Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài viêt: Kỷ niệm sâu sắc về Đội TNTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.66 KB, 3 trang )

MÔ HÌNH THÂN THIỆN
*****************
Tôi nhớ rất rõ năm lên 8 tuổi là năm học lớp 4, được các thầy cô dìu dắt, chỉ bảo đặc
biệt là cô giáo – chị Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh ân cần, nâng niu từng li
từng tí khoác lên vai tôi chiếc khăn quàng đỏ thắm tươi. Sung sướng biết nhường nào,
thế là tôi đã trở thành người Đội viên nhưng lúc đó cảm thấy bản thân chưa đủ tự tin
lắm và thấy nặng nề hơn bao giờ hết. Đến ngày 36/3/1989, Liên đội Liên đội trường
PTCS (nay là trường THCS Thổ Bình) tổ chức cuộc thi “Em yêu trang phục dân tộc
minh”, đã thu hút nhiều học sinh tham gia, tôi rất tự hào và tự nhủ rằng mình sẽ nhận
giải, sau cuộc thi ai nấy đều cảm thấy phấn khởi cũng từ đó trong tôi như âm ỉ một điều
mình sẽ trở thành người giáo viên và làm Tổng phụ trách Đội để phát huy hơn nữa trang
phục của mỗi dân tộc mà người học sinh nên biết và giữ gìn. Đến nay, tôi đã thực hiện
được phần nào ước nguyện mảy may đó.
Hàng năm, mỗi khi dịp lễ tết đến là thời điểm để các anh (chị) Tổng phụ trách Đội
thực hiện chương trình công tác Đội trong năm học như mít tinh, văn nghệ, TDTT,…vv
nhưng cứ như thế thì đâu có thu hút được các em, đặc biệt ở nông thôn lại không có đủ
điều kiện như ở các thành thị, hơn nữa đa số các em lại sống trong gia đình là dân tộc,
thẩm chí khi ở nhà các em còn thường xuyên phải mặc quần áo do cha mẹ tự thêu thùa,
may vá điển hình là dân tộc H’mông, Dao, Pàn thẻn, … bởi một lẽ là do hoàn cảnh gia
đình. Song với kinh nghiệm chưa nhiều trong công tác, tôi quyết định xây dựng kế
hoạch công tác Đội hàng năm phải đưa nội dung: Phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
vào trong nhà trường để thực hiện.
Những lần đầu khi triển khai kế hoạch thì gặp không ít khó khăn như công tác tuyên
truyền chưa xâu, chư rộng khắp ở trong Liên đội, sự ủng hộ của các anh chị phụ trách
chưa nhiều hơn nữa các em còn e dè, ngượng ngùng, xấu hổ hay thiếu kinh phí tổ chức,
… nói chung bản thân tôi khi gặp những lúc như thế là rất lúng túng nhưng sau nghĩ lại
phải bắt đầu bằng mọi cách để đồng nghiệp giúp mình lại thu hút được học sinh tham
gia, vì đó là tâm huyết của mình trong bấy lâu nay. Bản thân thường xuyên tham mưu
với các cấp lãnh đạo, xin ý kiến để thực hiện bằng được.
Làm Tổng phụ trách Đội trường học được hơn 06 năm qua và cũng bằng đấy thời
gian thực hiện phòng trào. Tôi thường xuyên duy trì và phát huy sức mạnh “tự có” vào


Liên đội để thu hút học sinh tham gia, không những thế mà còn nhận được sự quan tâm
của toàn xã hội đặc biệt được là các gia đình có con em đang theo học và tham gia trình
diễn trang phục của dân tộc mình. Khi tham gia, các em luôn luôn chuẩn bị cho mình bộ
trang phục đẹp nhất, mới nhất có khi bộ quần áo đó là của những thiếu nữ chuẩn bị cho
cuộc hôn nhân sau này, cũng có khi là bộ áo mà các mẹ, các chị kì công may vá, thêu
thùa để các em vận đi chơi tết cùng các bạn đón xuân, các em rất tự hào và hãnh diện,
mỗi lần các em mặc và biểu diễn trên sân khấu trông như những bông hoa rừng rực rỡ
hương sắc mà lòng tôi cảm thấy mới tuyệt vời làm sao. Với bộ trang phục của dân tộc
Dao gam màu chủ đạo là màu đỏ (Dao đỏ), trang chí hoa văn, đường nét rất hài hòa đã
tôn thêm vẻ đẹp của người thiếu nữ dân tộc, như vẫy gọi họ hãy xây dựng quê hương
ngày một văn minh và giàu đẹp. Trong khi dàn dựng chương trình, tôi thường chú trọng
đến sự quan tâm của các bậc phụ huynh và thu hút các em đến trường vì thế không chỉ
dân tộc dao mà những dân tộc như H’mông, Tày cũng rất đáng tự hào thay, khi được
hỏi đến các em từng bừng, phấn khởi nói: “Em là dân tộc Tày nên em rất thích mặc áo
của dân tộc mình, đặc biệt là được biểu diễn trên sân khấu…”, có em lại e thẹn mà rằng:
“Lúc ở nhà, em tự tập mặc rất nhiều lần mới biết mặc”, một số em vì còn nhỏ chưa biết
cách mặc thì mẹ hoặc chị đến trường mặc hộ và nép cạnh sân khấu để chỉ bảo, dõi theo,
… Một số em nay đã trưởng thành như em Đặng Thị Nguyệt – học sinh năm học 2006 –
2007, Nguyệt giờ đây là học sinh trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang trong
một lần em trở lại thăm trường đã nói với các thầy cô giáo: “Cảm ơn các thầy cô, đặc
biệt là chương trình công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh đã cho em có cơ hội biểu diễn
trang phục lúc còn học ở đây, nên em đã đạt giải nhất trong cuộc thi trang phục dân tộc
vừa rồi trường em tổ chức”. Cũng từ đó đã thúc đẩy sự nghiệp công tác làm TPT Đội
của tôi ngày một đạt hiệu quả hơn. Tôi nghĩ đó là định hướng tốt nên duy trì và phát huy
để các em thể hiện và tự hào về dân tộc mình.
Những năm qua, Liên đội mà tôi phụ trách hầu như không học sinh nào không
chuyên cần, chăm chỉ học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức mà còn hăng hái tham gia
các hoạt động đưa phong trào công tác Đội ngày một đi lên giúp nhà trường thực hiện
công tác phổ cập THCS đạt hiệu quả cao. Ngoài ra trong những năm gần đây phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được thực hiện khá hiệu

quả, đưa chương trình biểu diễn trang phục dân tộc vào hoạt động thường xuyên còn
giúp học sinh được tiếp xúc với các thầy cô giáo, tạo môi trường thân thiện giữa thầy và
trò, là động lực giúp các em mạnh dạn hơn, nói năng tháo vát hơn và có cách ứng xử
đúng mực của người học sinh.
Nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy cô, các em đã có suy nghĩ đúng
đắn “học” là rất cần thiết, em Ma Thị Thùy Dung (lớp 8B) có ý kiến với bạn bè từ sau
lần biểu diễn “Mình rất là run khi đứng trên sân khấu nhưng song rồi lại muốn biểu diễn
thêm, vì từ đó mình không thấy xấu hổ nữa”, chi đội trưởng 8B cho biết: “Thùy Dung
rất tiến bộ, chỉ vài lần lên sân khấu thôi thì nay đã đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện
rồi”.
Với sự hưởng ứng nhiệt tình của các em học sinh, các thầy cô giáo đặc biệt là các
bậc phu huynh như vậy để duy trì và phát huy được phong trào chúng ta nên thường
xuyên tuyên truyền vận động có thể hướng cho các em mặc trang phục của mình đến
lớp hằng ngày. Một mặt là giải quyết khó khăn về kinh tế gia đình vì không đủ tiền mua
quần áo hơn nữa vào mùa đông điều đó thì rất tốt cho sức khỏe đối với các em. Một mặt
duy trì và phát huy được bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

×