Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu thành phần các loài chim ở khu BTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG




NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG





NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
CÁC LOÀI CHIM Ở KHU BTTN
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG





Đà Nẵng -Năm 2015
1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƢỜNG



NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG






NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
CÁC LOÀI CHIM Ở KHU BTTN
SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Ngành: Quản lí tài nguyên và môi trƣờng

Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Trần Ngọc Sơn



Đà Nẵng - Năm 2015
2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài: “Nghiên cứu thành phần các loài chim ở khu
BTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” là kết quả nghiên cứu của tác giả.
Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung
thực, chƣa từng đƣợc công bố. Các số liệu liên quan đƣợc trích dẫn có ghi
chú nguồn gốc.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Tác giả



Nguyễn Thị Hƣơng Giang




LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất tới ThS. Trần Ngọc Sơn, thầy đã hƣớng dẫn tận tình và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Bùi Văn Tuấn,
anh Trƣơng Quốc Đại đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình thực địa.
Tôi xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ và
tạo điều kiện cho tôi. Xin cảm ơn bạn Trinh (13CTM), Trang (13CTM) đã
giúp đỡ rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cám ơn các bạn
sinh viên lớp 11CTM đã nhiệt tình giúp đỡ và góp ý cho khóa luận của tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa
Sinh Môi Trƣờng đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành khóa luận
này.


Đà Nẵng, tháng 05 năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Thị Hƣơng Giang
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHIM Ở VIỆT NAM 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHIM Ở BÁN ĐẢO SƠN TRÀ 6
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
1.3.1. Vị trí địa lý, địa hình 7
1.3.2. Địa chất - thổ nhƣỡng 8
1.3.3. Đặc điểm khí hậu 8
1.3.4. Đặc điểm kinh tế xã hội 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 12
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 12
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 12
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 12
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 12
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 12
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa 13
2.3.2. Phƣơng pháp chuyên gia 13
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn 13
2.3.4. Phƣơng pháp lập tuyến nghiên cứu 13
2.3.5. Phƣơng pháp quan sát chim ngoài thiên nhiên 15
2.3.6. Phƣơng pháp xác định thành phần loài bằng lƣới mờ 16
2.3.7. Phƣơng pháp định danh loài chim 16
2.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu 17
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19
3.1. ĐA DẠNG THÀNH PHẦN CHIM Ở KHU BTTN SƠN TRÀ 19
3.1.1. Thành phần loài chim 19
3.1.2. Đa dạng cấu trúc thành phần loài chim 36

3.1.3. So sánh khu hệ chim ở khu BTTN Sơn Trà với các khu hệ chim lân cận 39
3.1.4. Đặc điểm hiện trạng loài trong danh lục thành phần loài chim ở khu
BTTN Sơn Trà 41
3.1.5. Các loài chim quý, hiếm cần bảo vệ tại khu BTTN Sơn Trà 44
3.2. SỰ PHÂN BỐ LOÀI CHIM TRÊN CÁC SINH CẢNH 45
3.3.1. Các sinh cảnh vùng nghiên cứu 45
3.2.2. Sự phân bố chim theo sinh cảnh 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49











DANH LỤC TỪ VIẾT TẮT

BTTN : Bảo tồn thiên nhiên
IUCN : Danh lục đỏ thế giới
VQG : Vƣờn quốc gia















DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2012
8
1.2
Lƣợng mƣa (mm) trung bình qua các tháng ở Sơn Trà và
TP Đà Nẵng (năm 2012)
9
2.1
Thông tin về các tuyến khảo sát trong khu vực nghiên
cứu
13
3.1
Danh lục thành phần loài chim ở khu BTTN Sơn Trà
18
3.2
Danh sách loài chim ghi nhận mới tại khu BTTN Sơn Trà

36
3.3
Đa dạng về họ, giống, loài trong các bộ chim ở khu
BTTN Sơn Trà
39
3.4
Số lƣợng các loài chim ở Sơn Trà và cả nƣớc
41
3.5
So sánh về đa dạng của khu hệ chim nghiên cứu với các
khu hệ chim lân cận
42
3.6
Đặc điểm về hiện trạng các loài chim ở khu BTTN Sơn
Trà
43
3.7
Các loài chim di cƣ ở khu BTTN Sơn Trà
44
3.8
Các loài chim quý hiếm cần bảo vệ tại khu BTTN Sơn
Trà
47
3.9
Bảng khảo sát tần suất phát hiện chim trên các sinh cảnh
49


1


DANH MỤC HÌNH

Số hiệu
Tên hình
Trang
1.1.
Bản đồ hiện trạng rừng Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
7
2.1
Bản đồ phân bố các tuyến khảo sát trên các sinh
cảnh sống khác nhau
14
2.2
Sơ đồ mô tả hình thái chim (Craig Robson, 2011)
17
3.1
So sánh đa dạng số lƣợng họ, giống, loài trong
các bộ chim ở Sơn Trà
40
3.2
So sánh số loài chim ở Sơn Trà với cả nƣớc
41
3.3
So sánh về đa dạng của khu hệ chim nghiên cứu
với các khu hệ chim lân cận
42
3.4
Đặc điểm về hiện trạng các loài chim ở khu
BTTN Sơn Trà

44
3.5
Bảng khảo sát tần suất phát hiện chim trên các
sinh cảnh
50




2

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi có sự đa dạng về
địa hình và sinh cảnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hệ động thực
vật. Cho đến nay, những điều tra thống kê về khu hệ động vật có xƣơng sống
trên cạn ở Việt Nam, đã xác định đƣợc khoảng 297 loài thú, 887 loài chim, 385
loài bò sát, 181 loài lƣỡng cƣ [11], [14].
Việt Nam có khu hệ chim rất đa dạng và phong phú với 887 loài thuộc 88
họ, 20 bộ [14]. Số lƣợng loài chim hiện biết ở Việt Nam chiếm hơn 9% tổng số
loài chim hiện biết trên thế giới (9800 loài) [18] và chiếm 34% tổng số loài
chim ghi nhận tại vùng phƣơng Đông (2,586 loài) [8]. Không những đa dạng về
thành phần loài chim, Việt Nam còn là nơi sinh sống của 11 loài chim đặc hữu,
nhiều hơn Thái Lan (2 loài), Mianma (2 loài), Malayxia (2 loài) [10]. Có 40 loài
chim bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu, 74 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam [3].
Trong những năm gần đây, một số loài chim mới đã đƣợc phát hiện ở Việt Nam.
Điều này thực sự đã thu hút nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa học và những
khách du lịch quan sát chim đến Việt Nam để khám phá sự đa dạng về thành
phần loài chim, trong đó có nhiều loài quý, hiếm, nhiều loài đặc hữu.

Bán đảo Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng là một phần của vùng sinh thái
Trƣờng Sơn - một trong 200 vùng sinh thái tiêu biểu toàn cầu, là nơi trú ngụ của
nhiều loài sinh vật độc đáo nhƣng đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe dọa. Cho đến
nay, các nghiên cứu về hệ động vật của khu BTTN Sơn Trà chủ yếu tập trung
vào các loài linh trƣởng. Riêng về chim có nghiên cứu đƣợc thực hiện năm 1997
của Đinh Thị Phƣơng Anh “Điều tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh
hưởng, đề xuất phương án bảo tồn sử dụng hợp lý khu BTTN Sơn Trà”. Theo
nghiên cứu của Đinh Thị Phƣơng Anh ở Bán đảo Sơn Trà có 106 loài chim
thuộc 34 họ, 15 bộ [1]. Đối với công tác bảo tồn, việc kiểm kê thành phần loài là
việc làm thƣờng xuyên và rất quan trọng. Thông qua đó sẽ thống kê đƣợc thành
phần loài hiện có, biến động số lƣợng cá thể của các loài, đặc biệt các loài quý
3

hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen. Từ đó, các nhà khoa học và các nhà quản lý
sẽ xây dựng đƣợc các chiến lƣợc quy hoạch, bảo tồn và phát triển một cách bền
vững. Vì vậy để góp phần đánh giá đa dạng chim ở khu BTTN Sơn Trà, trong
phạm vi một luận văn tốt nghiệp, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần
các loài chim ở khu BTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định tính đa dạng về thành phần và sự phân bố các loài chim trên các
sinh cảnh ở khu BTTN Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học:
- Cung cấp số liệu về hiện trạng đa dạng thành phần loài chim ở khu BTTN
Sơn Trà.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Tƣ liệu của nghiên cứu góp phần vào công tác quản lý, phát triển bền
vững tài nguyên thiên nhiên tại khu bảo tồn.
- Tạo cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng các tuyến quan sát chim trên bán đảo
Sơn Trà, nhằm phát triển các loại hình du lịch sinh thái và giáo dục bảo tồn cho

cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch tới thành phố Đà Nẵng.












4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CHIM Ở VIỆT NAM
Nghiên cứu chim ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ XIX,
giai đoạn đầu các nhà Điểu học chủ yếu thu mẫu và định danh dựa trên các đặc
điểm hình thái ngoài khởi đầu với bộ sƣu tập tiêu bản quan trọng đầu tiên của G.
Tirant, trong khoảng thời gian từ 1875-1878, G. Tirant đã thu thập hơn 1000
tiêu bản ở vùng Nam Bộ. Năm 1906, Ogilvie-Grant, đã mô tả loài Khƣớu đầu
xám Garrulax vassali đặc hữu Đông Dƣơng. Một số nhà sƣu tập mẫu khác nhƣ
N. Kuroda thu ở Bắc Bộ năm 1917, C.B. Kloss thu ở cao nguyên Đà Lạt năm
1919 và đã phát hiện ra loài Khƣớu đầu đen má xám Garrulax yersini (EN)
(IUCN 2010), (Nguyễn Cử 1995), (Tordoff 2002) và Khƣớu đầu đen Garrulax
milleti (NT) (IUCN 2010), (Nguyễn Cử 1995), (Tordoff 2002). Từ năm 1923-
1924, H. Steven đã tiến hành sƣu tầm mẫu ở Bắc Bộ. Năm 1931, Kelley-

Roosevelt cũng sƣu tầm mẫu ở Bắc Bộ (Tordoff 2002). Năm 1976, Ben King
viết cuốn “A field guide to the birds of Southeast Asia” phiên bản màu phản ánh
gần đầy đủ về các loài chim ở Việt Nam (Ben King 1976).
Năm 1975, GS. Võ Quý đã biên soạn và xuất bản thành công cuốn sách
chim đầu tiên của Việt Nam “Chim Việt Nam – Hình thái và Phân loại”. Sách
gồm các bảng định loại của 19 bộ, họ chính (trừ Bộ Sẻ), cùng với bản mô tả chi
tiết từng loài và phân loài. Trong công trình này, ông đã liệt kê 415 loài và phân
loài chim thƣờng gặp ở Việt Nam. Năm 1981, tác giả tiếp tục xuất bản thêm
phần II của cuốn sách có cùng tên với nội dung dành riêng cho việc mô tả 518
loài chim thuộc Bộ Sẻ đã tìm thấy ở Việt Nam. Đến năm 1983, GS. Võ Quý tiếp
tục cho xuất bản cuốn sách Chim Việt Nam gồm 773 loài thuộc 20 bộ, 68 họ, và
313 giống.
Bắt đầu từ năm 1990, các dự án nghiên cứu thành lập VQG và khu BTTN
đƣợc triển khai mạnh hơn, với nhiều công trình đƣợc công bố làm cơ sở khoa
học cho việc hình thành các khu ƣu tiên bảo vệ ở Việt Nam. Các nhà khoa học
5

của các trƣờng, viện, tổ chức quốc tế đã phối hợp điều tra và công bố danh lục
chim của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên từ Bắc vào Nam.
Theo đó, từ cuối những thập niên 90 trở lại đây, khu hệ Chim Việt Nam
ngày càng đƣợc điều tra và nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt là các khu vực điểm
nóng đa dạng sinh học nhƣ dãy Trƣờng Sơn, khu vực Tây Nguyên, và các tỉnh
phía Nam. Một trong các kết quả minh chứng là việc tổng hợp và biên soạn
cuốn sách “Danh lục Chim Việt Nam” xuất bản năm 1995, tái bản lần 2 năm
1999 đã mô tả 828 loài, cùng với các đặc điểm về tính chất cƣ trú, vùng phân
bố, và độ phong phú của mỗi loài (Võ Quý và Nguyễn Cử, 1995). Đến năm
2000, tổ chức Chim quốc tế Birdlife ở Việt Nam đã cho xuất bản cuốn sách
“Chim Việt Nam” (Nguyễn Cử và cộng sự 2000) trong đó có nhiều loài mới
đƣợc bổ sung cùng với 550 hình màu giúp cho nhiều ngƣời dễ dàng nhận biết
các loài chim ngoài tự nhiên.

Trong cuốn sách tổng hợp mới nhất và bổ sung đầy đủ nhất về khu hệ chim
Việt Nam đƣợc trình bày trong cuốn “Danh lục Chim Việt Nam” (Nguyễn Lân
Hùng Sơn và cộng sự 2011) với tổng cộng 887 loài Chim thuộc 20 bộ, 88 họ ở
Việt Nam đƣợc liệt kê với đầy đủ các thông tin. Phần tên loài, bên cạnh tên phổ
thông, tên tiếng Anh, còn nêu tên khoa học đầy đủ của các loài bao gồm cả tên
tác giả và năm công bố. Một số phân loài hiện biết ở Việt Nam cũng đƣợc nêu
dƣới tên loài với tên khoa học đầy đủ bao gồm cả tên tác giả và năm công bố.
Hiện trạng các loài chim ngoài những thông tin đƣợc ghi nhận nhƣ trong các
công bố khoa học, sách trƣớc đây, tài liệu này còn bổ sung một số dẫn liệu mới
liên quan đến vùng phân bố của các loài Chim.
Gần đây nhất, một cuốn sách mới nhất về Chim Việt Nam “Giới thiệu một
số loài chim Việt Nam” của tác giả Lê Mạnh Hùng (2013), giới thiệu hơn 500
loài chim cùng với 840 bức ảnh chụp thực tế ngoài tự nhiên. Đây là tài liệu rất
tốt cho các nhà nghiên cứu khoa học sử dụng trong công tác định danh chim
ngoài thực địa. Nhiều loài chim đặc hữu của Việt Nam cùng với nhiều loài khác
bị đe dọa ở mức cao, đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ Châu Á và thế
giới. Tuy nhiên, với các nổ lực không mệt mỏi của các nhà bảo tồn học trong nƣớc
6

và các chƣơng trình quốc tế, chúng ta đã có thể tìm lại đƣợc một số loài đã tƣởng
chừng nhƣ bị mất tích nhƣ:
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Ngan cánh trắng (Asarcornis
scutulata), Niệc cổ hung (Aceros nipalensis), Quắm cánh xanh (Plegadis
falcinellus), Vạc hoa (Gorsachius magnificus), Mi langbiang (Mi núi bà)
(Crosias langbbianis), Cò Á châu (Ephippiorhynchus asiaticus) và một số loài
khác.
Hiện nay, danh lục chim của nhiều khu BTTN và VQG trong cả nƣớc đã
đƣợc bổ sung và xây dựng, làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo vệ. Các loài
chim đƣợc coi là một nhóm trong các nhóm động vật hoang dã quan trọng để
tiến hành một dự án nghiên cứu, đề xuất kế hoạch quản lý và xây dựng khu bảo

tồn, nhƣ dự án nghiên cứu các vùng quan trọng phục vụ quy hoạch bảo tồn khu
vực đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, khu BTTN Kẻ Gỗ, Hà
Tĩnh, vùng rừng Đakrông (Quảng Trị), Phong Điền (Thừa Thiên Huế).
Trong những năm gần đây, có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các
chƣơng trình khảo sát trên cả nƣớc của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc
nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về khu hệ Chim Việt Nam nói
chung, và khu hệ chim cho từng khu BTTN, VQG, các vùng đất ngập nƣớc nói
riêng. Các dữ liệu khoa học này là cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn, gìn giữ
nguồn gen quý của Việt Nam.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHIM Ở BÁN ĐẢO SƠN TRÀ
Các chƣơng trình nghiên cứu khu hệ động vật tại bán đảo Sơn Trà đƣợc
thực hiện rất sớm từ năm 1973 của Van Peenen và cộng sự nhằm đánh giá khu
hệ thú hoang dã tại đây. Cho đến năm 1997, lần đầu tiên các số liệu tổng hợp về
khu hệ động, thực vật đƣợc đánh giá một cách tổng thể trong chƣơng trình khảo
sát dài hạn trong vòng 2 năm từ 1995 – 1997 của PGS.TS. Đinh Thị Phƣơng
Anh và cộng sự. Kết quả đƣợc công bố trong chƣơng trình khảo sát này xác lập
danh lục chim của bán đảo Sơn Trà có 106 loài thuộc 34 họ và 15 bộ.
Theo đó, khu hệ chim bán đảo Sơn Trà đƣợc ghi nhận không có sự đa dạng
về thành phần loài, tuy nhiên rất đa dạng về bậc phân loại bộ, họ. Với tổng số 15
7

họ ghi nhận chiếm 75% số bộ ghi nhận tại Việt Nam (20 bộ). Trong đó, bộ Sẻ
chiếm đa số chiếm 44.12% (tƣơng đƣơng 15 họ) trong tổng số 34 họ chim đƣợc
ghi nhận tại đây. Tuy nhiên, trong điều kiện của chƣơng trình khảo sát, tác giả
chỉ đề cập đến các loài quan sát đƣợc ngoài tự nhiên, qua phỏng vấn, kế thừa tác
giả khác mà không có hình ảnh minh họa, chƣa nêu đƣợc đặc trƣng về mật độ
của khu hệ chim cũng nhƣ dữ liệu về các loài chim bản địa, chim di cƣ trong
khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu để sắp xếp danh lục chim này đã cũ
và có rất nhiều sự thay đổi về cách sắp xếp các bậc phân loại từ Bộ, Họ, Phân
họ, Giống, Loài, Phân loài từ đó cho đến nay. Do đó, rất cần một khảo sát tổng

thể lại để xác định đƣợc đầy đủ tính đa dạng khu hệ chim của bán đảo Sơn Trà.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Vị trí địa lý, địa hình
Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà nằm trong địa bàn phƣờng Thọ Quang –
Quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp với vịnh Đà Nẵng, phía Đông
Bắc và Đông Nam giáp với biển đông, Tây Nam giáp với đất liền.
Tọa độ địa lí: 108
0
12’45’’ – 108
0
20’48’’ độ kinh Đông
16
0
05’50’’ – 16
0
09’06’’ độ vĩ Bắc
Dãy núi Sơn Trà dài theo hƣớng Đông Tây, các sƣờn chạy theo hƣớng Bắc
Nam có độ dốc lớn từ 25
0
– 30
0
, sƣờn Đông Bắc dốc hơn sƣờn Tây Nam. Địa
hình của khu BTTN Sơn Trà bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh suối. Đỉnh cao
nhất bán đảo Sơn Trà là đỉnh ốc cao 696 m so với mực nƣớc biển, tiếp theo là
đỉnh truyền hình cao 647 m so với mực nƣớc biển, đỉnh ba quả cầu cao 621 m
so với mực nƣớc biển, chiều dài 13 km, rộng 7 km bao quanh vịnh Đà Nẵng.
Khu BTTN Sơn Trà có địa hình núi thấp so với độ cao trung bình 350 m do
vậy không có sự phân đai địa hình. Tuy nhiên, với diện tích không lớn lắm trong
khi độ dốc lớn nên quá trình địa mạo chủ yếu do trọng lực, ảnh hƣởng lớn đến
quá trình hình thành lớp phủ thổ nhƣỡng [1].

8


Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng rừng Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng
(Nguồn: Trung tâm Green Viet)
1.3.2. Địa chất - thổ nhƣỡng
Sơn Trà đƣợc hình thành từ kỷ tiền Cambri cách đây khoảng 2000 triệu
năm, có kiểu địa hình và đồi núi thấp, cấu tạo macma axit chạy theo hƣớng kinh
tuyến có độ cao tuyệt đối là 696 m. Độ cao trung bình của bán đảo là 350 m. Do
cấu tạo của địa hình là khối macma axit nên đỉnh đồi và núi ở đây thƣờng nhọn
và có sƣờn dốc lớn.
Với sự tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh và nội tại, Sơn Trà tạo
ra một lớp vỏ phong hóa kiểu Feralit Macma axit granit. Quá trình hình thành
chính là rửa trôi các chất kim loại kiềm, kiềm thổ Silic. Tích lũy sắt, nhôm của
sản phẩm phong hóa tàn tích và sƣờn tích [9].
1.3.3. Đặc điểm khí hậu
Theo đài khí tƣợng thủy văn khu vực trung Trung Bộ (2012) khu BTTN
Sơn Trà mang đặc điểm chung của tính chất khí hậu thành phố Đà Nẵng, tuy
nhiên do có tính chất bán đảo nên có một số điểm khác nhất định.
a. Nhiệt độ
Mùa hè (tháng 1-8): Nhiệt độ trung bình 28
0
C -29
0
C, cao nhất 37
0
C – 38
0
C,

9

thấp nhất 27
0
C – 29
0
C.
Mùa đông (tháng 9-12): Nhiệt độ trung bình 21
0
C – 23
0
C, thấp nhất 17
0
C –
19
0
C, cao nhất 27
0
C – 29
0
C.
Tổng nhiệt độ năm 9000
0
C .
Bảng 1.1. Nhiệt độ và độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2012.
Tháng
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
Cả

m
Nhiệt
độ
0
C
23
,1
24,
3
24,
6
26,
9
29,
4
29,
6
29,
1
28,

1
27,
7
25,9
23,7
22,5
26,2
Độ
ẩm %
84
8
5
8
3
8
3
7
7
7
7
7
7
8
2
8
3
85
88
84
82,3


Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, 2012

b. Lượng mưa
Tổng lƣợng mƣa 3822 mm/năm, lƣợng mƣa lớn nhất tập trung vào tháng
10, 11, lƣợng mƣa thấp nhất tập trung vào tháng 6, 7.
Độ ẩm không khí trung bình: 82 - 83%, độ ẩm cao nhất tập trung các tháng
9, 10, 11 (85% - 87%), độ ẩm cao nhất tập trung các tháng 6, 7 (74% - 76%).
Tốc độ gió: Cao tập trung vào tháng 9, 10 (13 m/s – 14 m/s), thấp tập trung
vào tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12 (4 m/s – 7 m/s).
Tổng số giờ nắng năm: 1800 – 2000 giờ
Mùa mƣa tại Sơn Trà và thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ tháng 8 đến cuối
tháng 12 hoặc tháng 1, các tháng có mƣa lớn là 10,11,12. Mùa khô kéo dài từ
tháng 2 đến tháng 7.
Lƣợng mƣa tại Sơn Trà nhìn chung cao hơn Đà Nẵng, tuy nhiên vào 2
tháng 9,10 lƣợng mƣa tại Đà Nẵng cao hơn tại Sơn Trà do đây là 2 tháng tại Sơn
Trà tốc độ gió cao (13 m/s – 14 m/s), ảnh hƣởng đến sự hình thành lƣợng mƣa
tại đây.
Bảng 1.2. Lƣợng mƣa (mm) trung bình qua các tháng ở Sơn Trà và TP Đà
Nẵng (năm 2012)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
Tổng
10

Đà
Nẵng
176
0
12,3
56,7
192,
4
177,
1
225,9
560,
2
306,6
875
842,5
107.6
3532,
3
Sơn
Trà
190,
1
0

66.2
65,8
57,8
18,2
20,3
431,
1
523,5
982,3
1164
303,6
3822,
9
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, 2012
1.3.4. Đặc điểm kinh tế xã hội
a. Điều kiện kinh tế
- Về thủy sản: Thủy sản đƣợc xem là nguồn kinh tế có thế mạnh nhất của
quận, chủ yếu là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Kết quả sản xuất của ngành
thủy sản hiện nay ƣớc tính: Về sản lƣợng khai thác, đánh bắt hải sản 11.000 tấn,
sản lƣợng tôm nuôi trồng nƣớc lợ hằng năm 120 tấn. Tổng giá trị thu đƣợc từ
nguồn khai thác thủy sản đạt 85 tỷ đồng.
- Về nông nghiệp: Đất đai sản xuất nông nghiệp có diện tích không lớn lắm
và không tập trung, đan xen vào khu dân cƣ, nhƣng nông nghiệp trên địa bàn
cũng đống vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, ổn định
kinh tế cho một số hộ dân.
- Về lâm nghiệp: Diện tích rừng chủ yếu tập trung ở bán đảo Sơn Trà với
hơn 4.370 ha, chiếm 73,17% diện tích đất tự nhiên của toàn quận. Tuy nhiên, đây
thuộc về rừng cấm của quốc gia cần đƣợc bảo vệ, cấm khai thác cấm kinh doanh.
Do vậy, đặc điểm hoạt động về lâm nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là hoạt động
chế biến lâm sản và sản xuất hàng mộc dân dụng.

- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Bao gồm các cơ sở quốc doanh và
một số cơ sở liên doanh. Trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đóng và
sửa chữa tàu thuyền, chế biến gỗ và lâm sản, giày da Các ngành tiểu thủ công
nghiệp đang phát triển nhƣ đan vá lƣới, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thƣơng mại, dịch vụ và du lịch: Trong tình hình hiện nay, do điều kiện hạ
tầng và giao thông đang trong giai đoạn quy hoạch, tƣơng lai không xa, đây
cũng là ngành mũi nhọn kinh tế của quận do có nhiều điều kiện ƣu đãi về tự
nhiên cũng nhƣ chính sách đầu tƣ của thành phố [9].
b. Dân số và nguồn lao động
Trong khu vực khu BTTN Sơn Trà có tổng số 30 cơ quan, đơn vị thuộc
quân đội các ngành khác đóng quân cùng với nhân dân quận Sơn Trà. Dân số
trung bình: 140,741 ngƣời.
11

Mật độ dân số: 2,373 ngƣời/km
2
. (Theo niên giám thống kê thành phố Đà
Nẵng năm 2012).
Lao động có 68.168 ngƣời, trong đó có việc làm 64.003 ngƣời, chƣa có
công ăn việc làm 4.165 ngƣời.
Có thể thấy nguồn lao động của quận ngày càng tăng, vấn đề giải quyết
việc làm cho ngƣời dân giải quyết tƣơng đối tốt, tình trạng thất nghiệp ít, đó
cũng đồng nghĩa với việc ổn định, nâng cao đời sống của ngƣời dân, trật tự an
ninh đƣợc đảm bảo, giảm áp lực của ngƣời dân với khu BTTN Sơn Trà.





















12


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài chim tại khu BTTN Sơn Trà.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Phạm vị nghiên cứu: Bán đảo Sơn Trà – phƣờng Thọ Quang, quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng, với tổng diện tích là 4,370 ha.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu bắt đầu từ 15/09/2014 đến 17/03/2015 với tổng cộng 20 ngày
thực địa. Thời gian khảo sát đƣợc tiến hành từ 5:30 đến 17:30. Sáng sớm và

chiều tối là hai khoảng thời gian chim hoạt động nhiều nhất, do đó sẽ rất thuận
lợi cho việc khảo sát [21]. Buổi chiều, khảo sát từ 15:30 đến 17:00 và tổng kết
dữ liệu để phục vụ cho công việc nhận dạng loài để lập danh lục thành phần loài
chim.
Từ ngày 15 – 30/9/2014: Nghiên cứu tài liệu, làm quen với việc quan sát
chim tại các cơ sở buôn bán, công viên.
Từ 1 – 15/10/2014: Khảo sát khu vực nghiên cứu, xác định tuyến nghiên
cứu trên các sinh cảnh, các ô tiêu chuẩn. Quan sát chim, chụp ảnh, nhận dạng
qua tiếng kêu.
Từ 15/10/2014 – 17/3/2015: Khảo sát theo tuyến để thu số liệu.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra nghiên cứu về thành phần và sự đa dạng của các loài chim tại
khu BTTN Sơn Trà (chỉnh lý, bổ sung, xây dựng một danh lục chim đầy đủ và
cập nhật nhất).
- Nghiên cứu sự phân bố các loài chim theo các dạng sinh cảnh khác nhau.
13

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa
Thu thập, kế thừa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm dẫn
liệu cơ sở cho nghiên cứu.
Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu chim ngoài thực địa, tìm hiểu các tài liệu
tham khảo về khu vực nghiên cứu, danh lục các loài chim đã đƣợc ghi nhận
trƣớc đây. Tìm các hình ảnh chim ở các sách phân loại có hình ảnh, internet và
nhờ hỗ trợ của chuyên gia trong ngành để xây dựng một thƣ viện hình ảnh chim
cùng với danh pháp khoa học, tên tiếng anh, tên tiếng việt. Sau đó, tập nhận
dạng chim qua ảnh và làm quen với việc nhận dạng chim ngoài tự nhiên trƣớc
khi tiến hành các khảo sát thực địa.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của ThS. Trƣơng Quốc Đại “Nghiên cứu đa
dạng thành phần loài và sự phân bố các loài chim ở Khu Bảo tồn thiên nhiên

Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” mà tác giả cùng tham gia nghiên cứu.
2.3.2. Phƣơng pháp chuyên gia
Trong quá trình điều tra khảo sát thực địa, chúng tôi có sự hƣớng dẫn và hỗ
trợ định loại của chuyên gia. Với những loài còn nghi ngờ, chúng tôi cố gắng
thu thập đầy đủ dữ liệu nhƣ: Mô tả chi tiết loài, chụp ảnh, thu di vật… để mang
về phòng thí nghiệm nhờ chuyên gia hỗ trợ định loại.
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn cộng đồng địa phƣơng để bổ sung thông tin trong việc
xác định các loài chim từng có ở khu vực nghiên cứu trong thời gian trƣớc đây.
Đối tƣợng phỏng vấn: Cán bộ quản lý khu bảo tồn, cán bộ kiểm lâm, hội xem
chim, thợ săn, ngƣời nghiên cứu khoa học ở bán đảo Sơn Trà.
Phỏng vấn kết hợp sử dụng ảnh màu, sách định loại có ảnh màu để hỗ trợ
việc định danh các loài chim mà họ mô tả.
2.3.4. Phƣơng pháp lập tuyến nghiên cứu
Chúng tôi thiết lập 9 tuyến khảo sát, xuyên qua các môi trƣờng sống của
khu vực nghiên cứu. Chiều dài mỗi tuyến dao động từ 3 - 8 km. Chủ yếu sử
dụng các tuyến đƣờng mòn trong rừng và đƣờng ô tô. Các điểm đầu tuyến và
14

cuối tuyến, hành trình đi khảo sát trên tuyến, chiều dài tuyến đƣợc lƣu lại bằng
máy định vị toàn cầu GPS Garmin 62sc.
Trong 9 tuyến khảo sát có 5 tuyến (T1 - 5) trên sinh cảnh rừng tự nhiên, 2
tuyến (T6 - 7) đi qua sinh cảnh rừng trồng, cây bụi, trảng cỏ, khu dân cƣ và đặc
biệt có 2 tuyến (T8 - 9) dọc theo các bãi cát, bãi đá ven biển. Thông tin chi tiết
về tọa độ đầu, cuối tuyến, chiều dài tuyến, số thứ tự các tuyến đƣợc thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2.1. Thông tin về các tuyến khảo sát trong khu vực nghiên cứu
Sinh cảnh
Tuyến
Chiều

dài
Tọa độ đầu
tuyến
Tọa độ cuối
tuyến
Rừng tự
nhiên
1
7.3
N16°08'16.5"
E108°14' 06.7"
N16°08'08.2"
E108°15' 37.3"
2
3.5
N16° 07' 17.2"
E108° 14' 54.6"
N16° 07' 58.2"
E108° 15' 19.8"
3
3.7
N16° 07' 43.9"
E108° 16' 01.5"
N16° 07' 10.0"
E108° 17' 30.9"
4
8.0
N16° 07' 00.3"
E108° 16' 58.7"
N16° 06' 37.1"

E108° 18' 33.5"
5
6.8
N16° 07' 17.2"
E108° 19' 56.8"
N16° 07' 52.4"
E108° 18' 57.9"
Rừng trồng,
cây bụi,
trảng cỏ,
khu dân cƣ
6
6.9
N16° 06' 10.9"
E108° 18' 26.0"
N16° 06' 04.1"
E108° 16' 35.0"
7
6.6
N16° 06' 59.2"
E108° 14' 59.5"
N16° 07' 23.3"
E108° 13' 47.6"
Bãi cát, bãi
đá dọc theo
ven biển
8
3.0
N16° 08' 06.6"
E108° 18' 56.4"

N16° 07' 51.8"
E108° 18' 25.6"
9
3.2
N16° 08' 04.7"
E108° 17' 15.7"
N16° 08' 37.0"
E108° 16' 12.5"
Tổng
9





15


Hình 2.1. Bản đồ phân bố các tuyến khảo sát trên các sinh cảnh sống khác
nhau
2.3.5. Phƣơng pháp quan sát chim ngoài thiên nhiên
Quan sát
Sử dụng phƣơng pháp khảo sát theo tuyến (đƣờng mòn hoặc cắt tuyến).
Trên tuyến ngƣời quan sát đi bộ chậm kết hợp dùng ống nhòm để quan sát trực
tiếp hoặc nghe tiếng kêu. Thời gian khảo sát buổi sáng từ 5 giờ, buổi chiều từ 15
giờ. Ngoài thực địa, quan sát trực tiếp chim bằng mắt thƣờng khi ta tiếp cận
chim ở cự ly gần. Khi quan sát, ngƣời quan sát cần ngụy trang màu sắc quần áo
phù hợp với màu sắc của môi trƣờng. Khi di chuyển nên đi chậm và chú ý quan
sát, lắng nghe, không gây tiếng động lớn và không nên quan sát đối diện với mặt
trời vì nhƣ vậy sẽ gây lóa mắt quan sát không chính xác. Sử dụng ống nhòm

Nikon Monarch ATB 8x40 để quan sát từ xa.
Nghe tiếng kêu và ghi lại hình ảnh
Tiếng hót của các loài chim là một công cụ giúp xác định loài một cách
chính xác, một số loài có tập tính sống lẩn tránh trong bụi rậm, khó thấy, khi
chim hót, âm thanh đƣợc ghi âm và phát lại để thu hút chim xuất hiện và ghi
nhận, nếu chim không xuất hiện đoạn ghi âm này có thể dùng để so sánh với
những đoạn ghi âm khác của chƣơng trình Birds of Tropical Area 3.0 (Bird
16

Songs International 2005) và các đoạn ghi âm trên trang web Xeno-Canto để
xác định loài [24].
Một số loài không thể định danh nhanh ngoài thực địa, những loài cùng họ
có nhiều đặc điểm tƣơng đồng về màu sắc, hình dáng nên rất khó để nhận dạng
chính xác bằng mắt thƣờng hoặc qua ống nhòm, do đó việc ghi nhận đƣợc hình
ảnh của các loài này rất quan trọng. Sử dụng máy ảnh Nikon (90D + telezoom
150 - 500) ghi lại hình ảnh.
Trong quá trình quan sát chim ngoài tự nhiên sử dụng sách hƣớng dẫn có
ảnh màu để nhận biết nhanh các loài chim. Các sách hƣớng dẫn định dạng
nhanh các loài chim gồm: A field guide to the birds of South-east Asia (Crag
Robson, 2011), Giới thiệu một số loài chim Việt Nam của Lê Mạnh Hùng (2012)
[2], [10], [22]. Tọa độ, độ cao đƣợc xác định bằng máy định vị (GPS).
2.3.6. Phƣơng pháp xác định thành phần loài bằng lƣới mờ
Phƣơng pháp này dùng đánh giá độ phong phú tƣơng đối của các loài thuộc
nhóm chim hay kiếm ăn dƣới thấp. Đánh lƣới là một trong những phƣơng pháp ghi
nhận các loài ít kêu và sống lẩn tránh dƣới tán rừng, khó có thể ghi nhận bằng các
kĩ thuật khác.
Lƣới mờ đƣợc sản xuất chuyên dụng để bắt chim, lƣới đƣợc thiết kế đặc
biệt, ít phản quang nên chim không nhận thấy và dễ mắc vào lƣới. Lƣới có chiều
dài 12 m và chiều ngang 2,5 m, lƣới thƣờng đƣợc giăng trên 3 cọc gỗ, mỗi cọc dài
1,2 m, tuy nhiên có thể nối số cọc cao hơn để giăng. Lƣới đƣợc giăng ở những nơi

quan sát thấy có nhiều chim và vào những thời điểm chim xuất hiện nhiều vào sáng
sớm hay chiều tối. Chim bị bắt đƣợc định danh, ghi nhận số lƣợng, chụp ảnh rồi
thả ra [2].
2.3.7. Phƣơng pháp định danh loài chim
Với hệ thống phân loại học, chúng tôi sử dụng Danh lục chim Việt Nam
của Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011). Theo chúng tôi các
hệ thống phân loại chim thế giới đã đƣợc Võ Quý, Nguyễn Cử (1995) và
Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân (2011) sử dụng để xây dựng Danh
lục chim Việt Nam. Tên khoa học, tên tiếng anh, tên tiếng việt của các loài chim
17

đƣợc lấy theo cuốn Danh lục chim Việt Nam và tham khảo thêm các tài liệu
Danh lục chim Việt Nam trƣớc đó [8], [14], [13].
Danh lục chim của khu vực nghiên cứu đƣợc sắp xếp theo hệ thống phân
loại đƣợc đề xuất bởi Sibley – Ahlquist – Monroe (SAM) đƣợc sử dụng trong
cuốn Danh lục chim thế giới [15] và có điều chỉnh cho phù hợp với một số kết
quả nghiên cứu mới về phân loại chim.
Sử dụng Danh lục Đỏ của IUCN (2014) [23], Sách Đỏ Việt Nam (2007)
[3], Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính Phủ [6], Thông tƣ 40/2013/TT-
BNNPTNT về xác định các loài trong Công ƣớc CITES [5] để đánh giá mức độ
bị đe dọa của các loài chim đƣợc ghi nhận trong khu vực nghiên cứu [7].

Hình 2.2. Sơ đồ mô tả hình thái chim (Craig Robson, 2011)
2.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu

×