Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng các phương thức lựa chọn (ADR) ở Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.71 KB, 12 trang )

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp bằng các phương thức lựa chọn (ADR) ở
Nhật Bản
_________________________________________________
1. Mở đầu
Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn (ADR) có lịch sử lâu đời tại
Nhật bản so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng tòa án.
1
Cho đến nay
Nhật bản vẫn được biết đến như là đất nước không có truyền thống kiện tụng. Điều
này xuất phát từ đặc điểm cấu trúc và các yếu tố lịch sử, truyền thống của xã hội
Nhật.
Trong quá khứ, xã hội Nhật được phân chia thành bốn tầng lớp: (1) võ sĩ đạo
(samurai), (2) nông dân, (3) thợ thủ công, (4) thương gia. Võ sĩ đạo là tầng lớp ưu
việt nhất, có địa vị thống trị trong xã hội. Các tầng lớp còn lại có nghĩa vụ trung thành
và không được hành xử thô lỗ với tầng lớp võ sĩ đạo. Ngày nay, sự phân chia xã hội
thành các tầng lớp không còn tồn tại ở Nhật, mà được thay bằng một cấu trúc theo
chiều dọc dựa trên quan hệ địa vị. Địa vị của mỗi cá nhân trong xã hội trong quan hệ
với những cá nhân khác (dựa trên các yếu tố tuổi tác, giới tính, học vấn, nghề nghiệp)
đều đước xác định rõ. Kiểu trật tự xã hội này bắt nguồn từ triết lý của đạo Khổng và
đạo Phật vốn luôn nhấn mạnh đến bổn phận và sự hòa thuận trong xã hội. Với cấu
trúc xã hội như vậy thì việc nảy sinh các tranh chấp là điều ít thấy, và nếu có thì
chúng phải được giải quyết dựa trên sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau của các bên
nhằm bảo vệ sự hòa thuận xã hội. Điều này có thể đạt được bằng việc sử dụng các
phương thức giải quyết tranh chấp mang tính thỏa hiệp và tự nguyện hơn là sự tranh
tụng tại tòa án thường mang lại kết quả thắng – thua rõ rệt.
Mặc dù các vụ kiện dân sự có xu hướng gia tăng trong vài thập kỷ gần đây,
nhưng các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ
đạo. Bằng cách đó, việc giải quyết tranh chấp tiếp tục góp phần củng cố tôn ti trật tự
trong lòng xã hội Nhật hiện đại.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn ở Nhật Bản
1


Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn xuất hiện ở Nhật từ thời kỳ Edo (1600-1868), trong khi đó
đến nửa cuối thể kỷ 19 thì tố tụng tòa án mới được du nhập từ phương Tây vào nước này.
1
Các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn chủ yếu ở Nhật Bản bao gồm:
hòa giải, trung gian và trọng tài.
a) Hòa giải
Hòa giải là thủ tục giải quyết tranh chấp được tiến hành theo sự thỏa thuận của các
bên. Ở Nhật bản cũng như nhiều nước khác trên thế giới, thủ tục hòa giải có thể được
tiến hành bên trong hoặc bên ngoài tòa án.
+) Hòa giải tại tòa án
Thủ tục hòa giải tại tòa án được quy định tại nhiều đạo luật khác nhau.
2
Hòa
giải có thể được tiến hành tại tòa án dân sự hay tòa án gia đình. Nhìn chung, hòa giải
về những vấn đề dân sự không phải là thủ tục bắt buộc, ngoại trừ tranh chấp trong
một số ngành công nghiệp được quy định trong Luật về hòa giải dân sự.
3
Thẩm quyền
hòa giải mọi vụ việc, trừ những vụ việc liên quan đến gia đình, thuộc về các tòa án sơ
cấp.
4
Đối với những vấn đề về dân sự, các bên tranh chấp có thể nộp đơn yêu cầu hòa
giải vào bất cứ thời điểm nào. Thẩm phán cũng có thể đề xuất việc hòa giải ở bất kỳ
giai đoạn nào của quá trình xét xử.
5

Thủ tục hòa giải được tiến hành bởi một ủy ban hòa giải do tòa án chỉ định. Ủy
ban này gồm 1 thẩm phán và một hoặc hai hòa giải viên, hoặc đôi khi chỉ có một thẩm
phán duy nhất.
6

Hòa giải viên được Tòa án tối cao chỉ định, có giới hạn về độ tuổi (từ
40 đến 70), có thể là luật sư hoặc những người có trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm hữu ích cho việc giải quyết tranh chấp và thường phải trải qua đào tạo.
Khi nộp đơn yêu cầu hòa giải, nguyên đơn phải nộp lệ phí theo mức lệ phí do
Tòa án tối cao quy định. Sau khi thụ lý đơn, ủy ban hòa giải sẽ ấn định ngày tiến hành
hòa giải và gửi giấy triệu tập đến các bên. Những người có quyền lợi liên quan đến
2
Các đạo luật này bao gồm: Civil conciliation Act (1951); Law for the Determination of Family Affairs (1947);
Labour Union Law (1949); Labour Relations Adjustment Law (1946); Pollution Dispute Settlement Law
(1970); Construction Business Law (1949).
3
Civil conciliation Act, các Điều 24, 32, 33. Đó là tranh chấp trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở và đất đai,
nông nghiệp, thương mại và thiệt hại do khai thác mỏ gây ra.
4
Civil conciliation Act, Điều 3.
5
Code of Civil Procedure, Điều 89 quy định rằng, thẩm phán có thể hòa giải vào bất ký thời điểm nào trong
thủ thục tố tụng, cho đến khi kết thức phần tranh luận.
6
Civil conciliation Act, Điều 5(1)
2
kết quả hoà giải cũng có thể tham dự quá trình hòa giải nếu được ủy ban hòa giải cho
phép. Ủy ban hòa giải cũng có thể mời những người có quyền lợi liên quan tham dự.
7
Phiên hòa giải đầu tiên thường là để các bên làm quen với thủ tục hòa giải.
Các phiên hòa giải tiếp theo có thể được tổ chức riêng rẽ với từng bên để làm rõ thực
chất của xung đột và các vấn đề liên quan. Ủy ban hòa giải có thể điều tra những
người hoặc địa điểm có liên quan đến vụ việc, triệu tập nhân chứng hoặc hỏi ý kiến
chuyên gia. Thủ tục hòa giải thường kéo dài vài tháng. Ủy ban hòa giải cũng có thể
tạm đình chỉ việc hòa giải ở bất kỳ thời điểm nào nếu thấy không có hy vọng về việc

đạt được thỏa thuận.
Nếu các bên đạt được hòa giải, kết quả hòa giải sẽ được đăng ký tại tòa án, với
điều kiện là không trái pháp luật và trật tự công cộng. Sau đó kết quả hòa giải sẽ được
chuyển thành thỏa thuận hòa giải. Thỏa thuận hòa giải có hiệu lực thi hành như một
bản án.
8
Nếu các bên không đạt được sự hòa giải, tòa án có thể tự mình ra quyết định
sau khi xem xét ý kiến của các thành viên ủy ban hòa giải và xem xét toàn bộ sự việc.
Tòa án chỉ có thẩm quyền ra quyết định hạn chế đối với một số vấn đề như: yêu cầu
trả tiền, giao hàng hóa, chuyển nhượng tài sản.
9
Các bên có thể kháng cáo quyết định của tòa án theo thủ tục do Tòa án tối cao
quy định. Thời hạn kháng cáo là 2 tuần kể từ khi nhận được thông báo về quyết định.
Trong trường hợp có kháng cáo thì quyết định sẽ không có hiệu lực. Ngược lại, nếu
không có kháng cáo, quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực bắt buộc như chính thỏa
thuận của các bên.
10
Nếu các bên không đạt được thỏa thuận và tòa án không ra một
quyết định nào thì ủy ban hòa giải có thể tuyên bố kết thúc vụ việc và xem như việc
hòa giải không thành công. Tương tự, nếu các bên đạt được thỏa thuận nhưng nội
dung thỏa thuận trái pháp luật hoặc không đúng đắn thì việc hòa giải cũng xem như
không thành công.
Luật về thủ tục hòa giải dân sự còn quy định chế tài đối với những người
không có mặt theo triệu tập của tòa mà không có lý do chính đáng, chế tài do không
tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành hòa giải , chế tài
7
Civil conciliation Act, Điều 11.
8
Civil conciliation Act, Điều 16.
9

Civil conciliation Act, Điều 17.
10
Civil conciliation Act, Điều 18.
3
đối với các thành viên ủy ban hòa giải đương nhiệm hoặc đã nghỉ hưu công bố thông
tin hoặc bí mật về vụ việc mà không có lý do chính đáng.
+) Hòa giải ngoài tòa án
Trong thủ tục hòa giải ngoài tòa án, các bên tranh chấp sẽ thảo luận về nguyên
nhân dẫn đến xung đột để đạt được một thỏa thuận về cách tháo gỡ. Nội dung thỏa
thuận sẽ được xác lập ngắn gọn dưới hình thức một văn bản có tính chất hợp đồng.
Cho dù văn bản này không nhất thiết trở thành hợp đồng theo pháp luật của Nhật bản,
nhưng thông thường các bên sẽ lập văn bản với chữ ký được công nhận về mặt pháp
lý. Các tranh chấp phát sinh bởi các tại nạn giao thông ít nghiêm trọng là một ví dụ về
việc giải quyết theo phương thức này. Nếu một bên không thực hiện, thì bên kia có
quyền khởi kiện ra tòa dựa vào những điều khỏa trong hợp đồng hòa giải. Trong tình
huống này, các bên tranh chấp có thể phải tranh luận về nguyên nhân của tranh chấp
ban đầu.
Hiệu lực pháp lý của hợp đồng hòa giải là tạo ra một quan hệ pháp lý mới giữa
các bên. Do đó, cho dù nếu chứng cứ mới xuất hiện sau khi quá trình hòa giải đã kết
thúc, thỏa thuận hòa giải sẽ không bị hủy bỏ.
11
b) Trung gian
Trung gian cũng có thể được tiến hành bên trong hoặc bên ngoài tòa án theo sự
thỏa thuận của các bên. Trên thực tế, nhiều cơ quan hành chính và những tổ chức tư
nhân cũng cung cấp những phương thức giải quyết tranh chấp tương tự như trung
gian. Tuy nhiên những phương thức đó không mang tính cưỡng chế thi hành như tòa
án và nói chung hiệu quả không cao.
12
Do vậy phần lớn các trường hợp trung gian
được tiến hành tại tòa án dưới sự giám sát của thẩm phán.

Mặc dù không được tiến hành tại các phiên tòa công khai, nhưng thủ tục trung
gian tại tòa án ở Nhật bản được quy định hòa quyện vào trong thủ tục tố tụng tòa án.
Trung gian tại tòa án được chia làm hai loại: trung gian tại tòa án gia đình và trung
11
Civil Code, Điều 696.
12
Tháng 12/2004 Nghị viện Nhật Bản đã thông qua Luật khuyến khích việc sử dụng các phương thức giải
quyết tranh chấp lựa chọn ngoài tòa án (The Law Concerning the Promotion of the Use of Alternative Dispute
Resolution Procedure - gọi tắt là the “ADR Law”). Luật này có hiệu lực từ 1/4/2007. Nội dung cơ bản của đạo
luật này là khuyến khích công dân Nhật lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp tư phù hợp để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ thay vì chỉ sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn tại tòa
án.
4
gian tại các tòa án địa phương hoặc tòa án xử các vụ kiện vặt. Trung gian là điều kiện
tiên quyết khi giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình.
13
Đối với các vụ việc dân
sự thông thường, trung gian không phải là yêu cầu bắt buộc.
Để tiến hành trung gian, tòa án chỉ định một ủy ban trung gian gồm một thẩm
phán và hai người trung gian khác. Những người trung gian là những người không
chuyên tham gia giải quyết các vụ việc theo thẩm quyền của tòa án địa phương. Mỗi
tòa án gia đình hay tòa án địa phương đều có một danh sách các trung gian, tuy nhiên,
quyền chỉ định những người trung gian thuộc về Tòa án tối cao.
Thủ tục tiến hành trung gian được quy định giống nhau ở tòa án gia đình và tòa
án thường, được tiến hành theo Luật về trung gian.
14
Quyết định trung gian hòa giải
có giá trị bắt buộc thi hành giống như bản án. Sự khác nhau giữa trung gian hòa giải
và bản án là kết quả trung gian hòa giải tạo ra những quyền và những quan hệ pháp lý
mới giữa các bên liên quan đến xung đột, trong khi đó bản án của tòa án là sự tuyên

bố các quyền giữa các bên và không có khả năng tạo ra một quan hệ pháp lý mới.
c) Trọng tài
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp tương đối mới ở Nhật. Luật lệ
về trọng tài được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 1891 mô phỏng theo các
quy định về trọng tài của Đức.
15
Tuy nhiên những quy định này chỉ có tính chất luật
khung và ngày nay không còn phù hợp nữa. Luật trọng tài mới được ban hành năm
2003 (có hiệu lực từ 1 tháng 3 năm 2004) dựa trên luật mẫu về trọng tài của
UNCITRAL. Trên thực tế phần lớn vụ việc trọng tài được tiến hành bởi một trong các
tổ chức trọng tài được thành lập ở bốn lĩnh vực: xây dựng, môi trường, lao động và
thương mại.
+) Trọng tài xây dựng
Trọng tài trong lĩnh vực xây dựng được điều chỉnh bởi Luật về ngành công
nghiệp xây dựng.
16
Theo đạo luật này, có hai loại ủy ban giám khảo được thành lập:
ủy ban giám khảo ở trung ương thuộc Bộ xây dựng, và ủy ban giám khảo địa phương
được thành lập ở các quận. Các ủy ban này sẽ chỉ định Hội đồng trọng tài bao gồm
13
Law of the Family Court Procedure, Điều 18.
14
Law of Mediation.
15
Code of Civil Procedure, Chương 8, các Điều 786 đến 805.
16
Construction Industry Law 1949 (sửa đổi năm 1996)
5

×