Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tiểu luận môn tài chính công Độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.31 KB, 31 trang )

Tháng 10 Năm 2014
Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Phạm Đức Chính
Nhóm thực hiện: Nhóm 5A
Lớp: 14SKT11
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Chuyên đề:
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
1. Khái niệm độc quyền 4
2. Độc quyền tự nhiên 5
3. Tổn thất và Sự can thiệp của Chính phủ khi có đôc quyền 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN 7
1. Tổng quan về tổ chức ngành điện 7
2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền trong lĩnh vực điện 7
3. Thực trạng độc quyền trong lĩnh vực điện 11
4. Điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện 21
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 26
1. Kiến nghị 27
2. Giải pháp 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Việt Nam đã chuyển sang kinh tế thị trường gần 30 năm qua, hầu hết các hàng hóa


do thị trường điều tiết. Tuy nhiên, còn một số loại hàng hóa Nhà nước vẫn điều tiết như
điện, nước, xăng dầu, nhà đất. Trong đó, ngành điện là một trong các ngành công nghiệp
quan trọng và là một ngành công nghiệp phụ trợ không thể thiếu để thực hiện quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Do đó, việc
tập trung, phát triển sản xuất, quản lí và phân phối điện năng sao cho hợp lí, đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng và phát triển của đất nước là tối cần thiết. Ngoài ra, do vốn đầu
tư ban đầu rất lớn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tham gia xây
dựng kinh doanh trong thị trường này. Vì thế, EVN - tập đoàn điện lực Việt Nam đã
được Nhà nước giao phó, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển ngành điện trở thành
một ngành độc quyền tự nhiên trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành điện mà cụ thể là EVN ngày càng bộc
lộ những hạn chế của mình trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối cũng như
điều hành gây bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt là giá bán điện.
Vì thế, đã có nhiều nghiên cứu về độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước
trong lĩnh vực điện nhưng vẫn chưa làm rõ được vấn đề đặt ra hiện nay là: Độc quyền tự
nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện hiện nay như thế nào? Có nên
duy trì lâu dài độc quyền tự nhiên và điều tiết của Nhà nước trong lĩnh vực điện như
hiện nay không?
Để là rõ vấn đề trên, với kiến thức đã học của môn Tài chính công và hiểu biết
thực tế của nhóm tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Độc quyền tự nhiên và điều tiết của
Nhà nước trong lĩnh vực điện”.
Do điều kiện về tư liệu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không thể
tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tác giả rất mong những ý kiến đóng góp quý báu của
giảng viên và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu sâu hơn về quá
trình hình thành phát triển và thực trạng hiện tại của độc quyền trong ngành điện, phân
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 3
tích các giải pháp điều tiết của Nhà nước để từ đó đưa ra ý kiến riêng về một số giải pháp
cho ngành điện.

3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là sự độc quyền của EVN, những mặt
tích cực và hạn chế của hiện tượng độc quyền cùng với các giải pháp của Nhà nước.
4. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối cũng như điều hành
trong lĩnh vực điện.
5. Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận sử dụng phương pháp mô tả, khái quát đối
tượng nghiên cứu, phân tích- tổng hợp.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN
1. KHÁI NIỆM ĐỘC QUYỀN
1.1. Khái niệm
Định nghĩa độc quyền ra đời từ khá sớm và trong các tài liệu khác nhau, định
nghĩa độc quyền có ít nhiều khác nhau về một vài khía cạnh nhưng đều chỉ ra được bản
chất của độc quyền.
Theo định nghĩa độc quyền tại Giáo trình Tài chính công của PGS-TSKH Phạm
Đức Chính, Đại học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thì:
+ Độc quyền: Là trường hợp cực đoan nhất chỉ có một người bán (hoặc người
mua) hoàn toàn kiểm soát một ngành hay một lĩnh vực trong nền kinh tế.
+ Độc quyền nhóm: Nếu một nhóm người có quyền kiểm soát thị trường thì gọi là
độc quyền nhóm.
1.2. Phân loại độc quyền
Độc quyền bán (mục 2.12, chương II - Giáo trình Tài chính công)
+ Nguyên nhân: Do kết quả của cạnh tranh, do nhà nước tạo điều kiện cho khai
thác thị trường; hoặc do được sở hữu một nguồn lực đặc biệt.

+ Đặc điểm của độc quyền thị trường: Những đối thủ cạnh tranh không thể gia
nhập ngành và trên thị trường không có sản phẩm thay thế tương tự.
+ Các dạng của độc quyền: Độc quyền tự nhiên, độc quyền tình thế và độc quyền
hợp pháp.
Độc quyền mua (mục 2.12, chương II – Giáo trình Tài chính công)
+ Độc quyền mua, đề cập tới thị trường trong đó chỉ có một người mua, hoặc nếu
trên thị trường chỉ có một nhóm người mua thì gọi là độc quyền mua tập đoàn.
+ Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường độc quyền mua ít gặp hơn độc quyền bán.
+ Khi thị trường có một hoặc một số người mua thì thị trường đó có sức mạnh độc
quyền mua.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 5
+ Đó là khả năng thay đổi giá bán của hàng hoá. Nó cho phép người mua có thể
mua hàng hoá ở mức giá thấp hơn giá thịnh hành trong thị trường cạnh tranh.
2. ĐỘC QUYỀN TỰ NHIÊN
2.2. Độc quyền tự nhiên là gì?
- Khái niệm: Theo kinh tế học, độc quyền tự nhiên xuất hiện khi, do quy luật
tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả sản xuất và phân phối của một ngành đạt
được tối đa khi chỉ có một người cung cấp duy nhất.
- Nguyên nhân của độc quyền tự nhiên
+ Độc quyền tự nhiên xuất hiện khi người cung cấp lớn nhất trong một ngành.
+ Do người cung cấp đầu tiên trong một khu vực, có lợi thế vượt trội về chi phí
so với những đối thủ cạnh tranh khác đang có mặt tại thị trường hoặc dự định tham gia
thị trường. Lợi thế này còn được gọi là "lợi thế của người đến đầu tiên". Xu hướng này
thường xuất hiện ở những ngành có chi phí cố định lớn, người cung cấp đầu tiên đã
chiếm được gần hết thị phần, vì vậy chi phí cố định bình quân cho một sản phẩm của họ
nhỏ. Trong khi đó, những người cung cấp khác có thị phần nhỏ, vì thế chi phí cố định
bình quân cho một sản phẩm lớn hơn nhiều. Chẳng hạn như ngành điện và nước là hai
ngành có tính chất độc quyền tự nhiên.
+ Độc quyền tự nhiên cũng có thể phụ thuộc vào việc kiểm soát một nguồn tài

nguyên thiên nhiên nào đó (theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
2.2. Đặc điểm của độc quyền tự nhiên
+ Phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên, do sản lượng cung cấp không đạt mức tối
ưu (hình 2.11, chương II - Giáo trình Tài chính công).
+ Điều tiết độc quyền tự nhiên theo nguyên tắc hiệu quả giá; Giá bán bằng chi phí
biên (P=MC), cộng thêm trợ cấp. (hình 2.12, chương II - Giáo trình Tài chính công).
+ Điều tiết độc quyền tự nhiên theo nguyên tắc công bằng định giá bán bằng chi
phí bình quân, cộng thêm trợ cấp (hình 2.13, chương II - Giáo trình Tài chính công).
+ Điều tiết độc quyền tự nhiên bằng cách điều chỉnh trực tiếp mức sản lượng phải
sản xuất (hình 2.14, chương II - Giáo trình Tài chính công).
+ Định giá trong độc quyền tự nhiên có nhiều hàng hóa ( hình 2.15, chương II -
Giáo trình Tài chính công).
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 6
* Trường hợp độ co dãn của cầu thấp, thì việc tăng giá cao hơn chi phí biên
sẽ làm cho sản lượng giảm với mức nhỏ.
* Trường hợp với cầu tương đối co dãn, tăng giá cao hơn chi phí biên sẽ làm
mức sản lượng giảm đi nhiều.
3. TỔN THẤT VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ KHI CÓ ĐỘC QUYỀN
3.1. Tổn thất:
DN độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị
trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng
chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm. Đó chính
là tổn thất do độc quyền.
3.2. Sự can thiệp của Chính phủ:
Sự dẫn dắt nền kinh tế đi đến hiệu quả của bàn tay vô hình trong điều kiện có độc
quyền là không thể xảy ra. Do đó cần có sự can thiệp của Chính phủ trong việc điều tiết
các DN độc quyền.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 7

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN VÀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN
1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỆN
Tiền thân của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN tên giao dịch quốc tế là Vietnam
Electricity, viết tắt là EVN) là Tổng công ty điện lực Việt Nam được thành lập năm 1994
theo quyết định số 91/TTG của Thủ tướng Chính phủ. Là một tổng công ty nhà nước do
trung ương quản lý. Đến năm 2006, Tổng công ty điện lực Việt Nam được chuyển đổi
thành Tập đoàn điện lực Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng
Chính phủ.
1.1. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện
năng. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ
dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng
như Trung Quốc và Lào, đảm bảo thực hiện kế hoạch cung cấp điện theo yêu cầu của
Chính phủ Việt Nam
1.2. Mục tiêu hoạt động
- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu Nhà nước đầu tư tại
EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác;
- EVN giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN
2.1. Nguyên nhân do chính sách của Nhà nước
Do chính sách của Nhà nước đối với một số ngành công nghiệp quan trọng phát
triển điện năng hiện nay là yêu cầu bắt buộc để phát triển kinh tế đất nước, và luôn được
ưu tiên nên hầu hết các dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện ở Việt Nam hiện nay
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 8
đều do Chính phủ uỷ quyền cho EVN đầu tư, đó cũng là nguyên nhân trong quản lý Nhà

nước đối với ngành điện gây ra hiện tượng độc quyền tự nhiên này.
Trong nhiều năm qua, nước ta chưa có một kế hoạch phát triển điện nghiêm chỉnh.
Khi so sánh với các nước lân cận trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan rất chú trọng
về kĩ nghệ điện còn Việt Nam lại khác biệt hẳn. Chính vì chưa xây dựng được kế hoạch,
chiến lược ngắn và dài hạn mà việc đầu tư còn dàn trải, thiếu tính cạnh tranh do độc
quyền và thiếu minh bạch.Cũng vì lý do chưa có kế hoạch cụ thể nên đặt giá điện như thế
nào cũng là một vấn đề gây nhức nhối. Giá điện ở Việt Nam thấp cũng khuyến khích
tiêu thụ và lãng phí nguồn điện.
2.2. Nguyên nhân cạnh tranh:
Thực tế đã có một số tập đoàn trong và ngoài nước đã nhen nhóm đầu tư vào mảng
phân phối, truyền tải điện năng nhưng do không cạnh tranh đuợc với EVN nên cũng đã
phải nhường lại thị trường này cho EVN…
2.3. Nguyên nhân ra đời đầu tiên:
Sự ra đời đầu tiên cũng tạo điều kiện cho EVN độc quyền trong ngành điện“Lợi
thế của người đến đầu tiên”.
2.4. Nhà máy hoạt động chậm tiến độ:
Tình trạng thiếu điện lẽ ra đã không đến mức trầm trọng như trong thời gian qua
nếu như nhiều nhà máy điện đi vào vận hành đúng tiến độ. Trong 5 năm vừa qua, đã có
hàng trăm nghìn tỷ đồng được bỏ ra để làm điện, nhưng hầu hết các nhà máy phát điện
đều mắc chung tình trạng hoặc chậm chạp, kéo dài tiến độ; hoặc hoạt động hỏng hóc,
không đáp ứng yêu cầu đảm bảo nguồn cung điện.
Giai đoạn 2010-2012, 42 nhà máy điện, gồm cả thủy điện và nhiệt điện được đưa vào
vận hành thì có tới 28 nhà máy thuộc diện bị chậm tiến độ 1-2 năm.
Nổi tiếng nhất trong việc chậm tiến độ phải kể đến là nhiệt điện Quảng Ninh 1
và Hải Phòng 1 do EVN làm chủ đầu tư, cả 2 nhà máy này đều chậm hơn 27 tháng.
Qua đó có thể thấy được sự yếu kém trong việc quản lý tiến độ các nhà máy điện của
EVN đã dẫn đến việc điện không được cung cấp đầy đủ cho cả nước.
Ngoài ra, có tới 8 nhà máy tổng công suất 3.410MW, đáng lẽ phải phát điện năm 2010
-2011 thì giờ đã phải hoãn sang năm 2012 -2013 như nhà máy Quảng Ninh 2
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính

Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 9
(2 x 300MW); Hải Phòng 2 (2 x300MW); Thủy điện Khe Bố 50MW, thủy điện A Lưới
(2 x 85MW); Nhiệt điện Mạo Khê (2 x 220MW).
Theo GS. Trần Đình Long, mỗi nhà máy thường chạy tối đa khoảng 6.000 giờ/năm,
một nhà máy 300MW có sản lượng điện khoảng 1,8 tỷ kWh/năm. Như vậy, khi một nhà
máy 300MW chậm 1 năm thì năm đó, hệ thống điện quốc gia đã bị mất cơ hội được cung
ứng tới 1,8 tỷ kWh. Việc lùi lại 8 nhà máy điện có tổng công suất 3.410 MW từ năm
2010-2011 sang năm 2012-2013, đã gây nên thiệt hại cho nguồn cung
ứng điện cả nước khoảng 20,46 tỷ kWh. Nếu so với nhu cầu khoảng 115 tỷ kWh năm
2011, sản lượng điện thiếu hụt so với kế hoạch đã chiếm khoảng 20%.
Nguyên nhân của việc chậm tiến độ như vậy, một phần là do việc điều hành các dự án
điện còn quá yếu kém. EVN vẫn tự coi mình là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nhất trong
việc điều hành các dự án điện nhưng trên thực tế cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hạn chế lượng điện thiếu hụt, có rất nhiều nguồn
điện đã cần phải đưa vào vận hành.
2.5. Mất cân bằng Cung – Cầu:
Nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng quá nhanh (khoảng 15%-17%) trong những
năm trở lại đây.Vào năm 1995, mức tiêu thụ điện của Việt Nam trung bình vào khoảng
156 KWh cho mỗi người hàng năm. Trong thời gian 19962004, mức tiêu thụ tăng gấp ba
lần, lên đến 484 KWh. Tuy nhiên so với mức tiêu thụ 1,265 KWh tại những nước có lợi
tức thấp và trung bình trên thế giới, mức tiêuthụ điện của ViệtNam rất thấp.
Các ngành công nghệ tiêu thụ điện rất nhiều, kể cả những ngành công nghệ nhẹ Việt
Nam ngày càng kỹ nghệ hoá khiến cho nhu cầu tiêu thụ điện càng tăng. Dân cư cũng sử
dụng nhiều điện hơn vì chương trình điện hóa nông thôn đã mang điện đến cho thêm 30tr
người dân trong khoảng thời gian 19952004 và kinh tế phát triển, lợi tức gia tăng khiến
một số gia đình có khả năng mua sắm máy móc gia dụng chạy điện. Tuy nhiên, ngành
điện mà cụ thể là EVN chưa có những biện pháp “đi trước đón đầu” để cung ứng lượng
điện theo nhu cầu xã hội. Cầu tăng cao trong khi cung không đáp ứng được, không có cc
ông suất dự phòng để duy trì sự ổn định về nguồn điện khi tiến hành duy tu, bảo dưỡng
và đảm bảo cung ứng điện ngay trong những tháng cao điểm mùa khô.

Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 10
Về cơ cấu tiêu thụ điện, công nghiệp tiếp tục là ngành chiếm tỉ trọng tiêu thụ điện
năng nhiều nhất với tốc độ tăng từ 47.4% lên đến 52% tổng sản lượng tiêu thụ điện tương
ứng trong năm 2006 và 2010. Tiêu thụ điện hộ gia đình chiếm tỉ trọng lớn thứ hai nhưng
có xu hướng giảm nhẹ do tốc độ công nghiệp hoá nhanh của Việt Nam, từ 42.9% năm
2006 thành 38.2% năm 2010. Phần còn lại dịch vụ, nông nghiệp và các ngành khác
chiếm khoảng 10% tổng sản lượng tiêu thụ điện năng.
Bảng 1: Tiêu thụ điện theo ngành từ 2005 - 2009
STT
Danh mục
2005
(%)
2006
(%)
2007
(%)
2008
(%)
2009
(%)
1
Nông nghiệp
1.3
1.1
1.0
1.0
0.9
2
Công nghiệp

45.8
47.7
50
50.7
50.6
3
Dịch vụ
4.9
4.8
4.8
4.8
4.6
4
Quản lý và tiêu dùng dân cư
43.9
42.9
40.6
40.1
40.1
5
Khác
4.1
3.8
3.7
3.5
3.7
(Nguồn: Tổng sơ đồ VII)
Tốc độ tăng của tiêu thụ điện vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng ký. Ví
dụ trong thời gian 1995-2005 tốc độ tăng tiêu thụ điện hàng năm là hơn 14.9% trong khi
tốc độ tăng trưởng GDP chỉ là 7.2%. Tốc độ tăng tiêu thụ điện cao nhất thuộc về ngành

công nghiệp (16.1%) và sau đó là hộ gia đình (14%). Trong tương lai, theo Tổng sơ đồ
phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-
16%/năm trong thời kỳ 2011-2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm trong thời kỳ
2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.
2.6. Phụ thuộc quá nhiều vào thủy điện
Hiện nay, EVN đang điều hành hệ thống điện Việt Nam đi theo tư duy lối mòn được
thành lập và duy trì từ giữa những năm 90 thế kỷ trước. Đó là việc trông đợi quá nhiều
khả năng đáp ứng của các nhà máy thủy điện ở miền Bắc và miền Trung.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 11
Bảng2 : Hiện trạng các nhà máy điện năm 2007
Qua bảng số liệu thống kê có thể nhận thấy Việt Nam lệ thuộc vào thủy điện
quá nhiều. Mức sản xuất thủy điện giảm vào mùa khô và nếu hạn hán xẩy ra lâu nhà máy
sẽ thiếu nước để sản xuất điện trong khi khả năng tăng cường sản xuất điện của Việt Nam
trọng những nguồn điện khác, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời…
3. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN
3.1. Độc quyền trong khâu truyền tải và phân phối điện năng
Theo cấu trúc của ngành điện Việt Nam, EVN đứng ở vị trí là trung tâm truyền tải
và phân phối điện. Điện khi đến người tiêu dùng hay doanh nghiệp hầu hết đều phải
thông qua EVN (EVN truyền tải 100% và chiếm 95% lượng điện năng)
Từ trước tới nay, việc sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện
năng; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý,
vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện; thí
nghiệm điện đều do EVN thực hiện. Hoạt động của ngành điện vận hành theo mô hình
liên kết dọc đã quá lỗi thời. EVN sở hữu phần lớn các nguồn điện, nắm giữ toàn bộ hệ
thống điều độ điện quốc gia, hệ thống truyền tải điện, phân phối và kinh doanh, kể cả
điện bán buôn, bán lẻ, điện cho khách hàng trong cả nước. EVN là tổ chức duy nhất kinh
doanh điện trên toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh mang tính chất thị trường ở bất cứ hoạt
động nào trong ngành điện.
Số nhà máy

Công suất (MW)
Tỷ lệ (%)
Thủy điện
14
4487
36,6
Than
6
1630
13,3
Khí
4
4746
38,7
Dầu
3
575
4,7
Khác
N/A
832
6,8
Tổng cộng
27
12.270
100
(Nguồn: Website của Triển lãm và diễn đàn ngành than và điện Việt Nam 2008)
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 12
Hình 1: Tỷ trọng cơ cấu nguồn điện từ các đơn vị

(Nguồn: Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia)
3.2. Độc quyền trong khâu thu mua điện
Độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực điện ở Việt Nam không chỉ ở khâu truyền tải,
phân phối mà còn cả trong khâu thu mua điện. Hiện nay, trên thị trường chỉ duy nhất
EVN là nhà thu mua điện từ các nhà máy điện và cung cấp cho người tiêu dùng, “Một
người bán, nhiều người mua”. Bên cạnh đó có nhiều nhà cung cấp điện nên tất yếu sẽ xảy
ra hiện tượng “nhiều người bán, một người mua” hay “ một mình, một chợ” trên thì
trường điện hiện nay.
Trong giai đoạn 2007-2011, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống tăng thêm
7.530 MW ,tương đương với bình quân mỗi năm tăng thêm gần 2.000 MW. Tuy nhiên,
công suất tăng thêm bình quân mỗi năm vẫn chưa đạt so với kế hoạch đặt ra ,trung bình
mỗi năm tăng thêm 3.000 MW. Giai đoạn 2012-2015, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung
bình ở mức 7% thì nhu cầu về điện năng của cả nước đòi hỏi công suất giả định tăng
thêm của toàn hệ thống bình quân mỗi năm khoảng 4.100 MW. Theo con số thống kê,
sản lượng toàn hệ thống 11 tháng 2012 chỉ tăng khoảng 1.912 MW so với cùng kỳ năm
2011. Theo quan điểm của chúng tôi, mức giả định này là khó đạt được ngay trong năm
sau do (i) công suất thấp: tổng công suất các nhà máy điện hiện nay chỉ khoảng 26 MW,
hoặc 35% mục tiêu 75 nghìn MW năm 2020 (ii) phụ thuộc rất lớn vào thủy điện: Mực
nước trong các đập thủy điện không đủ để hoạt động hết các tổ máy do thiếu nước
thường xuyên trong mùa khô, từ tháng mười đến tháng tư hàng năm , trong khi thủy điện
đóng góp khoảng 40% tổng nguồn cung điện (iii) kỹ thuật chưa cao: sự hao tổn vận
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 13
chuyển và phân bố điện cao, khoảng 15% tổng sản lượng, làm sự thiếu hụt điện trở lên
trầm trọng hơn. Do vậy sự thiếu hụt về điện năng của nước ta từ nay đến năm 2015 chưa
thể giải quyết ngay. Kết quả là nguồn cung điện sẽ vẫn phải nhập khẩu, dự báo ở mức
1.63 TWh và 3.12 TWh trong 2 năm 2012 và 2013.
Bảng 3: Dữ liệu điện Việt Nam : Lịch sử và Dự báo 2007 – 2013
Thống kê cho thấy sản lượng điện sản xuất của EVN, nhà sản xuất và cung cấp
điện lớn nhất nước, chiếm khoảng 72% tổng sản lượng điện sản xuất của cả nước, Tập

đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) chiếm khoảng 13%, các nhà máy BOT khoảng
10%, còn lại là sự đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
(Vinacomin) và của các nhà máy thủy điện nhỏ. Xét về cơ cấu nguồn cung: Thuỷ điện
chiếm 39%; nhiệt điện than chiếm 22,7%; nhiệt điện khí chiếm 36%.
Từ 1/7/2012, thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức đi vào hoạt động. Hiện
đã có 29 nhà máy điện (tổng công suất 9.035 MW) trực tiếp tham gia chào giá trên thị
trường. Riêng đối với các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (Sơn La, Hòa Bình,
Ialy…), phát điện kết hợp với các nhiệm vụ xã hội như chống lũ, tưới tiêu, không tham
gia chào giá trên thị trường điện, sản xuất và mua năm 2013 của EVN đạt 127,84 tỷ kwh,
tăng 8,47% so với năm 2012. Trong đó, điện do EVN sản xuất hoàn thành vượt mức kế
hoạch với sản lượng 56,45 tỷ kwh, điện mua đạt 72,14 tỷ kwh.
Điện thương phẩm, EVN đã cung cấp cho các khách hàng sử dụng điện 115,06 tỷ
kwh, tăng 9,1% so với năm 2012. Trong đó: Điện tiêu dùng trong nước đạt 113,4 tỷ kwh,
tăng 9,15%. Điện cấp cho công nghiệp - xây dựng chiếm 52,8%, tăng 9,35% so với năm
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 14
2012; cho quản lý tiêu dùng dân cư chiếm 36,3%, tăng 8,66%; cho thương mại - dịch vụ
chiếm 4,7%, tăng 8,49%; cho nông lâm ngư nghiệp chiếm 1,3%, tăng 21,1%; các thành
phần khác chiếm 4,9%, tăng 7,27%.
Tới cuối năm 2013, có 20,6 triệu khách hàng ký hợp đồng mua điện với các Điện
lực, tăng thêm 787.000 khách hàng so với năm 2012. EVN cũng đã đưa điện lưới quốc
gia về tới trên 98% số xã, trên 97% số hộ dân nông thôn.
Cơ cấu nguồn điện đã có sự chuyển dịch so với nhiều năm trước. Trong tổng sản
lượng điện năm 2012, điện chạy khí chiếm 39,4%, thủy điện chiếm 38,8%, điện chạy
than chiếm 21,4%, điện chạy dầu chiếm 0,4%.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 15
Do sản lượng điện tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số trong
cùng thời gian (tương ứng tăng 12,9%/năm so với tăng 1,12%/năm), nên sản lượng điện
bình quân tính theo đầu người cũng liên tục tăng với tốc độ cao. Nếu năm 2000, sản

lượng điện mới đạt 343,9 kWh/người, thì năm 2005 đạt 632,1 kWh/người; năm 2010 đạt
1.054,8 kWh/người; năm 2012 là 1.293,2 kWh/người. Như vậy, sản lượng điện bình
quân đầu người năm 2012 đã cao gấp gần 3,8 lần so với năm 2000, tăng bình quân
11,7%/năm. Đó là tốc độ tăng khá cao.
Đã có nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia sản xuất điện. Việc quản lý và truyền
tải điện ở nông thôn đã được kiện toàn, vừa để an toàn, vừa bảo đảm sự bình đẳng hơn.
Trong cơ cấu sản xuất điện toàn quốc, sản lượng thủy điện chiếm khoảng 40%, nhiệt điện
tua bin khí 33%, nhiệt điện than 22%, còn lại là nhiệt điện dầu và điện nhập khẩu. Cũng
trong năm, sẽ có thêm 2.683MW công suất các nhà máy điện mới được đưa vào vận
hành. Như vậy, so với tổng nhu cầu của hệ thống điện quốc gia, năm nay, tổng sản lượng
điện sản xuất và nhập khẩu đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của cả nước.
Theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2013 đã được Bộ
Công Thương ban hành, trên 133,4 tỷ kWh là tổng sản lượng điện sản xuất của các nhà
máy điện và nhập khẩu toàn quốc của năm 2013, tăng 11% so với năm 2012; trong đó,
điện nhập khẩu từ Trung Quốc gần 3,7 tỷ kWh, tăng 1 tỷ kWh so với mức nhập khẩu
năm trước.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 16
Mặt khác, dự báo tổng công suất nguồn điện năm 2015, 2020 và 2030 sẽ đạt lần
lượt khoảng 42.500MW, 75.000MW và 157.955MW. Như vậy, trong vòng 8 năm (2012-
2020) phải xây dựng thêm 53.125 MW. Trong đó các nguồn nhiệt điện sẽ được khai thác
cao và chiếm tỷ trọng ngày một lớn hơn trong tổng cơ cấu nguồn cung điện nhằm bảo
đảm đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt. Năm 2020 sẽ có máy điện hạt nhân đầu tiên với
công suất 2.000MW tại Ninh Thuận đi vào hoạt động. Đến 2030, tỷ trọng nhiệt điện than
sẽ tăng lên 55,1%, thuỷ điện giảm còn 15,3%, nhiệt điện dầu – khí 12,7%, công suất các
nhà máy điện hạt nhân lên tới 10.700MW với tỷ trọng 7,8%.
Bảng 4: Kịch bản cơ sở điện
Với kế hoạch phát triển nhiệt điện như trên, nhu cầu than tiêu thụ cho năm 2020
và 2030 lần lượt là 78 và >170 triệu tấn than. Nhưng thực tế, theo kế hoạch sản xuất của
ngành than, sản lượng chỉ tăng khoảng 5-8% năm, tương ứng chỉ đáp ứng được 35 triệu

tấn vào năm 2020 và 53 triệu tấn vào năm 2030. Vấn đề tăng sản lượng than nội địa cũng
như nhập khẩu than có tính quyết định đến tính khả thi của Quy hoạch điện.
Theo đó, việc xây dựng hàng loạt các nhà máy điện cũng có kế hoạch phát triển
tương ứng. EVN dự kiến sẽ xây dựng thêm 17 nhà máy nhiệt điện mới đến năm 2020.
Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới rất lớn. Tuy nhiên, với
tình hình vĩ mô còn ảm đạm, nguồn vốn đầu tư hạn chế, cộng với khó khăn trong việc
nhập khẩu than khiến một số dự án nhiệt điện than phải thay đổi thiết kế nên chúng tôi dự
báo, tốc độ các dự án nhiệt điện than sẽ chậm hơn so với kế hoạch.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 17
Trong năm 2013, EVN đã triển khai các dự án đưa điện lưới quốc gia bằng cáp
ngầm ra các huyện đảo Cô Tô, Phú Quốc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giữ vững chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đảm bảo an
ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo - một
thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được.
Trong năm 2013, EVN đã hoàn thành dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo
Cô Tô với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo”. Dự án đưa điện lưới quốc gia ra huyện
đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh được khởi công ngày 04/11/2012 và khánh thành ngày
16/10/2013, sau 350 ngày đêm khẩn trương thi công, lập kỷ lục công trình đầu tiên của
ngành điện được thi công đảm bảo cả về tiến độ và chất lượng. Tổng mức đầu tư dự án
1.106 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tiên trong cả nước thi công cáp ngầm 22 km (dải 23,166
km) dưới đáy biển với công nghệ hiện đại và rải dây điện 110 kv (dài 10,2 km) trên
không bằng khinh khí cầu. Dự án đảm bảo cấp điện cho khoảng 1.600 hộ dân khu vực thị
trấn Cô Tô và xã Thanh Lân thuộc huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Cũng trong năm 2013, EVN đã khởi công tuyến cáp ngầm 110 kv xuyên biển Hà Tiên -
Phú Quốc. Đây là hạng mục cuối cùng trong dự án đầu tư đưa điện lưới quốc gia từ đất
liền ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang) bằng cáp ngầm xuyên biển 110 kv với tổng mức đầu
tư 2.336 tỷ đồng. Quy mô dự án bao gồm: Tuyến cáp ngầm 110 kv xuyên biển Hà Tiên -
Phú Quốc chiều dài 58 km và phần lưới điện 110 kv trên bờ Phú Quốc gồm: đường dây
110 kv Phú Quốc (2 mạch dài 7,6 km), trạm biến áp 110 kv Phú Quốc dung lượng 40

MVA. Việc Chính phủ, Bộ Công thương giao cho EVN thực hiện dự án thể hiện vai trò
quan trọng, tiên phong của EVN trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước.
Dự án cáp ngầm 110 kv xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc là dự án nhóm A có quy
mô lớn, công nghệ phức tạp và có tuyến cáp ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, lần
đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Dự kiến công tác lắp đặt phần cáp ngầm dưới đáy
biển và đấu nối sẽ hoàn thành vào ngày 13/01/2014.
3.3. Độc quyền về Giá bán điện
Nếu như ở những lĩnh vực kinh doanh khác, có nhiều doanh nghiệp trên cùng một
"sân chơi", doanh nghiệp nào có chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ chu đáo, giá cả hợp lý
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 18
sẽ được khách hàng lựa chọn, khách hàng thực sự là các "thượng đế". Nhưng, điều này
đã không xảy ra ở ngành điện khi người dân và các doanh nghiệp buộc phải mua điện với
mức giá do EVN "định sẵn", trong khi chất lượng dịch vụ, cung ứng còn rất thấp và quá
bất cập. Sự độc quyền đã khiến phần thiệt thòi luôn thuộc về phía người tiêu dùng.
Trong năm 2012, thời tiết tốt hỗ trợ các nhà máy thủy điện hoạt động thuận lợi và
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn phát, thêm vào đó nhu cầu điện tăng thấp do tình
hình kinh tế khó khăn, họat động sản xuất chỉ tăng nhẹ nên hoạt động sản xuất kinh
doanh điện khá thuận lợi. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, năm nay EVN dự
kiến có lãi từ 3,500 đến 4,000 tỷ đồng, tuy nhiên, mức lãi này chỉ bù được ¼ tổng lỗ
11,000 tỷ năm 2010&2011. Ngoài ra, sự mất cân bằng cung cầu cũng góp phần gây nên
áp lực tăng giá điện thời gian tới.
Việc tăng giá bán điện chủ yếu do EVN xây dựng, trình Chính phủ (cụ thể là Bộ
Công Thương) phê duyệt. Nhưng, hầu như phương án giá nào đưa trình cũng được chấp
thuận. Việc Bộ Công Thương trao quyền cho EVN tự tính toán yếu tố đầu vào để làm căn
cứ điều chỉnh giá bán điện càng khiến cho Tập đoàn này tăng cấp độ độc quyền. Mới đây
nhất, ngày 31/7/2013, với sự chấp thuận của Bộ Công Thương, EVN đã công bố tăng 5%
giá điện và áp dụng ngay ngày 1/8/2013 khiến dư luận rất bất ngờ không kịp chuẩn bị
tâm lý. Chi phí, giá cả do EVN đưa ra, công bố đều mang tính áp đặt một chiều. Giá điện

qua các kỳ điều chỉnh còn mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu
minh bạch, nên khó thuyết phục được sự đồng thuận của các khách hàng sử dụng điện.
Giá điện có tăng, nhưng lại không bao giờ giảm. Ngay cả khi hội tụ đầy đủ các
yếu tố có thể giảm giá điện, như: thời kỳ tăng công suất của các nhà máy thủy điện trong
mùa mưa; giảm tổn thất; giảm giá thành khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, thì
không bao giờ được tính đến. Đây là điều không thể chấp nhận vì nếu áp dụng cơ chế thị
trường, thì giá phải có lúc tăng, lúc giảm. Hơn nữa, việc dùng càng nhiều điện không
được giảm giá, mà lại bị tăng giá cho thấy, khả năng yếu kém trong cấp điện của EVN
đang đổ gánh nặng vào người tiêu dùng.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 19

Điều đáng nói là do tình trạng quản lý kém, gây ra nhiều thất thoát trong việc cung
ứng điện, nhưng những khoản thất thoát này lại được EVN tính vào chi phí và đương
nhiên là sẽ tăng giá bán để bù đắp lại các chi phí đó.
Hình 2: Giá điện bình quân từ năm 2007 - 2013
(chưa bao gồm VAT)
( Nguồn: Bộ công thương)
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 20
Bảng 5: giá điện cho sản xuất kinh doanh của 1 số nước trong khu vực
STT
Thành phố
Giá (USD/KWh)
1
Bắc Kinh ( Trung Quốc)
0,03 – 0,09
2
Thượng Hải (Trung Quốc)
0,03 – 0,10

3
Bangkok (Thái Lan)
0,04
4
Seoul (Hàn Quốc)
0,04
5
Kuala Lumpur (Malaysia)
0,05
6
Jakarta (Indonesia)
0,05
7
Đài Bắc ( Đài Loan)
0,05
8
Đại Liên ( Trung Quốc)
0,07
9
Singapore
0,07
10
Yangon (Myanmar)
0,08
11
Batam ( Indonesia)
0,08
12
Hà Nội & Tp. HCM (Việt Nam)
0,056 – 0,094

(Nguồn: JETRO - tháng 11/2003)
3.4. Độc quyền trong sản xuất
EVN đang quản lý hệ thống nhà máy phát điện gồm cả thủy điện và nhiệt điện. Một
số nhà máy điện được tiến hành cổ phần hóa như Vũng Áng, Phả Lại, Cát Bà… trong
đó có một số nhà máy do PVN,TKV làm chủ đầu tư nhưng những DN này mới chỉ có
thể tham gia xây dựng tạo nguồn điện. Chính vì việc độc quyền sản xuất mà EVN đã sử
dụng nguồn vốn khổng lồ vào việc đầu tư mất cân đối. Có thể minh họa điều này bằng sự
ra đời rất nhanh trung tâm nhiệt điện rất lớn ở Phú Mỹ (gần 4.000KW) trong giai
đoạn 1998-2003 trong khi miền Bắc chẳng có thêm nguồn điện nào trong thời gian dài
sau khi NMNĐ Phả Lại 2 đi vào vận hành. Vì vậy mới có việc trong thời gian kỷ lục 2
năm, EVN đã phải gấp rút hoàn thành đường dây 500KV mạch 2 để tải điện từ Nam ra
Bắc, trong khi nếu đầu tư phát triển hài hòa thì có thể tránh khỏi việc đầu tư tập trung
quá nhiều vào lưới truyền tải lớn trong giai đoạn 2003-2006 như đã làm. Một trong
những nguyên nhân dẫn đền độc quyền trong sản xuất chính bởi việc đàm phán với
EVN hết sức khó khăn.Nhiều nhà đầu tư cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực điện, nhưng
họ sợ khi xây xong nhà máy thì nhà phân phối điện độc quyền là EVN không mua,
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 21
hay mua điện với giá quá rẻ. Vì vậy mới nói,khâu truyền tải và phân phối độc quyền
của EVN tất yếu sẽ dẫn tới khâu độc quyền sản xuất điện.
4. ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN
Để nhằm hạn chế những mặt trái của độc quyền tự nhiên trong lĩnh vực điện, trong
những năm qua Nhà nước đã can thiệp vào lĩnh vực điện bằng nhiều biện pháp theo xu
hướng tiến đến tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này trong tương lai. Song
trước mắt là can thiệp về giá điện vì đây là vấn đề nhạy cảm nhất liên quan đến sự phát
triển kinh tế-xã hội nói chung và an sinh xã hội nói riêng.
4.1.Về khung pháp lý trong lĩnh vực điện
Về khung pháp lý Quốc hội đã ban hành Luật điện lực có hiệu lực từ 01/7/2005 và
đã được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ 01/7/2013, trong đó tại điều 65 quy định trách
nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện, đó là: Chính phủ thống

nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước.
Tại điều 66 quy định về điều tiết hoạt động điện lực với các nội dung chính là:
- Xây dựng các quy định về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và hướng dẫn
thực hiện.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá
trình thực hiện cân bằng cung cầu về điện.
- Nghiên cứu, xây dựng biểu giá bán lẻ điện và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính
sách về giá điện.
- Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan về biểu giá bán lẻ điện.
- Quy định khung giá phát điện, giá bán buôn điện, phê duyệt phí truyền tải điện,
phân phối điện và các phí khác.
- Kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt.
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 22
4.2. Về chính sách điều tiết giá điện
Về giá điện hiện nay chứa đựng nhiều điều bất hợp lý. Phân phối là khâu hiện nay
rất ít nhà đầu tư quan tâm, bởi giá bán điện thấp, hơn nữa, 28% sản lượng điện thương
phẩm thực hiện trợ giá đối với người dân ở nông thôn, hộ nghèo. Khâu phân phối điện
chưa mang đặc trưng của thị trường, nguyên vật liệu đầu vào sản xuất điện, như: dầu,
than, khí có giá biến động liên tục nhưng giá bán điện cho khách hàng lại cố định theo
quy định của Chính phủ.
Giá điện không theo cơ chế thị trường mà tính theo chi phí bình quân dài hạn, trên
cơ sở kế toán nội bộ ngành, có sự điều tiết của Nhà nước. Cách tính giá trên nhằm bảo
đảm cân bằng cán cân kinh tế vĩ mô, cũng như các mục tiêu công ích. Tính trong 3 năm
2010-2012, Chính phủ đã điều tiết giá bán lẻ điện năng ở mức độ để lợi nhuận hàng năm
của EVN bằng 0%.
Theo lộ trình Chính phủ phê duyệt, thị trường điện bán lẻ cạnh tranh sẽ được thực
hiện sau năm 2022. Theo lộ trình đó, giá điện sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường.
Giá điện sẽ được thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có
hiệu lực từ 1/7/2013.

4.3. Chính sách điều tiết thị trường điện
Cho đến năm 2010 thị trường Điện tại Việt nam vẫn ở dạng độc quyền với Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một công ty nhà nước, nắm giữ hơn 71% tổng lượng
điện sản xuất, nắm toàn bộ khâu truyền tải, vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh
doanh bán lẻ điện. Để có thể huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện Chính phủ Việt
Nam đã thông qua cách tiếp cận giá điện vận hành theo cơ chế theo thị trường và theo
đuổi mục tiêu bảo vệ môi trường với danh mục đầu tư khác nhau cho các nguồn điện
khác nhau.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được: Hình thành và phát triển thị trường điện
cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam, đã thể hiện trong
Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26
tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát
triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo quyết định trên, thị trường điện
Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 23
1) Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014): các công ty sản xuất điện có
thể chào bán điện cho người mua duy nhất;
2) Thị trường bán buôn điện (2015-2022): các công ty bán buôn điện có thể cạnh
tranh để mua điện trước khi bán cho công ty phân phối điện;
3) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2022 trở đi: người mua điện có thể
lựa chọn cho mình nhà cung cấp.
Giá điện của Việt nam năm 2010 là VND1,058-1,060/kWh (~ 5.3 US cents/kWh).
Năm 2011 khi tỉ giá hối đoái tăng cao, giá điện trên chỉ còn tương đương với 4 US
cents/kWh.
Theo Chính phủ, giá điện sẽ được điều chỉnh hằng năm theo Quy định số 21
nhưng Chính phủ cũng sẽ xem xét thời điểm tăng thích hợp để đảm bảo ảnh hưởng ít
nhất đến tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình sản xuất của bà con nhân dân nói
riêng. Tiếp theo Quyết định số 21, vào Tháng 3/2011, giá điện trung bình tăng lên
VND1.242/kWh (khoảng 6.5 US cents), tăng 15.28% so với giá năm 2010.

Hiện nay các bên tham gia vào thị trường phát điện tại Việt Nam là các công ty
Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Viêt Nam (PVN),
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) và các nhà sản xuất điện độc
lập (IPPs) và dự án BOT nước ngoài. Các công ty Nhà nước chiếm thị phần rất lớn trong
sản xuất điện.
Ví dụ: vào cuối năm 2009, tổng công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam là
17.521MW trong số đó nguồn điện thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) là 53%, của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là 10% và VINACOMIN là
3.7%. Các nhà sản xuất điện độc lập (IPP) và dự án BOT nước ngoài chiếm 10.4% tổng
công suất lắp đặt của năm 2009.
Từ 1/7/2012, thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức đi vào hoạt động. Hiện
đã có 29 nhà máy điện (tổng công suất 9.035 MW) trực tiếp tham gia chào giá trên thị
trường. Riêng đối với các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (Sơn La, Hòa Bình,
Ialy…), phát điện kết hợp với các nhiệm vụ xã hội như chống lũ, tưới tiêu, không tham
gia chào giá trên thị trường.
Mặt khác, Bộ Tài chính đang xây dựng Thông tư (hướng dẫn cơ chế hình thành,
quản lý và sử dụng) Quỹ bình ổn giá điện. Quỹ tài chính này dự kiến sẽ được đưa vào sử
Bài thuyết trình: Độc quyền về Điện ở Việt Nam GVHD: PGS,TSKH Phạm Đức Chính
Nhóm Thuyết trình: Nhóm 5A Trang 24
dụng góp phần ổn định giá bán lẻ điện và giảm tác động bất lợi của việc điều chỉnh giá
bán điện đến người tiêu dùng.
Việc đưa thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vào vận hành là bước phát
triển quan trọng của ngành Điện Việt Nam. Theo quan điểm người viết, tuy giá điện đã
được điều chỉnh theo lộ trình nhưng những thay đổi của giá điện cũng vẫn chưa phản ánh
hết được biến động của các chi phí đầu vào của SXKD điện và để giá điện đi đúng lộ
trình thì mức giá phải dần được tính đúng, tính đủ các chi phí thực tế, hợp lý hơn.
Theo lộ trình, sau khi kết thúc cấp độ 1 thị trường phát điện cạnh tranh vào năm
2014, mới chuyển sang cấp độ 2 thị trường bán buôn cạnh tranh (2015- 2022) và sau năm
2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh.
4.4. Sản xuất điện

Để có thể đáp ứng được nhu cầu điện năng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu
cụ thể về sản xuất và nhập khẩu cho ngành điện. Trong Tổng sơ đồ VII cho giai đoạn
2010-2020 tầm nhìn 2030 các mục tiêu bao gồm:

Sản xuất và nhập khẩu tổng cộng 194-210 tỉ kWh đến năm 2015, 330-362 tỉ kWh
năm 2020, và 695-834 tỉ kWh năm 2030;

Ưu tiên sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo bằng cách tăng tỷ lệ điện năng
sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3.5% năm 2010 lên 4.5% tổng điện năng
sản xuất vào năm 2020 và 6% vào năm 2030;

Giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2.0 hiện nay xuống còn bằng 1.5 năm
2015 và 1.0 năm 2020;

Đẩy nhanh chương trình điện khí hoá nông thôn miền núi đảm bảo đến năm 2020
hầu hết số hộ dân nông thôn có điện;
Các chiến lược được áp dụng để đạt các mục tiêu nói trên cũng đã được đề ra bao
gồm:

Đa dạng hoá các nguồn sản xuất điện nội địa bao gồm các nguồn điện truyền thống
(như than và ga) và các nguồn mới (như Năng lượng tái tạo và điện nguyên tử);

Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc Trung và Nam, đảm bảo độ
tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất truyền tải,
chia sẻ công suất nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy thuỷ điện trong các
mùa;

×