Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý - Cụm 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.25 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VÀ XÉT VÀO ĐẠI HỌC
NĂM 2015 - CỤM 11
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 180 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu I: (2,0 điểm)
1. Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam là
do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định.
2. Cho biết các hướng giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta.
Câu II: (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học,
1. Chứng tỏ công nghiệp nước ta có sự phân hoá về mặt lãnh thổ. Giải thích
tại sao lại có sự phân hoá đó.
2. Trình bày thế mạnh và tình hình khai thác thủy điện ở vùng trung du miền
núi Bắc Bộ. Vì sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa kinh
tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
Câu III: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản nước ta năm 2000 và 2007 ( Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2000 2007
Tổng sản lượng 2250,5 4197,8
Khai thác 1660,9 2074,5
Nuôi trồng 589,6 2123,3
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng của
ngành thủy sản nước ta năm 2000 và 2007.
2. Rút ra các nhận xét và giải thích .
Câu IV: (2 điểm)
Hãy nêu các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta. Phải
làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên biển nước ta?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM


ĐỀ THI THỬ TNTHPT VÀ XÉT VÀO ĐẠI HỌC NĂM 2015
Câu Nội dung Điểm
I.1
Chứng minh rằng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự
nhiên Việt Nam là do vị trí địa lí và lãnh thổ quy định
- Vị trí nội chí tuyến: quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu,
các thành phần và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, vừa tiếp giáp
lục địa Á Âu vừa giáp biển Đông – quy định tính chất bán đảo
của thiên nhiên Việt Nam.
- Giáp biển đông – quy định thiên nhiên Việt Nam mang tính
chất ẩm.
- Nằm ở trung tâm của khu vực Châu Á gió mùa, sự hoạt động
của chế độ gió mùa, giao tranh với Tín phong của vùng nội chí
tuyến đã quy định nhịp điệu mùa của khí hậu, các thành phần
khác và cảnh quan thiên nhiên Việt Nam.
1,0đ
0,25
0,25
0,25
0,25
I.2 Cho biết các hướng giải quyết vấn đề việc làm cho người lao
động trong giai đoạn hiện nay ở nước ta.
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền
thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…) chú ý thích
đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.
- Tăng cường liên kết hợp tác để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

- Mở rộng đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các
ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự
tạo được những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản
xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
1,0đ
0,125
0,125
0,25
0,125
0,25
0,125
II.1 a. Sự phân hoá
* Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực :
- ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung
công nghiệp vào loại cao nhất cả nước : Từ Hà Nội các
1,0đ
0,25
hoạt động CN toả ra theo các hướng với chuyên môn hoá
khác nhau.
+ HN - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả: Khai thác
than, cơ khí
+ HN – Đáp Cầu - Bắc Giang: Phân hoá học, vật liệu xây
dựng
+ HN – Đông Anh – Thái Nguyên: Luyện Kkim, cơ khí
+ HN - Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ: Hoá chất, giấy
+ HN – Hà Đông – Hoà Bình: Thuỷ điện
+ HN – Nam Định - Ninh Bình – Thanh Hoá: Dệt, điện,
vật liệu xây dựng (sai 2 hướng chỉ cho tối đa 0,125đ)
- Đông Nam Bộ và ĐBSCL hình thành một dải phân bố

công nghiệp nổi lên các trung tâm công nghiệp lớn là TP.
HCM – Biên Hoà – Vũng Tàu- Thủ Dầu Một
- Khu vực duyên hải Miền Trung có các trung tâm công
nghiệp quy mô vừa và nhỏ như Thanh Hóa, Đà Nẵng,
Nha Trang.
* Các khu vực khác đặc biệt là ở trung du miền núi có mức độ
tập trung công nghiệp thấp hơn như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b. Giải thích
- Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp là do kết quả tác động
của hàng loạt các nhân tố: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên
nhiên, dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật,
lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Những vùng tập trung công nghiệp là những vùng hội tụ
các yếu tố trên; Nơi có mức độ tập trung công nghiệp
thấp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt
là kết cấu hạ tầng GTVT chưa phát triển.
0,25
0,25
0,125
0,125
0,5đ
0,25
0,25
II.2 Trình bày thế mạnh và tình hình khai thác thủy điện ở
vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
- Tiềm năng thủy điện sông suối trong vùng khá lớn.
- Hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, riêng sông Đà hơn 6
triệu kW
- Các nhà máy đã và đang hình thành: Thác Bà (110MW),
0,75đ

0,25
0,25
0,25
Hòa Bình (1920MW), Tuyên Quang (342MW), Sơn La
(2400MW) và nhiều cơ sở thủy điện nhỏ đang được xây
dựng.
Vì sao nói việc phát huy các thế mạnh của vùng có ý nghĩa
kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
- Về kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các
nguồn TNTN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông
sản cho cả nước và xuất khẩu.
- Về xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách
biệt giữa đồng bằng và miền núi. Góp phần giao lưu, trao đổi
với các nước Trung Quốc, Lào
- Về chính trị: Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn
kết giữa các dân tộc. Đây còn là việc thể hiện đạo lý “Uống
nước nhớ nguồn”. Góp phần giữ vững an ninh vùng biên giới.
0,75đ
0,25
0,25
0,25
III.
1/ Vẽ biểu đồ:
a) Xử lí số liệu:
+ Tính bán kính đường tròn : r
2000
= 1; r
2007
=1,37(hoặc 1,4)
đơn vị bán kính

+ Tính cơ cấu:
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG CỦA NGÀNH THỦY SẢN NƯỚC TA (%)
Năm 2000 2007
Khai thác 73,8 49,4
Nuôi trồng 26,2 50,6
b) Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ tròn với r
2000
=1 và r
2005
= 1,37 hoặc
(1,4) đơn vị bán kính. Vẽ chính xác các tỷ lệ, ký hiệu và chú
giải, ghi số liệu % vào biểu đồ, có tên biểu đồ.
2/ Nhận xét và giải thích:
a) Nhận xét: Giai đoạn 2000-2007
- Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng 1947,3 nghìn tấn
(1,9 lần). Thủy sản khai thác tăng 1,25 lần. Thủy sản
nuôi trồng tăng 3,6 lần.
- Tỉ trọng khai thác thủy sản giảm, nuôi trồng tăng
b) Giải thích:
2,0đ
0,5đ
0,25
0,25
1,5đ
1,0đ
0,25
0,25
- Thuận lợi về tự nhiên: vùng biển rộng, trữ lượng hải sản
lớn, nhiều ngư trường, diện tích mặt nước lớn…
- Điều kiện kinh tế-xã hội: lao động, CSVC,chính sách, thị

trường …
0,25
0,25
IV
(2,0đ)
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển nước ta:
- Khoáng sản:
+ Dầu khí: có trữ lượng và giá trị nhất. Hai bể dầu lớn nhất
là Cửu Long và Nam Côn Sơn, các bể Thổ Chu-Mã Lai và
Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.
+ Ti tan ven biển có trữ lượng lớn.
+ Muối biển có thể làm được ở vùng ven biển, nhất là ven
biển Nam Trung Bộ.
- Hải sản:
+ Giàu thành phần, khả năng sinh trưởng cao (trên 2000 loài
cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài
sinh vật phù du, sinh vật đáy.
+ Các rạn san hô và các loài sinh vật khác cũng là nguồn tài
nguyên quý
Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên biển:
- Bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước ta
- Bảo vệ môi trường biển
- Cấm dùng chất nổ đánh bắt hải sản
- Quy hoạch, quy định khu vực, thời vụ khai thác……
(HS có thể trả lời những ý khác, nếu đúng vẫn cho điểm,
không vượt quá 0,75đ)
0,75đ
0,25
0,25
0,25

0,5đ
0,25
0,25
0,75đ
Điểm toàn bài = điểm các câu I+II+III+IV, làm tròn đến 2
chữ số thập phân (ví dụ: 5,25)
Đáp án và hướng dẫn chấm gồm có 4 trang

×