Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

QUẢN LÝ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ ĐỀ TÀI CHÙA KHMER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 21 trang )

QUẢN LÝ DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
ĐỀ TÀI
CHÙA KHMER
1
Nội dung
Nội dung 2
I. Giới thiệu sơ lược về chùa khmer: 3
1) Định nghĩa 3
2) Những đặc trưng văn hóa của chùa Khmer 4
3) Những chức năng của chùa Khmer 15
II. Quá trình trùng tu 20
III. Kết luận 20

2
I. Giới thiệu sơ lược về chùa khmer:
Chùa Khmer là sự tổng hòa các sắc thái riêng của văn hóa Khmer gồm:
Phong tục, tập quán, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật
dân gian, kiến trúc và điêu khắc, hội họa
Đã từ lâu ngôi chùa Khmer là thế đối trọng với những ồn ào của cuộc sống,
ngôi chùa Khmer thông qua các vị sư sãi đã góp phần làm lành mạnh các
quan hệ xã hội, mỗi khi nó bị xâm phạm, bị tổn thương, ngôi chùa là nơi làm
trong sạch bầu không khí cộng đồng, là nơi tĩnh tâm, làm dịu đi những căng
thẳng trong tâm hồn.
Đạo Phật tiểu thừa mang tính xã hội hóa, nó bám rễ sâu vào đời sống của
con người, với tư tưởng nhập thế, theo lẽ sống an bằng, vị tha, vô tư, hỷ xả;
các vị sư Khmer với triết lý sống làm phước, họ quan tâm đến đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân trong phum sóc, có mặt trong những lúc
người dân khó khăn nhất và không đòi hỏi một điều kiện gì.
Nhà chùa có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý, đóng vai trò
của một thiết chế giáo dục, do vậy càng làm tăng thêm sự kính trọng của


nhân dân với các nhà sư và ngôi chùa Khmer.
1) Định nghĩa
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng. Chùa được
xây dựng phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc,
Nhật Bản, Việt Nam và thường là nơi thờ Phật. Tại nhiều nơi, chùa có nhiều
điểm giống với chùa tháp của Ấn Độ, vốn là nơi cất giữ Xá-lị và chôn cất
các vị đại sư, thường có nhiều tháp bao xung quanh. Chùa là nơi tiêu biểu
cho Chân như, được nhân cách hóa bằng hình tượng một đức Phật được thờ
ngay giữa chùa. Nhiều chùa được thiết kế như một Man-đa-la, gồm một trục
ở giữa với các vị Phật ở bốn phương. Cũng có nhiều chùa có nhiều tầng, đại
diện cho Ba thế giới (tam giới), các cấp bậc tiêu biểu cho Thập địa của Bồ
Tát. Có nhiều chùa được xây tám mặt đại diện cho Pháp luân hoặc Bát chính
đạo. Chùa còn là nơi tập trung của các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh
hoạt, tu hành, và thuyết giảng đạo Phật. Tại nơi này, mọi người kể cả tín đồ
hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay
thực hành các nghi lễ tôn giáo.
3
Người Khmer đến việt nam khi nào ? Họ đã làm gì ?
• Người Khmer chỉ thực thụ định cư ở Nam Bộ từ đầu thế kỷ XVI, tức
sau khi vương quốc Chân Lạp bị người Xiêm đánh bại, phải dời đô
đến Phnom Penh ngày nay vào năm 1434, và chuyển trọng tâm đất
nước từ Tây Bắc xuống Đông Nam Biển Hồ. Theo truyền thống, nơi
họ chọn để định cư là các vùng đất cao ở Nam Bộ, tạo thành các khu
vực cư trú tập trung ở Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang và rải rác ở các
nơi khác. Bộ máy hành chánh được thiết lập đến cấp srok (xứ), và
được nối dài với bộ máy tự quản ở cấp khum (xã), phum (buôn) và
một mạng lưới chùa chiền dày đặc.
• Khi người Khmer định cư tại đây họ mang theo những nét văn hóa
mới từ sinh hoạt hàng ngày tới vấn đề tâm linh.
2) Những đặc trưng văn hóa của chùa Khmer

• Chùa người Khmer có một giá trị cao về giá trị mỹ thuật Phật Giáo.
• Một ngôi chùa Khmer là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo
hình, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa.
• Chùa Khmer thường được kiến lập trên một khu đất khá rộng rãi trong
mỗi địa phương. Có nhiều khu vực chục rộng đến hàng chục mẫu tây.
Với cảnh quan đó, chung quanh một ngôi chùa thường trồng nhiều
loại cây to như thốt nốt, dầu, sao, những cây đặc sản miền Nam.
• Mỗi ngôi chùa Khmer thường bao gồm nhiều khu vực kiến trúc như:
khu chánh điện, sala, nhà tăng, nhà tu thiền định, nhà thiêu hương và
những tháp thờ.
• Trước chùa thường là cổng (tam quan) trang trí hoa văn theo kiểu kiến
trúc đền tháp Kampuchia. Vì là nơi cúng bái, hành lễ và cầu đảo, cho
nên chánh điện giữa vị trí trung tâm của ngôi chùa.
• Những nền chùa Khmer thường được xây cất hơn mặt đất thường là
một mét; phần để gia tăng vẻ tôn nghiêm; phần để tránh mùa lũ lụt.
a) Đặc trưng về điêu khắc – kiến trúc
Mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc có nhiều giá trị thẩm mỹ. Nơi
đây tập hợp nhiều nhất các yếu tố tạo hình trong nghệ thuật kiến trúc
Khmer, đặc biệt là hoa văn - một trong những yếu tố quyết định vẻ lộng
lẫy và bản sắc của ngôi chùa.
4
Người Khmer lấy việc trang trí trên hoa văn làm thước đo giá trị của
chùa.
Hoa văn trang trí rất đa dạng, nhiều bố cục phức tạp, gợi nên những hình
tượng có sẵn trong thiên nhiên, trong cảnh quan mà người Khmer đã sinh
hoạt. Trong các hoa văn bằng gỗ còn lại trong các ngôi chùa cổ, chúng ta
còn được chiêm ngưỡng kỹ thuật sơn son thếp vàng. Chứng tỏ một điều
rằng, người Khmer không chỉ sáng tạo cái đẹp nhờ vào chất liệu sẵn có,
mà họ còn có kỹ thuật sơn và dát vàng trên gỗ.
Về sau, nhờ sự cải tiến kỹ thuật, các nguyên vật liệu mới xâm nhập làm

cho nghệ thuật chế tác trên gỗ giảm dần. Người thợ chuyển đổi dần vật
liệu. Việc sáng tạo giờ đây trở thành sản xuất hàng loạt theo những chủ
đề mới. Sự chuyển đổi này, nhược điểm thì nhiều nhưng ưu điểm cũng
không phải là không có. Tuy giảm thiểu đi cái hồn, cái đẹp của tác phẩm
nhưng đa số vẫn giữ nguyên được các đường nét vốn có. Các chất kết
dính công nghiệp được phối hợp với nhau như: Vôi, bột giấy, đất sét
được trộn lẫn với nhau tạo thành một hỗn hợp kết dính gọi là hồ Bata. Từ
chất này người thợ đổ vào khuôn xi măng tạo ra những tác phẩm hàng
loạt. Thời gian sau này, người thợ chuyển sang dùng luôn hỗn hợp xi
măng và cát để thay thế chất Bata vì chất này cũng không chịu nổi với sự
bào mòn của thời gian và thời tiết.
5
6
• Về kiến trúc, ngôi chùa Khmer được xem như một bảo tàng hoàn hảo
cả về giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần, cả về lịch sử lẫn nghệ thuật

• Từ cổng chùa (Khă-Lôông-Thă-Via) đến kiến trúc Chánh điện (Pré-
Vihear) từ kiến trúc Sala đến kiến trúc nhà Tăng (Kodh), mỗi công
trình đều là một chỉnh thể mỹ thuật hoàn hảo nó chứa đựng triết lý sâu
xa với trái tim đầy nhiệt huyết và bàn tay điêu luyện của nghệ nhân
người Khmer.
• Những bức tượng Phật trang nghiêm với tòa sen đồ sộ tỏa sáng sự
thông thái và lòng nhân hậu từ bi, với những hình tượng chim thần
(Krud-garuda) ưỡn ngực đỡ lấy mái chùa thật khỏe khoắn và dũng
mãnh với hình tượng rắn thần NaGa được gắn lên mái chùa, cong vút,
vẽ lên nền trời xanh một đường cong kỳ ảo, như mời gọi đức Phật hãy
dừng lại để ban phước cho dân lành
• Có lẽ, một ấn tượng làm ta ngỡ ngàng và lưu luyến không nguôi đó là
những dải hoa như bất tận, họa tiết tinh xảo và quyến rũ lòng người.
• Hoa văn dây leo Pha-nhi-vo, Pha-nhi-pha-lơng, hoa văn có dạng như

ngọn lửa đang uốn lượn, hoa Đok-chăn-hiên loài hoa thật thanh khiết
giản dị, với 4 cánh thể hiện cho 4 phương trời quanh núi vũ trụ Mêru,
rồi hoa văn Tuông-Hok, hoa sen, tượng đầu rồng, Kenno tất cả
được thể hiện hết sức sinh động, với màu sắc nguyên thể, tương phản,
cực kỳ rực rỡ, đã phản ánh cảm xúc và tâm hồn thuần hậu, chân chất
của người Khmer, nó là bản sắc, là cốt cách tạo nên nền văn hóa dân
7
tộc độc đáo và bền vững, trải với thời gian nền văn hóa ấy chỉ càng
đẹp thêm mà không mất đi.
• Chánh điện chùa thường có ba bậc: mỗi bậc được bao quanh bằng một
vòng rào xây bằng gạch. Những hàng rào đều theo đúng các hướng
đông, tây, nam, bắc; mỗi hướng đều có cửa ra vào, trang trí mỹ thuật.

Ngôi chùa Khm Chùa là một quần thể kiến trúc mang đậm nét văn hóa của
người Khmer với các họa tiết độc đáo được thể hiện trên mái vòm, các hàng
cột, vách
Chùa gồm chính điện, sala, nhà ở của các sư sãi, tháp để cốt, am Chính
điện nằm ở vị trí trung tâm của khuôn viên chùa có bậc tam cấp từ mặt đất
dẫn lên nền cao 1.5m.
Bên ngoài chính điện có hành lang bao quanh. Bên trong là hai hàng cột cao
to nâng đỡ mái chùa nhiều tầng chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian
cao vút, rồi hình thành một đỉnh nhọn tượng trưng cho ngọn núi Tudi của
nhà Phật. Giữa chính điện đặt một bàn thờ với một tượng Phật Thích Ca to
lớn ngồi ở trung tâm, hai bên có trang trí thêm tượng rắn Naga bảo vệ Đức
Phật toạ thiền. Bên dưới bàn thờ là các tượng Phật trong nhiều tư thế khác
nhau thể hiện cho các hóa thân tiền kiếp của Đức Phật. Bàn thờ Phật được
trang trí với nhiều hoa văn, điêu khắc tỉ mĩ. Trên vách, trần và hàng cột trang
trí bằng nhiều màu sắc sặc sỡ hoặc bằng các bích họa.
Trong gian Sala có bàn thờ Phật và ghế ngồi, là nơi các tín đồ bàn bạc,
chuẩn bị trước khi lên chính điện hành lễ. Trên vách và trần Sala cũng được

trang trí các họa tiết, các bích họa. Chùa có khu vực hỏa thiêu với một nhà
thiêu kiến trúc đơn giản, nằm xa trung tâm chùa. Tháp để cốt được xây cất
trong khuôn viên chùa, quanh chính điện.
Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung
tâm văn hóa giáo dục dành cho người Khmer sống quanh vùng.
Cấu trúc bộ vì kèo của chính điện được chia làm nhiều phần: đơn hoặc kép
tùy theo mái. Riêng bộ mái có kiến trúc khá phức tạp và độc đáo. Khung
thường làm bằng gỗ quý và lợp ngói. Có khi toàn bộ mái được đổ bêtông
thành mặt phẳng nghiêng và gắn thêm ngói nam cho giống vảy rắn thần
Naga. Bộ mái chia làm ba cấp, mỗi cấp lại chia làm ba nếp. Nếp giữa lớn
nhất. Hai mái trước và sau hợp thành một góc 60 độ. Các mái vừa so le vừa
có độ dốc khác nhau nên tránh sự đơn điệu, tạo ra nét đẹp và vui mắt. Để tạo
nét duyên dáng, ấn tượng, các nghệ nhân đã đắp chạm hình rồng và hoa lá
cách điệu ở góc đao.
8
Còn ở các đầu kìm, các góc bờ nóc bao giờ cũng được chạm trổ hoặc đắp
những "đuôi rồng" nhọn dần, trơn, lượn vút lên khá cao. Bờ dải các mái là
thân rồng nằm thoai thoải như đang trườn mình từ nóc xuống bờ hiên, với
những vây tỉa rõ từng cái, đều đặn uốn cong lên như những ngọn lửa cuồn
cuộn cháy. Đầu rồng (tức rắn thần Naga) được gắn ở góc đao mỗi mái trong
tư thế nhìn lên. Đây cũng là hình ảnh chiếc thuyền đang bơi.
b) Tính biểu trưng
9
Mái chùa Khmer là phần kiến trúc và trang trí nổi tiếng trong toàn bộ, cấu
trúc khá phức tạp và độc đáo. Khung mái thường dùng toàn loại gỗ quý, lợp
ngói. Có một số chùa lớn toàn thể bộ mái được đúc liền bằng xi măng và
gạch nhiều màu
Qua một số mẫu trang trí tiêu biểu ở các chùa Khmer Nam bộ, chúng ta thấy
hoa văn trang trí có những bố cục điển hình như: bố cục thành dãy, bố cục
hình tam giác là phổ biến nhất. Người Khmer quan niệm hình tam giác là

hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ. Nghĩa biểu trưng của tam
giác tương ứng với nghĩa biểu trưng của con số 3. Trong đạo Hindu thần linh
tối thượng cũng hiện hình thành ba: Brahma - Vishnu - Siva. Phật giáo cũng
có câu: “hoàn kết trong tam bảo Treraphona (Phật - Pháp - Tăng), thời gian
phân ba TriKala: Quá khứ - Hiện tại - Vị lai.
10
Hoa văn chạm gỗ còn lại ở đầu hồi ở chùa Khmer
Hình tam giác còn gắn liền với ngọn lửa thiên của đạo Hindu, mà đức Phật
thay bằng ngọn lửa thiêng bên trong. Các diềm mái, góc giữa hai mái, đầu
cột, chân cột, cánh cửa đều được khai thác sinh động bằng những hình ảnh
trang trí lấy cảm hứng từ cuộc đời đức Phật và hoa lá, mây, nước trong đời
sống cộng đồng của người Khmer với ý tưởng vươn tới đỉnh cao tuyệt đối
của cái đẹp, của chân lý mà lối bố cục hình tam giác chi phối tất cả. Bố cục
tam giác này đã tạo nên sắc thái riêng cho những ngôi chùa Khmer một vẻ
đẹp thuần khiết và ít thấy ở những công trình tôn giáo ở các tộc khác của
nước ta.
11
Kiểu trang trí đầu hồi bằng xi măng đúc khuôn sau này
Ngoài ra, bố cục từng dãy đường diềm có mặt khắp nơi trong mỗi ngôi chùa.
Từ những cây cột, hàng rào, khung cửa, nóc mái, vách tường đều phô bày
các họa tiết trang trí
Góc nóc chùa trang trí các tượng tiên nữ Keyno có tư thế ngồi hình khối
tam giác
12
Tượng rắn thần Naga trang trí trên nền hình tam giác
Tượng chim thần Krud dưới nóc mái có hình tam giác ngược
13
Một nóc cổng bằng xi măng.
Hoa văn hình tam giác bên dưới diềm mái
c) Tính dung hợp - Tính cộng đồng

• Những kỹ thuật chạm khắc gỗ tại chùa Khmer được thể hiện qua
những khung hình rất sắc sảo. Trong bố cục, phần chánh điện thường
được xây một nơi riêng biệt, cách xa hẳn các dãy sala và nhà tăng, nhà
hậu.
14
• Những kiến trúc chùa chiền Khmer, thì sala là ngôi nhà xây đầu tiên
khi dựng chùa; sala cũng được là kiểu "nhà hội" của Phật tử, giảng
đường của những sư sải. Sala cũng là nơi tiếp khác trong những ngày
đại lễ Phật Giáo;
• Có nhiều trường hợp sala được ngăn chia thêm những gian phòng nhỏ
cho chư tăng hay nơi ngụ tạm cho khách thập phương
3) Những chức năng của chùa Khmer
• Chùa đối với người Khmer mang một tình cảm sâu sắc. Người Khmer
có câu nói: “Sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt”. Chùa
không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh
hoạt văn hóa của người Khmer.”
• Ngôi chùa là nơi làm trong sạch bầu không khí cộng đồng, là nơi tĩnh
tâm, làm dịu đi những căng thẳng trong tâm hồn. Người Khmer bảo
vệ ngôi chùa như bảo vệ cuộc sống của chính mình, họ chấp nhận sự
túng thiếu trong phum sóc, nhưng no đủ, đẹp đẽ cho chùa. Ngôi chùa
trở thành một nơi ẩn chứa sức mạnh tinh thần, nền tảng đạo đức, luân

• Với người Khmer từ lúc sinh ra, trưởng thành cho đến lúc qua đời,
mọi sự buồn vui đều diễn ra ở ngôi chùa
• Các vị sư Khmer với triết lý sống làm PHƯỚC, họ quan tâm đến đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong phum sóc, có mặt trong
những lúc người dân khó khăn nhất và không đòi hỏi một điều kiện gì.
a) Văn hóa
Chùa Khmer là sự tổng hòa các sắc thái riêng của văn hóa Khmer gồm:
Phong tục, tập quán, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật

dân gian, kiến trúc và điêu khắc, hội họa
15
b) Tôn giáo
• Chùa trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng; người
Khmer thường có câu "kon lóengana, niêm Khmer, kon lóeng nưng,
niêm watt" (nơi nào có người Khmer, nơi ấy có chùa)
• Đạo Phật tiểu thừa mang tính xã hội hóa, nó bám rễ sâu vào đời sống
của con người, với tư tưởng nhập thế, theo lẽ sống an bằng, vị tha, vô
tư, hỷ xả;
16

Tượng Phật trên tường rào quanh chánh điện
c) Giáo dục
• Nhà chùa có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý, đóng
vai trò của một thiết chế giáo dục
17
B) Chùa Chăntarăngsây ( chùa khmer):
Được biết, vào thập niêm 40 của thế kỷ 20, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh,
sinh hoạt tôn giáo và nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer tại
đô thành Sài Gòn, năm 1946 HT. Lâm Em và chư Tôn đức trưởng lão Phật
giáo Nam tông Khmer Nam bộ tiến hành xây dựng chùa Chăntarăngsây
( chùa khmer) bằng vật liệu bán kiên cố. Từ năm 1950 đến 1953, chùa
Chăntarăngsây xây dựng kiên cố chánh điện, các công trình phụ trợ khác
như Sala, trường Giáo lý, Tăng xá …
18
Năm 1979, HT. Lâm Em viên tịch, HT Uôl Srey làm trụ trì và duy tu sửa
chữa một số hạn mục của chùa. Năm 1995, HT. Uôl Srey viên tịch, Sư cả
Ekasuvanna – Danh Lung làm trụ trì và tiếp tục công việc duy tu của HT.
Uôl Srey thực hiện chưa xong
Theo dòng thời gian, tuy chùa Chăntarăngsây luôn được duy tu, sửa chữa

nhưng không tránh khỏi sự xuống cấp nghiêm trọng, cần được đại trùng tu.
Năm 2008, UBND Tp. Hồ Chí Minh cho phép chùa Chăntarăngsây đại trùng
tu chánh điện, xây mới công tam quan và những công trình khác của chùa để
góp phần vào mỹ quan chung của Thành phố, giữ gìn và phát huy những nét
văn hóa, lễ hội của đồng bào Khmer đang sinh sống, học tập, làm việc tại
Tp. Hồ Chí Minh.
Sau gần 2 năm thi công, chánh điện, cổng tam quan chùa Chăntarăngsây đã
hoàn tất và đưa vào sử dụng với tổng kinh phí gần 800 triệu đồng
19
Chánh điện Chùa Candaransì (Chantarăngsây) –
164/235, Trần Quốc Thảo, F.7, Q.3, Tp. HCM
II. Quá trình trùng tu
• Phương pháp trùng tu: là phương pháp bảo quản.
• Mục đích chính của của phương pháp bảo quản là nhằm bảo vệ di tích
kiến trúc ở dạng mà nó còn giữ được đến ngày nay với những bổ xung
sau này và một số bộ phận ban đầu bị mất đi.
• Vì muốn giữ đặt trưng văn hóa nên viêc trùng tu chỉ đơn giản là thay
thế hoặc bỏ đi những gì đã hư hỏng nặng.
Ưu và nhược điểm
• Phương pháp bảo quản không vi phạm đến tính chất nguyên gốc và
không đe dọa xóa bỏ bất cứ một yếu tố hoặc giá trị nào khi chua làm
sáng tỏa. Giũ lại tối da chất liệu gốc của di tích.
• Việc xóa bỏ hay thay thế những yếu tố như thế bằng một loại chất liệu
mới có thể dẩn tới một sự mất mát không thể bù đắp được – đó là
những bằng chứng quan trọng duy nhất mà dựa vào đó chúng ta có thể
xây dựng lại hình dáng ban đầu của Công trình xây dựng cổ.
III. Kết luận
Qua bước đầu tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc một số công trình tiêu biểu trong
quần thể kiến trúc Khmer, tuy chưa đầy đủ, lời lý giải chưa logic và sắc nét
đúng theo tầm cỡ của nó, nhưng cũng đủ để cho ta rút ra mấy điều kết luận

sau đây : Nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer rất phong phú đa dạng, rất đặc
sắc về hình lẫn hồn, mỗi hình khối, mỗi họa tiết trang trí đều toát lên triết lý
Phật giáo, Bà La Môn giáo cùng kết hợp hài hòa với dân gian, rõ nhất là nó
liên kết mật thiết giữa đạo với đời nhưng không hề đối lập, mỹ thuật trang trí
không chỉ làm cho đẹp để chiêm ngưỡng, hình khối không chỉ tạo ra không
gian, công năng sử dụng mà nó còn là một minh chứng lịch sử minh chứng
sự tiến hóa của đồng bào Khmer, là một nền giáo dục hoàn thiện, trường tồn
hữu hiệu không hề tuột hậu trong tâm hồn dân tộc, là một kho tàng văn hóa
đặc sắc vượt qua không gian và thời gian, chỉ cần chúng ta ra sức bảo tồn,
20
phát huy và đưa nó đi vào phục vụ thiết thực trong cuộc sống, sẽ góp phần
làm nên hình ảnh rực rỡ, sống động trong đời sống xã hội Việt Nam.
Ngôi chùa Khmer là một bảo tàng giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện về
phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và bề dày lịch sử văn hóa của dân
tộc Khmer, ngôi chùa còn là sự kết tinh các giá trị đạo đức, thẩm mỹ và nghệ
thuật. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Khmer phải đi từ ngôi chùa, nhưng như thế không có nghĩa là chỉ giữ ngôi
chùa thôi mà cần phải giữ gìn môi trường văn hóa, giữ gìn tình yêu quê
hương, yêu dân tộc, phải giữ lại các giá trị truyền thống quí giá của dân tộc
thông qua các lễ hội và phong tục tập quán .
21

×