Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

" Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.19 KB, 6 trang )

MỤC LỤC

A. Mở Đầu 2
B. Nội Dung 2
1. Khái niệm 2
2. Mục đích phát triển kinh tế của nhà nước 3
3.Các thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ đi 3
lên chủ nghĩa xã hội
3.1 :Thành phần kinh tế nhà nước 3
3.2: Thành phần kinh tế tập thể 4
3.3: Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân 5
3.4: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước 6
3.5: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 7
4. so sánh chính sách của nhà nước theo hiến pháp 1992 và hiến 9
pháp trước đó
C. Kết Luận 9
1
A. MỞ ĐẦU
Phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một
trong những vấn đề căn bản của triết lý phát triển ở Việt Nam. Những cuộc
khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng lan toả hầu hết thế giới cùng những giải
pháp cơ bản mà các nước đang sử dụng với hi vọng ngăn ngừa kết cục bi thảm
về kinh tế- xã hội do khủng hoảng gây ra khiến chúng ta thấy tính phi lý của
"thị trường tự do". Từ rất sớm, chúng ta đã khẳng định nền kinh tế mà ta đang
xây dựng phải có" sự quản lí của nhà nước". Những thành tựu và tồn tại của
nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua chủ yếu phụ thuộc vào chính sách
của nhà nước, cơ chế quản lí của nhà nước. Hiến pháp 1992 đã nêu rõ sự cần
thiết của việc" thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa", bảo đảm vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.
Nghiên cứu về đề tài" Chính sách của nhà nước đối với các thành phần kinh tế
theo pháp luật hiện hành", em xin đưa ra một số ý kiến và sự tìm hiểu nông cạn


sau.
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm
Theo Mác-Lênin, trong thời kì quá độ, thành phần kinh tế là" những
mảnh, những bộ phận" của một kết cấu kinh tế xã hội. Nói cách khác, thành
phần kinh tế là một kiểu quan hệ kinh tế được hình thành trên cơ sở hình thức
sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Trên cơ sở các ba chế độ sở hữu ở nước
ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất hiện các thành phần kinh tế:
· Kinh tế nhà nước
· Kinh tế tập thể
· Kinh tế các thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân
· Kinh tế tư bản nhà nước
· Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Các thành phần kinh tế này đan xen, tác động lẫn nhau và đều chịu sự quản lí
chặt chẽ của nhà nước.
đẳng với các thành phần kinh tế khác. 21/12/1990, Quốc hội khoá VIII đã thông
qua luật doanh nghiệp tư nhân bà luật công ty. 12/6/1999, Quốc hội đã thông
2
qua luật doanh nghiệp để tạo ra môi trường pháp lí bình đẳng, thuận lợi hơn cho
các thành phần kinh tế phát triển.
3.4: Thành phần kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế tư bản nhà nước là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa nhà
nước với các tổ chức kinh tế và cá nhân( trong và ngoài nước) trên nguyên tắc
tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Từ sau khi nhà nước
ban hành Luật đầu tư nước ngoài(1988) các tổ chức kinh tế và cá nhân nước
ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam, hợp tác liên doanh với nhà nước
ta. Thành phần kinh tế này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân vì vậy được nhà nước khuyến khích phát triển và tạo ra môi trường
pháp lí thuận lợi hơn. Điều 25 hiến pháp 1992 quy định:"nhà nước khuyến
khích các tổ chức , cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam

phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền
sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các cá nhân, tổ
chức nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu
hoá. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định
cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Nhà nước nhận định kinh tế tư bản là hình
thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội.12/11/1996, Quốc hội khoá IX đã sửa đổi luật
đầu tư đồng thời thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Điều 1 Luật
khuyến khích đầu tư trong nước quy định" nhà nước bảo hộ và khuyến khích tổ
chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước
ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội trên
lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam". Điều đó tạo điều
kiện cho thành phần kinh tế này ngày càng phát triển.
Thực tế, ở nước ta, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh
tế cho thấy kinh tế tư bản nhà nước ngày càng phát triển, tăng cả về quy mô, tỷ
trọng GDP. Năm 1996, kinh tế tư bản nhà nước chiếm 11% GDP nhưng đến
năm 2005% chiếm 20% GDP cả nước. Nước ta hình thành các khu công
nghiệp: khu kinh tế mở( Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội…), đặc khu kinh
tế( Côn Đảo, Hải Hà- Quảng Nam), khu kinh tế cửa khẩu… để nhằm thu hút
liên doanh, nhà đầu tư, nhất là từ bên ngoài. Nhờ sự quản lí và những chính
sách khuyến khích của nhà nước mà thành phần kinh tế này ngày càng phát
triển.
3.5: Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
3
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Quốc hội khoá X tại kì họp thứ 10
đã xác định một thành phần kinh tế mới- kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thành phần kinh tế này được quy định tại điều 25 hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ
sung. " Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn,
công nghệ vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông
lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối vớ-i vốn, tài sản và các quyền
lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người
Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước". Thực hiện chính sách đối
ngoại và thu hút đầu tư mở rộng, hiện nay, Việt Nam đã giao lưu thương mại
với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, đầu tư trên 5300 dự án với tổng số vốn
đầu tư khoảng 50 tỷ USD vào Việt Nam. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư tốt
hơn, chính phủ Việt Nam có một số chính sách mới:
1. thông qua luật đầu tư chung cho các loại hình doanh nghiệp, đối xử bình
đẳng quốc gia, hoàn toàn xoá bỏ phân biệt về giá, lệ phí đối với nhà đầu
tư nước ngoài.
2. ký hiệp định song phương về khuyến khích, bảo hộ đầu tư với 50 quốc
gia và vùng lãnh thổ, gia nhập và hoạt động tích cực trong WTO
3. tiếp tục cải cách hành chính nhà nước,các nhà đầu tư nước ngoài đều
được mua cổ phiếu của nhà nước
4. chuyển đổi một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần, mở rộng tỷ lệ mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước
ngoài trong doanh nghiệp
Nhờ chính sách hỗ trợ của nhà nước, hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam là khá khả quan. Năm 2003, dự án FDI đạt tổng doanh thu gần 70tỷ
USD. Bốn tháng đầu năm 2004 có 139 dự án FDI được cấp phép với 470
triệu USD và 57 dự án xin tăng vốn đầu tư( trên 420 triệu USD) đưa tổng số
vốn đầu tư 870 triệu USD. Vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí quan trọng
trong tổng số vốn đầu tư xã hội( khoảng 20%) và tỷ lệ đóng góp đều đặn qua
các năm. Nó là một phần không thể thiếu trong bản thể nền kinh tế.
tiểu kết: Như vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều
thành phần kinh tế, cùng đan xen trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa, mỗi thành phần kinh tế lại có một vai trò nhất định trong nền kinh tế
quốc dân. Nhà nước có chính sách nhất định đối với từng thành phần kinh tế
để bảo đảm cho nó bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh phát triển.
Để làm được điều đó, Nhà nước ta chủ chương:" xây dựng nền kinh tế độc
4

lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thực hiện nhất
quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa."( điều 15 hiến pháp 1992)
4. So sánh chính sách của nhà nước trong hiến pháp 1992 và hiến pháp
trước đó
Trong tất cả các bản hiến pháp, nhà nước xác định nền" kinh tế quốc
doanh luôn giữ vai trò chủ đạo", và có sự quản lí chặt chẽ của nhà nước.
Hiến pháp 1959 quy định" kinh tế quốc doanh thuộc hình thức sở hữu toàn
dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nền kinh tế quốc dân", kinh tế hợp tác xã xuất
hiện" thuộc hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động". Kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể là hai thành phần kinh tế chủ yếu của giai đoạn này.
Hiến pháp 1980 có sửa đổi, bổ sung, " nhà nước giữ độc quyền về ngoại
thương và mọi quan hệ kinh tế khác đối với nước ngoài"( điều 21). Điều này
khác hẳn với hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 sửa đổi một số điều của hiến
pháp 1980 và ban hành một số điều mới. Nhà nước mở rộng, có thêm một số
luật mới tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Thành phần kinh tế có vốn đâù
tư nước ngoài được xác định là thành phần kinh tế mới và được ưu tiên phát
triển. Nhà nước giữ vai trò quản lí, điều tiết các thành phần kinh tế. Bên
cạnh đó, nhà nước khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh
tế phát triển bằng cách giao quyền sử dụng tư liệu sản xuất cho các cá nhân,
công dân. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp
luật bảo đảm. Mọi sự thay đổi của hiến pháp 1992 so với các hiến pháp
trước do yêu cầu của tình hình phát triển trên thế giới với xu thế hội nhập,
yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
C. KẾT LUẬN
Phát huy vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước thông qua các chính
sách, chu trương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay chính là cách thiết thực góp phần bảo đảm công bằng xã
hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước, song vẫn giữ được bản

sắc chính trị- xã hội của dân tộc trong thời kì hội nhập toàn cầu.
5

×