Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Câu hỏi ôn thi môn địa lý kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.59 KB, 22 trang )

CÂU HỎI ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ
Câu 1: A/c trình bày khái niệm và các đặc điểm, lợi thế, hạn chế, giải pháp khắc phục của nguồn
nhân lực?
1/ Khái niệm TNNL:
- Tổng thể những năng lực của con người về thể lực, trí lực và nhân cách đáp ứng yêu cầu
phát triển của bản thân con người và xã hội. Những năng lực này được hình thành và phát triển
thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, làm việc, thông tin, giao tiếp…
- Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có
khả năng đưa lại thu nhập trong tương lai.
- TNNL: gồm số người trong độ tuổi lao động; có khả năng lao động; có nhu cầu lao động.
- Chất lượng nguồn nhân lực: cơ cấu tuổi, giới; trí lực (trình độ học vấn, kỹ năng nghề
nghiệp, kinh nghiệm, quản lý, kỹ năng, tố chất kinh doanh…); thể lực, tầm vóc và thể trạng; đặc
điểm tâm lý xã hội.
2/ Lợi thế TNNL:
- VN có dân số đông, theo kết quả 1.4.2009 có 85.789.573 người đứng thứ 3 ở ĐNA và 14
trên TG; năm 2014 có 90,5 triệu người.
- VN là nước có tốc độ tăng dân số khá cao; thời kỳ 1999-2009 đạt 1,2%/năm (bình quân
mỗi năm tăng 947 nghìn người).
- Lực lượng lao động VN khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng.
- Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao.
+ Năm 2000 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 15,51% /TSLĐ; trong đó
công nhân kỹ thuật chiếm 6,78%;trình độ sơ cấp chiếm 1,78%; trung cấp chiếm 4,84%; trình độ
Cao đẳng và Đại học chiếm 3,89%.
+ Năm 2009 lao động có trình độ phổ thông cơ sở chiếm 56,7%; Trung học phổ thông
chiếm 27,8%; trình độ Cao đẳng chiếm 1,6%; trình độ Đại học chiếm 5,3%; trên Đại học chiếm
0,2%.
- Dân số VN đông là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
1
- Trình độ tiêu thu sản phẩm của người VN ngày càng được nâng cao đã tạo sự hấp dẫn hơn
đối với các nhà sản xuất.
- Giá lao động VN rẻ là một lợi thế để thu hút sự đầu tư của nước ngoài.


- Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu hoạt động kinh tế -
xã hội của quốc gia.
- Trong nền kinh tế thị trường thì lao động được xem là hàng hóa.
3/ Hạn chế TNNL:
- Phân bổ dân cư không đều theo các vùng các ngành và thành phần kinh tế là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến sự phân bố lao động không hợp lý ở VN.
- Chất lượng nguồn nhân lực thuộc loại thấp trên TG gây trở ngại rất lớn đến các hoạt động
sản xuất – xã hội. Cơ cấu lao động có trình độ bất hợp lý: số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại
học và sau Đại học chiếm 4,47%/tổng số lao đông; công nhân kỹ thuật chỉ chiếm 3,28%/TSLĐ.
Tỷ lệ 1 lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học/0,73CNKT. Ở các nước phát triển
1 lao động Cao đẳng, Đại học có 5 lao động THCN và 10 CNKT.
- Tình trạng lao động thiếu việc làm và thất nghiệp còn khá cao ở các thành thị và nông thôn.
- Phân bố lao động có trình độ chuyên môn kỉ thuật không hợp lý, phần lớn ở các Viện và
các cơ quan hành chính chiếm 67,3%;còn trong lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm 32,7% (trong khi
tỷ lệ này ở Thái Lan 58,2%; Hàn Quốc 48%; Nhật Bản 64,4%).
- Thể lực người lao động nước ta còn thấp.
- Tỷ lệ lao động ở nông thôn còn quá cao.
- Dân số đông và tăng nhanh sẽ tạo nên một sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã
hội.
• Nhận xét :
Thực sự tiềm năng của nguồn nhân lựcVN rất lớn, số lượng lao động dồi dào, người lao
động VN thông minh, cần cù, sáng tạo, nhưng chưa được khai thác triệt để do trình độ chuyên
môn kỷ thuật, trình độ học vấn, thể lực của nguồn nhân lực nước ta còn hạn chế. Vì vậy, để biến
tiềm năng của nguồn nhân trở thành tiềm lực thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển ktxh, Nhà
nước cần phải có những chính sách tích cực hơn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
nước ta.
4/ Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
1
- Xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi
mới và phát triển Đất Nước.

- Vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ về chính sách phát triên
nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày
càng cao.
- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân sự, việc làm, giáo dục, đào tạo,
chính sách tiền lương, khen thưởng, chính sách trọng dụng nhân tài, môi trường, phương tiện làm
việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, cơ quan khoa học. Cải cách chế độ
tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, có chế độ ưu đãi cho người học.
- Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực, hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển
nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung ương đến địa phương. Làm rõ chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy này là tư vấn, tham mưu, thu thập, phân tích các số liệu về nguồn nhân lực ở
tất cả các ngành, các cấp.
- Thường xuyên điều tra, khảo sát về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các
cấp, địa phương và cả nước, bảo đảm cân đối cung cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội
trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng cấp.
- Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đáp
ứng nhu cầu phát triển của Đất Nước và hội nhập Quốc tế, chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương. Quy
hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
- Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện đúng yêu
cầu học để làm việc, giúp nước, giúp dân; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng đào tạo đến đâu sử
dụng đến đó.
- Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo đảm bảo
Phát triển hài hòa, cân đối.
- Huy động nguồn lực vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các
nguồn vốn.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ hiện đại
1
về Việt Nam.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Nuôi dưỡng về vật chất
và tinh thần bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn. Việt Nam còn kém xa so với
nhiều nước về vấn đề này.
- Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với với chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước.
- Xây dung chất lượng con người phải có sự gắn kết với chất lượng cuộc sống xã hội; có sự
gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường – gia đình để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tương
lai.
- Cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt
được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, phát huy những mặt tốt, khắc phục mặt
chưa tốt.
Câu 2: Hãy phân tích các điều kiện để phân bố kinh tế trong không gian. Cho ví dụ? (nhân tố)
1/ Khái niệm:
- PBSX (hay PBLLSX) là sự phân phối bố trí các cơ sở sản xuất các ngành sản xuất và các
tổng thể sản xuất trong một tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng các
quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định.
- Quan hệ sản xuất: trong nền KTHH (cũ); trong nền KTTT.
2/ Các điều kiện để phân bố kinh tế trong không gian:
2.1/ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội:
- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế
vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức
cạnh tranh.
- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.
- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị, tiềm năng lớn và có sức
cạnh tranh.
- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.
- Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới.
1
- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế.

- Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và
đào tạo.
- Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển
nhanh và bền vững.
- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí
hậu, phòng, chống thiên tai.
- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và
trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
2.2/ Nhân tố về tự nhiên:
a/ Vị trí địa lý: VN nằm trong khu vực châu á – thái bình dương:
- Là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của thế giới hiện nay.
- Khu vực có trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ cao của thế giới.
- Khu vực dữ trữ ngoại tệ lớn nhất của thế giới.
- Khu vực có tình hình an ninh chính trị - xã hội tương đối ổn định.
b/ Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á tạo nên một
nền nông nghiệp thiệt đới với nhiều loại nông sản phẩm có giá trị cao trên thị trương thế giới.
c/ Giao thông: Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông vận tải trong nội địa và quốc
tế.
- Tuyến đường hàng không
- Tuyến đường hàng hải
- Tuyến đường bộ
- Tuyến đường sắt
d/ Thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên rừng, tài
nguyên biển,
e/ Tài nguyên phát triển công nghiệp: tài nguyên nhiên liệu năng lượng (dầu khí, than đá,
1
quặng, khoáng sản…); tài nguyên kim loại (kim loại đen, kim loại màu); tài nguyên phi kim loại
(apatit, photphorit, pyrit ); tài nguyên vật liệu xây dựng (đá vôi, đá hoa cương, cát trắng, đất sét,

…)
2.3/ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
a/ Tăng trưởng kinh tế: GDP và GNP là các chỉ tiêu phản ảnh về qui mô kinh tế và tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Thế giới và các Quốc gia. Qui mô GDP của Việt Nam:
o Năm 2000:31 tỷ USD;
o Năm 2005: 52 tỷ USD;
o Năm 2010: 101 tỷ USD;
o Năm 2014: 184 tỷ USD;
o Năm 2020: 202 tỷ USD.
b/ Thu nhập bình quân đầu người:
+ Là chỉ tiêu phản ảnh mức sống vật chất bình quân/người của 1 quốc gia trong 1 năm.
+ Để đánh giá đúng mức TNBQĐN, người ta sử dụng chỉ số thu nhập thực tế của dân cư
một quốc gia dựa trên chỉ số giá cả của nước đó, trong mối quan hệ so sánh với các nước khác
bằng chỉ số sức mua của đồng tiền ở chính tại nước đó. GDP/người của Việt Nam:
o Năm 2000:402,6 USD;
o Năm 2005: 640 USD;
o Năm 2010: 1168 USD;
o Năm 2013: 1749 USD;
o Năm 2014: 2028 USD;
o Năm 2020: 3000 USD.
c/ Cơ cấu kinh tế: Nội dung, cách thức liên kết, phối hợp giữa các phần tử cấu thành hệ thống
kinh tế, biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và chất của các phần tử hợp thành hệ thống. Cơ
cấu kinh tế bao gồm:
o Cơ cấu kinh tế ngành: được hiểu là cách thức kết cấu của các ngành tạo nên hệ
thống kinh tế quốc dân. Các ngành được xem xét phân tích bao gồm: nông nghiệp; công nghiệp –
xây dựng; dịch vụ.
o Cơ cấu kinh tế lãnh thổ: được hiểu là cách thức kết cấu của các lãnh thổ tạo nên hình
1
thức kinh tế quốc dân. Nội dung phân tích bao gồm cơ cấu giữa các vùng kinh tế - xã hội với
nhau; giữa các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng còn lại; giữa thành thị và nông thôn.

o Cơ cấu thành phần kinh tế: là cách thức kết cấu các thành phần tạo nên hệ thống
kinh tế quốc dân: Kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài/phi nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể;
kinh tế hộ gia đình; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
d/ Cơ cấu lao động xã hội: phản ánh quan hệ tỉ lệ trong hệ thống phân công lao động xã hội,
biểu hiện tổng thể các mối quan hệ và tương quan về số lượng và chất lượng của hệ thống phân
công lao động xã hội. Cơ cấu lao động xã hội ở Việt Nam thể hiện trên 3 khía cạnh:
o Cơ cấu lao động theo ngành: công nghiệp – xây dựng; nông – lâm – ngư nghiệp;
dịch vụ.
o Cơ cấu lao động theo lãnh thổ: theo vùng; hteo thành thị và nông thôn.
o Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế.
e/ Cơ cấu xuất - nhập khẩu: là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động của ngành ngoại thương.
Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng xuất – nhập khẩu:
X
T= ……… (%) T: tỷ trọng xuất – nhập
N X: kim ngạch xuất khẩu
N: kim ngạch nhập khẩu
Tỷ trọng xuất – nhập khẩu của Việt Nam:
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập
2000 14 tỷ USD 15 tỷ USD 93%
2005 32 36 89%
2010 71 84 85%
g/ Chỉ số phát triển con người (HDI): là thước đo tổng hợp sự phát triển con người trên 3
mặt:
sức khỏe, tri thức, mức sống. HDI phản ánh các khía cạnh:
1
o Cuộc sống lâu dài và khỏe mạh, được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh.
o Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (hệ số 2/3) và tỷ lệ nhập học các
cấp, bao gồm giáo dục phổ thông các cấp và tất cả các cấp đào tạo từ dạy nghề đến đại học (hệ số
1/3).
o GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của đồng đôla Mỹ.

Số liệu của Việt Nam năm 2002:
o Tuổi thọ bình quân người VN: 69,7 tuổi
o Tỷ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên: 94%
o Số năm đi học của người VN: 6,5 năm
o GDP/người: 2.150 USD
h/ Tỷ lệ dinh dưỡng/người/ngày: Chiều cao trung bình= 1,62m (TN90)/1,55m(TN80).
Những năm gần đây thể lực của người Việt Nam có tăng do tỷ lệ dinh dưỡng/ người được tăng
lên. Tuy nhiên nhìn chung chưa cao.
k/ Tỷ lệ thất nghiệp: còn khá cao ở các thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam (IMF): năm 2000: 6,42%; năm 2005: 5,31%; năm 2010: 5%.
2.4/ Trình độ phát triển khoa học công nghệ:
- Năng lực KH-CN còn yếu kém (thiếu CB đầu ngành giỏi; thiếu CB KH-CN trẻ kế cận có
trình độ cao). Cơ cấu nhân lực KH-CN theo nganh nghề và lãnh thổ còn bất hợp lý.
- Đầu tư của xã hội cho KH – CN cồn rất thấp, chi phí bq/1CB khoa học từ ngân sách nhà
nước chỉ 1000 USD trong khi bq/1 CB khoa hoc của TG là 55.324 USD. Đặc biệt là đầu tư khu
vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện, trung tâm NC, các trường đại học rất thiếu , không
đồng bộ .
- Hệ thống GD và ĐT chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc
biệt đối với KH-CN tiên tiến, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH-CN vào công cuộc CNH-HĐH
đất nước.
- Hệ thống dịch vụ KH-CN (thông tin KH-CN; tư vấn chuyển giao công nghệ; sở hữu trí
tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng) còn yếu cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ
đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.
- Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa CN-KH, GD-ĐT và sản xuất kinh doanh.
1
- Cơ chế quản lý KH-CN chậm đổi mới,còn mang nặng tính hành chính.
- Thị trường KH-CN chậm phát triển trong mua bán, chuyển giao công nghệ mới.
2.5/ Nhân tố về lịch sử - xã hội:
a/ Các ngành nghề truyền thống:
+ Có những giá trị không thể thay thế được. Ví dụ như những nghệ nhân làm gốm,

+ Giá trị đối với du lịch.
→Vì vậy để gìn giữ những giá trị trên, các ngành nghề truyền thống cũng sẽ là một nhân tố ảnh
hưởng đế PBSX.
b/ Lịch sử phát triển:
Thời Pháp → KTHH
Thời Mỹ → KTTT
1975-1986 → KT kế hoạch
1986-đến nay → KTTT
→ Vì vậy, để phân bổ sản xuất đạt hiểu quả tối ưu phải cần chú ý đến nhân tố này.
2.6/ Quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế:
- Toàn cầu hóa: là quá trình mở cửa, liên kết và hội nhập của nền kinh tế các nước, các tổ
chức kinh tế khu vực và thế giới.
- Hợp tác kinh tế quốc tế: là một hình thức của phân công lao động xã hội vượt ra ngoài
phạm vi quốc gia. Nó đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế ở mỗi nước trên cơ sở tôn trọng
độc lập, chủ quyền của mỗi nước, giúp đỡ lẫn nhau và các bên tham gia đều có lợi.
- Phân công lao động quốc tế:
+ Là sự chuyên môn hóa của 1 quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào
đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia
thông qua trao đổi buôn bán.
+ Sự phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan khi lực lượng sản xuất phát
triển mạnh và sự phân công lao động đã vượt qua khỏi biên giới một quốc gia. Khi phân công lao
động quốc tế phát triển, nó giúp cho mỗi quốc gia sử dụng có hiệu quả nghững lợi thế về vốn, kỹ
thuật tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai và sức lao động…và kết quả làm cho năng
suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất và dịch vụ giảm xuống.
- Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho quá trình quốc tế hóa sản xuất
1
và phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ tác động đến phân bố sản xuất của quốc gia,
các loại hình phân bố sản xuất như liên doanh liên kết kinh tế được hình thành và phát triển
nhanh.
a/ Quan hệ kinh tế quốc tế:

- Hoạt động ngoại thương:
+ Tỷ trọng xuất nhập khẩu
+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
+ Cơ cấu sản phẩm sơ chế và tinh chế xuất khẩu
+ Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng xuất – nhập khẩu:
X
T= ……… (%) T: tỷ trọng xuất – nhập
N X: kim ngạch xuất khẩu
N: kim ngạch nhập khẩu
Tỷ trọng xuất – nhập khẩu của Việt Nam:
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập
2000 14 tỷ USD 15 tỷ USD 93%
2005 32 36 89%
2010 71 84 85%
- Hợp tác đầu tư:
+ Phân tích loại hình của hợp tác đầu tư
+ Tổng vốn và dự án đầu tư (qui mô vốn đầu tư và số lượng dự án)
+ Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế
+ Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ
+ Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư (nước, khu vực có tỷ trọng vốn đầu tư lớn)
- Hình thức liên kết liên doanh:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh
1
+ Xí nghiệp liên doanh
+ Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Hợp đồng xây dựng, khai thác, chuyển giao
+ Khu chế xuất
+ Khu công nghiệp tập trung
b/ Phân công lao động quốc tế:

- Công ty xuyên quốc gia (chung cho thế giới)
- Công ty toàn cầu (Nhật)
- Công ty quốc tế (Mỹ)
- Công ty đa quốc gia (Châu Âu)
3/ Ví dụ: Phân bố sản xuất công nghiệp.
Để đảm bảo lựa chọn địa điểm phân bố cho ngành công nghiệp phải dựa trên các cơ sở
khoa học sau:
- Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Kết hợp hợp lý giữa phát triển công nghiêp và nông nghiệp
+ Xây dựng công nghiệp với nhiều loại hình công nghệ sử sụng nhiều lao động
+ Động viên sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
+ Xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn để có chính sách đầu tư thỏa đáng
+ Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
- Dựa trên đặc điểm chung của tổ chức sản xuất công nghiệp:
+ Chuyên môn hóa sản xuất công nghệp: nội ngành và liên ngành.
+ Hợp tác hóa sản xuất công nghiệp: qui mô quốc tế, qui mô quốc gia, qui mô vùng.
+ Liên hiệp hóa sản xuất: là một tập hợp các xí nghịêp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác
nhau, cùng sử dụng chung một số loại nguyên vật liệu ban đầu để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác
nhau. Hiệu quả là tận dụng tối đa giá trị hữu ích các nguồn nguyên liệu đầu vào (đạt hiệu quả cao
nhất). Ví dụ mô hình liên hiệp xí nghiệp chế biến mía đường:
Sản xuất đường tinh khiết

Sản xuất đường thô → CN hóa TP → Cồn, rượu

1
Ép mật → Bả mía → Sản xuất giấy

Nguyên liệu (mía)
- Những đặc điểm tổ chức lãnh thổ của các phân ngành công nghiệp:
+ Phân ngành công nghiệp: Công nghiệp điện lực, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây

dựng, công nghiệp nhẹ - hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến nông sản phẩm,…
+ Mức độ ảnh hưởng của các nguồn nguyên liệu, năng lượng, lao động và vùng tiêu thụ sản
phẩm đến sự phân bố các ngành: mỗi ngành công nghiệp có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đặc
thù và chịu tác động ảng hưởng của các nhân tố phân bố sản xuất khác nhau.
- Xác định vùng thị trường và địa điểm phân bố hợp lý:
+ Xác định vị trí phân bố sản xuất hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản
xuất. Cụ thể là tiết kiệm được chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
thụ.
+ Xác định quy mô mức độ chuyên môn hóa của các ngành sản xuất, các vùng sản xuất
khác nhau.
Câu 3: Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi phân bố kinh tế phải quan tâm đến
nguyên tắc kinh tế đối ngoại. Tại sao? Tác dụng của nguyên tắc này trong phân bố kinh tế nhằm
thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?
1/ Nguyên tắc kinh tế đối ngoại:
- Nguyên tắc kinh tế đối ngoại: Phân bố sản xuất phải chú ý tới hợp tác kinh tế và phân công
lao động quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Ý nghĩa: Phát huy được lợi thế so sánh riêng của mỗi nước, kết hợp được các nguồn nội lực
và ngoại lực để tăng trưởng nhanh chóng nhằm đuổi kịp trình độ phát triển chung của thế giới.
o Các yếu tố nội lực: những yếu tố cơ bản (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên,
khoáng sản…); các yếu tố sản xuất (nguồn lao động, vốn, cơ sở hạ tầng, công nghệ, hệ thống
thông tin…); các nhân tố vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị xã hội, hệ thống pháp luật…); các
nhân tố vi mô (hệ thống các doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nó…). Các nhân tố
1
trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia.
o Các yếu tố ngoại lực: Xu hướng toàn cầu hóa, sự bùng nổ của công nghệ thông tin;
thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng, thậm chí đặc
biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển.
- Lợi ích: Sử dụng có hiệu quả các yếu tố ngoại lực như vốn đầu tư, công nghệ mới, mở rộng
thị trường thông qua các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài. Chính sách toàn cầu hóa, khu vực

hóa và hợp tác có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ
thể của Quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Hiểu biết, đánh giá đúng và huy động tối đa các
nguồn lực sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2/ Thưc trạng thực hiện nguyên tắc này ở Việt Nam:
a/ Quan điểm của Đảng và Nhà Nước Việt Nam về TCH:
- TCH là một vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với mỗi nước, mỗi nước phải hội
nhập một cách chủ động, phát triển kinh tê – xã hội, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia.
- Chủ trương hợp tác bình đẳng cùng có lợi.
- Thực hiện quan điểm “đa dạng hóa” và “đa phương hóa” quan hệ kinh tế đối ngoại.
b/ Nội dung của Hợp tác đầu tư:
+ Phân tích loại hình của hợp tác đầu tư
+ Tổng vốn và dự án đầu tư (qui mô vốn đầu tư và số lượng dự án)
+ Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế
+ Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ
+ Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư (nước, khu vực có tỷ trọng vốn đầu tư lớn)
c/ Những hình thức đầu tư quốc tế tại Việt Nam:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Xí nghiệp liên doanh
+ Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Hợp đồng xây dựng, khai thác, chuyển giao
+ Khu chế xuất
+ Khu công nghiệp tập trung
c/ Hoạt động ngoại thương:
1
+ Tỷ trọng xuất nhập khẩu
+ Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu
+ Cơ cấu sản phẩm sơ chế và tinh chế xuất khẩu
+ Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu.
Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng xuất – nhập khẩu:
X

T= ……… (%) T: tỷ trọng xuất – nhập
N X: kim ngạch xuất khẩu
N: kim ngạch nhập khẩu
Tỷ trọng xuất – nhập khẩu của Việt Nam:
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập
2000 14 tỷ USD 15 tỷ USD 93%
2005 32 36 89%
2010 71 84 85%
3/ Hiệu quả vốn đầu tư, khoa học và công nghệ ở Việt Nam:
a/ Vốn đầu tư được huy động ngày càng tăng về qui mô và tốc độ cho đầu tư phát triển
KH-XH.
+ Trong giai đoạn 1991-1995 tổng vốn đầu tư huy động đạt 202.792 tỉ (tương
đương
19.6 tỉ USD, chiếm 22,8%GDP), đầu tư trong nước chiếm 72,2%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chiếm 27,8%.
+ Trong giai đoạn 1996-2000 tổng vốn đầu tư đạt 497.600 tỉ vnd, tăng gấp 2,5 lần
giai đoạn 1991-1995; trong đó vốn trong nước chiếm 76,2%và vồn nước ngoài chiếm 23,8%.
+ Năm 2010 tổng vốn đầu tư có 343.135 nghìn tỉ đồng, trong đó khu vực kinh tế NN
đạt 161.635 nghìn tỉ đồng (chiếm 47,1%): khu vực kinh tế ngoài NN đạt 130.398 nghìn tỉ đồng
(chiếm 38%) và FDI đạt 51.102 tỉ đồng (14,9%).
+ Năm 2012 tổng vốn đầu tư đạt 989.300 nghìn tỉ đồng; trong đó khu vực KTNN đạt
1
374.300 nghìn tỉ đồng (38%), khu vực kt ngoài NN đạt 385.025 nghìn tỉ đồng (39%); FDI đạt
229.972 nghìn tỉ đồng (23%).
+ Trong khu vực KTNN thì vốn đầu tư từ ngân sách NN/tổng vốn đầu tư thường
chiếm tỷ trọng cao, năm 2010 chiếm 44,8%; 2011 chiếm 52,1% và 2012 chiếm 54,8%.
+ Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư thì vốn của khu vực KTNN có xu hướng giảm về
tỷ trọng và nguồn vốn của khu vực kt ngoài NN tăng lên. Nguồn vốn của khu vực KTNN năm
2001 chiếm 59,8%, 2005 chiếm 37,2%, 2008 chiếm 28.6% . Vốn đầu tư của khu vực kt ngoài NN
tưng dần, năm 2001 chiếm 22,6%, 2008 chiếm 40%.

+ Đầu tư FDI vàoVN: Giai đoạn 1988-2013 tổng vốn đăng ký FDI đạt 218,8 tỉ
USD,
trong đó tổng vốn thực hiện đạt 106,4 tỉ USD (đạt 48,6%): lĩnh vực công nghiệp chiếm 60% tổng
vốn đầu tư FDI. Trong 10 tháng năm 2014 tổng vốn đưng ký FDI đạt 13,7 tỉ USD.
b/ Đầu tư cho KH và CN:
- Đầu tư cho phát triển KH và CN ở VN quá thấp; năm 2006 VN đầu tư 428 triệu USD
(chiếm 0,17% GDP); Thái Lan: 1,79 tỷ USD (chiếm 0,3% GDP); Malaysia: 1,5 tỷ USD (chiếm
0,5% GDP); Trung Quốc (chiếm 1,4% GDP). Tỷ trọng đầu tư cho đổi mới của CN của các DN chỉ
đạt 0,2-0,3% doanh thu; ở Ấn Độ 5% và ở Hàn Quốc 10%.
- Ở VN tỷ trọng thiết bị hiện đại chỉ chiếm 10%; lạc hậu chiếm 38% và rất lạc hậu chiếm
52%. Tỷ lệ sử dụng CN cao ở VN chỉ chiếm khoảng 20%; ở Philippin 29%; ThaiLan 31%;
Malaysia 51% và Singapo 73%.
- Chỉ số ứng dụng công nghệ ở VN khá thấp xếp hạng 89/125 của Thế Giới.
- Trong 10 năm qua số lượng công bố của các nhà khoa học VN trên các tạp san khoa học
quốc tế chỉ bằng 1/3 của Thái lan; 2/5 của Malaysia. Trong năm 2006 – 2007 VN chỉ đăng ký
được 19 bằng phát minh; Malaysia 901; ThaiLan 320; Philippin 256 và Indonesia 85.
Câu 4: A/c cho biết thế nào là vùng kinh tế động lực? Ngành kinh tế động lực? Tại sao nói vùng
kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực của Việt Nam?
1/ Vùng kinh tế động lực: là những vùng tập trung hóa cao về công nghiệp và dịch vụ, có nhiều
yếu tố tăng trưởng nhanh với hiệu quả đầu tư lớn so với các vùng khác và có ảnh hưởng nhiều đến
quá trình phát triển kinh tế của cả nước.
1
2/ Ngành kinh tế động lực: là
- Nằm ở trình độ cao về kỹ thuật – công nghệ
- Có lao động chất xám chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động
- Chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao
- Tạo nguồn ngoại tệ lớn
- Sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới
3/ Vùng kinh tế trọng điểm ĐNB là vùng kinh tế động lực của VN:
Nhờ vị thế địa kinh tế quan trọng đã giúp ĐNB trở thành vùng kinh tế mở cửa năng động,

đóng vai trò là cửa ngõ kinh tế và cầu nối Việt Nam với Thế Giới.
a/ Về giao thông vận tải:
- Đường bộ: Cơ sở hạ tầng tốt nhất, hiện đại và đang được hoàn thiện, thông tin liên lạc phát
triển. Một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai như: đường cao tốc Tp.HCM –
Trung Lương; đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành; Đại lộ Đông Tây; Hầm Thủ Thiêm, Mạng
lưới giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam. Một số dự án đường sắt đang được lập dự án
như:
đường sắt cao tốc TpHCM – Vũng Tàu; các tuyến tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên, Bến
Thành – Tham Lương,…
- Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước.
. Các cảng biển lớn thuộc Bà Rịa Vũng Tàu (cảng Cái Mép – Thị Vải), cảng Cát Lái, Hiệp Phước
là 1 trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước, chiếm tỷ trọng lớn trong giao thương quốc
tế.
- Đường hàng không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương quan trọng
của vùng, đây là cảng hàng không lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không. Dự án sân bay quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80 – 100
triệu khách / năm, 5 triệu tấn hàng hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của vùng kinh tế.
b/ Khu công nghiệp:
- ĐNB là địa phương thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước.
- Tại đây có Khu công nghệ cao ở quận 9; 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung; Công
1
viên phần mềm Quang Trung; hàng chục khu công nghiệp như: Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình… ở
TpHCM; Biên Hòa, Nhơn Trạch, Amata… ở Đồng Nai; Việt Nam – Singapore, Sóng Thần, Mỹ
phước… ở Bình Dương; …
- Các ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng là: dầu khí, dày da, dệt may, điện tử, cơ
khí, phân bón…chiếm tỷ trọng lớn trong giao thương Quốc tế. Có một số bãi biển có giá trị với du
lịch, khai thác và nuôi trông thủy hải sản tập trung ở Vũng Tàu, Long Hải,…
- Các ngành nghề dịch vụ, tài chính, ngân hàng, đào tạo cung ứng nhân lực chất lượng cao,
tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh.

c/ Trung tâm năng lượng:
- Trung tâm điện lực Phú Mỹ, nhà máy điện Bà Rịa, Hiệp Phước có tổng công suất điện năng
trên 30% tổng công suất điện năng cả nước.
- Dự án khí Nam Côn Sơn và Bạch Hổ, trung tâm điên lực Nhơn Trạch (2600MW), là trung
tâm năng lượng quan trọng của cả nước.
d/ Dịch vụ thương mại:
Hoạt động xuất nhập khẩu của vùng nhộn nhịp nhất nước. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất
khẩu của vùng chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Là nơi tập trung các siêu
thị, trung tâm thương mại lớn của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới…
e/ Khu vực đô thị hóa:
- Có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, đây sẽ là vùng đô thị
lớn có quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới.
- Một số dự án khu đô thị lớn như: khu đô thị công nghiệp tổng hợp Bình Dương quy mô
4000 ha; khu đô thị Đông Bắc Củ Chi và Long An 4000 ha; khu đô thị Phú Mỹ Hưng 600 ha; khu
đô thị thương mại mới Thủ Thiêm 700 ha;…
- Nguồn lao động dồi dào, tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp
vụ,…
• Vùng kinh tế ĐNB chiếm 38% GDP, đóng góp 60% ngân sách quốc gia, GDP tính theo
đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước, hơn 2,5 lần so với vùng đông bằng sông
Hồng. 6 trên 13 địa phương có đóng góp cho ngân sách trung ương đều thuộc các tỉnh ĐNB, đã
chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế khu vực này.
• ĐNB là địa phương phát triển mạnh các cây công nghiệp, công nghiệp chế biến, tập trung
1
hầu hết các nhà máy chế biến thức ăn lớn trong và ngoài nước, là nơi dẫn đầu cả nước về chăn
nuôi…
• Thị trường vùng ĐNB hiện nay là rất lớn với đặc điểm mật độ dân số cao, tập trung nhiều
đô thị, khoảng hơn 20 triệu người, những thành phố lớn có sức tiêu thụ cao hơn so với các vùng
khác, đặc biệt là nhu cầu chất lượng cũng cao hơn.
• ĐNB có lợi thế lớn để phát triển ngành mía đường, các tỉnh đều có điều kiện thuận lợi hơn
vùng ĐBSCL trong việc cơ giới hóa sản xuất cây mía do đất trồng ở đây là đất đồi, gò, ít sụt lún.

• Các công ty chăn nuôi lớn có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn
nuôi, thuốc thú y,…đều có nhà máy hoặc trụ sở chính tại các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương,
• Nông nghiệp vùng ĐNB không phải là để đáp ứng nhu cầu cho quốc gia mà để đáp ứng
cho thị trường, thị trường nông nghiệp vùng ĐNB đòi hỏi khá cao vì thế phải lựa chọn mô hình
phù hợp về mặt đất đai, lao động, rồi phải tính đến yếu tố ô nhiễm môi trường,…
• Thu hút rất mạnh nguồn vốn FDI vào các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu,
Câu 5: A/c hãy cho biết lựa chọn 1 địa điểm lý tưởng để xây dựng KCN và KCNC phải đảm bảo
các yếu tố nào? Lấy ví dụ thực tiễn ở Việt Nam để chứng minh?
1/ Khái niệm:
- KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, KCN có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống.
Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
- KCNC là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỷ thuật cao và các đơn vị phục vụ
phát triển công nghệ cao bao gồm: Nghiên cứu triển khai KH- CN, đào tạo và các dịch vụ liên
quan, có ranh giới địa lý xác định do chính phủ hoặc Thủ Tướng quyết định thành lập. Trong
KCNC có doanh nghiệp chế xuất.
2/ Các yếu tố đảm bảo lựa chọn địa điểm lý tưởng cho quy hoạch KCN và KCNC:
- Nằm gần các trung tâm đào tạo khoa học kỷ thuật lớn của quốc gia như: trường đại học
Bách Khoa TpHCM; trường đại học sư phạm kỷ thuật TpHCM, trường đại học Nông Lâm
TpHCM,…
- Có vị trí địa lý thuận lợi:
1
• Đường bộ: Cơ sở hạ tầng tốt nhất, hiện đại, thông tin liên lạc phát triển. Mạng lưới giao
thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa Một số dự án giao thông lớn đã và
đang được triển khai như: đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương; đường cao tốc Tp.HCM –
Long Thành; Đại lộ Đông Tây; Hầm Thủ Thiêm,
• Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam. Một số dự án đường sắt đang được lập dự án
như:
đường sắt cao tốc TpHCM – Vũng Tàu; các tuyến tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên, Bến
Thành – Tham Lương,…

• Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước.
. Các cảng biển lớn thuộc Bà Rịa Vũng Tàu (cảng Cái Mép – Thị Vải), cảng Cát Lái, Hiệp Phước
là 1 trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước, chiếm tỷ trọng lớn trong giao thương quốc
tế.
• Đường hàng không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương quan trọng
của vùng, đây là cảng hàng không lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3 lượng khách quốc tế đến Việt
Nam bằng đường hàng không. Dự án sân bay quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80 – 100
triệu khách / năm, 5 triệu tấn hàng hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của vùng kinh tế.
- Có khả năng cung cấp lao động chất lượng cao, kỹ sư phát minh sáng chế.
- Đào tạo ra nghiên cứu cơ bản và ứng dụng.
- Gần các trung tâm công nghiệp lớn có nhu cầu chuyển giao công nghệ cao.
- Tính đến năng lực xuất khẩu công nghệ cao.
- Đảm bảo yếu tố thương mại hóa và chuyển giao công nghệ mới.
- Phải lựa chọn địa điểm có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có mặt bằng lớn để
có thể mở rộng.
- Phải chọn nơi có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu tương đối
thuận lợi, có cự ly vận tải thích hợp.
- Phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bố dân cư.
- Khu công nghệ cao ở quận 9, Công viên phần mềm Quang Trung,
3/ Ví dụ: Khu Công Nghệ Cao TP.HCM ở Quận 9.
- Tọa lạc tại quận 9, KCNC TP.HCM được thành lập vào ngày 24/10/2002, là một trong 3
1
KCNC quốc gia do Chính phủ thành lập với tổng diện tích 913 ha.
- Với vị thế chiến lược, cách trung tâm thành phố 15 km, nằm giữa 43 khu công nghiệp, khu
chế xuất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sát Đại học Quốc gia Tp.HCM, KCNC có lợi thế
phát triển để trở thành “một thành phố khoa học công nghệ”, là trái tim và đầu tàu khoa học công
nghệ của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
- Sống động về sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong các lĩnh vực công nghệ cao
của Việt Nam như: dự án 1 tỷ USD của tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel Corp, các dự án

nghiên cứu, sản xuất khác từ các tập đoàn công nghệ đa quốc gia như: Nidec (Nhật Bản), Sanofi
(Pháp), Datalogic Scanning(Ý), Sonion (Đan Mạch), Microchip (Mỹ)…KCNC còn ưu tiên thu hút
các doanh nghiệp và viện nghiên cứu – đào tạo công nghệ uy tính trong nước như: tâp đoàn FPT,
Viên công nghệ cao Hutech, Viện Dầu khí,…đều đã có dự án đầu tư nhiều triệu USD trong
KCNC.
- Tính đến tháng 5/2014 KCNC đã cấp phép cho 77 dự án sản xuất, nghiên cứu, đào tạo và
dịch vụ thuộc các lĩnh vực công nghệ cao với tổng vốn đầu tư đạt trên 2,4 tỷ USD, trong đó 74%
là vốn đầu tư FDI. Đã có 40 doanh nghiệp đang tích cực hoạt động sản xuất, nghiên cứu, đào tạo,
cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
- Những sản phẩm xuất xứ từ KCNC đã đóng góp tăng trưởng GDP của TpHCM góp phần
tích cực chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của thành phố thông qua giá trị xuất khẩu lũy kế đạt 7,4 tỷ
USD, đóng góp hơn 300 tỷ đồng cho ngân sách hằng năm và tạo ra 18.000 công ăn việc làm cho
người dân tại đây.
- KCNC đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chủ trương
của thành phố là gia tăng tỷ trọng công nghiệp CNC, dịch vụ CNC, nâng dần hàm lượng khoa học
–công nghệ thông qua các sản phẩm CNC như: chipset (Itel), module cảm biến kỹ thuật số (DGS),
máy in (Jabil), thẻ thông minh các loại (MK, VTC),…
- Công tác nghiên cứu-triển khai, ươm tạo và đào tạo được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo
Thành phố và KCNC đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ qua việc triển khai hoạt động có
hiệu quả của 3 đơn vị trực thuộc là: Trung tâm R&D (2004), Trung tâm đào tạo CNC (2005),
Vườn ươm doanh nghiệp CNC (2006).
• Trung tâm R&D: đang thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp ý tưởng công nghệ carbon
1
nano tube và pin nhiên liệu, thực hiện chuyển giao công nghệ than nano lỏng, mục in laser, sản
xuất đèn Led công suất cao,…
• Trung tâm đào tạo của KCNC: thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao
TpHCM,
hợp tác với các trường đại học uy tín trong và ngoài nước như Đại học Windsor (Canada), Đại học
Sydney (Úc), Đại học Nanyang Polytechnic (Singapore)…, các trung tâm đào tạo uy tín trong và
ngoài nước, cung cấp các chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp CNC với hơn 500

khóa và thu hút 7000 học viên tham dự. Thành lập Trung tâm sáng tạo Microsoft duy nhất tại Việt
Nam SMIC (SHTP – Microsoft Innovation Center) mở ra bước tiến quan trọng trong đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao nhàng công nghệ thông tin.
• Vườn ươm doanh nghiệp CNC: đối với hoạt động ươm tạo doanh nghiệp CNC của KCNC
đã chứng tỏ được hướng đi đúng đắn khi đã có 1 dự án chăm sóc sức khỏe được “tốt nghiệp”
trong tháng 6/2011, đồng thời tiếp tục ươm tạo cho 6 dự án khác. Đặc biệt dự án Phòng thí
nghiệm cho các ứng dụng di động (mLab – Mobile Application Laboratory) cho toàn khu vực
Đông Dương đã được Vườn ươm thành lập năm 2012 dưới sự tài trợ của tổ chức InfoDev trực
thuộc nhân hàng thế giới (380.000 USD trong 2 năm), góp phần nâng cao khả năng nghiên cứu,
phát triển các sản phẩm phần mềm ứng dụng trong khu vực, cũng như ươm tạo cho doanh nghiệp
trong lĩnh vực này.
- KCNC tiếp tục tích cực thu hút các dự án về sản xuất CNC, dịch vụ CNC, đặc biệt tập
trung kêu gọi các dự án nghiên cứu & triển khai, đào tạo, ươm tạo CNC vào khu không gian khoa
học 93 ha của KCNC trong 4 ngành nghề ưu tiên: Vi điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông; cơ
khí chính xác và tự động hóa; vật liệu mới, tiên tiến, công nghệ nano; công nghệ sinh học áp dụng
trong y dược, môi trường; phấn đấu trở thành nơi thu hút vốn đầu tư và sản phẩm CNC hàng đầu,
là địa điểm quy tụ đội ngũ trí thức vững mạnh, tùng bước nghiên cứu và làm chủ công nghệ, tiến
đến mục tiêu trở thành một trung tâm công nghệ hàng đầu của Thành phố và cả nước vào năm
2020.

1
1

×