Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.92 KB, 10 trang )

Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ 1. Sơ lược về giá trị hiện thực trong
tác phẩm văn học Hiện thực trong tác phẩm văn học là thế giới hiện thực
đã được tái tạo qua thế giới chủ quan của tác giả. Thế giới ấy chính là
một hiện thực khác, một hiện thực thứ hai, dù mang hình bóng của thế
giới khách quan ngoài đời. Thế giới hiện thực trong tác phẩm không
phải lúc nào cũng mang một nội dung, ý nghĩa đồng nhất với hiện thực
tương tự trong đời sống thực tại. Đó là thế giới của hình tượng thuộc
một trật tự khác, mang ý nghĩa sáng tạo so với hiện thực khách quan
thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ vì vậy nó cao hơn hiện
thực thứ nhất - hiện thực khách quan của cuộc sống con người. Sở dĩ ta
coi hiện thực trong văn học là hiện thực thứ hai là vì nó được khơi
nguồn từ trong hiện thực cuộc sống nhưng hiện thực này đã được người
nghệ sĩ quan sát một cách rất tỉ mỉ và lựa chọn lấy những vấn đề quan
trọng nhất để rồi sử dụng nh ững thủ pháp nghệ thuật làm cho hiện thực
ấy đi vào tác phẩm văn học vừa có giá trị khái quát cao, vừa thể hiện
chiều sâu của sự vật, sự việc của con người. Giá trị hiện thực của tác
phẩm văn học là “toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác
phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất
với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau”
(2) Giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học có hai đặc điểm chủ yếu: −
Đặc điểm thứ nhất: Đặc điểm của các hiện thực được nhà văn đưa vào
trong tác phẩm. Tác phẩm đó phản ánh hiện thực đời sống trong một giai
đoạn lịch sử nhất định, với những nét riêng tiêu biểu và có ý nghĩa phản
ánh hiện thực khách quan. − Đặc điểm thứ hai: Con người điển hình.
Đây là nét đặc trưng của tác phẩm hiện thực. Gắn với mỗi thời kỳ, mỗi
xã hội nhất định là mẫu người đại diện cho toàn xã hội. Mẫu người ấy
được nhà văn khái quát và xây dựng lại thành cách hình tượng điển hình
trong tác phẩm của mình. Do vậy, một tác phẩm văn học có giá trị hiện
thực phải khắc họa được ngoại hình, tính cách, hành 3 View slide
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ động, lời nói,…. của nhân vật điển
hình, đại diện cho tầng lớp, giai cấp hay lớp người nào đó trong xã hội,


giúp tác giả thể hiện hiện thực được phản ánh. 2. Giá trị hiện thực trong
thơ Đỗ Phủ Như đã đề cập trong phần dẫn nhập đề tài, giá trị hiện thực
là một trong những giá trị nổi bật trong thơ Đỗ Phủ. Hiện thực đó là hiện
thực một xã hội rối loạn vì nạn chiến tranh, cướp bóc, quan lại nhũng
nhiễu ăn chơi sa đọa, mặc dân đen lầm than, đói khổ cùng cực. Hiện
thực đó cũng bao gồm đời sống của tác giả, từ một “người thơ” ung
dung ngao du sơn thủy, tài năng “Sách đọc vỡ muôn quyển, hạ bút như
có thần ” (讀書破萬捲,下筆如有神) (3) , trở thành một kẻ hàn sĩ ăn
đói mặc rách, lưu lạc bốn phương, mấy mươi năm trầm mình trong khổ
nạn của thế gian, để rồi nhắm mắt lìa đời trên chiếc thuyền nhỏ rách nát
lênh đênh trên bờ sông Tương. Đỗ Phủ đã hòa nỗi đau khổ của mình với
người dân trăm họ, trong thơ ông dù có khóc than, có đau xót vì nỗi
niềm của bản ngã đấy, rồi lại mau chóng so mình với người khác để mà
đau cả nỗi đau của họ. Cả một giai đoạn lịch sử dài và nhiều biến loạn
đã được Đỗ Phủ đưa vào thơ cùng những gửi gắm về nhân tình thế thái
của bản thân ông. Bởi vậy Đỗ Phủ cũng được hậu bối tôn là “Thi Sử”.
Hiện thực biểu hiện trong thơ Đỗ Phủ là một thế giới của lầm than cơ
cực, từ con người đến muông thú cỏ cây đều đau khổ. Hãy chọn nghe
thử một bài thơ như “Bạch Đế” chẳng hạn. Một bức tranh mờ tối và ẩn
sau đó những nét họa bi thương: 高江急峽雷霆斗, 古木蒼藤日月
昏。 戎馬不如歸馬逸, 千家今有百家存。 哀哀寡婦誅求盡, 慟哭
秋原何處村? 4 View slide
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ Cao giang cấp giáp lôi đình đẩu, Cổ
mộc thương đằng nhật nguyệt hôn. Nhung mã bất như quy mã dật, Thiên
gia kim hữu bách gia tồn. Ai ai quả phụ tru cầu tận, Đỗng khốc thu
nguyên hà xứ thôn? (Cây xanh, dây xám, trăng, trời tối Thác dốc, đèo
cao, sấm sét dồn Phóng ngựa sao bằng về ngựa khỏe Nghìn nhà chỉ độ
chục nhà còn Vét vơ gái goá cơ đồ hết Đâu đó đồng thu khóc nỉ non?)(4)
Hiện thực đó bắt đầu từ sự suy vi của triều đình phong kiến nhà Đường.
Năm 746, sau khi chia tay Lý Bạch (5), Đỗ Phủ trở về kinh đô Trường

An, kết thúc quãng đời ngao du đó đây. Lần này ông trở về không ngoài
mục đích thực hiện hoài bão từ lâu ấp ủ trong lòng: "Trí quân Nghiêu
Thuấn thượng, Tái sử phong tục thuần" (Phụng tặng Vi tả thừa trượng
nhị thập nhị vận). Đó chính là ước mơ và lý tưởng chính trị của ông.
Theo ông thì đó là con đường duy nhất để thực hiện lý tưởng đó là phải
thi đỗ và làm quan. Nhưng tiếc thay, đến đâu ông cũng vấp phải trở ngại.
Lúc này Đường Huyền Tông bỏ bê triều chính, giao phó mọi việc cho
hai tên gian thần là Lý Lâm Phủ và Dương Quốc Trung. Tuy Đường
Huyền Tông hạ chiếu ai có tài thì đi dự thi, nhưng trong khóa thi này Tể
tướng Lý Lâm Phủ đánh hỏng hết tất cả các thí sinh để khoe rằng trong
những khóa thi trước y sáng suốt lựa chọn hết nhân tài, nên bây giờ
chẳng còn một ai và đây cũng là dịp để Lý Lâm Phủ chặn đường tiến cử
hiền tài, nhằm củng cố thế lực của phe cánh y. Đỗ Phủ cũng như những
thí sinh khác bị đánh hỏng. Từ đây Đỗ Phủ nhận thức đầy đủ hơn bộ mặt
chính trị nhà Đường do bọn 5
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ gian quan nịnh thần khống chế. Để
tìm lối thoát, nhiều lần ông gặp gỡ, dâng thư cho các bậc quyền quý
mong được tiến cử, nhưng không có kết quả mà cuộc sống thì ngày càng
nghèo khốn. Năm 751, nhân Đường Huyền Tông cử hành đại lễ, Đỗ Phủ
dâng lên "Tam đại lễ phú", được Đường Huyền tông khen ngợi cho ghi
tên vào Tập hiền viện, chờ bổ dụng nhưng vì bị Lý Lâm Phủ cản trở nên
Đỗ Phủ chờ mãi vẫn không có tin gì. Mãi đến năm 755, Đỗ Phủ được bổ
làm Hà Tây huyện úy. Mặc dù bao năm sống khổ cực ở đất Trường An
nhưng Đỗ Phủ quyết không nhậm chức vì chức huyện úy này buộc ông
phải cúi đầu vâng lệnh quan trên, đánh đập kẻ dưới. Bị ông cự tuyệt giai
cấp thống trị nhà Đường giao cho ông chức quản lý kho quân giới. Đỗ
Phủ nhận chức, ông xin phép về huyện Phụng Tiên thuộc tỉnh Thiểm
Tây thăm gia đình. Có ngờ đâu khi vừa về đến nhà thì đứa con trai đã
chết đói. Mười năm cực khổ ở Trường An là mười năm khiến Đỗ Phủ
thay đổi rất nhiều phong cách sáng tác thơ so với những năm tháng

phiêu du trước đây. Ông viết nhiều bài thơ mang tính hiện thực phê phán
gây xúc động lòng người. Ông tổng kết mười năm đó trong bài “Tự kinh
phó Phụng Tiên vịnh hoài ngũ bách tự” ( 自京赴奉先縣詠懷五百字 -
Năm trăm chữ vịnh nỗi lo nghĩ trên đường từ kinh đô về huyện Phụng
Tiên). Những câu thơ ngũ ngôn không quá nhịp nhàng mà nhiều khi
khúc khuỷu trắc trở, tỏ bày những tăm tối đã qua: 杜陵有布衣, 老大
意轉拙。 許身一何愚? 竊比稷與契。 居然成獲落, 白手甘契闊。
蓋棺事則已, 6
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ 此誌常 覬豁。 Đỗ Lăng hữu bố y Lão
đại ý chuyển chuyết; Hứa thân nhất hà ngu, Thiết tỉ Tắc dữ Tiết! Cư
nhiên thành hoạch lạc, Bạch thủ cam khế khoát. (Có người áo vải ở Đỗ
Lăng, Tuổi đã già ý nghĩ trở nên vụng về. Chí lập thân sao ngu dại đến
thế! Thầm tự ví mình với Tắc Tiết. Kết cục lại thành sự hão huyền, Đầu
bạc rồi đành chịu kiếp long đong; Đậy nắp quan tài mới hết chuyện! Chữ
chí ấy vẫn còn ôm ấp mãi.) Cùng lúc Đỗ Phủ ra làm quan thì thời cuộc
cũng có những biến đổi lớn lao. Tháng 11 năm 755, An Lộc Sơn nổi
loạn ở Phạm Dương và nhanh chống đánh xuống Lạc Dương, Đồng
Quan, Trường An. Tháng 8 năm 756, nghe tin Lý Hanh con của Đường
Minh Hoàng lên ngôi ở Linh vũ lấy hiệu Đường Túc Tông, Đỗ Phủ tìm
Túc Tông. Giữa đường ông bị giặc bắt giải về Trường An. Nửa năm trời
sống trong vùng địch tận mắt thấy cảnh đất nước bị dày xéo, ông viết
khá nhiều bài thơ lâm ly, thống thiết như: Bi Trần Đào, Bi Thanh Bản,
Xuân vọng, Ai giang đầu, 少陵野老 吞聲哭, 春日潛行曲江曲。 7
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ 江頭宮殿鎖千門, 細柳新蒲為誰
綠。 Thiếu Lăng dã lão thôn thanh khốc, Xuân nhật tiềm hành Khúc
giang khúc. Giang đầu cung điện toả thiên môn, Tế liễu tân bồ vị thuỳ
lục ? (Ông già nhà quê Thiếu Lăng nén tiếng khóc nghẹn ngào Ngày
xuân, lẻn đi trên khuỷu sông Khúc Giang Hàng nghìn cửa cung điện ở
bên sông đều im ỉm khoá Cây liễu xinh, khóm bồ non, vì ai mà xanh
tươi?) Có thể nhận thấy, hiện thực đau khổ của đời sống đã được Đỗ Phủ

khắc họa chi tiết và đưa vào thơ như để lột tả lòng mình. Hiện thực đó
trở nên sinh động, rõ nét đến mức trở thành những bài thơ sử được các
nhà sử học nghiên cứu để tìm hiểu về thời bấy giờ. Tháng giêng năm Chí
Đức thứ nhất (756), không chịu hợp tác với giặc, Đỗ Phủ không quản
nguy hiểm tìm đường chốn khỏi Trường An tìm về Phụng Tường, nơi
chính quyền mới đóng. Đỗ Phủ được giữ chức Tả thập di. Tháng 9 năm
757, quân nhà Đường lấy lại được Trường An, Đỗ Phủ bèn đưa gia
quyến về Trường An. Ở Trường An không được bao lâu, vì dâng sớ cứu
Phùng Quán thua trận Trần Đào, nên Đỗ Phủ bị gian thần hãm hại.
Tháng 6 năm 758, ông bị biếm ra làm Tư công tham quân, một chức
quan coi việc tế tự nghi lễ ở Hoa Châu. Mùa xuân năm 759, trên đường
từ Lạc Dương đi Hoa Châu, nhìn thấy cảnh đau thương vô hạn của nhân
dân ông viết sáu bài thơ nổi tiếng "Tam biệt"(7) và "Tam lại"(8) được
người đời truyền tụng. “Tam biệt” là ba bài thơ viết về những cuộc chia
ly: Tân hôn biệt 新婚別 (Cuộc chia ly của cặp vợ chồng mới cưới),
Thùy lão biệt 垂老別 (Cuộc chia ly lúc về già) và Vô gia biệt 無家別
(Cuộc ly biệt 8
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ của kẻ không nhà). “Tam lại” là ba
bài thơ viết về quan lại ở các địa phương khác nhau: Đồng Quan lại 潼
關吏 (Tên lại ở Đồng Quan), Thạch Hào lại 石壕吏 (Tên lại ở Thạch
Hào) và Tân An lại 新安吏 (Tên lại huyện Tân An). “Tam biệt” và
“Tam lại” là sáu bài thơ xây dựng rõ nét các hình tượng nhân vật điển
hình đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là hình
tượng kẻ thân già lận đận trong Thùy lão biệt: 四郊未寧靜, 垂老不得
安。 子孫陣亡盡, 焉用身獨完! 投杖出門去, 同行 為辛酸。 幸有
牙齒存, 所悲骨髓幹。 Tứ giao vị ninh tĩnh Thuỳ lão bất đắc an Tử
tôn trận vong tận Yên dụng thân độc hoàn ? Đầu trượng xuất môn khứ ?
Đồng hành vị tân toan Hạnh hữu nha xỉ tồn Sở bi cốt tuỷ can (Bốn
phương chưa ổn định Thân về già cũng chẳng được yên 9
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ Con cháu chết trận hết Một mình

sống để làm gì ? Quẳng gậy ra cửa đi Bạn đồng hành cũng lấy làm chua
xót May hàm răng vẫn còn Thương nỗi tuỷ xương đã khô kiệt!) Hai hình
ảnh đối lập giữa viên lại hò hét dữ dằn và bà lão kêu van thảm thiết
trong bài “Thạch Hào lại”(6) là nét gạch đậm thể hiện rõ nhất sự hống
hách nhũng nhiễu của quan lại đối với sự đau khổ bất lực của người dân
nghèo khó. 暮頭石壕村, 有吏夜捉人。 老翁逾牆走, 老婦出門
看。 吏呼一何怒! 婦啼一何苦! Mộ đầu Thạch Hào thôn, Hữu lại
dạ tróc nhân. Lão ông du tường tẩu, Lão phụ xuất môn khan. Lại hô nhất
hà nộ, Phụ đề nhất hà khổ! (Chiều tối chạy vào thôn Thạch Hào, Có viên
lại bắt người ban đêm. Ông lão vọt tường tẩu thoát 10
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ Bà già ra cửa nhòm. Viên lại hò hét
sao mà dữ dằn thế! Bà lão kêu van sao mà khổ thế!) Tháng 7 năm 759,
Đỗ Phủ xin từ quan đưa gia đình từ Hoa Châu đến Đồng Cốc. Tại đây,
ông phải đi lượm hạt dẻ, đào hoàng tinh bao phen trở về tay không, con
cái đói meo kêu khóc. Ông làm bảy bài "Càn Nguyên Đồng Cốc huyện
tác ca" than thở cảnh khốn cùng lưu lạc, xa cách anh em. Chưa đầy hai
tháng, ông lại từ Đồng Cốc đến Thành Đô - Tứ Xuyên. Mùa xuân năm
760, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè ông dựng mái nhà tranh bên suối Hoãn
Hoa, đặt tên là Thảo Đường. Lúc này Thành Đô chưa có nạn binh đao.
Ông được sống những ngày thư thái, đánh cờ với vợ, câu cá cùng con,
uống rượu với người trong xóm. Ông sinh sống bằng chính mảnh đất của
mình, trồng cây thuốc cây ngô. Thế là trong sáng tác xuất hiện một
khoảng trời nghệ thuật mới với vẻ đẹp đẹp hoà bình, êm ả của thiên
nhiên, xoa dịu những vất vả đắng cay trong cơn loạn lạc. Sáng tác thời
kỳ này của ông chủ yếu là thể loại tuyệt cú, tả cảnh điền viên sơn thuỷ
và gửi gắm ước mơ trở về cố hương Tuy nhiên cảnh yên bình ấy
không kéo dài được lâu. Mùa thu năm ấy, một cơn gió lốc lật mất mái
tranh Thảo Đường, Đỗ Phủ làm bài thơ nổi tiếng "Mao ốc vị thu phong
sở phá ca" (茅屋 為秋風所破歌 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá). Ông mơ
ước: 安得廣廈千萬間, 大庇天下寒士俱歡 ,顏 風雨不動安如山!

嗚呼!何時眼前突兀見此屋, 吾廬獨破受凍死亦足! An đắc quảng
hạ thiên vạn gian, Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan, 11
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ Phong vũ bất động an như san. Ô hô,
hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc, Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc
túc. (Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn, Để giúp cho các hàn sĩ
trong thiên hạ đều được vui vẻ, Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn
như núi non! Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao
sững trước mắt, Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến
chết, cũng thỏa lòng!) Đầu năm Bảo Ứng (762) vì loạn ông đưa gia đình
chạy loạn khắp nơi, gần hai năm sau mới trở về lại mái nhà tranh ở
Thành Đô. Được Nghiêm Vũ tiến cử, Đỗ Phủ nhận chức Kiểm hiệu công
bộ viên ngoại lang. Nghiêm Vũ mất, ông cũng thôi việc. Lúc này bao
bạn thân của ông như Lý Bạch, Cao Thích lần lượt từ giã cõi đời, để lại
cho ông nỗi buồn vô hạn. Ông lại phiêu bạt tới vùng Quỳ Châu. Qua bao
nhiêu năm lưu lạc gian nan, giờ đây sức yếu, tuổi già, ông thường xuyên
bị bệnh. Quỳ Châu là nơi có nhiều di tích nổi tiếng như thành Bạch Đế,
Bát trận đồ của Gia Cát Võ Hầu, nhà Tống Ngọc, Dữu Tín, nên ông
làm năm bài "Chư tướng", năm bài "Vịnh hoài cổ tích", tám bài "Thu
hứng" nổi tiếng. Trong hai năm ở Quỳ Châu ông sáng tác 437 bài thơ,
chiếm ba phần mười toàn bộ thơ ca của ông, thơ luật chiếm đa số. Chất
hiện thực trong thơ ông không thay đổi, vẫn dạt dào tình cảm yêu nước,
yêu dân, tuy âm điệu có phần bi thương hơn trước. Năm Đại Lịch thứ 3
(768), Đỗ Phủ rời Quỳ Châu, lênh đênh trôi dạt khắp nơi đến Giang
Lăng, Công An (Hồ Bắc), Nhạc Châu (Nhạc Dương, Hồ Bắc), rồi theo
sông Tương ra Đàm Châu (Tương Đàm, Hồ Nam). Ở đây ông gặp lại
danh ca Lý Quy Niên và làm bài tuyệt cú "Giang Nam phùng Lý Quy
Niên" nổi tiếng. Đàm Châu có loạn, Đỗ Phủ lại cùng 12
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ vợ con xuống thuyền đi Hành Châu
(Hành Dương, Hồ Nam), dự định theo sông Hán về Trường An. Cuộc
sống đói rét, bệnh tật, phiêu bạt cứ dày vò nhà thơ mãi. Mùa đông năm

770, bệnh tật nằm trên thuyền nghe gió thổi, Đỗ Phủ làm bài thơ ba
mươi sáu vần "Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài". Đó cũng là
thiên tuyệt bút của nhà thơ, vì chẳng bao lâu sau, mùa đông năm Đại
Lịch thứ năm (770), Đỗ Phủ nhắm mắt lìa đời trong chiếc thuyền rách
nát lênh đênh trên sông Tương, kết thúc bao sóng gió thăng trầm. Vừa
yêu nước vừa thương dân, vừa ủng hộ chiến tranh yêu nước vừa tố cáo
bọn thống trị chồng chất thêm đau khổ lên đầu nhân dân, tấm bi kịch đó
cứ giằng xé tâm hồn ông trong những năm chiến tranh loạn lạc cho đến
lúc tay đã buông xuôi mà lòng nhà thơ vẫn chưa hết những lo âu uất hận.
Ông viết đầy đau khổ trong bài thơ cuối cùng của cuộc đời mình: 家事
丹砂訣, 無成 作霖。洟 Gia sự đan sa quyết, Vô thành thế tác lâm.
(Đem lòng son viết về việc nhà, Chưa xong, nước mắt đã tuôn ướt đầm.)
Hiện thực trong thơ Đỗ Phủ được phản ánh chân thực, sinh động và toàn
vẹn như những trang nhật ký của cuộc đời nhà thơ, một thời đại biến
loạn đầy tang thương, con người chịu những giày vò đau khổ đến cùng
cực, xã hội giàu nghèo phân hóa rất mạnh: “Chu môn tửu nhục xú, Lộ
hữu đống tử cốt” ( 朱門酒肉臭,路有凍死骨。 Nơi cửa son rượu thịt ê
hề, Ngoài đường cái có xương người chết rét) (9). Những nhân vật trong
thơ ông được khắc họa tài tình qua ngòi bút tài năng đã qua nhiều thử
thách tôi luyện, giúp Đỗ Phủ phản ảnh hiện thực vô cùng sâu sắc và gây
ấn tượng mạnh khó có thể quên. Sự dụng công khi làm thơ của ông đúng
như những gì ông đã nói: "Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu" (Lời lẽ chưa
kinh động lòng người thì chết chẳng yên). 13
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ * * * Theo giáo sư Phan Ngọc - nhà
nghiên cứu văn hóa và cũng là người am hiểu thơ Đỗ Phủ thì: “Hình như
trong thơ thế giới chỉ có một nhà thơ mà tác phẩm nói lên toàn bộ lịch sử
giai đoạn mình sống, cụ thể chính xác đến từng sự kiện, một nhà thơ mà
cuộc đời diễn ra như hoạ, một nhà thơ mà thơ có thể làm cơ sở cho dân
tộc học, kinh tế học, khảo cổ học, sử học, văn hoá, triết học … đó là Đỗ
Phủ ” và “Đỗ Phủ là người đầu tiên văn học thế giới tuyên bố mình “vì

dân đen đau khổ quanh năm” và nguyện sống đến chết không thay đổi
cái chí của mình”. Thơ Đỗ Phủ có chứa hiện thực và rất nhiều hiện thực,
hiện thực phũ phàng và bi uất, hiện thực cay đắng và tàn bạo. Cũng bởi
ông là một nhà thơ, và cũng bởi cuộc đời đã khiến ông trầm luân trong
những khổ nạn không dứt, thế nên thơ ông quyết liệt hướng về cuộc đời,
về chiến tranh, nạn đói, hướng về những người khốn khổ. Trong bài tiểu
luận này, chúng tôi đã cố gắng hướng tới việc làm rõ giá trị hiện thực
trong thơ Đỗ Phủ, từ những nét đặc trưng của hiện thực ông đã sống đến
những nhân vật điển hình ông đã họa vào thơ. Tuy nhiên, đến cuối cùng
chúng tôi vẫn thấy mình gần như chưa làm được gì, thơ của Đỗ Phủ rõ
ràng và chân thực đến thế, nhưng vẫn khó giải nghĩa. Có thể đó đơn giản
chỉ là cái khó lý giải của cuộc đời ông, vì chúng tôi chưa từng nếm trải
những khốn khổ ông đã kinh qua, không từng nhìn thấy những bi thương
tàn nhẫn ông đã thấy. Như nhà thơ Phùng Quán đã viết trong bài “Đêm
Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe”: 14
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ Thơ ai như thơ ông Lặng im mà gầm
thét Trang trang đều xé lòng Câu câu đều đẫm huyết Thơ ai như thơ
ông Mỗi chữ đều như róc Từ xương thịt cuộc đời Từ bi thương phẫn uất
Thơ ai như thơ ông Kể chuyện mái nhà tốc Vác củi làm chuồng gà
Đọc lên trào nước mắt! Giữa tuyết trong đò con Đỗ Phủ nằm chết đói
Đắp mặt áo bông sờn Kéo hoài không kín gối. Ngàn năm nay sông
Tương Sóng còn nức nở mãi Khóc chuyện áo bông sờn Đắp mặt thơ
chết đói! 15
Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ *Chú giải: (1) Trích dẫn dựa trên bản
thơ của website thivien.com - Trang thơ Đỗ Phủ. (2) Theo thạc sỹ Ngô
Viết Hoàn trong bài nghiên cứu “Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
trong tác phẩm văn chương”. (3) Trong bài “Phụng tặng Vi tả thừa
trượng nhị thập nhị vận” - 奉贈韋左丞丈二十二韻 (4) Bài “Bạch Đế” -
白帝 (5) Lý Bạch 李 白 (701-762) là một trong những nhà thơ danh
tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Quốc nói chung, được

người đời tôn làm “Thi Tiên”. (6) Tháng hai năm 759, quân đội triều
đình nhà Đường đánh bại An Lộc Sơn, thu phục Trường An. Tháng ba
năm 759, bộ tướng của An Lộc Sơn là Sử Tư Minh lại phản công. Quân
triều đình đại bại ở Nghiệp Thành, chết trên mười vạn. Tướng Quách Tử
Nghi phải lui về cố thủ ở Hà Dương. Đường Túc Tông hoảng hốt gấp rút
sai bọn nha lại đi vét lính bắt phu bừa bãi ở các châu huyện đồng thời ra
sức bóc lột dân chúng. Trên đường từ Lạc Dương về Hoa Châu nhậm
chức mới, Đỗ Phủ đã thấy tất cả những thảm trạng nói trên và viết nên 6
bài thơ "Tam lại" và "Tam biệt". "Thạch Hào lại" thường được xem là
bài thơ tiêu biểu nhất trong hai chùm thơ nói trên. (7) “Tam biệt” bao
gồm ba bài thơ Tân hôn biệt 新婚別, Thuỳ lão biệt 垂老別 và Vô gia
biệt 無家別. (8) “Tam lại” bao gồm ba bài thơ Đồng Quan lại 潼 關 吏 ,
Tân An lại 新 安 吏 và Thạch Hào lại 石壕吏. (9) Bài “Tự kinh phó
Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ bách tự” - 自京赴奉先縣詠 懷 五 百
字 Năm trăm chữ vịnh nỗi lo nghĩ trên đường từ kinh đô về huyện
Phụng Tiên. 16

×