PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT VỀ TRÌNH BÀY BCTC, CHÍNH SÁCH
KẾ TOÁN, THUYẾT MINH BCTC CỦA NHTM.
1.1. Tổng quan về báo cáo tài chính của NHTM
1.1.1. Báo cáo tài chính:
Hệ thống báo cáo tài chính là một bộ phận (trong bốn phần, cụ thể là ở Phần thứ
hai - Hệ thống báo cáo tài chính;) của chế độ kế toán doanh nghiệp được quy định
tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính.
Bên cạnh chế độ kế toán được áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp
nêu trên, Bộ Tài chính cũng ban hành các thông tư hướng dẫn, quyết định, nghị định
riêng về chế độ kế toán, hệ thống báo cáo tài chính áp dụng riêng cho một số loại
hình doanh nghiệp đặc thù, bao gồm:
- Công ty chứng khoán,
- Công ty quản lý quỹ,
- Trung tâm lưu ký chứng khoán,
- Sở Giao dịch chứng khoán,
- Các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục- đào tạo; y tế;
văn hoá; thể dục thể thao; khoa học công nghệ; môi trường; xã hội; dân số, gia đình,
bảo vệ chăm sóc trẻ em,
- Các tổ chức tín dụng (trong nước), (16/2007/QĐ-NHNN quyết định của
Thống đốc NHNN Ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng)
- Doanh nghiệp bảo hiểm…
Vì vậy chế độ báo cáo tài chính của các tổ chức tín dụng, bao gồm NHTM vừa
phải tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán áp dụng đối với doanh nghiệp nói chung,
vừa tuân theo tính chất đặc thù của ngành tài chính – ngân hàng nói riêng.
1.1.2. Báo cáo tài chính của NHTM:
Căn cứ theo quyết định ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức
tín dụng số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007, báo cáo tài chính của
các TCTD (gọi tắt là báo cáo tài chính) là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực
Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin kinh tế,
tài chính chủ yếu của TCTD. Hệ thống báo cáo tài chính đối với các TCTD bao
gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu trên BCTC của NHTM
Điều 4 của quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN có nêu rõ: Báo cáo tài chính phải
cung cấp những thông tin của một TCTD về:
1. Tài sản;
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 1
2. Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
3. Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;
4. Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
6. Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;
7. Các luồng tiền.
Trong đó, đối với từng loại báo cáo tài chính của ngân hàng có những yêu cầu
riêng về các thông tin trình bày cụ thể và tuân thủ theo chuẩn mực kế toán chung
của Việt Nam. Báo cáo tài chính của NHTM được thực hiện theo các mẫu biểu tại
quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ
chức tín dụng.
1.2.1. Các thông tin phải trình bày trong bảng cân đối kế toán của NHTM:
Bảng cân đối kế toán của NHTM được thực hiện theo mẫu B02/TCTD tại quyết
định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN.
Theo chuẩn mực kế toán số 22 về việc trình bày bổ sung báo cáo tài chính của
các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự, trong Bảng cân đối kế toán, Ngân hàng
phải trình bày các nhóm tài sản và nợ phải trả theo bản chất và sắp xếp theo thứ tự
phản ánh tính thanh khoản giảm dần của chúng. Chẳng hạn, khoản mục tài sản của
ngân hàng được phân nhóm và sắp xếp theo các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
Tiền mặt, vàng bạc, đá quý;
Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
Tín phiếu Kho bạc và các chứng chỉ có giá khác dùng tái chiết khấu với
Ngân hàng Nhà nước;
Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác được nắm giữ với mục đích
thương mại;
Tiền gửi tại các Ngân hàng khác, cho vay và ứng trước cho các tổ chức tín
dụng và các tổ chức tài chính tương tự khác;
Tiền gửi khác trên thị trường tiền tệ;
Cho vay và ứng trước cho khách hàng;
Chứng khoán đầu tư;
Góp vốn đầu tư
Tài sản cố định.
Như vậy, đối với NHTM, các khoản mục tài sản, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn
không được trình bày riêng biệt vì phần lớn tài sản và nợ phải trả của Ngân hàng có
thể được thực hiện hoặc thanh toán trong tương lai gần.
1.2.2. Các thông tin phải trình bày trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của
NHTM:
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHTM thực hiện theo mẫu B03/TCTD tại
quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN.
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 2
Đối với tổ chức là NHTM, ngoài các yêu cầu của chuẩn mực kế toán số 21, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phải trình bày theo chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 22 gồm các khoản mục thu nhập, chi phí chủ yếu sau đây:
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự;
Chi phí lãi và các chi phí tương tự;
Lãi được chia từ góp vốn và mua cổ phần;
Thu phí hoạt động dịch vụ;
Phí và chi phí hoa hồng;
Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán kinh doanh;
Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư;
Lãi hoặc lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối;
Thu nhập từ hoạt động khác;
Tổn thất khoản cho vay và ứng trước;
Chi phí quản lý;
Chi phí hoạt động khác.
Như vậy, khác với báo cáo tài chính của một doanh nghiệp thông thường, bảng
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu thể hiện các khoản thu nhập
lãi (từ hoạt động tín dụng, đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại hối…), thu phí dịch vụ
tài chính, chi trả các khoản chi phí lãi, chi phí hoa hồng xuất phát từ quá trình thực
hiện các chức năng hoạt động của mình trong thời kỳ báo cáo.
1.2.3. Các thông tin phải trình bày trong bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
NHTM:
Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của NHTM được thực hiện theo mẫu
B04/TCTD tại quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc
NHNN.
Căn cứ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 về báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm,
khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức này phải căn cứ vào tính chất, đặc
điểm hoạt động để phân loại các luồng tiền một cách thích hợp.
Các luồng tiền được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh đối với
NHTM sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
(a) Tiền chi cho vay;
(b) Tiền thu hồi cho vay;
(c) Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết
kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
(d) Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ
chức, cá nhân khác);
(đ) Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
(e) Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 3
(g) Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ;
(h) Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
(i) Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả;
(k) Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
(l) Tiền thu vào hoặc chi ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh
doanh chứng khoán;
(m) Tiền chi mua chứng khoán vì mục đích thương mại;
(n) Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
(o) Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;
(p) Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
(q) Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh.
Đối với các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của NHTM
thì tương tự như đối với các doanh nghiệp thông thường khác, trừ các khoản tiền
cho vay của ngân hàng được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì
chúng liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của NHTM.
1.3. Chính sách kế toán của NHTM
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 nêu rằng chính sách kế toán bao gồm
những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp
dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp, cụ thể là NHTM “phải lựa chọn và áp dụng các chính sách kế
toán cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với quy định của từng
chuẩn mực kế toán. Trường hợp chưa có quy định ở chuẩn mực kế toán và chế độ
kế toán hiện hành, thì doanh nghiệp phải căn cứ vào chuẩn mực chung để xây dựng
các phương pháp kế toán hợp lý nhằm đảm bảo báo cáo tài chính cung cấp được các
thông tin đáp ứng các yêu cầu…”
Các chính sách kế toán phải trình bày những điểm sau đây:
a) Các cơ sở đánh giá được sử dụng trong quá trình lập báo cáo tài chính;
b) Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các báo cáo tài
chính.
NHNN đã đưa ra những nội dung cần trình bày của chính sách kế toán được áp
dụng tại TCTD theo mẫu biểu Thuyết minh báo cáo tài chính tại quyết định số
16/2007/QĐ-NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
Một mặt khác, theo thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2009,
điều 26 có quy định: Đơn vị phải trình bày trong phần tóm tắt các chính sách kế
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 4
toán áp dụng các cơ sở xác định giá trị công cụ tài chính được sử dụng trong quá
trình lập Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán khác có liên quan.
Như vậy, theo cách hiểu của nhóm, bên cạnh các nội dung cụ thể của chính sách
kế toán như đã nêu trên, ngân hàng cần phải thể hiện phần tóm tắt các chính sách kế
toán trong đó trình bày các cơ sở xác định giá trị công cụ tài chính được sử dụng
trong quá trình lập Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán khác có liên quan.
1.4. Thuyết minh BCTC của NHTM
Đối với NHTM, bản thuyết minh BCTC được thực hiện theo mẫu B05/TCTD
tại quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN.
Chuẩn mực kế toán số 21 nêu ra yêu cầu đối với bản thuyết mình báo cáo tài
chính cần phải đảm bảo như sau:
a) Đưa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách
kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan
trọng;
b) Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa
được trình bày trong các báo cáo tài chính khác;
c) Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính
khác, nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Như vậy, Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các phần mô tả mang tính
tường thuật hoặc những phân tích chi tiết hơn các số liệu đã được thể hiện trong
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ cũng như các thông tin bổ sung cần thiết khác. Trình tự cụ thể của bản thuyết
minh báo cáo tài chính thường như sau:
a) Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam;
b) Giải trình về cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng;
c) Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong mỗi báo cáo tài
chính theo thứ tự trình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính;
d) Trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu;
e) Những thông tin khác,gồm:
(i)Những khoản nợ tiềm tàng, những khoản cam kết và những thông tin tài
chính khác; và
(ii) Những thông tin phi tài chính.
(Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21)
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 5
PHẦN 2: SO SÁNH BCTC THỰC TẾ CỦA CÁC NHTM TRONG VIỆC
TRÌNH BÀY BCTC, CS KẾ TOÁN & THUYẾT MINH BCTC
2.1. Các ngân hàng được chọn để xem xét:
Qua quá trình tham khảo báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại,
nhóm quyết định lựa chọn 2 trong số các ngân hàng để xem xét, so sánh về việc
trình bày các chỉ tiêu báo cáo tài chính chủ yếu, các chính sách kế toán và thuyết
minh BCTC. Đó là các ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) và
ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tiêu chí để nhóm lựa chọn 2 ngân hàng này là
dựa trên bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất trong
năm 2013 (tại trang web chính thức: www.v1000.vn), trong đó Vietinbank đang là
ngân hàng dẫn đầu danh sách (vị thứ 1/1000), còn SCB đang tạm xếp sau cùng so
với các doanh nghiệp phân theo ngành ngân hàng, tài chính, chứng khoán (vị thứ
712/1000).
2.2. Bảng tiêu chí được sử dụng để xem xét:
Bảng tiêu chí xem xét được nhóm thiết lập tổng hợp từ các nội dung của phần 1
đã trình bày cơ sở lý thuyết về các chỉ tiêu BCTC chủ yếu & các chính sách kế toán,
thuyết minh BCTC của NHTM theo các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành.
Cụ thể các tiêu chí xin vui lòng xem trong phụ lục 01 đính kèm.
2.3. Xem xét và đánh giá cụ thể báo cáo tài chính thực tế của 2 ngân hàng:
Tài liệu xem xét: Báo cáo tài chính của 2 ngân hàng Vietinbank và SCB năm
2013. Các BCTC đều đã được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập, uy tín
tại Việt Nam và trên thế giới. Cụ thể bảng đánh giá BCTC của 2 ngân hàng
Vietinbank và SCB xin vui lòng xem phụ lục 02 đính kèm.
Dựa trên việc đưa ra các tiêu chí để xem xét BCTC của 2 ngân hàng theo nội
dung phần 1, nhóm chỉ tập trung trình bày những tiêu chí có sự khác biệt giữa 2
BCTC hoặc không giống với biểu mẫu và chính sách kế toán quy định:
Mã số Tiêu chí Vietinbank SCB Ghi chú
TC 1 Trình bày các chỉ tiêu chủ yếu trên BCTC của NHTM
1.2.1
Trình bày đầy đủ các chỉ tiêu
chủ yếu trên bảng cân đối kế
toán của NHTM.
Chưa đầy
đủ
Chưa đầy
đủ
Còn thiếu thông tin thể
hiện về tín phiếu kho
bạc, trái phiếu chính
phủ.
1.4.2
Trình bày đầy đủ các nội dung
chủ yếu của luồng tiền từ hoạt
động kinh doanh của NHTM
Không đầy
đủ
Không
đầy đủ
Chẳng hạn: Thu và chi
các loại phí, hoa hồng
dịch vụ; Tiền chi cho
vay; Tiền thu hồi cho
vay…
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 6
TC 2 Các chính sách kế toán của NHTM
2.1
Trên báo cáo tài chính của
NHTM trình bày đầy đủ, cụ
thể chính sách kế toán áp
dụng cho việc lập và trình bày
báo cáo tài chính của ngân
hàng. (có/không)
Không Không
Chỉ có tóm tắt/các chính
sách kế toán chủ yếu
Gây khó khăn cho người
sử dụng BCTC khi cần
tra cứu chính sách kế
toán về các khoản mục
khác, chẳng hạn như: Kế
toán các khoản thu từ
phí và hoa hồng; Kế
toán đối với cho vay
khách hàng…
2.2
Chính sách kế toán của
NHTM đưa ra đầy đủ, cụ thể
những nguyên tắc, cơ sở và
các phương pháp kế toán cụ
thể được ngân hàng áp dụng
trong quá trình lập và trình
bày báo cáo tài chính.
(có/không)
Không Không
Ví dụ còn thiếu các
nguyên tắc ghi nhận
khoản vay; Nguyên tắc
ghi nhận tài sản cố định
vô hình;…
2.4
Trong phần tóm tắt các chính
sách kế toán ngân hàng có
trình bày các cơ sở xác định
giá trị công cụ tài chính được
sử dụng trong quá trình lập
Báo cáo tài chính và các chính
sách kế toán khác có liên
quan. (có/không)
Có Không
2.5
Báo cáo tài chính của Ngân
hàng trình bày các chính sách
kế toán liên quan đến việc ghi
nhận các loại thu nhập chủ
yếu. (có/không)
Có, rõ ràng
hơn
Có, tóm
tắt hơn
2.8
Báo cáo tài chính của Ngân
hàng trình bày các chính sách
kế toán liên quan đến cơ sở
xác định tổn thất các khoản
cho vay và ứng trước và cơ sở
xoá sổ các khoản cho vay và
ứng trước không có khả năng
thu hồi. (có/không)
Không Không
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 7
2.10
Báo cáo tài chính của Ngân
hàng trình bày chính sách kế
toán làm cơ sở cho việc ghi
nhận chi phí hoặc xoá sổ các
khoản cho vay và ứng trước
không có khả năng thu hồi.
(có/không)
Không Không
TC 3 Thuyết minh BCTC của NHTM
3.1
Thuyết minh BCTC của ngân
hàng đưa ra các thông tin về
cơ sở dùng để lập báo cáo tài
chính và các chính sách kế
toán cụ thể được chọn và áp
dụng đối với các giao dịch và
các sự kiện quan trọng.
(có/không)
Có
Có nhưng
chưa rõ
ràng
Vietinbank có mục nội
dung nêu rõ về Cơ sở
lập báo cáo tài chính còn
SCB không có mà nêu
rải rác trong các phần
liên quan.
3.4
Thuyết minh BCTC của ngân
hàng trình bày đầy đủ các chỉ
tiêu theo những nội dung quy
định trong bản Thuyết minh
báo cáo tài chính. (có/không)
Chưa đầy
đủ
Chưa đầy
đủ
Khi so sánh với mẫu
biểu B05/TCTD và
B05/TCTD-HN về
thuyết minh BCTC đưa
ra tại QĐ số
16/2007/QĐ-NHNN
3.8
Thuyết minh BCTC của ngân
hàng trình bày những thông
tin về kiểm soát khả năng
thanh toán và kiểm soát rủi ro
của các Ngân hàng.
(có/không)
Không Không
3.13
Thuyết minh BCTC của ngân
hàng có phần kiến nghị, trong
đó trình bàynhững kiến nghị
với cấp trên, với Nhà nước
các vấn đề liên quan đến
chính sách,chế độ tài chính kế
toán,… (có/không)
Không Không
Đánh giá tổng kết
Tương đối
rõ ràng và
đầy đủ hơn.
Khác biệt về việc tuân
thủ và trình bày BCTC
của 2 Ngân hàng không
nhiều.
Qua việc so sánh BCTC của hai NHTM nêu trên có thể thấy cả hai NHTM hầu
hết đều tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế toán về trình bày và thuyết minh báo
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 8
cáo tài chính. Ngân hàng Vietinbank có phần rõ ràng và đầy đủ hơn khi trình bày cụ
thể về cơ sở lập báo cáo tài chính; cơ sở xác định giá trị công cụ tài chính được sử
dụng trong quá trình lập Báo cáo tài chính; chính sách kế toán liên quan đến việc
ghi nhận các loại thu nhập chủ yếu.
Tuy vậy, báo cáo tài chính của cả 2 ngân hàng trên nói riêng và các NHTM nói
chung đều chưa thể hiện hết các chỉ tiêu chủ yếu trên BCTC theo quy định tại các
chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21, 22, 24 và quyết định 16/2007/QĐ-NHNN,
nghĩa là vẫn chưa thực sự đầy đủ như quy định.
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 9
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
3.1. Những kết quả đạt được:
- BCTC của các NHTM nói chung đều tuân thủ các quy định và chuẩn mực kế
toán về trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính,
- Đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng, nhất là về
quản lý, giám sát an toàn hệ thống.
- Tiến bộ trong việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực kế toán Quốc tế, nhất là
về báo cáo tài chính và hạch toán các công cụ tài chính, nhằm mục đích phản ánh
trung thực, hợp lý hơn hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng.
3.2. Những mặt hạn chế, tồn tại:
Báo cáo tài chính hầu như chưa trình bày đầy đủ, cụ thể về chính sách kế toán
áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính của ngân hàng cũng như chưa
đưa ra một cách rõ ràng hơn về những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế
toán cụ thể được ngân hàng áp dụng như thế nào.
Bên cạnh đó, các BCTC chưa chú trọng trình bày những thông tin về kiểm soát
khả năng thanh toán và kiểm soát rủi ro của các Ngân hàng như thế nào và những
kiến nghị với các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến chính sách,chế độ
tài chính,… nhằm giúp hoàn thiện chế độ kế toán của NHTM.
Ngoài ra, những bất cập, hạn chế của hệ thống báo cáo tài chính của NHTM
hiện nay không phải bắt nguồn từ vấn đề nội tại của Chế độ kế toán mà do hành
lang pháp lý về kế toán và về cơ chế tài chính, cơ chế nghiệp vụ đối với TCTD vẫn
còn đang trong giai đoạn tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
3.2. Những giải pháp và kiến nghị cụ thể:
NHTM cần trình bày đầy đủ, cụ thể hơn các chính sách kế toán áp dụng và
cơ sở cho việc lập và trình bày BCTC của ngân hàng.
Chú trọng trình bày những thông tin về kiểm soát khả năng thanh toán và
kiểm soát rủi ro của các ngân hàng.
NHNN nên cho phép và khuyến khích các TCTD áp dụng cơ chế phân loại
nợ/tài sản và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ Quốc tế.
Đề nghị BTC sớm ban hành thêm các Chuẩn mực kế toán Việt Nam tương
đồng với Chuẩn mực kế toán Quốc tế.
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Nguyễn Thị Loan, TS. Lâm Thị Hồng Hoa (đồng chủ biên); Kế toán
ngân hàng; Nhà xuất bản Phương Đông; năm 2012.
2. NGƯT. Vũ Thiện Thập (chủ biên); Kế toán ngân hàng; Học viện Ngân hàng;
năm 2005.
3. Lê Thị Kim Liên; Giáo trình kế toán ngân hàng; Đại học Huế - Trường ĐH
Kinh tế; năm 2007.
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam, trong đó chủ yếu là các Chuẩn mực
số 21 về trình bày báo cáo tài chính; Chuẩn mực số 22 về trình bày bổ sung
báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự; Chuẩn
mực số 24 về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
5. Luật Kế toán của Quốc Hội số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003.
6. Luật các TCTD của Quốc Hội số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm
2010.
7. Quyết định của Bộ Tài Chính số 15/2006/QĐ-BTCngày 20 tháng 03 năm
2006 về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
8. Quyết định của Ngân Hàng Nhà Nước số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng
04 năm 2007 về việc ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức
tín dụng.
9. Thông tư của Bộ Tài Chính số 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2009
về việc hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo
tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính.
10. Dự thảo của NHNN tháng 9 năm 2009 báo cáo đánh giá về Chế độ kế toán
áp dụng cho các TCTD.
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 11
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 01: Thiết lập các tiêu chí xem xét BCTC của NHTM.
PHỤ LỤC 02: Bảng tiêu chí đánh giá cụ thể BCTC của 2 ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam (Vietinbank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Môn Kế toán – kiểm toán ngân hàng Trang 12