Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.3 KB, 1 trang )






ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 12
NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
Ngày thi: tháng năm
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)
Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà
người ta bóp mạnh. Và hắn khóc… Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở, khóc như thể không
ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy,
Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa
nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ chồng, nhẹ nhàng níu hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh
ngực Từ. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:
- Anh anh chỉ là một thằng khốn nạn!
- Không! Anh chỉ là một người khổ sở! Chính vì em mà anh khổ
(Nam Cao, Đời thừa, Ngữ văn 11 - Nâng cao, Tập 1,
NXB Giáo dục, 2007, tr.208)
Anh/chị hãy đọc đoạn văn trên và giải quyết các yêu cầu dưới đây:
1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)
2. Tiếng khóc của nhân vật Hộ trong đoạn văn trên mang ý nghĩa gì? (0,75 điểm)
3. Trong đoạn văn trên, nhân vật Hộ tự ý thức mình là người “khốn nạn”, còn nhân vật
Từ lại bảo Hộ chỉ là người “khổ sở”. Anh/chị suy nghĩ gì về điều này? (0,75 điểm)
Câu II (3,0 điểm)
Trong vở kịch Hồn Trương Ba, Da hàng thịt, tác giả Lưu Quang Vũ đã mượn lời của


Hồn Trương Ba để phát biểu quan niệm: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.”
(Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2008, tr.149)
Quan niệm trên đây gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của bản thân?
Câu III (5,0 điểm)
Hình tượng tác giả trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
(Phần trích trong Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2014, tr.186 - 192)


Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

×