Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đáp án đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.62 KB, 3 trang )


1


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 12 NĂM 2015
Môn: LỊCH SỬ
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đáp án – thang điểm có 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu I
(2.0 điểm)

Sau một thập kỷ tìm đường cứu nước, đến Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã
hội Pháp tại thành phố Tua (12-1920), Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa
chọn gì? Ý nghĩa lịch sử của những quyết định đó?
- Sau một thập kỷ tìm đường cứu nước, khảo sát, lựa chọn, Nguyễn Ái Quốc đã
đến với Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin đă
̣
c biệt sau khi
Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin.
0,5
- Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua ( 12-1920) Nguyễn Ái Quốc đã
lựa chọn và quyết định:
+ Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản.
+ Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
0,5




- Quyết định đó có ý nghĩa rất lớn:
+ Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đi từ chủ nghĩa
yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin.

0,25

+ Nguyễn Ái Quốc trở thành Đảng viên Cộng sản đầu tiên của VN
0,25
+ Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta là con đường
cách mạng vô sản. Mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
0.25
+ Đưa cách mạng VN đến gần hơn với cách mạng thế giới.
0,25
Câu II
(2.0 điểm)

Sau phong trào cách mạng nào ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng
Cộng sản Đông Dương là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản? Cho
biết nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào cácmạng ấy.
Sau phong trào cách mạng 1930 - 1931, Quốc tế Cộng sản đã công nhận Đảng
Cộng sản Đông Dương là một phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
0,25
Nguyên nhân bùng nổ
- Về kinh tế:
+ Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bắt đầu suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ
nông nghiệp, gạo sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang, hoạt động sản xuất công
nghiệp suy giảm. Thương nghiệp , xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan

hiếm, giá cả đắt đỏ… Khủng hoảng ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc
địa khác của Pháp.


0,25
- Về xã hội:
+ Khủng hoảng dẫn đến công nhân bị thất nghiệp, lương bị cắt giảm từ 30%
đấn 50%, cuộc sống khó khăn. Nông dân bị bần cùng hóa, do thuế cao, vay nợ
lãi cao, giá nông phẩm bị hạ, bị Pháp và địa chủ chiếm đoạt. Các tầng lớp khác
như tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, trí thức nhỏ, tư sản dân tộc…. cũng chịu
tác động xấu của khủng hoảng kinh tế.

0,25



+ Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với
0,25

2

thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến.
+ Thực dân Pháp đàn áp dữ dội sau khởi nghĩa Yên Bái.
+ Khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt, phong trào cách mạng dâng cao. Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân
trên phạm vi cả nước.
0,25
Ý nghĩa của phong trào:
- Thể hiện lòng yêu nước, khát khao đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định
đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với

cách mạng ba nước Đông Dương. Từ phong trào, khối liên minh công nông
được hình thành.
0,25
- Để lại cho cách mạng nhiều bài học quí giá về phong trào đấu tranh cách
mạng nên là cuộc tập dược đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi
nghĩa tháng Tám sau này.
0,25
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc
tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là một phân bộ
độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
0,25
Câu III
(3.0 điểm)

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Phân tích sự
lãnh đạo tài tình của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi trước hết do sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hố Chí Minh với đường lối chính trị, quân
sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách
mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam,
phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh chính trị - quân sự - ngoại
giao.


0,5

- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần đoàn kết nhất trí,
lao động cần cù và chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây
dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà. Hậu phương miền Bắc không

ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

0,5


- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi còn nhờ phối hợp chiến đấu, đoàn
kết giúp đỡ nhau trong quá trình chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông
Dương: Việt Nam, Lào, Cam puchia.

0,5

- Có sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các lưc lượng cách mạng, hòa
bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô,Trung Quốc và các nước XHCN
khác; phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của Mĩ đối với Việt Nam của
nhân dân thế giới và nhân dân Mĩ.

0,5

Sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
1975.
- Đảng đã phân tích đúng tình hình, đề ra kế hoạch chính xác, dự kiến và kịp
thời chớp đúng thời cơ: năm 1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 xác định:
cách mạng miền Nam tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

0,25
- Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975- 1976)
nhưng cũng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “ nếu thời cơ đến
vào đầu hoặc cuối 1975 thì lâp tức giải phóng miền Nam trong năm 1975 ” .

0,25


3

- Chỉ đạo tác chiến tài giỏi: đánh Buôn Ma Thuột, bí mật, bất ngờ linh họat
trong từng chiến dịch.
0,25
- Phối hợp giữa tiến công và nổi dây, nổi dây với tiến công, phối hợp giữa chiến
trường chính với chiến trường phụ.
0,25
Câu IV
(3.0 điểm)

Trình bày xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Anh
(chị) hãy liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta .
Xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
- Trật tự thế giới “ hai cực” đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới còn đang trong
quá trình hình thành.
0.5
- Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát
triển, tập trung vào phát triển kinh tế, coi đây là nền tảng căn bản xây dựng sức
mạnh thực sự của mỗi quốc gia.
0.5
- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời. Giới cầm quyền Mĩ
ra sức thiết lập một trật tự thế giới “ một cực” trong đó Mĩ làm bá chủ thế giới
nhưng tham vọng đó không dễ thực hiện.
0.5
- Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực
tình hình vẫn chưa ổn định, với những cuộc nội chiến, xung đột kéo dài…
0.5
Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta .

- Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đã tiến hành công cuộc
Đổi mới- Mở cửa, ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây,
tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng quốc tế, tham gia các tổ chức
quốc tế (Liên Hiệp Quốc, ASEAN….) nhằm phát triển và hội nhập thế giới.
0.5
- Đảng và Nhà nước cũng đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế.
- Coi trọng hòa bình và ổn định, lên án chủ nghĩa khủng bố quốc tế….
0.5

Chúc mừng em đã hoàn thành tốt bài thi!!!

×