Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.14 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





HOÀNG MẠNH CƢỜNG




NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG BƠ (Persea americana Miller)
THÍCH HỢP CHO MỘT SỐ TỈNH TÂY NGUYÊN



CHUYÊN NGÀNH DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
Mã số: 62. 62. 01. 11



TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP




HÀ NỘI - 2015




Công trình đƣợc hoàn thành tại
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Năng Vịnh
2. TS. Lê Ngọc Báu

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án dự kiến sẽ đƣợc bản vệ trƣớc hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp Viện, họp tại ………. vào ngày tháng năm 2015.




Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Hà Nội.
- Thƣ viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam




HÀ NỘI - 2015




1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo thống kê của FAO, cây bơ được trồng tại 63 nước với tổng diện tích
417 ngàn ha, sản lượng 3.078 ngàn tấn mỗi năm, năng suất trung bình 7,4 tấn/ha,
hàng năm lượng xuất khẩu 491,5 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu 606,6 triệu USD (Gazit
and Degani, 2002; John and Gary, 2012; Pliego et al., 2002). Cũng theo thống kê của
FAO năm 2011, các quốc gia có sản lượng bơ lớn trên thế giới phân bổ chủ yếu ở các
vùng có khí hậu nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Nước có sản lượng bơ lớn nhất thế giới
là Mexico (1.264.141 tấn), kế sau đó là các nước như Chi Lê (368.568 tấn), Cộng hoà
Dominique (295.080 tấn), Indonesia (275.953 tấn), Mỹ (238.544 tấn), Colombia
(215.595 tấn), Peru (212.857 tấn), Kenya (201.478 tấn), Brazin (160.376 tấn), Trung
Quốc (108.500 tấn) (Bruce et al, 2013). Pháp và Hà Lan là 2 nước nhập khẩu bơ lớn
nhất thế giới trung bình khoảng 94 ngàn tấn mỗi năm chủ yếu từ Mexico, Chile,
Israel, Tây Ban Nha và Nam Phi (Bruce et al, 2013). Năng suất Bơ biến thiên rất
mạnh, từ 1,3 tấn/ha (Bồ Đào Nha) đến 28,6 tấn/ha (Samoa), chủ yếu phụ thuộc vào
giống, khả năng thâm canh, phương thức trồng và điều kiện khí hậu (Gazit and
Degani, 2002). Mục tiêu của ngành Bơ thế giới là nâng cao năng suất lên trên 30
tấn/ha trong điều kiện chuyên canh công nghiệp bằng các biện pháp như giống và gốc
ghép tốt, trồng dày có điều chỉnh mật độ và tạo hình, tưới nước, điều khiển dinh
dưỡng giảm rụng quả, bảo vệ thực vật,…
Ở Châu Á, cây bơ được trồng khá rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như
Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng
thứ 4 trên thế giới và đứng đầu các nước Đông Nam Á về sản xuất bơ. Nước ta nằm
trên các đường vĩ tuyến tương tự như Mexico và ở giữa hai nước trồng bơ lớn nhất
Châu Á là Indonesia và Trung Quốc (đứng thứ 11 trên thế giới), có các điều kiện sinh
thái rất thuận lợi cho phát triển cây bơ ở cả hai miền Nam và Bắc (Bruce et al, 2013).
Thực tế trồng bơ trên 70 năm ở Tây Nguyên cho thấy với độ cao trên 500 m,
cây bơ cho sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lượng ngon và được xem

như loài cây đặc sản của vùng. Tuy vậy, việc phát triển sản xuất cây bơ vẫn còn bị
hạn chế bởi một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, việc nghiên cứu chọn tạo giống bơ còn rất nhiều hạn chế, chưa xác
định được bộ giống bơ thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau và chưa chọn tạo
được các giống bơ rải vụ có thời gian thu hoạch sớm, chính vụ và muộn.
Thứ hai, một số giống bơ thương mại trên thế giới đã được du nhập, tuy nhiên
chưa được khảo nghiệm đánh giá để chọn được những giống tốt, thích ứng cao với
điều kiện sinh thái ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Thứ ba, chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống về kỹ thuật canh tác, công
nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và nâng cao chất lượng quả của các giống bơ
khác nhau.
Để góp phần khắc phục một số hạn chế nêu trên, việc thực hiện đề tài luận án
“Nghiên cứu tuyển chọn giống Bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số
2
tỉnh Tây Nguyên” rất cần thiết làm cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm thúc đẩy phát
triển bền vững cây bơ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc chọn lọc các giống bơ năng suất
cao, chất lượng tốt, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và thích ứng tốt với
điều kiện sinh thái ở một số vùng trồng chính tại Tây Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm sinh học nông nghiệp của các giống bơ khác nhau
chọn lọc trong nước và nhập nội trong điều kiện sản xuất ở Tây Nguyên.
- Chọn lọc được một số giống bơ có năng suất trên 50 kg/cây/năm, hàm lượng
chất khô đạt trên 23%, lipít trên 13%, có thời gian thu hoạch khác nhau trong năm và
chống chịu tốt với một số sâu, bệnh tại Tây Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các giống bơ đang được trồng tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng

thuộc địa bàn Tây Nguyên.
- 10 vật liệu giống triển vọng thu thập trong nước TA1, TA2, TA3, TA4, TA5,
TA31, TA44, TA47, TA50, TA54 và 2 giống nhập nội Booth 7, Hass.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm so sánh, đánh giá 12 giống bơ triển vọng được tiến hành tại 3
vùng trồng chính thuộc địa bàn các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng.
4. Tính mới của Luận án
- Lần đầu tiên ở nước ta, luận án đã tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm, đánh
giá, so sánh một cách có hệ thống các giống bơ khác nhau tại địa bàn các tỉnh có các
điều kiện sinh thái đa dạng ở Tây Nguyên.
- Luận án đã khảo sát, đánh giá được các đặc tính sinh học nông nghiệp của 38
dòng, giống bơ và thí nghiệm so sánh 12 giống bơ chọn lọc trong nước và nhập nội.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chọn được 8 giống bơ mới có năng suất
và chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó có 4 giống bơ TA1, TA3, TA5 và
Booth 7 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản
xuất thử năm 2011.
5. Những đóng góp của Luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Lần đầu tiên ở nước ta, luận án đã nghiên cứu xác định được nhiều đặc tính
sinh học nông nghiệp quan trọng của hàng loạt các giống bơ khác nhau trồng tại các
vùng sinh thái khác nhau ở Tây Nguyên và các giống mới nhập nội. Luận án cung
cấp các thông tin, dữ liệu khoa học về giống, canh tác và các đặc tính sinh học, năng
suất, chất lượng quả của các dòng, giống bơ mới chọn lọc trong nước và nhập nội.
Các dòng, giống bơ mới chọn lọc có thể sử dụng là nguồn vật liệu phục vụ cho
nghiên cứu khoa học và cải tiến giống trong tương lai nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của các giống bơ Việt Nam.
3
- Những nghiên cứu chuyên sâu về chọn tạo giống bơ tại Việt Nam còn rất ít.
Do vậy kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho
học sinh, sinh viên và giảng viên các Trường Đại học, các Viện Nghiên cứu. Luận án

cũng có thể cung cấp các luận cứ khoa học cho những nghiên cứu về chọn tạo giống
và phát triển sản xuất bơ tại Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án nghiên cứu của nghiên cứu sinh đã góp phần quan trọng trong việc
chọn tạo các giống bơ mới cho vùng Tây Nguyên. Đã chọn được 9 giống bơ mới triển
vọng, trong đó có 4 giống bơ mới là TA1, TA3, TA5 và Booth 7 có năng suất cao,
chất lượng tốt, thích hợp với thực tiễn sản xuất ở địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và các
giống này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống sản
xuất thử năm 2011.
- Các giống bơ đã được chọn lọc có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu đã được nhân giống nhanh để thay thế các giống bơ có năng suất,
chất lượng kém trong sản xuất. Các giống bơ mới đã được chuyển giao cho 5 doanh
nghiệp, 3 hợp tác xã và các hộ nông dân thuộc địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên là Đăk
Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai .

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại thực vật
Cây bơ có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Tên khoa học của cây bơ là
Persea americana Miller., thuộc họ Lauraceae, chi Persea và loài P. americana. Bơ là
cây thuộc lớp 2 lá mầm, có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 24, tuy nhiên trong loài vẫn có
các dạng tam bội 3n = 36 và tứ bội 4n = 48 nhiễm sắc thể. Loài Persea americana
Miller được phân thành 3 chủng sinh thái khác nhau là Mexico, Guatemala và West
India (Gary, 2012; Popenoe, 1952). Đặc điểm thực vật học của 3 chủng sinh thái này
đã được mô tả ở bảng 1.1. Ba chủng bơ trên đây có thể lai chéo với nhau một cách dễ
dàng khi chúng được trồng gần nhau (Bergh, 1969; Crowley and Arpaia, 2002;
Popenoe, 1952).
Chủng Mexico: Có nguồn gốc từ cao nguyên Mexico và có khả năng chịu lạnh,

lá có mùi anise. Tuy nhiên, nhược điểm của chủng này là quả nhỏ, da mềm và hạt
tương đối lớn. Con lai được chọn lọc từ những chủng này là các giống có giá trị, ví
dụ giống Fuerte và giống Zutano, 2 con lai giữa Mexico và Guatemala, kích thước
quả của chúng vừa phải, da nhẵn.
Chủng Guatemala: Các giống thuộc chủng này như Hayes, Hopkins và Hass,
bắt nguồn từ những vùng cao nguyên, tuy vậy chúng ít chịu lạnh hơn so với chủng
Mexico. Các giống của chủng này thường có quả lớn, da dày, cấu trúc vỏ thô ráp,
màu vỏ thay đổi từ xanh lục đến đen khi quả trưởng thành. Hạt nhỏ và được giữ chặt
trong quả.
4
Chủng West India: Chủng này được ghi nhận thích hợp ở những vùng nóng có
cao độ thấp và ẩm. Những giống của chủng này không có khả năng chịu lạnh, quả
của những giống này lớn có vỏ dai, mẫu mã đẹp và không dày như quả của chủng
Guatemala. Những giống được trồng phổ biến của chủng này như Pollock, Booth 7
và Simmonds.
1.1.2. Lịch sử phát triển và phân bố cây bơ trên thế giới
Lịch sử phát triển cây bơ đã chứng minh loài cây này thích ứng khá tốt với các
điều kiện sinh thái ở nhiều Quốc gia. Cây bơ được du nhập và đưa về trồng ở Indonesia
và Philippin từ năm 1750 và ở miền Tây Nam Ấn Độ dương, phía Đông Madagasca
thuộc Cộng hòa Mauritius năm 1780, ở quần đảo Hawaii năm 1825 và được đưa về
trồng tại Florida năm 1833, California năm 1871, Ấn Độ năm 1982 (A Profile of the
South African avocado market value chain, 2012). Tuy nhiên, phần lớn các giống được
trồng bằng hạt, đến năm 1890 mới bắt đầu trồng bằng cây giống ghép thương mại ở
Mỹ, cây bơ sau đó đã phát triển rộng khắp ở các vùng thuộc khí hậu nhiệt đới thuộc
Trung Mỹ và vùng Caribê thuộc các quốc gia như các quần đảo thuộc Miền Trung và
Nam Thái Bình Dương gồm Hawaii, Samoa và đảo Cook. Đến nay, các giống thương
mại đã được phát triển rất mạnh mẽ ở khắp các châu lục. Các quốc gia sản xuất bơ lớn
nhất trên thế giới được thể hiện rõ ở bảng 1.2 và bảng 1.3. Bắt đầu từ thế kỷ 20 cây bơ
được phát triển rất mạnh nhưng vẫn chủ yếu tại các vùng có khí hậu nhiệt đới và á
nhiệt đới nằm ở giữa 40 độ Nam và Bắc xích đạo. Thống kê cho thấy, chiếm tới 76%

được sản xuất từ các vùng thuộc Liên bang Mỹ, 11% ở Châu Phi, 9% Châu Á, 2% các
nước thuộc Châu Âu và Nam Thái Bình Dương (Gary, 2012).
Thống kê của mạng lưới thông tin nông nghiệp toàn cầu (Global Agricultural
Information Network) tháng 11 năm 2012 cho biết, tại Mexico đã phát triển với tổng
diện tích trên 150.000 ha bơ thương mại, trong đó chiếm tới 85% các giống thuộc
chủng Mexico. Giống Hass và Fuerte là 2 giống thương mại được trồng chủ yếu chiếm
95%, ngoài ra tại các bang thuộc Mexico có phát triển thêm các giống thương mại như
Criollo, Bacon, Pinkerton, Gwen, Nabal và Reed nhưng với diện tích nhỏ. Các giống
bơ được sản xuất theo chứng chỉ APHIS’s của Mỹ với tổng diện tích 75.000 ha (Dan
Berman, 2012). Mexico là một quốc gia có diện tích cũng như sản lượng lớn nhất thế
giới hiện nay, vùng này có độ cao từ 800 - 2.500 m so với mặt nước biển và hầu hết
các giống bơ được trồng thuộc chủng có khả năng chịu lạnh tốt, khả năng thích ứng
cao, năng suất bình quân 10,1 tấn/ ha và đứng thứ 4 trên thế giới chỉ sau Cộng hòa
Dominican (19,3 tấn/ha); Colombia (16,5 tấn/ha); Brazil (12,9 tấn/ha); trước Mỹ và
Indonesia (9,8 tấn/ha) (Bruce et al, 2013; Ministry of Economy, 2011).
1.1.3. Yêu cầu sinh thái và tính chống chịu
1.1.3.1. Yêu cầu sinh thái
Lượng mưa: Cây bơ có khả năng thích ứng rộng, sinh trưởng, phát triển trong
phạm vi từ 30 độ vĩ Bắc đến 30 độ Nam bán cầu, chính sự phân bố rộng này tạo nên
sự khác nhau về kiểu gien của 3 chủng. Tuy rất mẫn cảm với điều kiện độ ẩm, song
cây bơ không phải là cây của vùng khô hạn. Trong thời gian hình thành quả non, gặp
điều kiện thời tiết quá khô hạn, quả sẽ bị rụng nhiều. Hầu hết các giống Bơ đều nhạy
cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm đất cao, thoát nước kém. Ở Hawaii, cây bơ
5
sinh trưởng khá với lượng mưa hàng năm 3.125 mm trên loại đất thoát nước tốt. Yêu
cầu lượng mưa thông thường từ 1.250 - 1.750 mm, phân bố đều. Trong 3 chủng Bơ,
chủng West India thích ứng với lượng mưa cao của mùa hè, còn chủng Mexico thì
chịu được điều kiện thiếu nước và ẩm độ thấp (Douhan, 2009).
Nhiệt độ: Phản ứng của cây bơ đối với điều kiện nhiệt độ tùy thuộc vào kiểu
gien, chủng Mexico có khả năng chịu lạnh cao nhất, kế đến là chủng Guatemala, còn

chủng West India thích hợp vùng nóng và ít chịu lạnh. Sinh trưởng của cây con, sự ra
hoa và phát triển chồi của cây bơ sẽ bị ảnh hưởng xấu khi nhiệt độ gần 0
0
C. Biên độ
nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc
biệt sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm 15
0
C - 20
0
C và ban ngày 20
0
C thì thích
hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và các giai đoạn tăng trưởng của
phôi (Gazit and Degani, 2002).
Đất đai: Nhiều khuyến cáo trước đây của các chuyên gia Pháp và Mỹ cho rằng
nên chọn đất trồng bơ ở những nơi có độ dốc vừa phải. Ngoài ra cần phải chú ý tới độ
sâu của mạch nước ngầm (mực nước ngầm sâu trên 1 m). Tại Puerto Rico cây bơ
mọc tốt hơn ở đất trung tính hay kiềm so với đất chua trung bình hay rất chua. Ở
Israel các giống thuộc nhóm Mexico và Guatemala bị vàng lá khi trồng trên đất nhiều
Can xi; còn tại vùng Rio Gran Valley Bang Texas những giống thuộc nhóm Mexico
phải được ghép lên gốc ghép chịu mặn thuộc nhóm West India (Lahav et al, 1989).
1.1.3.2. Khả năng chống chịu
Tính kháng mặn cao nhất ở các giống thuộc chủng West India và thấp nhất ở
chủng Mexico. Tuy vậy, trong từng chủng của 3 chủng tính kháng mặn cũng biến thiên
cao (Kadman and Ben-Ya’acov, 1976), kể cả cây thực sinh từ cùng một cây mẹ
(Kadman, 1968). Tính kháng vàng lá do hàm lượng vôi trong đất cao thể hiện rõ nhất ở
các giống thuộc chủng West India, mặc dù tính kháng này cũng có tính biến thiên đáng
kể giữa các giống trong chủng. Gốc ghép West India phản ứng rất kém ở chân đất nặng
và điều kiện úng nước; cũng có báo cáo về chọn tạo gốc ghép chịu mặn và vàng lá do
hàm lượng vôi cao (Ben-Ya’acov et al, 1974; Sánchez and Barrientos, 1987). Giống

gốc ghép chọn lọc Dusa của Nam Phi tỏ ra chịu đựng cao với nước tưới có tính kiềm ở
California (Crowley and Arpaia, 2002). Gốc ghép thuần chủng West India không phản
ứng tốt trong điều kiện đất lạnh mùa đông ở California, nhưng những con lai đặc biệt
con lai dạng Mexico có vẻ thích nghi rất tốt. Ở những vùng dễ bị sương giá nên cần có
gốc ghép tăng cường được tính chịu lạnh của chồi ghép, nhưng những gốc ghép chịu
lạnh thuộc chủng Mexico đưa vào chương trình nghiên cứu lại không di truyền được
tính chịu lạnh cho chồi ghép (Ben-Ya’acov, 1987, 1998).
Chịu lạnh: Phần lớn các vùng trồng bơ chủ lực của thế giới đều thỉnh thoảng bị
sương muối gây hại và chịu lạnh là một lợi thế lớn đối với quả cũng như đối với cả
cây nói chung. Chịu lạnh chỉ giới hạn trong chủng Mexico, trong lúc đó nhiệt độ nằm
trên 0
0
C vẫn có thể gây hại cho các giống thuộc chủng West India. Hass, được coi là
giống thuộc chủng Guatemala mà có sức chịu lạnh đặc biệt, nhưng khảo sát đời con
thực sinh của Hass có khoảng 1/5 số gien của giống này có nguồn gốc từ chủng
Mexico đồng thời cung cấp bằng chứng cho thấy giống Hass có nguồn gốc lai giữa
hai chủng (Ben-Ya’acov et al, 1974; Mhameed et al, 1997). Điều này có thể giải
6
thích cho khả năng chịu lạnh cũng như quả chín sớm hơn nhiều của Hass so với
Guatemala thuần chủng. Tính chịu lạnh trong cùng chủng cũng như giữa các chủng
đều có khác nhau. Ví dụ, trong số các giống được coi là thuần chủng Guatemala thì 2
giống Nahal và Reed chịu lạnh rất cao còn giống Anaheim lại rất mẫn cảm với lạnh.
Yama, được coi như giống chịu lạnh nhất trong số các giống thuộc chủng Mexico,
chịu được -8
0
C mà không bị gây hại nặng, đó là giống bố mẹ thích hợp trong chọn
tạo giống chịu lạnh. Tại Florida, các giống thuộc chủng Mexico triển vọng để chọn
lọc các giống thương mại có tính chịu lạnh cao để chống chịu với điều kiện lạnh xảy
ra theo chu kỳ (Knight, 1971).
Chịu nóng: Tính chịu nóng của các giống trồng trọt biến thiên rất lớn. Tuy

nhiên, sức chịu nóng trung bình của chủng Mexico cao hơn các chủng khác, điển
hình là các giống Mexicola, Mayo và Indio. Hơn nữa, vì các giống thuộc chủng
Mexico nở hoa sớm hơn, quả già sớm hơn nên ít chịu tác động của các đợt nóng trong
mùa xuân. Trong số các giống thuộc chủng Guatemala có giống Frey và Hass mẫn
cảm với nóng hơn. Giống Irving con lai giữa Mexico và Guatemala cho thấy chịu
đựng rất tốt với nhiệt độ cao và ẩm độ thấp tại California (Bergh and Lahav, 1996).
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
1.2.1. Lịch sử, phân bố và hiện trạng phát triển cây bơ ở Việt Nam
Từ tài liệu lưu trữ của USDA/ARS thì các giống Bơ của Florida (Mỹ) được
đưa sang Việt Nam ngay từ năm 1933 trồng tại Quảng Trị, tên giống là Pollock,
nhưng tại Việt Nam không thấy có tài liệu nào xác nhận sự kiện này. Theo một số tài
liệu trong nước, từ những năm 1940 cây bơ đã được người Pháp đưa vào trồng ở
huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho khả năng sinh trưởng tốt. Đến năm 1958 phái đoàn
viện trợ Hoa Kỳ đưa vào khoảng 60.000 hạt giống Bơ thuộc 3 chủng Mexico,
Guatemala và West India trồng ở Trung tâm Thực nghiệm Bảo Lộc - Lâm Đồng,
Trung tâm Thực nghiệm Hưng Lộc - Đồng Nai và Trung tâm Thực nghiệm Eakmat -
Đăk Lăk. Từ các tập đoàn giống này đã có những nhận xét, đánh giá ban đầu về sinh
trưởng và năng suất cũng như một số mô tả về đặc điểm quả. Sau ngày Miền Nam
hoàn toàn giải phóng vào năm 1976, Trạm Giống Cây ăn quả Cao Lộc - Lạng Sơn
trồng thử nghiệm tập đoàn giống Bơ nhập từ Cu Ba. Kết quả cho thấy cây sinh trưởng
tốt, cho năng suất khá và không có hiện tượng ra quả cách năm (Phan Quốc Sủng,
1986; Trịnh Đức Minh và cộng sự, 2005). Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có
cao độ trên 500 m một lợi thế cho cây bơ cho sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số
cây chất lượng khá ngon và đã từng được xem như cây đặc sản của vùng. Tuy vậy,
cây bơ vẫn chưa được chú trọng phát triển bởi một số hạn chế. Ngoài những trở ngại
như cây bơ do trồng bằng hạt, không được chọn lọc, phân li mạnh hay kỹ thuật chăm
sóc chưa được chú trọng dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém một trong những
yếu tố có tính chất quyết định đó là giá cả thị trường tác động đến sản phẩm. Với đặc
tính của quả bơ hô hấp bột phát, chủ yếu dùng để ăn tươi, khó bảo quản do vậy nếu
thời điểm chín tập trung sẽ làm cho vấn đề tiêu thụ gặp khó khăn dẫn đến giá thấp.


7
CHƢƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- 26 giống bơ tuyển chọn trong nước, 12 giống bơ nhập nội từ Mỹ đang trồng trong
vườn tập đoàn giống và các thí nghiệm tại Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng năm 2002.
- 12 giống bơ triển vọng TA1, TA2, TA3, TA4, TA5, TA31, TA44, TA47, TA50,
TA54, Booth 7 và Hass trồng tại các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng năm 2007.
- Nguồn vật liệu giống: Các giống trồng trong các thí nghiệm và vườn tập đoàn
đều được trồng bằng cây ghép trên giống gốc ghép TA44.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các giống bơ chọn lọc địa
phƣơng và các giống mới nhập nội tại Đăk Lăk
- Địa điểm: Vườn tập đoàn và các thí nghiệm so sánh giống bơ tại Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
- Quy mô và năm trồng: Tổng cộng 4 ha, trong đó 2 ha vườn tập đoàn giống
trồng năm 2003 và 2 ha vườn thí nghiệm so sánh các giống bơ triển vọng năm 2007.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 - 2014.
2.2.2. Nghiên cứu so sánh và đánh giá một số giống bơ triển vọng tại các vùng
sinh thái ở Tây Nguyên
- Địa điểm: Các thí nghiệm so sánh, đánh giá giống bơ được triển khai tại 3
vùng trồng chính thuộc các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng.
- Quy mô và năm trồng: 6 ha trồng năm 2007, trong đó mỗi tỉnh 2 ha.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2010 - 2014.
- Các giống thí nghiệm: Gồm 12 giống TA1, TA2, TA3, TA4, TA5, TA31,
TA44, TA47, TA50, TA54, Booth 7 và Hass.
2.2.3. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch ở một số giống bơ triển vọng tại
Đăk Lăk
- Địa điểm: Vườn tập đoàn và các thí nghiệm so sánh giống bơ tại Viện Khoa

học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
- Quy mô và năm trồng: Tổng cộng 4 ha, trong đó 2 ha vườn tập đoàn giống
trồng năm 2003 và 2 ha vườn thí nghiệm so sánh các giống bơ triển vọng năm 2007.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 - 2014.
- Các giống thí nghiệm: 09 giống bơ TA1, TA4, TA5, TA17, TA21, TA40,
Booth 7, Fuerte và Reed.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các giống bơ chọn lọc địa
phƣơng và các giống mới nhập nội tại Đăk Lăk
- Phân tích đặc điểm di truyền các tính trạng kiểu hình theo phương pháp của
IPGRI, 1995.
- Nghiên cứu đặc điểm ra hoa, đậu quả của các giống theo phương pháp so
sánh sự lệch pha giữa nhóm hoa A và B của Bergh, 1969.
- Tổng số cây thí nghiệm: 38 giống x 10 cây/ giống = 380 cây.
8
2.3.2. Nghiên cứu so sánh và đánh giá một số giống bơ triển vọng tại các vùng
sinh thái ở Tây Nguyên
- Thiết kế các thí nghiệm so sánh giống dựa vào đặc tính sinh vật học cây bơ
theo phương pháp của Razeto và cộng sự năm 1994.
- Mật độ trồng 210 cây/ ha, khoảng cách trồng 7 m x 7 m.
- Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block
Design, RCBD), 1 yếu tố và nhắc lại 3 lần.
- Tổng diện tích thí nghiệm: 6 ha (tại 3 tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng,
mỗi tỉnh 2 ha). Tổng số cây thí nghiệm: 12 giống x 3 địa điểm x 3 lần nhắc x 12 cây/
giống = 1.296 cây.
- Tiêu chuẩn chọn lọc: Được xây dựng trên cơ sở tham khảo tổng hợp tiêu chuẩn
về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV-42 và Codex standard for
Avocado - Codex stan 197 -1995 của thế giới và của Châu Âu CX/FFV 11/16/5. Về
cây: Tuổi cây  7 tuổi, năng suất  50 kg quả/cây/năm, sinh trưởng, phát triển tốt và ít
sâu, bệnh gây hại nghiêm trọng. Về quả: Khối lượng  300 g, quả tròn đến bầu dục dễ

đóng gói. Vỏ dày  1 mm, dễ bóc. Hàm lượng chất khô  19%, tỷ lệ thịt  65%, màu
vàng kem đến vàng đậm, ít hoặc không có xơ, hàm lượng chất béo  13%. Hạt đóng
khít vào thịt quả nhưng vỏ hạt không dính chặt vào thịt quả và dễ tách hạt khi chín.
2.3.3. Nghiên cứu xác định thời điểm thu hoạch ở một số giống bơ triển vọng tại
Đăk Lăk
- Đề tài tiến hành các thí nghiệm về xác định thời điểm thu hoạch trên 6 giống
bơ triển vọng được chọn lọc trong nước: TA1, TA4, TA5, TA17, TA21, TA40 và 3
giống nhập nội Booth 7, Fuerte và Reed.
- Theo dõi thời điểm thu hoạch: Sau khi cây ra hoa đậu quả được 4 tháng tiến
hành theo dõi diễn biến phần trăm chất khô trong quả, cách thức như sau: 20 ngày thu
mẫu 1 lần, mỗi lần thu 5 quả (4 quả ở 4 hướng bên ngoài tán và 1 quả ở bên trong tán
cây) sau đó tiến hành xác định tỷ lệ chất khô trong quả.

SƠ ĐỒ CHỌN LỌC GIỐNG BƠ TẠI TÂY NGUYÊN














Đánh giá 26 dòng, giống thu
thập ở Tây Nguyên và 12 giống

nhập nội trong vƣờn tập đoàn
tại Đăk Lăk (2002 - 2014)
Công nhận 4 giống TA1, TA3, TA5 và Booth 7 (2011)
Khảo nghiệm, so sánh và đánh giá 12
giống bơ triển vọng ở các vùng sinh
thái khác nhau tại Tây Nguyên
(2006 - 2014)
Chọn lọc đƣợc 8 giống bơ triển vọng TA1, TA3, TA5, TA6,
TA17, TA40, Booth 7 và Reed (2010)
9
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC
GIỐNG BƠ CHỌN LỌC ĐỊA PHƢƠNG VÀ CÁC GIỐNG MỚI NHẬP NỘI
TẠI ĐĂK LĂK
3.1.1. Đặc điểm hình thái của các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)
Bảng 3.1. Dạng tán, độ dày và đƣờng kính tán các giống bơ (năm 2013)
TT
Giống
Đƣờng kính tán (m)
Hình dạng tán, độ dày tán
1
TA1
5,00
Tán trung bình, tròn dẹt, cây yếu
2
TA2
5,80
Tán thưa, hình trụ, cây yếu

3
TA3
5,40
Tán thưa, tròn dẹt, cây yếu
4
TA4
6,50
Tán trung bình, tròn dẹt, cây khỏe
5
TA5
8,00
Tán dày, hình trụ, cây khỏe
6
TA6
9,00
Tán thưa, hình chóp, cây khỏe
7
TA7
5,50
Tán trung bình, tròn dẹt
8
TA8
7,30
Tán thưa, tròn dẹt, cây khỏe
9
TA9
4,00
Tán dày, hình chóp, khỏe
10
TA16

5,50
Tán thưa, hình trụ, cây yếu
11
TA17
7,30
Tán dày, tròn dẹt
12
TA19
6,20
Tán trung bình, hình chóp, khỏe
13
TA20
8,00
Tán dày, hình chóp, cây khỏe
14
TA21
8,00
Tán thưa, hình chóp, cây yếu
15
TA26
6,30
Tán dày, tròn dẹt, cây yếu
16
TA31
5,90
Tán trung bình, tròn dẹt, cây khỏe
17
TA36
7,30
Tán thưa, tròn dẹt, cây yếu

18
TA37
6,70
Tán thưa, tròn dẹt, cây yếu
19
TA39
6,50
Tán dày, hình chóp, cây khỏe
20
TA40
6,40
Tán thưa, hình chóp, cây yếu
21
TA44
5,00
Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe
22
TA45
6,30
Tán thưa, tròn dẹt, cây yếu
23
TA47
5,50
Tán dày, hình chóp, cây khỏe
24
TA48
5,60
Tán dày, hình chóp, cây khỏe
25
TA50

7,10
Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe
26
TA54
5,90
Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe
27
Số 5
5,50
Tán thưa, hình chóp, cây yếu
28
Booth 7
8,00
Tán trung bình, hình trụ
29
Hass
6,00
Tán dày, tròn dẹt, cây yếu
30
Tiger
9,00
Tán dày, hình chóp, cây khỏe
31
Ardith
6,20
Tán thưa, hình chóp, cây yếu
32
Reed
5,50
Tán thưa, hình trụ, cây khỏe

33
Edtinger
6,30
Tán thưa, hình trụ, cây khỏe
10
TT
Giống
Đƣờng kính tán (m)
Hình dạng tán, độ dày tán
34
Fuerte
6,00
Tán thưa, hình trụ, cây yếu
35
Sharwill
6,30
Tán dày, tròn dẹt, cây khỏe
36
GA
4,20
Tán thưa, hình trụ, cây yếu
37
GB
5,20
Tán thưa, hình chóp, cây khỏe
38
GC
5,60
Tán dày, dẹt, cây khỏe
Trung bình

6,31

CV(%)
18,44

Quá trình theo dõi và đánh giá các giống bơ trong vườn cho thấy giống có
đường kính tán lớn nhất đạt 9 m, nhỏ nhất đạt 4 m. Nhìn chung các giống có khả
năng phát triển bộ tán khá tốt, đạt trung bình 6,31 m, tuy nhiên có sự khác nhau lớn
giữa các giống, phân tích thống kê cho hệ số biến động rất cao, khoảng 18% đã
chứng minh sự khác biệt này. Trong điều kiện thí nghiệm tại một số tỉnh thuộc Tây
Nguyên, các giống được trồng trên vùng đất đỏ ba zan màu mỡ có độ phì cao trên
4,5%, lượng mưa trung bình nhiều năm trên 1.800 mm và nhiệt độ bình quân 22
0
C rất
thích hợp cho các giống bơ phát triển mạnh, đặc biệt các giống nhập nội từ Mỹ có tốc
độ phát triển rất mạnh gần gấp 2 lần so với nơi trồng bản địa. Tuy nhiên, các giống
phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến hầu hết các giống cho năng suất thấp do khả năng thu
nhận phấn bị hạn chế bởi bộ tán quá dày. Thông thường ở nhiều vùng thuộc các nước
mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa do có nhiệt độ cao, mưa nhiều nên các
giống bơ phát triển rất mạnh về cành nhánh, cành dài hơn so với các nước mang đặc
điểm khí hậu á nhiệt đới và lạnh.
3.1.2. Sinh trƣởng và phát triển các giống bơ 10 tuổi (năm 2013)
Bảng 3.4. Sinh trƣởng và phát triển của các giống bơ
TT
Giống
Đƣờng kính gốc (m)
Chiều cao cây (m)
Nhóm hoa
1
TA1

0,29
5,80
A
2
TA2
0,24
5,50
B
3
TA3
0,20
4,50
A
4
TA4
0,27
4,70
A
5
TA5
0,36
7,20
B
6
TA6
0,34
5,50
B
7
TA7

0,25
4,00
A
8
TA8
0,39
5,70
B
9
TA9
0,29
4,80
A
10
TA16
0,23
5,30
A
11
TA17
0,27
6,40
A
12
TA19
0,28
5,60
A
13
TA20

0,32
6,20
B
14
TA21
0,33
5,80
B
15
TA26
0,33
5,10
B
16
TA31
0,39
5,90
A
17
TA36
0,27
5,70
B
18
TA37
0,30
6,00
B
11
TT

Giống
Đƣờng kính gốc (m)
Chiều cao cây (m)
Nhóm hoa
19
TA39
0,25
4,60
A
20
TA40
0,24
5,80
B
21
TA44
0,20
5,50
A
22
TA45
0,38
5,60
A
23
TA47
0,23
4,40
A
24

TA48
0,34
6,00
A
25
TA50
0,28
6,54
B
26
TA54
0,25
6,78
B
27
Số 5
0,24
5,10
B
28
Booth 7
0,30
6,20
B
29
Hass
0,28
5,80
A
30

Tiger
0,40
5,80
B
31
Ardith
0,26
6,00
A
32
Reed
0,33
6,00
A
33
Ettinger
0,29
5,60
B
34
Fuerte
0,25
5,70
B
35
Sharwill
0,30
4,00
B
36

GA
0,38
4,60
A
37
GB
0,33
4,00
B
38
GC
0,24
3,40
A
Trung bình
0,29
5,45

CV (%)
18,44
15,25

Tăng trưởng đường kính gốc, các giống có đường kính trung bình đạt 0,29 m,
cây có đường kính gốc lớn nhất đạt 0,40 m và nhỏ nhất đạt 0,20 m. Qua phân tích
thống kê cho hệ số biến động khá cao, khoảng 18%, điều này chứng tỏ có sự khác
nhau rất lớn về mức độ tăng trưởng về đường kính và các giống sinh trưởng không
đồng đều. Tương tự, khả năng phát triển về chiều cao cây cũng cho thấy có sự khác
biệt rất lớn giữa các giống trong vườn với độ biến động khá lớn khoảng 15%. Giống
có chiều cao lớn nhất đạt trên 7 m thể hiện được ưu thế về chiều cao cây, giống thấp
nhất 3,40 m. Về mặt canh tác, đặc điểm về chiều cao cây có thể quyết định đến các

hình thức thâm canh hay trồng xen khác nhau. Các giống TA1, TA5, TA17, TA20,
TA21, TA31, TA40, TA48, TA50, TA54, Booth 7, Reed và GA có tốc độ sinh
trưởng, phát triển mạnh nhất chứng tỏ được ưu điểm vượt trội của các giống này
trong điều kiện sinh thái Đăk Lăk. Tuy nhiên việc chọn lọc giống đáp ứng mục tiêu
xuất khẩu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng hơn như năng suất và chất
lượng của giống.
Đặc điểm thực vật học của 2 nhóm hoa A và B được nhiều nhà khoa học trên
thế giới nghiên cứu rất kỹ lưỡng và đã chứng minh được ở cả 2 nhóm hoa trên tất cả
các giống bơ đều mang hoa lưỡng tính mà không có hoa đực và cái riêng biệt. Trên
cùng 1 hoa đều có nhị đực và nhụy cái hình thành song song nhau, tuy nhiên cấu trúc
của 2 nhóm hoa này rất khác nhau và trên cùng một giống chỉ có một nhóm hoa duy
nhất A hoặc B. Quan sát cấu trúc 2 nhóm hoa cho thấy; hoa nhóm A có 6 nhị phân bố
thẳng đứng xung quanh và cao bằng với đầu nhụy cái, bao phấn cụm vào phía trong
12
nên các giống mang nhóm hoa này có thể tự thụ phấn được nhưng tỷ lệ chỉ đạt trung
bình rất thấp 0,47%, ngược lại hoa nhóm B có 6 nhị đực đổ về hai bên phía ngoài
nhụy cái nên các giống mang nhóm hoa này không thể tự thụ phấn được. Điều này
khẳng định cây bơ là loài giao phấn chéo bắt buộc. Sự trao đổi phấn giữa 2 nhóm hoa
đặc biệt có ý nghĩa trong cải thiện giống, giảm thiểu khả năng thoái hóa giống do thụ
phấn trong cùng một nhóm hoa.

Cấu trúc hoa nhóm A và B của cây bơ

























3.2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG BƠ TRIỂN
VỌNG TẠI CÁC VÙNG SINH THÁI Ở TÂY NGUYÊN
Các thí nghiệm so sánh, đánh giá 12 giống bơ tại 3 vùng sinh thái Đăk Lăk,
Gia Lai và Lâm Đồng được trồng từ năm 2007, đề tài đã tiến hành theo dõi, đánh giá
nhiều năm và số liệu được cập nhật, thu thập trong luận án ở các năm từ 2010 - 2013.
Tuy nhiên trong báo cáo này, các số liệu chỉ được phân tích tập trung vào năm gần
nhất 2013, các năm trước đó được đưa vào phần phụ lục tại các bảng 3.18.1, 3.18.2
và 3.18.3 của báo cáo này. Các số liệu phân tích dưới đây sẽ chứng minh khả năng
thích nghi của từng giống tại 3 địa điểm thí nghiệm Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk,
PleiKu - Gia Lai và Bảo Lộc - Lâm Đồng.
Nhóm hoa A
Nhóm hoa B





13
3.2.1. Sinh trƣởng, phát triển của các giống bơ 7 tuổi tại một số vùng sinh thái ở
Tây Nguyên (năm 2013)
Bảng 3.20. Sinh trƣởng, phát triển các giống bơ ở độ tuổi thứ 7
Tỉnh

Giống
Đăk Lăk
Gia Lai
Lâm Đồng
Dgốc
(m)
Hvn
(m)
Dtán
(m)
Dgốc
(m)
Hvn
(m)
Dtán
(m)
Dgốc
(m)
Hvn
(m)
Dtán
(m)

TA1
0,25
6,18
5,05
0,16
4,99
3,43
0,17
3,60
4,83
TA2
0,24
6,14
6,16
0,17
5,03
4,62
0,24
3,72
4,49
TA3
0,26
5,50
6,11
0,11
3,20
3,39
0,26
3,89
4,84

TA4
0,21
5,49
5,61
0,14
4,38
4,39
0,19
3,58
4,72
TA5
0,29
6,68
7,21
0,15
4,11
4,00
0,18
3,93
4,74
TA31
0,24
5,25
5,64
0,13
4,13
3,86
0,04
1,82
1,51

TA44
0,24
5,71
6,86
0,15
4,25
4,27
0,06
2,17
2,03
TA47
0,21
5,62
5,77
0,14
4,27
4,15
0,07
2,71
2,34
TA50
0,28
6,54
7,12
0,16
5,18
4,48
0,07
2,58
1,51

TA54
0,25
6,77
5,88
0,16
5,19
3,67
0,07
2,58
1,83
Booth 7
0,26
5,40
5,60
0,13
3,72
3,67
0,25
3,69
4,93
Hass
0,26
5,62
5,31
0,13
3,41
2,80
0,22
3,52
3,61

Trung bình
0,25
5,91
6,03
0,14
4,32
3,89
0,15
3,15
3,45
CV (%)
9,60
8,99
11,60
12,00
15,57
13,64
55,30
23,20
42,67
LSD
0,05

0,51
0,74
0,85
0,32
0,56
0,55
0,47

0,90
0,98
Các giống bơ vào tuổi thứ 7 trong điều kiện sinh thái tại Đăk Lăk cho thấy; 2
chỉ tiêu theo dõi là đường kính gốc và chiều cao cây có hệ số biến động rất nhỏ, chỉ
khoảng 8 - 9% chứng tỏ các giống có khả năng sinh trưởng tốt và phát triển khá đồng
đều, cũng đồng thời thấy rõ các giống tương đối thích hợp với điều kiện sinh thái ở
Đăk Lăk. Đường kính gốc trung bình các giống đạt 0,25 m, cao cây trung bình 5,91
m và đối với các giống chọn lọc trong nước có tốc độ sinh trưởng, phát triển khá
đồng đều. Tương tự như vậy 2 giống nhập nội đều có sinh trưởng và phát triển ngang
nhau đạt trên 0,26 m đối với đường kính gốc và 5,40 m đối với chiều cao cây.
Một chỉ tiêu rất quan trọng khác có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố cấu thành
năng suất đó là đường kính tán, nhìn chung các giống có mức độ phát triển bộ tán khá
tốt, tương đối đồng đều, đường kính tán trung bình đạt 6,03 m, giống TA5 có bộ tán
phát triển mạnh nhất đạt 7,21 m và giống TA1 có bộ tán phát triển yếu hơn đạt 5,04
m. Hệ số biến động trong khoảng 11% cho thấy giữa các giống có khả năng phát triển
bộ tán khá đồng đều. Đối với điều kiện sinh thái tại Gia Lai cho thấy; nhìn chung các
giống có tốc độ sinh trưởng và phát triển ở mức khá thể hiện ở sự tăng trưởng đường
kính gốc 0,15 m, giống Booth 7 và giống TA3 có đường kính nhỏ nhất 0,12 m, giống
TA1 và TA2 có đường kính gốc lớn nhất đạt trên 0,18 m. Chiều cao cây trung bình
4,33 m, giống Hass thấp nhất 3,38 m và giống TA54 có chiều cao cây lớn nhất 5,24
m. Tương tự như vậy các giống có đường kính tán trung bình 3,94 m, giống Hass có
mức độ phát triển bộ tán yếu nhất 2,83 m và giống TA2 phát triển bộ tán mạnh nhất
4,81 m. Phân tích thống kê cho thấy; ở tất các chỉ tiêu theo dõi là đường kính gốc,
14
chiều cao cây và đường kính tán đều có hệ số biến động thấp dưới 15 % chứng tỏ có
sự khác nhau nhưng không đáng kể về các chỉ tiêu theo dõi. Đối với điều kiện sinh
thái tại Bảo Lộc - Lâm Đồng các giống sinh trưởng và phát triển ở mức trung bình
cũng phần nào chứng tỏ phần lớn các giống có khả năng thích ứng tốt. Các giống có
đường kính gốc trung bình 0,15 m, đối với chiều cao cây 3,15 m và 3,45 m đối với
đường kính tán. Phân tích thống kê về tất cả các chỉ tiêu theo dõi có hệ số biến động

ở mức rất cao trên 23% và các giá trị sai khác đều lớn hơn nhiều so với lý thuyết cho
thấy giữa các giống có sự khác nhau có ý nghĩa rất lớn về khả năng sinh trưởng và
phát triển, thể hiện sự thích ứng với điều kiện sinh thái giữa các vùng.
3.2.2. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch của các giống bơ
Bảng 3.19. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và thời gian thu hoạch
TT
Giống
Nhóm
hoa
Thời kỳ ra hoa, đậu
quả
Thời gian thu hoạch
1
TA1
A
Tháng 1 - Tháng 3
Tháng 7 - Tháng 9
2
TA2
B
Tháng 12 - Tháng 2
Tháng 7 - Tháng 8
3
TA3
A
Tháng 1 - Tháng 3
Tháng 8 - Tháng 9
4
TA4
A

Tháng 1 - Tháng 2
Tháng 6 - Tháng 8
5
TA5
B
Tháng 3 - Tháng 4
Tháng 9 - Tháng 10
6
TA31
A
Tháng 2 - Tháng 4
Tháng 9 - Tháng 10
7
TA44
A
Tháng 2 - Tháng 4
Tháng 9 - Tháng 10
8
TA47
A
Tháng 1 - Tháng 2
Tháng 7 - Tháng 8
9
TA50
B
Tháng 12 - Tháng 1
Tháng 6 - Tháng 8
10
TA54
A

Tháng 1 - Tháng 3
Tháng 6 - Tháng 8
11
Booth 7
B
Tháng 1 - Tháng 3
Tháng 10 - Tháng 11
12
Hass
A
Tháng 1 - Tháng 3
Tháng 8 - Tháng 10
Quá trình quan sát cho thấy, có 08 giống mang nhóm hoa A là TA1, TA3, TA4,
TA31, TA44, TA47, TA54 và Hass và các giống còn lại mang nhóm hoa B. Thời gian
thu hoạch kéo dài từ 2 đến 3 tháng, có 07 giống cho thu hoạch muộn là TA1, TA3,
TA5, TA31, TA44, Booth 7 và Hass, vào khoảng tháng 8 - 11 và các giống còn lại cho
thu hoạch chính vụ, vào khoảng tháng 6 đến tháng 8. Đối với cả 3 địa bàn thí nghiệm
đều có nhiệt độ không khí khá mát mẻ khoảng từ 22 - 23
0
C và có sự chênh lệch về biên
độ nhiệt ngày đêm cao nên rất thuận lợi cho cây bơ phân hóa mầm hoa đồng loạt. Đặc
biệt trong giai đoạn từ tháng 12 - 2 hầu hết các giống bơ bắt đầu thời kỳ phát dục.










15
3.2.3. Năng suất của các giống bơ 7 tuổi tại các vùng sinh thái ở Tây Nguyên
(năm 2013)
Bảng 3.20. Năng suất các giống bơ ở độ tuổi thứ 7 (kg/cây)
TT
Giống
Tỉnh
Đăk Lăk
Gia Lai
Lâm Đồng
1
TA1
17,33
18,60
21,90
2
TA2
107,97
31,70
21,10
3
TA3
12,31
9,00
57,70
4
TA4
56,53
27,30

57,90
5
TA5
32,44
0,00
78,10
6
TA31
40,95
0,00
0,00
7
TA44
25,97
6,80
0,00
8
TA47
85,80
18,00
0,00
9
TA50
25,60
20,60
0,00
10
TA54
67,00
0,00

0,00
11
Booth 7
66,69
0,00
88,40
12
Hass
16,28
6,60
20,20
Trung bình
46,24
17,33
49,33
CV (%)
66,08
54,06
57,91
LSD
0,05

26,81
10,02
26,74
Tại các địa bàn thí nghiệm, phần lớn các giống ở độ tuổi thứ 7 cho năng suất
chỉ đạt ở mức trung bình. Trong điều kiện sinh thái ở Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk cho
thấy tất cả các giống đã cho quả khá đồng đều và có năng suất vượt trội hơn cả so với
vùng khác, trung bình 46,24 kg/cây chứng tỏ khả năng thích ứng của các giống này là
rất tốt với điều kiện sinh thái ở Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Trong khi đó, tại Lâm

Đồng chỉ có 7 giống cho năng suất trung bình 49,33 kg/cây và các giống còn lại
TA31, TA44, TA47, TA50 và TA54 không có quả do khả năng nhận phấn của các
giống này rất kém trong điều kiện khí hậu Bảo Lộc - Lâm Đồng nơi có nhiệt độ
không khí vào thời kỳ ra hoa rất thấp dưới 15
0
C vào các thời điểm từ tháng 12 đến
tháng 3 hàng năm. Tương tự đối với các giống TA5, TA31, TA54 và Booth 7 trồng
trong điều kiện sinh thái ở PleiKu - Gia Lai không cho quả, các giống còn lại có năng
suất thấp nhất với trung bình 17,33 kg/cây và có 8 giống cho quả. Tại cả 3 địa bàn
nghiên cứu có 4 giống TA2, TA47, TA54 và Booth 7 cho năng suất cao nhất, tương
đối ổn định và bước đầu cho thấy tiềm năng về năng suất của các giống này. Đặc biệt,
giống TA2 có năng suất rất cao, trung bình trên 100 kg/cây trong điều kiện sinh thái ở
Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk. Sự khác biệt về khả năng cho quả của các giống khác
nhau rất rõ nét, có ý nghĩa do hệ số biến động và giá trị sai khác với lý thuyết rất lớn
đã chứng minh yếu tố này.




16
Bảng 3.21. Năng suất các giống bơ qua các năm từ 2010 - 2013
ở Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk (kg/cây)
Giống
Năm
Trung bình
CV (%)
2010
2011
2012
2013

TA1
26,30
6,05
17,33
21,50
17,80
48,58
TA2
35,00
66,56
107,97
78,60
72,03
41,92
TA3
25,50
27,35
12,31
21,70
21,72
30,84
TA4
58,60
41,11
56,53
60,00
54,06
16,19
TA5
31,70

78,26
32,44
20,00
40,60
63,41
TA31
40,70
13,18
40,95
30,00
31,21
41,84
TA44
55,20
16,38
25,97
5,00
25,64
83,83
TA47
55,80
60,28
85,80
120,00
80,47
36,64
TA50
33,40
25,60
25,60

0,00
21,15
68,90
TA54
9,10
67,00
67,00
4,60
36,93
94,18
Booth 7
91,00
87,53
66,69
86,30
82,88
13,24
Hass
1,40
11,86
16,28
10,00
9,89
63,12
LSD
0,05

2,22
2,85
3,61

6,01





















Hình 3.2. Diễn biến năng suất các giống bơ theo năm ở Đăk Lăk

Tại Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk thống kê năng suất liên tục trong 4 năm cho
thấy tình trạng ra quả cách năm xảy ra ở hầu hết các giống, một phần ảnh hưởng do
điều kiện khí hậu ở Đăk Lăk mấy năm gần đây diễn biến thất thường. Đặc biệt vào
thời kỳ ra hoa, đậu quả độ ẩm không khí dưới 50% làm cho hạt phấn bị teo đi, gió

Năng suất

(kg/cây)
17
mạnh và khô hạn làm cho tỷ lệ đậu quả thấp, rụng quả nhiều do thiếu nước. Trong số
12 giống thí nghiệm, có 4 giống TA2, TA4, TA47 và Booth 7 năng suất có xu hướng
tăng dần theo độ tuổi cây, độ biến động dưới 15% cho thấy khả năng ổn định về năng
suất của các giống này. Đặc biệt, giống TA47, Booth 7 có năng suất cao, ổn định với
khoảng trên 80 kg/cây/năm. Các giống TA3, TA4, Booth 7 và Hass có sự chênh lệch
về năng suất thấp từ ± 6 đến ± 10 kg/ cây/ năm. Phân tích thống kê cho giá trị sai
khác so với lý thuyết rất lớn cho thấy sự khác nhau về năng suất của các giống trồng
tại Đăk Lăk là có ý nghĩa. Đây là nguồn vật liệu giống triển vọng phục vụ hiệu quả
trong thực tế sản xuất và các nghiên cứu tiếp theo. Đồ thị 3.2 thể hiện rõ biến động về
năng suất của các giống tham gia thí nghiệm.
Bảng 3.22. Năng suất các giống bơ qua các năm từ 2010 - 2013
ở PleiKu - Gia Lai (kg/cây)
Giống
Năm
Trung bình
CV (%)
2010
2011
2012
2013
TA1
12,20
10,00
18,60
4,50
11,33
51,49
TA2

0,00
26,50
31,70
5,00
15,80
98,97
TA3
15,60
0,00
9,00
3,30
6,98
98,17
TA4
34,90
20,00
27,30
6,88
22,27
53,56
TA5
11,70
0,00
0,00
0,00
2,93
0,00
TA31
5,80
0,00

0,00
1,35
1,79
153,83
TA44
19,10
12,50
6,80
0,00
9,60
84,77
TA47
4,30
21,90
18,00
3,30
11,88
79,73
TA50
0,00
3,50
20,60
10,00
8,53
106,20
TA54
0,00
0,00
0,00
19,00

4,75
200,00
Booth 7
12,00
10,00
30,00
8,20
15,05
67,02
Hass
0,00
0,00
6,60
0,00
1,65
200,00
LSD
0,05

1,86
1,64
3,34
1,82


Tại PleiKu - Gia Lai nhìn chung các giống cho năng suất thấp hơn nhiều so với
Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk, các giống TA5, TA31, TA54 và Hass không cho quả ở
nhiều năm liền đặc biệt năm 2013 cho năng suất thấp, bình quân từ 2 - 22 kg/cây/
năm chứng tỏ có sự thích nghi kém đối với điều kiện khí hậu tại vùng. Lý giải cho
nguyên nhân này có thể thấy giống Hass thuộc chủng Guatemala có nguồn gốc ở các

vùng Á nhiệt đới, nhiệt độ lạnh hơn nhiều so với tất cả các địa bàn thí nghiệm. Theo
nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới khẳng định rằng, giống Hass phân hóa được
mầm hoa ở nhiệt độ 17
0
C vào ban đêm và khoảng 25
0
C vào ban ngày, trong khi đó ở
Gia Lai nhiệt độ cao hơn so với yêu cầu của giống. Ngược lại các giống TA1, TA2,
TA4, TA47 và Booth 7 có xu hướng cho năng suất cao nhất và ổn định hơn, bình
quân trên 11 kg/cây/ năm thể hiện rõ khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái
trong vùng. Độ biến động về năng suất của các giống trong nhiều năm rất cao trên
80% thể hiện sự không ổn định về các chỉ tiêu theo dõi. Phân tích thống kê cho giá trị
sai khác so với lý thuyết lớn hơn rất nhiều chứng tỏ sự khác nhau về năng suất của
các giống trồng tại Gia Lai là có ý nghĩa. Đồ thị 3.3 sẽ chứng minh sự biến động này.
18


















Hình 3.3. Diễn biến năng suất các giống bơ theo năm ở Gia Lai
Bảng 3.23. Năng suất các giống bơ qua các năm từ 2010 - 2013
ở Bảo Lộc - Lâm Đồng (kg/cây)
Giống
Năm
Trung bình
CV (%)
2010
2011
2012
2013
TA1
24,00
31,20
21,90
14,10
22,80
30,86
TA2
30,00
25,50
21,10
15,60
23,05
26,70
TA3
39,20
48,50

57,70
12,20
39,40
49,86
TA4
30,50
30,50
57,90
18,60
34,38
48,45
TA5
22,90
44,50
78,10
6,70
38,05
0,00
TA31
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
TA44
0,00
0,00
0,00
0,00

0,00
0,00
TA47
0,00
0,00
0,00
5,80
1,45
200,00
TA50
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
TA54
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Booth 7
35,90
58,70
88,40
33,20
54,05
47,36

Hass
6,70
7,80
20,20
5,00
9,93
69,99
LSD
0,05

3,91
2,56
2,48
2,71


Tại Bảo Lộc - Lâm Đồng nhìn chung các giống cho năng suất cao và ổn định
hơn nhiều so với địa bàn Gia Lai, trung bình trên 22 kg/cây/năm. Các giống TA1,
TA2, TA3, TA4, TA5, Booth 7 và Hass cho năng suất khá và ổn định, đặc biệt có 3
giống TA1, TA2 và Hass cho năng suất ổn định nhất ± 6 kg/cây/năm. Có thể thấy
rằng 7 giống này thích ứng khá rộng với cả 2 dạng sinh thái của Đăk Lăk và Lâm
Đồng. Các giống còn lại không cho năng suất ở nhiều năm liền thể hiện sự kém thích
nghi với điều kiện sinh thái trong vùng. Phân tích thống kê cho giá trị sai khác so với


Năng suất
(kg/cây)
19
lý thuyết lớn hơn rất nhiều chứng tỏ sự khác nhau về năng suất của các giống trồng
tại Lâm Đồng là có ý nghĩa. Đồ thị 3.4 đồng thời chứng minh được sự biến động về

năng suất các giống theo năm.



















Hình 3.4. Diễn biến năng suất các giống bơ theo năm ở Lâm Đồng
3.2.4. Đánh giá cảm quan về chất lƣợng quả của các giống bơ triển vọng
Bảng 3.24. Đặc điểm hình thái, khối lƣợng và chất lƣợng quả của các giống bơ
TT
Giống
Khối lƣợng
quả (g)
Hình dạng
Đặc điểm thịt quả
1

TA1
403,40
Trứng ngược
Vàng đậm, rất dẻo, béo, không xơ
2
TA2
610,60
Cầu dẹt
Vàng nhạt, ít dẻo, ít béo, ít xơ
3
TA3
455,90
Elip
Vàng đậm, ít dẻo, béo, không xơ
4
TA4
513,90
Cầu dẹt
Vàng đậm, ít dẻo, béo thơm, không xơ
5
TA5
405,50
Elip
Vàng kem, dẻo, béo thơm, không xơ
6
TA31
386,40
Trứng ngược
Vàng kem, ít dẻo, ít béo, ít xơ
7

TA44
528,40
Cầu dẹt
Vàng đậm, dẻo, béo, thơm, không xơ
8
TA47
394,00
Elip
Vàng kem, ít dẻo, ít béo thơm, không xơ
9
TA50
395,00
Quả lê
Vàng đậm, rất dẻo, béo, thơm, không xơ
10
TA54
672,00
Quả lê
Vàng đậm, dẻo, rất béo, thơm, không xơ
11
Booth 7
416,80
Hình cầu
Vàng đậm, dẻo, béo, không xơ, thơm
12
Hass
331,40
Quả lê
Màu ngà, rất dẻo, rất béo, không xơ, mặn
Trung bình

459,44


CV (%)
22,14


LSD
0,05

68,99



Năng suất
(kg/cây)
20
Hình dạng quả được xác định theo IPGRI, 1995 về mô tả giống bơ của Viện
Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế cho thấy; hầu hết các giống bơ có hình dạng
quả đẹp, có tính thương mại cao và dễ đóng gói. Theo phân loại cỡ quả của thế giới
người ta thường tính số quả chứa được trong thùng carton có khả năng chứa khoảng
được từ 4 - 30 quả, ứng với khối lượng từ 125 - 1.220 g. Các giống có khối lượng quả
từ 331 - 672 g thì 01 thùng carton có thể chứa được 10 - 12 quả bơ. Chất lượng quả
được đánh giá bằng cảm quan, thử nếm và thực tế cho thấy màu sắc thịt quả biến
động từ vàng kem đến vàng đậm, độ dẻo và béo cao, thịt quả không có xơ. Đặc biệt
có giống Hass có vị mặn trong thịt quả.
3.2.5. Đánh giá đặc tính hình thái và thành phần sinh hóa quả của các giống bơ
triển vọng
Bảng 3.25. Một số chỉ tiêu về thành phần dinh dƣỡng thịt quả
TT

Giống
Tỷ lệ thịt (%)
Chất khô
(%)
Đƣờng
(%)
Lipít
(%)
Protein
(%)
1
TA1
75,49
26,99
1,07
12,79
1,95
2
TA2
73,70
16,80
2,58
6,08
0,70
3
TA3
68,16
23,50
1,40
16,90

1,47
4
TA4
77,70
19,31
2,54
10,88
0,72
5
TA5
72,13
25,50
1,75
15,49
2,36
6
TA31
74,24
25,25
1,35
14,96
1,89
7
TA44
62,27
21,37
1,96
13,17
1,27
8

TA47
75,49
15,03
2,39
8,81
1,12
9
TA50
77,70
0,00
0,00
0,00
0,00
10
TA54
79,20
0,00
0,00
0,00
0,00
11
Booth 7
65,20
23,32
2,76
13,78
1,75
12
Hass
56,29

31,72
0,78
23,16
1,66
Trung bình
71,46
22,88
1,86
13,60
1,49
CV (%)
9,88
21,69
37,44
34,26
36,29
LSD
0,05

0,72
1,84
4,89
2,52
3,33
Qua phân tích chất lượng của các giống cho thấy; trung bình về hàm lượng
chất khô 22,88% và lipít 13,60%. Như vậy trong tổng số 10 giống được phân tích 04
chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng quả chỉ có 03 giống là TA2,
TA4 và TA47 có hàm lượng lipít thấp dưới 10%, các giống còn lại vượt ngưỡng
trung bình 13%. Ngoài 04 giống đã được Cục Trồng trọt công nhận sản xuất thử năm
2011 gồm TA1, TA3, TA5 và Booth 7 đã xác định thêm 2 giống TA31 và TA44 có

chất lượng tốt, vượt so với các giống còn lại. Đây là các giống triển vọng cần được
tiếp tục đánh giá theo dõi thêm trong các năm kế tiếp. Phân tích thống kê cho giá trị
sai khác tương đối nhỏ, thể hiện rõ được chất lượng của các giống tương đối đồng
đều, sai khác không lớn.
21
3.2.6. Đánh giá một số sâu, bệnh chủ yếu ở các giống bơ triển vọng tại Tây
Nguyên
Hầu hết các loại sâu xuất hiện trong vườn bơ kinh doanh ngoại trừ sâu đục
ngọn chỉ xuất hiện trên bơ kinh doanh tại Lâm Đồng. Các loài sâu hại phổ biến nhất
là câu cấu xanh, bọ cánh cứng rệp sáp và bọ xít muỗi. Đối với sâu róm đỏ mức độ
xuất hiện không cao, nhưng với một số vùng sâu róm là loại sâu hại chính và có khả
năng lây lan thành dịch.
Tại 3 địa điểm thí nghiệm có tổng cộng 10 loại bệnh gây hại trên tất cả các
vườn thí nghiệm. Phần lớn các bệnh thông thường như lở cổ rễ, đốm đen lá, tảo,… ở
mức nhẹ, có 2 bệnh đốm đen vỏ quả và cháy đầu lá gây hại nghiêm trọng ở tất cả các
vườn bơ. Trong 3 địa điểm thí nghiệm, tại Đăk Lăk các loại bệnh thường gây hại ở
mức độ nhẹ hơn so với Gia Lai và Lâm Đồng, nguyên nhân được xác định do địa bàn
Đăk Lăk có nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp hơn nên khả năng phát sinh và gây
hại của các loại bệnh rất hạn chế. Một lý do khác cho thấy tại Gia Lai và Lâm Đồng
có lượng mưa lớn hơn, tập trung vào khoảng từ tháng 5 - 9 hàng năm nên mức độ
phát triển các loại bệnh rất nặng và thời điểm này các giống bơ đang mang quả.

3.3. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH Ở MỘT SỐ
GIỐNG BƠ TRIỂN VỌNG TẠI ĐĂK LĂK
3.3.1. Diễn biến tăng trƣởng khối lƣợng quả của các giống bơ
Quan sát về diễn biến của quá trình này cho thấy ở tất cả các giống bơ được
quan sát có khối lượng quả bơ tăng nhanh vào giai đoạn trước khi quả đạt độ chín
thành thục 2 tháng, sau đó tốc độ tăng trưởng chậm dần và ổn định cho đến thời điểm
quả đạt độ chín hoàn toàn. Một số vùng trồng bơ trên thế giới, người có thể dựa vào
chỉ tiêu khối lượng quả ở thời điểm chín thành thục. Trong giới hạn của Luận án chỉ

tiến hành các thí nghiệm về xác định thời điểm thu hoạch cho 6 giống bơ chọn lọc
trong nước có triển vọng: TA1, TA4, TA5, TA17, TA21, TA40 và 3 giống nhập nội
Booth 7, Fuerte và Reed. Trong đó có 4 giống TA1, TA3, TA5 và Booth 7 đã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận năm 2011.
Bảng 3.31. Tăng trƣởng khối lƣợng quả bơ theo tháng
Thời điểm thu
Giống
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
TA1

190,6
339,2
392,8
402,8


TA4

246,0
417,0
509,8
598,4



TA5


198,2
339,2
392,8
404,4

TA17
219,4
320,0
395,8
419,0



TA21
141,6
247,4
295,4
299,8



TA40

144,4
233,2
286,8
304,0



Booth 7


152,6
299,0
377,0
398,8

Fuerte

70,0
101,4
131,6
137,0


Reed



120,4
181,4
249,4
289,2
22
Hàm lượng chất khô tối thiểu thay đổi từ 17 - 25% tuỳ thuộc vào từng giống. Ở
California, hàm lượng chất khô tối thiểu để thu hoạch đối với các giống bơ chính
như: Bacon (17,7%), Fuerte (19,0%), Gwen (24,2%), Pinkerton (21,6%), Reed

(18,7%) và Zutano (18,7%). Ở Florida người ta xét đoán trước ngày thu hoạch của
các giống dựa trên hàm lượng chất khô để cung cấp cho thị trường. Song song với chỉ
tiêu tăng khối lượng quả thì một trong những chỉ tiêu quan trọng và được sử dụng khá
phổ biến ở hầu hết các vùng trồng bơ chính trên thế giới để xác định thời điểm thu
hoạch cho các giống bơ thông qua phân tích hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu
trong thịt quả. Các kết quả nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy hàm lượng chất khô
trong quả có tương quan cao với hàm lượng dầu và làm chỉ thị đánh giá độ thuần thục
chính được sử dụng ở California và các nước trồng bơ trên thế giới (Alcaraz and
Hormaza, 2007).
3.3.2. Biến động hàm lƣợng chất khô của các giống bơ
Bảng 3.32. Biến động hàm lƣợng chất khô của các giống bơ (%)
Thời điểm
Giống
15/5
5/6
25/6
15/7
5/8
25/8
15/9
5/10
25/10
TA1
16,0
18,8
22,0
24,0
25,2





TA4
13,6
14,4
16,0
17,2
18,8




TA5


16,4
19,2
21,0
23,5
24,5


TA17
17,2
19,6
22,4
24,8
26,0





TA21
16,4
18,8
22,8
24,0
24,8




TA40

18,4
20,8
23,0
24,5
25,5



Booth 7



16,8
19,2
20,4
22,0

23,6

Fuerte

16,8
18,8
20,4
22,4
23,0



Reed




16,4
18,4
20,8
22,5
23,5
Tỷ lệ chất khô tích lũy trong quả bơ tăng dần theo thời gian và có sự khác nhau
giữa các giống khi quả đạt độ chín thuần thục. Tính đến lần phân tích sau cùng trong
số 4 giống bơ được phân tích, giống TA4 có hàm lượng chất khô thấp dưới 20%, các
giống còn lại đều có phần trăm chất khô cao đạt trên 23%. Trong khi đó giống TA17
có tỷ lệ chất khô rất cao 26%. Như vậy tại thời điểm quả đạt độ chín thành thục, hàm
lượng chất khô xác định được của các giống lần lượt là TA1: 25,2%; TA4: 18,8%;
TA5: 24,5%; TA17: 16%; TA21: 24,8%; TA40: 25,5%; Booth 7: 23,6%; Fuerte: 23%
và Reed: 23,5%.








23
3.3.3. Thời gian thành thục và thời điểm thu hái của các giống bơ
Bảng 3.33. Thời gian thành thục của quả bơ
TT
Giống
Thời gian từ lúc ra
hoa đến quả thành
thục và rụng (ngày)
%DM
Chuyển đổi màu sắc
vỏ quả
1
TA1
185 - 200
27,0
Xanh Tím đen
2
TA4
200 - 210
19,3
Xanh Tím đỏ
3
TA5

220 - 230
25,5
Xanh Xanh nâu
4
TA17
190 - 200
22,8
Xanh Xanh vàng
5
TA21
170 - 180
25,2
Xanh Vàng nâu
6
TA40
175 - 180
25,5
Xanh Tím
7
Booth 7
240 - 250
23,3
Xanh Xanh vàng
8
Fuerte
210 - 215
23,0
Xanh Xanh nâu
9
Reed

245 - 260
23,5
Xanh Xanh vàng
Trung bình

23,9

CV%

2,24






Quá trình quan trắc cho thấy các giống có thời gian từ khi ra hoa đến khi chín
rụng khá dài, giống TA21 và TA40 có thời gian thành thục ngắn nhất khoảng từ 170 -
180 ngày, trong khi đó giống Reed có thời gian thành thục dài nhất khoảng từ 245 -
260 ngày. Chỉ tiêu này cũng đồng nghĩa với yếu tố mùa vụ thu hoạch sớm, chính vụ
hay muộn và thực tế cho thấy thời gian chín càng kéo dài thì thời gian thu hoạch càng
muộn.Ngoài tính chất quyết định đến độ sáp của quả bơ thì hàm lượng chất khô một
yếu tố quyết định đến khả năng chín cũng như độ thành thục của quả. Tuy nhiên cũng
tùy thuộc vào giống khác nhau mà có thời gian chín khác nhau do có hàm lượng chất
khô khác nhau. Phân tích chỉ tiêu này cho thấy; thông thường quả bơ có hàm lượng
chất khô ở mức 19% quả có thể đạt độ chín ăn được, giống TA4 có hàm lượng chất
khô thấp nhất 19,3% và giống TA1 có hàm lượng chất khô cao nhất 27%.

Quả xanh
Quả chín

×