Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH CÂY XANH VÀ CẢNH QUAN ĐÔ THỊ HỆ THỐNG MẢNG XANH TẠI QUẬN GÒ VẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 11 trang )

1


TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH


QUY HOẠCH CÂY XANH VÀ CẢNH
QUAN ĐÔ THỊ

ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG MẢNG XANH TẠI QUẬN
GÒ VẤP – TP.HCM


GVHD: Ths.KTS Đỗ Thị Phương Lam
Nhóm 2 - Lớp: 08QH1D



TP HCM, NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 2011

2



Mục Lục:

A. Giới thiệu chung
1- Khái quát chung về hệ thống cây xanh trên toàn TP. HCM


2- Quận Gò Vấp
B. Nhận xét – đánh giá công viên Gia Định
1. Lịch sử
2. Vị trí
3. Cảnh quan
4. Hoạt động
C. Nhận xét chung về cây xanh quận Gò Vấp
D.Giải pháp

3
A. GIỚI THIỆU CHUNG

1- Khái quát chung về hệ thống cây xanh trên toàn TP. HCM :

- Phát triển công viên cây xanh là một trong những nhiệm vụ luôn được lãnh đạo TPHCM
đặt ra trong quá trình phát triển đô thị, đặc biệt trong quá trình biến đổi khí hậu như hiện
nay. Chủ trương này đã được cụ thể hóa trong nhiều chương trình hành động và dự án cụ
thể của thành phố. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ này vẫn rất chậm.
- Báo cáo tổng kết năm 2010 của khối công viên cây xanh thuộc Sở Giao thông Vận tải
TPHCM cho thấy, việc phát triển công viên cây xanh trên địa bàn thành phố vẫn chủ yếu
là tiếp tục… nâng cấp, cải tạo công viên cây xanh hiện hữu.
- Nguyên nhân cơ bản là nhiều dự án xây dựng công viên cây xanh hầu như không được
ghi vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả vốn để đền bù giải phóng mặt bằng và vốn cho công
tác xây dựng.
- Trong rất nhiều trường hợp, khi phải quyết định đầu tư cho cây xanh hay các vấn đề đô
thị khác như kẹt xe, ngập nước… người ta luôn chọn các dự án có tác dụng chống ùn tắc
giao thông và ngập nước hơn dự án phát triển cây xanh.
- Tuy nhiên, trên thực tế, dự án Quy hoạch ngành công viên cây xanh TPHCM đến năm
2020, tầm nhìn đến 2025, chậm thực hiện là do dự toán lập quy hoạch và nhiệm vụ của
quy hoạch không được phê duyệt.


2- Quận Gò Vấp
- Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những năm 80,
quận Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí
Minh và đã có thời điểm không kiểm soát được. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ
đất lớn.
- Quận Gò Vấp nằm ở phía Bắc và
Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh,
Bắc giáp quận 12, nam giáp quận
Phú Nhuận, Tây giáp quận 12 và
quận Tân Bình, Đông giáp quận
Bình Thạnh.
- Tổng diện tích mặt đất tự nhiên
19,76 km² (số liệu năm 2006).
- Dân số 496.905 người, mật độ dân
số 25.172 người/km² (năm 2006)
- Thông tin quy hoạch công viên cây
xanh - thể dục thể thao: cải tạo công
viên Gia Định; xây khu du lịch
phường 17; Công viên văn hóa ấp
Doi phường 15; làng hoa phường
11; trung tâm thể dục thể thao quận được bố trí tại sân vận động Đạt Đức…

4
a) Địa hình
- Địa hình quận Gò Vấp chia thành 2 vùng: Vùng trũng nằm dọc theo sông Bến cát, đất
thấp, nhiễm phèn thường bị ngập theo triều; đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nhưng
năng suất cây trồng không cao. Vùng cao chiếm phần lớn diện tích phù hợp với việc xây
dựng nhà máy sản xuất công nghiệp. Quá trình đô thị hóa chủ yếu diễn ra trên phần đất
này.

- Nhận xét: Địa hình tốt thuận lợi cho việc quy hoạch và xây dựng cũng như phát triển
trong tương lai.

b) Mặt nước
- Diện tích mặt nước là một bộ phận quan trọng của cảnh quan thường được nhắc đến rất
nhiều khi xem xét đến yếu tố cảnh quan của bất kì 1 khu dân cư nào.
- Vì một cạnh nằm dọc theo bờ sông Bến Cát nên khu vực được thiết kế phối hợp cả 2 loại:
mặt nước lớn và các bể nước tiểu cảnh.
- Nhận xét:
Với lợi thế có được một mặt nước khá rộng do tiếp giáp với sông Bến Cát tạo ra môi trường vi
khí hậu tốt như là giảm nhiệt, tăng độ ẩm, đón gió, tạo cảnh quan đẹp, trong lành và thoáng đãng,
gần gũi với thiên nhiên.
Tuy nhiên phần bên trong lại không có không gian dành cho mặt nước gây nên cảm giác khá
khô khan, thiếu sự sinh động. Mặt nước sông Bến Cát thường xuyên trong tình trạng ô nhiễm rác
thải do ý thức chưa cao của một số dân tới bờ sông vui chơi giải trí gây mất mĩ quan đô thị và ô
nhiễm môi trường nước.

c) Cây xanh
- Trừ khu công viên Gia Định và công viên văn hóa quận nằm trên khuôn viên 32 ha với
diện tích lớn cây xanh và 1 số công viên nhỏ cho các khu dân cư ở phía tây bắc và tây
nam thì các khu vực còn lại hầu như rất ít cây xanh dạng mảng.

B. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CÔNG VIÊN GIA ĐỊNH
Cây xanh quận gò vấp bao gồm cây xanh tại các tuyến đường của quận,làng hoa Gò Vấp
ở phường 11, cụm cây xanh tập trung tại ấp Doi Phường 15; cây xanh công viên Gia
Định.Trong đó dặc trưng hơn hết là hệ thống cây xanh của công viên Gia Định.

Công viên Gia Định là một công viên cây xanh ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.
Đây được xem là lá phổi của thành phố với diện tích phủ xanh khá lớn.
5

Công viên Gia Định

1- Lịch sử:
- Năm 1950, vùng đất xanh tốt này được quy hoạch để làm sân Golf, trở thành sân Golf
đầu tiên của Sài Gòn.
- Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, sân Golf ngưng hoạt động.
- Ngày 11 tháng 12 năm 1978, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3870/QĐ-UB
giao toàn bộ khu bãi sân golf nằm trên địa bàn quận Phú Nhuận và Gò Vấp cho Sở Quản
lý Công trình Công cộng quản lý để xây dựng thành Công viên Thành phố, đặt tên là
Công viên Gia Định.

Một góc công viên Gia Định


6
2- Vị trí:
- Công viên với diện tích khoảng 32ha. Cổng chính của công viên nằm trên đường Hoàng
Minh Giám, Phường 3, quận Gò Vấp. Một phần của công viên thuộc Phường 9, Phú
Nhuận. Công viên nằm gần 3 trục đường chính: đường Nguyễn Kiệm, Hoàng Minh Giám
và Hồ Văn Huê:
 Hướng Đông và hướng Bắc giáp ranh với các hộ dân ở Phường 3 – Quận Gò Vấp
 Hướng Tây Bắc giáp đường Hoàng Minh Giám
 Hướng Tây Nam giáp sân vận động Phú Nhuận
 Hướng Nam giáp các hộ dân Phường 9 – Quận Phú Nhuận.
 Hướng Đông- Nam giáp chung cư Nguyễn Kiệm (P.9 – Q. Phú Nhuận)

3- Cảnh quan:
a) Mặt nước
Hồ nước với diện tích 117m
2

có chức năng tạo vẻ mỹ quan và cân bằng ẩm độ vào mùa
khô.

b) Cây xanh
Công viên Gia Định có mảng cây xanh với số lượng gần 700 cây gồm nhiều chủng loại
như: Sọ khỉ, Lim xẹt, Me tây, Bò cạp nước, Có thể nói với diện tích được phủ xanh khá
lớn, Công viên Gia Định được xem như một trong những lá phổi xanh của Thành phố.









7

Cảnh quan công viên Gia Định



c) Con người

- Là nơi nghỉ ngơi, thư giãn và các hoạt
động thể dục thể thao lý tưởng phục vụ
cho cư dân sống ở khu vực xung quanh
và du khách gần xa.
- Phục vụ mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi
trong xã hội.

- Đây còn là nơi học tập quân sự, thực tập,
chơi TDTT của sinh viên các trường
ĐH.




Là nơi học tập cho sinh viên…

8

Là sân chơi cho giới trẻ….


Là nơi thư giãn cho gia đình…

4- Hoạt động:
- Công viên Gia Định do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 thuộc Sở Giao thông vận tải
TP. HCM quản lý. Hiện tại Công ty TNHH Một Thành Viên Công viên cây xanh TP.
HCM được thuê chăm sóc bảo dưỡng công viên này. Với cảnh quan hài hòa, diện tích
mảng xanh và khuôn viên rộng lớn, công viên Gia Định giờ đã được xây dựng lại rất
9
rộng, đẹp và sáng sủa :
+ Có khu vui chơi dành cho thiếu nhi, sân banh…
+ Hầu như toàn bộ khuôn viên là danh cho việc luyện tập thể dục, đi bộ, múa
quyền, cầu lông….
+ Buổi tối có những nhóm người trung niên tập trung tổ chức dạy khiêu vũ …

Sân nhảy trong công viên Gia Định về đêm



Công viên Gia Định về đêm
10

- Trong những năm qua, Công viên Gia Định đã trở thành điểm quen thuộc tổ chức chợ
hoa phục vụ người dân mỗi dịp xuân về. Bên cạnh đó ban quản lý Công viên đã phối hợp
tốt với chính quyền địa phương tạo điều kiện tổ chức các hội thao và sinh hoạt đoàn đội
nhằm nâng cao sức khỏe người dân và mang lại hiệu quả về mặt xã hội.
- Ngoài ra mỗi dịp tết đến đây còn là nơi tổ chức "Hội hoa Xuân".

Chợ hoa tết tại công viên Gia Định

C. NHẬN XÉT CÂY XANH Ở QUẬN GÒ VẤP
- Hệ thống cây xanh đường phố phân bố không đều và còn manh mún. Nếu như khu vực
quận Tân Bình tỷ lệ cây chiếm đến 22,3% thì tại quận Gò Vấp diện tích cây chỉ có
0,04%.
- Một số tuyến đường không có cây xanh do không có vỉa hè hoặc vỉa hè nhỏ hẹp không
trồng được cây xanh.
- Rất nhiều tuyến đường còn nhiều cây tạp nhạp chỏi nhau làm mất mỹ quan đường phố.
- Cây xanh chủ yếu thiên về hình thức, chưa phát huy được vai trò của nó ( tạo cảnh quan,
lấy bóng mát, ngăn khói bụi, điều hòa không khí,…)
- Hệ thống cây xanh chỉ tập trung ở một số nơi ( công viên Gia Định), quản lí cây xanh còn
nhiều bất cập.
- Quỹ đất cho cây xanh còn quá ít( nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa ở đây).
- …
11

D. GIẢI PHÁP
-Tăng cường mảng xanh : (mở rộng cây xanh công viên,tăng diện tích cây xanh đầu
người,…)

- Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy hoạch cây xanh đã được phê duyệt của từng dự
án như các dự án cải tạo nâng cấp đô thị, giải tỏa nhà ổ chuột, di dời các cơ sở ô nhiễm để
quy hoạch một phần quỹ đất đó
xây dựng công viên.
- Giáo dục ý thức cho người dân
về tầm quan trọng của cây xanh
đối với đời sống, khuyến khích
trồng cây trong nơi ở …
- Tăng cường công tác quản lý có
hiệu quả để tránh tình trạng xả rác
bừa bãi trên bờ cũng như dưới mặt
nước, giữ gìn vệ sinh môi trường
khu vực.
- Tổ chức hợp khối các loại cây
khác nhau hoặc tạo hình cho cây
mang lại sự phong phú, đa dạng
cho mảng xanh khu vực.
- Đưa ra những quy định và hình thức xử phạt kiên quyết, tăng cường công tác tuần tra để
đảm bảo an ninh trật tự.


×