Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã tản lĩnh, huyện ba vì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.8 KB, 23 trang )

Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát
triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Nguyễn Hoàng Hoa

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
Người hướng dẫn: PGS. TS. Phạm Văn Cự
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Tổng quan về biến đổi sử dụng đất; sinh kế bền vững; mối quan hệ giữa
biến đổi sử dụng đất và sinh kế. Phân tích sự biến động sử dụng đất tại khu vực nghiên
cứu giai đoạn 1993 - 2010 tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Xác định
mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân tại xã
Tản Lĩnh. Đánh giá về các loại hình sinh kế liên quan tới sử dụng đấtnôngnghiệp tại
xã Tản Lĩnh.

Keywords: Sử dụng đất; Sinh kế bền vững; Ba vì

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, đã và đang diễn ra những sự thay đổi
trong sử dụng đất và sinh kế của người dân, đặc biệt từ sau khi Luật đất đai 1993 và Luật đất
đai mới năm 2003 ra đời. Cụ thể, khác với trước đây, bên cạnh loại hình sử dụng đất chủ yếu
là trồng lúa, hoa màu; nơi đây đã xuất hiện thêm loại hình mới là trồng cỏ (phục vụ nuôi bò
sữa), và sinh kế của người dân cũng phát triển thêm rất nhiều phương thức mới như nuôi bò
sữa hay thu mua sản phẩm sữa.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về những sự thay đổi nói trên tại Việt Nam nói chung và


xã Tản Lĩnh nói riêng chỉ diễn ra tách biệt trong từng vấn đề sử dụng đất hoặc sinh kế mà ít có
sự quan tâm tới mối quan hệ giữa chúng. Điều này dẫn đến những kết quả đánh giá thiếu
chính xác, ảnh hưởng tới việc đưa ra những chiến lược sinh kế phù hợp, bền vững cả về lợi
ích kinh tế xã hội và tài nguyên thiên nhiên.

2
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề này, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, học viên đã
lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu
vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế
của người dân tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội, nhằm góp phần phục vụ phát triển sinh
kế bền vững tại đây.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
o Phân tích sự biến động sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 1993 -
2010 tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
o Xác định mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của
người dân tại xã Tản Lĩnh.
o Đánh giá về các loại hình sinh kế liên quan tới sử dụng đấtnôngnghiệp tại xã
Tản Lĩnh
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian:Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi khoa học:
+ Đánh giá biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội giai đoạn từ
1993 đến 2010.
+ Phân tích mối quan hệ giữa sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân xã
TảnLĩnhnhằm đưa ra đánh giá về hướng phát triển sinh kế.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Xác định mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và

sinh kế đểtừ đó đưa ra những đánh giá phù hợp về phát triển sinh kế của người dân.
- Ý nghĩa thực tiễn:Sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính kết hợp với
không gian hóa dữ liệu điều tra nông hộ để thể hiện mối quan hệ giữa sử dụng đất nông
nghiệp và sinh kế, nhằm phục vụ đánh giá phương thức sinh kế gắn với hoạt động nông
nghiệp của người dân tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội.
5. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
 Cơ sở dữ liệu
- Kết quả điều tra 198 hộ gia đình trên toàn bộ 13 thôn của xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội thuộc dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và

3
thay đổi sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (DANIDA) của Trung tâm quốc tế
nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Số liệu thống kê kinh tế xã hội xã Tản Lĩnh năm 2008 và 2009.
- Ảnh vệ tinh Landsat các năm 1993, 2005, và 2010 tại khu vực nghiên cứu.
- Bản đồ nền xã Tản Lĩnh năm 2005
 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp 1: Phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của
người dân(Participatory Rural appraisal – PRA)
Đây là một phương pháp hệ thống bán chính quy được tiến hành ở một địa điểm cụ thể
bởi một nhóm liên ngành và được thiết kế để thu thập được những thông tin cần thiết và
những giả thuyết cho sự phát triển nông thôn. Trong đề tài này, PRA được sử dụng trong giai
đoạn đầu của dự án “Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh
kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng” (DANIDA) của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến
đổi toàn cầu, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trình tự tiến hành theo các bước chính: (i) Chọn điểm
và thông qua các thủ tục, cho phép của chính quyền địa phương; (ii) Tiền trạm điểm để khảo
sát; (iii) Điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin: không gian, thời gian (giai đoạn 2005 –
2011), đặc điểm kinh tế - xã hội; (iv) Tổng hợp số liệu và phân tích các vấn đề phục vụ cho
mục tiêu nghiên cứu.Trong đó, trong giai đoạn điều tra chọn mẫu, riêng tại xã Tản Lĩnh, số hộ
mẫu được lựa chọn tại 13 thôn trung bình là 15 hộ/thôn với tổng số là 198 hộ, dựa trên danh

sách cử tri bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã năm 2011 và theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên.
- Phương pháp 2: Phương pháp khảo sát thực địa
Việc khảo sát thực địa được thực hiện vào tháng 4/2011 và tháng 9/2012 nhằm mục
đích kiểm chứng các mẫu giải đoán, kiểm tra độ chính xác của các yếu tố địa lý của khu vực,
độ chính xác của các ranh giới sử dụng đất, bổ sung các yếu tố địa vật đặc trưng hay các yếu
tố kinh tế - văn hóa - xã hội mà không thể đoán nhận được ở trong phòng. Tuyến thực địa
được thực hiện dọc theo trục đường giao thông chính xuyên qua xã Tản Lĩnh. Việc cập nhật
hiện trạng và biến động sử dụng đất năm 1993, 2005 và 2010 được kết hợp giữa khảo sát thực
địa, đo GPS xác định điểm và ranh giới khu vực và lấy thông tin từ cán bộ, người dân địa
phương.
- Phương pháp 3: Phương pháp viễn thám và GIS
Với dữ liệu là ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình Landsat, quá trình phân loại ảnh dựa
theo phương pháp phân loại có giám sát (supervised classification) với thuật toán phân loại
hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) sử dụng phần mềm Envi 4.7. Phân loại theo phương

4
pháp này coi số liệu thống kê của mỗi lớp trong mỗi kênh ảnh được phân tán một cách thông
thường và phương pháp này có tính đến khả năng một pixel thuộc một lớp nhất định. Nếu như
không chọn một ngưỡng xác suất thì sẽ phải phân loại tất cả các pixel. Mỗi pixel được gán
cho một lớp có độ xác suất cao nhất (maximum likelihood). Phương pháp này cho rằng các
band phổ có sự phân bố chuẩn và các pixel sẽ được phân loại vào lớp mà nó có xác suất cao
nhất. Việc tính toán không chỉ dựa vào giá trị khoảng cách mà còn dựa vào cả xu thế biến
thiên độ xám trong mỗi lớp. Đây là một phương pháp phân loại khá chính xác nhưng đòi hỏi
nhiều thời gian tính toán và phụ thuộc vào sự phân bố chuẩn của dữ liệu.Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất xã Tản Lĩnh năm 1993, 2005 và 2010 sẽ được sử dụng làm đầu vào cho công đoạn
thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trong phần mềm Arcgis desktop10.0. Để tạo ra được
bản đồ biến động sử dụng đất thì đề tài đã sử dụng công cụ Intersect (giao nhau giữa các đối
tượng trên hai lớp khác nhau tạo thành nhiều đối tượng mới nhỏ hơn có tất cả các thuộc tính
của 2 layer).

- Phương pháp 4: Phương pháp phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là mô hình toán học cho phép đưa số lượng lớn chỉ tiêu quan trắc về
một số các nhân tố mà chỉ bị mất mát một phần những thông tin ban đầu. Các nhân tố là
những tổ hợp tuyến tính của các chỉ tiêu quan trắc. Trên cơ sở các nhân tố này, ta có thể tính
được các chỉ số tổng hợp mang thông tin khái quát mới về chất [1]. Trong đề tài này, phương
pháp phân tích nhân tố được sử dụng là phân tích trục thành phần chính (Principal Component
Analysis – PCA). PCA là công cụ phân tích nhân tố sử dụng với mục đích giảm dữ liệu.
Thuật toán PCA tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính giữa các biến mà phương sai của chúng đạt
cực đại. Sau đó, loại bỏ phương sai này ra khỏi mô hình và cố gắng tìm kiếm sự kết hợp tuyến
tính thứ hai để có thể giải thích tối đa phần còn lại của phương sai và quá trình tiếp tục được
thực hiện tới khi tất cả các phương sai được loại trừ hết. Đây được gọi là phương pháp trục
thành phần chính và kết quả là các nhân tố trực giao (do vậy không có quan hệ).
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần chính. Trong đó, chương đầu tiên tổng quan các vấn đề lý
luận chung về biến đổi sử dụng đất, sinh kế bền vững, mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất
và sinh kế, đồng thời tổng quan lại các công trình nghiên cứu được thực hiện tại xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Chương tiếp theo nêu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
tại khu vực nghiên cứu và phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 1993 – 2010 tại đây.
Chương cuối phân tích mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của
người dân tại xã Tản Lĩnh, từ đó nêu những đánh giá về các loại hình sinh kế nông nghiệp liên
quan.

5
Chương 1 – TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vềnghiên cứu biến đổi sử dụng đất
Liên quan tới biến đổi sử dụng đất, dựa trên 320 nguồn tài liệu từ sách báo, tạp chí
trong các lĩnh vực kỹ thuật, vật lý, khoa học xã hội, có những từ “sử dụng đất”, “biến đổi sử
dụng đất”, “biến đổi lớp phủ và sử dụng đất” hoặc “biến đổi lớp phủ đất” trong tiêu đề hoặc từ
khóa, các tác giả B. McCusker và E.R.Carrđã tổng kết 4 xu hướng nghiên cứu chính[22]:
- Nguyên nhân của sự biến đổi sử dụng đất thường được cho là do kết hợp lại các động

lực được xác định một cách rộng rãi .
-Việc nghiên cứu về nguyên nhân của sự thay đổi hướng tới tiếp cận các động lực biến
đổi mang tính toàn cầu hoặc khu vực.
- Biến đổi sử dụng đất thường được coi như là kết quả của các quá trình khác (chính
trị, kinh tế, môi trường), đóng vai trò như một điều kiện cho những quá trình ở quy mô địa
phương và toàn cầu, thay vì là một quá trình được thành lập bởi mối quan hệ quyền lực địa
phương, khu vực, và quốc gia.
- Các tài liệu có xu hướng hướng tới nghiên cứu các hộ gia đình (sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống – gợi nhắc phương pháp tiếp cận văn hóa sinh thái tới tương tác con
người - môi trường) và kết quả mô hình hóa.
Trong đó, đáng lưu ý là các tác giả đã nhận thấy các vấn đề sau:
- Xu hướng trong lý thuyết biến đổi sử dụng đất chỉ dừng lại ở xác định động lực và
mô hình hóa kết quả dựa trên những gì tìm được, mà ít đi sâu vào nguyên nhân tại sao những
động lực này làm biến đổi sử dụng đất và cách chúng xây dựng mang tính xã hội như thế nào.
- Tuy lý thuyết biến đổi sử dụng đất theo hướng kết quả mô hình hóa phần nào đáp
ứng nhu cầu thực tế cho việc ra chính sách với các kịch bản biến đổi nhưng vẫn có sự hạn chế
bởi các mô hình này không thể nắm bắt được sự phức tạp của các động lực dẫn đến những
thay đổi về đối tượng quan sát, và như vậy, việc thực hiện những mô hình phức tạp nhất bị
giới hạn.
1.2. Tổng quan về nghiên cứu sinh kế bền vững
1.2.1. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững
Liên quan tới lý thuyết về biến đổi sử dụng đất, sinh kế thường được hiểu là “khả
năng, tài sản (sự dự trữ, nguồn tài nguyên, quyền đòi hỏi và tiếp cận) và các hoạt động cần
thiết cho phương tiện sinh hoạt” [11, 12, 14, 18, 27].Trên cơ sở đó, khái niệm sinh kế bền
vững cũng được được hình thành và hoàn thiện với công trình nghiên cứu sinh kế bền vững
của Viện Nghiên cứu Phát triển tại Đại học Sussex, Brighton, UK, và kết quả nghiên cứu về
áp dụng khái niệm và phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế của

6
Anhvới hai đặc trưng cần thiết, cần được đảm bảo đồng thời: (i) Khả năng có thể đương đầu

với và phục hồi sau những áp lực và cú sốc và duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản hiện
tại cũng như trong tương lai; (ii) Không làm hủy hoại nguồn tài nguyên tự nhiên.
1.2.2. Đặc điểm phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững của DFID
Khái niệmvề sinh kế và sinh kế bền vững trên đã dẫn đến một số phương pháp tiếp cận
sinh kế tập trung chặt chẽ vào truy cập các loại tài sản của người dân. Trong các phương pháp
tiếp cận sinh kế bền vững, phương pháp được phát triển tại DFID từ năm 1998có trọng tâm là
khung sinh kế bền vững - một cấu trúc phân tích để tạo điều kiện cho một sự hiểu biết rộng
lớn và mang tính hệ thống của các yếu tố khác nhau có tác dụng hạn chế hoặc tăng cường cơ
hội sinh kế và để chỉ ra cách chúng liên quan với nhau [21]. Khung sinh kế bền vững được
DFID xây dựng với các nhân tố: khung hoàn cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu trúc
chuyển đổi và quá trình thực hiện, các chiến lược sinh kế và kết quả.Trong đó, nhân tố quan
trọng, đóng vai trò trung tâm của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại vốn:
nhân lực, tự nhiên, tài chính, vật chất, xã hội [17].
1.3. Tổng quan về mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế
1.3.1. Trên thế giới
Mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế thường được nghiên cứu theo hướng
một chiều, tức là nhân tố này đóng vai trò tác động, gây ra sự thay đổi cho nhân tố kia, mà ít
có sự quan tâm tới tác động ngược lại, thậm chí chúng còn được nghiên cứu riêng biệt, không
có mối liên quan với nhau. Kết quả nghiên cứu của các tác giả B. McCusker và E.R. Carr [22]
là minh chứng rõ ràng và cụ thể cho điều này. Cụ thể, trong số 209 tài liệu tham khảo được
xác định có liên quan tới sinh kế chỉ có 5% (12) giải quyết biến đổi sử dụng đất (tập trung vào
các quá trình của sự biến đổi, không phải khái niệm rộng rãi về đất như đầu vào của hệ thống
sinh kế) trong các bối cảnh sinh kế và 11% (35) trong số 320 nguồn tài liệu về biến đổi sử
dụng đất có tham chiếu cụ thể tới khái niệm sinh kế bất kỳ. Hệ quả của hướng nghiên cứu này
được các tác giả B. McCusker và E.R. Carr đưa ra: (i) Bằng cách coi thay đổi sử dụng đất như
là kết quả của một vài động lực chính trị, kinh tế, môi trường, các tài liệu sử dụng đất đã vô
tình che khuất câu chuyện làm thế nào và tại sao con người tương tác với môi trường của họ
theo những cách nhất định và lý do tại sao kết quả từ cùng một hành động trong không gian
hoặc quy mô có thể khác nhau nhiều như vậy; (ii) Lý thuyết sinh kế xử lý các mối liên kết
giữa sinh kế, đặc biệt là đa dạng hóa, và sử dụng đất như là một trong những nguyên nhân và

tác động. Trước thực tế nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất ý tưởng kết nối giữa sử dụng
đất và sinh kế theo hướng hợp tác sản xuất, mà trong đó, sử dụng đất và sinh kế đều đóng vai
trò quyết định trong xác định các vấn đề và đề ra chiến lược giải quyết các vấn đề đó [22].

7
1.3.2. Tại Việt Nam
Các nghiên cứu tại Việt Nam cũng theo xu hướng tập trung phân tích một yếu tố là sử
dụng đất hoặc sinh kế, mà ít quan tâm tới mối liên hệ qua lại giữa chúng. Để có thể phân tích
được mối quan hệ này, bên cạnh khả năng có thể coi sử dụng đất và sinh kế như biểu hiện của
quá trình xã hội, yếu tố thời gian và không gian cũng cần được xem xét. Tại Việt Nam, một
dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế xã hội nói chung cũng
như biến đổi sử dụng đất và sinh kế người dân tại nông thôn nói riêng là thời kỳ Đổi mới. Các
thành phần nổi bật nhất của cuộc cải cách là: (1) bãi bỏ chăn nuôi tập thể; (2) cải cách giá
nông nghiệp; (3) thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; (4) chính
sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức; (5) sự phân quyền của
chính sách tài chính; (6) sự đẩy mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ; (7) cải cách quyền sử
dụng đất; (8) thành lập thị trường đất đai[28]. Theo tác giả Trần Thị Quế [26], quá trình cải
cách diễn ra với những đặc trưng sau: (i) bắt đầu trong lĩnh vực nông nghiệp; (ii) xuất phát từ
các yêu cầu của nông dân (quá trình từ dưới lên); (iii) mangđặc trưng kinh tế, đáp ứng lợi ích
kinh tế của người dân; (iv) trải qua một quá trình dần dần, bắt đầu với yếu tố quan trọng nhất
của sản xuất nông nghiệplà đất đai, sau đó đến một sự thay đổi trong hệ thống quản lý đất đai
mà theo sau là các thay đổi thể chế khác; (v) diễn ra chậm nhưng toàn diện.
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội
Tản Lĩnh là một xã thuộc vùng đệm (buffer zone) của Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội. Vì vậy, những công trình, dự án nghiên cứu từng được thực hiện tại
đây khá chú trọng tới sự sử dụng đất và sinh kế của người dân. Trong đó, một số nghiên cứu
phân tích cả 2 vấn đề sử dụng đất và sinh kế (Gilmour D.A, Nguyen Van San (1999), “Buffer
zone management in Vietnam”, IUCN – The world conservation union – Vietnam
programme), hoặc vấn đề sử dụng đất (Le Phuong Thuy, Jaap Zevenbergen, Christiaan

Lemmen, Harry Uitermark, Tran Quoc Binh (2012), “Investigating the Conformity between
the Land Administration Domain Model and the Vietnamese Land Administration System”,
FIG Working Week 2012, Italy) hoặc sinh kế (Nguyễn Quốc Toản, Adam Pain, Vũ Chí
Cương (2008), “Thực trạng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ gia đình tại Ba Vì 2006 – 2007”, Tạp
chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 15, tr. 1-7.). Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào đề cập
tới mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế tại đây. Khu vực này được lựa chọn để
nghiên cứu bởi sự đổi thay dễ nhận thấy trong sử dụng đất và sinh kế của người dân, nhất là
từ khi Luật đất đai 1993 và Luật đất đai mới năm 2003 ra đời. Sự thay đổi này đặt ra rất nhiều
câu hỏi đáng để quan tâm và nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn như sau: (i)Quá

8
trình biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 – 2010 diễn ra như thế nào, đặc
biệt đối với các loại hình đất sản xuất nông nghiệp? (ii) Đặc điểm sinh kế chính của các hộ
dân tại xã Tản Lĩnh ra sao? (iii) Khung sinh kế bền vững được áp dụng như thế nào trong
nghiên cứu? (iv)Biến đổi sử dụng đất và sinh kế có mối quan hệ thế nào?

Chương 2 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG
ĐẤT GIAI ĐOẠN 1993 – 2010 TẠI XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
2.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý: Xã Tản Lĩnh là một trong 31 xã của huyện Ba Vì, giáp với các xã sau:
phía Bắc giáp xã Cẩm Lĩnh và xã Thụy An, phía Nam giáp xã Vân Hòa, phía Đông giáp Thị
xã Sơn Tây, phía Tây giáp xã Ba Vì, Ba Trại.
*Đặc điểm địa hình: có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông, nằm trong dải trung du
đặc biệt giữa một khối núi được hình thành do nâng tân kiến tạo dạng vòm – khối tảng với
đỉnh Tản Viên có độ cao 1200m, chuyển rất nhanh xuống đồng bằng trũng Hà Nội cao xấp xỉ
10m qua dải chuyển tiếp nghiêng thoải và đều với địa hình đồi và đồng bằng đồi cao từ 15 –
35 – 40m[2].Về mặt nguồn gốc hình thái địa hình bao gồm các kiểu địa hình do bóc mòn tổng
hợp; địa hình sườn và địa hình dòng chảy [2].

* Chế độ thủy văn: Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng
nguồn núi Ba Vì. Về dòng chảy mặt, suối ở đây ngắn, dốc phù hợp với địa hình và các cấu tạo
của đất đá, tiết diện dọc của suối chưa cân bằng. Về dòng chảy ngầm, nguồn nước ngầm trong
khu vực tương đối dồi dào.
* Đặc điểm thổ nhưỡng: Theo Nguyễn Đăng Khôi [6], đại bộ phận đất đồng cỏ là
những đồi phù sa cổ, một ít diện tích còn lại là những đồi phiến thạch sét. Loại đất đồng cỏ
phù sa cổ có cấu trúc: lớp trên cùng bao gồm cát pha màu xám, thành phần cơ giới nhẹ, cũng
có nơi là sét pha màu vàng đỏ, dày trung bình 40 – 50 cm, nhưng cũng có nơi dày hàng mét.
Lớp thứ hai là lớp đá ong rắn chắc, lớp này dày 2- 3m, có nơi dày hơn hoặc mỏng hơn. Lớp
thứ ba là lớp đá cuội lẫn cát sỏi vụn. Dưới lớp cuội là lớp sét màu loang lở, xen kẽ là các lớp
diệp thạch ngậm than.
*Chế độ khí hậu:mùa đông rất lạnh ít mưa kéo dài từ tháng 11 cho đến tháng 3; mùa
hè thì mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Cụ thể, theo tác giả Nguyễn Đăng Khôi [4], đặc
trưng nhiệt ẩm tại đây như sau: Nhiệt độ trung bình cả năm là 24
0
C. Lượng mưa khá lớn, nếu

9
ở lân cận đồng bằng lượng mưa năm vào khoảng 1.800mm thì đến sát chân núi Ba Vì, lượng
mưa tăng lên đến 1.900 – 2.000mm.
* Sinh vật:
Hệ thực vật ở đây đều có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó đáng chú ý thực
vật ở đây có rất nhiều loại quý như kim giao, thông đỏ, bách xanh[2].Từ đường đồng mức
100m trở xuống là khu vực sườn, chân sườn núi thấp, đồi., đượcngười dân tiến hành trồng và
khai thác rừng sản xuất. Phân bố với diện tích rải rác nhỏ hẹp theo hộ gia đình là diện tích cây
ăn quả với các loại cây trồng như vải, nhãn, bưởi…, ngoài ra còn có chè xanh và chè đắng
trồng trong vườn nhà. Về động vật hoang dã: động vật có vú có 45 loài nhiều bộ (Gặm nhấm,
Dơi, linh trưởng). Động vật làm thuốc có 8 loài. Ếch nhái có 15 loài. Đã phát hiện được 552
loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ[2].
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

* Dân số: Theo số liệu điều tra năm 2009, xã Tản Lĩnh tổng số dân là 10853 người,
trong đó hơn 90% số dân thuộc dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc Mường với 8682 lao động
nông nghiệp, số lao động phi nông nghiệp là 2170 lao động làm các ngành nghề khác nhau
như công nhân viên chức, tiểu thủ công nghiệp, du lịch – dịch vụ Do đặc thù của địa bàn nên
mức tăng dân số của xã chủ yếu là gia tăng dân số tự nhiên, với tốc độ tăng dân số năm2009
đạt 1.2%.
* Cơ cấu kinh tế: Các chỉ tiêu kinh tế tăng ổn định, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển
dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với thu nhập bình quân trên đầu người là 6,425
triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 9,72% năm 2009. Nông nghiệp chiếm 45% năm
2008 và giảm xuống 35,5% năm 2009 trong cơ cấu kinh tế của xã Tản Lĩnh, với thế mạnh
trồng trọt (bình quân lương thực 3785,4 tấn năm 2009) và chăn nuôi gia súc gia cầm, nhất là
chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ sữa bò của địa phương đang được đầu tư và phát triển
tốt. Phi nông nghiệp cũng có những thành tựu đáng kể (chiếm 55% năm 2008 và tăng lên
64,5% năm 2009), nhất là hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành dịch vụ và du
lịch phát triển khá nhanh [7,8].
* Cơ sở hạ tầng: Đồng thời với sự phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa
bàn xã đã từng bước được đầu tư xây mới và nâng cấp.Hệ thống giao thông của xã đã được
đầu tư xây dựng mở rộng và làm mới như đường 87A, đường vào Ao Vua; đường vào Vườn
quốc gia được đổ bê tông với chiều dài 2km; hệ thống giao thông chính trong khu dân cư của
xã như thôn Hát Giang, Đức Thịnh,… , hệ thống đường giao thông nội đồng. Bên cạnh đó, hệ
thống thủy lợi của xã đã được đầu tư tu sửa thường xuyên, và kiên cố hóa một phần hệ thống
kênh mương thuộc thôn Đức Thịnh, Hát Giang, Cẩm Phương,…song vẫn chưa đáp ứng được

10
nhu cầu nước tưới của các khu vực cao dẫn tới vẫn còn tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất
nông nghiệp.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nộinăm
1993, 2005, 2010
Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội,
phương pháp phân loại có kiểm định theo thuật toán hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) đã

được áp dụng để phân loại ảnh Landsat chụp năm 1993, năm 2005, năm 2010, kiểm định bằng
GPS, bản đồ nền xã Tản Lĩnh năm 2005.Cơ cấu và diện tích sử dụng các loại đất theo thời
gian tương ứng cũng được thể hiện trong các bảng 2.3, 2.4, và 2.5.
- Đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 55% trong cơ cấu sử dụng đất
các năm 1993, 2005 và 2010. Diện tích chiếm ưu thế chính qua các năm là đất trồng lúa, đất
trồng cây hàng năm khác và đất lâm nghiệp. Diện tích đất trồng lúa thường tập trung xung
quanh khu vực sinh sống của người dân và chiếm tới khoảng20% tổng diện tích đất canh tác
vào các năm 2005 và 2010. Nếu trong năm 1993, diện tích đất trồng cây hàng năm khác bao
phủ hầu khắp các thôn theo hướng từ tây sang đông, chiếm hơn 33% tổng diệntích thì tới năm
2005 và 2010, diện tích trồng chỉ còn tập trung tại một số khu vực ở phía đông bắc của xã và
chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất.Đất lâm nghiệp tập trung ở khu vực phía tây nam, bắcvà
tây bắc của xã, chiếm diện tích hơn 20% tổng diện tích đất tự nhiên.Bên cạnh đó, tuy chiếm
diện tích chưa tới 5% trong tổng diện tích đất, loại hình đất cỏ dùng vào chăn nuôi xuất hiện
từ năm 2005 cho thấy sự thay đổi trong sử dụng đất tại đây.
Bảng 2.3. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tản Lĩnh năm 1993
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp

304,2
937,2
92,5
639,2

11

33,7
3,3
23
Đất phi nông nghiệp
Đất ở tại nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất có mặt nước chuyên dùng

643,2
4,4
156,4

23,2
0,2
5,6
Nguồn: Thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 1993 sử dụng Arcgis10.0
Bảng 2.4. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tản Lĩnh năm 2005
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp



11
Đất trồng lúa
621,1
22,4
Đất trồng cây hàng năm khác
274,9

9,9
Đất trồng cây lâu năm
143,2
5,2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
30,3
1,1
Đất lâm nghiệp
608,8
21,9
Đất phi nông nghiệp


Đất ở tại nông thôn
698
25,1
Đất chuyên dùng
62,6
2,3
Đất có mặt nước chuyên dùng
338,3
12,1
Nguồn: Thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2005 sử dụng Arcgis10.0
- Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 45% trong cơ
cấu sử dụng đất năm 1993, 2005 và 2010 nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống
phát triển kinh tế xã hội của người dân. Trong đó, diện tích đất ở luôn là diện tích lớn nhất
trong nhóm đất phi nông nghiệp (chiếm hơn 20% tổng diện tích đất tự nhiên., bởi sự liên quan
mật thiết với yếu tố dân số.Bên cạnh đó, sự phát triển của đất chuyên dùng tập trung chủ yếu
vào hệ thống đường giao thông, cơ sở sản xuất kinh doanh, còn diện tích đất mặt nước chuyên
dùng mở rộng vào năm 2005, 2010 do sự phát triển phục vụ du lịch sinh thái của hồ Suối Hai.

Bảng 2.5. Diện tích và cơ cấu các loại đất xã Tản Lĩnh năm 2010
Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất lâm nghiệp

553,6
297,7
104
32,5
559,9

19,9
10,7
3,7
1,2
20,2
Đất phi nông nghiệp
Đất ở tại nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất có mặt nước chuyên dùng

806
107,3
316,1


29
3,9
11,4
Nguồn: Thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 sử dụng Arcgis10.0
2.3. Biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 - 2010
Trong giai đoạn từ năm 1993 tới 2010, việc sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh diễn ra nhiều
thay đổi, trong đó đáng chú ý là hai đặc điểm nổi bật sau:
- Sự biến động sử dụng đất giữa các loại hình đất sản xuất nông nghiệp, đáng chú ý là
sự gia tăng của đất trồng lúa (năm 2010 tăng 82% so với năm 2005), suy giảm của đất trồng
cây hàng năm khác (năm 2010 giảm 68,2% so với năm 2005) và sự xuất hiện của đất cỏ phục

12
vụ cho chăn nuôi. Sự chuyển đổi này diễn ra cùng với những thay đổi về kinh tế xã hội, trong
đó có sự phát triển sinh kế của người dân mà trong phần tiếp theo sẽ có nghiên cứu cụ thể
hơn.
- Sự chuyển đổi từ các loại hình đất khác sang đất ở, đất chuyên dùng và đất có mặt
nước chuyên dùng, dẫn đến sự gia tăng của các loại hình đất này. Sự chuyển đổi này cũng phù
hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của nông thôn Việt Nam, mà xã Tản Lĩnh
không phải là ngoại lệ. Sự thay đổi này thể hiện sự gia tăng về dân số cũng như sự phát triển
nhanh chóng trong cuộc sống và sản xuất của người dân xã Tản Lĩnh, đòi hỏi cơ sở vật chất
hạ tầng cũng cần phải mở rộng để đáp ứng kịp thời. Ngoài ra, diện tích đất mặt nước chuyên
dùng giai đoạn này cũng tăng lên do sự mở rộng của hồ Suối Hai nhằm phục vụ cho mục đích
du lịch sinh thái tại địa phương.

13

Hình 2.5. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993-2005

14

Hình 2.6. Bản đồ biến động sử dụng đất xã Tản Lĩnh giai đoạn 2005-2010

15
Chương 3 –MỐI QUAN HỆ GIỮA BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ
NỘI

3.1. Hướng nghiên cứu mối quan hệ kinh tế xã hội sử dụng kết hợp giữa mô hình
phân tích nhân tố và không gian hóa bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Tại Việt Nam, mô hình cũng đã được áp dụng với một số kết quả khá khả quan trong
nghiên cứu các đối tượng và mối quan hệvề tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Trong đó, theo
tác giả Nguyễn Cao Huần [3], các nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố
thường thiên về nghiên cứu các đối tượng kinh tế xã hội. Hướng nghiên cứu các đối tượng
cũng như mối quan hệ kinh tế xã hội sử dụng kết hợp giữa phân tích định lượng(trong đó, mô
hình nhân tố là một trong những phương pháp hiệu quả) và không gian hóa bằng hệ thống
thông tin địa lý (GIS) đã có một số kết quả đáng lưu ý tại Việt Nam[5, 13].Hướng nghiên cứu
này dựa trên cơ sở chấp nhận “các quan hệ xã hội thực chất là quan hệ xã hội – không gian”
[16].Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm “tính không gian quan hệ” và khẳng định vai
trò của không gian trong các quan hệ xã hội biểu hiện qua tổ chức lãnh thổ ở nhiều quy mô
[9]. Theo Weber và những người khác [19, 29], sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất có tác động
đến các chỉ số kinh tế chủ đạo như thu nhập từ nông nghiệp hay đầu tư lao động. Trong phạm
vi đề tài này, học viên tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông
nghiệp và sinh kế bằng cách sử dụng các dữ liệu điều tra kinh tế xã hội của nông hộ kết hợp
với không gian nghiên cứu. Cụ thể, các đơn vị hành chính cấp thôn của xã Tản Lĩnh được sử
dụng làm đơn vị không gian trong phân tích. Trong khi đó, các cặp quan hệ được đánh giá
nhờ vào dữ liệu thống kê thu thập từ điều tra nông hộ (gồm 198 hộ thuộc 13 thôn của xã Tản
Lĩnh), thông qua sử dụngphân tích thành phần chính (PCA) – một trong các phương pháp
phân tích nhân tố với mục đích giảm số lượng các biến (dữ liệu). Một cách ngầm định, các đối
tượng nghiên cứu đã được đặt vào vị trí địa lý và được đặc tả bởi các dữ liệu số về không gian
lẫn thuộc tính mà trong phần tiếp theo sẽ có trình bày cụ thể.

3.2. Ứng dụng phân tích thành phần chính và hệ thông tin địa lý (GIS) trong nghiên
cứu mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân tại xã
Tản Lĩnh
Bảng 3.1. Bảng mô tả định tính các biến
Biến
Đơn vị
Mô tả
Traubo_longa
Hộ
Số hộ gia đình nuôi trâu bò, hoặc lợn, hoặc gia
cầm trong thôn

16
Bo_sua
Hộ
Số hộ gia đình nuôi bò sữa trong thôn
DT_lua_2011
M
2
Diện tích đất trồng lúa
DT_hangnamkha
c_2011
M
2
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác
DT_co_11
M
2
Diện tích đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi
TN_lua_traubo_l

onga
Hộ
Số hộ có nguồn thu nhập chính từ trồng lúa, hoặc
nuôi trâu bò, hoặc nuôi lợn, hoặc nuôi gia cầm
TN_bosua
Hộ
Số hộ có nguồn thu nhập chính từ nuôi bò sữa
Bảng 3.2. Bảng mô tả định lượng các biến

Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Số lượng
Phân tích
N
Traubo_longa
10,00
3,764
13
Bo_sua
2,62
2,815
13
DT_lua_2011
14950,62
9297,480
13
DT_hangnamkhac_2011
6601,69

6993,676
13
DT_co_11
4885,54
5038,869
13
TN_lua_traubo_longa
4,69
2,720
13
TN_bosua
2,46
2,933
13
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 20.0

Từ kết quả thống kê dữ liệuđiều tra kinh tế xã hội kết hợp vớikhung sinh kế bền
vững do tổ chức DFID đề ra và quá trình thử chạy các biến được phân tích từ dữ liệu điều
tra kinh tế xã hội thông qua phần mềm SPSS version 20.0, bảy biến được lựa chọn để phân
tích (xem bảng 3.1 và bảng 3.2). Từ kết quả phân tích SPSS, chỉ số KMO là 0,602, tức lớn
hơn 0,6. Điều này phù hợp với điều kiện tối thiểu để đưa vào phân tích. Cũng từ kết quả
thống kê SPSS, kết quả kiểm định Bartlett là (F=82,449; df=21; Sig.=0) cho phép lọại bỏ giả
thiết ban đầu rằng ma trận tương quan là ma trận xác định, tức là ma trận không có mối quan
hệ giữa các biến trong PCA. Ngoài ra, kết quả thống kê trong SPSS đưa ra giá trị eigen, mà2
thành phần chính biểu diễn giá trị eigen lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích.
Thành phần chính thứ 1 tách ra 41,7% phương sai của dữ liệu trong khi thành phần chính
thứ 2 chiếm 41,1% phương sai. Do đó, hai thành phần chính thứ nhất và thứ hai biểu diễn
82,8% tổng phương sai tồn tại trong dữ liệu.
Bảng 3.7. Ma trận thành phần
Ma trận thành phần (a)

Ma trận thành phần sau khi quay(a)

17

Thành phần

Thành phần
1
2
1
2
Traubo_longa
0.643
0.489
Traubo_longa
0.338
0.734
Bo_sua
0.889
-0.376
Bo_sua
0.962
0.087
DT_lua_2011
0.486
0.756
DT_lua_2011
0.074
0.896
DT_hangnamkhac

_2011
0.293
0.821
DT_hangnamkhac
_2011
-0.128
0.862
DT_co_11
0.775
-0.498
DT_co_11
0.918
-0.075
TN_lua_traubo_longa
0.239
0.878
TN_lua_traubo_longa
-0.202
0.888
TN_bosua
0.858
-0.481
TN_bosua
0.984
-0.021
Phương pháp triết xuất thông tin: Phân tích
thành phần chính.
Phương pháp triết xuất thông tin: Phân
tích thành phần chính
Phương pháp quay: Varimax theo Tiêu

chuẩn Kaiser.
a 2 thành phần được tách
a Phép quay hội tụ sau 3 vòng lặp
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ SPSS 20.0
Quay varimax được thực hiện để tạo tải trọng nhân tố cho mỗi biến nhằm tăng thêm
khác biệt giữa nhân tố. Bảng 3.7 thể hiện ma trận thành phần với giá trị các biến trước và
sau khi quay theo đồ thị thành phần cho phép xác định hai thành phần triết xuất từ phân tích
thành phần chính. Dựa vào kết quả ma trận thành phần sau khi quay, các biến Traubo_longa,
DT_lua_2011, DT_hangnamkhac_2011, TN_lua_traubo_longa có tương quan mạnh với
nhau và thuộc thành phần chính 2 hay còn gọi là “sinh kế nông nghiệp truyền thống” (trồng
lúa, trồng các cây hàng năm khác hay chăn nuôi trâu bò, lợn, gà…). Trong khi đó, các biến
còn lại là Bo_sua, DT_co_11, TN_bosua có tương quan mạnh với nhau và thuộc thành phần
chính 1 hay còn gọi là“sinh kế nông nghiệp mới” (chăn nuôi bò sữa, trồng cỏ).
Các giá trị nhân tố trong PCA còn gọi là giá trị thành phần. Các giá trị nhân tố này
được tính toán chính xác cho từng trường hợp riêng biệt (quan sát) của các thành phần theo
công thức sau:
F
i
= W
i1
X
1
+ W
i2
X
2
+ W
i3
X
3

+ … + W
ik
X
k
( Trong đó: F
i
: giá trị nhân tố của trường
hợp thứ i (i = 1, 2, 3, …, 12, 13) trong thành phần thứ 1 hoặc thành phần thứ 2; W
ik
: giá trị
chuẩn của trường hợp i ở biến k (k=1, 2, 3,…, 6, 7); X
i
: tải trọng nhân tố tương ứng của biến k
đối với nhân tố ban đầu)
Các giá trị nhân tố được tách ra trên thành phần thứ 1 và thứ 2 như sau:
- Thành phần 1 “Sinh kế nông nghiệp mới”:Kết quả phân tích cho thấy có 4 thôn (Cẩm
Phương, Hát Giang, Ké Mới, Tam Mỹ ) có giá trị nhân tố “sinh kế nông nghiệp mới” lớn hơn
0, được thể hiện trên bản đồ bằng những gam màu đỏ (xem hình 3.6). Tại các thôn này, số hộ

18
có hoạt động sản xuất nông nghiệp từ chăn nuôi bò sữa và trồng cỏ chiếm ưu thế so với những
thôn còn lại, nhất là thôn Hát Giang.
- Thành phần 2 “Sinh kế nông nghiệp truyền thống”:Bản đồ phân bố không gian của
các giá trị nhân tố trong thành phần này cho thấy các hộ gia đình tại có xu hướng dựa vào các
hoạt động sản xuất nông nghiệptruyền thống như trồng lúa, rau màu, chăn nuôi trâu bò, lợn gà
để tạo nguồn thu nhập thuộc các thôn trải dài từ phía tây sang đông của khu vực nghiên cứu
(xem hình 3.7). Cụ thể, các thôn là Bát Đầm, Cua Chu, Đức Thịnh, Gò Sống, Hiệu Lực có giá
trị nhân tố lớn hơn 0 đối với thành phần thứ hai và được thể hiện với gam màu nóng.
3.3. Đánh giá kết quả phân tích và ý nghĩa
* Đánh giá kết quả phân tích

- Kết quả phân tích thành phần chính (PCA) tuy dựa trên số lượng trường hợp nhỏ (13
trường hợp hay 13 thôn) nhưng có các chỉ số (ma trận tương quan, kiểm tra KMO và
Barlett…) phù hợp với điều kiện để lựa chọn các biến và xây dựng phân tích.
- Hai thành phần chính đã được rút ra từ mô hình PCA là “Sinh kế nông nghiệp mới”
và “Sinh kế nông nghiệp truyền thống” phù hợpvới đặc trưng sản xuất và sử dụng đất nông
nghiệp của các hộ dân được điều tra tại xã Tản Lĩnh.
- Các giá trị nhân tố của hai thành phần rút ra từ phân tích thành phần chính được kết
hợp với GIS để thể hiện sự phân bố về mặt không gian của các trường hợp nghiên cứu, mà cụ
thể trong đề tài này chính là các hộ gia đình đại diện cho 13 thôn của xã Tản Lĩnh:
* Ý nghĩa của phân tích
- Ý nghĩa khoa học:
Ý nghĩa của nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra mối quan hệ giữa biến
đổi sử dụng đất và sinh kế qua phân tích thành phần chính, mà còn không gian hóa được dữ
liệu này thông qua hệ thông tin cơ sở địa lý, tạo cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể hơn (ví dụ:
đánh giá sự bền vững của hai thành phần sinh kế này trong tương lai) hoặc các nghiên cứu
tương tự về hoạt động sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp khác (ví dụ:
mối tương quan giữa diện tích đất ở và đất chuyên dùng và thu nhập phi nông nghiệp).
- Ý nghĩa thực tiễn:
Thực tế kinh tế xã hội tại xã Tản Lĩnh hiện nay cho thấy trong lĩnh vực hoạt động sản
xuất và sử dụng đất nông nghiệp rõ ràng diễn ra hai sự phát triển chính là trồng cỏ - chăn nuôi
bò sữa và trồng lúa – chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, tương ứng và phù hợp với hai thành phần đã
được rút ra từ mô hình phân tích thành phần chính. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dựa trên
kết quả điều tra 198 hộ dân của 13 thôn trong xã Tản Lĩnh nên kết quả không gian hóa chỉ đại
diện cho đặc trưng sản xuất và sử dụng đất của các hộ gia đình được điều tra.

19

Hình 3.6. Bản đồ giá trị nhân tố của thành phần chính “Sinh kế nông nghiệp mới”

20


Hình 3.7. Bản đồ giá trị nhân tố của thành phần “Sinh kế nông nghiệp truyền thống”

21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1993 –
2010đã diễn ra những thay đổi hết sức mạnh mẽ, thể hiện trên kết quả xử lý ảnh vệ tinh độ
phân giải trung bình Landsat năm 1993, 2005, 2010.Trong đó, đáng chú ý là:sự chuyển đổi từ
các loại đấtkhác sang đất ở và đất chuyên dùng để thích nghi với sự gia tăng dân số và quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, và sự chuyển đổi giữa các loại đất sản xuất
nông nghiệp.Dựa trên tổng quan các vấn đề lý luận về biến đổi sử dụng đất, sinh kế bền vững
cũng như mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế, đề tài đã phân tích mối quan hệ
giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của người dân trong xã Tản Lĩnh bằng cách
áp dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA) kết hợp GIS. Kết quả phân
tíchchứng minh được sử dụng đất và hoạt động sản xuất nông nghiệp tương ứngtại xã Tản
Lĩnh có mối tương quan mạnh mẽ với nhau. Hai thành phần được chiết xuất từ kết quả phân
tích thành phần chính thể hiện 2 đặc trưngchủ đạo đã và đang diễn ra trong sản xuất nông
nghiệp tại địa phương, giữa một bên là chăn nuôi bò sữa – trồng cỏ và một bên là trồng lúa -
chăn nuôi trâu bò, lợn,gia cầm.
2. Kiến nghị
- Về kích cỡ mẫu thích hợp: Các trường hợp nghiên cứu thường được cho phải nhiều
hơn số biến cần phân tích thành phần chính. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng số mẫu
phân tích dưới 50 là không phù hợp với phân tích nhân tố. Tuy nhiên, trong đề tài này,
phương pháp phân tích thành phần chính lựa chọn số trường hợp nghiên cứu theo tỷ lệ trường
hợp hay đối tượng nghiên cứu so với biến [15, 25], nhưngvẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện
cần thiết trong phân tích thành phần chính.
- Hướng nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp phân tích thành phần chính với GIS là
một hướng nghiên cứu có hiệu quả, có thể tiếp tục vận dụng trong các nghiên cứu tiếp theo,
như đánh giá sự bền vững của hai loại hình sinh kế nông nghiệp đã được rút ra từ mô hình

phân tích thành phần chính, hoặc cũng có thể sử dụng để nghiên cứu khía cạnh về mối tương
quan giữa sử dụng đất và sinh kế phi nông nghiệp tại xã Tản Lĩnh.

References
Tiếng Việt
1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Hồng
Đức, Hồ Chí Minh.

22
2. Lê Thị Hải Uyên (2012), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp
phát triển du lịch khu vực xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội, Đề tài NCKH cấp cơ sở,
Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Khôi (1972), “Đồng cỏ Ba vì”, Tập san sinh vật – Địa học, 9 (34), tr.97-106,
Hà Nội.
5. Phạm Văn Cự, Vũ Kim Chi, Lê Quang Toan, Đinh Thị Diệu, Đỗ Thị Hải Yến, Lưu Thị
Ngoan, Phillippe Charrette, Sarah Turner, Raja Sengupta (2008), “Phân tích định lượng và
tiệm cận không gian trong nghiên cứu nông thôn (ví dụ huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và
Sapa, tỉnh Lào Cai)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tr. 256- 267, Hà
Nội.
6. Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay, Phạm Văn Hùng (2007), “Phát triển nông nghiệp và
chính sách đất đai ở Việt Nam”, ACIAR Monograph, 123, tr.272.
7. UBND xã Tản Lĩnh (2008), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội năm 2008 - phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Hà Nội.
8. UBND xã Tản Lĩnh (2009), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế
xã hội năm 2009 phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010, Hà Nội.
Tiếng Anh
9. Amin A.(2004),“Regions unbound: towards a new politics of place”. Geografiska Annaler,
86B (1), p. 33−44.

10. Burrough P.A. (1986),“Principles of Geographic Information System in Land resources
Assessment”, Oxford University press, p.193.
11. Carney D. (1998), “Sustainable Rural Livelihoods: What contribution can we make”,
Department for International Development, London.
12. Carney D. (1999), “Livelihoods Approaches Compared”, DFID, London.
13. Castella J., Quang D. (2002), Doi Moi in the Mountains – Land use changes and farmers’
livelihood strategies in Bac Kan Province, Viet Nam, The Agricultural Publishing House,
Ha Noi.
14. Chambers R., Conway G. (1992), “Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the
21
st
century”, Institute of Development Studies, Sussex.
15. Costello A.B., Osborne J.W (2005), “Best practices in exploratory factor analysis: Four
recommendations for getting the most from your analysis”, Practical Assessment Research
& Evaluation, 10 (7), p.4.
16. Das R.J (2001), “The Spatiality of Social Relations: An Indian Case-study”,Journal of
Rural Studies, 17(3), p.347-362
17. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, London.
18. Ellis F. (2000), “Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries”, Oxford
University Press, Oxford.
19. Fohrer N., Möller D., Steiner N.,(2002),“An interdisciplinarymodelling approach to
evaluate the effects of land use change”, Phys. Chem. Earth, 27(9‐10), p. 655‐662.

23
20. Lambin E. F, Meyfroidt P. (2010), “Land use transition: Socio-ecological feedback versus
socio-economic change”, Elsevier, 27, p. 108-118.
21. Krantz L. (2001), “Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction. An
Introduction”, SIDA, Swedish.
22. McCusker B., Carr E.R (2006), “The co-production of livelihoods and land use change:
Case studies from South Africa and Ghana”, Geoforum, 37, p. 790-804.

23. Nabasa J., Rutwara G., Walker F., Were C. (1995), Participatory Rural appraisal:
Practical experiences, Natural Resources Institute, United Kingdom.
24. Pallant J. (2001), “SPSS survival manual: a step by step guide to data analysis using spss
for windows (version 10)”, Open University Press, Buckingham.
25. Preacher K.J., MacCallum R.C. (2002), “Exploratory Factor Analysis in Behavior
Genetics Research: Factor Recovery with Small Sample Sizes”, Behavior Genetics, 32,
p.160.
26. Que T.T (1998), “Economic reforms and their impact on agricultural development in
Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, 15 (1), p. 30-46.
27. Scoones I. (1998), “Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis”, IDS Working
Paper 72, Sussex.
28. Seto K. C. (2006), “Economies, societies, and landscapes in transition: Examples from the
Pearl River Delta, China and the Red River Delta, Vietnam”, NRC Press, p. 193-218.
29. Weber A., Fohrer N., Moller D.,(2001). “Long‐term land usechanges in a mesocale
watershed due to socio‐economic factors:Effects on landscape structures and
functions”,Ecol. Model, 140(1‐2), p. 125‐140.


×