Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHƯƠNG PHÁP MINH GIẢI VÀ PHÂN TÍCH ĐỊA CHẤN ĐỊA TẦNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.47 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Như đã biết Bể trầm tích Cửu Long là một bể có triển vọng dầu khí lớn
nhất tại nước ta hiện nay tuy nhiên lượng dầu khí mà chúng ta khai thác được
chỉ chiếm một phần nhỏ trữ lượng của Bể. Bởi vậy để thu được sản lượng dầu
khí cao nhất có thể chúng ta cần phải lựa chọn các phương pháp nghiên cứu
có hiệu quả. Trên cơ sở tổng hợp tài liệu vùng nghiên cứu và với mục tiêu của
luận án đề ra chúng tôi lựa chọn tổ hợp các phương pháp sau:
• Phương pháp phân tích bể trầm tích
• Phương pháp minh giải và phân tích địa chấn địa tầng
• Phương pháp phân tích Karota
• Phương pháp lập và phân tích mặt cắt phục hồi
• Phương pháp phân tích hệ thống dầu khí
• Phương pháp xác định môi trường lắng đọng và phân hủy VCHC
• Phương pháp đánh giá độ giàu VCHC của đá mẹ
• Phương pháp xác định loại Kerogen
3.1 . PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BỂ TRẦM TÍCH
Khi nghiên cứu bất kỳ một bể trầm tích nào đó thì phần không thể thiếu
được là làm sáng tỏ ranh giới bồn trầm tích, phân loại kiểu bồn trầm tích,
các thành phần trầm tích lấp đầy trong bể và sự phát triển của bể trong từng
thời kỳ. Để làm sáng tỏ các yếu tố trên của một bể trầm tích thì phương pháp
“Phân tích bể trầm tích” là một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu vì bằng
phương pháp này các quá trình tiến hóa địa chất của một bồn trầm tích được
nghiên cứu dựa trên chính đặc điểm của các trầm tích lấp đầy trong bể. Các
khía cạnh nghiên cứu về trầm tích cụ thể là thành phần thạch học, các cấu
trúc ban đầu và kiến trúc bên trong được tổng hợp và hình thành nên lịch sử
chôn vùi của bồn trầm tích. Sự tổng hợp này có thể cho thấy bồn trầm tích
được hình thành trong từng giai đoạn khác nhau cùng với quá trình lấp đầy
trầm tích bao gồm từ vận chuyển lắng đọng như thế nào và nguồn trầm tích
lấp đầy bể. Cũng như các mô hình người ta có thể phát triển và giải thích
các cơ chế thành tạo bể trầm tích.
• Các ranh giới mảng


Thạch quyển được chia thành một số mảng có đường ranh giới xuống tận
quyển mềm. Các mảng này tách ra khỏi đới có độ nhớt thấp tại nóc của
quyển mềm. Các mảng đều chuyển động tương đối so với nhau. Các mảng
tồn tại ở trạng thái rắn, các biến dạng thường xảy ra dọc theo các ranh giới
mảng. Có 3 loại ranh giới mảng/ rìa tích cực tồn tại gồm: phân kỳ, hội tụ và
chuyển tiếp.
a. Phân kỳ
Các ranh giới phân kỳ xuất hiện ở nơi các mảng chuyển động tách rời
nhau và thường điển hình bởi các trung tâm giãn sống núi giữa đại dương.
Các sống núi giữa đại dương mới được thành tạo ở nơi vỏ lục địa bị tách rời
nhau và mang vật liệu từ manti lên bề mặt. Khi sự phân kỳ tiếp tục xảy ra,
các rìa lục địa bị tách giãn và không hoạt động về mặt kiến tạo, tạo thành các
rìa thụ động hoặc sườn của các đại dương bị tách giãn.
b. Hội tụ
Các ranh giới hội tụ xuất hiện khi các mảng chuyển động gần lại với
nhau. Có hai loại hội tụ mảng đó là hút chìm và va chạm mảng.
Các ranh giới hút chìm xảy ra ở nơi các mảng đại dương bị chui xuống
dưới các mảng lục địa hay các mảng đại dương khác. Ranh giới này điển
hình bởi rãnh đại dương phát triển mạnh, và cung núi lửa phân bố ở mảng
trượt phía trên
Các ranh giới va mảng xuất hiện ở nơi mảng lục địa cấu thành nên các
mảng chờm nghịch hoặc chui xuống. Đặc biệt là các mảng lục địa có tính
nổi dẫn đến kết quả là không bị chui xuống, tạo ra sự phá hủy trên diện rộng,
cường độ lớn cùng với quá trình sinh ra các đai tạo núi, ví dụ như Himalaya.
Cũng với bản chất nổi, thạch quyển lục địa trở nên dày hơn do có sự chồng
gối nhau và quá trình va mảng nhanh chóng bị kết thúc.
c. Chuyển tiếp
Ranh giới chuyển tiếp thường xảy ra ở những mảng tiếp giáp nhau dịch
chuyển song song và ngược chiều với nhau do đó bị chi phối bởi các đứt gãy
chuyển dạng.

3.2 PHƯƠNG PHÁP MINH GIẢI VÀ PHÂN TÍCH ĐỊA CHẤN ĐỊA
TẦNG
Nội dung phương pháp địa chấn địa tầng được trình bày trong nhiều tài liệu
tham khảo. Ở đây, học viên chỉ khái quát một số vấn đề chính phục vụ cho quá
trình nghiên cứu
Để chính xác hóa cấu trúc địa chất của trầm tích Kainozoi bể Cửu Long và
bên cạnh các số liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan (GK) đòi hỏi phải khai
thác triệt để và chi tiết hơn các số liệu địa chấn.
Phân tích mặt cắt địa chấn cần phải dựa vào hai nguyên tắc sau:
Xác định mối liên hệ giữa các đặc điểm của trường sóng địa chấn với lát
cắt địa chất quan sát được ở các GK để từ đó xây dựng các mẫu chuẩn. Tiếp
theo dựa vào các mẫu chuẩn lựa chọn được tiến hành nhận dạng địa chất
trường sóng địa chấn.
Vì các GK thường được bố trí rải rác ở những điểm nhất định, mặt khác
chúng chỉ tồn tại ở những khối nhô của móng nên để phân tích các tài liệu địa
chấn, chắc chắn chủ yếu phải dựa vào các chỉ tiêu và nguyên tắc của phương
pháp địa chấn địa tầng. Chỉ dựa vào các nguyên tắc và chỉ tiêu của địa tầng
địa chấn chúng ta mới có khả năng xác định chính xác các vị trí của các ranh
giới và theo dõi chúng trong toàn bộ không gian. Theo chúng tôi ngay cả
những trường hợp khi đã xác định được những tồn tại các ranh giới địa tầng
theo các số liệu địa chất GK thì việc chính xác hoá chúng trên các mặt cắt địa
chấn dựa vào các chỉ tiêu địa chấn địa tầng vẫn cần thiết. Trong những điều
kiện cấu trúc địa chất phức tạp, đặc biệt khi những điều kiện tướng và môi
trường thay đổi phức tạp như ở phần dưới lát cắt của các mỏ Rồng và Bạch
Hổ thì việc liên kết đơn thuần các số liệu GK chắc chắn sẽ không đơn giản. Vì
vậy khai thác các mặt cắt địa sẽ được triển khai để giải quyết các nhiệm vụ
sau:
+ Chính xác hoá các ranh giới phức tập (sequence).
+ Xác định các ranh giới phân tập và nhóm phân tập, các miền hệ thống
trầm tích trong tập địa chấn.

+ Xác định tướng và môi trường của các tập địa chấn.
• Chính xác hóa ranh giới các phức tập
Chính xác hóa ranh giới các phức tập có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở
chỗ phân chia lát cắt thành các tập địa chấn có tuổi khác nhau mà còn đối
sánh được với khung thời địa tầng trong mối quan hệ với sự thay đổi mực
nước biển và chuyển động kiến tạo.
Các ranh giới phức tập được xác định bằng các phương pháp sau:
- Dựa vào các số liệu địa vật lý GK, và các băng địa chấn tổng hợp
(syntetic seismo grams) các số liệu thạch học sẽ tiến hành xác định ranh giới
địa tầng địa chấn trên các mặt cắt địa chấn ở tất cả các vị trí có giếng khoan
cắt qua.
- Đối sánh các ranh giới phức tập với thang thời địa tầng, thạch địa tầng và
sinh địa tầng.
Như chúng ta đã biết các ranh giới địa chấn địa tầng trên các mặt cắt địa
chấn phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
a. Phân chia mặt cắt theo chiều thẳng đứng ra các phần có các trường
sóng khác biệt về hình dạng, thế nằm, tính liên tục, tính quy luật, độ dày của
các mặt phản xạ sóng
- Về cường độ và tần số của ranh giới phản xạ trong lát cắt
- Về sự có mặt của các thể địa chất (phun trào, xâm nhập, diapia v.v.) và
các dạng trường sóng đặc trưng.
- Về đặc điểm hoạt động phá huỷ kiến tạo
b. Có thế nằm của các mặt phân lớp đè vào 2 phía của ranh giới đặc trưng
cho các bất chỉnh hợp địa tầng địa chấn như gá đáy, chống nóc ở hai phía (bi-
directional onlap, toplap) bào mòn, cắt xén (erosion, truncation), đào khoét
canion v.v.
c. Tuân thủ tính nhịp của các chu kỳ trầm tích trong lát cắt. Đối với các
tập biển thì phía trên các ranh giới được bắt đầu từ các tập hạt thô thuộc tướng
cát, sạn bãi triều, cát nón quạt cửa sông kiểu châu thổ biển tiến phủ trực tiếp
trên mặt bào mòn biển tiến (Ravinenment). Vì vậy, phía dưới mặt bào mòn

phải là tập hạt mịn liên quan tới các tập biển tiến và tập biển cao
(Trangressive systems tract hay tập highstand systems tract)
Dựa vào các phương pháp mô tả trên, đối với các mặt cắt địa chấn chúng
tôi đã xác định được các ranh giới địa chấn địa tầng. Riêng bể Cửu Long đặt
tên trùng với tên các ranh giới địa chấn đã được Vietsovpetro gọi tên. Từ dưới
lên trên là bề mặt móng âm học SH11, SH10, SH8, SH5, SH3, SH2, SH1.
• Xác định móng âm học
Móng âm học được thể hiện ở dưới bởi các đặc điểm sau của trường sóng
địa chấn:
- Trường sóng trắng, tự do với các sóng phản xạ lập từ móng và các sóng
phản xạ, phản xạ từ bề mặt của các đứt gãy cắt qua các thành tạo trước
Kainozoi.
- Bề mặt phản xạ kém liên tục, chứng tỏ bề mặt móng bị các hoạt động
đứt gãy và bị quá trình phong hoá phá huỷ rất mạnh.
- Địa hình mặt móng bị phân cắt bởi các khối nâng nằm xen kẽ giữa các địa
hào, bán địa hào
Đè lên trên móng âm học là các thành tạo trầm tích có các đặc điểm sau:
- Thể hiện tính phân lớp liên quan tới quá trình trầm tích
- Tồn tại các mặt phân lớp dạng onlap, nằm đè kề áp vào các sườn các khối
nhô; ngoài ra tồn tại các trục đồng pha dạng chống và gá đáy hai phía liên
quan đến các quạt aluvi.
• Xác định ranh giới các nhóm phân tập và phân tập
Mỗi phức tập được giới hạn bởi hai ranh giới đáy và nóc. Hai ranh giới đó
chính là hai bề mặt gián đoạn trầm tích hoặc bề mặt chuyển tiếp hai môi
trường đột ngột tạo nên mặt phản xạ sóng địa chấn mạnh. Các trường sóng địa
chấn ở phần thấp các phức tập trường sóng có trục đồng pha cong, thô đứt
đoạn, đôi khi hỗn độn thường bị bào mòn cắt xén (truncation) và có cấu tạo
bên trong phủ chồng lùi (downlap) biểu thị trầm tích hạt thô thuộc hệ thống
trầm tích biển thấp, môi trường lòng sông, nón quạt cửa sông và prodelta.
Phức hệ biển thấp thường tạo thành 3 phức hệ tướng tương ứng với 3

parasequence set (PS).
Ở phần trên các trường sóng đồng nhất hơn, ranh giới liên tục hơn phản
ảnh trầm tích hạt mịn, môi trường biển nông có chế độ thủy động lực khá yên
tĩnh tương ứng với 2 PS. Phức hệ biển cao ứng với 1PS.
• Xác định tướng
Tướng được xác định chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích cổ địa hình và mực
nước biển cổ. Các điều kiện đó chi phối điều kiện thành tạo các trầm tích có
tướng khác nhau. Chính vì vậy việc xác định tướng phải dựa vào 2 tiêu chí:
Phân tích các đặc điểm của trường sóng như:
- Hình dạng thế nằm của các trục đồng pha

×