Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn địa lý sở GD đt cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.28 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
NĂM 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: ĐỊA LÍ
(Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu I (2,0 điểm)
1. Hãy giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
2. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
Câu II (3,0 điểm)
1. Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn trong chiến lược phát
triển nông nghiệp của nước ta?
2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày hiện trạng phát
triển và phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung.
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
“Giá trị sản xuất thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản khai thác của nước ta”
Năm
Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)
Giá trị sản xuất
(nghìn tỉ đồng)
Khai thác biển Khai thác nội địa
2000
1.420 241
590
2005
1.791 197


1.479
2010
2.222 194
2.728
2013
2.608 195
3.216
1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển của ngành khai thác thủy sản ở
nước ta trong giai đoạn 2000-2013.
2. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển của ngành khai thác thủy sản ở nước ta.
HẾT
Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam). Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh…………………………Số báo danh…………………
Chữ kí của giám thị 1…………………… Chữ kí của giám thị 2………….
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ
NĂM HỌC 2015
MÔN: ĐỊA LÝ
Câu
Đáp án
Điểm
I
(2,0 đ)
1. Sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên
vì:
- Về lượng mưa:
+ Đông Trường Sơn: Mưa vào thu - đông do địa hình đón gió
Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp, dải hội tụ nhiệt

đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kì này Tây Nguyên là
mùa khô.
+ Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió mùa Tây Nam. Lúc
này bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió
Tây khô và nóng.
- Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa 2 vùng
+ Nhiệt độ Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió phơn,
+ Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình.
2. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.)
- Các đảo xa bờ:
+ Hoàng sa (thuộc huyện đảo Hoàng Sa - Đà Nẵng)
+ Trường sa (thuộc huyện đảo Trường - Khánh Hòa)
- Các đảo Cái Bầu (QNinh), Cát Bà (Hải Phòng), đảo Côn Đảo
(Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc ( Kiên Giang)
1,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II
(3,0 đ)
1. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến là một trong những phương hướng lớn
trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta bởi vì:
- Tạo điều kiện để chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp
thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên
chở, tiêu thụ và xuất khẩu. Từ đó cho phép vùng chuyên canh mau
chóng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp.
- Vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến tức là gắn sản
xuất nông nghiệp với công nghiệp. Thúc đẩy sự phát triển của nền

nông nghiệp hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy
chế biến.
2. Hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp ở Tây
Nguyên.
Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn. Các cây
công nghiệp quan trọng của vùng:
- Cây cà phê: cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên,
chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước). Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà
phê lớn nhất, nổi tiếng là cà phê Buôn Ma Thuột
- Cây chè: được trồng chủ yếu trên các cao nguyên ở Lâm Đồng, Gia
Lai. Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
1,0
0,5
0,5
2,0
0,25
0,5
0,5
- Cây cao su: đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ, phát triển mạnh ở Gia
Lai và tỉnh Đắk Lắk.
- Ngoài ra còn trồng nhiều hồ tiêu, điều
0,5
0,25
III
(2,0đ)
Các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung
a. Qui mô: Diện tích gần 28 nghìn km
2
, số dân khoảng 6 triệu người,

gồm 5 tỉnh, thành (kể tên)
b. Tiềm năng:
- Là cầu nối vùng phía Bắc và phía Nam, cửa ngõ quan trọng thông
ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát
triển KT và giao lưu
- Có thế mạnh tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng, du lịch,
nuôi trồng, công nghiệp chế biến và một số ngành khác.
c. Thực trạng:
- Năm 2007, GDP của vùng đạt 63587,6 tỉ đồng chiếm 5,6% GDP
cả nước.
- Cơ cấu GDP: KV III dẫn đầu với 40,2%, KV II chiếm 37,5%, KV
I có tỉ trọng đứng thứ 3 nhưng vẫn còn cao so với 2 vùng KTTĐ
phía bắc và phía nam.
- Hiện trạng sản xuất:
+ Các ngành CN trọng điểm như cơ khí, điện tử, thủy điện, dệt
may, chế biến nông sản, VLXD. Có các TTCN: Đà Nẵng, Huế, ;
các khu kinh tế ven biển: Chân Mây-Lăng Cô, Chu Lai,
+ Sản xuất hàng hoá nông nghiệp: lạc, mía, chăn nuôi bò,lợn;
thuỷ sản (Bình Định, Quảng Nam)
+ Các ngành thương mại, dịch vụ du lịch, GTVT.
0,25
0,5
1,25
0,25
0,25
0,75
IV
(3,0 đ)
1. Vẽ biểu đồ kết hợp
- Sản lượng: cột chồng, giá trị sản xuất: đường

(nếu vẽ ngược lại chỉ cho
- Vẽ đẹp, chính xác, có chú thích và tên biểu đồ.
2. Nhận xét:
- Từ năm 2000 đến 2013, ngành khai thác thủy sản ở nước ta có sự
tăng trưởng đáng kể
- Tổng sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục, từ 1.661 nghìn tấn
tăng lên 2.803 nghìn tấn. Trong đó:
+ Khai thác biển tăng nhanh, tăng gần gấp đôi (hay 1.188 nghìn
tấn) và chiếm tỉ trọng lớn trong sản lượng khai thác.
+ Khai thác nội địa thì ngược lại, giảm 46 nghìn tấn.
- Giá trị sản xuất thủy sản khai thác tăng 2626 nghìn tỉ đồng (tăng hơn
5 lần)
* Giải thích:
- Ngành khai thác thủy sản tăng là do các phương tiện tàu thuyền,
ngư cụ ngày càng tốt hơn, thị trường được mở rộng.
- Riêng thủy sản khai thác nội địa giảm do nguồn lợi thủy sản giảm.
1,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Lưu ý: Trên đây chỉ là những ý cơ bản, tổ chấm cần thảo luận để thống nhất cách cho điểm
phần chi tiết; học sinh có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình nhưng đúng vẫn cho điểm
tối đa.

×