Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 114 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN TIẾN THÁI


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA BƯỞI ĐẠI MINH TẠI HUYỆN
YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI






LUẬN VĂN
THẠC SĨ

KHOA HỌC CÂY TRỒNG







Thái Nguyên - 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN TIẾN THÁI


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN CỦA BƯỞI ĐẠI MINH TẠI HUYỆN
YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI


Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10


LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Quốc Hùng

2. TS. Nguyễn Thế Huấn



Thái Nguyên - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Thái



ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Hùng và thầy

giáo TS. Nguyễn Thế Huấn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo
Sau Đại học, Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo
điều kiện trong quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, người
thân và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thiện
luận văn này.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn đọc và xin trân
trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn


Nguyễn Tiến Thái


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết 1

2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

2.1. Mục đích 2

2.2. Yêu cầu 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4

1.2. Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến
đề tài 6

1.2.1. Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam 6

1.2.2. Các nghiên cứu về cây bưởi liên quan đến đề tài 11

1.2.2.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi 11

1.2.2.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật cắt tỉa đối với cây bưởi 19
1.2.2.3. Các nghiên cứu về biện pháp thụ phấn bổ sung đối với cây bưởi 20

1.2.2.4. Các nghiên cứu về biện pháp bao quả đối với bưởi 24




iv

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26

2.1.1. Đối tượng 26

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1. Nội dung nghiên cứu 26

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 26

2.2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi 30

2.3. Xử lý số liệu 32

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33
3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến sinh trưởng, năng suất của
bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái 33

3.1.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến thời gian ra lộc và chất

lượng lộc của bưởi Đại Minh 33

3.1.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Đại Minh 35
3.1.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu cơ giới quả 37
3.1.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất 38

3.1.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến hiệu quả kinh tế
bưởi Đại Minh 40

3.2. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đối với bưởi Đại Minh 41

3.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc và chất lượng
lộc bưởi Đại Minh 41

3.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả bưởi Đại Minh 43



v

3.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu cơ giới quả
bưởi Đại Minh 45

3.2.4. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất bưởi Đại Minh 46
3.2.5. Ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế của bưởi
Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái 48
3.3. Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn trong phương pháp thụ phấn bổ sung đối

với bưởi Đại Minh tại Yên Bình - Yên Bái 49

3.3.1. Khả năng nảy mầm của các nguồn thụ phấn (giống) khác nhau trên
bưởi Đại Minh 49
3.3.2. Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh 50
3.3.3. Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến một sổ chỉ tiêu quả bưởi Đại Minh 52
3.4. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đôi với bưởi Đại Minh tại Yên Binh -
Yên Bái 53
3.4.1. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến mẫu mã bưởi Đại Minh 53
3.4.2. Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến một số chỉ tiêu quả bưởi Đại Minh 56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58

1. Kết luận 58

2. Đề nghị 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
I. Tài liệu tiếng Việt 61

II. Tài liệu tiếng Anh 64

PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐC : Đối chứng

CT : Công thức
CV : (Coefficient of variation) Hệ số biến động
KH & CN : Khoa học và công nghệ
LSD : (Least-Significant Difference) Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
NN-PTNT : Nông nghiệp - phát triển nông thôn
PC : Phân chuồng
UBND : Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Lượng phân bón hàng năm cho một số giống bưởi đặc sản ở
Việt Nam 17

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến thời gian ra lộc của
bưởi Đại Minh 33

Bảng 3.2: Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chất lượng lộc
bưởi Đại Minh 34

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tỷ lệ đậu quả ở
bưởi Đại Minh 36

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến một số chỉ tiêu
cơ giới quả 37

.Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của bưởi Đại Minh 38


Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh ở các công thức bón phân
khác nhau 40

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến thời gian ra lộc
bưởi Đại Minh 41

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến chất lượng lộc
bưởi Đại Minh 42

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Đại Minh 44
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến một số chỉ tiêu cơ giới
quả bưởi Đại Minh 45

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất bưởi Đại Minh 46



viii

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến hiệu quả kinh tế
bưởi Đại Minh 48

Bảng 3.13: Khả năng nảy mầm của nguồn hạt phấn khác nhau trên
bưởi Đại Minh 49

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến tỷ lệ đậu quả
bưởi Đại Minh 50

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của nguồn hạt phấn đến một số chỉ tiêu của
bưởi Đại Minh 52

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến tình trạng vỏ quả, tỷ lệ quả
có vết thương và tỷ lệ quả thực thu 53

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của vật liệu bao quả đến một số chỉ tiêu quả 56




ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh ở các công thức bón phân
khác nhau 36
Hình 3.2: Biểu đồ tổng quá/cây và năng suất bưởi Đại Minh ở các công thức
bón phân khác nhau 39
Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại minh qua các thời kỳ trong thí
nghiệm cắt tỉa 44
Hình 3.4: Biểu đồ tổng quả/cây và năng suất bưởi Đại Minh trong thí nghiệm
cắt tỉa 47
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ đậu quả của bưởi Đại Minh trong thí nghiệm thụ phấn
bổ sung 50
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ vết thương bề mặt vỏ quả bưởi khi sử dụng các vật
liệu bao quả khác nhau 54
Hình 3.7: Biểu đồ tỷ lệ quả thực thu khi sử dụng các vật liệu bao quả khác nhau 55



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một loại cây ăn quả rất quen
thuộc với người dân Việt Nam. Bưởi là loại quả tươi dễ vận chuyển, bảo quản
được nhiều ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị, phẩm chất. Bưởi được nhiều
người ưa chuộng vì không những có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao
mà còn có giá trị trong y học và mỹ học.
Bưởi là loài có phổ thích nghi rộng, có thể trồng khắp từ 42
0
vĩ bắc cho
đến 42
0
vĩ nam, từ mặt biển lên đến độ cao 2000m [28]. Ở Việt Nam bưởi
được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành
những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan
Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương
Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long… Hiện
nay, phát triển cây ăn quả trong đó bao gồm cả cây bưởi là một định hướng
được ưu tiên và là một chiến lược có lợi thế cạnh tranh cao.
Bưởi Đại Minh có nguồn gốc ở làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh, huyện
Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Đây là giống bưởi thấp cây, lá tròn, tán rộng, cho quả
sai, hình cầu dẹt, vỏ vàng, múi mỏng, tôm ngọt, mọng nước, ăn ngọt và có
mùi thơm dìu dịu. Bưởi Đại Minh là giống bưởi có tiềm năng phát triển lớn
nhờ vào điều kiện khí hậu thuận lợi đặc trưng do ảnh hưởng điều tiết của hồ
Thác Bà. Mặt khác, vùng bưởi đặc sản này nằm trên điểm giao nhau của
nhiều tuyến giao thông trọng yếu của nhiều tỉnh phía Bắc và đang được chính
quyền địa phương và nhiều tổ chức quan tâm.

Tuy nhiên, do nhiều năm khai thác liên tục nhưng không được chăm sóc,
đầu tư đúng mức cộng với sâu bệnh gây hại ngày càng nặng, giống bưởi Đại
Minh đã có biểu hiện thoái hóa nghiêm trọng. Nhiều vườn không cho quả, một
số hộ gia đình đã chặt bỏ để trồng các loại cây trồng khác [9]. Cho đến nay, các


2

biện pháp kỹ thuật để khắc phục hiện tượng thoái hóa, phát triển giống bưởi Đại
Minh theo hướng tác động nâng cao được năng suất và chất lượng quả vẫn là
một câu hỏi lớn. Để giải quyết những vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh
trưởng, phát triển của bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Đại Minh
nhằm khắc phục tình trạng thoái hóa, nâng cao và giữ ổn định năng suất cũng
như chất lượng của bưởi Đại Minh.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến các chỉ tiêu
lộc, tỷ lệ đậu quả, các chỉ tiêu quả, năng suất và một số yếu tố cấu thành năng
suất cũng như hiệu quả kinh tế của bưởi Đại Minh
- Nghiên cứu sinh trưởng lộc, tỷ lệ đậu quả, một số chỉ tiêu quả, năng
suất, các yếu tố cấu thành năng suất và hiệu quả kinh tế trong các phương
pháp cắt tỉa khác nhau đối với bưởi Đại Minh
- Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt phấn và tỷ lệ đậu quả của bưởi
Đại Minh khi thụ phấn bằng các nguồn hạt phấn khác nhau
- Tiến hành thí nghiệm bao quả bằng các vật liệu bao quả khác nhau
nhằm thấy rõ tác động của các vật liệu bao quả đến mẫu mã và một số chỉ tiêu
quả bưởi Đại Minh.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đối với bưởi
Đại Minh sẽ thấy được chiều hướng tác động tích cực hay tiêu cực của
các biện pháp đến sinh trưởng, phát triển của bưởi Đại Minh. Từ đó mà
tìm ra các giải pháp tác động nhằm nâng cao và giữ ổn định năng suất
cũng như phẩm chất của bưởi Đại Minh.


3

- Những kết luận của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác
giảng dạy và phổ cập kiến thức về giống bưởi Đại Minh - giống bưởi đặc sản của xã
Đại Minh - Yên Bình - Yên Bái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật khắc phục hiện tượng mất mùa
nghiêm trọng của giống bưởi Đại Minh trong nhiều năm liên tục, góp phần giải
quyết vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất bưởi Đại Minh trồng tại huyện Yên
Bình tỉnh Yên Bái.
- Kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển bưởi
Đại Minh trồng tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và các vùng có điều kiện
sinh thái tương đồng.



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Cơ sở khoa học
Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, cây trồng nói chung và bưởi nói
riêng chịu sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
mà ngày càng trở nên phong phú hơn và có nhiều ưu việt hơn.
Bưởi là cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả chịu
ảnh hưởng của nhiều các yếu tố nội tại (di truyền) và các yếu tố ngoại cảnh
như nhiệt độ, ánh sáng, đất đai và chế độ chăm sóc; hay sự biểu hiện của kiểu
hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường (Trần Như Ý và
cộng sự, (2000) [25, 28]).
Cũng như tất cả các loại cây trồng khác, bưởi cần được cung cấp đầy đủ
các nguyên tố dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao, ổn
định. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, trong thành
phần của cây trồng có mặt 92 nguyên tố hoá học, nhưng chỉ có 16 nguyên tố
thiết yếu với cây trồng được Galston tìm ra vào năm 1980[36, 37]. Các
nguyên tố này bao gồm các nguyên tố không thuộc nguyên tố khoáng là hydro
(H
2
), oxy (O
2
) và cácbon (C) và các nguyên tố khoáng bao gồm nitơ (N),
photpho (P), kali (K), canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), boron (B), đồng
(Cu), sắt (Fe), clo (Cl), mangan (Mn), molipden (Mo), kẽm (Zn) [12, 37]. Đến
năm 1998, Lincoln Taiz đã bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si,
Ni. Tùy theo nhu cầu của cây mà các nguyên tố này được chia thành các
nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng hay vi lượng.
Theo tác giả Nguyễn Thế Đặng và cs [7], lượng chất dinh dưỡng cây
hút thể hiện yêu cầu chất dinh dưỡng của cây. Cây yêu cầu chất dinh dưỡng
theo một tỷ lệ cân đối nhất định. Lượng dinh dưỡng cây hút thay đổi theo loại
cây trồng, năng suất thu hoạch, yêu cầu của người trồng trọt. Trong cùng một



5

loại cây trồng thì lượng chất dinh dưỡng do cây hút phụ thuộc vào điều kiện
sinh thái (đất đai, thời tiết khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa).
Cũng theo tác giả, mỗi nguyên tố dinh dưỡng cây sử dụng đều có các
giá trị tối ưu và tối đa. Tại lượng bón mà cây trồng cho năng suất cao nhất gọi
là giá trị tối đa về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, Mục đích của người sản xuất
không phải chỉ nhằm đạt năng suất cao nhất mà còn là tìm lợi nhuận cao nhất.
Lượng bón đạt lợi nhuận cao nhất là lượng phân bón mà ở đó hiệu suất 1kg
phân bón đủ bù đắp được chi phí sản xuất tăng lên [7].
Bưởi là cây trồng lâu năm, sinh trưởng của chúng được chia thành 2
giai đoạn chính là giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh. Trong
giai đoạn kiến thiết cơ bản, quá trình chăm sóc chủ yếu là tạo cho cây phát
triển thân cành tốt, cắt tạo hình, tạo tán là chủ yếu. Đến giai đoạn kinh doanh,
việc tạo ra sự cân đối hài hòa giữa thân lá và quả chiếm một vai trò hết sức
quan trọng. Để thực hiện được điều này thì cắt tỉa là một yếu tố quyết định
cần thiết.
Việc cắt tỉa có thể loại bỏ được cành tăm, cành chết, cành trong tán,
cành vượt nhằm tập trung dinh dưỡng cho bộ khung tán chính và nuôi quả.
Theo tác giả Trần Như Ý (Trích theo Nguyễn Đức Lương [13]), cành quả ở
ngọn cành sẽ cho quả nhiều và phẩm chất tốt. Mặt khác, vì phải tập trung dinh
dưỡng cho quả nên trong năm cành quả sẽ không nảy lộc. Sau khi thu quả,
phải qua một thời gian nhất định tích lũy dinh dưỡng, nó mới có thể trở thành
cành mẹ, điều này dẫn đến hiện tượng ra quả cách năm của bưởi. Việc cắt tỉa
cũng giúp hạn chế hiện tượng này.
Các giống bưởi (Citrus grandis) phần nhiều có hiện tượng tự không
tương hợp (Anil Kumar Shukla et al, 2004). Tự không tương hợp là một dạng
bất thụ xảy ra khi phấn hoa và tế bào trứng vẫn phát triển bình thường nhưng
không thể thụ tinh do những rào cản về sinh lý. Tính trạng tự không tương

hợp do gen S (Self - incompatibility gen) kiểm soát. Nếu S alleles của phấn


6

hoa và S alleles của nhụy cái giống hệt nhau, ống phấn không phát triển được
trong bầu nhụy và do vậy không xảy ra quá trình thụ tinh. Trái lại, nếu alleles
ở phấn hoa và alleles ở nhụy cái khác nhau, ống phấn phát triển bình thường,
giao tử đực sẽ thụ tinh với tế bào trứng.
Bưởi sau khi được thụ phấn, thụ tinh sẽ hình thành quả, trong quá trình
sinh trưởng trải qua 2 lần rụng quả sinh lý. Tuy nhiên, có một nhân tố bên
ngoài gây ra các tác động làm rụng quả, biến dạng quả…, làm giảm mạnh
năng suất chính là sâu bệnh hại (12 loài nhện và 352 loài côn trùng) mà đặc
biệt là sâu bệnh hại quả. Sâu bệnh hại trực tiếp đến quả cần có sự tiếp xúc và
gây hại. Sử dụng biện pháp bao quả ngăn chặn sự tiếp xúc và gây hại của yếu
tố sâu bệnh, nhờ đó làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế [28].
1.2. Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam và các nghiên cứu liên quan
đến đề tài
1.2.1. Một số giống bưởi đặc sản ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu về cây ăn quả ngày càng được Đảng và Nhà nước
quan tâm. Các nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành cũng
đã thu được những kết quả không nhỏ trong công tác nghiên cứu, góp phần
đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả của nước ta, trong đó cây
có múi có một vị trí quan trọng và được đông đảo bà con nông dân các vùng
miền quan tâm, hưởng ứng.
Cho đến nay, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu
khắp các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống
đặc trưng mang tính đặc sản địa phương. Một số giống bưởi nổi tiếng ở các
địa phương nước ta được trồng với mục đích sản xuất hàng hóa có các đặc
điểm như sau:

- Bưởi Năm Roi: Trồng nhiều trên đất phù sa ven sông Hậu ở huyện
Bình Minh tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh Hậu Giang, Bến Tre…. Theo Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông


7

thôn, đến năm 2010 diện tích trồng bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu
Long là 13.000 ha, sản lượng 150.000 tấn. Không những tiêu thụ trong nước
bưởi Năm Roi còn được xuất khẩu đi một số nước. Doanh nghiệp Hoàng Gia
đã đăng ký độc quyền kinh doanh thương hiệu bưởi Năm Roi Hoàng Gia và
lập trang Web riêng nhằm quảng bá cho loại quả đặc sản này [25].
Bưởi Năm Roi có quả hình quả lê đẹp, trọng lượng trung bình khoảng 1
- 1,4kg. Khi chín, vỏ có màu vàng xanh, thịt quả màu xanh vàng, mịn, đồng
nhất. Múi và vách múi dễ tách, ăn dòn, ngọt hơi dôn dốt chua. Con tép tách
khỏi vách múi và bó chặt nhau, nước quả khá, hương vị thơm, không the đắng
và đặc biệt là không có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti. Tỷ lệ phần ăn được
khoảng 55%, độ Brix từ 9 - 12. Thời vụ thu hoạch từ tháng 9 dương lịch [27].
- Bưởi Diễn: Có nguồn gốc từ Đoan Hùng - Phú Thọ, trước đây được
trồng nhiều ở xã Phú Diễn, xã Phú Minh huyện Từ Liêm Hà Nội, hiện nay đã
được trồng và phát triển tốt tại một số địa phương như: Hà Nội (Đan Phượng,
Phúc Thọ, Hoài Đức, Phần Mỹ, Quốc Oai, ); Bắc Giang (Hiệp Hoà, Tân
Yên, Yên Thế, ); Hưng Yên (Văn Giang, Tiên Lữ, ) với diện tích ước
khoảng 1.000 ha và đang tiếp tục được mở rộng. Quả bưởi Diễn tròn, võ
nhẵn, khi chín vỏ có màu vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1 kg/quả.
Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Độ
Brix từ 12 - 14. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thưởng
trước tết Nguyên đán khoảng nửa tháng [27].
- Bưởi Phúc Trạch: nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh
Hà Tĩnh. Hiện nay được trồng ở hầu hết 28 xã trong huyện và các vùng phụ

cận. Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất ở
nước ta hiện nay. Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, khối lượng
trung bình từ 1- 1,2 kg, tỷ lệ phần ăn được 60- 65%, số lượng hạt từ 50- 80 hạt,
màu sắc thịt quả và tép múi phớt hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt quả mịn,
đồng nhất, vị ngọt hơi chua, độ brix từ 12- 14. Thời gian thu hoạch vào tháng 9.


8

- Bưởi Đoan Hùng: trồng tập trung chủ yếu ở các xã Chí Đám, Bằng
Luân và Cát Lâm của huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, trên đất phù sa ven sông
Lô và sông Chảy. Bưởi Đoan Hùng có 2 giống là bưởi Tộc Sửu, nguồn gốc ở
xã Chí Đám và bưởi Khả Lĩnh, nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh xã Đại Minh huyện
Yên Bình tỉnh Yên Bái với diện tích cây cho quả khoảng trên 300 ha. Trong
những năm gần đây bưởi Đoan Hùng liên tục mất mùa, năng suất, sản lượng
suy giảm một cách rõ rệt, sản phẩm hiện không đủ cho tiêu thụ nội tỉnh [23].
+ Bưởi Bằng Luân quả hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7 -
0,8kg/quả, vỏ quả màu vàng hơi xám nâu, tép múi màu trắng xanh, mọng
nước, thịt quả hơi nhão, độ Brix từ 9 - 11. Được thu hoạch vào tháng 10, 11.
Có thể để được lâu sau khi thu hoạch.
+ Bưởi Tộc Sửu quả lớn hơn, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg/quả.
Thịt quả nhão ít hơn giống bưởi Bằng Luân, vị ngọt nhạt và có màu trắng
xanh. Thu hoạch sớm hơn bưởi Bằng Luân khoảng nửa tháng.
- Bưởi Da Xanh: Có nguồn gốc từ ấp Thanh Sơn, xã Thanh Tân, huyện
Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, hiện được trồng nhiều nhất tại xã Mỹ Thạnh An, thị xã
Bến Tre. Toàn tỉnh Bến Tre hiện tại có 2.940 ha, dự kiến đạt 4.000 ha vào
năm 2010. Ngoài tiêu thụ nội địa bưởi Da Xanh được xuất khẩu sang một số
nước như Mỹ, Thái Lan.
Quả bưởi da xanh có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín, con tép
tách khỏi vách múi tốt, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá, vị ngọt không the

đắng. Nhược điểm của giống này là nhiều hạt.
- Bưởi đường Lá Cam: Trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai,
hiện nay ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển trồng nhiều
giống bưởi này. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch, sản phẩm
chủ yếu tiêu thụ nội địa.
Dạng quả của bưởi đường lá cam khá đẹp, hình quả lê thấp, phẩm chất
ngon được nhiều thị trường ưa chuộng. Quả có trọng lượng trung bình từ 0,8 -


9

1,2kg, quả lớn có thể đạt 1,4 - 1,5kg. Vỏ quả khi chín có màu vàng xanh,
láng, nhẵn và tác rát dễ. Thịt quả màu vàng nhạt, đồng nhất. Các con tép bó
chặt, vị ngọt rất ngon. Độ Brix từ 9 - 12. Tỷ lệ phần ăn được khoảng trên
50%. Nhược điểm của giống này là khá nhiều hạt.
- Bưởi đường Hương Sơn: trồng nhiều ở vùng thung lũng hai sông
Ngàn Phố và Ngàn Sâu thuộc hai huyện Hương Sơn và Hương Khê tỉnh Hà
Tĩnh. Hai giống điển hình là bưởi Phúc Trạch (Hương Khê) và bưởi đường
Hương Sơn. Lá và quả bưởi đường Vinh đều to hơn bưởi Đoan Hùng, vỏ
mỏng hơn, ngọt và khô hơn bưởi Đoan Hùng.
- Bưởi Lông Cổ Cò: là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay, diện tích bưởi Lông Cổ Cò vào khoảng 1.700 ha, sản phẩm
chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa.
- Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên
Huế, đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Diện tích bưởi
Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà,
Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế. Trong quy hoạch của tỉnh, diện
tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha.
- Bưởi Biên Hoà: vùng trồng nổi tiếng là ở cù lao Phố và cù lao Tân
Triều trên sông Đồng Nai. Quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp trắng, múi dễ

tách, ăn giòn, ngọt dôn dốt chua. Khối lượng quả trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, tỷ
lệ phần ăn được trên 60%. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch.
- Bưởi Đỏ (Bưởi Đào): Giống bưởi này có nhiều dạng khác nhau, điển
hình là bưởi đỏ Mê Linh, trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi
gấc ở Đại Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây và một số tỉnh trung du
miền núi phía Bắc, bưởi Xiêm Vang ở tỉnh Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
- Bưởi Phục Hoà: có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở
vùng Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng từ những năm 1960 khi bộ đội Trung Quốc
sang giúp Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bưởi Phục Hoà cây


10

sinh trưởng khoẻ, phân cành nhiều, cành lá mở rộng, tán hình bán cầu, lá hình
ovan, xanh đậm ra hoa vào khoảng tháng 2 tháng 3 hàng năm, thu hoạch vào
tháng 11- tháng 12, quả hình lê, vỏ quả sau khi chín có màu xanh vàng hoặc
màu da cam, quả dễ bóc, tép bó chặt, ngọt có mùi thơm, không he đắng. Bưởi
Phục Hoà có những đặc điểm giống như bưởi Sa Điền (huyện Dung, Quảng
Tây, Trung Quốc) qua quá trình trồng ở Việt Nam thấy chất lượng tốt hơn
như vị ngọt thanh hơn, có nhiều nước hơn,… nên rất được ưa chuộng.
Bưởi nhập nội: Bưởi chùm hoặc bưởi Pomelo thuộc loài C. paradise
Macf. Cây phân cành thấp, nhiều cành, quả chùm hoặc quả đơn, to hơn cam,
nhỏ hơn bưởi (từ 400 - 500g/quả). Quả nhiều nước, hơi chưa, vỏ khó bóc, ăn
ngon. Khả năng cất giữ tốt, vận chuyển dễ nên được trao đổi nhiều trên thị
trường quốc tế. Nguồn gốc có thể là thứ lai giữa bưởi và cam hoặc đột biến
mầm từ bưởi. Loài C. paradise nhập nội vào ta có thứ quả to, tép hồng, chín
sớm, chất lượng khá, thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái [28].
Năm 2008, bộ môn Rau - Hoa - Quả, khoa Nông học thuộc trường ĐH
Nông lâm Thái Nguyên đã thu thập giống bưởi Sa Điền (một trong những
giống bưởi ngon của Trung Quốc tại thôn Sa Điền - huyện Dung - tỉnh Quảng

Tây) và trồng thử nghiệm tại 3 tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Giang.
Các nghiên cứu ban đầu của Lương Thị Kim Oanh, Lê Quang Ưng cho thấy
rằng bưởi Sa Điền có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện
miền Bắc Việt Nam.
Trồng bưởi mang lại giá trị kinh tế cao. Người ta tính được hiệu quả
của việc trồng bưởi Diễn gấp 4 - 5 lần trồng lúa, giá trị thu nhập của 1 sào
bưởi (360m
2
) khoảng trên 10 triệu đồng. Đối với bưởi Đoan Hùng, thông
thường những nhà trồng 30 cây bưởi thu từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Với các
giống bưởi Năm Roi, Da Xanh thu nhập lên tới 120 - 150 triệu đồng/ha.
Như vậy, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, mỗi vùng sinh thái được
đặc trưng bởi những giống nhất định với các đặc điểm nông sinh học khác nhau.


11

Bưởi Đại Minh có nguồn gốc ở thôn Khả Lĩnh - xã Đại Minh - huyện
yên Bình - Yên Bái. Có thể bưởi Đại Minh là nguồn gốc của giống bưởi Bằng
Luân hay Tộc Sửu ở Đoan Hùng.
1.2.2. Các nghiên cứu về cây bưởi liên quan đến đề tài
1.2.2.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng đối với cây bưởi
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây
có múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung,
các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện, trong
đó những vấn đề về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối
quan hệ của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như
năng suất, chất lượng đều được nghiên cứu.
Cũng giống như những cây trồng khác, bưởi cần có đầy đủ nguyên tố
thiết yếu để sinh trưởng và phát triển.

Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, trong thành
phần của cây trồng có mặt 92 nguyên tố hoá học, nhưng chỉ có 16 nguyên tố
thiết yếu với cây trồng được Galston tìm ra vào năm 1980[3]
Theo Galston, 16 nguyên tố thiết yếu đó là: C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca,
Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl. Đến năm 1998, Lincoln Taiz [33] đã bổ sung thêm 3
nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si, Ni. Tổng số có 19 nguyên tố thiết yếu.
Dựa vào hàm lượng của chúng trong cây và cả chức năng sinh lý mà
người ta chia các nguyên tố thiết yếu thành các nhóm khác nhau. Dựa vào
hàm lượng trong cây người ta chia thành nguyên tố đa lượng (0,1 - 1,5% khối
lượng chất khô), nguyên tố vi lượng (< 0,1% chất khô) và nguyên tố siêu vi
lượng (10
-8
- 10
-17
% khối lượng chất khô) [19, 35]. Dựa vào chức năng hóa
sinh và sinh lý của các nguyên tố khoáng đối với cây, người ta phân chúng
thành 4 nhóm bao gồm: chất dinh dưỡng tham gia cấu tạo chất hữu cơ của
cây; các chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong dự trữ năng lượng và
toàn vẹn cấu trúc; các nguyên tố dinh dưỡng tồn tại ở dạng ion và các chất
dinh dưỡng có liên quan đến vận chuyển điện tử [17].


12

* Đạm: Đạm là nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất trong sản xuất cây có
múi, cây có múi cần nhiều nitơ hơn so với chất dinh dưỡng khác. Nitơ là một
thành phần của chất diệp lục, kết hợp với chức năng quan trọng trong cây như
tăng trưởng, phát triển bộ lá, hình thành hoa, đậu, phát triển và chất lượng
quả. Đủ nitơ cây sinh trưởng khỏe, sung sức, quả nhiều, phát triển cân đối.
Thiếu nitơ mất màu xanh của lá cây, lá cây tái nhợt, nhỏ. Lá già rụng vào đầu

mùa, rìa lá mỏng, cành cây bị chết. Cây tăng trưởng chậm, phát triển nhiều
cành tược, tỷ lệ đậu quả thấp, quả nhỏ, giảm năng suất đáng kể. Khi thiếu nitơ
nhẹ lá màu xanh vàng nhạt, nặng cành non chết khô, chồi ngắn, rụng quả non.
Sự thiếu hụt nitơ tồi tệ hơn khi lượng phốt pho thấp. Thừa nitơ làm giảm chất
lượng quả và rút ngắn thời gian cất trữ. Quả lớn nhanh và phồng, tăng thời
gian quả xanh, quả chín chậm. Vỏ quả dày lên và thô, tép khô, tăng thời gian
chuyển màu của dịch quả. Dư thừa nitơ thúc đẩy sự tươi tốt của cây nhưng dễ
mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh.
* Phospho: Đối với nguyên tố này, ít có các triệu chứng thiếu hụt được
nhìn thấy trên lá, sự sinh trưởng, năng suất, chỉ khi thiếu hụt quá mức thì lá có
màu xanh sạm và cây dễ bị đổ. Phospho thấp ảnh hưởng đến chất lượng quả,
gây biến dạng quả và lõi rỗng và thô, vỏ dày, quả mêm và khô nước, chua.
Tuy nhiên, không ảnh hưởng đến tổng chất rắn hòa tan của dịch quả. Trong
nhiều trường hợp sử dụng quá nhiều phân đạm thì hậu quả của việc thiếu lân
lên chất lượng quả sẽ rõ ràng hơn. Do đó, việc cung cấp cân đối đạm và lan sẽ
cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
Quá nhiều phospho không gây ra bất kỳ tổn thất nào về năng suất, chất
lượng quả, nhưng cũng có thể tác động làm thiếu kẽm trong cây và giảm hiệu
quả sản xuất.
* Kali: Trường hợp thiếu kali sẽ làm quả nhỏ nhưng lá vẫn không có
triệu chứng gì, thiếu trong thời gian dài, lá mới bị dày và nhăn nheo, vùng
giữa các gân lá bị mất diệp lục và sau đó có các vết chết khô, khi thiếu trầm


13

trọng đầu đọt bị rụng, lá bị chết khô, cây thường bị chảy gôm, quả thô, phẩm
chất kém. Bón kali sunfat thích hợp hơn kali clorua vì phần lớn các giống đều
mẫn cảm với clorua quá cao. Kali-magiê sunfat (Patenk kali) rất thích hợp vì
có 10% MgO cùng với 30% K

2
O.
* Canxi: cần cho bộ rễ phát triển. Khi bón tăng Canxi phải tăng Kali (vì
hai nguyên tố này đối kháng nhau).
Thiếu Canxi: Thí nghiệm trong chậu cho thấy, nếu thiếu Canxi thì dọc
gân chính và mép lá nhạt màu, lá sớm rụng, mầm chết từ ngọn, quả mau rụng.
Thừa Canxi: Làm pH đất tăng, khi pH ≥ 7 lá cam thường bị bệnh rỉ sắt,
cây khó hút các nguyên tố vi lượng (Zn, Mg, Fe).
* Magiê: Thiếu Magiê lá có màu "đỏ hồng", biểu hiện rõ ở lá già (vết
hình mũi tên gốc lá). Nếu thiếu nặng hơn năng suất thấp, hàm lượng axit tổng
số và vitaminC giảm.Trong lá hàm lượng Magiê ≥ 0,25% được coi là đủ,
Magiê = 1.25% là quá thừa, Magiê < 0,15% là thiếu phải bổ sung. Nếu bón
Kali liên tục sẽ làm giảm hấp thu Magiê của cây.
* Sắt: Thiếu sắt thì lá cây mỏng, vàng, gân lá xanh, lá mau rụng, lá khô
từ đầu cành trở xuống, quả rụng, cây kém chịu rét. Khắc phục bằng cách phun
FeSO
4
0,5%.
* Đồng: Thiếu Cu thì cành non mới mọc yếu ớt, cành có cạnh rõ, lá to
đậm, gân chính nhô lên. Thiếu nặng thì lá nhỏ, mau rụng, quả hay bị nứt, khi
còn xanh, quả chín có màu vỏ tối, thịt quả chua xốp.
* Kẽm: Thiếu Zn thì lá mọc đứng màu vàng, gân xanh, cành ngắn khô
dần, quả nhỏ, vị nhạt, thịt quả khô, phẩm chất kém. Cách khắc phục: phun
hỗn hợp ZnSO
4
0,6%.
* Bo: Thiếu Bo trên lá xuất hiện đốm trắng, dần dần thành từng đám
đục nhờ, lá rụng sớm, quả nhỏ, dễ rụng, phẩm chất kém. Cách khắc phục:
phun axit boric 0,25% lên lá.



14

Vai trò của chất khoáng đối với cây đã được nhiều nghiên cứu khẳng
định, rõ rệt nhất là khi đáp ứng đúng lúc cây cần.
Theo một số tác giả nghiên cứu tại Pháp với năng suất 20 tấn quả/ha
cam quýt lấy từ đất 50 kgN, 15kgP
2
O
5
và 50kg K
2
O. Theo Chapman (1968)
thì trong 18 tấn quả cam quýt đã lấy từ đất 21kgN, 5kg phosphorus, 41kg
Kali, 19kg Calcium, 3,5kg Mg, 2,3kg Sulfua, 45g B, 50g Fe, 90g Cu, 13g Mn
và 13g Zn. Theo Tandon (1987) cũng báo cáo rằng trong 30 tấn quả có: 100kg
N, 60kg P
2
O
5
350kg K
2
O, 40kg MgO và 30kg S [34].
Quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng của cây phụ
thuộc vào tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, nước, thức
ăn Trong điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố để tăng sinh trưởng
và năng suất rất khác nhau. Điều khiển chế độ nước, thức ăn dễ hơn và thực tế
sản xuất người ta coi phân bón là đòn bẩy tăng năng suất cây trồng.
Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản
phẩm của mình sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho

nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai và việc cung cấp thức ăn
cho cây.
Bón phân cân đối và vừa phải có thể làm tăng chất lượng sản phẩm.
Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của
cây đều làm giảm chất lượng nông sản. Giữa các bộ phận trong cây thì phân
bón làm thay đổi thành phần hoá học của lá dễ hơn là làm thay đổi thành phần
hoá học của hạt.
Tài liệu của các tác giả Nguyễn Danh Vàn và Nguyễn Thế Đặng đồng
nhất quan điểm rằng phân hữu cơ là loại phân rất tốt cho nhóm cây có múi,
mỗi năm nên bón cho cây khoảng từ 20 - 50kg phân hữu cơ đã hoai mục vào
lúc sau khi thu hoạch [7, 27].
Phân hữu cơ khi bón vào đất sẽ có tác dụng tổng hợp đối với đất. Ngoài
khía cạnh dinh dưỡng nó còn có tác dụng làm tăng khả năng hấp phụ, tăng

×