Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.13 KB, 28 trang )

Lời mở đầu

Đại hội lần thứ IV của đảng đã đưa nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập
trung sang cơ chế thị trường định hướng XHCN để thực hiện chính sách mở
cửa tạo điều kiện cho nền kinh tế hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới.Nhờ chủ chương trên đã tạo cho các doanh nghiệp trong nước nhiều
cơ hội mới và nhiều thách thức mới.Từ những đổi mới thực sự trong cơ chế
quản lý kinh tế-tài chính đã khẳng định vai trò,vị trí của kế toán tài chính
trong quản trị doanh nghiệp.Kế toán tài chính chính là các công cụ giúp các
nhà quản lý thấy được thực trạng quá trình kinh doanh bằng số liệu cụ
thể,chính xác và khoa học.Kế toán tài chính bao gồm rất nhiều các nội
dung:Hạch toán tài sản cố định,hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng
cụ,hạch toán thành phẩm,tiêu thụ thành phẩm,hạch toán các nghiệp vụ đầu tư
tài chính và dự phòng,hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận…Hạch toán
các nghiệp vụ dự phòng là một phần nội dung quan trọng của kế toán tài
chính.
Trong kinh doanh để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn
về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do các tác nhân khách quan
giảm giá vật tư,hàng hóa,giảm giá các khoản đầu tư tài chính hoặc thất thu
các khoản nợ phải thu có thể phát sinh…doanh nghiệp cần thực hiện chính
sách dự phòng giảm giá trị thu hồi của vật tư,tài sản,tiền vốn trong kinh
doanh.Khoản dự phòng được lập sẽ giúp doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị
thực của tài sản trên sổ kế toán đồng thời là nguồn tài chính bù đắp tổn thất
kinh doanh của doanh nghiệp khi tài sản của doanh nghiệp thực sự bị giảm
giá.Nếu doanh nghiệp có những bằng chứng đáng tin cậy về sự giảm giá tài
sản trong tương lai thì việc lập dự phòng là cần thiết nó giúp cho doanh
nghiệp chủ động trong việc xử lý rủi ro và có kế hoạch kinh doanh hợp
1
lý.Điều này chứng tỏ dự phòng có vai trò rất to lớn đối với các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Vấn đề dự phòng chỉ thực sự được quan tâm từ khi nền kinh tế


Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường do đó nó còn khá mới mẻ đối
với các doang nghiệp của Việt Nam.Những quy định kế toán hiện hành của bộ
tài chính đối với phương pháp kế toán các loại dự phòng vẫn còn nhiều bất
cập và thiếu sót chưa phản ánh bản chất thật sự của dự phòng.
Vì những lý do trên nên em chọn đề tài “BÀN VỀ CHẾ ĐỘ
HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM”
Nội dung bài viết của em gồm 3 phần
-Phần I:Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá
-Phần II: Phương pháp hạch toán
-Phần III:Hoàn thiện chế độ tài chính và kế toán trích lập dự phòng
Do còn nhiều hạn chế về trình độ và kinh nghiệm nên bài viết của em
không thể tránh khỏi thiếu sót.Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy
giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
2
PHẦN I:Những nội dung kinh tế cơ bản về dự phòng giảm giá
1.1.Khái niệm
Dự phòng:Là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời
gian
1.2.Bản chất
Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế
chưa thực chi vào chi phí kinh doanh,chi phí đầu tư tài chính của niên độ báo
cáo để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể sẽ xảy ra
trong niên độ liền sau.Dự phòng làm tăng tổng số chi phí do vậy nó đồng
nghĩa với sự tạm thời giảm thu nhập ròng của niên độ báo cáo-niên độ lập dự
phòng
1.3.Phân loại
1.3.1.Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu
tư của doanh nghiệp bị giảm giá và giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn

thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ
1.3.2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư,thàng phẩm,hàng hóa
tồn kho bị giảm giá(bao gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,kém phẩm chất,lạc
hậu mốt,lạc hậu kĩ thuật,lỗi thời ,ứ đọng,chậm luân chuyển,sản phẩm dở
dang,chi phí dịch vụ dở dang)
1.3.3.Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá
hạn thanh toán,nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi
được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
Để lập dự phòng và ghi nhận vào chi phí của niên độ báo
cáo,doanh nghiệp cần tuân thủ những điều khoản quy định của chế độ tài
chính hiện hành về những điếu kiện lập dự phòng.
1.4.Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng
3
1.4.1.Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng
Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế
toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng
năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12
hàng năm) thì thời điểm lập dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.
Riêng đối với các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa
niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng cả thời điểm lập báo cáo tài
chính giữa niên độ.
* Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự
phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài
chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này
và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí
bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng
hoặc cam kết với khách hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng

có liên quan và một số chuyên gia nếu cần. Giám đốc doanh nghiệp quyết
định thành lập Hội đồng.
*Nguyên tắc ghi nhận
Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
-Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại(nghĩa vụ pháp lý hoặc nghiã vụ
liên đới)do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
-Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu
phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
-Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó
*Giá trị ước tính hợp lý
GIá trị ghi nhận một khoản dự phòng phải là giá trị được ước tính hợp lý
nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghiã vụ nợ hiện tại tại ngày kết
thúc kỳ kế toán năm
4
*Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn
Rủi ro và các yếu tố không chắc chắn tồn tại xung quanh các sự kiện và
các trường hợp phải được xem xét khi xác định được giá trị ước tính hợp lý
nhất cho một khoản dự phòng
*Giá trị hiện tại
Nếu ảnh hưởng về giá trị thời gian của tiền là trọng yếu thì giá trị của
một khoản dự phòng cần được xác định là giá trị hiện tại của khoản chi phí dự
tính để thanh toán nghĩa vụ nợ
*Các khoản bồi hoàn
Khi một phần hay toàn bộ chi phí để thanh toán một khoản dự phòng dự
tính được bên khác bồi hoàn thì khoản bồi hoàn này chỉ được ghi nhận khi
doanh nghiệp chắc chắn sẻ nhận được khoản bồi hoàn đó.Khoản bồi hoàn này
phải được ghi nhận như một tài sản riêng biệt.Giá trị ghi nhận của khoản bồi
hoàn không được vượt quá giá trị khoản dự phòng
Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,chi phí liên quan đến khoản
dự phòng có thể được trình bày theo giá trị sau khi trừ giá trị khoản bồi hoàn

được ghi nhận
*Thay đổi các khoản dự phòng
Các khoản dự phòng phải được xem xét lại và điều chỉnh tại ngày kết
thúc kỳ kế toán năm để phản ánh ước tính hợp lý nhất ở thời điểm hiện
tại.Nếu doanh nghiệp chắc chắn không phải chịu sự giảm sút về lợi ích kinh tế
do không phải chi trả nghĩa vụ nợ thì khoản dự phòng đó phải được hoàn
nhập
*Sử dụng các khoản dự phòng
Chỉ nên sử dụng một khoản dự phòng cho những chi phí mà khoản dự
phòng đó đã được lập từ ban đầu
*Áp dụng nguyên tắc ghi nhận và xác định giá trị
Doanh nghiệp không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ
trong tương lai
5
1.4.2.Phương pháp xác định dự phòng
Phương pháp xác định dự phòng cần lập hay đã lập cần hoàn
nhập được áp dụng riêng cho mỗi đối tượng dự phòng
1.4.2.1.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài
chính
*Mục đích dự phòng
Đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị
giảm giá khi thu hồi,chuyển nhượng,bán;giá trị các khoản đầu tư tài chính bị
tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác định giá
trị thực tế của các khoản đầu tư tài chính khi lập báo cáo”Bảng cân đối kế
toán”
*Phương pháp xác định
Dự phòng giảm giá chứng khoán:Số dự phòng phải lập cho niên độ liền
sau niên độ báo cáo được tính toán trên 2 căn cứ:thực tế diễn biến giá chứng
khoán xảy ra trong niên độ báo cáo(niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng
khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau(năm

N+1).Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm
tiếp theo bằng các bước công việc sau.
-Bước 1:Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo từng loại.
-Bước 2:Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào,đối
chiếu với giá trị thị trường vào ngày kiểm kê(ngày cuối niên độ báo cáo-niên
độ xảy ra việc trích lập dự phòng)
-Bước 3:Tính mức dự phòng phải lập cho niên độ sau theo loại chứng
khoán nào có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời
điểm mua vào của chứng khoán.
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự = Số lượng chứng x Giá chứng - Giá chứng
6
phòng giảm
giá đầu tư ở
mức chứng
khoán
khoán bị giảm
giá tại thời điểm
lập báo cáo tài
chính
khoán hạch
toán trên sổ
kế toán
khoán thực tế
trên thị
trường
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu
tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp
vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch
toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Những chứng khoán không được phép mua,bán tự do trên thị trường thì
doanh nghiệp không được phép lập dự phòng giảm giá
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là
đơn vị thành viên,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở nên,công ty cổ phần,hợp danh,liên doanh,liên
kết và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ
chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ(trừ trường hợp lỗ theo kế
hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư
và tính theo công thức sau:
Mức dự
phòng tổn
thất các
khoản đầu
tư tài chính
=
Vốn góp
thực tế của
các bên tại
tổ chức kinh
tế
-
Vốn
chủ sở
hữu
thực có
x
Vốn đầu tư của
doanh nghiệp

Tổng vốn góp thực
tế của các bên tại tổ
chức kinh tế
7
- Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên
Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự
phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán - ban hành kèm theo Thông tư
số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005 của Bộ Tài chính).
- Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ
chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối
kế toán - ban hành kèm theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/3/2005
của Bộ Tài chính).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh
tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức
kinh tế.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính
có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài
chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chính của doanh nghiệp.
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính được hạch toán vào chi phí
tài chính,nếu hoàn nhập hạch toán là doanh thu hoạt động tài chính
* Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư
bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán, các khoản vốn đầu tư vào
tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng
tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại điểm 2.2 nêu trên;
-Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư
khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn
thất đầu tư tài chính;
-Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì
doanh nghiệp trích thêmthêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần

chênh lệch.
8
-Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì
doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào doanh thu hoạt động tài
chính.
1.4.2.2.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
*Mục đích dự phòng
Đề phòng vật tư giảm giá so với giá gốc trên sổ đặc biệt khi chuyển
nhượng,cho vay,xử lý,thanh lý(Xác định giá trị thực tế của hàng tồn kho trên
hệ thống báo cáo kế toán
*Phương pháp xác định
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản
xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng,
kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân
chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng
tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được và đảm bảo điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc
các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là những vật tư tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp
hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên
vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá
nguyên vật liệu tồn kho đó
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự
phòng
giảm giá
hàng tồn
kho

=
Số lượng
hàng tồn kho
tại thời điểm
lập báo cáo
tài chính
x
giá gốc
hàng tồn
kho theo
sổ kế toán
-
Giá trị thuần
có thể thực
hiện được
của hàng tồn
kho
9
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 -
Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu
hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ chi phí để hoàn thành sản
phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng
tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn
cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá
tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn

kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
* Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1.1, điểm 1.2 nêu trên.
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho;
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng
giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp trích thêm vào giá vốn hàng bán của
doanh nghiệp phần chênh lệch.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu
nhập khác.
1.4.2.3.Dự phòng và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi
*Mục đích dự phòng
10
Đối tượng và điều kiện: là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện
sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về
số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp
đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này
phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế
ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các
công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào
tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,

đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc
đã chết.
Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ không có khả năng
thu hồi và được xử lý theo quy định tại điểm 3.4 dưới đây.
* Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá
hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu
khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.
Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như
sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2
năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3
năm.
11

×