Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý chợ của công ty TNHH xây dựng hải âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.06 KB, 87 trang )

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế trường Đại học
Thương Mại, được sự đồng ý của cô giáo - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy và Giám
đốc điều hành công ty TNHH Hải Âu là ông Dương Văn Chiến tôi đã thực hiện đề
tài “ Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý chợ của công ty TNHH xây
dựng Hải Âu”
Để hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở trường Đại học Thương Mại.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu
Thủy đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Xây dựng Hải
Âu đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em ở cơ sở thực tập.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận
với thực tế sản xuất cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy đươc. Em rất mong
được sự đóng góp ý của các Thầy, các Cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 1
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHỢ CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI ÂU 12

Hình vẽ 2.3: Quy trình chung quản lý chợ 25
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 27
Hình vẽ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 27


 !"#$$%&"'$
()
Hình vẽ 2.5: Quy trình quản lý chợ hiện tại của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu30
*+,, !"#$$%&"
'$(
PHẦN III: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHỢ
CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI ÂU 33
-&./01"23
+14/5,
60789:!9:;89:!9:<=>?
Hình vẽ 3.1: Biểu đồ “Use Case Tổng Quát” 38
+1/@89:!9:A
89:9:BC$D'5EA
Hình vẽ 3.2: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Hộ kinh doanh” 39
Bảng 3.2: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Hộ kinh doanh” 39
89:9:BCFG/E*H
Hình vẽ 3.3: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Ki-ốt, Gian hàng” 40
Bảng 3.3: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Ki-ốt, Gian hàng” 40
89:9:BC$I07E*
Hình vẽ 3.4: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Hợp đồng” 41
Bảng 3.4: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Hợp đồng” 42
*89:9:BC-JE*
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 2
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Hình vẽ 3.5: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Phiếu thu” 43
Bảng 3.5: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Phiếu thu” 44
*607KI0L;!99<=>**
Hình vẽ 3.6: Biểu đồ lớp giữa các thực thể 45
46
M607N*?

?60750DMH
O607/I3MM
$NPMQ607/I3$CMM
A%,0R2JS,MO
$NOQT2JS,MO
ATN2J;UV>MO
$N)Q6072J;UV>MO
A!"=NUV/=N'SM)
A*W9X'S2T595YZ:99MA
$NPAQ607W9X'S2T595YZ:99MA
AM!,4'SMA
HJJ5'MA
Hình vẽ 3.22: Màn hình chức năng Quản Lý Ki-ốt,Gian Hàng 60
Hình vẽ 3.23: Màn hình chức năng Quản lý Hợp Đồng 61
Hình vẽ 3.24: Màn hình chức Quản lý Phiếu Thu 61
+,,./=D9JR[02\?
+,,. =K?
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 65
Bảng 3.9: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Báo Cáo” 70
Bảng 3.11: Ki-ốt, Gian Hàng 83
Bảng 3.12: Dịch Vụ 83
Bảng 3.13: Thiết Bị 83
Bảng 3.14: Hợp Đồng 83
Bảng 3.15: Phiếu Thu 83
Bảng 3.16: Phiếu Chi 84
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 3
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Bảng 3.17: Chi Tiết Phiếu Thu 84

Bảng 3.18: Chi Tiết Phiếu Chi 84
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 8
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHỢ CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI ÂU 13

Hình vẽ 2.3: Quy trình chung quản lý chợ 26
2.2.2 Cơ cấu tổ chức 28
Hình vẽ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 28
 !"#$$%&"'$
(A
Hình vẽ 2.5: Quy trình quản lý chợ hiện tại của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu31
*+,, !"#$$%&"
'$(
PHẦN III: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CHỢ
CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI ÂU 34
-&./01"23*
+14/5,*
60789:!9:;89:!9:<=>O
Hình vẽ 3.1: Biểu đồ “Use Case Tổng Quát” 39
+1/@89:!9:*H
89:9:BC$D'5E*H
Hình vẽ 3.2: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Hộ kinh doanh” 40
Bảng 3.2: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Hộ kinh doanh” 40
89:9:BCFG/E*
Hình vẽ 3.3: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Ki-ốt, Gian hàng” 41
Bảng 3.3: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Ki-ốt, Gian hàng” 41
89:9:BC$I07E*
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 4

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Hình vẽ 3.4: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Hợp đồng” 42
Bảng 3.4: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Hợp đồng” 43
*89:9:BC-JE**
Hình vẽ 3.5: Biểu đồ “Use Case chức năng Quản lý Phiếu thu” 44
Bảng 3.5: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Quản lý Phiếu thu” 45
*607KI0L;!99<=>*M
Hình vẽ 3.6: Biểu đồ lớp giữa các thực thể 46
47
M607N*O
?60750DM
O607/I3M?
$NPMQ607/I3$CM?
A%,0R2JS,M)
$NOQT2JS,M)
ATN2J;UV>M)
$N)Q6072J;UV>M)
A!"=NUV/=N'SMA
A*W9X'S2T595YZ:99?H
$NPAQ607W9X'S2T595YZ:99?H
AM!,4'S?H
HJJ5'?H
Hình vẽ 3.22: Màn hình chức năng Quản Lý Ki-ốt,Gian Hàng 61
Hình vẽ 3.23: Màn hình chức năng Quản lý Hợp Đồng 62
Hình vẽ 3.24: Màn hình chức Quản lý Phiếu Thu 62
+,,./=D9JR[02\?
+,,. =K?
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 66

Bảng 3.9: Bảng mô tả hoạt động của Use Case “Báo Cáo” 71
Bảng 3.11: Ki-ốt, Gian Hàng 84
Bảng 3.12: Dịch Vụ 84
Bảng 3.13: Thiết Bị 84
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 5
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Bảng 3.14: Hợp Đồng 84
Bảng 3.15: Phiếu Thu 84
Bảng 3.16: Phiếu Chi 85
Bảng 3.17: Chi Tiết Phiếu Thu 85
Bảng 3.18: Chi Tiết Phiếu Chi 85
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên viết đầy đủ
ANTT An ninh thị trường
CT Chỉ thị
HKD Hộ kinh doanh
HT Hệ thống
HTTT Hệ thống thông tin
HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý
HTX Hợp tác xã
KTTT Kinh tế thị trường
MST Mã số thẻ
NĐ-CP Nghị định- chính phủ
NXB Nhà xuất bản
P.TGĐ Phòng tổng giám đốc
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường

SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 6
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong thời kỳ bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, việc áp dụng công
nghệ thông tin trong quản lý sẽ mang lại hiệu quả rất lớn vì nó có thể giảm được
thời gian, nhân lực và mang lại hiệu suất làm việc cao. Các doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay cũng đã áp dụng rất phổ biến các phương tiện công nghệ thông tin
trong quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhìn chung
việc áp dụng vẫn còn ở mức độ đơn giản và chưa có tổ chức chặt chẽ. Trong khi đó,
việc áp dụng hệ thống thông tin vào quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp nhỏ
còn hạn chế vì họ chưa có điều kiện để áp dụng mà việc áp dụng này chủ yếu nằm ở
khối các doanh nghiệp lớn vì các lý do ngược lại. Nguyên nhân là do các doanh
nghiệp nhỏ hoạt động còn ít và hơn nữa yếu tố chi phí cho hệ thống còn cao. Tuy
nhiên, nếu xem xét kỹ ta sẽ thấy việc áp dụng hệ thống thông tin về lâu dài sẽ rất có
hiệu quả kinh tế.
Trong những năm gần đây, nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên
của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thị trường nội địa liên tục phát triển với
nhịp độ khá cao cả bề rộng và bề sâu; lưu thông thông thoáng hơn, thị trường nông
thôn và miền núi ngày càng khởi sắc, thị trường thành thị chuyển biến tích cực theo
hướng văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương
mại trong cả nước chưa được phát triển để đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng
hoá. Do đó, đã có rất nhiều thương nhân, doanh nghiệp quyết đinh nhảy vào lĩnh
vực này và việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Hầu hết các doanh
nghiệp này mới chỉ quan tâm tới số lượng chợ quy hoạch còn việc khai thác các chợ
đó có thật sự hiệu quả nhất hay chưa thì hầu như chưa có doanh nghiệp nào làm
được tốt, do đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của doanh nghiệp cũng
như các vấn đề về an toàn giao thông, an ninh thị trường, vệ sinh an toàn toàn thực
phẩm, cảnh quan đô thị, phòng cháy chữa cháy và văn minh thương mại.
Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu thành lập năm 1995, hiện là một doanh

nghiệp về đầu tư, kinh doanh, sở hữu, vận hành và khai thác chợ. Từ khi thành lập
đến nay, công ty đã thực hiện hoạt động kinh doanh của mình rất tốt và đạt được
một số thành công vượt trội. Tuy nhiên cũng giống như những doanh nghiệp khác,
công ty vẫn còn tồn tại một số những hạn chế làm cho công ty gặp phải những khó
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 7
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
khăn nhất định. Một trong số đó là, tình trạng quản lý chợ của công ty vẫn còn đang
thực hiện thủ công, lỏng lẻo trong các công đoạn của hoạt động làm thủ tục giấy tờ
cũng như các quá trình lấy và lưu thông tin, dữ liệu làm cho các hoạt động tại chợ
còn trì trệ, thiếu tính kiên kết và không kiểm soát được chặt chẽ. Nếu không được
doanh nghiệp quan tâm đúng mức tình trạng trên rất có thể sẽ biến chợ thành một
nơi không có quy củ, không những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả kinh
doanh của chính công ty mà còn ảnh hưởng tới an ninh công cộng cũng như văn
minh, văn hóa của người đi mua hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả tổ chức và vận
hành chợ để Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu có thể cạnh tranh được với các công
ty khác. Qua thời gian em thực tập tại Công ty TNHH xây dựng Hải Âu, vận dụng
lý luận vào thực tiễn Công ty, em xin đề xuất đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Phân
tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý chợ tại Công ty TNHH Xây dựng Hải
Âu”.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Nói về hoạt động phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý chợ thì có khá là ít
các tác giả nghiên cứu về vấn đề này cả ở trong nước và ngoài nước. Song cũng có
một số tác giả nghiên cứu nhưng chủ yếu lại là vấn đề về hệ thống thông tin quản lý
siêu thị. Một số công trình có thể kể đến như là:
Ngoài nước:
- Xiumei Zhu, (2013), Article “ Improvement of the Supermarket Management
System based on Commercial Category”,
Báo cáo khẳng định được những lợi ích của việc hoàn thiện hệ thống thông tin quản
lý siêu thị, chủ yếu là đối với các siêu thị lớn.

Trong nước:
- Huỳnh Thị Hồng Hạnh, Đồ án, (6/2008), “ phân tích thiết kế hệ thống thông
tin quản lý siêu thị”, Thạc sĩ Nguyễn Gia Tuấn Anh, Đại học Khoa học Tự
Nhiên thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài này đã khảo sát hệ thống thông tin
quản lý siêu thị Coop Mart Cống Quỳnh để xây dựng cơ sở dữ liệu cho siêu
thị. Tuy nhiên, đề tài chưa đưa các phân tích của hệ thống về luồng dữ liệu
DFD hay phân tích theo hướng đối tượng mà trọng tâm vào cấu trúc dữ liệu
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 8
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
và thiết kế giao diện, thuật toán cho siêu thị. Đề tài thiết kế dành cho siêu thị
nhỏ và vừa nên chưa thực sự phù hợp với loại hình chợ quy hoạch đang phổ
biến hiện nay và hoạt động tại chợ cũng không quá nhiều nghiệp vụ như siêu
thị.
- Trần Trúc Quỳnh Như, Nguyễn Hồng Gấm, Nguyễn Thị Bích Hằng, Trần
Thanh Tiện, (2009), “ Phân tích thiết kế chương trình quản lý việc mua bán
hàng ở siêu thị”, Thạc sĩ Phan Tấn Tài, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích
thiết kế hệ thống quản lý mua bán hàng của siêu thị nói chung theo phương
pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng UML. Do đó, đề tài không thể đánh
giá hay phân tích được đến ưu nhược điểm của một chợ cụ thể nào đó, đề tài
chỉ phù hợp với hệ thống các siêu thị có quy trình rõ ràng mọi thứ đều có
trình tự và không thể áp dụng được cho hoạt động quản lý chợ còn quá nhiều
thủ tục chưa rõ ràng và không quá cồng kềnh như siêu thị.
- Trần Văn Quyên, (4/2009), “ Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
chợ Tiến Ninh”, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại Học Thái Nguyên.
Đây là một trong những đề tài xây dựng HTTT quản lý chợ theo hướng đối
tượng một cách sát nhất đối với chợ quy hoạch đang phổ biến hiện nay, khắc
phục được cơ bản tình trạng thủ công tại chợ cũng như phương pháp phân tích,
thiết kế HTTT theo hướng chức năng như việc phân tích và thiết kế gần với thế
giới thực tế hơn, hệ thống mở hơn. Tuy nhiên, hệ thống vẫn chưa thực sự đáp
ứng được đầy đủ các hoạt động cơ bản tại chợ, hệ thống mới chỉ đưa ra được hai

vấn đề cần quản lý đó là: Quản lý việc đăng ký địa điểm kinh doanh tại chợ và
Quản lý việc thu nợ của các Hộ kinh doanh. Do vậy mà nó vẫn chưa phù hợp
với việc quản lý chợ của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu.
Từ những bài tham khảo trên, ta thấy rằng xu hướng đầu tư và xây dựng một
HTTT quản lý đang rất được quan tâm. Do đó, việc xây dựng một HTTT quản
lý là rất hữu ích và cần thiết cho mọi doanh nghiệp đặc biệt hơn là trong quản lý
chợ. Cụ thể là đối với hoạt động quản lý chợ của Công ty TNHH Xây dựng Hải
Âu cần phải được trang bị một HTTT quản lý để giúp doanh nghiệp có thể tăng
hiệu quả công việc trong công tác quản lý và ra quyết định nhằm tăng doanh thu
và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc này cũng đặt ra câu hỏi, nên xây dựng
một HTTT quản lý chợ như thế nào và bằng phương pháp nào đề phù hợp với
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 9
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, để việc đầu tư thời gian, tiền
bạc và trí lực con người có hiệu quả như mong đợi. Công ty TNHH Hải Âu với
những câu hỏi đặt ra đó là cố gắng giảm chi phí trong quản lý và khâu thủ tục
đồng thời nâng cao chất lượng cho việc quản lý thông tin tại chợ, đề tài “ Phân
tích và thiết kế HTTT quản lý chợ của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu” sẽ kế
thừa, bổ sung cũng như khắc phục từ những bài nghiên cứu trước đây để giúp
cho quá trình quản lý chợ của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu có được hiệu
quả cao nhất.
1.3 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu.
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu hệ thống thông tin quản lý nói chung và hệ thống thông tin quản
lý chợ nói riêng.
Mục tiêu riêng:
Thứ nhất, hệ thống hóa kiến thức một số lý luận về phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin trong doanh nghiệp như: khái niệm, phân loại, phương pháp phân
tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng.
Thứ hai, hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về chợ và hoạt động của chợ

tại Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu nói riêng.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình quản lý chợ tại công ty
Hải Âu, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp có thể áp dụng, tiến hành phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin quản lý chợ cho công ty nhằm tạo ra một hệ thống
thông tin quản lý chợ phù hợp và mang tính thiết thực đối với hoạt động quản lý
chợ đem lại hiệu quả cao trong công việc.
1.4 Đối tượng của đề tài nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
Thứ nhất, chợ và các thông tin về chợ, quy trình quản lý chợ, những người
tham gia và có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chợ.
Thứ hai, các kiến thức phân tích thiết kế hướng đối tượng.
1.5 Phạm vi của đề tài nghiên cứu.
Về không gian: Tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích thiết kế qua
các giáo trình, tài liệu thu thập và các đề tài nghiên cứu khoa học về phân tích thiết
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 10
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
kế trong quản lý chợ hoặc siêu thị. Đồng thời, tìm hiểu mô hình quản lý chợ trong
môi trường sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng Hải Âu.
Về thời gian : Đề tài sử dụng số liệu liên quan của công ty giai đoạn 2011-
2014. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 26/2/2015 đến 29/4/2015
1.6 Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu như phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp, việc phân tích thiết kế hệ
thống thông tin tiến hành theo phương pháp hướng đối tượng.
1.7 Kết cấu đề tài nghiên cứu.
Khóa luận được chia làm ba phần chính:
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài, nêu ra tính cấp thiết của đề tài đồng
thời đặt ra mục tiêu cụ thể cần giải quyết trong đề tài, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp thực hiện đề tài.
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng quản lý chợ tại công ty TNHH Xây dựng

Hải Âu, hệ thống hóa kiến thức lý luận cơ bản về phân tích và thiết kế HTTT trong
doanh nghiệp và mô hình quản lý chợ của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu. Phân
tích thực trạng quản lý chợ tại công ty, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp.
Phần 3: Phân tích thiết kế HTTT quản lý chợ tại Công ty TNHH Xây dựng
Hải Âu, dựa trên kết quả phân tích từ những phần trước tiến hành phân tích thiết kế
HTTT quản lý chợ của công ty TNHH Xây dựng Hải Âu theo hướng đối tượng.
Tổng kết lại đề tài nghiên cứu khóa luận và đưa ra hướng phát triển của đề tài.
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 11
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN
LÝ CHỢ CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG HẢI ÂU.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về phân tích, thiết kế hệ thống thông tinquản lý.
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ, các bộ phận cấu thành và phân loại của
HTTT.
Khái niệm cơ bản:
Hệ thống thông tin (HTTT): Đây là một hệ thống bao gồm con người, máy
móc, thiết bị, kỹ thuật, dữ liệu và các chương trình làm nhiệm vụ thu thập, xử lý,
lưu trữ và phân phối cho người sử dụng trong một môi trường nhất định.
Hệ thống thông tin quản lý: HTTTQL bao gồm các HTTT hỗ trợ các hoạt
động nghiệp vụ và quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức. Tài nguyên của
HTTT bao gồm 4 thành phần chính: Tài nguyên về phần cứng, tài nguyên về phần
mềm, tài nguyên về dữ liệu, tài nguyên về nhân lực.
Trong đó, Tài nguyên về nhân lực bao gồm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là người sử dụng HTTT trong công việc hằng ngày
của mình như: các nhà quản lý, kế toán, nhân viên các phòng ban.
Nhóm thứ hai là các phân tích viên hệ thống, lập trình viên, kỹ sư bảo
hành máy là những người xây dựng và bảo trì HTTTQL.
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 12
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

Tài nguyên về nhân lực là thành phần rất quan trọng của HTTTQL vì con người
chính là yếu tố quan trọng nhất trong suất quá trình thiết kế, cài đặt, bảo trì và sử dụng
hệ thống. Nếu tài nguyên về nhân lực không được đảm bảo thì dù hệ thống có được
thiết kế tốt đến đâu cũng sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất và kinh
doanh.
Vai trò của hệ thống thông tin.
Vai trò Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian giữa hệ quyết định và hệ
tác nghiệp trong hệ thống quản lý.
Nhiệm vụ của hệ thống thông tin.
Trao đổi thông tin với môi trường ngoài.
Thực hiện việc liên lạc giữa các bộ phận và cung cấp thông tin cho các hệ tác
nghiệp và hệ quyết định.
Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin:
Mọi hệ thống thông tin đều có 4 bộ phận: bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận
xử lý, kho dữ liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra (xem hình 2.1).
Hình vẽ 2.1: Mô hình hệ thống thông tin
Đầu vào (Inputs) của HTTT được lấy từ các nguồn (Sources) và được xử lý
(Processing) bởi hệ thống sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước.
Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến các đích (Destination) hoặc cập nhật vào
kho lưu trữ dữ liệu (Storage).
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 13
Kho dữ liệu
Nguồn
Thu thập
Đích
Phân phátXử lý/ Lưu trữ
Dữ
liệu
đầu
vào

Dữ
liệu
đầu
ra
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Một trong những bộ phận quan trọng nhất của HTTT đó là cơ sở dữ liệu. Dữ
liệu có tầm quan trọng sống còn đối với một doanh nghiệp hay tổ chức, do vậy mỗi
khi phân tích, thiết kế một hệ thống thông tin thì yêu cầu đầu tiên đối với các phân
tích viên là làm việc với cơ sở dữ liệu. Trước đây khi máy tính điện tử chưa ra đời
thì tất cả các thông tin của hệ thống được thu thập và xử lý theo phương thức thủ
công. Các dữ liệu này được ghi trên bảng, ghi trên sổ sách… Ngày nay nhờ sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính mà việc xử lý, lưu trữ dữ liệu trở nên thuận
tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Phân loại hệ thống thông tin: HTTT được chia thành nhiều loại khác nhau tùy
thuộc vào cấp ứng dụng, chức năng, quy mô của hệ thống trong tổ chức.
- Phân loại HTTT theo cấp ứng dụng (cấp quản lý)
+ Hệ thống thông tin quản lý chiến lược:
Hệ thống hỗ trợ điều hành EIS – Executive Information System.
+ Hệ thống thông tin quản lý chiến thuật:
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS – Decision Support System
Hệ thống thông tin phục vụ quản lý MIS – Management Information System.
+ Hệ thống thông tin quản lý tác nghiệp/giám sát:
Hệ thống xử lý giao dịch /giao tác TPS – Transaction Processing System.
+ Hệ thống thông tin dùng cho tất cả các bậc quản lý:
Hệ thống tự động hóa văn phòng OAS – Officer Assignment System.
Hệ chuyên gia ES – Expert System.
- Phân loại HTTT theo chức năng nghiệp vụ trong tổ chức doanh nghiệp
+ Hệ thống thông tin tài chính kế toán
+ Hệ thống thông tin marketing
+ Hệ thống thông tin kinh doanh và sản xuất

+ Hệ thống thông tin quản lý nhân sự
- Phân loại HTTT theo quy mô tích hợp: HTTT tích hợp là những hệ thống xuyên
suốt nhiều bộ phận chức năng, cấp bậc tổ chức và đơn vị kinh doanh. Bao gồm có:
+ Hệ thống quản lý nguồn lực (ERP – Enterprise Resource Planning): hệ thống tích
hợp và phối hợp hầu hết các quy trình tác nghiệp chủ yếu của doanh nghiệp.
+ Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain Management): hệ thống
tích hợp giúp quản lý và liên kết các bộ phận sản xuất, khách hàng và nhà cung
cấp.
+ Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship
Management): hệ thống tích hợp giúp quản lý và liên kết toàn diện các quan hệ
khách hàng thông qua nhiều kênh và bộ phận chức năng khác nhau.
+ Hệ thống quản lý tri thức (KM – Knowledge Management): là hệ thống tích hợp,
thu thập, hệ thống hóa, phổ biến, phát triển tri thức trong và ngoài doanh nghiệp.
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 14
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
2.1.1.2. Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống.
Khái niệm phân tích , thiết kế HTTT
Phân tích hệ thống là quá trình tìm hiểu và định nghĩa những dịch vụ nào
được yêu cầu và các ràng buộc trong quá trình vận hành và xây dựng hệ thống.
Thiết kế hệ thống là quá trình nghiên cứu sự thực thi hệ thống và đưa ra
những quyết định về cài đặt, phù hợp với điều kiện công nghệ có được và đáp ứng
các yêu cầu phi chức năng về phía người dùng.
Các phương pháp phân tích thiết kế:
Có hai phương pháp phân tích thiết kế HT phổ biến hiện nay là: phương pháp phân
tích thiết kế hướng chức năng (hay hướng cấu trúc) và phương pháp phân tích thiết
kế hướng đối tượng.
a. Phương pháp phân tích thiết kế HT hướng chức năng:
Theo cách tiếp cận này thì một phần mềm được xem như là dãy các công việc (chức
năng) cần thực hiện như nhập dữ liệu, tính toán, xử lý, lập báo cáo và in ấn kết quả.
Mỗi công việc đó sẽ được thực hiện bởi một số hàm nhất định. Như vậy trọng tâm

của cách tiếp cận này là các hàm chức năng, theo hướng phân tích thiêt kế top-down
thì phần mềm sẽ được phân tích ra thành các chức năng nhỏ hơn, quá trình được lặp
đi lặp lại cho đến khi các chức năng được phân rã đến cấp hàm trong ngôn ngữ lập
trình thì dừng. Cấu trúc của chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận hướng
chức năng có dạng như hình vẽ: (xem hình 2.2)
Hình vẽ 2.2: Mô hình phân tích thiết kế hướng chức năng
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 15
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Một số nhận xét:
Phân tích thiết kế hướng chức năng sử dụng kỹ thuật phân rã chức năng theo
cách tiếp cận top-down để tạo ra cấu trúc phân cấp. Chương trình xây dựng theo
cách tiếp cận hướng chức năng thực chất là tập các chương trình con (có thể xem
như các hàm) mà theo đó máy tính cần thưc hiện để hoàn thành những nhiệm vụ đặt
ra của hệ thống.
Một đặc tính nữa của cách tiếp cận hướng chức năng dễ nhận thấy là tính mở
(open) của hệ thống kém. Thứ nhất, vì dựa vào chức năng mà trong thực tế thì
nhiệm vụ của hệ thống lại hay thay đổi nên khi đó muốn cho hệ thống đáp ứng các
yêu cầu thì phải thay đổi lại cấu trúc hệ thống, nghĩa là phải thiết kế, lập trình lại hệ
thống. Thứ hai, việc sử dụng các biến dữ liệu toàn cục trong chương trình làm cho
các nhóm chức năng phụ thuộc vào nhau về cấu trúc dữ liệu nên cũng hạn chế tính
mở của hệ thống. Trong thực tế, cơ cấu tổ chức của mọi tổ chức thường rất ít thay
đổi hơn là chức năng, nhiệm vụ phải đảm bảo.
Mặt khác, cách tiếp cận hướng chức năng lại tách dữ liệu ra khỏi chức năng
xử lý nên vấn đề che giấu, bảo vệ thông tin trong hệ thống kém, nghĩa là vấn đề an
toàn, an ninh dữ liệu là rất phức tạp.
Ngoài ra cách tiếp cận hướng chức năng không hỗ trợ việc sử dụng lại và kế
thừa nên chất lượng và giá thành của phần mềm khó được cải thiện. Những trở ngại
mà chúng ta đã nêu ở trên làm cho mô hình được xây dựng theo cách tiếp cận
hướng chức năng không mô tả được đầy đủ, trung thực hệ thống trong thực tế.
4 Phương pháp phân tích thiết kế HT hướng đối tượng:

SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 16
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Phân tích hướng đối tượng được phát triển hỗ trợ mô hình hóa các HTTT doanh
nghiệp, phân tích yêu cầu và thiết kế phần mềm. Quan điểm hướng đối tượng hình
thành trên cơ sở tiếp cận hướng hệ thống, theo cách tiếp cận này thì:
Cả hệ thống được coi như một thực thể được tổ chức từ tập các đối tượng
(thực thể) và các đối tượng đó trao đổi với nhau thông qua việc gửi và nhận, đây
không chỉ dựa trên cơ sở cái hệ thống sẽ làm mà còn dựa trên việc tích hợp hệ thống
là cái gì với hệ thống làm gì.
Theo cách tiếp cận này các chức năng của hệ thống được biểu diễn thông qua
công tác của đối tượng. Do đó, việc tiến hóa thay đổi các chức năng sẽ không ảnh
hưởng tới cấu trúc tĩnh của phần mềm.
Sức mạnh của phân tích thiết kế hướng đối tượng là việc tách (chia) và nhập
(thống nhất) được thực hiện nhờ tập phong phú các cơ chế tích hợp của chúng; khả
năng thống nhất cao những cái nó đã được tách ra để xây dựng các thực thể phức
tạp từ các thực thể phức tạp từ các thực thể đơn giản.
Phân tích thiết kế hướng đối tượng đã tỏ ra lợi thể khi lập trình các hệ thống
phức tạp, cho lại các phần mềm có tính thương mại chất lượng cao: tin cậy, dễ mở
rộng và dễ sử dụng lại, chạy trơn chu, phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
Chúng có khẳ năng hoàn thành phần mềm đúng kỳ hạn và không vượt quá kinh phí
dự kiến ban đầu.
Phương pháp hướng đối tượng được xây dựng dựa trên một tập hợp các khái
niệm cơ sở: Đối tượng (Object), lớp đối tượng (class), trừu tượng hóa dữ liệu (Data
Abstraction), bao gói và che dấu thông tin (Encapsulation and Information Hiding),
mở rộng, kế thừa giữa các lớp (Inheritance), đa xạ và nạp chồng (Polymorphism
and Overloading), liên kết động (Dynamic Binding), truyền thông điệp (Message
Passing).
Một số khái niệm cơ bản trong hướng đối tượng bao gồm:
- Đối tượng (object): một đối tượng biểu diễn một thực thể vật lý, một thực thể khái
niệm hoặc một thực thể phần mềm.

- Lớp (class): là mô tả một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, hành vi và các
mối quan hệ. Như vậy, một đối tượng là thể hiện của một lớp và một lớp là một
định nghĩa trừu tượng của đối tượng.
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 17
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
- Thành phần (component): là một phần của hệ thống hoạt động độc lập và giữ một
chức năng nhất định trong hệ thống.
- Gói (package): là một cách tổ chức các thành phần, phần tử trong hệ thống thành
các nhóm. Nhiều gói có thể được kết hợp với nhau trở thành một hệ thống con
(subsystem).
- Kế thừa: trong phương pháp hướng đối tượng, một lớp có thể sử dụng lại các
thuộc tính và phương thức của một hay nhiều lớp khác. Kiểu quan hệ này gọi là
quan hệ kế thừa, và được xây dựng dựa trên mối quan hệ kế thừa trong bài toán
thực tế.
2.1.1.3. Phân tích thiết kế hệ thống thông tin bằng UML
UML (Unifield Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình hoá thống
nhất có phần chính bao gồm những ký hiệu hình học, được các phương pháp hướng
đối tượng sử dụng để thể hiện và miêu tả các thiết kế của một hệ thống. Nó là một
ngôn ngữ để đặc tả, trực quan hoá, xây dựng và làm sưu liệu cho nhiều khía cạnh
khác nhau của một hệ thống có nồng độ phần mềm cao. UML có thể được sử dụng
làm công cụ giao tiếp giữa người dùng, nhà phân tích, nhà thiết kế và nhà phát triển
phần mềm.
Các bước phân tích thiết kế hướng đối tượng được xây dựng trên biểu đồ các
kí hiệu UML, đây là ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất được xây dựng để mô hình
hóa quá trình phát triển hệ thống phần mềm hướng đối tượng. Phân tích thiết kế
hướng đối tượng chia làm hai pha: pha phân tích và pha thiết kế.
Pha phân tích:
- Xây dựng Biểu đồ use case: Dựa trên tập yêu cầu ban đầu, người phân tích tiến
hành xác định các tác nhân, use case và các quan hệ giữa các use case để mô tả lại
các chức năng của hệ thống. Một thành phần quan trọng trong biểu đổ use case là

các kịch bản mô tả hoạt động của hệ thống trong mỗi use case cụ thể.
- Xây dựng biểu đồ lớp: Xác định tên các lớp, các thuộc tính của lớp, một số
phương thức và mối quan hệ cơ bản trong sơ đồ lớp.
- Xây dựng biểu đồ trạng thái: Mô tả các trạng thái và chuyển tiếp trạng thái trong
hoạt động của một đối tượng thuộc một lớp nào đó.
Pha thiết kế:
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 18
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
- Xây dựng các biểu đồ tương tác (biểu đồ cộng tác và biểu đồ trình tự): Mô tả chi
tiết hoạt động của các use case dựa trên các scenario đã có và các lớp đã xác định
trong pha phân tích.
- Xây dựng biểu đồ lớp chi tiết: Tiếp tục hoàn thiện biểu đồ lớp bao gồm bổ sung
các lớp còn thiếu, dựa trên biểu đồ trạng thái để bổ sung các thuộc tính, dựa trên
biểu đồ tương tác để xác định các phương thức và mối quan hệ giữa các lớp.
- Xây dựng biểu đồ hoạt động: Mô tả hoạt động của các phương thức phức tạp trong
mỗi lớp hoặc các hoạt động hệ thống có sự liên quan của nhiều lớp.
- Xây dựng biểu đồ thành phần: Xác định các gói, các thành phần và tổ chức phần
mềm theo các thành phần đó.
- Xây dựng biểu đồ triển khai hệ thống: Xác định các thành phần và các thiết bị cần
thiết để triển khai hệ thống, các giao thức và dịch vụ hỗ trợ.
2.1.1.4. Các bước xây dựng một HTTTQL:
Bước 1: Khảo sát
Thứ nhất, Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng của hệ thống hiện tại, nhu cầu của hệ
thống mới
Tìm hiểu hiện trạng của hệ thống hiện tại thông qua các phương pháp khảo sát:
Quan sát hệ thống: Quan sát tỉ mỉ, ghi chép lại từng chi tiết hoạt động của hệ
thống bao gồm: cách giao tiếp, trao đổi thông tin (chính thức hoặc không chính
thức), các thời điểm ngắt quãng trong quá trình hoạt động của hệ thống, các công
việc đột xuất, quan hệ giữa các phòng ban, việc sử dụng các tài liệu và những vấn
đề còn gây khó khăn trong quá trình hoạt động của hệ thống.

Nghiên cứu tài liệu về hệ thống: Là xem xét các tài liệu bên trong và bên
ngoài tổ chức để phát hiện ra những chi tiết về chức năng và tổ chức hệ thống: mô tả
hệ thống, kế hoạch kinh doanh, chính sách kinh doanh hàng năm, mô tả công việc…
Phỏng vấn: Là đối thoại trực tiếp, sử dụng các câu hỏi để hiểu rõ vấn đề.
Thường sử dụng hai loại câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Sử dụng phiếu điều tra: Là thiết kế những phiếu điều tra, hướng dẫn người sử
dụng điền những thông tin cần thiết nhằm thăm dò dư luận, thu thập các ý kiến,
quan điểm có tính đại chúng rộng rãi. Nội dung cần thăm dò có thể là những vấn đề
sau:
+ Những khó khăn mà tổ chức đang gặp phải và những mong đợi từ hệ thống mới.
+ Những nghiệp vụ phức tạp hay thường xuyên được sử dụng nhất.
+ Mức độ bảo mật mà người sử dụng mong đợi nhất ở hệ thống mới.
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 19
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Tập hợp, phân loại và tổng hợp thông tin:
Sau khi sử dụng các phương pháp để khảo sát thu thập thông tin, các dữ liệu thu
được thường ở những dữ liệu thô chưa được xử lý. Vì vậy cần tập hợp, phân loại,
tổng hợp lại thông tin thành những tài liệu hoàn chỉnh cho người được khảo sát và
nhà quản lý đánh giá và bổ sung.
Đánh giá và nhận xét:
Từ những kết quả thu được có thể phát hiện ra những yếu kém, vấn đề còn
tồn tại của hệ thống cũ, từ đó xác định các yêu cầu về hệ thống mới.
Thứ hai, Xác định mục tiêu dự án hệ thống thông tin mới
Quyết định về mức độ ứng dụng tin học của hệ thống thông tin mới và xem
xét các yêu cầu về nhân lực, tài chính, tính chiến lược lâu dài của dự án.
Thứ ba, Phác họa giải phát và cân nhắc tính khả thi
Xem xét tính khả thi về mặt nghiệp vụ, mặt kỹ thuật và mặt kinh tế của dự
án.
Thứ tư, Lập dự trù và kế hoạch triển khai
Lập dự trù về thiết bị: Dự kiến về khối lượng dữ liệu lưu trữ, các dạng làm việc

với máy tính, số người dùng tối thiểu và tối đa của hệ thống, khối lượng thông tin cần
thu thập, khối lượng thông tin cần kết xuất,… từ đó lựa chọn thiết bị mua và lắp đặt
phù hợp.
Lập kế hoạch: Vì các dự án đều bị giới hạn bởi yếu tố thời gian (một trong số
các nhân tố quyết định thành công của dự án) nên phải có kế hoạch phân bổ công
việc (thời gian chi tiết và hợp lý), xác định các mốc thời gian của dự án giúp cho
công tác kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện.
Bước 2: Phân tích
Trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin, phân tích (hay đặc tả) có các nhiệm vụ
sau:
Thiết lập một cách nhìn tổng quan rõ ràng về hệ thống và các mục đích chính
của hệ thống cần xây dựng.
Liệt kê các nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện.
Phát triển một bộ từ vựng để mô tả bài toán cũng như những vấn đề liên quan
trong miền quan tâm của bài toán.
Đưa ra hướng giải quyết bài toán.
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 20
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Như vậy, phân tích chỉ dừng lại ở mức xác định các đặc trưng mà hệ thống cần phải
xây dựng là gì, chỉ ra các khái niệm liên quan và tìm ra hướng giải quyết bài toán
chứ chưa quan tâm đến cách thức thực hiện xây dựng hệ thống như thế nào.
Bước 3: Thiết kế
Thiết kế là trả lời câu hỏi như thế nào thay vì câu hỏi cái gì như trong phân
tích. Mục tiêu của thiết kế là phải xác định hệ thống sẽ được xây dựng như thế nào
dựa trên kết quả của pha phân tích.
Đưa ra các phần tử hỗ trợ giúp cấu thành nên một hệ thống hoạt động thực
sự.
Định nghĩa một chiến lược cài đặt cho hệ thống.
Bước 4: Cài đặt
Thứ nhất, Lập kế hoạch cài đặt

Chuyển đổi hệ thống thông tin cũ sang hệ thống thông tin mới cần phải chuyển đổi
phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, công nghệ quản lý, các phương pháp truyền
đạt và lưu trữ dự liệu trong hệ thống.
Thứ hai, Biến đổi dữ liệu
Thứ ba, Huấn luyện
Huấn luyện những người sử dụng và cung cấp thông tin trong hệ thống về cách thức
hoạt động của hệ thống và làm quen với các máy móc thiết bị.
Thứ tư, Cài đặt: sử dụng một trong 4 phương pháp:
Phương pháp chuyển đổi trực tiếp: Thực hiện cài đặt trong thời gian ngắn,
toàn bộ các công việc được thưc hiện đồng thời.
Phương pháp hoạt động song song cả hệ thống cũ và mới: Theo phương pháp
này HTTT mới sẽ hoạt động song hành với HTTT cũ trong thời gian khá dài. Khi
HTTT mới chúng tỏ được ưu việt của mình thì người ta ngừng hoạt động của HTTT
cũ.
Phương phái chuyển đổi từng bước thí điểm: Phương pháp này là lựa chọn
một bộ phận tiêu biểu và tiến hành chuyển đổi cho bộ phận này sau đó rút kinh
nghiệm và triển khai đại trà cho tất cả các bộ phận khác.
Phương pháp chuyển đổi bộ phận: Theo phương pháp này sẽ tiến hành cài
đặt từng bộ phận cho đến khi toàn hệ thống được cài đặt.
Thứ năm, Biên soạn tài liệu về hệ thống
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 21
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, thông tin được thu thập từ các nguồn khác nhau bao
gồm các báo cáo xác định vấn đề, nghiên cứu tính thực thi và tài liệu cho người lập
trình.
2.1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chợ.
2.1.2.1. Vài nét về chợ.
Khái niệm chợ:
Trên thực tế tuỳ theo lĩnh vực nghiên cứu mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về
chợ:

Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt đang được lưu hành: "Chợ là
nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất
định"
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Từ điển Bách Khoa - 2003 (tr.138)(2)
Theo Đại Từ điển tiếng Việt - NXB Văn hoá Thông tin - 2004 (tr.155): "Chợ là nơi
tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày
theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên) ”
Theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính Phủ về phát
triển và quản lý chợ :"Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và
phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch,
đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân
cư".
(1) Phạm vi chợ: Là khu vực được quy hoạch dành cho hoạt động chợ, bao
gồm diện tích để bố trí các điểm kinh doanh, khu vực dịch vụ (như: bãi để xe, kho
hàng, khu ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác) và đường bao quanh chợ.
(2) Chợ đầu mối: Là chợ có vai trò chủ yếu thu hút, tập trung lượng hàng hoá
lớn từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế hoặc của ngành hàng để
tiếp tục phân phối tới các chợ và các kênh lưu thông khác.
(2) Điểm kinh doanh tại chợ: Bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng
được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy
chuẩn tối thiểu là 3 m
2
/điểm.
Từ những điểm hội tụ chung của nhiều định nghĩa, ta có thể rút ra kết
luận: Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 22
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người
mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản
xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian

nhất định.
Đặc trưng của chợ:
Chợ có những đặc trưng sau:
Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng để mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ
của dân cư, ở đó bất cứ ai có nhu cầu đều có thể đến mua, bán và trao đổi hàng hoá,
dịch vụ với nhau.
Chợ được hình thành do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng
hoá, dịch vụ của dân cư, chợ có thể được hình thành một cách tự phát hoặc do quá
trình nhận thức tự giác của con người. Vì vậy, trên thực tế có nhiều chợ đã được
hình thành từ việc quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ của các cấp chính
quyền và các ngành quản lý kinh tế kỹ thuật. Nhưng cũng có rất nhiều chợ được
hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá của dân cư,
chưa được quy hoạch, xây dựng, tổ chức, quản lý chặt chẽ.
Các hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường được diễn
ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian (ngày, giờ, phiên) nhất định. Chu kỳ họp
chợ hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ và tập quán của từng vùng,
từng địa phương quy định.
Khái niệm về HTX chợ hay chợ quy hoạch:
HTX chợ là một tổ chức KTTT do những xã viên là cá nhân, hộ gia đình và
pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, cùng tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập và
hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2003.
Theo mục 16 khoản 1 điều 1 NĐ 114: “HTX kinh doanh, quản lý chợ: là
HTX được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật
được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc trúng thầu về kinh doanh, khai thác và quản
lý chợ”.
HTX chợ có chức năng kinh doanh (hoạt động như một loại hình doanh
nghiệp) và chức năng quản lý chợ nhằm góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn nhu
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 23
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống sinh hoạt (bao gồm cả đời sống văn hóa)

của nhân dân trên địa bàn .
Khái niệm quản lý chợ:
Quản lý chợ là việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát
triển của chợ nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong chợ phát triển bền vững, đảm
bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể và các mục đích đề ra.
Quản lý chợ chủ yếu bao gồm các hoạt động quản lý các ki-ốt, gian hàng,
cho khách hàng thuê địa điểm kinh doanh tại chợ, quản lý các dịch vụ tại chợ như:
điện, nước, chỗ để xe, ….và quản lý việc thu nợ các khoản lệ phí từ Hộ kinh doanh.
2.1.2.2.Nội dung hoạt động của việc quản lý HTX chợ.
Bắt đầu việc tổ chức kinh doanh tại chợ, đầu tiên tiến hành tổ chức các dịch vụ tại
chợ, bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và
an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ và xây dựng nội quy chợ theo quy định tại
Ðiều 10 Nghị định này để trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp
quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo nội quy chợ và xử lý các vi
phạm về nội quy chợ. Sau đó tiến hành bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo
đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu
của thương nhân kinh doanh tại chợ và ký hợp đồng với các thương nhân về việc
thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp
luật. Tiếp đến, tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp
luật và nghĩa vụ đối với nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng
dẫn của cơ quan chức năng.
Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ
quan quản lý nhà nước.
Quy trình chung quản lý chợ:
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 24
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy
Hình vẽ 2.3: Quy trình chung quản lý chợ
2.2. Thực trạng quản lý chợ của Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu.
2.2.1. Giới thiệu chung
Tên Công ty: Công ty TNHH Xây dựng Hải Âu

- Địa chỉ: Khu dịch vụ giải trí, công viên Hoàng Hoa Thám, Phường Hoàng Văn
Thụ, Thành phố Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại: 0240 3 551 553
Fax: 0240 3 551 553
SVTH: Nguyễn Thị Lan –MSV: 11D190018 Page 25
Tổ chức các dịch vụ kinh
doanh tại chợ
Xây dựng Nội quy chợ theo
quy định
Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh.
Ký kết hợp đồng thuê điểm kinh doanh
Phổ biến quy định tại chợ.
Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm
Tổng hợp, báo cáo kinh doanh định kỳ
cho các cơ quan quản lý nhà nước

×