Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình nhân sự của doanh nghiệp trong những năm qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.24 KB, 38 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thực tiến đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta thời gian qua đã cho thấy, trong
điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt thì công tác quản lý
nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức đã có một vị trí rất quan trọng, nó quyết định sự
tồn tại và phát triển của tổ chức đó.
Trước đây, sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, thậm chí cả giữa
các quốc gia ban đầu, chỉ là cạnh tranh về quy mô vốn, sau đó chuyển sang yếu tố
công nghệ. Ngày nay, với xu thế khu vực hóa toàn cầu thì sự cạnh tranh gay gắt nhất,
mang tính chiến lược giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là cạnh tranh về yếu tố con
người.
Ngày nay, nguồn nhân lực đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc
chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường. Để quản lý và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp mình,
các nhà quản lý phải giải quyết tốt được các vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực hiện có trong các tổ chức. Vì vậy, công tác đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực đã có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
của mỗi doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN đã khắc
phục mọi khó khăn trước mắt, vững bước vào thế kỷ 21.
Trong những giai đoạn xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV TM XD
LIÊN HOÀNG SƠN luôn luôn chú trọng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của tổ chức mình, luôn coi đây là một yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công.
Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty trong những
năm qua còn bộc lộ nhiều những tồn tại và hạn chế. Do vậy, làm thế nào để nâng cao
hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN. Đây chính là vấn đề sẽ được bàn tới trong đề tại
này.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 1
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đưa ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN, tạo cho công
ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có trình độ chuyên môn vững vàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập số liệu ở đơn vị thực tập.
 Phỏng vấn lãnh đạo công ty, những người làm công tác nhân sự
 Tham khảo một số sách chuyên ngành quản trị nhân sự.
 Một số văn bản quy định chế độ nhân sự hiện hành.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian: đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV TM XD
LIÊN HOÀNG SƠN
 Về thời gian : đề tài được chọn số liệu từ báo cáo tài chính năm 2010
 Việc phân tích được lấy từ số liệu của năm 2010
5. Kết cấu đề tài.
Gồm 3 chương:
+ Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH MTV TM SX LIÊN
HOÀNG SƠN
+ Chương 2: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty TNHH
MTV TM SX LIÊN HOÀNG SƠN
+ Chương 3: Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực
tạ công ty TNHH MTV TM SX LIÊN HOÀNG SƠN
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 2
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN.
1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
• Tên gọi: CÔNG TY TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN
• Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV

• Mã số thuế: 0310475356
• Địa chỉ: Lầu 2, số 277, Đường D2, P.25, Q. Bình Thạnh
• Điện thoại: 08.3829.37142 hoặc 0908041687
• Website: lienhoangson.com.vn
Công ty TNHH MTV TM XD Liên Hoàng Sơn tiền thân là một đội xây dựng
nhỏ chuyên đi xây dựng các công trình nhà ở dân dụng
Tháng 2 năm 2008, ông Đỗ Xuân Sơn - Giám đốc, đã thành lập công ty,
chứng chỉ hành nghề số 204/QLXD do Sở xây dựng cấp. Là một doanh nghiệp hạch
toán độc lập, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.
Các công trình do công ty thi công những năm qua đều được khai thác có hiệu quả,
đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật công trình đều đảm bảo theo
tiêu chuẩn của nhà nước hiện hành.
1.1.2. Ngành nghề và hình thức kinh doanh
- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát
nước. Đầu tư kinh doanh các công trình hạ tầng, kỹ thuật, nhà ở.
- Thiết kế các công trình dân dụng, công trình giao thông, thủy lợi quy mô
vừa và nhỏ( trạm biến áp)
- Tư vấn, giám sát chất lượng công trình xây dựng dân dụng, các trạm biến áp
và các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Khoan phụt vữa, xử lý nền móng công trình…
- Xây lắp, lắp đặt điện nước
- Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng
- Khảo sát, lập dự án đầu tư, lập dự toán các công trình xây dựng
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 3
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
- Thiết kế các công trình dân dụng, công trình giao thông, thủy lợi quy mô
vừa và nhỏ( trạm biến áp)
- Tư vấn, giám sát chất lượng công trình xây dựng dân dụng, các trạm biến áp
và các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Cho thuê các trang thiết bị, máy móc sử dụng trong xây dựng.

Trong đó, hàng hóa chủ yếu của công ty là Thi công xây dựng các công trình
dân dụng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước. Đầu tư kinh doanh các công trình hạ
tầng, kỹ thuật, nhà ở.
 Giới thiệu một số sản phẩm chủ yếu của công ty:
- Các công trình dân dụng: Nhà ở và công trình công cộng
+ Nhà ở: gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ
Cấp II: Chiều cao từ 9 - 19 tầng hoặc TDTS từ 10.000 đến nhỏ hơn
15.000m
2
Cấp III: Chiều cao từ 4 - 8 tầng hoặc TDTS từ 5.000 đến nhỏ hơn
10.000m
2
Cấp IV: Chiều cao từ 3 tầng trở xuống hoạc TDTS nhỏ 1.000m
2
+ Công trình công cộng: Gồm công trình văn hóa, công trình giao thông,
công trình y tế, khách sạn…
- Các công trình công nghiệp: gồm công trình công nghiệp nhẹ, công trình
năng lượng, công trình điện tử tin học, công trình chế biến thực phẩm, công trình
công nghiệp vật liệu xây dựng…
Cấp I: Sản lượng lớn hơn 10 triệu sản phẩm/năm
Cấp II: Sản lượng từ 2 đến 10 triệu sản phẩm/năm
Cấp III: Sản lượng nhỏ hơn 2 triệu sản phảm/năm
1.1.3. Nhiệm vụ của công ty
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, để có thể tồn tại và phát
triển trên thương trường, công ty đã nhìn nhận và đề ra những nhiệm vụ chính mà
công ty phải thực hiện:
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước trong hoạt động
sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thứ hai, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, tình
hình an ninh trật tự cho địa phương.

SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 4
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, phân phối lao động hợp
lý, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động
sáng tạo và phát triển
Thứ tư, phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Thứ năm, phải an toàn và phát triển nguồn vốn nhằm tăng hiệu quả cho hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như đảm bảo lợi ích cho toàn bộ công nhân viên và
lao động trong công ty.
Ngoài ra, công ty phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và
trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo và phải công khai báo cáo tài chính hàng
năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng bộ máy quản lý
1.1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty
Sơ đồ: Bộ máy quản lý của công ty TNHH MTV TM XD Liên Hoàng Sơn.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 5
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đội
thi
công
1
PHÒNG NGHIỆP
VỤ KT XÂY LẮP
PHÒNG TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG
PHÒNG KẾ TOÁN
Đội
thi
công

2
Đội
thi
công
3
Đội
thi
công
5
Đội
thi
công
4
Đội
thi
công
1
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
- Giám đốc ( 1 người ): Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động hàng ngày của
công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
các quyết định, các kế hoạch kinh doang, các phương án đầu tư của công ty.
- Phó Giám đốc( 1 người ): Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của công ty ở
từng lĩnh vực cụ thể được bổ nhiệm, đồng thời tham mưu cho cấp trên để tiến hành
các hoạt động kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các phòng ban theo từng lĩnh vực đó.
- Các phòng ban: Có trưởng phòng phụ trách, phó phòng( nếu có ) và các cán bộ ,
nhân viên thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do giám đốc công ty ban hành.
1.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng Chức năng Nhiệm vụ
Phòng tổ chức lao động
( 4 người)

- Tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc để tổ chức, triển
khai, chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ của công ty.
- Tổ chức cán bộ, lao
động, tiền lương, BH, thi
đua, khen thưởng…
- Công tác tổ chức và cán
bộ.
- Công tác lao động và
tiền lương.
- Công tác thi đua khen
thưởng, kỷ luật lao động
- Công tác đòa tạo, nâng
bậc lương cho nhân viên.
Phòng kế toán
( 2 người )
- Tham mưu giúp việc cho
giám đốc.
- Thực hiện các công tác
tài chính - kế toán và hạch
toán kinh tế toàn công ty
- Kiểm tra, kiểm soát các
hoạt động kinh tế tài chính
của công ty
- Công tác tài chính
- Công tác kế toán
Phòng kỹ thuật thi công
( 7 người)
- Tham mưu giúp việc cho

giám đốc.
- Hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát các công trình
trực thuộc công ty và các
đơn vị trực thuộc về tiến
độ thi công.
- Công tác theo dõi thi
công.
- Công tác tổng hợp và
báo cáo.
- Công tác phụ trách
trung tâm thí nghiệm
- Các công việc không
thường xuyên khác.
1.1.5. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức, sáng tạo ra hàng hóa,
dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất, kinh doanh đó.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 6
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Nguồn nhân lực mang tính chiến lược: Trong điều kiện xã hội đang phát
triển sang nền kinh tế thị trường thì nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm
vị trí quan trọng.
Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: xã hội không ngừng tiến lên, doanh
nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người vô tận. Nếu biết khai thác nguồn
lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hôi.
 Với nguồn nhân lực như trên, công ty đã tổ chức các hoạt động kinh doanh một cách
thống nhất từ lãnh đạo đến các phòng ban. Công tác quản lý hoạt động xây lắp và
kinh doanh theo nguyên tắc:
- Công ty trực tiếp quản lý và điều hành các dự án đầu tư.

- Công ty trực tiếp quản lý và điều hành một số công trình trọng điểm có
quy mô lớn, có yêu cầu chặt chẽ về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ…
- Các đội xây dựng trực tiếp quản lý ác công trình theo phân cấp và nhận
chứng khoán từ công ty với nhiều hình thức khác nhau.
1.1.6.Phương hướng phát triển của công ty
Để khẳng định vị thế, công ty đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
đầu tư, xây dựng chiến lược phát triển Công ty giai đoạn 2010 – 2015 phù hợp với
chiến lược phát triển bền vững. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư, triển khai những dự án
khả thi nhằm cụ thể hóa chương trình hành động của công ty. Công ty TNHH MTV
TM XD LIÊN HOÀNG SƠN phấn đấu đến năm 2015 đầu tư xây dựng được 500.000
m
2
sàn xây dựng trong thực hiện đầu tư xây dựng các dự án của Công ty, góp phần
phấn đấu đưa mục tiêu chương trình phát triển nhà ở đến năm 2015 của công ty thành
hiện thực.
Tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường củng cố và duy trì hoạt động xây lắp,
từng bước chuyển hoá sang lĩnh vực đầu tư, phù hợp với mục tiêu của công ty đề ra,
bằng cách tiếp tục củng cố và duy trì sự phát triển vững chắc trong hoạt động xây lắp,
tạo tiền đề cho hoạt động đầu tư của Công ty, đầu tư chính là nguồn của xây lắp, sự
kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư và xây lắp tạo thành một mô hình cung cầu khép kín
theo phương châm truyền thống của công ty, từ đó tạo nên sức mạnh trong cạnh tranh
và phát triển khi Công ty chính thức hoạt động trong mô hình lớn. Nâng cao năng lực
đầu tư, tập trung vào những dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với năng lực của
Công ty.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 7
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Như vậy, một mặt vừa nâng cao tỷ trọng đầu tư mặt khác giúp nhanh chóng tiếp
cận, thích ứng quy trình đầu tư, từ đó nâng cao nghiệp vụ, chất lượng của công ty
trong hoạt động đầu tư.
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

1.2.1. Tình hình tài chính của công ty
( Đơn vị: đồng )
Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng tài sản 619.348.000 515.467.000 668.956.000
2. Tài sản hiện thời 619.348.000 515.467.000 668.956.000
3. Tổng nợ 556.088.000 478.317.000 584.623.000
4. Tổng nợ hiện hành 556.088.000 578.317.000 584.623.000
5. Tài sản thực( 1-3 ) 63.260.000 37.150.000 84.333.000
6. Vốn hoạt động ( 2-4) 63.260.000 37.150.000 84.333.000
Nhìn qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tổng tài sản của công ty và số tài sản hiện thời trong công ty qua các năm
hầu như tăng nhanh, chỉ có năm 2011, số tài sản của công ty giảm là do công ty đã
thanh lý một số máy móc đã lạc hậu, không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Vì vậy
sang năm 2012, công ty đã mua một số máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất.
Do đó, tổng tài sản công ty tăng một cách nhanh chóng và làm cho số tài sản hiện
thời trong công ty cũng nhiều hơn.
- Do mua nhiều thiết bị tổng nợ của doanh nghiệp cũng tăng cùng chiều với
tổng tài sản. Số nợ này được bên bán thỏa thuận cho nợ đế kỳ hạn công ty đã thanh
toán cho bên nợ. Và số tiền nợ mua tài sản doanh nghiệp sử dụng đưa vào nguồn vốn
để kinh doanh.
1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
( đơn vị: đồng)
ST Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 8
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
T
1 Doanh thu
293.448.000 497.767.000 423.463.000
2 Xây lắp 260.702.000 459.948.000 401.677.000
3 Sản xuất khác 32.746.000 19.891.000 21.786.000

- Nhận xét: Nhìn qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh thu hàng năm đều tăng, điều đó chứng tỏ công ty hoạt động và kinh
doanh đều đặn. Năm 2010, doanh thu đạt 293.448.000, năm 2011 đạt 497.767.000 và
năm 2012 đạt 423.463.000. Năm 2010, nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng nặng do
đó doanh thu của công ty cũng giảm theo. Năm 2010, doanh thu chỉ đạt
293.448.000đ. Sau đó nền kinh tế Việt Nam cũng ổn định dần và doanh thu của công
ty cũng tăng lên đáng kể.
- Xây lắp đạt năm 2010 đạt 260.702.000đ chiếm 88,84% trong tổng số doanh
thu. Năm 2011 đạt 497.767.000đ chiếm 92,4%/tổng doanh thu và Năm 2012 đạt
423.463.000 chiếm 94,86%/ tổng doanh thu.
- Doanh thu về sản xuất khác không điều. Năm 2010 đạt 32.746.000đ chiếm
11,16%/ tổng doanh thu đến năm 2012 đạt 21.786.000đ chiếm 5,14%/ tổng doanh
thu.
- Doanh thu năm 2011 cao hơn năm 2010 là 204.319.000đ chiếm 25,8%.
Năm 2012 thấp hơn 2011 là 74.304.000đ chiếm 8,07%
Điều này cho thấy công ty đang trên đà phát triển. Có được kết quả như vậy
là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty, họ đã vượt
qua mọi khó khăn ban đầu để đạt được thành quả như ngày hôm nay.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 9
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN
2.1. Phân tích tình hình nguồn nhân lực hiện nay của công ty TNHH MTV TM
XD LIÊN HOÀNG SƠN.
2.1.1. Số lượng nhân lực của công ty
ST
T
LOẠI LAO ĐỘNG TỔNG SỐ
1 Nhân viên quản lý 4
2 Nhân viên kỹ thuật 7

3 Nhân viên kế toán 2
4 Nhân viên khác 133
Tổng 146
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 10
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
CÔNG TY TNHH MTV TM XD LIÊN HOÀNG SƠN là công ty xây dựng nên
số lượng công nhân chiếm số lượng lớn nhất. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên
của công ty gồm 146 người, trong đó 4 nhân viên quản lý,còn lại là là công nhân viên
thuộc các phòng đội. Mỗi công trình xây dựng sẽ có từ 1 đến 2 nhân viên kỹ thuật tùy
theo mức độ và quy mô của công trình đó.
2.1.2. Độ tuổi nhân lực
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO ĐỘ TUỔI
STT
LOẠI
LAO ĐỘNG
Độ tuổi
Tổng
số
Giới tính
Dưới 35 35 - 50 Trên 50 Nam nữ
1 NV quản lý 1 2 1 4 3 1
2 NV kỹ thuật 2 4 1 7 7 0
3 NV kế toán 1 1 0 2 0 2
4 NV khác 47 80 6 133 118 15
5 Tổng số 51 87 8 146 128 18
6
Tỷ trọng so với
tổng số lao động
34.93% 59.59% 5.48% 100% 272 38
Qua bảng và biều trên, ta thấy: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty còn rất

trẻ. Lao động dưới 35 tuổi là 59 người chiếm 34.93%, từ 35 đến 50 là 87 người chiếm
59.59% và trên 50 tuổi là 9 người chiếm 5,48%.
2.1.3. Trình độ nhân lực
SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ
ST
T
LOẠI LAO ĐỘNG
Trình độ
Tổng
số
ĐH CĐ TC LĐPT
1 Nhân viên quản lý 3 1 0 0 4
2 Nhân viên kỹ thuật 5 2 0 0 7
3 Nhân viên kế toán 1 0 1 0 2
4 Nhân viên khác 0 0 13 120 133
5 Tổng số 9 3 14 120 146
6
Tỷ trọng so với tổng số
lao động
6.16% 2.05% 9.59% 82.19% 100%
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 11
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Tỷ lệ lao động có trình độ đại học là 9/155 chiếm 6,16%, cao đẳng là 3/155
chiếm 2,05%, trung cấp là 14/155 chiếm 9,59%, và công nhân là 120/155 chiếm
82,19%. Tỷ lệ đại học và cao đẳng còn quá thấp so với trình độ phát triển hiện nay,
công ty cần tăng cường tuyển dụng người có năng lực và đào tạo những nhân lực hiện
có để họ có thể phát tối đa năng lực của mình, thực hiện công việc tốt hơn, hiệu quả
hơn. Như vậy công ty mới có thể phát triển và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa
trong lĩnh vực này.
Qua bảng cơ cấu lao động trên ta thấy đội ngũ nhân viên lao động của công ty

đa số là lao động trẻ. Những lao động trực tiếp ở công trường như: thợ xây, thợ hàn,
thợ sơn…chiếm 82,19% tương đối phù hợp với số nhân viên quản lý và nhân viên
văn phòng hiện có. Do đó doanh nghiệp cần phát huy cơ cấu lao động như trên.
2.1.4. Tiền lương
- Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động được tính theo khối
lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm việc chính tại công ty bao
gồm: Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ cấp kèm
theo.
- Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không
làm việc tại DN nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như: Tiền lương
nghỉ lễ, nghỉ phép, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương…
2.1.4.1. Phương pháp xác định quỹ lương.
- Công thức:
Tql = Lđgkh + Lbskh + Ltg
Trong đó:
Tql: Tổng tiền lương
Lđgkh: Quỹ lương theo đơn giá kế hoạch
Lbskh: Quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch
Ltg: Qỹ lương làm thêm giờ
Lương giờ BQ = Hệ số lương+phụ cấp lương BQ x Tiền lương lđ BQ/tháng theo KH)
8
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 12
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
• Đơn giá bình quân theo đơn vị sản phẩm:
Vđg = Lương giờ bình quân x MTH
Như vậy ta xác định được các quỹ lương như sau:
Lđgk = Sản lượng x Vđg
Lbskh = Tổng số lđ theo KH x L
min DN
x( hệ số lương + Phụ cấp lươngBQ)

x số ngày nghỉ BQ trong năm
Ltg = Số lđ làm thêm giờ x đơn giá tiền công làm thêm giờ x Số giờ làm
thêm
2.1.4.2. Đơn giá tiền lương
Việc xác định đơn giá tiền lương nhằm làm căn cứ trả lương cho công nhân.
đơn giá tiền lương được xác định rõ ràng, hợp lý, công bằng sẽ nhận được sự đồng
tình của công nhân, từ đó dóp phần thúc đẩy họ làm việc tích cực. Mỗi sản phẩm đòi
hỏi một mức độ hao phí lao động khác nhau do vậy đơn giá tiền lương cũng khác
nhau.
Công thức:
Đơn giá tiền lương =
Trong đó: Tổng thời gian làm việc = ∑ ( thời gian làm việc từng CN x hệ số
quy đổi)
2.1.4.3. Các hình thức phân phối tiền lương
• Trả lương theo sản phẩm: Tiền lương của người lao động nhận được trong một thời
gian nào đó hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do họ làm ra và đơn giá tiền
lương cho một đơn vị sản phẩm
Đối với công ty, phương pháp này được áp dụng đối với lao động trực tiếp
Công thức:
Mức lương nhận được = giá tiền lương của một SP ở công đoạn i x Số lượng
sản phẩm TT người Lđ làm được
• Trả lương theo thời gian: Tiền lương của người lao động nhận được xác định trên cơ
sở thời gian lao động và mức lương quy định của một đơn vị thời gian mà người lao
động được hưởng. Đối với công ty, phương pháp này áp dụng cho bộ phận văn
phòng, bảo vệ, phụ thuộc vào số ngày làm việc và mức lương thỏa thuận.
Công thức:
Mức lương nhận trong tháng =
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 13
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty

( đơn vị: ngàn đồng)
Các chỉ tiêu Năm 2010 năm 2011 năm 2012
Tiền lương bình quân 4668 4933 5163
Tiền thưởng bình quân 1211 1236 1334
Thu nhập khác bình quân 1100 1312 1409
Tổng thu nhập bình quân 5879 6169 6497
( Nguồn: Phòng kế toán )
Qua bảng trên ta thấy: Từ năm 2010 đến 2012, do có sự tăng lên trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nên tiền lương bình quân và tiền thưởng bình quân của cán
bộ công nhân viên cũng tăng lên. Ngoài ra thu nhập khác cũng tăng do vậy tổng thu
nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng.
Qua việc phân tích công tác lao động, tiền lương tại công ty, ta thấy tình hình
phân phối tiền lương tương đối phù hợp với ngành nghề và quy mô sản xuất. Bên
cạnh đó công ty đã giải quyết được việc làm cho nhiều người lao động, chế độ tiền
lương và thưởng tương đối hợp lý, giảm bớt tình trạng thất nghiệp hiện nay trong xã
hội và góp phần nâng cao đời sống của người lao động.
2.1.5. Chế độ làm việc của công nhân viên hiện nay
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi.
Điều kiện lao động thuận lợi sẽ tạo được tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả
trong quá trình lao động. Trong thực tế thì công ty đã chú ý nhiều đến việc thực hiện
đảm bảo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động. hế độ làm việc được bố trí
như sau:
+ Thời gian làm việc: Thời gian làm việc trong điều kiện môi trường bình
thường là 8 giờ/ 1 ngày, 48 giờ trong 1 tuần.
+ Đối với lao động gián tiếp, thời gian làm việc 44 giờ/ 1 tuần. Mỗi ngày làm
việc 8 tiếng, thứ 7 và chủ nhật nghỉ.
Việc sản xuất được bố trí không ngừng 24/24h trong ngày, đảm bảo dây
chuyền hoạt động liên tục tránh được những thiệt hại do ngưng trệ hoạt động của các
máy móc thiết bị đồng thời vẫn đảm bảo được chế độ làm việc theo quy định của nhà
nước hiện hành.

+ Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ thứ 7 và chủ nhật
Ngoài ra công ty còn có các chế độ nghỉ ngơi như sau: Người lao động được
nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết, gồm: Tết Dương lịch 1
ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch); Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 14
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
(ngày 30/4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch); Ngày
Quốc khánh 1 ngày (ngày 2/9 dương lịch); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày (ngày
10/3 âm lịch).
Trong điều kiện làm việc bình thường, người lao động được nghỉ phép 12
ngày/ năm, cứ 5 ngày làm việc được nghỉ thêm 1 ngày.
Trong điều kiện làm việc độc hại, được nghỉ phép 13 ngày/ năm, cứ 5 năm làm
việc được nghỉ thêm 1 ngày.
Ngoài ra công ty còn quy định những người nghỉ không có lý do chính đáng
hoặc nghỉ việc riêng ( không theo quy định ) thì những ngày đó nhân viên sẽ bị phạt
thậm chí bị kiểm điểm.
2.1.6. Điều kiện và môi trường làm việc
- Môi trường làm việc:
+ Qua thực tế xuống công trường để tìm hiểu ý kiến của công nhân thì đa số
các ý kiến của mọi người cho rằng độ bụi, càng cao tiếng ồn càng lớn, đặc biệt là thời
tiết mùa hè nắng làm ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
- Sức khỏe người lao động
+ Hàng năm công ty tổ chức khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên
theo định kỳ.
Phân loại

Năm
Loại 1 Loại 2 Loại 3
Tổng
người

được
khám
2010 57
64,1
%
22
24,7
%
9 11,2% 89
2011 32
61,5
%
16
30,8
%
4 7,7% 52
2012 27
77,1
%
7 20% 1 2,9% 35
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Loại 1: Khỏe
Loại 2: Trung bình
Loại 3: Yếu
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy do tổng số lao động có sự thay đổi. Nên loại
lao động qua mỗi năm cũng thay đổi, ta thấy năm 2010 tỷ lệ lao động là 11,2% và
giảm xuông 2,9% năm 2012 chứng tỏ rằng việc đảm bảo điều kiện lao động đang tốt
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 15
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
dần lên và doanh nghiệp đã chú ý đến sức khỏe con người hơn trong quá trình tuyển

dụng.
Bảng thống kê số lượng người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
Năm 2010 2011 2012
Đau mắt hột 35 30 7
Viêm mũi, dị ứng 47 54 18
Qua số liệu này ta có thể thấy những bệnh mà công nhân thường mắc phải
bệnh đau mắt hột, viêm da, dị ứng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động trong
công ty. Như vậy có thể thấy số công nhân số lượng thấp nhưng số người mắc bệnh
nhiều hơn nên vấn đề về môi trường lao động cần được quan tâm hơn nữa.
- Vấn đề bảo hộ lao động
Công tác vệ sinh an toàn lao động cũng được công ty chú trọng, công tt đã
thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh đến từng tổ sản xuất thi công.
Hàng năm cán bộ công nhân viên đều được cấp phát bảo hộ lao động. Trang
thiết bị bảo hộ lao động được cấp phát theo từng vị trí cụ thể bao gồm:
+ 02 bộ quần áo bảo hộ lao động
+ 02 đôi giày vải
+ Ủng cao su
+ Mũ cứng hoặc nón lá
+ Gang tay
+ Áo mưa
Nhìn chung là người lao động được trang bị hoàn toàn đầy đủ các thiết bị bảo
hộ lao động cần thiết cho quá trình làm việc.
- Vấn đề an toàn người lao động
Năm
Số người bị tai nạn do lao
động
Mức độ nguy hiểm
Thương tật Chết
2010 16 16 0
2011 13 13 0

2012 5 5 0
Ta có thể thấy rằng số người bị tai nạn lao động trong công ty ngày càng giảm,
điều đó rằng công tác đảm bảo an toàn cho người lao động ngày càng được quan tâm
và thực hiện tốt hơn.
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Để tạo điều kiện cho người lao động làm việc được nhanh chóng không bị đứt
đoạn, nâng cao năng suất lao động để tiến hành sản xuất với hiệu quả cao thì cần phải
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 16
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. Nơi làm việc được tổ chức hợp lý là nơi làm việc
thỏa mãn đồng bộ các yêu cầu về thẩm mỹ sản xuất và về mặt kinh tế.
Công tác phục vụ nơi làm việc được công ty tiến hành cụ thể như sau:
+ Trang bị đầy đủ máy móc thiết bị tại nơi làm việc
+ Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ được bố trí tại nơi thi công đảm bảo nhanh
gọn, dễ lấy.
+ Mặt bằng thi công luôn đảm bảo gọn gàng, thiết kế có khoa học.
Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy múc kịp thời. Các công cụ thay thế khi có sự
cố luôn có dự phòng để đảm bảo quá trình thi công xây dựng được liên tục, không bị
dứt đoạn khi sự cố xảy ra.
2.2. Quá trình tuyển dụng lao động trong công ty
Tuyển dụng là quá tình thu hút người xin việc từ lực lượng lao động ngoài xã
hội và lực lượng lao động trong doanh nghiệp.
2.2.1. Phương pháp tuyển dụng:
Có 2 phương pháp:
2.2.1.1. Phương pháp tiếp cận với nguồn bên trong:
Khi còn công việc trống, ban Giám đốc và trưởng phòng tổ chức sẽ thông
báo trong nội bộ công ty. Tuyển theo hướng này giúp cho những người trong công ty
có cơ hội thăng tiến, do vậy họ sẽ gắng bó hơn với công ty, làm việc tích cực hơn
đồng thời họ là người đã quaen thuộc và hiểu rõ các chính sách của công ty nên chỉ
trong một thời gian ngắn họ sẽ hội nhập được với môi trường làm việc mới.

• Bản thông báo tuyển người:
Đây là hình thức tuyển mộ ngay trong công ty để những người có nhu cầu thay
đổi công việc có thể tự nộp hồ sơ ứng tuyển.
Thông thường những bản thông báo này được dán vào bảng tin nội bộ, đọc
trên loa đài phát thanh của công ty hoặc gửi văn bản tuyển người đến tận các phòng
ban có liên quan để liêm yết.
Yêu cầu bản thông báo này phải hết sức ngắn gọn, thể hiện được đầy đủ những
thông tin về: Chức danh công việc trống; sức khỏe; trình độ; trách nhiệm; quyền lợi;
lương bổng; chế độ đãi ngộ và các thủ tục cần hoàn thành cho công việc trống.
• Sử dụng sự giới thiệu của nhân viên thông qua việc bỏ phiếu kín:
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 17
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Đây là phương pháp sử dụng những thông tin phi chính thức từ trong nội bộ tổ
chức nhưng lại có thể mang đến những lợi ích rất lớn nếu như tổ chức hòa đồng thì
thì chất lượng ứng viên sẽ rất tốt và có khả năng tổ chức sẽ có được những cán bộ
nguồn đáng tin cậy.
• Sử dụng hệ thống thông tin nguồn nhân lực:
Sử dụng các chương trình phần mềm để xác định những ứng viên phù hợp, do
nhân viên phòng nhân sự thực hiện. Đây là phương pháp khá hiện đại và tiết kiệm chi
phí. Ở những doanh nghiệp có hệ thống thông tin nhân lực chuyên nghệp thì việc áp
dụng phương pháp này là rấy thuận lợi.
 Ưu nhược điểm của phương pháp này
• Ưu điểm:
Giúp cho tổ chức có thể hiểu rõ nguồn, sàng lọc nhanh, dễ hội nhập, chi phí
thấp, tạo động lực phấn đấu cho mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Tuyển theo hướng này giúp những người trong công ty có cơ hội thăng tiến, do
vậy sẽ gắng bó hơn với công ty, làm việc tích cực hơn.
• Nhược điểm:
Tuyển mộ từ nguồn này có thể gây ra sự xáo trộn trong nội bộ tổ chức, cho nên
tổ chức phải có kế hoạch bổ sung kịp thời. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ thì chất

lượng ứng viên sẽ không tốt do nguồn bị hạn chế.
2.2.1.2. Phương pháp tuyển mộ từ bên ngoài
Các nhân viên trong công ty thường biết rõ bạn bè người thân của họ đang
xin việc làm, nên họ đã giới thiệu cho công ty những người có khả năng, trình độ học
vấn phù hợp với yêu cầu.
Tuyển dụng theo nguồn này công ty không mất thời gian thông báo tìm
kiếm, mà khi có nhu cầu về nhân viên công ty sẽ được đáp ứng ngay. Tuy nhiên theo
cách này có thể dẫn tới thiên vị hoặc cảm tưởng không tốt cho công nhân khi bạn bè,
người thân của họ không được chấp nhận vào làm việc. Sự bất lợi này nếu giải quyết
không tốt sẽ làm cho công tác quản lý cả công ty gặp khó khăn.
• Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
Để tìm kiếm được những ứng viên đáp ứng được yêu cầu công việc của tổ
chức thì tổ chức phải biết lựa chọn những kênh quảng cáo phù hợp, đồng thời thiết kế
quảng cáo cũng phải thật hấp dẫn.
Nếu là những thông tin quảng cáo để tuyển lao động có trình độ thấp, thủ công
thì có thể quảng cáo qua báo đài hoặc loa phát thanh của các địa phương. Nhưng nếu
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 18
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
muốn thu hút được các ứng viên có chất lượng cao thì đòi hỏi tổ chức phải bỏ ra chi
phí lớn để đăng thông tin tuyển dụng trên phương tiện thông tin trung ương và có uy
tín.
• Dịch vụ, trung tâm giới thiệu việc làm:
Thường chỉ có các tổ chức thiếu người làm công tác tuyển mộ thì sẽ áp dụng
phương pháp này vì nó giúp cho doanh nghiệp tuyển được với số lượng lớn, nhanh
chóng và chi phí không quá cao.
• Sự giới thiệu của cán bộ công nhân viên:
Đây là một phương pháp cũng tương tự như tuyển mộ từ nguồn bên trong, mặc
dù là sự giới thiệu công khai nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng ứng
viên nếu tổ chức không đồng thuận.
• Tổ chức các hội chợ việc làm:

Với phương pháp tuyển mộ này, nhà tuyển dụng có thể tìm được những ứng
viên sáng giá nhất nhưng chi phí bỏ ra cũng khá cao.
• Lấy nguồn ứng viên từ các trường đại học, cao đẳng, THCN:
Nhân viên tuyển dụng của các tổ chức đến tận các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp để tìm kiếm những sinh viên có triển vọng, có chuyên môn
giỏi, năng động và có sự giới thiệu của các giảng viên có uy tín.
 Ưu nhược điểm của phương pháp này:
• Ưu điểm:
Nguồn tuyển mộ đa dạng, rộng rãi, dễ tìm được được người tài, có tư duy
mới, tạo điều kiện để thay dổi tính cố hữu trong tổ chức.
• Nhược điểm:
Chi phí cho việc thu hút, nhận hồ sơ, sàng lọc, hội nhập là khá tốn kém.
2.2.2. Quy trình tuyển dụng
Để bổ sung lực lượng lao động khi cần thiết, công ty TNHH MTV TM XD
Liên Hoàng Sơn tiến hành tuyển dụng lao động thông qua một quy trình được tổ chức
khoa học.
Tuyển dụng nhân viên là một quá trình phức tạp và tốn kém. Do đó, khi các
phòng ban có nhu cầu về nhân viên, họ sẽ trình lên ban Giám đốc và phòng tổ chức
lao động. Tiếp đó, Giám đốc và Trưởng phòng tổ chức lao động sẽ trực tiếp xem xét
và xác định nhân viên, công nhân sắp được tuyển có đủ các tiêu chuẩn về trình độ và
có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không.
 Quá trình tuyển dụng lao động trải qua những bước sau:
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 19
Xác định nhu cầu tuyển dụng
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng.
Nhu cầu tuyển dụng được xác định dựa vào: Kế hoạch sản xuất, số lượng đơn
hàng dự kiến nhận được trong năm, khả năng sản xuất năm trước, thay đổi công nghệ
hoặc nhu cầu xử lý nghiệp vụ.
Hàng năm căn cứ vào tình hình chung của công ty và tình hình của từng bộ

phận, Giám đốc công ty sẽ là người ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho công
ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới phát sinh do yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, công ty sẽ đề ra các yêu
cầu tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, về tay nghề người lao động, về kinh nghiệm,
về sức khỏe…
Bước 2: Tổng hợp và lập kế hoạch tuyển dụng.
Bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu từ các phòng ban và phân xưởng, sau đó
xem xét dựa vào: năng suất lao động của năm trước đó và thời điểm hiện tại, tiến độ
sản xuất năm trước đáp ứng về thời gian giao hàng, số lượng các đơn hàng dự kiến
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 20
Tổng hợp và lập kế hoạch tuyển dụng
Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng
Tiếp nhận và phân loại hồ sơ
Tiến hành phỏng vấn và tiếp nhận
Thử việc, đánh giá thử việc, ký HĐ LĐ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
của khách hàng, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm theo đơn hàng nhận được. Tiếp theo,
bộ phận này tiến hành lập bảng tổng hợp nhu cầu nhân sự và lập kế hoạch tuyển dụng
để trình Giám đốc phê duyệt.
Bước 3: Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng .
Nếu đồng ý, Giám đốc sẽ phê duyệt và yêu cầu tiến hành tuyển dụng theo quy
chế tuyển dụng của công ty hoặc nếu không đồng ý, Giám đốc thông báo bằng văn
bản cho bộ phận đề xuất, yêu cầu lập lại Bảng tổng hợp Khác trình Giám đốc phê
duyệt.
Bước 4: Thông báo tuyển dụng.
Thông báo tuyển dụng công khai dưới các hình thức: niêm yết thông báo tại
công ty, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 5: Tiếp nhận và phân loại hồ sơ.
Việc tiếp nhận được tiến hành tại phòng kế hoạch trong thời hạn tiếp nhận hồ

sơ. Sau đó, hồ sơ sẽ được kiểm tra và phân loại theo yêu cầu tuyển dụng. Hồ sơ đạt
yêu cầu sẽ được lập danh sách và trình Giám đốc.
Sau khi nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phòng tổ chức lao động sẽ
tiến hành việc thu nhận hồ sơ, sau đó nghiên cứu hồ sơ và các ứng cử viên. Viêc
nghiên cứu thu nhận hồ sơ được cán bộ công nhân viên trong phòng tổng hợp thực
hiện với tinh thần trách nhiệm cao, vì xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng,
giúp công ty giảm được chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn
tiếp theo.
Bước 6: Tiến hành phỏng vấn và tiếp nhận
Lập danh sách nhân sự ( từ cấp quản lý trở lên ) tham gia vào quá trình phỏng
vấn. Địa điểm, thời gian, phương tiện và các điều kiện vật chất khác phục vụ cho
công tác phỏng vấn sẽ được bộ phận có trách nhiệm chuẩn bị.
 Nội dung phỏng vấn:
- Đối với công nhân, thợ kỹ thuật: chú trọng việc kiểm tra tay nghề.
- Đối với cán bộ quản lý: phải kết hợp cả hai hình thức phỏng vấn và thi
tuyển kiểm tra. Kết quả kiểm tra tay nghề được ghi nhận vào phiếu trình Giám đốc
quyết định. Lao động đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng sẽ được thông báo tiếp nhận
bằng văn bản và ký kết hợp đồng thử việc.
Bước 7: Thử việc, đánh giá thử việc, ký kết hợp đồng lao động.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 21
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Lao động được bố trí thử việc tại vị trí công tác dự tuyển. Quản đốc phân
xưởng hoặc tổ trưởng sản xuất lập phiếu đánh giá thử việc và gửi cho bộ phận nhân
sự, sau đó bộ phận này sẽ tổng hợp báo cáo kết quả thử việc và trình lên Giám đốc
xem xét tiến hành ký kết hợp đồng chính thức. Lao động thử việc không đạt sẽ được
thông báo chấm dứt hợp đồng bằng văn bản, hoàn trả hồ sơ nếu có yêu cầu. Thời gian
phải trải qua thực tế ít nhất là 1 tháng.
2.2.3. Một vài ví dụ về quy trình tuyển dụng.
2.2.3.1. Quy trình tuyển dụng của công ty Cổ phần phần mềm FPT
- Tuyển chọn ứng viên qua 3 vòng.

- Các ứng viên phải vượt qua vòng tuyển chọn hiện tại mới được vào vòng tiếp
theo.
- Chỉ có các ứng viên được lựa chọn vào vòng tiếp theo mới được thông báo từ
Công ty.
- Riêng tất cả các ứng viên tham gia từ Vòng phỏng vấn trở đi đều được thông
báo kết quả.
1. Lựa chọn hồ sơ: Vòng lựa chọn hồ sơ nhằm xem xét tính phù hợp của các
hồ sơ ứng viên so với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Tất cả các ứng viên có hồ sơ
được lựa chọn sẽ được thông báo lịch thi viết trong vòng 7 ngày kể từ ngày hết hạn
nộp hồ sơ.
2. Thi viết: Các môn thi chung: áp dụng cho tất cả các vị trí, bao gồm: IQ,
GMAT, Tiếng Anh, Các môn thi chuyên môn (tuỳ theo từng vị trí tuyển dụng có các
môn chuyên môn khác nhau).
Hình thức thi: thi trắc nghiệm
Thời gian thi: IQ (20 phút), GMAT (30 phút), tiếng Anh (60 phút), Chuyên
môn (10-45 phút tuỳ từng môn)
Điểm đạt: Tổng (IQ + GMAT) ≥ 20; Tiếng Anh: ≥ 23/50; Tiếng Nhật: ≥ 5/10;
Chuyên môn: ≥ 4/10
Chỉ những ứng viên thi đạt mới được hẹn tham gia phỏng vấn, thời gian nhận
thông báo trong vòng 7 ngày kể từ ngày thi.
3. Phỏng vấn: Đây là lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa ứng viên và Công ty.
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 22
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Thông qua buổi phỏng vấn này, Công ty có thêm các thông tin để đánh giá xem ứng
viên có thực sự phù hợp với yêu cầu của công việc cần tuyển hay không. Một số vấn
đề chính Công ty thường xem xét đến như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc
(độc lập hay theo nhóm), khả năng tổ chức công việc và lập kế hoạch, khả năng tư
duy và giải quyết vấn đề, kiểm tra lại một số thông tin trong hồ sơ: quá trình học tập,
kinh nghiệm, kỹ năng
Trong buổi phỏng vấn này, các ứng viên cũng có thể hỏi Công ty các vấn đề

liên quan. Tuỳ từng ứng viên và vị trí có thể có nhiều hơn một buổi phỏng vấn. Tất cả
các ứng viên tham gia phỏng vấn sẽ được Công ty thông báo kết quả trong vòng 10
ngày kể từ ngày phỏng vấn.
4. Thoả thuận hợp đồng: Các ứng viên được lựa chọn qua vòng phỏng vấn sẽ
được hẹn tiếp một buổi đến thoả thuận về hợp đồng lao động và các vấn đề liên quan,
bao gồm: loại hợp đồng, công việc, mức lương, thời gian làm việc… Mọi việc tiếp
theo được thực hiện theo hợp đồng lao động và hướng dẫn của cán bộ phụ trách trực
tiếp và cán bộ nhân sự.
2.2.3.2. Quy trình tuyển dụng của Công ty Tinh Vân Media
1. Lựa chọn hồ sơ: Ứng viên sau khi nộp hồ sơ xin việc sẽ phải qua vòng đầu
tiên lựa chọn các hồ sơ đạt tiêu chuẩn so với yêu cầu tuyển dụng. Các ứng viên được
lựa chọn sẽ được thông báo thời gian thực hiện thi tuyển của vòng tiếp theo. Thời hạn
thông báo chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ.
2. Thi tuyển: TVM áp dụng 2 môn thi viết chung cho các vị trí thi tuyển, đề thi
được thay đổi 3 tháng/lần:
Thi IQ: là 1 bài thi có 15 câu hỏi với thời gian làm bài 20 phút
Tiếng Anh: bài dịch Tiếng Anh, thời gian 20 phút
Bài thi chuyên môn: tùy từng vị trí sẽ có các bài thi phù hợp
3. Phỏng vấn: Các ứng viên vượt qua vòng thi tuyển sẽ được mời tham dự
vòng phỏng vấn. Tùy theo vị trí công việc dự tuyển sẽ có một hay hai vòng phỏng
vấn được tổ chức.
Vòng phỏng vấn thứ nhất: với sự tham gia của cấp Trưởng phòng, Giám đốc
Vòng phỏng vấn thứ hai: Tổng Giám đốc trực tiếp phỏng vấn
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 23
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Một số vấn đề chính trong vòng phỏng vấn: kiểm tra lại kiến thức chuyên môn,
kinh nghiệm làm việc, khả năng giao tiếp, tư duy, các kỹ năng khác…
Sau khi vòng phỏng vấn kết thúc, tất cả các ứng viên tham dự đều được thông báo kết
quả qua địa chỉ email. Các ứng viên trúng tuyển sẽ được mời đến Công ty để thỏa
thuận về điều kiện làm việc: mức lương, phụ cấp và các điều kiện khác cũng như

hướng dẫn các thủ tục liên quan đến nhân sự.
2.2.3.3. Quy trình tuyển dụng của công ty ECOPRO
Bước 1. Giám đốc điều hành và Trưởng phòng chuyên môn xác định nhu cầu về
nhân sự của ECOPRO
1. Đánh giá nhu cầu tuyển dụng
- Nhu cầu ngắn hạn theo dự án (Theo thời gian của dự án)
- Nhu cầu trung hạn: Phát triển nguồn nhân lực tác nghiệp
- Nhu cầu dài hạn (từ 1 năm trở lên)
2. Thời gian tuyển dụng
- Liên tục theo tháng từ ngày 1 đến ngày 10 hàng tháng
- Tuyển dụng nhân sự cho Dự án đột xuất
3. Xây dựng cơ sở tuyển dụng
- Bảng mô tả công việc
- Tiêu chuẩn chức danh
- Tiêu chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật
- Kết quả phải hoàn thành của công việc
4. Phân cấp tuyển dụng
Bước 2. Xác định nguồn tuyển dụng
1. Nguồn nội bộ
- Nhân viên trong công ty tự ứng tuyển vào vị trí cần tuyển
- Ứng viên tiềm năng là Nhân viên của công ty
2. Nguồn bên ngoài
- Ứng viên do Nhân viên của công ty giới thiệu
- Ứng viên có thông tin đăng tải trên các trang tuyển dụng
- Ứng viên ở các trường Đại học
- Ứng viên cao cấp lấy thông tin từ các công ty Tư vấn nhân sự
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 24
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP GVHD: TỪ KIM HOÀNG
Bước 3. Sơ tuyển - Vòng 1
1. Tổng hợp các ứng viên của 2.1 và 2.2 và loại bỏ các ứng viên không thích hợp

2. Xét hồ sơ và loại các hồ sơ sau
- Trình bày cẩu thả, sai chính tả
- Chuyên môn của ứng viên không phù hợp với vị trí cần tuyển
- Kết quả học tập dưới mức trung bình ở bậc Đại học hoặc chỉ học ở cấp độ dưới
Đại học
- Thay đổi liên tục về định hướng nghề nghiệp
- Quá độ tuổi quy định ở vị trí xác định
- Hoàn cảnh gia đình, bản thân không phù hợp với công việc
3. Lập danh sách các ứng viên tham gia tuyển Vòng 2 (Phỏng vấn lần 1)
Bước 4. Phỏng vấn lần 1 - Vòng 2
1. Chuẩn bị
- Gửi thông tin về thời gian, địa điểm và yêu cầu chung đến các ứng viên đến
phỏng vấn lần 1
- Lập chương trình phỏng vấn lần 1 gồm: nhân sự, tài liệu liên quan
- Họp bàn vấn đề phỏng vấn lần 1
- Chuẩn bị bản tiêu chuẩn chức danh và mô tả chi tiết thông tin đến ứng viên
2. Phỏng vấn
3. Lưu kết quả phỏng vấn và Ra quyết định mời Kiểm tra kỹ năng và Phỏng vấn
lần 2 (Vòng 3)
Bước 5. Kiểm tra kỹ năng và Phỏng vấn lấn 2 - Vòng 3
1. Kiểm tra kỹ năng
- Thái độ với công việc và với cộng đồng
- Hiểu biết về Sản phẩm và Dịch vụ của ECOPRO
- Kỹ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm chuyên môn tiếng Việt
2. Phỏng vấn lần 2
- Các thông tin về sự hợp tác
- Các yêu cầu bổ sung
Bước 6. Tuyển chọn
SVTH: ĐỖ THỤY KIM CHÂU Trang 25

×