Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.54 KB, 6 trang )

Phòng GD – ĐT Quảng Trạch CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS Cảnh Hóa Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cảnh Hóa, ngày 19 tháng 04 năm 2011
BÁO CÁO
TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40 CT/TW CỦA BCHTW
VỀ VIỆC XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CBQL GIÁO DỤC
Ngày 15 tháng 6 năm 2004 Ban bí thư Trung ương Đảng đã triển khai phổ biến
chỉ thị số 40 – CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành Giáo dục thì ngày 2/8/2004 Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT đã ra Chỉ thị số 25/2004/CT-BGD-ĐT; Công đoàn GDVN đã tổ chức Hội
thảo tại Cần Thơ ngày 9/10/2004 và Đảng uỷ Khối các trường ĐH – CĐ -THCN tổ
chức Hội thảo tai Vũng Tàu ngày 3/12/2004 để quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ
thị 40 – CT/TW đến từng trường.
Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục ra đỏi đúng lúc trước những yêu cầu cấp bách của sự nghiệp giáo
dục để thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH ntrươngn kinh trương xã hội và vì phát triển
con người. Vì thế trong Chỉ thị 40-CT/TW đã chỉ rõ đây “là nhiệm vụ vừa đáp ứng
nhu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước“.
Quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị 40-CT/TW, Đảng uỷ trường
ĐHKT TP. HCM đã kịp thời chỉ đạo triển khai, tuyên truyền thật sâu rộng nội dung
của chỉ thị xuống tận từng đơn vị trực thuộc, từng đảng viên, từng người lao động để
tự bản thân mỗi giáo viên, mỗi cán bộ quản lý, mỗi đơn vị tự rà soát lại, xem xét lại
bản thân, tự đối chiếu với các tiêu chuẩn, yêu cầu cấp bách đối với từng chủ thể để có
những giải pháp, kế hoạch đột phá trong quá trình tự phát triển của mỗi người và tạo
điều kiện cho các đơn vị chủ động qui hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, sắp xếp
lại và sử dụng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn trường trên nền
tảng hiệu quả quản lý và vì sự phát triển bền vững của nhà trường.
Thực hiện công văn số 120 – CV/TT-VH của Thành uỷ TP.HCM, Đảng uỷ
trường báo cáo tình hình sau 2 năm hiện Chỉ thị 40 – CT/TW với những nội dung cơ


bản như sau:
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHỈ THỊ.
Từ trước khi có Chỉ thị 40 – CT/TW đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý
trong toàn trường đã có ý thức tự phấn đấu học tập nâng cao trình độ học vị, trình độ
quản lý và thông qua các hoạt động công đoàn đã thu hút được hầu hết người lao
động tích cực thực hiện sâu rộng cuộc vận động “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương
– Trách nhiệm” trong toàn thể đoàn viên CĐ nhằm nâng cao trách nhiệm – nghĩa vụ,
ý thức tự giác rèn luyện, trau dồi phẩm chất nhà giáo và giữ vững khối đoàn kết
trong toàn trường vì sự nghiệp phát triển Nhà trường. Nhưng từ khi triển khai chỉ thị
40 – CT/TW vào hoạt động nhà trường thì tinh thần của chỉ thị đã nhanh chóng thúc
đẩy nhiều kế hoạch, qui hoạch cán bộ và đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình
đào tạo và phương pháp giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng các phương tiện
giảng dạy, cơ sở vật chất nhà trường để đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào
tạo trong xu thế hội nhập. Cụ thể:
1) Đảng uỷ trường chỉ đạo triển khai kịp thời Chỉ thị 40 – CT/TW trên các lĩnh
vực trọng tâm như sau:
- Phối hợp triển khai chỉ thị 40 từ chính quyền, các đoàn thể xuống từng
Khoa, Phòng, Ban chức năng và từng người lao động để tìm các giải pháp đồng bộ
mang tính đột phá, khả thi nhằm phát huy tối đa nội lực của đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý trong hiện tại và tương lai.
- Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa các qui hoạch đào tạo, điều hành, quản
lý, phân phối, điều tiết thu nhập giữa hai khối giáo viên với cán bộ quản lý trong từng
điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Vì đây là biện phát trực tiếp để tạo nội lực mang tính tiên
quyết thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trên ntrươngn
tảng đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và góp phần thúc đẩy sự
nghiệp phát triển btrươngn vững Nhà trường.
- Sự chỉ đạo của Đảng uỷ trường đã được thể hiện rõ nét và mang tính khả thi cao
trong quá trình xây dựng và thực hiện cơ chế tự chủ toàn diện của Nhà trường; trong
qui chế chi tiêu nội bộ; trong qui trình xây dựng qui hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa;
xây dựng chương trình đào tạo; qui trình tuyển dụng - sử dụng - bồi dưỡng - đào tạo

lại - lương - thi đua khen thưởng trên ntrươngn tảng phát huy sức mạnh của cơ chế,
chính sách hiện hành và hệ thống tiêu chí chuẩn của Bộ GD-ĐT yêu cầu.
- Sự chỉ đạo triển khai chỉ thị 40 – CT/TW của Đảng uỷ đã nhanh chóng đi
vào hành động của từng người lao động thông qua trao đổi thảo luận dân chủ tại Hội
nghị CBCC các cấp trong trường hàng năm và đã tạo nên động thái tích cực trong lao
động sáng tạo trên các hoạt động giảng dạy, quản lý với tinh thần tự giác thực hiện “
Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm” của người lao động.
2)Công đoàn trường đã chủ động cùng với chính quyền cùng cấp tổ chức thực
hiện triển khai chỉ thị 40 như sau:
- Từ khi Nhà trường phổ biến chỉ thị 40 đến từng CBCNV thì Công đoàn
phối hợp với chính quyền cùng cấp lên kế hoạch để theo dõi đôn đốc và động viên
người lao động tích cực chủ động thực hiện kế hoạch chuẩn hóa cán bộ giảng dạy và
quản lý; thu hút đội ngũ giáo viên chủ động tham gia xây dựng và đổi mới phương
pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập.
- Công đoàn đã phối hợp cùng với các bộ phận chức năng của nhà trường đã
tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Cải tiến phương pháp giảng dạy nâng cao
chất lượng đào tạo” nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng dạy gặp gỡ, trao đổi
học hỏi, thắc mắc và đề xuất giải pháp để hoàn thiện phương pháp dạy và học trong
toàn trường. Sau đó Ban giám hiệu Nhà trường đã lên kế hoạch và tạo nhiều điều kiện
để giáo viên thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực nâng cao chất lượng đào
tạo phù hợp với tính chất từng bộ môn.
- Công đoàn đã tích cực triển khai các kế hoạch hoạt động của CĐGDVN vào
hoạt động trong trường. Đồng thời Công đoàn đã chủ động xây dựng chương trình
hoạt động công đoàn hàng năm theo mục tiêu phát triển của nhà trường. Vì thế Nhà
trường và CĐ đã phát động được nhiều phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể
CBCC, CNV người lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị nhà trường. Đồng
thời tạo nhiều cơ hội cho người lao động chủ động tham gia, giám sát quản lý mọi
hoạt động của nhà trường, tập thể đơn vị theo hướng nâng cao tính tự quản, tự chủ,
nâng cao tính tự giác thực hiện kỷ cương lao động trong giảng dạy và quản lý nhà
trường.

- Công đoàn đã góp sức cùng với nhà trường thông qua các phong trào thi
đua dạy - tốt; thực hiện Dân chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm; Thực
hiện gia đình văn hóa; phụ nữ Hai giỏi để nâng cao ý thức đoàn kết tập thể, nâng
cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm lương tâm, lối sống văn minh, chấp hành tốt
luật pháp để từng bước nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức xã hội, kiến thức pháp
luật cho đội ngũ cán bộ giảng dạy.
II. KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ.
Thành quả được thể hiện trên các lĩnh vực sau đây:
- Trình độ học vị và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ
quản lý đã được nâng cao về qui mô cũng như chất lượng: hiện nay đội ngũ CBCC có
trình độ từ Cao đẳng trở lên chiếm khoảng 95% tăng gấp nhiều lần so với những năm
trước 2005. Trong đó có 12 Đại học. Đây là lực lượng CBCC nòng cốt để thực hiện
đổi mới PPDH của sự nghiệp phát triển nhà trường.
- Đội ngũ CBCC hiện nay đã có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, lương
tâm nghề nghiệp từng bước được nâng cao theo yêu cầu của Chỉ thị 40 – CT/TW. Vì
thế Chi bộ trường đã phát triển mạnh về số lượng và nâng cao chất lượng đảng viên.
Từ năm 2005 đến nay đã kết nạp 8 đoàn viên ưu tú được vào ĐCSVN. Đội ngũ đảng
viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, tích cực trên mỏi hoạt động
của nhà trường đã làm gương để thu hút được nhiều quần chúng tham gia vào các
công việc chung, phong trào thi đua của nhà trường, đã góp phần xây dựng môi
trường lao động tập thể vui khỏe và đoàn kết để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trường, phòng học từng bước được cải thiện và
củng cố trên mặt bằng diện tích khá thấp trũng so với đường quốc lộ 12A khoảng 3m.
Trong thời gian qua trường đã xây dựng 1 dãy nhà 2 tầng với 6 phòng, 3 phòng nội
trú, xây phần thô hàng rào bảo vệ trường hơn 500m; cải tạo và nâng cấp mạng lưới
điện của trường và xây dựng môi trường xanh sạch đẹp trong toàn trường phục vụ
cho sự nghiệp GD - ĐT và quản lý nhà trường. Nhà trường đã đầu tư mới và bổ sung
thêm nhiều phương tiện và thiết bị phục vụ cho dạy học, Lập trang web violet của
nhà trường, và trang web cá nhân
- Thể chế lãnh đạo quản lý nhà trường được hoàn thiện và củng cố nên đã

nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý trên nguyên tắc lãnh đạo tập trung, thống nhất
hành động để thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN.
1) Thuận lợi
- Chỉ thị 40 – CT/TW đã đi vào mọi hoạt động nhà trường.
- Được sự chỉ đạo kịp thời của Đảng uỷ, sự đồng lòng quyết tâm thực hiện
tinh thần của chỉ thị 40 trong đội ngũ CBCC, của chính quyền và các đoàn thể đã
chuyển hóa thành ý thức tự giác học tập, của cán bộ giáo viên giảng dạy và cán bộ
quản lý để tồn tại và phát triển trường bền vững.
- Kết quả thực hiện tốt chỉ thị 40 để nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ
CBCC trong trường đã thành nề nếp và có kế hoạch cụ thể trên từng CBCC đã góp
phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển trường bền vững nhà trường trong xu thế hội nhập.
2) Khó khăn
- Bộ GD-ĐT chưa xác định được hệ thống tiêu chí chuẩn mực về xây dựng
và đánh giá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng lộ trình đào tạo để
làm cơ sở khoa học cho sự phát triển đồng bộ theo chiến lược qui hoạch dài hạn đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đặc biệt đối với tiêu chí nâng cao trình độ
lý luận chính trị cao cấp cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý còn chung
chung, theo tiến độ phân bổ chỉ tiêu đào tạo như hiện nay thì khó thực hiện được tiêu
chí này trong một thời gian ngắn.
- Còn hụt hững giữa qui mô, chất lượng phát triển đội ngũ và nâng cao chất
lượng cống hiến phục vụ với cơ chế trả thù lao cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục như hiện nay. Tức là hệ thống cơ chế phối hợp các ngành chức năng
nhằm tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường trong hệ thống
ngành giáo dục và phương tiện làm việc để tái đầu tư mở rộng chất xám cho đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới sự nghiệp
trồng người và thúc đẩy nâng cao mặt chất và mặt lượng của đội ngũ CBCC.
- Còn khoảng cách giữa cơ chế qui hoạch tạo nguồn đào tạo và sử dụng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phục vụ cho sự nghiệp phát triển ổn định và
bền vững của đội ngũ CBCC trong tương lai.

- Chỉ thị 40 – CT/TW chỉ mới triển khai triệt để trong ngành giáo dục, nhưng
chưa triển khai vào các bộ chức năng quản lý ở tầm vĩ mô nên chưa tạo nên sự đồng
bộ cho cơ chế thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục trong cả nước ở tầm vĩ mô.
IV. ĐỀ NGHỊ.
Để giảm bớt những khó khăn cho nhà trường, Cấp ủy chi bộ và BGH trường đề
xuất một số vấn đề để tạo điều kiện cho Trường phát triển bền vững. Đó là:
* Trường THCS Cảnh Hóa có cơ sở vật chất kỹ thuật chưa ngang tầm với yêu
cầu đổi mới giáo dục - đào tạo. Do đó Trường đề nghị các cấp trên xem xét hỗ trợ
kinh phí để xây thêm dãy phòng học 6- 8 phòng kiên cố và nâng mặt bằng trường lên
cao so với mặt đường quốc lộ nhằm hạn chế lũ lụt, hoàn thiện hàng rào, xây nhà công
vụ, các phòng chức năng, các phòng bộ môn, phòng đọc, phòng nội trú cho giáo viên.
* Tạo các điều kiện và cơ chế quản lý theo tinh thần Chỉ thị 40-CT/TW ở tầm
vĩ mô quản lý nhà nước để Nhà trường thực hiện được đầy đủ quyền tự chủ toàn diện
trước yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục.
Phó bí thư
Hoàng Quốc Nga

×