Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bàn về chế độ hạch toán dự phòng giảm giá Hàng tồn kho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.75 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, kế toán là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho các tác nhân
kinh tế trong việc ra quyết định. Trước yêu cầu đó, hệ thống kế toán các nước
trên thế giới nói chung, hệ thống kế toán Việt Nam nói riêng đã, đang và sẽ phải
không ngừng hoàn thiện, phát triển. Và thông tin kế toán nói chung, thông tin kế
toán Hàng tồn kho nói riêng với tư cách là công cụ quản lý ở doanh nghiệp đang
giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhất là trong các doanh nghiệp sản xuất,
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng Tài sản Ngắn hạn, dẫn
đến việc dự trữ Hàng tồn kho nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh nhịp nhàng, liên tục là rất cần thiết. Tuy nhiên, quá trình này có thể gây
cho doanh nghiệp sự ứ đọng vốn, rủi ro về giảm giá Hàng tồn kho khi giá cả trên
thị trường biến động. Để giảm thiểu tối đa rủi ro và giúp cho doanh nghiệp chủ
động về mặt tài chính khi những tổn thất do giảm giá Hàng tồn kho phát sinh cần
lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho.
Xuất phát từ những vấn đề trên em chọn đề tài: “ Bàn về chế độ hạch toán
dự phòng giảm giá Hàng tồn kho” làm đề tài nghiên cứu cho đề án môn học kế
toán tài chính, với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần I: Chế độ hạch toán dự phòng giảm giá Hàng tồn kho (HTK)
hiện hành
1.Khái niệm, ý nghĩa và một số quy định, nguyên tắc lập dự phòng
1.1 Khái niệm
Hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh
doanh bình thường, đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán hoặc
dưới hình thức nguyên vật liệu hoặc vật dụng sẽ được sử dụng trong quá trình
sản xuất _Chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS-02.
Theo cách nhìn của các nhà kinh tế & kế toán Pháp: Hàng tồn kho là toàn
bộ của cải, dịch vụ tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
để bán ra ở trạng thái hiện tại hay sau quá trình sản xuất hoặc được tiêu dùng


ngay.
Hàng tồn kho theo cách nhìn của các nhà kinh tế & kế toán Mỹ & Canada
là những của cải mà doanh nghiệp nắm giữ vào một thời điểm nhất định với mục
đích bán ra trong một chu kỳ kinh doanh bình thường hay để sử dụng chúng cho
mục đích sản xuất sản phẩm để bán ra.
Theo VAS-02: Hàng tồn kho là những tài sản:
. Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh thông thường
. Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang
. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
Như vậy, khái niệm Hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán Việt Nam là
sự chuẩn hóa về khái niệm Hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh & đã đưa ra được phạm vi, đặc điểm, cũng như điều kiện về tài sản Hàng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tồn kho của doanh nghiệp. Đó là sự tổng kết, kế thừa có chọn lọc các quan niệm
trong các văn bản, tài liệu trong nước và quốc tế.
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa
thực chi vào chi phí kinh doanh, chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo cáo để
có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xẩy ra trong niên độ
liền sau.
Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho là sự ghi nhận về phương diện kế toán
một khoản giảm giá trị của Hàng tồn kho do những nguyên nhân mà hậu quả của
chúng không chắc chắn.
1.2 Ý nghĩa
 Trên phương diện kinh tế
Thông qua các tài khoản dự phòng giảm giá Hàng tồn kho, kế toán có thể
xác định được giá trị thực của Hàng tồn kho.
Giá trị thực của HTK = Giá trị ghi sổ - Dự phòng giảm giá HTK đã lập
 Trên phương diện tài chính
Lập dự phòng cho phép doanh nghiệp chủ động về mặt tài chính khi

những tổn thất do giảm giá Hàng tồn kho phát sinh, giúp cho doanh nghiệp có
nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo
toàn vốn kinh doanh.
 Trên phương diện thuế khoá
Dự phòng giảm giá Hàng tồn kho được ghi nhận là chi phí hợp lý khi
quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp.
1.3 Một số quy định, nguyên tắc lập dự phòng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
được trích lập các khoản dự phòng: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho,Dự phòng
tổn thất các khoản đầu tư chính, Dự phòng nợ phải thu khó đòi, Dự phòng bảo
hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp.
Doanh nghiệp phải có đầy đủ các chứng từ kế toán chứng minh giá gốc
(giá trị ghi sổ) của Hàng tồn kho .
Phải có bằng chứng tin cậy cho thấy Hàng tồn kho của doanh nghiệp đã bị
giảm giá.
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế
toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm
tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng
năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Riêng đối
với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được
trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự
phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài
chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi. Thành phần Hội đồng gồm: Giám
đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan và một số chuyên gia nếu
cần. Giám đốc doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.
2. Trích lập và sử dụng khoản dự phòng giảm giá Hàng tồn kho
2.1 Đối tượng lập dự phòng
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản

xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân
chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn
kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
và đảm bảo điều kiện sau:
. Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các
bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
. Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho
tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật
liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên
vật liệu tồn kho đó.
2.2. Phương pháp lập dự phòng:
2.2.1 Mục đích
Đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ, đặc biệt khi chuyển
nhượng, cho vay, xử lý, thanh lý (Xác định giá trị thực tế của Hàng tồn kho trên
hệ thống báo cáo kế toán).
2.2.2 Tài khoản sử dụng
TK 159: DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bên Nợ: Giá trị dự phòng giảm giá Hàng tồn kho được hoàn nhập ghi
giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.
Bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá Hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn
hàng bán trong kỳ.
Số dư bên Có: Giá trị dự phòng giảm giá Hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.
2.2.3 Phương pháp xác định mức dự phòng
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng

giảm giá vật tư
hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng
hóa thực tế tồn kho
tại thời điểm lập
báo cáo tài chính
x
Giá gốc
hàng tồn
kho theo sổ
kế toán
-
Giá trị thuần
có thể thực
hiện được của
hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng
tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001
của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu
hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản phẩm
và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn
kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ
trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
2.2.4 Phương pháp hạch toán
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán HTK (VAS-02)kế toán dự phòng
giảm giá Hàng tồn kho được hạch toán như sau:
Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào mức trích dự phòng giảm giá Hàng tồn
kho, kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 159
Cuối niên độ sau (N+1), tính mức dự phòng cần lập, nếu:
− Mức dự phòng giảm giá Hàng tồn kho cuối niên độ sau cao hơn mức
dự phòng giảm giá Hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được
lập thêm.
Nợ TK 632
Có TK 159
− Mức dự phòng giảm giá Hàng tồn kho cuối niên độ sau thấp hơn mức
dự phòng giảm giá Hàng tồn kho đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được
hoàn nhập dự phòng.
Nợ TK 159
Có TK 632
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.5 Xử lý hủy bỏ đối với các vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng
− Xử lý khoản dự phòng:
+ Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho.
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho.
+ Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào giá vốn hàng bán

của doanh nghiệp phần chênh lệch.
+ Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi
phí kinh doanh ( Giá vốn hàng bán).
− Xử lý huỷ bỏ đối với vật tư, hàng hoá đã trích lập dự phòng:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK
Lập dự phòng giảm giá
Hàng tồn kho
(Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán
năm nay lớn hơn số đã lập cuối kỳ
kế toán năm trước)
(Nếu số phải lập cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ
hơn số đã lập cuối kỳ kế toán năm trước)
TK 159 TK 632
Website: Email : Tel : 0918.775.368
+ Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư
hỏng do không còn giá trị sử dụng ... như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế,
con giống, vật nuôi, vật tư hàng hoá khác phải huỷ bỏ thì xử lý như sau:
Lập Hội đồng xử lý tài sản của doanh nghiệp để thẩm định tài sản bị
huỷ bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hoá phải
huỷ bỏ, nguyên nhân phải huỷ bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị
thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi
được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do
thanh lý (do người gây ra thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hoá).
+ Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội
đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng
thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng
quản trị); chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng
chứng liên quan đến hàng hoá tồn đọng để quyết định xử lý huỷ bỏ vật tư, hàng

hoá nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật
tư, hàng hoá đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và
trước pháp luật.
− Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có
quyết định xử lý huỷ bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh
nghiệp.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Kế toán dự phòng giảm giá Hàng tồn kho ở một số nước
3.2 Kế toán dự phòng giảm giá HTK ở Pháp
Hệ thống kế toán Pháp được chia thành 2 phần:
Kế toán tổng quát: Như là một thực thể duy nhất bắt buộc đối với tất cả
loại hình doanh nghiệp
Kế toán phân tích: Mang tính chất phi pháp quy vì nó không phải công bố
công khai và doanh nghiệp được quyền giữ bí mật
Kế toán Hàng tồn kho của Pháp quy định khá chặt chẽ cụ thể nên dễ kiểm
tra kiểm soát công tác kế toán Hàng tồn kho. Đồng thời do tách riêng hai chu
trình kế toán tổng hợp và kế toán phân tích nên kế toán Pháp khá thuận tiện cho
việc giữ bí mật kinh doanh. Tuy vậy hệ thống kế toán của Pháp nhìn chung là
khá cứng nhắc do đó hạn chế khả năng phát huy sáng tạo của các kế toán viên.
Kế toán Hàng tồn kho chủ yếu áp dụng phương pháp Kiểm kê định kỳ nên hạn
chế tính kịp thời của các thông tin cung cấp về Hàng tồn kho ở những thời điểm
cần thiết. Chế độ kế toán Pháp cho phép lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho
giảm trừ thuế.
Vào thời điểm kiểm kê cuối năm (Trước khi lập báo cáo kế toán của năm),
nếu Hàng tồn kho bị giảm giá (Giá thực tế trên thị trường thấp hơn giá đang ghi
sổ kế toán) hoặc hàng bị lỗi thời (Không hợp với kiểu mẫu hiện tại) mà doanh
nghiệp có thể phải bán với giá thấp hơn giá vốn, thì cần căn cứ vào giá bán hiện
hành, đối chiếu với giá vốn của từng mặt hàng để lập dự phòng.

Khi lập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho kế toán ghi:

×