 Nêu thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển
kinh tế - xã hội.s 1,5
Thế mạnh:
+ Khoáng sản: Nhiều loại, như: đồng, chì, thiếc, sắt, crôm, bô xít, apatit, than đá,
vật liệu xây dựng… thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. 0,25
+ Thuỷ năng: Sông dốc, nhiều nước, nhiều hồ chứa… có tiềm năng thuỷ điện lớn. 0,25
+ Rừng: Chiếm phần lớn diện tích, trong rừng có nhiều gỗ quý, nhiều loại động
thực vật, cây dược liệu, lâm sản, đặc biệt là ở các vườn quốc gia… nên thuận lợi
cho bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, khai thác gỗ… 0,25
+ Đất trồng và đồng cỏ: Thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây
công nghiệp (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc), vùng
đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Vùng cao còn có thể nuôi trồng các
loài động thực vật cận nhiệt và ôn đới. 0,25
+ Du lịch: Điều kiện địa hình, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái… thuận lợi cho
phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan… 0,25
Hạn chế: Xói mòn đất, đất bị hoang hoá, địa hình hiểm trở đi lại khó khăn; nhiều
thiên tai: lũ quét, mưa đá, sương muối… khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của
dân cư, đầu tư tốn kém, chi phí lớn cho phòng và khắc phục thiên tai. 0,25
2 Tại sao Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong
công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước? 1,0
- Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng lớn với nguồn
tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú. 0,25
- Biển Đông chính là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra
biển, đại dương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi. 0,25
- Biển Đông cũng là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới. 0,25
- Biển Đông là biển chung giữa nước ta với nhiều nước láng giềng và trong khu
vực, đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhạy cảm… 0,25
II 1 Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta. 1,0

- Giới hạn: Nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã. 0,25
- Đặc điểm :
+ Miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ hệ thống đai cao. Địa hình núi ưu
thế, các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Trong vùng núi có nhiều
bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng từ đó thuận
lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, nông - lâm kết
hợp.
+ Các dãy núi thuộc Trường Sơn Bắc ăn lan ra biển đã thu hẹp diện tích đồng
bằng, đoạn từ đèo Ngang đến Hải Vân có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. 0,25
+ Khí hậu: ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc suy yếu, ở Bắc Trung Bộ mùa mưa vào
thu đông mùa hè gió tây khô nóng.
+ Rừng, khoáng sản phong phú (rừng sau Tây Nguyên; khoáng sản: Sắt, Crôm ). 0,25
- Thuận lợi: Tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phép phát triển đa ngành, công
nghiệp, thuỷ điện, lâm, nông, thuỷ sản.
- Khó khăn: Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên. 0,25
2 Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta diễn ra như thế nào? Sự
chuyển dịch đó có ý nghĩa gì? 1,0
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
Từ 1995 – 2005:
- Kinh tế nhà nước giảm tỷ trọng từ 40,2% (1995) xuống 38,4% (2005), nhưng vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà
nước quản lí. 0,25
- Kinh tế ngoài nhà nước có giảm từ 53,5% (1995) xuống 45,6% (2005) trong đó
HẾT

×