Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc - đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.17 MB, 168 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI



NGUYỄN QUỐC TUÂN










BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC





















Hà Nội, 2014


























BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI



NGUYỄN QUỐC TUÂN









BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN KIẾN TRÚC - ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP
TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG






CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC
MÃ SỐ : 62.58.01.02





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

1. GS.TS.KTS. NGUYỄN BÁ ĐANG
2. TS.KTS. NGUYỄN TRÍ THÀNH









Hà Nội, 2014



LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài
liệu nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Các đề xuất mới của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, năm 2014
Tác giả luận án



Nguyễn Quốc Tuân





















LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tới
Khoa đào tạo Sau đại học, tới Ban giám hiệu nhà trường và các thầy giáo, cô giáo. Đặc
biệt cảm ơn thầy giáo GS.TS.KTS. Nguyễn Bá Đang, thầy giáo TS.KTS. Nguyễn Trí
Thành đã tận tâm hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận án tiến sĩ.

Tôi cũ
ng xin gửi lời cảm ơn tới Trường đại học Phương Đông, các cơ quan
chuyên môn, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và bạn bè, những người thân trong gia
đình đã hết sức giúp đỡ, động viên và chia sẻ để tôi có thể hoàn thành luận án.

Hà Nội, năm 2014
Tác giả luận án



Nguyễn Quốc Tuân








i

Trang

MỤC LỤC

Danh mục bảng biểu
vi
Danh mục hình ảnh
vii
Giải thích thuật ngữ sử dụng trong luận án
x
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
xv

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
01
2. Mục đích nghiên cứu
02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
02
4. Phương pháp nghiên cứu
03
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
03
6. Đóng góp mới của luận án
04
7. Cấu trúc của luận án
04

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ THỜI THUỘC ĐỊA VÀ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc
đô thị thời thuộc địa trên thế giới và tại Việt Nam
05
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
05
1.1.2. Các trào lưu và xu hướng bảo tồn di sản đô thị
08
1.1.3. Tình hình bảo tồn di sản kiến trúc đ
ô thị trên thế giới
10
1.1.4. Tình hình bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc tại Việt Nam
và Hải Phòng
17
1.1.5. Phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị với phát triển kinh tế - xã hội
20

1.2. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển các khu phố Pháp
tại Việt Nam và thành phố Hải Phòng
22
1.2.1. Bối cảnh ra đời các khu phố Pháp tại Việt Nam 22
ii

Trang
1.2.2. Lịch sử hình thành Hải Phòng
24
1.2.3. Quá trình hình thành và phát triển khu phố Pháp Hải Phòng
25
1.2.4. Quá trình phát triển đô thị của Hải Phòng

27

1.3. Hiện trạng đô thị khu phố Pháp Hải Phòng 30
1.3.1. Cấu trúc tổng thể đô thị khu phố Pháp 30
1.3.2. Cấu trúc các thành phần đô thị
30
1.3.3. Quảng trường, các tuyến và các cảnh quan đô thị đặc thù
32
1.3.4. Hiện tr
ạng về chức năng và hoạt động đô thị
36
1.3.5. Hiện trạng bảo tồn đô thị
37

1.4. Hiện trạng kiến trúc khu phố Pháp Hải Phòng 37
1.4.1. Phân loại các loại hình công trình kiến trúc
37
1.4.2. Hiện trạng các phong cách kiến trúc
41
1.4.3. Hiện trạng chức năng hoạt động của các công trình kiến trúc
41
1.4.4. Hiện trạng về kỹ thuật xây dựng, vậ
t liệu xây dựng, chi tiết trang trí
42
1.4.5. Hiện trạng bảo tồn kiến trúc 43

1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 44
1.5.1. Những nghiên cứu trong nước có liên quan 44
1.5.2. Những nghiên cứu ngoài nước có liên quan
47

1.5.3. Những vấn đề liên quan chưa được giải quyết
48

1.6. Những vấn đề luận án quan tâm giải quyết 48
1.6.1. Khái quát về giá trị của khu phố Pháp Hải Phòng qua khảo sát và nh
ận
dạng
48
1.6.2. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong luận án
49

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI
SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
2.1. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu 50
2.1.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
50
2.1.2. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án
50

iii

Trang
2.2. Các cơ sở pháp lý về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trên thế giới và
tại Việt Nam
52
2.2.1. Các hiến chương quốc tế về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị
52
2.2.2. Luật Di sản văn hóa và các quy định có liên quan của Việt Nam
55
2.2.3. Chương trình phát triển đô thị Quốc gia đến năm 2020

56
2.2.4. Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020 57

2.3. Cơ sở lý thuyết về bảo tồn di sản kiến trúc đô thị 57
2.3.1. Phương pháp luận bảo tồn di sản đô thị của MIT
57
2.3.2. Phương pháp luận bảo tồn di sản đô thị sử dụng trong luận án
58
2.3.3. Phương pháp đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản đô thị phù hợp với Việt
Nam
59
2.3.4. Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo t
ồn di sản đô thị khu phố Pháp Hải
Phòng
61

2.4. Cơ sở về đặc điểm, giá trị kiến trúc đô thị của khu phố Pháp Hải
Phòng
67
2.4.1. Đặc điểm đô thị
67
2.4.2. Đặc điểm kiến trúc
72
2.4.3. Giá trị đô thị và kiến trúc 74

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
kiến trúc
đô thị khu phố Pháp Hải Phòng
81
2.5.1. Các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

81
2.5.2. Quy hoạch phát triển đô thị Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050
82
2.5.3. Hình ảnh đặc trưng đô thị của thành phố Hải Phòng
84
2.5.4. Phát triển kinh tế du lịch tại Hải Phòng
85
2.5.5. Điều tra xã hội học về nhận thức giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố
Pháp Hải Phòng
87

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN
TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
3.1. Quan điểm và mục tiêu 90
3.1.1. Quan điểm
90
iv

Trang
3.1.2. Mục tiêu
91

3.2. Kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn, xác định ranh giới các khu vực
bảo tồn và xác lập quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng
91
3.2.1. Tiềm năng bảo tồn đô thị
91
3.2.2. Tiềm năng bảo tồn kiến trúc 93
3.2.3. Xác định ranh giới các khu vực bảo tồn
97

3.2.4. Xác lập quỹ di sản đô thị
102
3.2.5. Xác lậ
p quỹ di sản kiến trúc
103

3.3. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp Hải
Phòng
107
3.3.1. Định hướng giải pháp bảo tồn chung
107
3.3.2. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản đô thị
109
3.3.3. Giải pháp bảo tồn quỹ di sản kiến trúc
111
3.3.4. Giải pháp quản lý bảo tồn
111

3.4. Giải pháp phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố Pháp
trong phát tri
ển đô thị Hải Phòng
113
3.4.1. Phát huy giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị trong xây dựng quy hoạch
Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến 2050
114
3.4.2. Phát huy đặc trưng đô thị và kiến trúc khu phố Pháp trong xây dựng
khu trung tâm thành phố Hải Phòng
115
3.4.3. Phát huy đặc trưng di sản đô thị và kiến trúc khu phố Pháp trong phát
triển kinh tế du lịch

117
3.4.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đối với khu cảng Hải Phòng
119

3.5. Quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố
Pháp Hải Phòng
122
3.5.1. Định hướng quản lý bảo tồn đô thị
122
3.5.2. Định hướng quản lý bảo tồn kiến trúc
123
3.5.3. Định hướng quản lý, tổ chức các hoạt động đô thị
123
3.5.4. Bổ sung và hoàn thiện các cơ sở pháp lý về bảo tồn và phát huy giá trị
di sản khu phố Pháp Hải Phòng
124
v

Trang
3.6. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu 127
3.6.1. Bàn luận về tính khả thi của hệ thống tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo
tồn di sản đô thị thích hợp trong điều kiện Việt Nam và Hải Phòng
127
3.6.2. Bàn luận về khoanh vùng bảo vệ và xác lập quỹ di sản kiến trúc đô thị
khu phố Pháp Hải Phòng trong quá trình đô thị hóa hiện nay
129
3.6.3. Bàn luận về bảo tồn di sản kiế
n trúc đô thị khu phố Pháp Hải Phòng. 130
3.6.4. Bàn luận về khai thác và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố
Pháp Hải Phòng.

131
3.6.5. Bàn luận về phát huy giá trị hệ thống sông nước trong phát triển đô thị
Hải Phòng
132
3.6.6. Bàn luận về công tác quản lý bảo tồn di sản kiến trúc đô thị trong sự
phát triển liên tục của đô thị Hải Phòng.
134
3.6.7. Những vấn đề cần tiếp tụ
c nghiên cứu trong bảo tồn và phát huy giá trị
di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc tại Hải Phòng và Việt Nam.
135

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
138

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO















vi

Trang


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu bảng Nội dung Trang
Bảng 1.1 Các giai đoạn phát triển của KPP Hải Phòng 26
Bảng 1.2 Hiện trạng và chức năng và hoạt động đô thị
36
Bảng 1.3 Hiện trạng bảo tồn đô thị KPP Hải Phòng
37
Bảng 1.4 Phân loại CTCC theo chức năng sử dụng hiện tại
38
Bảng 1.5 Phân loại CTCC theo phong cách kiến trúc
38
Bảng 1.6 Phân loại nhà biệt thự theo phong cách kiến trúc
39
Bảng 1.7 Một số công trình tiêu biểu theo phong cách kiến trúc trong
KPP Hải Phòng
41
Bảng 1.8 Hiện trạng hoạt động các CTCC trong KPP Hải Phòng
41
Bảng 1.9 Hiện trạng bảo tồn kiến trúc KPP Hải Phòng
44
Bảng 2.1 Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn cấu trúc đô thị KPP Hải

Phòng
64
Bảng 2.2 Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn các công trình quan
trọng trong KPP Hải Phòng
65
Bảng 2.3 Phân tích cấu trúc tổng thể đô thị KPP Hải Phòng qua các giai
đoạn phát triển
68
Bảng 2.4 Giá trị đô thị KPP Hải Phòng
77
Bảng 2.5 Giá trị hoạt động đô thị KPP Hải Phòng
79
Bảng 2.6 Giá trị kiến trúc KPP Hải Phòng
80
Bảng 2.7 Thống kê di tích kiến trúc thời Pháp thuộc trong KPP Hải
Phòng
86
Bảng 2.8 Tổng hợp một số kết quả điều tra xã hội học cơ bản
88
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn các cấu trúc
thành phần của KPP Hải Phòng
92
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn các không gian
cảnh quan và khu vực đô thị đặc thù
92
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn các công trình chính theo
tình trạng hoạt động và kỹ thuật
93
vii


Trang
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá tiềm năng bảo tồn các công trình chính theo
phong cách kiến trúc
94
Bảng 3.5 Tổng hợp tiềm năng bảo tồn CTCC trong KPP Hải Phòng
96
Bảng 3.6 Tổng hợp tiềm năng bảo tồn công trình nhà ở trong KPP
97
Bảng 3.7 Tiềm năng bảo tồn các công trình kiến trúc thuộc các hoa viên
và cảnh quan đô thị lịch sử
97
Bảng 3.8 Thống kê quỹ công trình công cộng
103
Bảng 3.9 Thống kê quỹ biệt thự
105
Bảng 3.10 Các nhóm giải pháp bảo tồn và đối tượng tác động
107
Bảng 3.11 Danh mục các công trình quan trọng đề xuất xếp hạng
126



DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu hình Nội dung Trang
Hình 1.1 Nikolai Quarter và quá trình hồi sinh đô thị sau chiến tranh thế giới II
13
Hình 1.2
13
Hình 1.3 Chính phủ Canada phối hợp với chính quyền bang và thành phố để

chỉnh trang các khu đô thị hiện hữu, hay hồi sinh các khu vực trung
tâm thành phố cũ - nơi tập trung nhiều di sản kiến trúc.
14
Hình 1.4 Sự đa dạng về phong cách kiến trúc phản ảnh một nền văn hóa đa
dạng của George town, Penang, Malaysia
15
Hình 1.5
15
Hình 1.6 Kinh tế phát triển do sự gia tăng khách du lịch văn hóa, di sản, cuối
cùng sẽ mang đến lợi nhuận cho các doanh nghiệp và thêm công ăn
việc làm
16
Hình 1.7
16
Hình 1.8 Chính quyền Penang và các nhà chuyên môn đã xác lập quỹ di sản,
tiến hành truyền thông di sản có hiệu quả không chỉ với khách du lịch
mà còn cả với người dân địa phương.
16
Hình 1.9 Bản đồ Hà Nội năm 1911
22
Hình 1.10 Bản đồ Sài Gòn năm 1903 23
Hình 1.11 Bản đồ Hải Phòng năm 1874, trước khi người Pháp can thiệp sâu và
làm thay đổi vùng An Biên - Gia Viễn
25
Hình 1.12 Hải Phòng năm 1920
25
viii

Trang
Hình 1.13

25
Hình 1.14 Hải Phòng năm 1880 28
Hình 1.15 Quy hoạch Hải Phòng của người Pháp
28
Hình 1.16 Hải Phòng năm 1920
28
Hình 1.17 Hải Phòng năm 1942
28
Hình 1.18 Định hướng quy hoạch Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050
29
Hình 1.19 Bản đồ phân vùng cấu trúc thành phần đô thị KPP Hải Phòng
32
Hình 1.20 Phố Paul Bert (Điện Biên Phủ)
33
Hình 1.21
33
Hình 1.22 Đại lộ Amiral Courbet (Hoàng Văn Thụ ngày nay)
34
Hình 1.23 Cầu Paul Doumer và nhà hát TP (cầu đã bị tháo dỡ sau khi lấp kênh
Bon-nan)
34
Hình 1.24 Kênh Bon-nan trước nhà hát TP thành phố (nay đã lấp làm vườn hoa
và quảng trường)
36
Hình 1.25 Nhà máy Ximăng Hải Phòng cận kề sông nước để thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng
36
Hình 1.26 Ga Hải Phòng (mặt phía đường tàu)
39
Hình 1.27 Ga Hải Phòng (mặt nhìn ra phố)

39
Hình 2.1 Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
50
Hình 2.1 Phương pháp luận đánh giá tiềm năng bảo tồn sử dụng trong luận án
58
Hình 2.3 Xây dựng phương pháp đánh giá tiềm năng di sản KPP Hải Phòng
61
Hình 2.4 Mục tiêu xác định tiềm năng bảo tồn DSKTĐT
62
Hình 2.5 Xác định tiềm năng bảo tồn DSKTĐT KPP Hải Phòng
62
Hình 2.6 Đánh giá tiềm năng bảo tồn DSKTĐT theo tiêu chí tích hợp giá trị
DSĐT và DSKT
63
Hình 2.7 Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn đô thị phù hợp với
KPP Hải Phòng
63
Hình 2.8 Bản đồ phân lập vùng đánh giá tiềm năng bảo tồn trong KPP Hải
Phòng
66
Hình 2.9 Bản đồ phân ô đánh giá tiềm năng bảo tồn trong KPP Hải Phòng
67
Hình 2.10 Quy hoạch “năm cánh hoa“ với vị trí trung tâm là KPP
83
Hình 3.1 Bản đồ phân loại các ô phố theo tiềm năng bảo tồn
91
Hình 3.2 Bản đồ phân loại ô phố theo mật độ công trình di sản thời Pháp thuộc
99
Hình 3.3 Bản đồ phân loại ô phố theo tiềm năng hoạt động đô thị
99

Hình 3.4 Bản đồ phân loại ô phố theo chất lượng công trình kiến trúc thời Pháp
thuộc
99
ix

Trang
Hình 3.5 Bản đồ chồng lớp để xác định tiềm năng bảo tồn các ô phố
99
Hình 3.6 Bản đồ khoanh vùng bảo tồn 99
Hình 3.7 Bản đồ khoanh vùng bảo tồn cấp độ I sau điều chỉnh
100
Hình 3.8 Khoanh vùng bảo tồn khu vực Nam sông Cấm
101
Hình 3.9 Khoanh vùng bảo tồn khu trung tâm KPP
101
Hình 3.10 Khoanh vùng bảo tồn khu phố bản xứ cũ trong KPP
101
Hình 3.11 Khoanh vùng bảo tồn dải vườn hoa trung tâm
101
Hình 3.12 Bản đồ vị trí và ranh giới bảo tồn các khu vực đô thị đặc thù
101
Hình 3.13 Bản đồ mở rộng phạm vi bảo tồn KPP Hải Phòng
102
Hình 3.14 Các nhóm giải pháp bảo tồn quỹ DSKTĐT KPP Hải Phòng và đối
tượng tác động
109
Hình 3.15 Định hướng tổ chức tuyến giao thông bằng hầm chui vượt sông Cấm
110
Hình 3.16 Kiểm soát chiều cao xây dựng công trình trên các tuyến quan trọng
112

Hình 3.17 Phát huy giá trị DSKTĐT KPP Hải Phòng trong phát triển đô thị 113
Hình 3.18 Tòa nhà 63 Lý Thái Tổ, Hà Nội có thể là một gợi ý cho việc kế thừa
hình thái kiến trúc, tỷ lệ chi tiết, các ô cửa sổ, hệ mái của kiến trúc
Pháp một cách hợp lý
116
Hình 3.19 Sự hài hòa tương đối giữa kiến trúc cũ và mới trong công trình cải
tạo, xây mới một phần khách sạn Rex ở TP. Hồ Chí Minh
116
Hình 3.20 Tòa nhà khách sạn Harbour view tôn trọng phong cách kiến trúc
chung của khu vực. Khách sạn này nằm trên đường Trần Phú - ở ranh
giới KPP, đối diện công viên Rồng Biền
116
Hình 3.21 Sự hài hòa giữa kiến trúc cũ và mới trong cải tạo, xây mới một phần
khách sạn Metropole Legend Hà Nội
116
Hình 3.22 Khách du lịch sử dụng điện thoại quét mã QR để nhận được thông tin
gửi qua mạng về di sản mà họ tới thăm. Ở mỗi di sản, chính quyền
cho mã hóa và in mã QR ở cửa vào để khách có thể quét mã thuận lợi
119
Hình 3.23 Giải pháp tổ chức giao thông và phát triển tuyến cảnh quan hướng ra
sông
120
Hình 3.24 Kiểm soát chiều cao và khối tích để tạo không gian chuyển tiếp hài
hòa
121
Hình 3.25 Giải pháp khai thác không gian khu vực tái phát triển đô thị
121

x


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

Một số thuật ngữ liên quan tới bảo tồn di sản kiến trúc đô thị được tác giả sử
dụng trong luận án dựa trên cơ sở các định nghĩa, khái niệm trong các Hiến chương
Quốc tế về bảo tồn di sản, trong Luật Di sản Văn hóa đã được nhiều chuyên gia trong
và ngoài nước sử dụng.

Di tích kiến trúc
(architectural
monument)
là dấu vết của người hay sự việc thời gian trước còn để lại. Di tích
kiến trúc là những công trình kiến trúc được lưu giữ lại từ thời
trước đây. Theo một cách định nghĩa khác, di tích kiến trúc là toàn
bộ hoạt động xây dựng của con người còn lại đến ngày nay ở dạng
các công trình kiến trúc đơn lẻ, các quần thể kiến trúc hoặc các đô
thị.
Di sản
(heritage)
là những tài sản (vật chất hoặc tinh thần) được truyền lại qua các
thế hệ. Ban đầu, đó là các tài sản vật chất (như tiền bạc, nhà cửa, đồ
vật, ) được thừa kế, sau này được mở rộng thành các giá trị (gồm
cả giá trị vật chất và tinh thần).
Nghị định về Di sản thế giới đã được thông qua ở phiên họp chính
của hội ngh
ị UNESCO năm 1972, trong đó “Di sản“ đã được phân
thành hai loại: Di sản văn hóa và Di sản thiên nhiên.
Di sản văn hoá
(cultural heritage)
Luật Di sản Văn hoá - 2001 định nghĩa: “Di sản văn hoá bao gồm
di sản văn hoá phi vật thể và Di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm

tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”.
Theo Công ước di sản thế giới (ngày 16 tháng 11 năm 1972), tiêu
chuẩn Di sản văn hóa của Công ước như sau:
(I) - Là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người.
(II) - Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân
loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn
hoá của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công
nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.
xi

(III) - Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là
một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền
văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.
(IV) - Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc
một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai
đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.
(V) - Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một
sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho
một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn
thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược
được.
(VI) - Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền
thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm
văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ
duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng
đồng thời với các tiêu chuẩn khác).
Di sản văn hoá

phi vật thể
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được
lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình
thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viế, tác phẩm
v
ăn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng
dân gian, lối sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Di sản văn hoá
vật thể
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: là s
ản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử -
văn hóa
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: là công trình xây dựng, địa điểm
và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó
có giá trị lịch sử, v
ăn hóa, khoa học.
Tu bổ
(repair)
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di
xii

tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Bảo quản

(preservation)
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động
nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà
không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng c
ảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Bảo tồn
(conservation)
là tiến trình chăm sóc một địa điểm nhằm giữ lại các giá trị đặc
trưng của di sản văn hóa tại địa điểm đó. Bảo tồn bao gồm các công
việc được tiến hành một cách thường xuyên như bảo dưỡng, bảo
quản, phục chế, tu bổ, xây dựng lại, thích
ứng hoặc là sự kết hợp
của các hành động này. Theo thời gian, phạm vi và nội dung bảo
tồn đã mở rộng ra, khởi đầu từ bảo tồn và trùng tu di tích kiến trúc,
tiến tới bảo tồn và trùng tu quần thể kiến trúc, và sau này là bảo tồn
các đô thị lịch sử / các trung tâm đô thị lịch sử. Phạm vi bảo tồn di
sản đô thị hiện nay không chỉ xem xét yếu tố v
ật thể của các công
trình, cụm công trình mà còn bao quát các các nội dung văn hóa,
hoạt động, yếu tố địa điểm của công trình, cụm công trình đó
Tôn tạo
(renovation)
là sự bổ sung các thành phần mới nhằm phát huy các giá trị của di
sản và đáp ứng những nhu cầu mới, các thành phần tôn tạo phải phù
hợp một cách hữu cơ với các thành phần cũ và cấu trúc chung của
di tích.
Phục hồi
(reconstruction)

Luật Di sản văn hóa định nghĩa: Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ
liệu khoa học về di di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
đó.
Thích ứng hóa /
cải tạo
(adaptation)
là việc gắn cho di sản kiến trúc ch
ức năng mới, đáp ứng nhu cầu về
sử dụng đương đại. Công việc này cần cân nhắc và thận trọng để
không làm biến đổi và sai lệch những giá trị vốn có của di sản.
Hồi sinh công
trình
gồm các việc từ trùng tu, chuyển đổi đến cải tạo công trình, nhằm
mang đến cho công trình chức năng sử dụng mới. Tuỳ thuộc vào
xiii

(buidling
renewal)
giá trị nghệ thuật, lịch sử của di tích mà có ảnh hưởng đến việc
chọn lựa chức năng sử dụng thích hợp và linh hoạt.
+ Hồi sinh bề mặt: là sự tân trang mặt đứng công trình và
cảnh quan môi trường lịch sử, công trình được chuyển đổi chức
năng để phù hợp với sử dụng mới.
+ Hồi sinh bản chất: là sự tân trang với m
ục đích thuần tuý là
vẻ đẹp và tính toàn vẹn của công trình kiến trúc liên quan đến giá
trị vật thể nhằm giữ cho công trình chức năng và cấu trúc ban đầu.
Thời thuộc địa

(colonial period)
Tác giả xác định là một khái niệm thời gian chỉ giai đoạn lịch sử
cận đại (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20) khi một số quốc gia thực
dân ở châu Âu xâm lược và áp đặt sự
cai trị của họ lên các quốc gia
kém phát triển hơn ở khu vực châu Á, châu Phi và một phần châu
Mỹ, biến các quốc gia này thành thuộc địa của mình. Tùy theo đối
tượng đi xâm lược mà thời kỳ này có các tên gọi khác nhau ở các
quốc gia có liên quan (bị liên quan) như: thời thuộc Pháp (Pháp
thuộc), thời thuộc Anh, thời thuộc Tây Ban Nha…
Tại Việt Nam, thời Pháp thuộc (hay còn gọi là thời thuộc địa) là
một giai đoạn củ
a lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ năm 1858 khi người
Pháp xâm nhập Việt Nam đến 1955 khi người Pháp rút khỏi Việt
Nam. Đây là thời kỳ Việt Nam
trở thành thuộc địa của Pháp.
Du lịch
(tourism)

Hiến chương ICOMOS năm 1976 định nghĩa: “du lịch là một hiện
tượng và là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tất yếu của loài người,
hoạt động du lịch và các tác động của nó sẽ ngày một gia tăng trên
phạm vi toàn cầu”.
Du lịch được xem như một thành phần kinh tế, là hệ thống cung và
cầu, nó bao gồm các hoạt độ
ng của khách du lịch và các ngành
công nghiệp, dịch vụ lữ hành. Các hoạt động của quá trình sản xuất
của ngành công nghiệp du lịch rất phức tạp và có yếu tố xã hội -
nhân văn chi phối rất lớn, nó liên kết chặt chẽ với tiếp thị và thị
trường.


xiv

Khách du lịch
(tourist)
hay còn gọi là du khách, được WTO - tổ chức Du lịch thế giới định
nghĩa: “một người mà họ trải qua hơn 24 giờ ngoài nơi cư trú của
họ sẽ được coi là du khách tại điểm đến đó”. Cách định nghĩa như
vậy nhằm phân loại du khách tùy vào động cơ, thái độ, cách tổ chức
hành trình, khả năng chi phí về tài chính và thời gian của du khách,
giúp cho những nhà quả
n lý đưa ra được các chính sách hợp lý.
Trước tình hình phát triển của các hoạt động du lịch mạnh mẽ trên
toàn cầu, tạo ra những tác động tích cực - cũng như gây ra những
ảnh hưởng tiêu cực lên các di sản văn hóa, nhiệm vụ của ICOMOS
là khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động vảo tồn các công trình và địa
điểm lịch sử, các di sản của nhân loại.






















xv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CTCC Công trình công cộng
DSKTĐT Di sản kiến trúc đô thị
DSKT Di sản kiến trúc
DSĐT Di sản đô thị
DSVH Di sản văn hóa
HĐND Hội đồng nhân dân
KPP Khu phố Pháp
TP Thành phố
UBND Uỷ ban nhân dân
VH Văn hóa
XH Xã hội














- 1 -


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

“Di sản thiên nhiên và văn hóa thuộc về mọi con người. Mỗi chúng ta có quyền và
trách nhiệm phải hiểu, chiêm ngưỡng và bảo vệ giá trị toàn cầu của nó”
(Trích lời mở đầu Công ước quốc tế về Du lịch văn hóa, ICOMOS - 1999)

Di sản đô thị là DSVH có qui mô lớn nhất trong mọi loại hình di sản mà con
người kiến tạo được trong lịch sử tiến hóa của nhân loại. DSĐT cũng khác biệt, với tính
nhị nguyên: vừa là sản phẩm của sáng tạo từ VH loài người, đồng thời lại là môi trường
bao chứa tất cả những hoạt động VH ấy, do vậy, là một di sản phức hợp, quí giá và có
sự tiếp nối di
ễn ra ngay trong lòng di sản. Chính vì vậy, bảo tồn DSĐT không thể và
không bao giờ theo con đường “bảo tàng hóa”. Các không gian lịch sử sống động,
những sản phẩm vật chất và tinh thần (có thể) sẽ là di sản trong tương lai. Từ điểm nhìn
này có thể thấy các DSĐT lịch sử ở VN được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, là
một quĩ di sản vô giá cho lựa chọn vấn đề nghiên cứu sau đại học.
Theo tiế

n trình phát triển lịch sử, Việt Nam đã tích lũy được quỹ DSKTĐT to lớn,
trong đó có những di sản được hình thành dưới thời Pháp thuộc. Mảng di sản này có giá
trị cao về kiến trúc, nghệ thuật và sử dụng, đã tham gia vào đời sống XH Việt Nam từ
hơn một thế kỷ nay và đóng vai trò lịch sử quan trọng trong sự phát triển của đất nước,
do đó đã trở thành một b
ộ phận của DSVH Việt Nam. Gắn kết được di sản với sự phát
triển đô thị sẽ nâng cao giá trị các khu vực đô thị lịch sử và mang lại nhiều lợi ích cho
nền kinh tế địa phương. Đưa di sản tham gia vào đời sống và các hoạt động của đô thị
cũng là góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản đó. Tuy nhiên trong quá
trình phát triển và hiện đại hoá đô thị
, nhiều nơi đã ưu tiên cho các mục tiêu ngắn hạn
hơn là duy trì lâu dài quỹ DSKTĐT nên nhiều di sản đã bị ảnh hưởng, bị xâm hại, thậm
chí bị phá hủy - dù mang lại lợi ích về kinh tế nhưng lại làm mất đi những giá trị tinh
thần của cộng đồng, là sự mất mát của quốc gia, và phần nào là của cả nhân loại.
Thời Pháp thuộc, Hải Phòng là TP lớn thứ ba c
ủa Việt Nam sau Hà Nội và Sài
Gòn - Chợ Lớn. Tại Hải Phòng đã hình thành một hệ thống các công trình kiến trúc đô
thị khá hoàn chỉnh và đa dạng, được xây dựng với quy mô và chất lượng cao. Ngày nay,
KPP là trung tâm lịch sử của TP, là hạt nhân định hướng phát triển của đô thị Hải
- 2 -


Phòng - một trong sáu đô thị cấp trung ương của cả nước, một trong ba cực của tam
giác phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Trong khi đã có nhiều nghiên cứu khá chi tiết về DSKTĐT thời Pháp thuộc tại Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh, thì KPP tại Hải Phòng vẫn chưa được quan tâm tương xứng
với ý nghĩa và giá trị đặc sắc của nó. Đến nay, Hải Phòng vẫn chưa xây dựng được quy
hoạch bảo tồ
n một cách bài bản và đầy đủ, chưa thống kê được quỹ DSKTĐT thời Pháp
thuộc trên địa bàn, chưa có quy chế quản lý cũng như giải pháp căn cơ để bảo tồn và

phát huy giá trị. Về mặt học thuật, chưa có luận văn, luận án hay công trình khoa học
nào nghiên cứu giải quyết các vấn đề nêu trên theo hướng tích hợp các giá trị DSKT và
DSĐT.
Trong bối cảnh đó, luận án chọn đề
tài “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến
trúc đô thị khu phố Pháp tại thành phố Hải Phòng” là có ý nghĩa cấp thiết trên cả
phương diện lý thuyết và thực tiễn. Tên luận án có thể chưa hẳn tương ứng với những
phương thức ứng xử thỏa đáng cho những DSĐT như KPP Hải Phòng (có giá trị về tổ
chức không gian, kỹ thuật, vật liệu và quan trọng nh
ất là vẫn bao chứa tất cả các hoạt
động đô thị sống động), nhưng có thể hiểu rằng: “Bảo tồn và phát huy giá trị” di sản ở
luận án - về bản chất phải tìm hiểu cụ thể hệ thống các giá trị vật thể và phi vật thể đặc
trưng cho KPP Hải Phòng, để từ đó xây dựng cơ sở học thuật và cơ sở thực tế
đề xuất
các nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển đô thị, phù hợp với từng lĩnh vực: Qui hoạch,
Kiến trúc và hoạt động kinh tế, XH, VH của TP Hải Phòng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là bảo tồn và phát huy giá trị của KPP tại Hải
Phòng với tư cách một hệ thống tích hợp giữa DSKT và DSĐT. Các nhiệm vụ nghiên
cứu được xác định g
ồm:
- Đánh giá tiềm năng bảo tồn DSKTĐT KPP Hải Phòng.
- Xác định lập quỹ DSĐT, quỹ DSKT và phân khu vực bảo tồn.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn DSKTĐ KPP Hải Phòng.
- Đề xuất các định hướng quản lý DSKTĐT KPP Hải Phòng
- Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị DSKTĐT của KPP Hải Phòng trong sự
phát triển tiếp nối của đô thị Hải Phòng.
3. Đối tượng và ph
ạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống các DSKT và DSĐT thời Pháp

thuộc trong KPP Hải Phòng. Nội hàm của di sản kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc được
- 3 -


xác định gồm các công trình kiến trúc, các không gian và cảnh quan đô thị được hình
thành trong thời kỳ Pháp thuộc (1858-1954). Những kiến trúc chịu ảnh hưởng của văn
hóa Pháp, theo phong cách Pháp nhưng hình thành trong các thời kỳ sau này thì không
thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận án.
Phạm vi nghiên cứu cũng được xác định rõ về không gian và thời gian. KPP tại
Hải Phòng là khu phố hình thành trong giai đoạn 1874-1954, trong khu vực giới hạn bởi
sông Cấm, sông Tam Bạc, hồ Tam Bạc (sông Lấ
p) và dải vườn hoa trung tâm. Phạm vi
nghiên cứu có thể mở rộng để tích hợp các DSKT không thuộc giai đoạn nói trên nhưng
nằm trong / lân cận KPP.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, luận án đã sử dụng phương thức tiếp cận hệ
thống, tư duy phân tích và tổng hợp để nhận thức và xử lý thông tin từ các nghiên cứu
thành phần: - Phương pháp sưu tầm, hồi cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp khảo sát, điều tra XH học
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp chồng lớp bản đồ
- Phương pháp so sánh / đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học:
- Lần đầu tiên, KPP Hải phòng được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của một
Luận án. Đặc biệt, luậ
n án không chỉ dừng ở nghiên cứu bảo tồn, cải tạo và thích nghi
các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc có giá trị, mà còn lấy toàn bộ cấu trúc đô thị

của khu phố này làm đối tượng nghiên cứu chính.
- Luận án có cách tiếp cận mới để phân tích cấu trúc đô thị (cách thức sử dụng đất,
đặc điểm các công trình kiến trúc và phương thức sử dụng đô thị trong hoạt động kinh
tế, XH và VH), đánh giá ti
ềm năng bảo tồn của KPP Hải Phòng thông qua các tiêu chí
đánh giá khoa học, xem xét trên cả hai bình diện: Bảo tồn và Phát huy giá trị để đề xuất
các nhóm giải pháp thích hợp hơn cả cho phát triển TP - vốn mang trong mình giá trị đô
thị nổi trội cần bảo tồn, nhưng lại gặp sự thách thức lớn khi phải (bằng mọi giá) phát
triển trong trào lưu đô thị hóa.
- 4 -


5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp cứ liệu khoa học khả tín cho các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm và
giá trị của DSKTĐT KPP tại Hải Phòng.
- Góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, hoạch định chiến lược và chính sách
nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị các DSKTĐT trong sự phát triển tiếp nối
và bền vững.
6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về phương diện khoa học:
- Xây dựng cách ti
ếp cận mới cho việc nghiên cứu các KPP có qui mô trung bình
và nhỏ như TP Hải Phòng để bảo tồn quĩ DSĐT có giá trị trong lịch sử xây dựng đô thị
của Việt Nam.
- Góp phần làm rõ các ứng xử khoa học đối với quĩ DSĐT và kiến trúc khi coi
chúng là hai thực thể hữu cơ, không thể tách rời để đề xuất các giải pháp bảo tồn và
phát huy giá trị của chúng trong phát triển đô thị ở Vi
ệt Nam trong tương lai gần.
- Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn phù hợp với đặc điểm của
DSĐT Việt Nam, đóng góp cho khoa học bảo tồn về mặt phương pháp luận.

6.2. Đóng góp về phương diện thực tiễn:
- Kiểm kê, xác lập danh mục và khoanh vùng bảo vệ quỹ DSKTĐT trong KPP Hải
Phòng.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị DSKTĐT thờ
i Pháp thuộc trong
quy hoạch phát triển đô thị Hải Phòng.
7. Cấu trúc của luận án
Cấu trúc luận án gồm các phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận - Kiến nghị. Phần
Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu bảo tồn di sản kiến trúc đô thị thời
thuộc địa và khu phố Pháp Hải Phòng.
Chương 2: Cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy giá trị
di sản kiến trúc đô thị
khu phố Pháp Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị khu phố
Pháp Hải Phòng.
Danh mục tài liệu tham khảo gồm 71 tài liệu.
Phần Phụ lục được tách riêng gồm 14 phụ lục (136 trang).

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC –
ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP TẠI TP. HẢI PHÒNG
TỔNG QUAN TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU
BẢO TỒN DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
THỜI THUỘC ĐỊA
VÀ KHU PHỐ PHÁP
HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC

ĐỂ BẢO TỒN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ
DI SẢN KIẾN TRÚC
ĐÔ THỊ TRONG
KHU PHỐ PHÁP HẢI
PHÒNG
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
TRONG KHU PHỐ
PHÁP HẢI PHÒNG
CHƯƠNG 3
KẾTLUẬN -
KIẾN NGHỊ
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC
ĐÔ THỊ THỜI THUỘC ĐỊA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1
TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU PHỐ PHÁP TẠI
VIỆT NAM VÀ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1.2
HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
1.3
HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
1.4
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.5
NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT

1.6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1
CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
2.3
CƠ SỞ VỀ ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ CỦA KHU PHỐ PHÁP HẢI
PHÒNG
2.4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG
2.5
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
3.1
KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BẢO TỒN, XÁC ĐỊNH RANH GIỚI CÁC KHU VỰC
BẢO TỒN VÀ XÁC LẬP QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI
PHÒNG
3.2
GIẢI PHÁP BẢO TỒN QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP HẢI
PHÒNG
3.3
GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ QUỸ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KHU PHỐ PHÁP
TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HẢI PHÒNG
3.4
QUẢN LÝ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ KPP HẢI
PHÒNG
3.5
BÀN LUẬN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6
- 5 -


CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC

ĐÔ THỊ THỜI THUỘC ĐỊA VÀ KHU PHỐ PHÁP HẢI PHÒNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị thời
thuộc địa trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm và thuật ngữ
1.1.1.1. Di sản đô thị
Theo Công ước Di sản thế giới (ngày 16 tháng 11 năm 1972) đưa ra định nghĩa về
“di sản văn hóa lịch sử” - mà Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi năm 2009 đã vận
dụng cho đối tượng là “di sản đô thị” của Việt Nam, có thể hiểu rằng: Di sản đô thị là
“một di tích văn hóa tồn tại như một vật thể xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng, độc đáo
đối với sự phát triển của nghệ thuật đô thị - kiến trúc, gắn liền với tư tưởng hay tín
ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật cho một lối sống truyền thống đại
diện cho một nền văn hóa nào đó”.
Các tiêu chuẩn đánh giá giá trị của DSVH - DSĐT được qui định rõ trong Công
ước Di sản thế giới cũng được luật hóa trong Luật Di sản văn hóa tại điều 4, mục 2 và 3
như sau: “Di sản văn hóa vật thể (đô thị, kiến trúc) là sản phẩm vật chất có giá trị lịch
sử, VH, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - VH ”. Di tích lịch sử - văn hóa là “công
trình xây dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm có giá trị lịch sử, VH và khoa học”. Do sự hạn chế khi sử dụng cụm từ “Di tích
lịch sử - văn hóa” cho “Di sản đô thị” trong văn bản nêu trên, luận án sẽ dùng cụm từ
“Di sản đô thị” để có thể bao quát hết vấn đề phức hợp của các giá trị DSVH trong đô
thị.
DSĐT cũng khác biệt với các loại hình di sản và di tích khác, có tính nhị nguyên:

vừa là sản phẩm của sáng tạo từ văn hóa của con người, đồng thời lại là môi trường bao
chứa tất cả những hoạt động văn hóa ấy. Do đó, DSĐT là một di sản phức hợp, quí giá
và có sự tiếp nối diễn ra ngay trong lòng di sản, bởi nó là di sản sống.
Theo GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính, DSĐT là một cấu trúc đã tồn tại, phát triển,
định hình qua nhiều giai đoạn phát triển đô thị. DSĐT là quỹ tài sản của đô thị được
định hình về kiến trúc, mô hình cư trú của dân cư, lối sống của thị dân gắn kết chặt chẽ
không thể tách rời khỏi nơi cư trú vật chất. Trong điều kiện Việt Nam, quỹ DSĐT rất
mỏng manh, song vốn sống / văn hóa sống của đô thị luôn mạnh mẽ và tồn tại lâu bền.

×