Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu chọn và sử dụng thảo dược thay thế kháng sinh bổ sung thức ăn cho lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.75 KB, 85 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Các chất kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi đã được sử dụng
từ những năm 1940 trong khẩu phần ăn của lợn nhằm tăng khả năng sinh
trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và phòng bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiều tác hại của việc bổ sung kháng sinh trong
chăn nuôi t
ới sức khỏe con người như: Tồn dư kháng sinh trong thịt gây hiện
tượng kháng thuốc của vi khuẩn, gây dị ứng và gây ra ung thư cho người tiêu
dùng. Vì vậy, từ ngày 1/1/2006 Liên minh Châu Âu EU đã cấm hoàn toàn việc
bổ sung kháng sinh vào trong thức ăn chăn nuôi như những chất kích thích sinh
trưởng. Tại Việt Nam, kết quả điều tra về tình hình sử dụng kháng sinh trong
thức ăn trong chăn nuôi và tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi cho
th
ấy : Ở các mẫu thức ăn hỗn hợp cho lợn, gà cho thấy có 100 % số mẫu có
sử dụng Oxytetracyclin, 67% có Chloramphenicol, 37% có Olaquindox, 77%
có Dexamethasol. Có 52,17% số mẫu thịt lợn, gà có tồn dư kháng sinh cao
gấp hàng chục tới hàng ngàn lần so với tiêu chuẩn quốc tế[5]. Ở nước ta từ
năm 2002 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã có quyết định cấm
sử dụng một số kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như
:
Chloramphenycol, dimetridazole, metronidazole,…. Trong thời gian tới có thể
thêm nhiều loại kháng sinh bị cấm và tiến tới cấm hoàn toàn các loại kháng
sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Đã có một số nghiên cứu ban đầu về thảo dược có tính kháng khuẩn để
thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi cho thấy các loại kháng
sinh thảo dược có khả năng kích thích tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức
ăn, kích thích hệ thống mi
ễn dịch qua đó làm giảm tỷ lệ vật nuôi mắc bệnh


[19]. Các hợp chất thiên nhiên trong thảo dược có khả năng tạo ra các sản
phẩm thịt có chứa chất chống oxy hóa bền vững và làm tăng thời gian bảo
quản thịt mà không cần sử dụng thêm kháng sinh tổng hợp [63]. Vì vậy, sử
2

dụng thảo dược trong khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ tạo ra các sản phẩm thịt an
toàn, có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng, qua đó nâng cao giá trị của sản
phẩm chăn nuôi. Tuy vậy, khả năng kháng khuẩn của thảo dược phụ thuộc
vào thành phần và hàm lượng của các hợp chất thiên nhiên có tính kháng
khuẩn như alkaloids, carbohydrates, glycosides, flavonoids, saponin, tannin,
terpenoit [33, 42]. Hàm lượng các chất kháng khuẩn thường không ổn định và
ph
ụ thuộc vào nhiều yếu tố như bộ phận thảo dược được thu hái, phương pháp
chế biến và bảo quản, dung môi chiết [13]. Hơn nữa, để có thể sử dụng thảo
dược bổ sung vào thức ăn chăn nuôi cần có phương pháp chế biến phù hợp
đảm bảo dễ sử dụng, giá thành rẻ và còn giữ được hoạt tính kháng khuẩn.
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về kh
ả năng kháng khuẩn invitro của
nhiều loại thảo dược khác nhau. Các nghiên cứu ứng dụng chỉ dừng lại ở việc
sử dụng thử nhiệm các dịch chiết của các thảo dược mà chưa quan tâm đến
sản xuất các chế phẩm có thể sử dụng bổ sung thay thế kháng sinh tổng hợp
trong thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Các nghiên cứu về sử dụng nguồn dược
li
ệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng chưa quan tâm đến vấn đề này.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm sử dụng nguồn dược liệu sẵn có giúp chủ động nguồn kháng sinh, tiết
kiệm chi phí sản xuất trong chăn nuôi, nâng cao giá trị cây thuốc hiện có và
nâng cao hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được các loài thảo dược phổ biến ở tỉnh Phú Thọ có khả năng

kháng khuẩn bổ sung vào thức ăn cho lợn.
- Lựa chọn một số loài thảo dược và phương pháp chế biến phù hợp với
từng loại thảo dược tạo sản phẩm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi lợn.
3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tài nguyên cây thuốc trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tiềm năng về tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Trong tất cả các nền văn hóa của nhân loại từ thời thượng cổ đến nay,
con người vẫn luôn coi trọng cây cỏ như là một nguồn thuốc chủ yếu để chữa
bệnh và bảo vệ sức khỏe,….
Theo thống kê của WHO, đế
n năm 1985 trên thế giới có khoảng 20.000
loài thực vật (bao gồm cả bậc cao và bậc thấp) trong số các loài đã biết, được
sử dụng trực tiếp làm thuốc hoặc là nguyên liệu để cung cấp các hoạt chất tự
nhiên dùng làm thuốc. Hiện nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên thế giới
ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài. Các vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm
lưu vực sông Amazon của châu Mỹ,
Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Phi,… là kho
tàng chứa đựng số lượng loài cây cỏ khổng lồ, cũng như giàu có về tri thức sử
dụng. Ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài thực vật có hoa được
dùng làm thuốc, riêng ở Ấn Độ có 6.000 loài, ở Trung Quốc là 5.136 loài [2].
Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc và bản chất hoá
học của dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn .Nhiều nghiên cứu đã
khẳng định các cây cỏ không chỉ có tính kháng sinh mà còn là một trong những
yếu tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn của thảo dược là do các hợp
chất như: Sulfur, saponin (Allium odium); becberin (Coptis chinensis Franch.);
tanin (Zizyphusjụuba Miller); Mỗi loài cây với từng công năng tác dụng, ở mỗi
địa phương lại được sử dụng theo bản sắc dân tộc riêng [17].

Nhận thức rõ giá trị chữa bệnh của các cây thuốc chính là các hợp chất
tự nhiên có hoạt tính sinh học chứa trong nguyên liệu. Vì vậy, nghiên cứu cây
thuốc theo các nhóm hợp chất được tiến hành và đã thu được nhiều kết quả
khả quan. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này đòi hỏi kinh phí lớn, trang thiết
bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Do vậy, đây là các nghiên
4

cứu được triển khai ở các nước phát triển và một số các nước đang phát triển.
Các cây thuốc chứa các nhóm hoạt chất: Alkaloid, flavonoid, coumarin,…
hiện đang được quan tâm nhiều.
Như vậy, những công trình nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời,
hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, do
sự hạn chế của trình độ khoa học đương thời nên những công trình này chỉ
d
ừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, chưa có cơ
sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học của chúng có tồn tại trong đó
và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Chỉ đến khi khoa học - kỹ thuật
phát triển thì vấn đề này mới được làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với người
bệnh khi sử dụng.
2.1.2. Tiềm n
ăng về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nằm dọc trên bán đảo Đông Dương, kéo dài theo hướng Bắc
Nam với hơn 1.600km trên đất liền, từ 8
o
30’ vĩ độ Bắc ở mũi Cà Mau - tỉnh
Cà Mau đến hang Lũng Cú - tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích phần đất liền là
325.360km
2
. Sự chia cắt mạnh và phức tạp của bề mặt địa hình là nhân tố quan
trọng tạo nên sự đa dạng cao trong bản đồ sinh khí hậu ở Việt Nam. Nằm ở khu

vực Đông Nam Á, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Trong
đó, tính nhiệt đới gió mùa điển hình thấy rõ ở các vùng núi thấp phía Nam và
chuyển dần sang khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi hay gần như á nhiệt đới ở
các vùng núi cao phía Bắc [4].
Tất cả những nhân tố về địa lý, địa hình và khí hậu kể trên,… đã góp
phần tạo nên ở Việt Nam có nguồn tài nguyên động - thực vật phong phú, đa
dạng. Theo ước tính có cơ sở của các nhà khoa học, về thực vật bậc cao có
mạch có tới 12.000 loài. Bên cạnh đó còn 800 loài Rêu, 600 loài Nấm và hơn
2.000 loài Tảo. Trong đó, có rất nhiều loài đã và đang có triển vọng được sử
dụng làm thuốc [6].
5

Viện Dược liệu cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở
2.795 xã, phường, thuộc 351 Huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả
nước, đã có những đóng góp đáng kể trong các điều tra sưu tầm nguồn tài
nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong Y học cổ truyền dân
gian. Kết quả được đúc kết trong “Danh lục cây thuố
c miền Bắc Việt Nam”,
“Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”. Quá trình
điều tra đã xác định ở Việt Nam hiện có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 307 họ,
của 9 ngành và nhóm thực vật bậc cao cũng như bậc thấp kể cả nấm và tảo [7].
2.2. Tổng quan về khả năng kháng khuẩn của thảo dược
2.2.1 Cơ chế kháng khuẩn của các hợp ch
ất thiên nhiên
Đặc tính kháng khuẩn của chất chiết thực vật và tinh dầu được mô tả
bởi nhiều tác giả trong quá khứ nhưng đến nay mới xác định được thành phần
hoạt chất chính, các hoạt chất sinh học cơ bản và mối liên quan giữa hàm
lượng các chất, cấu trúc hóa học, chức năng và cơ chế tác động của các nhóm
chất có trong chất chiết thực vật và tinh dầu [72].
Cấu trúc của màng t

ế bào vi khuẩn được cho là mục tiêu của các hợp
chất thiên nhiên. Nguyên lý hoạt động của các hợp chất thiên nhiên liên quan
tới sự phá hủy màng tế bào chất, làm mất ổn định của kênh vận chuyển proton
(Proton motive force PMF), dòng chảy electron, hoạt động vận chuyển và
đông tụ của tế bào chất. Không phải tất cả các loại thảo dược đều hoạt động
theo một nguyên lý chung cho các mục tiêu cụ thể, một số trườ
ng hợp chịu
ảnh hưởng của các nguyên lý khác [57].
Một đặc tính có vai trò quan trọng tới khả năng kháng khuẩn của một
số tinh dầu đó là việc chứa các hợp chất hydrophobic cho phép tham gia cấu
trúc lipid từ màng tế bào, làm nhiễu động màng tế bào và làm cho chúng dễ bị
thấm qua hơn.
Thành phần hóa học từ tinh dầu cũng tác động vào protein màng tế bào.
Hydrocarbon tuần hoàn tác động vào ATPases, một enzyme trên màng tế bào
6

chất và được bao quanh bởi phân tử lipit. Hơn nữa, hydrocarbon lipid có thể
làm méo mó mối liên kết lipid – protein và cũng có thể hướng mối liên kết
của lipophilic với một phần hydrophobic của protein. Một số loại tinh dầu
kích thích sự phát triển của pseudo – mycelia. Các loại tinh dầu này ảnh
hưởng tới enzyme liên quan tới sinh tổng hợp các hợp chất cấu trúc nên vi
khuẩn [57].
Nhóm hydroxyl (-OH) hiện diện trong thành phần phenolic đóng vai trò
quan trọng liên quan đến hoạt tính kháng khuẩ
n [64] và bất cứ sự thay đổi vị trí
nào của chúng ở bên trong phân tử sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt trong hiệu lực
kháng khuẩn [72]. Tinh dầu là những thành phần thu được từ phương pháp
chưng cất bằng hơi nước, do đặc tính kỵ nước nên chúng không hòa tan trong
nước mà hòa tan trong dung môi hữu cơ. Tinh dầu bao gồm một số lượng lớn
những thành phần riêng biệt, những thành phần này có thể đạt đến 80 – 85%

s
ản phẩm sau chưng cất. Trong khi đó, thành phần thiết yếu có thể chỉ hiện
diện ở một số lượng rất nhỏ, đây chính là phần liên quan đến hoạt tính kháng
khuẩn của tinh dầu [27].
Tuy thành phần trong tinh dầu thì không thay đổi nhưng hàm lượng của
nó có thể thay đổi do điều kiện địa lý hoặc mùa vụ thu hoạch, tinh dầu được
thu hoạch vào mùa hè sau khi ra hoa sẽ có khả năng kháng khuẩn cao hơn khi
thu hoạch vào mùa vụ khác trong năm. Thành phần của tinh dầu còn ảnh
hưởng đến những thành phần khác của thực vật khi đưa vào chiết [13].
Nhiều tác giả cho rằng, tinh dầu có hoạt chất kháng khuẩn thông qua 2
cơ chế cơ bản :
- Liên quan đến đặc tính kỵ nước, cho phép chúng đi vào bên trong tế
bào vi khuẩn thông qua màng phospholipid.
- Liên quan đến khả năng bất hoạt các thụ thể và enzyme trong tế bào
chất của vi khuẩn thông qua những vị
trí tác động chuyên biệt.
7

Từ cơ chế phá vỡ màng tế bào vi khuẩn đã làm thay đổi khả năng thẩm
thấu của màng tế bào gây ra sự mất ion từ bên trong tế bào ra môi trường bên
ngoài. Việc mất ion thường dẫn đến việc mất các thành phần khác của tế bào
chất, từ đó làm mất khả năng chống đỡ và cuối cùng là tế bào bị phá hủy.
Nhóm hydroxyl hiện diện trong thành phần của nhóm phenolic (thymol và
carvacrol) tạo ra hoạ
t lực kháng khuẩn mạnh nhất [72]. Ngoài ra tinh dầu còn
có tác động lên liên kết protein trong màng tế bào chất. Điều này được giải
thích qua cơ chế tác động của phenol lên protein. Đầu tiên những hydrocarbon
có thể tích lũy bên trong màng phospholipid và cản trở sự kết hợp lipid với
protein ; trên khía cạnh khác carbohydrate hòa tan trong chất béo có thể tác
động trực tiếp với phần kỵ nước của protein [13]. Những tác giả khác cũng cho

rằng, hoạt tính của tinh dầu là làm cản trở
enzyme của tế bào hoạt động. Tinh
dầu đóng vai trò kiểm soát năng lượng hoặc quá trình tổng hợp cấu trúc của tế
bào vi khuẩn [27].
Silva đã mô tả một vài hợp chất và cơ chế kháng khuẩn của chúng như
sau [57]:
Carvacrol và Thymol: Thymol có cấu trúc hóa học đơn giản hơn
carvacrol. Tuy nhiên, chúng khác nhau bởi vị trí nhóm hydroxyl trên vòng
phenolic. Cả hai hợp chất này đều làm cho màng tế bào dễ bị thấm qua. Cấu
trúc hóa học của chúng làm tan rã màng ngoại bào của vi khu
ẩn gram (-), giải
phóng lipopolysaccharides (LPS) và tăng khả năng thấm của màng tế bào chất
và ATP. Sự có mặt của magie chloride không ảnh hưởng tới hoạt động này.
Eugenol: nồng độ eugenol khác nhau ngăn cản sản sinh men amylase
và protease ở B.cereus. Hơn nữa, cũng ghi nhận hiện tượng phân hủy và tiêu
biến tế bào.
p-Cymece là tiền chất của carvacrol, hợp chất hydrophobic này kích
thích mạnh hơn tới màng tế chất so với carvacrol.
8

Carvone: Khi thử với nồng độ cao hơn nồng độ kháng tối thiểu,
carvone hòa tan theo gradien pH và khả năng của màng tế bào. Sự sinh trưởng
của E.coli, S. thermophilus và Lactococcus lactic có thể giảm phụ thuộc vào
nồng độ của carvone.
Cinnamaldehyde được biết đến như là chất kháng E.coli và
S.typhimurium ở nồng độ thấp hơn cả carvanol và thymol. Tuy nhiên, hợp
chất này không hòa tan màng tế bào cũng như làm suy yếu ATP dịch n
ội bào.
Nhóm carbonyl có ái lực với protein, ngăn cản hoạt động của men decarboxyl
amino acid trong vi khuẩn E.aerogenes.

2.2.2. Các hợp chất thiên nhiên có tính kháng khuẩn có trong thảo dược
Đến ngày nay, nhiều loại hợp chất thiên nhiên có hoạt tính kháng vi sinh
vật đã được phân lập và được sử dụng làm thuốc hoặc chuyển hóa thành các
dẫn xuất khác có hoạt tính cao hơn. Các nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt
tính kháng vi sinh vật điển hình là alkaloid, acetylene, coumarin, flavonoid và
isoflavonoid, terpenoid, [64]. Tùy theo cấu trúc hóa học mà các hợp chất
thiên nhiên có hoạt tính khác nhau. Thông th
ường, các hợp chất thiên nhiên
được coi là có hoạt tính kháng vi sinh vật một cách hiệu quả khi nồng độ kiềm
khuẩn tối thiểu từ 0,02 – 10 µg/mL [51].
2.2.2.1. Các hợp chất alkaloid
Hợp chất alkaloid đầu tiên được phân lập từ cây anh túc (Papver
somniferum) và được sử dụng làm thuốc giảm đau, ức chế thần kinh trung
ương là morphine (2). Đến nay nhiều hợp chất alkaloid khác đã được phân lập
và có nhiều hoạt tính kháng vi sinh vật khác nhau. Điển hình là canthin-6-one
(3) đượ
c biết đến các loài Allium neapolitanum, Zanthoxylum chiloperone có
khả năng kháng nhiều chủng vi sinh vật như Aspergillus niger, Candida
albicans với giá trị MIC từ 1,66 đến 10,12 mg/mL. Hợp chất canthin-6-one
(3) và 8-hydroxycanthin-6-one (4) từ loài Allium neapolitanum có khả năng
9

kháng vi sinh vật kiểm định Staphylococcus aureus 1199B và S. aureus
XU212 với giá trị MIC 8,0 mg/mL [51].

(2) (3) (4)
2.2.2.2. Các hợp chất acetylene
Các acid béo đã được biết đến với nhiều hoạt tính kháng khuẩn và kháng
nấm từ nhiều thế kỷ trước. Thông thường các acid béo có chứa liên kết đôi,
liên kết ba có hoạt tính mạnh hơn acid béo no.


(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
Acid béo (5)-(8) có hoạt tính kháng khuẩn với giá trị MIC 0,21-7,8
µg/mL. Trong khi đó acid béo (9) lại không thể hiện hoạt tính kháng khuẩn.
Trong đó hợp chất (8) có hoạt tính mạnh hơn cả với giá trị MIC 0,21-
0,97µg/mL và thường được sử dụng làm chất đối chứng trong các phép thử
hoạt tính kháng khuẩn đối với vi nấm Candida albicans và Aspergillus
fumigates [51].
2.2.2.3. Coumarin
10


(10)
Coumarin là nhóm các hợp chất điển hình có trong các loài thuộc họ
Rutaceae. Đây không phải là nhóm các hợp chất kháng khuẩn điển hình, tuy
nhiên hợp chất amino-coumarin, 7-amino-4-methylcoumarin (10) được phân
lập từ loài Ginkgo biloba có khả năng kháng vi khuẩn và vi nấm in vitro đối
với chủng Staphylococcus aureus, Escherichia coli (với giá trị MIC 10
µg/mL), kháng chủng Salmonella typhimurium (MIC 15 µg/mL), Salmonella
enteritidis (MIC 8,5 µg/mL), Aeromonas hydrophila (MIC 4 µg/mL), và vi
nấm Candida albicans (MIC 15 µg/mL) [51].
2.2.2.4. Flavonoid và isoflavonoid

(11) (12) (13)
Flavonoid là một trong nhóm các hợp chất thiên nhiên thứ cấp phổ biến
nhất và được tìm thấy trong nhiều loài thực vật khác nhau có tác dụng ngăn

cản tia UV và thể hiện hoạt tính chống oxi hóa rất tốt. Bên cạnh đó, nhiều hợp
chất flavonoid còn có hoạt tính kháng khuẩn. Apigenin (11) từ loài
Scutellaria barbata (Lamiaceae), có khả năng chống lại 20 loài MRSA. Hợp
chất dimer hóa của (11), amentoflavone (12) từ loài Selaginella tamariscina
có hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với các chủng vi nấm C. albicans, S.
cerevisiae và T. beigelii với giá trị MIC 5 µg/mL. Một hợp chất khác là
11

kaempferol (13) được phân lập từ dịch chiết methanol của loài Vismia
laurentii, có khả năng ức chế hai chủng vi khuẩn Gram (-) và bốn chủng vi
khuẩn Gram (+) với giá trị MIC 2,4 µg/mLvà còn có hoạt tính kháng nấm
Candida glabrata với giá trị MIC 4,8–9,7 µg/mL [51].
2.2.2.5. Terpenoid
Terpenoid là nhóm các hợp chất thiên nhiên thứ cấp được cấu tạo bởi các
đơn vị isoprene. Các hợp chất mono-, diterpenoid thường có trong các loại
tinh dầu và có nhiều hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm.
(14) (15)

(16) (17)
Hợp chất sesquiterpene xanthorrhizol (14), được phân lập từ dịch chiết
ethanol của loài Curcuma xanthorrhiza, có khả năng kháng khuẩn Bacillus
cereus, Clostridium perfringens, Listeria monocytogenes, Staphylococcus
aureus, Salmonella typhimurium, và Vibrio parahaemolyticus với giá trị MIC
8,0–16,0 µg/mL. Cinnamodial (15), là một diterpenoid được phân lập từ lá
và vỏ của loài Pleodendron costaricense, có hoạt tính mạnh đối với chủng
Alternaria alternata (MIC 3,9 µg/mL). Từ loài Plectranthus saccatus đã phân
lập được Coleon U (16) có hoạt tính đối với chủng B. subtilis và
Pseudomonas syringae với giá trị MIC tương
 ứng 3,13; 6.25 µg/mL và
coleon U quinone (17) có hoạt tính cao đối với chủng P. syringae với giá trị

MIC 3,13 µg/mL [51].
12

2.3. Phương pháp nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của thảo dược
2.3.1. Phương pháp tách chiết các hợp chất thiên nhiên trong thảo dược
Tất cả cơ thể sống cần chuyển đổi và chuyển hóa qua lại một số lượng
lớn các hợp chất hữu cơ để sống, phát triển và sinh sản. Nhóm các hợp chất
carbohydrate, protein, chất béo và acid nucleic cần thiết cho sự sống của tất cả
các sinh vậ
t gọi là hợp chất trao đổi sơ cấp (primary metabolite). Nhóm các
hợp chất hữu cơ có phân tử khối nhỏ hơn (M < 2000 u) có trong các loài riêng
biệt, thường có hoạt tính sinh học, đặc trưng về sinh thái học và không cần
thiết cho sự sống, sự phát triển của sinh vật gọi là hợp chất trao đổi thứ cấp
(secondary metabolite) [48, 61].
Các hợp chất thứ cấp với nhiều loại nhóm chức khác nhau và có độ phân
c
ực khác nhau. Thường gặp trong thực vật là sáp, acid béo, polyacetylene,
terpenoid, steroid, các loại tinh dầu, hợp chất phenol, alkaloid và các dẫn xuất
glycosid [54]. Nhiều hợp chất thứ cấp từ thực vật có hoạt tính sinh học quý
giá như hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào, chống khối u, chống oxi hóa,
làm chất dẫn dụ giới tính, đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm nghiên cứu. Tuy nhiên nhóm các hợp chất này với đặc điểm phân tử khối
nhỏ
, tính chất hóa học đa dạng, khác biệt nên cần có các phương pháp khác
nhau để chiết tách chúng trong các điều kiện nhiệt độ, dung môi phù hợp.
2.3.1.1. Xử lý mẫu thực vật sau khi thu hái
Việc thu hái mẫu thực vật cần căn cứ theo mục đích nghiên cứu và đặc
điểm thực vật của cây trên cơ sở các tài liệu tham khảo đã công bố nếu có về
họ, chi hoặc loài nghiên cứu để lựa ch
ọn các bộ phận của cây như lá, vỏ, thân

cây, quả, hạt, rễ, … Thông thường thực vật được thu hái phải có độ tuổi nhất
định, đủ độ già để có hàm lượng chất cao nhất trong các bộ phận của cây.
Mẫu thực vật sau khi thu hái được rửa sạch nếu cần và thường được làm
khô bằng cách sấy ở nhiệt độ không quá 60
o
C nhằm diệt các nấm, men có
13

trong cây [12]. Việc sấy khô mẫu thực vật cũng cần phải đảm bảo không làm
biến đổi các thành phần hóa học trong cây; tránh sấy ở nhiệt độ quá cao có thể
dẫn đến làm thăng hoa một số loại chất hoặc biến đổi một số hợp chất trong
cây thành các hợp chất khác. Tránh phơi khô mẫu thực vật dưới ánh sáng mặt
trời vì tia tử ngoại có thể kích thích một số ph
ản ứng hóa học dẫn đến làm
thay đổi thành phần hóa học của cây. Trong một số trường hợp mẫu cây được
làm khô bằng cách đưa vào các phòng hút ẩm trong thời gian khoảng 1 tuần ở
điều kiện nhiệt độ phòng. Mẫu cây sau khi làm khô được nghiền nhỏ thành
bột rồi ngâm chiết với dung môi thích hợp hoặc bảo quản trong túi nilon kín ở
điều kiện nhiệt độ thấp. Việc nghiền nhỏ m
ẫu thực vật làm phá vỡ màng tế
bào thực vật (cellulose) giúp cho dung môi dễ thấm vào bột cây từ đó có thể
chiết tách tối đa các hợp chất thứ cấp trong cây.
Trong một số trường hợp cần khảo sát mẫu cây tươi hoặc khi hàm lượng
nước trong cây rất lớn, khó có thể làm khô mẫu cây thì mẫu cây tươi được
nghiền nhỏ rồi ngâm chiết với dung môi MeOH, EtOH, … hoặc cũng có thể
đưa luôn dung môi ngâm chiế
t vào hỗn hợp mẫu cây khi say nghiền nhỏ mẫu.
Khi cần thu lấy tinh dầu từ mẫu thực vật nên tiến hành với mẫu cây tươi
vì tinh dầu dễ bay hơi khi tiến hành sấy mẫu ở nhiệt độ cao.
2.3.1.2. Lựa chọn dung môi thích hợp để chiết tách

Phương pháp truyền thống chủ yếu dựa vào việc sử dụng nước
nóng/lạnh, cồn và hỗn hợp cồn-nước để
chiết tách mẫu thực vật. Dung môi có
thể được đun sôi rồi đổ vào nguyên liệu hoặc đun trực tiếp nguyên liệu với
dung môi (giống như sắc thuốc). Dung môi được lựa chọn để chiết tách phải
đảm bảo yêu cầu có độ độc thấp, khả năng cháy nổ thấp, giá thành không quá
cao và đặc biệt phải thu hồi lại được bằng quá trình chưng cất.
Quá trình chiết tách có thể một ph
ần hoặc toàn bộ. Việc lựa chọn dung
môi thường được quan tâm tới khả năng có khả năng chọn lọc đối với chất
14

cần chiết tách. Trong quá trình chiết tách chọn lọc, dung môi được lựa chọn
với độ phân cực thích hợp theo nguyên tắc “chất giống nhau dễ tan vào nhau”.
Theo nguyên tắc này, các dung môi kém phân cực được sử dụng để chiết tách
hầu hết các hợp chất ưa dầu như alkane, acid béo, chất màu, sáp, sterol, và
một số terpenoid, alkaloid, coumarin. Các dung môi có độ phân cực trung
bình được sử dụng để chiết tách nhóm chất có độ phân cực trung gian như
một số alkaloid, flavonoid; các dung môi có
độ phân cực cao hơn được sử
dụng để chiết tách các hợp chất có tính phân cực cao như các flavonoid
glycoside, tannin, và một số alkaloid. Nước thường ít được sử dụng ban đầu
để chiết tách các hợp chất tan được trong nước như tannin, glycoside, alkaloid
bậc 4, … do nước khó chưng cất để làm khô cặn chiết. Trong quá trình chiết
tách từng phần cũng có thể sử dụng lần lượt các dung môi với độ phân cực
tăng dầ
n như chiết ban đầu với n-hexane, rồi tiếp với dichlomethane,
methanol, …[54].
Trong quá trình chiết tổng, dung môi hữu cơ phân cực như methanol,
ethanol hoặc hỗn hợp alcohol-nước được sử dụng để chiết tách phần lớn các

hợp chất thiên nhiên. Điều này dựa trên khả năng dung môi alcohol làm tăng
tính thấm của màng tế bào từ đó cho phép chiết tách phần lớn các hợp chất có
độ phân cực từ cao đến thấ
p [54].
Bên cạnh việc sử dụng các dung môi có độ phân cực khác nhau, một số
nhóm chất như alkaloid có thể được phân tách ra khỏi nhóm hợp chất không
phải alkaloid bằng cách dùng dung dịch acid HCl để chuyển hóa alkaloid
thành muối amoni hòa tan trong nước rồi kiềm hóa phần dung dịch nước để
thu lại các hợp chất alkaloid.
2.3.1.3. Các phương pháp chiết tách hợp chất thiên nhiên từ thực vật
* Phương pháp chiết rắn – lỏng
15

Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng để chiết tách hợp chất thiên
nhiên từ thực vật, gồm có chiết ngâm dầm, chiết ngấm kiệt, chiết bằng máy
Soxhlet, …
* Phương pháp chiết ngâm dầm
Đây là phương pháp phổ biến nhất trong việc chiết tách hợp chất thiên
nhiên. Mẫu thực vật được nghiền nhỏ rồi đưa vào bình thủy tinh hoặc bình
thép không gỉ. Tránh dùng bình nhựa vì dung môi ngâm chiết có th
ể hòa tan
một số thành phần trong nhựa lẫn vào dịch chiết. Dung môi được đưa vào
bình ngâm chiết sao cho toàn bộ mẫu thực vật chìm trong dung môi. Để yên
trong thời gian khoảng 24 h hoặc kết hợp với đưa bình ngâm chiết vào hệ
thống siêu âm. Sau đó cho hỗn hợp ngâm chiết qua phễu lọc có giấy lọc hoặc
vải, lọc lấy phần dung dịch. Mẫu thực vật lại tiếp tục được ngâm chiết v
ới
dung môi. Quá trình ngâm chiết này thường được thực hiện khoảng 4-5 lần.
Chưng cất dịch chiết dưới áp suất giảm thu được các cặn dịch chiết tương
ứng. Dung môi ngâm chiết được thu hồi để thực hiện quá trình ngâm chiết

tiếp theo.
Phương pháp chiết ngấm kiệt
Trong phương pháp này, mẫu thực vật đã nghiền nhỏ được đưa vào bình
thủy tinh hình trụ đứng (bình ngấm kiệt) có khóa van để
điều chỉnh tốc độ
dung dịch chảy ra. Phía dưới bình ngấm kiệt là bình hứng dung dịch chiết và
phía trên bình ngấm kiệt là bình dựng dung môi ngâm chiết.
Dung môi ngâm chiết được đưa từ từ vào bình ngấm kiệt sao cho mẫu
thực vật được ngấm đều dung môi (nóng hoặc nguội). Để yên một thời gian
khoảng 24h. Sau đó mở van bình ngấm kiệt cho dung dịch chiết chảy ra, đồng
thời mở khóa van bình đựng dung môi ngâm chi
ết sao cho tốc độ dung dịch
chảy ra bằng tốc độ dung môi ngâm chiết đưa vào. Ưu điểm của phương pháp
này là ít tốn công hơn, là quá trình chiết liên tục nên hiệu quả chiết cao.
16

* Phương pháp chiết bằng máy Soxhlet
Phương pháp chiết này được thực hiện bằng máy Soxhlet gồm có 3 bộ
phận chính là bình cầu chứa dung môi chiết, hệ thống chứa mẫu thực vật phía
trên bình cầu có đường dẫn hơi dung môi từ bình cầu lên và đưa dung dịch
chiết xuống bình cầu, phía trên cùng là hệ thống sinh hàn làm lạnh tránh dung
môi thoát ra bên ngoài. Khi đun nóng bình cầu, dung môi bay hơi lên bình
ngưng chứa mẫu chất, hòa tan chất cần chiết rồi chuy
ển xuống bình cầu. Hơi
dung môi từ bình cầu lại bay lên tiếp tục quá trình chiết tách. Khi quá trình
chiết tách hoàn thành, cô cạn dung dịch ở bình cầu thu được cặn chiết tương
ứng [12].
Ưu điểm của phương pháp này là tốn rất ít dung môi cần ngâm chiết.
Không tốn công ngâm chiết và lọc dung dịch chiết như phương pháp ngâm
dầm và ngấm kiệt. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là mẫu thực

vật thực hi
ện mỗi lần chiết tách là nhỏ. Trong quá trình chiết, các hợp chất
chiết ra từ thực vật lưu trữ lại trong bình cầu, khi đun nóng có thể bị phân hủy
bởi nhiệt.
* Phương pháp chiết bằng lôi cuốn hơi nước
Phương pháp này được sử dụng để chiết các hợp chất dễ bay hơi như
tinh dầu. Trong phương pháp này, mẫu thực vật thường ở dạng tươi,
được
nghiền nhỏ rồi cho vào bình cầu có đun nóng và có đường dẫn ống hơi nước
sục vào bình. Đun nóng đồng thời bình cầu chứa mẫu thực vật và nồi cung
cấp hơi nước. Các hợp chất tinh dầu sẽ bị cuốn theo hơi nước qua ống dẫn hơi
ngưng tụ ở bên ngoài (ống gạn). Tinh dầu thường kém tan trong nước, tạo
phân lớp có thể tách riêng ra khỏi lớp n
ước được bằng cách chiết. Thường
thêm diethyl ether để chiết hết cả phần nhỏ tinh dầu tan trong lớp nước. Làm
khan dịch chiết ether rồi chưng cất đuổi ether thu được tinh dầu.

17

* Phương pháp chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn
Đây là phương pháp chiết hiện đại, sử dụng một số chất có khả năng ở
trạng thái siêu tới hạn khi hợp chất đó có nhiệt độ và áp suất cao hơn giá trị
tới hạn mà ở đó chất tồn tại ở trạng thái khí và lỏng với nồng độ như nhau.
Chất lỏng siêu tớ
i hạn thường được sử dụng là CO
2
do chất này có áp suất và
nhiệt độ tới hạn thấp (304,1 K; 73,8 bar), giá tiền rẻ, không độc hại và thân
thiện với môi trường. Khi chiết bằng chất lỏng siêu tới hạn CO
2

, giảm áp suất
thì dung môi bay hơi và thu được cặn chiết tương đối sạch. Cách này cho
phép chiết các hợp chất nhạy cảm với nhiệt độ như hoa bia. Hợp chất taxol là
một diterpene phức tạp từ loài thông đỏ (Taxus brevifolia) được sử dụng làm
thuốc chữa trị nhiều loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thử cổ tử cung
cũng đã được chiết tách bằng chất lỏ
ng siêu tới hạn CO
2
(thu được khoảng
25% từ vỏ cây thông đỏ) và cho phép thu tới 50% khi sử dụng chất lỏng siêu
tới hạn CO
2
có thêm ethanol [54].
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là cần thiết bị tạo chất lỏng
siêu tới hạn hiện đại, đắt tiền, chi phí cao.
Phương pháp chiết lỏng – lỏng
Phương pháp này thường được sử dụng để phân bố cặn chiết với các
dung môi có độ phân cực khác nhau. Thường cặn chiết methanol của mẫu
thực vật ở dạng sền sệt được hòa tan vào một lượng l
ớn nước rồi sử dụng các
dung môi không hòa tan trong nước có độ phân cực tăng dần như n-hexane,
dichlomethane, ethyl acetate, … để phân tách cặn chiết tổng ban đầu thành
các phân đoạn có chứa các lớp chất có độ phân cực khác nhau.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là phải lắc hỗn hợp chiết nhiều
lần nên có hiện tượng tạo nhũ tương, khó phân tách thành hai lớp riêng biệt.
18

2.3.2. Phương pháp đánh giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo
dược
2.3.2.1. Phương pháp khuếch tán trên thạch

* Phương pháp sử dụng khoanh giấy
Việc sử dụng khoanh giấy kháng sinh trên bề mặt đĩa thạch để đánh giá
khả năng kháng khuẩn được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước và đã
được cải tiến nhiều. Hiện nay kỹ
thuật này vẫn được sử dụng nhiều để đánh
giá khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược. Phương pháp này bao
gồm các bước: đĩa thạch được cấy vi khuẩn sau đó đặt khoanh giấy thấm dịch
chiết lên bề mặt đĩa thạch. Lượng vi khuẩn được cấy ở nồng độ 10
6
CFU/ml
(CFU: Colony Forming Unit, hay đơn vị khuẩn lạc). Đường kính khoanh giấy
thấm khoảng 6 mm được thấm dịch chiết trước hoặc sau khi đặt lên môi
trường thạch Muller Hinton. Sau đó đĩa thạch được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ
và thời gian thích hợp ( từ 25 đến 37 độ C và từ 18 đến 48 giờ). Đánh giá khả
năng kháng khuẩn qua đường kính vô khuẩn xung quanh khoanh giấy. Đường
kính vô khuẩn được đo trên vùng xung quanh khoanh giấy n
ơi lượng vi khuẩn
mọc giảm 80% so với khu vực xa khoanh giấy và có thể phân biệt được bằng
mắt thường [69].
* Phương pháp đục lỗ thạch
Phương pháp này cơ bản giống với phương pháp sử dụng khoanh giấy.
Điểm khác duy nhất là thay bằng dùng khoanh giấy thấm dịch chiết, người ta
đục một lỗ trên đĩa thạch đường kính khoảng 6-8 mm để cho dịch chiết vào,
mỗi lỗ có th
ể chứa từ 0,05 đến 0,1 ml dịch chiết.
2.3.2.2. Phương pháp pha loãng trong môi trường lỏng
Đây là phương pháp quan trọng, cho phép đánh giá định lượng nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh hay dịch chiết đối với vi khuẩn. Trong
phương pháp này, kháng sinh hoặc dịch chiết được pha loãng theo cơ số 2
19


bằng môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Vi khuẩn giống được pha sẵn ở nồng độ
10
6
CFU/ml và được cho một lượng đồng đều vào môi trường nuôi cấy có
kháng sinh hay dịch chiết ở các nồng độ khác nhau. Phương pháp này có thể
thực hiện trên phiến có nhiều giếng nuôi cấy hoặc trên ống nghiệm. Với
phương pháp sử dụng phiến nuôi cấy dung tích 0,2 ml/giếng thường kết hợp
với máy đọc độ cản quang và dùng thuốc thử như INT (một dạng muối của
tetrazolium) để đọc kết quả
. Còn phương pháp sử dụng ống nghiệm thì có thể
kiểm tra độ đục của môi trường nuôi cấy và đọc kết quả bằng mắt thường, tuy
nhiên phương pháp này cần nhiều môi trường nuôi cấy hơn. Ở nồng độ kháng
sinh hay dịch chiết thấp nhất nào bắt đầu có sự suy giảm mạnh sự mọc của vi
khuẩn thì được xác định là nồng độc ức chế tối thiểu [69].
2.3.2.3. Phương pháp pha loãng trong môi trường thạch
Phương pháp pha loãng trong môi trường thạch được tiến hành trên đĩa
thạch với nồng độ dịch chiết khác nhau. Để chuẩn bị các đĩa thạch này, thạch
chứa môi trường nuôi cấy được làm tan chảy và hấp khử trùng, hạ nhiệt độ
xuống và giữ trong nước nóng 50 độ C. Dịch chiết được bổ sung vào môi
trường thạch ở các nồng độ khác nhau bằng cách sử dụng chính môi trườ
ng
thạch còn tan chảy để pha loãng theo cơ số 2 sau đó đổ ra đĩa. Các đĩa thạch
nuôi cấy chứa dịch chiết ở nồng độ khác nhau được để đông cứng và khô bề
mặt sau đó cấy vi khuẩn trải đều trên bề mặt thạch. MIC được xác định ở
nồng độ dịch chiết thấp nhất trong môi trường thạch mà ở đó ức chế hoàn
toàn sự hình thành khuẩ
n lạc hoặc có số khuẩn lạc rất ít hơn 4 trên một đĩa
thạch đường kính 90 mm [11].
2.4. Tổng quan vể khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược

trong nghiên cứu
2.4.1. Khả năng kháng khuẩn của tỏi
20

Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. Theo Đỗ Tất Lợi (2006),
thành phần hóa học chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh có lên là alixin
(C
6
H
10
OS
2
) có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với vi khuẩn Staphyllococcus,
thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, trực khuẩn sinh bệnh bạch hầu và vi
khuẩn gây thối. Trong tỏi không có chất alixin ngay mà có axit amin allin.
Khi chịu các tác động vật lý như thái, băm, nghiền thì aliin bị men alinaza
phân giải mới tạ ra alixin trong tỏi
Alixin tinh khiết là một chất dầu không màu, hòa tan trong cồn,
benzene, ete, dịch nước không ổn định dễ bị thủy phân, có mùi như tỏi, kích

ng da nhưng không có mùi hôi như tỏi. Chất alixin nhanh chóng bị nhiệt làm
mất tác dụng, gặp kiềm bị mất tác dụng, axit nhẹ ít bị ảnh hưởng
Alixin dễ mất oxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta
cho rằng tác dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử oxy trong phân tử.
Alixin cũng dễ kết hợp với một axit amin có gốc SH là xystein để cho một
hợp chất mới. Gốc SH được coi là nguyên nhân gây kích thích sinh sản của vi
khuẩn. Do vậ
y, tỏi ức chế khả năng sinh sản của vi khuẩn bằng cách phá hoạt
khâu SH của xystein.
Đã có nhiều báo cáo khẳng định khả năng kháng khuẩn của tỏi với vi

khuẩn, virut và nấm [47]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Loan cho biết,
allicin trong cao tỏi có MIC đối với S.aureus lần lượt là 0,21 µg/ml và 0,39
µg/ml khi không hoặc có gia nhiệt với bột tỏi ; tương tự MIC với E.coli lần
lượt là 0,28 và 0,47 µg/ml. Sử dụng ph
ương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch
cho thấy, cao tỏi có đường kính vòng vô khuẩn đối với S.aureus lần lượt là
34,5 mm và 14,2 mm khi không gia công và có gia công nhiệt với bột nghệ.
Tương tự, khi thử với vi khuẩn E.coli có đường kính vòng vô khuẩn lần lượt
là 27,67 mm và 10,46 mm khi không gia công và có gia công nhiệt với bột tỏi
[9]. Dịch ép từ củ tỏi có khả năng kháng được vi khuẩn Vibrio vulnificus gây
bệnh lở loét trên cá bống bớp. Dịch ép từ củ
tỏi với tỉ lệ 1: 1 (1 g tỏi : 1 ml
21

nước) có hoạt tính kháng khuẩn lớn hơn erythomycin và tetracylin [3]. Dịch
chiết tỏi cho thấy, 1mg allicin từ dịch chiết tỏi có hoạt tính tương đương 16
UI penicillin. Dịch chiết tỏi cũng cho thấy khả năng kháng với nhiều loại vi
khuẩn khác nhau như: Helicobacter pylori, Bacillus subtilis, E.coli,
Flavobacterium sp., Listeria moonocytogenes, Pseudomonas aeruginosa, S.
Typhimurium, S.aureus và Vibrio parahaemolyticus. Tuy nhiên báo cáo cũng
cho biết, hoạt tính của dịch chiết cũng tùy thuộc và phương pháp chiết [43].
Chu Mạnh Thắng cho biết, các giống tỏi khác nhau có độ
nhạy cảm với vi
khuẩn S.aureus và E.coli khác nhau. Tỏi trắng Trung Quốc có độ nhạy cảm
lớn nhất với vi khuẩn S.aureus nhưng ít nhạy cảm nhất với vi khuẩn E.coli.
Ngược lại, tỏi tía kháng mạnh nhất với vi khuẩn E.coli và yếu nhất với
S.aureus[14].
2.4.2. Khả năng kháng khuẩn của hành
Hành ta có tên khoa học là Allium fistulosum. Theo Đỗ Tất Lợi (2006),
trong hành có axit maclic, phytin và alylsunfit. Trong hành có chứ

a tinh dầu,
trong đó kháng sinh alixin là thành phần chủ yếu của tinh dầu hành. Hành
được dùng để kích thích thần kinh, tăng bài tiết dịch tiêu hóa. Tinh dầu hành
có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài để chữa mụn nhọt, dịch hành dùng
chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi. Parmar và Rawat
cho biết, các thành phần hóa học có trong hành được cho là có khả năng
kháng viêm, chống cholesterol, ung thư, oxi hóa…Tăng cường sử dụng hành
trong khẩu phần ăn làm giảm nguy cơ bị bệnh tim m
ạch và ung thư vòm
họng[47]. Hành có hoạt tính kháng khuẩn mạnh với S.aureus và E.coli. Hoạt
tính kháng khuẩn của hành yếu hơn tỏi [14].
2.4.3. Khả năng kháng khuẩn của riềng
Riềng có tên khoa học là Alpinia officinarum Hance. Trong riềng có từ
0,5 – 1,5% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh có mùi long não trong đó
chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có một
22

số hợp chất như: galangola – chất dầu có vị cay, ba chất có tinh thể là dẫn
xuất của flavon không có vị chiếm khoảng 0,1% là: galangin C
15
H
10
O
5
,
alpinin C
17
H
16
O

6
và kaempferit C
16
H
12
O
6
(1-3 dioxy-4-metoxyflavonon).
Trong thân rễ riềng có 49 hợp chất, chiếm 99,21% dầu riềng đã được nhận
diện. Trong đó, một số hợp chất quan trọng là 1,8-cineole (55,39%), ∆
3
-
carene (8,96%), β-pinene (4,29%), camphene (2,81%), limonene (2,8%),
isocaryphyllene (2,52%), camphor (2,35%), α-pinene (2,27%), γ-terpinene
(2,23%) và γ-cadinene (2,17%) [73]. Nghiên cứu cũng cho biết, dầu riềng có
khả năng kháng mạnh với các loại vi khuẩn Gram dương S.aureus và Bacillus
subtilis, vi khuẩn Gram âm là E.coli, Klebsiella pneumoniace và S. typhi,
nấm. Zhang đã tìm thấy 3 hợp chất thuộc nhóm diarylheptanoids có khả năng
kháng mạnh với vi khuẩn Helicobactor pylori (Hp): với dòng Sydney MIC là
9-12 µg/ml, dòng Hp-F44 có giá trị MIC là 25-30 µg/ml [71]. Nghiên cứu về
khả năng kháng khuẩn của dịch chiết c
ủa riềng trong methanol 95% và n-
butanol cho biết dịch chiết của riềng có sức kháng mạnh nhất với vi khuẩn
E.coli và thấp nhất với các vi khuẩn Bacillus subtilis, S.aureus, Micrococcus
roseus. MIC của dịch chiết thân rễ riềng với các loại vi khuẩn đều đạt mức 75
µg/ml. Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết riềng trong các dung môi đều
mạnh hơn so với kháng sinh đối chứng là ampicillin. Ngoài ra, dịch chiết
riềng cũng có tính kháng mạnh với n
ấm là Candida albicans, Candida
trobicals, Creptococcus neoformans, Alternerria solani, Fusarium

oxosporium, Aspergillus niger. Dịch chiết thân dễ riềng có tính kháng nấm
mạnh hơn chất kháng nấm là Amphotericin B [37].
2.4.4. Khả năng kháng khuẩn của gừng
Gừng có tên khoa học là Zingiber offcinale Rose được trồng phổ biến ở
nước ta. Theo Đỗ Tất Lợi, gừng có từ 2-3% tinh dầu, nhựa dầu (5%), chất béo
(3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola. Tinh
dầu gừng có tỷ trọng 0,878, độ sôi từ 150 đến 200
0
C. Tinh dầu gừng có α
23

camphen, β phelandren, zingiberen C
15
H
24
, rượu sesquitecpen, xitrala
bocneola và geraniola. Dựa vào hiểu biết về cấu tạo hóa học của gừng nên dễ
thấy gừng có vị cay [10].
Gừng có nhiều tác dụng dược lý khác nhau như chống ung thư, chống
nôn, chống đông máu, chống nhiễm trùng, chống oxi hóa, giảm đau, kháng
khuẩn, tốt cho tim mạch, dạ dày, tăng cường miễn dịch, chống viêm khớp,
tăng cường miễn dịch… Trong đó, gừng có hoạt tính kháng khuẩn m
ạnh và
nhạy cảm với nhiều loại vi khuẩn khác nhau[50]. Gừng có khả năng kháng
mạnh với các loại vi khuẩn Klebsiella pneumoniae , Proteus vulgaris,
Streptococcus pyogenes và Staphylococcus aureus [58]. Dịch chiết của gừng
trong nước có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn các loại kháng sinh thông
thường như Chloromphenicol, Gentamicin. Dịch chiết của gừng trong các
dung môi khác nhau có khả năng kháng khuẩn khác nhau với vi khuẩn gây
bệnh [21]. Dịch chiết trong cồn của gừng kháng với E.coli ở nồ

ng độ từ 5,0
đến 20 mg/ml
-1
, với Pseudomonas aeruginosa ở nồng độ từ 1,25 đến 20
mg/ml
-1
[24]. Dịch chiết của gừng có khả năng kháng được các loại vi khuẩn
kháng đa thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus,
Escherichia coli và Salmonella typhi [18]. Dịch chiết của gừng trong dung
môi cồn methanol và dung môi n-hexane có khả năng kháng khác nhau với
các vi khuẩn gram (-) và gram (+), trong đó dịch chiết trong dung môi
methanol có khả năng kháng khuẩn mạnh hơn trong dung môi n-hexane.
Gừng có khả năng kháng với vi khuẩn gram dương mạnh hơn với vi khuẩn
gram âm [31].
2.4.5. Khả năng kháng khuẩn của ngh

Nghệ có tên khoa học là Curcuma longa L. (Curcuma domestica Lour)
thuộc họ Gừng Zingiberaceace. Trong nghệ gồm một số hợp chất như: (1)
Chất màu curcumin chiếm 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong
nước, tan trong rượu, ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục.
24

Curcumin tan trong axit màu đỏ tươi, trong kiềm màu đỏ máu rồi ngả tím, tan
trong chất béo. Curcumin chính thức (còn gọi là curcumin I) chiếm 60% , là
một dãy dixeton đối xứng không no, có thể coi là diferuloyl-metan (axit
ferulic). Curcumin II hay monodesmotoxy-curcumin chiếm 24% và curcumin
III hay didesmetoxy – curcumin chiếm 14% trong đó 1 hay 2 axit
hydroxycinamic thay cho axit ferulic. (2) Tinh dầu chiếm 1-5% màu vàng
nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen C
15

H
24
một cacbon không no, 5%
paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến [10].
Nghệ được cho là có nhiều tác dụng dược lý khác nhau như kháng nấm,
kháng khuẩn, tăng co bóp túi mật, tăng co bóp tử cung, giải độc gan, giảm
galactoza niệu, giảm urobilin niệu, có khả năng kháng viêm và chống ung thư
ở người [56]. Nghệ có nhiều tác dụng làm tăng tiết muxin trong dạ dày nhằm
bảo vệ niêm mạc dạ dày ở thỏ, chống co thắt hồi tràng, bảo vệ tế bào gan
chố
ng lại carbon tetrachloride, D-galactosamine, peroxide và ionophore-
induced toxicity; giảm các bệnh lý và bảo vệ hệ tuần hoàn; bảo vệ hệ thần
kinh chống lại các hoạt động của gốc tự do; chống viêm, chống oxy hóa,
chống ung thư, chống đột biến gen, hạn chế hoạt động của tinh trùng, giảm
ảnh hưởng của đái tháo đường, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, kháng
nọc độc [32].
Cao thô của nghệ kháng mạnh với nhiều loại vi khuẩn khác nhau nh
ư
S.aureus, S.faecalis, E.coli, P.aeruginosa, Sal.spp., A.hydrophila, E.ictaluri,
E.tarda. Trong đó, cao nghệ có khả năng kháng mạnh nhất với E.ictaluri và
S.aureus. Các dòng nghệ khác nhau được thu hái tại đồng bằng sông Cửu
Long đều cho thấy hoạt tính kháng khuẩn [1]. Curcumin trong cao nghệ có
MIC đối với S.aureus lần lượt là 222,5 µg/ml và 236 µg/ml khi không hoặc
có gia nhiệt với bột nghệ. Sử dụng phương pháp khuyếch tán trên đĩa thạch
cho thấy, cao nghệ có đường kính vòng vô khuẩn đối với S.aureus lần lượt là
25

14,8 mm và 13,02 mm khi không gia công và có gia công nhiệt với bột nghệ,
với vi khuẩn E.coli không phát hiện vòng vô khuẩn khi thử [8].
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi chiết tới khả năng kháng vi khuẩn

E.coli ATCC 25922 và B. subtilis DMS 3256, kết quả cho thấy, dịch chiết của
nghệ trong cồn có khả năng kháng vi khuẩn B.subtilis DMS 3256 tốt hơn dịch
chiết trong nước [52]. Dịch chiết của nghệ có khả năng kháng mạnh với các
loại vi khuẩ
n kháng thuốc từ đường niệu của bệnh nhân đái tháo đường như
E.faecalis, S.aurues, E.coli, P.aeruginosa. Tuy nhiên, nồng độ dịch chiết nghệ
khác nhau có khả năng kháng khác nhau tới vi khuẩn [39]. Dịch chiết nghệ
trong cồn với hàm lượng 500mg có khả năng kháng các loại vi khuẩn E.coli,
S.typhi, B.subtilis và S. aureus tương đương với 100mg kháng sinh
Amoxicillin nhưng kém hơn 100mg Ciprofroxacin [49].
2.4.6. Khả năng kháng khuẩn của cây cỏ xước
Cỏ xước còn có tên là ngưu tất, có tên khoa học Euphorbia thymifolia
Burm. Theo Đỗ Tất Lợi, cỏ xước có chứa tinh dầu gồm cymol, carvacrol,
limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin
(5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl
alcohol. Cỏ xước có các tác dụng dược lý như lợi tiểu, kích thích co bóp tủ
cung, ức chế sự co bóp của tá tràng. Cỏ xước có tác dụng ức chế các chủng tụ
cầu vàng và được sử dụng như là một loại thuốc kháng tụ cầu vàng [10].
2.4.7. Khả năng kháng khuẩn của cây cỏ sữa lá nhỏ
Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học là Achyranthes aspera mọc phổ biến các
khu vực nhiều sỏi, đá, khe gạch, sân xi măng. Thành phần hóa học toàn thân có
alkaloid, thân và lá có 0,37% cosmosiin C
21
H
20
O
10
, rễ có taraxerol, tirucllol và
myrixylalcohol. Dung dịch 1/20 đến 1/40 của cây cỏ sữa có khả năng ức chế sự
sinh sản của các loại vi trùng lị Sonner, Flexne và Shiga. Ngoài ra, loài cây này

còn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh ngoài ra và vết thương [10].

×