Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

lí thuyết chuyên ngành văn học dân gian tiểu luận về công trình kiến trúc đình cả tích sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 28 trang )

Mục lục
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Văn học dân
gian
1.1. Định nghĩa về phương pháp nghiên cứu liên ngành
1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp nghiên cứu liên ngành
1.3. Đặc trưng của phương pháp nghiên cứu liên ngành
1.4. Hướng tiếp cận của phương pháp nghiên cứu liên ngành
Chương 2: Tổng quan về Làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn.
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.2. Lịch sử hình thành
2.3 Văn hóa
Chương 3: Di tích đình Cả và truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ
3.1. Di tích đình Cả
3.1.1. Vị trí địa lý
3.1.2. Lịch sử hình thành
3.2. Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ.
Chương 4: Lễ hội đình Cả
4.1. Lễ hội đình Cả.
4.1.1. Qúa trình chuẩn bị lễ hội
4.1.2. Thời gian, không gian
4.1.3. Diễn lễ hội
4.2. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Gần đây, xu hướng nghiên cứu sưu tầm về truyền thuyết nói riêng, văn
học dân gian nói chung theo hướng đơn vị địa hành chính là vùng văn hóa, làng
văn hóa ngày càng phổ biến. Đây là hướng đi đúng đắn tiềm ẩn nhiều điều mới
lạ. Nghiên cứu văn học văn hóa dân gian địa phương sẽ có cái nhìn toàn diện về
vườn hoa muôn sắc màu của dân tộc. Văn hóa làng với nhứng nết tinh túy nhất
đã tạo nên điệu tâm hồn của mỗi địa phương. Một trong những nét đặc sắc của


văn hóa làng là đình và lễ hội. Trong số hơn một nghìn lễ hội truyền thống của
Việt Nam, thì lễ hội đình Cả diễn ra tại làngVĩnh Ninh, Tích Sơn, TP Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc xứng đáng là một trong những lễ hội tiêu biểu gắn với sự tích
của địa phương, đồng thời thể hiện được sự phong phú trong đời sống tâm linh
của nhân dân địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay, việc gìn giữ và phát triển văn hóa dân gian vô
cùng quan trọng. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu các nhân vật dân
gian thông qua các văn bản chuyện kể song song với việc tìm hiểu qua đời sống
tâm linh của người dân, cụ thể là qua các lễ hội dân gian. Khảo sát Hội đình Cả
ở cả hai phương diện truyền thuyết và lễ hội giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn một
trong những đặc trưng của văn học dân gian, đó là tính nguyên hợp truyền thuyết
thường gắn liền với lễ hội. Đây cũng là hướng nghiên cứu đồng thuận trong xu
hướng đặt văn học dân gian trong tổng thể văn hóa dân gian.
Khoa học nghiên cứu văn học dân gian sử dụng rất nhiều phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp so sánh loại hình; phương pháp so sánh đồng đại
lịch đại; phương pháp nghiên cứu cấu trúc; phương pháp thống kê; phương pháp
điền dã…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nổi trội riêng và mang lại
hiệu quả nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, một trong những phương pháp mang
lại hiệu quả cao và ngày càng chứng tỏ ưu thế trong khoa học nghiên cứu văn
học dân gian ngày nay là phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đi sâu vào nghiên
cứu đề tài “Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ và lễ hội đình Cả làng
Vĩnh Ninh, Tích Sơn”, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành là thích hợp nhất. Vì thế, chúng tôi sẽ triển khai nghiên cứu đề tài
theo hướng tiếp cận này.
II. Lịch sử vấn đề:
Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình”
trong quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đanh) và
các xã xung quanh. Tháng Chạp năm nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái
Tông (1257), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Vua Trần xuất quân đánh
giặc, 7 anh em họ Lỗ theo nhà vua ra trận. Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở

về quê, làng Bồ Lí ngày nay. Trên đường về tới núi Đanh thì hóa. Mộ táng ở
dưới chân núi. Nhân dân tưởng nhớ thất vị Đại Vương lập đền thờ, trong đó đình
Cả làngVĩnh Ninh, Tích Sơn là nơi thờ chính.
Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về truyền thuyết về 7 thất
vị Đại Vương họ Lỗ cũng như công lao dẹp giặc cho quê hương của 7 vị tướng
hùng này. Vì vậy nghiên cứu về đề tài “ Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ
Lỗ và lễ hội đình Cả làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn” tôi muốn đóng góp sự tìm hiểu
và nghiên cứu của bản thân với truyền thuyết của địa phương, khẳng định nét
đẹp của vùng văn hóa làng với việc tổ chức lễ hội thường niên nhằm tưởng nhớ
công lao to lớn của các vị anh hùng với công cuộc đánh giặc giúp dân của 7 vị
danh tướng ở địa phương cũng như đối với cả dân tộc.
III. Mục đích nghiên cứu:
Sau khi tìm hiểu lịch sử vấn đề chúng tôi thấy cần vận dụng lí thuyết
chuyên ngành văn học dân gian đã học để tiếp nối hành trình khảo sát nghiên
cứu truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ và lễ hội đình Cả ở làng Vĩnh
Ninh, Tích Sơn. Mục đích chính của đề tài nghiên cứu là thực hành khoa học,
vận dụng lí thuyết chuyên ngành vào đề tài thực tiễn, củng cố, nâng cao kiến
thức và phương pháp nghiên cứu điền dã, phương pháp liên ngành trong nghiên
cứu văn học dân gian. Trên cơ sở đó khẳng định Tích Sơn là mảnh đất giàu
truyền thống văn hóa lịch sử, nơi lưu giữ truyền thuyết hào hùng về 7 vị tướng
tài của địa phương, dân tộc.
Tuy giới hạn trong một phạm vi hẹp nhưng ý nghĩa của truyền thuyết và lễ
hội đình Cả lại có giá trị rất lớn trong đời sống văn hóa, sinh hoạt và phong tục
cho mảnh đất Tích Sơn, Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc. Tạo dựng và làm sống lại những
truyền thuyết cùng lễ hội về 7 vị tướng hùng của dân tộc nhằm khẳng định và ca
ngợi công lao to lớn của thất vị Đại Vương đối với công cuộc dẹp giặc Mông-
Nguyên cho vùng địa phương nói riêng và cho dân tộc nói chung, đồng thời giúp
bạn hiểu, cảm nhận được nét đặc sắc về vùng văn hóa truyền thống cũng là mục
đích của đề tài nghiên cứu.
IV. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu
liên ngành kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học.
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
Nhân vật 7 anh em họ Lỗ thể hiện trong văn học và văn hóa dân gian, cụ thể là
thể hiện trong truyền thuyết và trong lễ hội dân gian Việt Nam.
2. Phạm vi
Những truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ (đã công bố và sưu tầm được).
Các lễ hội dân gian xung quanh hiện tượng 7 vị tướng hùng (lễ hội tại đình Cả,
làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc)
Nghiên cứu đề tài này tôi sẽ phỏng vấn, điều tra, khảo sát tại đình Cả làng Vĩnh
Ninh, Tích Sơn ( Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc). Đồng thời khảo sát điều tra để lấy thêm
thông tin ở các khu vực lân cận.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Văn học dân
gian
1.1. Định nghĩa:
Phương pháp nghiên cứu liên ngành là phương pháp kết hợp hiệu quả nghiên
cứu của các ngành khoa học hữu quan như: Địa lí học, Lịch sử học, Dân tộc học,
Xã hội học, Khảo cổ học, Kinh tế học…
1.2. Cơ sở khoa học:
Cơ sở thứ nhất của phương pháp nghiên cứu liên ngành xuất phát từ đặc trưng
nguyên hợp của văn học dân gian (sự tích hợp các thành tố lại thành một chỉnh
thể). Những sáng tạo văn hóa nghệ thuật dân gian các dân tộc là những thực thể
mang tính nguyên hợp, thể hiện tính chưa chia tách rõ giữa các bộ phận cấu
thành (ngữ văn, nghệ thuật biểu diễn, tạo hình…), giữa người sáng tạo và người
hưởng thụ các giá trị văn hóa chưa thoát ly khỏi những sinh hoạt sản xuất và xã
hội…nên tiếp cận đối tượng này phải tiếp cận hệ thống tổng thể, phải có phương
pháp nghiên cứu tổng hợp, nghiên cứu liên ngành.
Cơ sở thứ hai là chức năng thực hành sinh hoạt – chức năng đặc trưng của văn

học dân gian. Văn học dân gian là một loại hình nghệ thuật đa chức năng. Những
sáng tạo văn hóa nghệ thuật dân gian, những hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại
và phát triển gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân, với sinh hoạt nhiều mặt vô
cùng phong phú sinh động của đời sống nhân dân. Cùng với các chức năng :
thẩm mỹ; giáo dục; giải trí; dự báo…thì chức năng thực hành sinh hoạt là một cơ
sở quan trọng để hình thành nên phương pháp nghiên cứu liên ngành.
1.3. Đặc trưng:
Phương pháp liên ngành (tổ chức nghiên cứu liên ngành) thường cần thiết mỗi
khi phải xử lý những đề tài khoa học rộng lớn, tức là khi phải đề cập đến nhiều
thực thể khác nhau và nhiều đối tượng khoa học khác nhau.
Tổ chức nghiên cứu liên ngành huy động nhiều ngành khoa học khác nhau,
nhưng trong quá trình nghiên cứu thì mỗi ngành khoa học vẫn giữ tính chất độc
lập của mình, vẫn tuân theo phương hướng tiếp cận của mình, vẫn sử dụng
những phương pháp mà nhà khoa học cho là thích hợp hơn cả với hướng tiếp cận
của ngành khoa học
1.4. Hướng tiếp cận:
Ngữ văn dân gian
Nhân học văn hóa
Chương 2: Tổng quan về Làng Vĩnh Ninh, Tích Sơn.
2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tích Sơn là một trong 10 huyện nằm gần như trung tâm của thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích khá nhỏ, dân số khoảng 7.982 người. Vì nằm ở vị
trí trung tâm thành phố nên nơi đây có điều kiện kinh tế khá ổn định và phát
triển.
Làng ( thôn) Vĩnh Ninh ( xưa gọi là làng Tiếc) là một trong những bộ phận thuộc
phường Tích sơn, với khoảng hơn 200 hộ dân. Là một ngôi làng xây dựng từ lâu
đời, nơi đây mang những nét bình yên và đặc trưng của văn hóa làng Việt Nam,
đồng thời thể hiện sự phát triển về kinh tế ổn định và văn minh dân cư của một
bộ phận của thành phố Vĩnh yên.
2.2. Lịch sử hình thành

Phường Tích Sơn cũng được thành lập ngay khi xác lập đơn vị hành chính thành
phố Vĩnh yên - một vùng đất được hình thành sớm trong lịch sử, từ ngàn xưa đã
có con người sinh sống
Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt chống quân
Nguyên Mông thời nhà Trần. Thần tích của các đền miếu cũng như truyền thuyết
lưu truyền trong dân gian đã ghi khắc công lao của nhiều anh hùng thời Trần. Cả
3 lần cất quân xâm lược Đại Việt, quân Nguyên Mông đều theo đường Vân
Nam, xuôi sông Thao, sông Hồng tiến về Thăng Long (tức đi qua địa phận Vĩnh
Phúc). Trong đó, trận chiến để lại dấu ấn sâu đậm nhất qua nhiều thế hệ người
dân Vĩnh Phúc là trận chiến diễn ra ở Bình Lệ Nguyên (vùng sông Cà Lồ, huyện
Bình Xuyên) diễn ra ngày 17/1/1258 (12 tháng Chạp năm Đinh Tị). Có thể nói
nơi đây lưu giữ nhiều chiến công anh hùng thời kì chống quân Nguyên Mông
của dân tộc, đặc biệt là chiến công vĩ đại của Thất vị Đại Vương họ Lỗ ở Tích
Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
2.3 Văn hóa
Tích Sơn là nơi có truyền thống văn hoá rất sớm, có một số danh thắng nổi tiếng
( sông Hồng thủ đô, Đầm Vạc)Truyền thống văn hoá được ghi lại trong các
hương ước cổ, kiến trúc đình, chùa, miếu, trong các lễ hội và sinh hoạt văn hoá,
Vĩnh Yên có tới gần trăm ngôi đình, đền, chùa, miếu Trong đó có thể kể đến
các di tích của địa phương như chùa Tích là một trong những điểm du lịch tâm
linh, đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Miếu Đậu - mang những
phần kiến trúc và điêu khắc của phong cách nghệ thuật Hậu Lê, độc đáo và là
điểm đến cho nhiều du khách với nhu cầu tâm linh và thưởng ngoại.
Làng Vĩnh Ninh nằm trong phường Tích Sơn, bên cạnh sự đổi mới làng vẫn giữ
được những nét đẹp truyền thống của văn hóa làng với các lễ hội thường niên,
các sinh hoạt văn hóa tập thể thể hiện tinh thần đoàn kết và văn hóa cộng đồng.
Chương 3: Di tích đình Cả và truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ
III.1. Di tích đình Cả
III.1.1. Vị trí địa lý và kiến trúc của đình
Di tích đình Cả nằm ở vị trí trung tâm của làng Vĩnh Ninh ( trước kia gọi là làng

Tiếc) thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên. Được xây dựng trên một khu
đất rộng ở đầu làng, địa thế đẹp, vừa rộng vừa thoáng đãng, lại là nơi dân cư ở,
thuận lợi làm nơi trung tâm cho mọi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân
trong vùng.
Điểm đáng chú ý là tuy đã được trùng tu lớn dưới thời Nguyễn nhưng vẫn còn
những phần kiến trúc và điêu khắc mang phong cách nghệ thuật Hậu Lê. Mặt
bằng miếu theo kiểu chữ “công” gồm 3 tòa: tiền tế 5 gian, hậu cung 5 gian và 1
gian ống muống, quy mô khá đồ sộ nhưng vẫn rất gọn gàng, kiểu dáng đẹp. Mái
gian giữa tòa tiền tế và gian giữa tòa hậu cung được làm theo kiểu chồng diêm 2
tầng 8 mái nhô cao hẳn lên. Tòa tiền tế và hậu cung có kiến trúc 4 hàng chân,
thấp nhưng vững chãi; kết cấu khung gỗ về cơ bản thuộc về thời Nguyễn
(khoảng giữa thế kỷ XIX) với các bộ vì theo kiểu chồng rường hoặc chồng
rường giá chiêng. Về điêu khắc: có một số bức chạm xung quanh khám thờ
trang trí hình rồng chầu mặt trời, hổ phù càm chữ thọ, phượng múa, hoa lá cách
điệu, tuy ít nhưng tinh tế và đặc sắc, đủ cho thấy nghệ thuật chạm khắc điêu
luyện của các nghệ nhân dân gian thời xưa.
III.1.2. Lịch sử hình thành
Đình cả được xây dựng vào thời Nguyễn, trong thời phong kiến chống giặc
phương Bắc xâm lược và cả thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đình bị
tàn phá và hư hại một số bộ phận. Về sau được xây dựng và tu sửa nhưng vẫn
giữ nguyên bố trí và phong cách kiến trúc đã có từ trước.
Gọi là Đình Cả vì đây là một trong 5 đình thuộc hệ thống đền thờ thất vị Đại
Vương : Miếu Đậu, làng Đậu thờ vị Lỗ Văn Dực; Miếu Khâu, làng Khâu (thôn
Sơn Đồng) thờ vị Lỗ Văn Vũ; Miếu Sậu .làng Sậu (sau là phố Sơn Tuyền) thờ vị
Lỗ Văn Đài; Miếu Tướng xóm Tiếc (làng Vĩnh Ninh) thờ vị Lỗ Thị Bồ, hiệu: Đô
dũng thống chế đại vương, Lỗ Thị Bồ đệ nhất đại tướng quân. Ngoài ra đình Cả
Vĩnh Ninh còn thờ ba vị: Lỗ Văn Cường, Lỗ Văn Dũng và Lỗ Văn Mẫn. Vì đình
thờ vị Nữ đại tướng quân trong thất vị Đại Vương và vì trí trung tâm của ngôi
đình nên đình có tên là đình Cả. Ngày nay nhân dân vẫn gọi là đình Cả và hàng
năm mọi nghi thức lễ hội tưởng nhớ thất vị Đại Vương đều diễn ra tại đình Cả,

làng Vĩnh Ninh ( Tích Sơn).
Các di tích khác cùng thờ cúng có: Làng Miêu Duệ thờ ở đình Láng, Làng Hữu
Thủ thờ ở đình Hữu Thủ, Làng Hướng Đạo thờ ở đình Hướng Đạo, Làng Hán
Nữ, Làng Định Trung thờ ở thôn Yên Lập và đình thôn Thiện Kế, Làng Xuân
Trường thờ ở đình thôn Mĩ Hổ, đều là vùng xung quanh núi Đinh có tới 18 điềm
thờ tự thất vị Đại Vương.
III.2. Truyền thuyết về thất vị Đại Vương họ Lỗ.
Bảy anh em nhà họ Lỗ đều là con ông Lỗ Trọng và bà Khổng Thị Liên, người
quê ở xã Bồ Lí, huyện Lập Thạch, vốn có nghề hái thuốc nam chữa bệnh. Hai vợ
chồng lương thiện, thường giúp nhân dân trong vùng chữa bệnh mà không lấy
tiền của người nghèo. Bà Khổng Thị Liên sinh được 7 người con ( trong đó có 6
người con trai và một người con gái) : lần sinh ba đầu tiên là Lỗ văn Cường, Lỗ
Văn Dũng, Lỗ Văn Mẫn. Lần sinh ba thứ hai bà được Lỗ văn Dực, Lỗ Văn Vũ,
Lỗ Văn Đài. Và một cô con gái út đặt tên là Lỗ Thị Bồ ( dân gian gọi là Thị
Bảy). 7 người con sinh ra đã khỏe mạnh, thông minh. Càng ngày càng bộc lộ rõ
tư chất anh hùng (Khi lớn lên, bảy anh em đã có một thời không thần phục triều
Trần).
Truyền thuyết kể lại rằng: Có một cụ già râu tóc bạc phơ ( nhân dân cho đó là sứ
giả của Ngọc Hoàng) đi qua gia đình họ Lỗ kia, thấy được điềm quý bèn cho hai
vợ chồng một hạt dưa và bảo hai vợ chồng trồng nó xuống dưới đất. Sau ba trăm
ngày cây dưa sẽ có quả chín, dặn hai vợ chồng không được cho con ăn trước lúc
quả chín. Bà lão còn dặn đi dặn lại hai vợ chồng “ Ăn chín làm vua, ăn xanh làm
tướng” rồi bà lão biến mất, từ đó không ai còn thấy bà lão ấy nữa.
Nghe lời bà lão và vì sự nghiệp của các con bà mẹ cũng dặn các con trông coi
cây dưa quý và không được ăn khi quả còn non. Sau hai trăm ngày cây ra quả
dưa duy nhất nhưng còn xanh, vâng lời mẹ ,bảy anh em không dám trái lời.
Nhưng rồi một hôm cha mẹ đi vắng, vì quá đói , bảy anh em quyết định bổ quả
dưa để ăn. Anh cả Lỗ Văn Cương bổ quả dưa quý thấy vỏ xanh, lòng đỏ chia ra
làm bảy phần chia cho từng người.
Tháng Chạp năm Đinh Tị (đầu năm 1258), tướng giặc Nguyên Mông là Ngột

Lương Hợp Thai dẫn quân theo đường lộ Đại Lí (Vân Nam, Trung Quốc) xâm
lăng nước Đại Việt, tiến đến Sông Thao. Bảy anh em nhà họ Lỗ nhập vào đoàn
quân cứu nước do Trần Thủ Độ chỉ huy và đều được phong chức Tướng quân
theo đúng lời truyền của bà lão ( ăn xanh làm tướng).
Ngày 12 tháng Chạp, quân Nguyên Mông tiến đến địa điểm Bình Lệ Nguyên
(nay thuộc xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên). Vua Trần Thái Tông tự thân đốc
chiến. Bảy anh em nhà họ Lỗ khi ấy cũng đang đón đánh giặc ở sông Lô (sông
Hồng ngày nay), liền đem quân đến cứu, nhận lệnh đóng quân cản giặc ở động
Tam Dương, huyện Tam Dương. Còn đại binh của quân Nguyên Mông đã tiến
đến xã Nhật Chiêu. huyện Yên Lạc.
Ngày mồng 2 Tết năm Mậu Ngọ (1258), vua Trần Thái Tông ban cho sáu người
anh mỗi người mệt thanh long đao, người em út được một đôi bảo kiếm và trở
thành nữ Đại tướng. Mỗi người được một con ngựa chiến và một áo chiến bằng
gấm, cùng một vạn quân tinh nhuệ để ra trận. Đến buổi đêm, bảy anh em cho
quân sĩ giết gà, lập đàn thề ước,tuyển mộ thêm quân sĩ ở quê hương là các xã Bồ
Lí, Hữu Thủ bổ sung quân cho nhà vua.
Sáng ngày mồng 3, đến xã Nhân Ngoại, huyện Tam Dương đội quân được nhân
dân tưng bừng tiếp đón, mổ lợn khao quân, đương lúc tưng bừng thì được tin
tiền đạo quân Nguyên Mông đang tiến đến gần, bảy vị Tướng quân kịp truyền
lệnh dùng số thịt lợn còn chưa được nấu chín đó khao quân, còn tiết lợn thì dùng
xoa lên trán quân sĩ để tỏ lòng quyết chiến tới cùng.
Trận chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, quân Nguyên Mông phải rút chạy về cố
thủ ở xã Nhật Chiêu. Đạo quân của bảy vị tướng quân cấp tốc vây kín quân giặc,
chém được hơn 1.000 tên. Số quân giặc do khiếp sợ nhảy xuống sông chết đuối,
khiến dòng nước sông Lô có lúc tắc lại.
Ngày ca khúc khải hoàn, bảy vị đều được vua Trần phong tước Đại vương. Anh
trai cả Lỗ Văn Cường được phong làm Ninh hòa Cao chính trị Đại Vương, Lỗ
Văn Dũng được phong làm Thống lĩnh Uy quyền, Lỗ Văn Mẫn hiệu là Uy linh
hiển linh Đại Vương. Lỗ Văn Dực là Sáng thủ hùng lược Đại Vương, Lỗ Văn Vũ
là Hương linh cường Đại Vương, Lỗ Văn Đài là Trung úy thừa thiên Đại Vương.

Riêng bà Lỗ Thị Bồ ( nhân dân cho rằng vì bà là người ăn cuống của quả dưa)
nên được ban tước hiệu: Đô dũng thống chế đại vương, đại tướng quân, lại còn
được ban thưởng rất hậu và phong đất ngụ lộc ở vùng Đinh Sơn (Núi Đinh). Về
sau, cả bảy vị đều mất ở núi Đinh. Tuy ngày mất có khác nhau, nhưng triều đình
cho lấy ngày mồng 4 tháng giêng là ngày cúng giỗ chung. Sắc phong đề là Lỗ
Đinh Sơn thất vị Đại vương. Lại phong riêng cho bà Bẩy là Ả lợi chàng lê hùng
nữ công chúa.
Chương 4: Lễ hội đình Cả
4.1. Lễ hội đình Cả.
4.1.3. Diễn lễ hội
Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình” trong
quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đinh) và các xã
xung quanh. Tháng Chạp năm nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông
(1257), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Vua Trần xuất quân đánh giặc, 7
anh em họ Lỗ theo nhà vua ra trận.Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở về quê,
làng Bồ Lí ngày nay. Trên đường về tới núi Đinh thì hóa. Mộ táng ở dưới chân
núi. Nhân dân tưởng nhớ 7 anh em họ Lỗ lập đền thờ, trong đó đình Cả làng
Vĩnh Ninh, Tích Sơn là nơi thờ chính.
Xã Tích Sơn nay thuộc phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên.Trong một năm
Đình Cả có nhiều ngày lễ. Riêng ngày mồng Ba tháng Giêng làng tồ chức lễ hội
Thảo tặc khao binh, một tiệc lệ lớn tái hiện khí thế ra trận giết giặc mùa xuân
năm Mậu Ngọ (1258). Lễ hội này được tổ chức tại đình Cả làng Vĩnh Ninh,Tích
Sơn chung cho 5 làng nên gọi là lễ hội Đình Cả 5 làng Tích Sơn.
4.1.1. Qúa trình chuẩn bị lễ hội
Lễ hội đình Cả diễn ra trong những tháng Giêng, sau Tết. Các nghi lễ của tiệc
đều nhằm tái hiện lại hùng khí đánh giặc của thất vị Đại Vương, và cũng nhằm
thể hiện tình cảm biết ơn, tưởng nhớ của nhân dân đối với 7 vị anh hùng. Qua
các tiệc ấy, nhân dân khắp mọi nơi đổ về dâng lễ nhằm cầu bình an và phúc lộc
cho gia đình, người thân.
Phần lễ diễn ra gồm: Tiệc mùng 3 ( hay còn gọi là tiệc đánh trận hay Trận khai

quốc) Tiệc 12-2 ( hay còn gọi là Tiệc mừng công) – tiệc tuyên dương và lễ
thưởng cho công trạng của thất vị Đại Vương, Tiệc 14-7 ( hay còn gọi là tiệc
Thăng hóa) nhằm kỉ niệm ngày mất của thất vị Đại Vương.
Ngoài ra còn có Tiệc cầu đinh ( người dân dâng lễ nhằm cầu được của, được
con, đặc biệt là cầu con trai) Tiệc dưa ( nhằm tái hiện lại truyền thuyết kì diệu về
7 anh em họ Lỗ) nhân dân trong vùng tổ chức ăn uống, hội họp nhằm thể hiện
tinh thần cộng đồng, lòng đoàn kết như máu mủ của 7 anh em họ Lỗ.
4.1.2. Thời gian, không gian và cách tiến hành
Ngày mồng 2 Tết Nguyên đán, từ sáng sớm, tất cả dân làng và cậu trai đinh đã tề
tựu đầy đủ ở sân đình Cả, làng Vĩnh Ninh (đình chung của 5 làng thuộc xã Tích
Sơn) làm lễ “tụ quân”, tức là tập hợp quân số của 2 giáp để vào tiệc. Các trai
đinh vào phe được gọi là “quân” của thất vị Lỗ Đinh Sơn (bảng vị thần họ Lỗ
trên núi Đinh), và chỉ những người này mới được vào “làm tiệc” - các công việc
về tiệc không có nữ tham gia.
Đêm ngày mồng 2 “quân” của hai giáp vào làm lễ thánh và được ăn uống. Quân
đang ăn dở dang, thì có pháo lệnh nổ, lệnh báo động trong quân. Quân 2 giáp
chạy về điểm tụ quân. Quân giáp phía đông tụ ở đình Chợ. Quân giáp phía tây tụ
ở cầu Giáp Lão. Đến đầu giờ Hợi (21 giờ) mới tiến về nhà nuôi lễ ở đình Cả
nghỉ ngơi.
Vào tiệc, giữa giờ Hợi (10 giờ tối) là khi sắp sửa ăn đêm thì có tiếng reo hò.
Quân bỏ bữa ăn, đốt đuốc xông thẳng vào “chuồng lễ”, phá “chuồng lễ”, đuổi
bắt “ông lễ” (lợn lễ) trói lại, khiêng ra đình. Theo lễ định, ai bắt được "ông lễ" sẽ
khiêng đầu đòn thứ nhất (đi trước), đầu kia (đi sau) giành cho 1 người quân làm
tiệc. Có 2 “ông lễ” của hai giáp. Lễ của giáp nào do quân giáp ấy bắt và đặt riêng
theo giáp ấy. Lễ của giáp Đông đặt ở phía đông cửa thần điện. Lễ của giáp Tây
đặt ở phía tây cửa thần điện. Vị chủ lễ vào “xin chân keo” xin âm dương 4 lần.
Sau các lễ cầu, “quân” được nghỉ ngơi, ăn “Cỗ bàn đọi” chờ sang canh , “Cỗ bàn
đọi” là cơm của quân sĩ: cơm nắm. muối vừng.
Tiệc mồng 3.Theo truyền thuyết kể lại khi xuất binh, thất vị tướng quân chỉ kịp
chặt đầu lợn ăn vội để ra trận nên trong tiệc mồng 3 nhân dân tái hiện lại không

khí anh hùng ấy bằng cách chuẩn bị lợn tế với nghi thức Chém lợn, thịt gà trống
để xem chân ( ý nghĩa là xem tình hình thế trận trước khi xuất binh)
Tiến trình tồ chức lễ bắt đầu từ nửa đêm. Làm lễ vào ban đêm, khẩn trương vội
vã, lễ vật đều là món sống, thịt lợn không cạo lông, gà vặt lông nhôm nhoam,
cơm trong dân nấu đầy nồi… Thực chất đây là mô phỏng tích truyện về cuộc
chiến đấu của nhân dân ta chống giặc Nguyên Mông dưới sự lãnh đạo của bảy
anh em họ Lỗ.Chủ lễ vào lễ thánh, xin phép làm tiệc. Hai thủ dịch vác long đao
tiến ra đứng trước 2 “ông lễ” diễn động tác chém vào cổ lợn. Ngay lập tức, tiếng
reo hò nổi lên; chức việc của 2 giáp xông vào cắt đầu lợn, mổ lợn làm cỗ “sinh
huyết” (máu tươi). “sinh nhục” (thịt sống) cho giáp mình để hiến lễ.
Sau tiệc ra trận là tiệc khao quân ( tiệc mừng công) diễn ra vào ngày 14-2 tháng
Giêng. Ở tiệc này, người ta sẽ chuẩn bị 6 con lợn đen tuyền, không có lông
trắng, làm vật thay thế cho 6 tên tướng giặc. Người ta thực hành nghi thức xử
trảm ngay giữa đình để tái hiện lại hình ảnh các vị anh hùng chém những tên
tướng Mông Nguyên.
Về cỗ, có 2 loại: Thứ nhất là cỗ thủ đê dâng lên đình Cả; Thứ hai là cỗ vọng
tướng dâng lên miếu tướng. Tế cờ: là phần kết thúc của lễ tiệc “thảo tặc khao
binh”.
Trước cửa đình, “quân” của giáp nào xếp hàng theo giáp ấy. Giáp Đông đứng về
bên đông. Giáp Tây đứng về bên tây. Thủ dịch của 2 giáp bưng hương án, che
lọng, ban sửa cầm cờ, khiêng trống, chiêng từ trong đình tiến ra trước một ban
thở ở góc phía bắc của sân đình, gợi là mô cờ. “Quân” của 2 giáp ào ào chạy ra
mô cơ, đứng bái vọng về quê hương của 7 vị là làng Bồ Lí, nay là xã Bồ Lí
(huyện Tam Đảo).
Sau mục tế cờ là “Duệ thằng”: quân 2 giáp kéo vào trước cửa đình thực hiện
cuộc kéo co, gọi là “Sỏ giải”. Đến đây kết thúc lễ hội. Đặc điểm của lễ hội này là
phần lễ không có rước kiệu, không có lễ tế. Vị chủ lễ chỉ “xin chân keo” để
chuyển các thứ mục của lễ hội.
Phần cuối cùng của lễ hội này là phần ăn uống gọi là “tán cỗ”. Cũng chính là
tiệc Thăng hóa, đây là tiệc kỉ niệm ngày mất của thất vị Đại Vương và để tưởng

nhớ công ơn của vị anh hùng. Tán cỗ là chế biến các đồ lễ sống thành cỗ nấu
chín để “thụ lộc”. Công việc này do ban “lâm thời” đảm nhiệm. Đồ nấu chín
được chia thành các mâm. Mỗi mâm cỗ có. các thành phần: 1 mô xôi nếp; 1 mô
thịt luộc chín; 1 mô cơm xén thành khuôn; Cỗ ngồi 3 người theo từng bàn của 2
dõng trong 2 giáp đông và tây.
4.2. Ý nghĩa và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
Truyền thuyết có mối quan hệ mật thiết với các tín ngưỡng lễ hội và phong tục
dân gian. Đây là đặc trưng nổi bật của thể loại truyền thuyết nằm trong quy luật
lưu truyền và sáng tạo của văn học dân gian: gắn bó khăng khít với văn hóa –
lịch sử của địa phương, dân tộc và thời đại. Theo nghiên cứu, những nghi lễ, tín
ngưỡng dân gian phần lớn được hình thành và tồn tại trong đời sống của cộng
đồng sớm hơn truyền thuyết. Tác giả dân gian đã gắn kết những sự kiện với các
nghi lễ kèm theo sự giải thích theo cách riêng của mình nhằm chuyển tải một nội
dung xã hội. Lễ hội đình Cả là cội nguồn làm nên các lớp ý nghĩa sâu sắc của
cốt truyện và chiều sâu của hình tượng, điều này cho ta thấy các tín ngưỡng,
phong tục, lễ hội đóng vai trò là lớp chìm sâu dưới bề mặt câu chữ của truyền
thuyết. Nói cách khác, truyền thuyết đóng vai trò là xương sống, là cốt truyện
dẫn dắt tới tiến trình lễ hội là sự minh giải cho các hoạt động, nghi thức lễ hội.
Mặt khác, tín ngưỡng dân gian luôn có các nghi lễ tạo nên tính trang nghiêm đó
là không gian thiêng và thời gian thiêng nhằm thể hiện quan điểm của nhân dân
với nhân vật trong truyền thuyết. Có thể thấy rõ nhu cầu mang tính phổ biến
trong tâm thức dân gian là tôn vinh, ngợi ca những người anh hùng, những người
có công với cộng đồng. Điều đó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của
dân tộc ta.
Truyền thuyết là nguồn gốc của lễ hội, việc tổ chức lễ hội chứng tỏ sức sống
mạnh mẽ bền chặt của truyền thuyết trong đời sống dân gian. Lễ hội là cầu nối
giữa quá khứ và hiện tại, nhắc nhở mọi người về truyền thống, về nguồn cội, về
những điều đã ăn sâu trong tâm thức cộng đồng. Lễ hội còn đánh thức trong mỗi
người tinh thần đại đoàn, thể hiện ước mong xây dựng một cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, yên bình. Cụ thể hơn, truyền thuyết có được diễn xướng trong lễ hội

mới thực sự tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn, để lại ấn tượng sâu đậm, tạo nên một
diện mạo văn hóa hoàn chỉnh. Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ
hội chính là nghiên cứu ý nghĩa của những tác phẩm truyền thuyết trong đời
sống đương đại. Có thể nói truyền thuyết về thất vị Đại Vương và lễ hội đình Cả
đã tạo nên bức chân dung văn hóa mang dấu ấn địa phương một cách sinh động,
sâu sắc.
C. KẾT LUẬN CHUNG
Truyền thuyết thất vị Đại Vương và lễ hội đình Cả làng Vĩnh Ninh có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Đình Cả không chỉ là là hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh
thần nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của quốc gia mà còn là điểm
đến tâm linh của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Việc nghiên cứu bằng phương pháp liên ngành kết hợp với điền dã dân tộc học
đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc khảo sát và tìm hiểu truyền thuyết
và văn hóa lễ hội ở địa phương. Từ đó góp phần bảo vệ, duy trì và phát huy
truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cũng như nét văn hóa tốt đẹp của địa
phương.
Một số hình ảnh tham khảo
Hình ảnh Đình Cả đã được xây dựng và tu sửa lại khang trang


Bố trí trong đình
Sự chuẩn bị cho lễ hội thường niên của Đình
Các hoạt động của lễ hội
Tục chém lợn diễn ra vào ban đêm
Tục thịt gà sống xem chân trước khi xuất trận
Các bô lão với nghi thức tế
Lễ rước kiệu
Hội vật
Trò chơi kéo co

×