Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

ứng dụng arcgis để đánh giá thực trạng xói lở bờ biển, suy thoái rừng phòng hộ và xu thế diễn biến đường bờ khu vực ven biển đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 77 trang )





I HNG
I HM
KHOA SINH  NG



N




NG DNG ARCGIS  C
TRNG XÓI L B BIN, SUY THOÁI
RNG PHÒNG H VÀ XU TH DIN BIN
NG B KHU VC VEN BING





KHÓA LUN TT NGHIP









ng - 





ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
I HM
KHOA SINH  NG



N




NG DNG ARCGIS  C
TRNG XÓI L B BIN, SUY THOÁI
RNG PHÒNG H VÀ XU TH DIN BIN
NG B KHU VC VEN BING



Ngành: Qung
Niên khóa: 2011- 2015

KHÓA LUN TT NGHIP




Người hướng dẫn khoa học: PGS 



ng - 




L
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nào.
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Tác gi


n


LI C
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Ứng dụng ArcGIS để đánh giá thực
trạng xói lở bờ biển, suy thoái rừng phòng hộ và xu thế diễn biến đường bờ
khu vực ven biển Đà Nẵng”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng; Phòng
tư vấn kỹ thuật và môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng; Sở
Thông tin và truyền thông Đà Nẵng; Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi

Chúa Đà Nẵng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Văn Minh – thầy
giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ, tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa
luận này.
Đà Nẵng, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Tác gi


n


MC LC
L
LI C
CÁC KÍ HIU VÀ CH VIT TT
DANH MC CÁC BNG
DANH MC CÁC HÌNH
M U 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU 2
3. BỐ CỤC KHÓA LUẬN 2
. TNG QUAN CÁC V NGHIÊN CU 4
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG 4
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ
THỰC TRẠNG XÓI LỞ BỜ BIỂN, SUY THOÁI RỪNG PHÒNG HỘ,
XU THẾ DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ KHU VỰC VEN BIỂN TRÊN THẾ
GIỚI & VIỆT NAM 7
1.2.1. Trên thế giới 7

1.2.2. Ở Việt Nam 10
1.3. THÔNG TIN VỀ XÓI LỞ BỜ BIỂN, SUY THOÁI RỪNG PHÒNG
HỘ VEN BIỂN Ở ĐÀ NẴNG 11
1.3.1. Thực trạng xói lở bờ biển ở Đà Nẵng 11
1.3.2. Suy thoái rừng phòng hộ ven biển 12
. NG, N
CU 15
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 15
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.3.1. Phương pháp tiếp cận 16
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 20
2.2.4. Phương pháp GIS 22
. KT QU NGHIÊN CU VÀ BIN LUN 25
3.1. THỰC TRẠNG DỮ LIỆU VỀ XÓI LỞ BỜ BIỂN, ĐƯỜNG BỜ VEN
BIỂN VÀ RỪNG PHÒNG HỘ KHU VỰC VEN BIỂN ĐÀ NẴNG 25
3.1.1. Dữ liệu xói lở bờ biển và đường bờ khu vực ven biển Đà Nẵng25
3.1.2. Dữ liệu rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng 25
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ 30
3.3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 34
3.3.1. Bản đồ về xói lở bờ biển 34
3.3.2. Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng 40
3.3.3. Bản đồ đường bờ khu vực ven biển Đà Nẵng 48
3.4. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM VEN BỜ VÀ
RỪNG PHÒNG HỘ 49

3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU XÓI LỞ BỜ BIỂN,
PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN ĐÀ NẴNG54
KT LUN- KIN NGH 59
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIU THAM KHO 61
PH LC 644



CÁC KÍ HIU VÀ CH VIT TT
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
GIS Geographical Information System
GIZ Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit
HSTK Hồ sơ thiết kế
NN & PTNT Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
TN & MT Tài nguyên và môi trường
UBND TP Ủy Ban Nhân dân thành phố





DANH MC CÁC BNG
S hiu bng
Tên bng
Trang
3.1
Phân bố, quy mô rừng phi lao ven biển Đà Nẵng giai
đoạn 2004 – 2014

27
3.2
Tổng hợp tình hình phân bố, quy mô diện tích rừng
phòng hộ ven biển theo từng khu vực nghiên cứu đến
tháng 10/2014
29
3.3
Tọa độ các điểm điểm xói lở bờ biển
31
3.4
Tọa độ các lô rừng phòng hộ ven biển
32
3.5
Bảng thể hiện số điểm xói lở, chiều dài bờ biển và
mật độ phân bố xói lở ở các quận ven biển của thành
phố Đà Nẵng
35
3.6
Tổng hợp các nhóm giải pháp phục hồi, phát triển
bền vững rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng
55






DANH MC CÁC HÌNH
S hiu
hình

Tên hình
Trang
1.1
Những thành phần của GIS
6
2.1
Bản đồ khu vực nghiên cứu
15
2.2
Bản đồ thông tin địa lý thành phố Đà Nẵng hiển thị bằng
Mapinfo
20
2.3
Bản đồ thông tin địa lý thành phố Đà Nẵng sau khi chuyển
từ Mapinfo sang ArcGIS
21
2.4
Hướng dẫn cách chuyển WGS84 quan VN2000
22
3.1
Bản đồ thực trạng xói lở bờ biển Đà Nẵng
34
3.2
Bản đồ thực trạng xói lở bờ biển Q. Liên Chiểu
36
3.3
Bản đồ thực trạng xói lở bờ biển Q. Thanh Khê
37
3.4
Bản đồ thực trạng xói lở bờ biển Q. Sơn Trà

38
3.5
Bản đồ thực trạng xói lở bờ biển Q. Ngũ Hành Sơn
39
3.6
Bản đồ thể hiện thông tin chi tiết từng điểm xói lở
40
3.7
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013
41
3.8
Bản đồ rừng phòng hộ ven Đà Nẵng năm 2014
41
3.9
Bản đồ truy vấn thông tin lô rừng phòng hộ ven biển năm
2013
42
3.10
Bản đồ truy vấn thông tin lô rừng phòng hộ ven biển năm
2014
42
3.11
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu
43
3.12
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
44



3.13
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu
45
3.14
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại quận Thanh Khê
46
3.15
Bản đồ phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà
47
3.16
Bản đồ phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Mân Thái, quận Sơn Trà
47
3.17
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn
48
3.18
Bản đồ đường bờ khu vực ven biển Đà Nẵng năm 2014
49
3.19
Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven
biển Đà Nẵng vị trí quận Liên Chiểu
50
3.20
Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven

biển Đà Nẵng vị trí quận Thanh Khê
51
3.21
Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven
biển Đà Nẵng vị trí quận Sơn Trà
52
3.22
Bản đồ tổng hợp xói lở, rừng phòng hộ và đường bờ ven
biển Đà Nẵng vị trí quận Ngũ Hành Sơn
52




11


1

M U
1. TÍNH CP THIT C TÀI
Đà Nẵng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học,
công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mê
Kông. Với vị trí nằm ở trung độ của cả nước, cùng với điều kiện tự nhiên
thuận lợi, Đà Nẵng đã trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ,
du lịch năng động nhất miền Trung. Đặc biệt, Đà Nẵng có chiều dài bờ biển
hơn 30km, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam thành
phố như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Mỹ Khê, Mỹ An, Non
Nước… trong đó có những bãi tắm đã được du khánh thập phương biết đến
như những địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tắm biển lý tưởng nhất trong khu

vực. Hơn mười năm qua, thực hiện Nghị Quyết 33/NQ-TW của Bộ Chính Trị
về xây dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kì CNH, HĐH đất nước, bộ mặt
thành phố đã có nhiều thay đổi, phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhất
là chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch và chỉnh trang đô thị hướng
ra phía Đông của thành phố. Hiện nay, dọc theo chiều dài bãi biển là các khu
dân cư, làng chài, khu nghỉ mát, vui chơi giải trí - nơi diễn ra các hoạt động
ngư nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng… hàng năm đã góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển của thành phố Đà Nẵng.
So với các vùng biển khác, biển Đà Nẵng không có những hòn đảo,
thiếu những hàng cây để chắn sóng nên mỗi khi đến mùa bão, lụt, nhiều trận
cuồng phong và sóng dữ từ ngoài khơi xa xô đập vào bờ với cường độ mạnh,
tàn phá nặng nề các công trình giao thông, nhà cửa trên bờ và xói lở nghiêm
trọng đường bờ biển như hậu quả nặng nề để lại do ảnh hưởng của các cơn
bão số 6 năm 2006, bão số 9 năm 2009, bão Nari năm 2013. Do đó, xác định
được tiềm năng, thế mạnh và nguy cơ tiềm ẩn là mối quan tâm hàng đầu của
thành phố Đà Nẵng nhằm quản lý tốt hơn đới ven biển và hướng tới phát triển

2

bền vững kinh tế - xã hội - môi trường. Để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn
cấp bách này, đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS để đánh giá thực trạng xói lở
bờ biển, suy thoái rừng phòng hộ, xu thế diễn biến đường bờ khu vực ven biển
Đà Nẵng” được lựa chọn nhằm đưa ra những cơ sở khoa học chính xác nhất
cho những biến động về mặt không gian của đường bờ biển Đà Nẵng, qua đó
đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ, tình trạng xói lở. Hiện nay, GIS là phương
pháp hiện đại, là công cụ mạnh có khả năng giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ
mô trong thời gian ngắn nên được lựa chọn cho nghiên cứu này.
2. MC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được hiện trạng xói lở, suy thoái rừng phòng hộ và xu thế diễn

biến đường bờ khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng, nhằm tìm ra giải pháp
quản lý và bảo vệ môi trường khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thực trạng xói lở bờ biển, suy thoái rừng phòng hộ ven
biển Đà Nẵng;
- Xây dựng được bản đồ thực trạng xói lở bờ biển, bản đồ suy thoái rừng
phòng hộ, bản đồ đường bờ ven biển Đà Nẵng;
- Đánh giá được sự tương quan giữa đặc điểm ven bờ và rừng phòng hộ
bằng phương pháp chồng ghép bản đồ;
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu xói lở, bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ ven biển thành phố Đà Nẵng.
3. B CC KHÓA LUN
Khóa luận này ngoài phần mở đầu và kết luận - kiến nghị thì gồm có 3
chương. Trong đó:

3

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và biện luận.


4


TNG QUAN CÁC V NGHIÊN CU
1.1. H THA LÝ (GIS) VÀ NHNG NG DNG
1.1.1. Khái nim v GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một ngành khoa học khá mới, có
nhiều cách tiếp cận khác nhau, do đó cũng có những định nghĩa khác nhau về

GIS.
Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ
thống thông tin, ở đó có cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng
phân bố không gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong
khoảng không như đường, điểm, vùng [24].
Theo Burrough (1986) định nghĩa, GIS là một công cụ mạnh dùng để
lưu trữ và truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới
thực cho những mục tiêu khác nhau [22].
Theo Nguyễn Kim Lợi (2009), hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa
như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác
phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ
trợ việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin
không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin
cho các mục đích con người đặt ra [8].
1.1.2. Lch s phát trin
Theo trích dẫn của các tác giả khác nhau (ESRI, 1990 [25];
Hemakumara, 1993 [26]) GIS đã được hình thành cách đây gần năm mươi
năm tức là vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX và hệ thống thông tin
địa lý hiện đại đầu tiên ở cấp độ quốc gia đã ra đời ở Canada thì ở Mỹ hàng

5

loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các hệ thống
GIS của mình như trường đại học Havard, Clark… Kết quả là các chương
trình GIS khác nhau đã ra đời [33].
Thập kỷ 80 tiếp tục chứng kiến sự phát triển mạnh của công nghệ máy
tính, công nghệ viễn thám và công nghệ GIS. Có thể nói vào cuối năm 1980
GIS đã chứng tỏ được tính hữu ích và xu hướng phát triển tích cực. Những
năm 90 là thời kỳ bùng nổ về GIS về cả phần cứng lẫn phần mềm. Song song
với các hoạt động lý thuyết và công nghệ, các hoạt động tiếp thị, giáo dục và

đào tạo, ứng dụng GIS đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu kể cả nhà
nước lẫn tư nhân. GIS có sự phát triển sớm và mạnh ở các nước Bắc Mỹ và
Tây Âu, còn ở các nước đang phát triển nó được đưa vào và phát triền chậm
hơn vì cả những lý do khách quan lẫn chủ quan.
Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, GIS bắt đầu thâm nhập
vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, đến giữa thập niên
90 GIS mới có cơ hội phát triển ở Việt Nam. GIS ngày càng được nhiều
người biết đến như một công cụ hỗ trợ quản lý trong các lĩnh vực như: quản
lý tài nguyên thiên nhiên; giám sát môi trường; quản lý đất đai… Hiện nay,
nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang tiếp cận công nghệ GIS
để giải quyết các bài toán cơ quan mình.
1.1.3. Thành phn ca GIS
Về thành phần của GIS thì tùy vào qui mô ứng dụng của GIS mà ta có số
thành phần tương ứng là 3, 4, 5 hoặc 6. Nhưng thường thì GIS có 5 thành
phần cơ bản sau: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu địa lý, cơ sở tri thức
chuyên gia (con người), phương pháp.

6


1.1. Những thành phần của GIS
(Nguồn: )
1.1.4. Mô hình d liu ca GIS
Một dữ liệu trong GIS được lưu, hiển thị dưới 2 dạng: mô hình dữ liệu
không gian và mô hình dữ liệu thuộc tính.
Mô hình dữ liệu không gian lưu giữ đối tượng về mặt không gian vị trí,
kích thước, hình dạng. Chia làm 2 loại vector và raster.
Mô hình dữ liệu thuộc tính mô tả về đặc tính, đặc điểm các hiện tượng
xảy ra trên vị trí không gian xác định. GIS có thể liên kết và xử lý đồng thời
cả dữ liệu không gian và thuộc tính.

1.1.5. Cha GIS
GIS có 4 chức năng cơ bản:
- Thu thập dữ liệu: Dữ liệu sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác
nhau và GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung
để so sánh và phân tích.

7

- Quản lý dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập và tích hợp, GIS cung
cấp các chức năng như nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
- Phân tích không gian: Là chức năng quan trọng nhất của GIS, nó cung
cấp các chức năng như nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
- Hiển thị kết quả: GIS có nhiều cách hiển thị thông tin khác nhau.
Phương pháp truyền thống bằng bảng và đồ thị được bổ sung với bản đồ và
ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý của
GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CU NG D    
THC TRNG XÓI L B BIN, SUY THOÁI RNG PHÒNG H,
XU TH DIN BING B KHU VC VEN BIN TRÊN TH
GII & VIT NAM
1.2.1. Trên th gii
GIS đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào đầu những năm 60 của thế
kỷ XX tại Canada với tên gọi CGIS (Canadian Geographic Infomational
System). Song song với Canada hàng loạt các trường đại học Mỹ cũng tiến
hành nghiên cứu và xây dựng các hệ thống GIS của mình. Tuy nhiên rất
nhiều trong số đó đã không tồn tại được lâu.
Sự ra đời và phát triển các GIS trong những năm 60 của thể kỷ XX đã
được quốc tế chấp nhận và đánh giá cao. Vì vậy, năm 1968 Hội Địa Lý Quốc tế
đã quyết định thành lập uỷ ban thu nhận và xử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích
phổ biến kiến thức trong lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.

Trong những năm 70, đứng trước sự gia tăng về nhu cầu quản lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chính phủ các nước, đặc biệt là ở
Bắc Mỹ, bên cạnh thiết lập hàng loạt cơ quan chuyên trách về môi trường đã

8

bầy tỏ sự quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển
GIS.
Và ở các nước tiên tiến đi đầu trong lĩnh vực công nghệ như: Mỹ, Nga,
Ấn Độ, Canada, Nhật Bản, và mới đây có thêm Trung Quốc việc ứng dụng
công nghệ GIS đã trở thành công nghệ hoàn chỉnh, được sử dụng rộng rãi
không chỉ để theo dõi, kiểm kê, dự báo, quản lý các tài nguyên trên đất liền
mà còn hướng dần ra biển và đại dương. Khuynh hướng sử dụng tư liệu đa
thời gian để theo dõi biến động bề mặt địa lý tự nhiên trên mặt đất đã được
hình thành. Trên thế giới, đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu
về lĩnh vực này và đã rất thành công. Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mòn
và chất lượng đất cho các nước thuộc phía nam của cộng đồng Châu Âu
(1991). Nó được dựa trên 5 tập hợp dữ liệu: đất, khí hậu, độ dốc, thực vật và
thuỷ lợi. Tất cả dữ liệu này được đồng nhất về lưới chiếu, được kiểm tra về độ
chính xác và độ tương thích. Kết quả nghiên cứu đã thu được trong thời gian
ngắn nhất và chi phí thấp nhất.

Ví dụ như:
- Năm 1993, Thematic Mapper ứng dụng GIS để đánh giá biến động của
các trầm tích bãi triều tại Vương Quốc Anh [33].
- Năm 1993, Michalik đánh giá biến động đường bờ biển trong vùng
vịnh Caribbean [32].
- Thông qua công cụ GIS, các quốc gia có thể quản lý được vùng biển
rộng lớn như thành công của Levitzke (1990) tại Úc [31], Bajjouk (1996) ở
Pháp [21], Borstad và Akenhead (1993) và Zacharias (1992) tại Canada [22].

- Năm 1999 De Jaeger đã nghiên cứu lập bản đồ địa mạo bằng ảnh vệ tinh
TK-300 của Nga và GIS cho thung lũng Wadi Mujib (Jonrdan) [23]. Kết quả
đã thành lập được bản đồ địa mạo và thành lập được bản đồ rủi ro môi trường.

9

Khả năng sử dụng GIS không chỉ áp dụng nghiên cứu bề mặt địa lý nói
chung hay sự sạt lở đường bờ nói riêng mà nó còn được áp dụng trong nhiều
lĩnh vực như quản lý tài nguyên và môi trường. Ngày nay, trong lĩnh vực lâm
nghiệp, công việc quản lý tài nguyên rừng đang là một thách thức lớn. Với
GIS, các nhà quản lý có thể thực hiện nhiệm vụ này dễ dàng hơn. Do vậy,
hiện nay trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
GIS trong quản lý, bảo vệ rừng. Những
ví dụ dưới đây sẽ minh hoạ cho nhận
định này:
- Phá rừng: Bức tranh toàn cảnh về môi trường thế giới đã có sự thay
đổi lớn. Một nguyên nhân quan trọng đó là tình trạng phá rừng đang ngày càng
phát triển. Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) đã sử dụng GIS để đánh giá ảnh
hưởng của phá rừng với các quốc gia và người dân trên toàn Thế giới.
- Thu hẹp diện tích rừng trên toàn cầu: WRI để kiểm soát diện tích rừng
trên toàn cầu. Ngoài ra GIS còn hỗ trợ phân tích so sánh diện tích rừng hiện
nay với diện tích rừng trong quá khứ, cho thấy xu hướng thu hẹp ngày càng
nhanh của các diện tích này và tốc độ thu hẹp ở các vùng khác nhau, từ đó
dự báo tốc độ mất rừng của những nơi mà biên giới rừng vẫn còn tồn tại. Với
phần mềm GIS, các dự báo có thể được phân tích dưới dạng bản đồ hoặc biểu
đồ [20].
- Dự báo ảnh hưởng ô nhiễm không khí đối với sự phát triển của thực vật:
Với GIS, các nhà khoa học có thể phủ dữ liệu cho các vùng (các dữ liệu về sự
tăng trưởng, phân bố loài thực vật ) theo thời gian, tạo nên các bản đồ đánh
giá sự biến đổi sinh trưởng của từng loài cây. Những phân tích này rất hữu ích

trong dự báo ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm không khí không chỉ đối với thực
vật, mà còn đối với động vật và cả con người [31].
Với những ứng dụng rộng rãi, GIS đã trở thành công nghệ quan trọng.
Nó tham gia vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống con người và ngày

10

càng được quảng bá rộng rãi. Hơn nữa với xu thế phát triển hiện nay, GIS
không chỉ dừng lại ở một quốc gia đơn lẻ mà ngày càng mang tính toàn cầu
hóa.
1.2.2.  Vit Nam
Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều công trình khoa học ứng dụng hệ
thống thông tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị, nghiên cứu sự biến
động bề mặt địa lý, giám sát tài nguyên và môi trường.
Các ứng dụng GIS trong lĩnh vực nghiên cứu sạt lở và biến động đường
bờ sông mặc dù còn chưa nhiều nhưng cũng đã được đề cập đến như:
- Năm 2011, Nguyễn Quang Thanh: Xác định biến động đường bờ vùng
Tiền Hải - Thái Bình [15].
- Năm 2012, Trịnh Gia Bình: Ứng dụng GIS vào công tác quản lý vùng
bờ tỉnh Nam Định [1].
- Năm 2012, Vũ Thị Thu Thủy: Nghiên cứu sự sạt lở bờ sông Tiền, sông
Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long [18].
Các công trình nghiên cứu biến động tập trung vào việc nghiên cứu biến
động lớp phủ thực vật như biến động tài nguyên rừng, biến động sử dụng đất,
biến động đường bờ biển, biến động rừng ngập mặn, nghiên cứu biến động về
hiện trạng sử dụng đất [24]. Nghiên cứu biến động được sử dụng trong các
đề tài có thể ở dưới dạng quan tâm đến các thông tin thu nhận được ở các thời
điểm khác nhau, từ đó chiết xuất các thông tin về lớp ở các thời điểm khác
nhau, chồng chập các lớp thông tin này để tìm ra biến động. Tuy nhiên, việc
áp dụng chúng vào những hoàn cảnh cụ thể cũng rất cần được nghiên cứu để

tìm ra những cách tiếp cận hợp lý, hiệu quả và đánh giá khả năng của chúng
một cách đúng đắn. Gần đây các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những
đề tài nghiên cứu biến động:

11

- Năm 2007, Mai Xuân Phúc: Đánh giá ảnh hưởng của chất độc hóa học
đối với tài nguyên rừng trong chiến tranh Việt Nam [9].
- Năm 2009, Đại học Khoa học Tự nhiên tham gia dự án Theo dõi diễn
biến rừng vùng lưu vực sông Mê Công do GTZ tài trợ [11].
1.3. THÔNG TIN V XÓI L B BIN, SUY THOÁI RNG PHÒNG
H VEN BIN  NG
1.3.1. Thc trng xói l b bin  ng
Tại Hội thảo tham vấn báo cáo quốc gia về “Đánh giá xói lở bờ biển Việt
Nam” diễn ra vào 17/7/2014, các chuyên gia về môi trường nhận định, Việt
Nam là một trong số các ít quốc gia chịu tác động mạnh nhất của hiện tượng
nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, gây xói lở bờ biển nghiêm
trọng ở các tỉnh ven biển. Thậm chí, nhiều tỉnh còn đứng trước nguy cơ bị
nước biển xâm thực nặng [19].
Các chuyên gia dự hội thảo cho rằng cùng với sự gia tăng của bão về tần
suất lẫn cường độ, diễn biến bất thường về đường đi của các cơn bão và mực
nước biển dâng, gây xói lở bờ biển, thì chính các hoạt động của con người
như: Chặt phá rừng ngập mặn, khai thác vật liệu (cát, san hô) ven bờ, xây
dựng các đập điều tiết nước ở thượng nguồn các con sông cũng là nguyên
nhân góp phần gây xói lở bờ biển trong những năm qua. Là đơn vị tư vấn báo
cáo quốc gia về xói lở bờ biển Việt Nam, ông Lê Văn Công, Phó Giám đốc
Trung tâm Hải văn (Tổng cục Biển và Hải Đảo, Bộ Tài nguyên và Môi
trường) cho biết, hơn 30 năm trở lại đây, tình trạng xói lở bờ biển ở Việt Nam
đã diễn ra ngày càng phức tạp trên toàn dải ven biển. Theo đó, “mức độ xói lở
đối với từng khu vực và từng địa phương cũng không ngừng tăng lên, phụ

thuộc vào cấu trúc đường bờ, các quá trình động lực và hoạt động của con
người”. Đứng ở góc độ quốc tế, ông Reynaldo Molina, Ban thư ký COBSEA
cho biết, xói lở bờ biển không chỉ đơn giản là do thiên tai, mà còn phụ thuộc

12

rất nhiều vào hành vi của con người đối với khu vực ven biển. “Có thể nói,
Việt Nam đang thiếu một chiến lược để phòng chống xói lở bờ biển và cần
thiết phải xây dựng một hệ thống chính sách quản lý xói lở bờ biển”.
Ngày 8-12-2014, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc
Tuấn cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND TP, các sở, ngành liên quan
đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ -
Môi trường của Quốc hội do ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm
Trưởng đoàn. Báo cáo về tình hình và kết quả triển khai thực hiện quản lý tài
nguyên, môi trường biển và hải đảo tại địa bàn Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu,
Giám đốc sở TN&MT cho biết: Hiện nay, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành
nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường và có những đề án, dự án quy hoạch khai thác sử dụng biển. Tuy
nhiên, hiện nay tình trạng xói lở bờ biển, xâm thực biển ở Đà Nẵng đang diễn
ra khá nghiêm trọng, làm sạt lở các đường giao thông ở nhiều quận như: Liên
Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà với chiều dài khoảng 30km. Đặc biệt, ở Q. Liên
Chiểu, biển ngày càng ăn sâu vào đất liền, đã bị sạt lở khoảng 400m đường bờ
biển, vệt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 100m, làm mất khu rừng phi lao ven
biển, làm hơn 750 ha đất sản xuất và gần 100 hộ dân dọc biển Nam Ô luôn
phải sống trong nỗi ám ảnh bởi sự xâm thực của sóng biển. Hiện nay trong
công tác quản lý, tổng hợp thống nhất biển và hải đảo ở cấp địa phương là
thiếu các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn kỹ thuật, các định mức kinh tế kỹ
thuật từ Trung ương, chưa tạo được hành lang pháp lý và công cụ kỹ thuật hỗ
trợ công tác quản lý, tổng hợp thống nhất tài nguyên biển và hải đảo cho địa
phương [14].

1.3.2. Suy thoái rng phòng h ven bin
Rừng phòng hộ chống cát bay, chắn gió hại ven biển Việt Nam ngoài
thảm thực vật tự nhiên, các đai rừng phòng hộ trên cát ven biển được trồng

13

chủ yếu bằng loài cây Phi lao (Casuarina equisetifolia), loài này được nhập
vào Việt Nam sớm nhất. Năm 1896, Phi lao đã được trồng ở ven biển Nghệ
An và cho thấy loài này sinh trưởng rất tốt trên cát ven biển, từ năm 1915 Phi
lao được trồng thành các đai rừng phòng hộ ven biển Miền Trung (Lâm Công
Định, 1977).
Sau 1975, vùng cát ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng được trồng Phi lao
từ phong trào trồng cây gây rừng của Nhà nước giao cho các Hợp Tác xã, Tổ
chức Thanh Niên, phụ nữ, học sinh, sinh viên với mục tiêu chính là an ninh
– quốc phòng, phòng chống bão. Năm 1994 một đề tài hợp tác quốc tế với
ACIAR về khảo nghiệm xuất xứ cho 36 loại phi lao được tập hợp từ 14 nước
trên thế giới đã được thực hiện ở nước ta. Quảng Nam – Đà Nẵng là một
trong 4 địa điểm bố trí thí nghiệm, các xã vùng cát của huyện Điện Bàn,
Thăng Bình, Núi Thành .
Sau 1986, tại Quảng Nam – Đà Nẵng có các chương trình trồng rừng
PAM, PAM 4304, CT 135, CT 327 nên hầu hết vùng cát của các xã ven
biển được phủ xanh bởi rừng phi lao, keo, bạch đàn. Những dải rừng phi lao
phát triển trên cát chạy song song với bờ biển đã phát huy tính phòng hộ về
mặt An ninh – Quốc phòng, giảm nhẹ thiên tai, tạo nguồn nhiên liệu chất đốt
cho cư dân vùng biển, nông thôn, thành thị, làm nên cảnh quan văn hóa đẹp
ven biển.
Theo nhận định chung của nhân dân vùng gần biển, trước năm 1997
vùng cát ven biển Quảng Nam – Đà Nẵng, nay là Đà Nẵng được phủ kín bằng
các dải rừng Phi lao (mật độ 5000 –10.000 cây/ha, cây cao trên 10m, đường
kính ngang ngực trên 20cm), phân bố theo đám, cụm, rải rác trong khu dân

cư, bãi cát, cồn cát, ven bờ ruộng, đường nội bộ liên thôn, xóm và dải rừng
phi lao phòng hộ trên cát ven biển các phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam,
phường Hòa Khánh Bắc, phường Thanh Khê Đông, phường Xuân Hà,

14

phường Thọ Quang, phường Mân Thái, phường Phước Mỹ, phường Mỹ An,
phường Hòa Hải, phường Hòa Quý.
Giai đoạn 1997 – 2006, do quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng
ở Đà Nẵng phát triển mạnh về phía biển, đặc biệt việc mở mới 3 tuyến đường
Nguyễn Tất Thành, Hoàng Sa, Trường Sa chạy song song với bờ biển, các
khu resort, sân golf, khu tái định cư ven biển đã chia cắt, phá hủy hầu hết các
dải rừng phi lao, các loài thực vật thân gỗ thích nghi vùng cát, thảm cây bụi
ven biển đã hình thành và phát triển trên vùng cát này từ rất lâu. Các dải rừng
phi lao hiện còn 15 – 20 ha, tập trung ở phường Hòa Hải và phường Hòa Quý
nhưng cũng đã giao cho các Tập đoàn, Công ty khai thác Du Lịch ven biển
quản lý, sử dụng, cho thuê,
Từ năm 2007 – 2013, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện việc trồng mới
khoảng 20 ha rừng phòng hộ ven biển bằng loài cây phi lao từ các nguồn vốn
DA 661, Tổ chức phi Chính Phủ ACCCRN (gọi tắt DA CTC), Da để bảo vệ
bờ kè ven biển,
Hiện nay, diện tích thành rừng chỉ đạt 40 – 50% so với diện tích thiết kế
ban đầu, nguyên nhân mất rừng được xác định là do sạt lở, xói mòn bờ biển,
khi ảnh hưởng gió bão, gió mùa đông bắc mang theo hơi muối gây nhiễm
mặn ở bộ phận (rễ, thân, lá), hạn hán, cháy rừng [12].

×