Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

báo cáo khoa quản trị nhân lực - Đại học Thương Mại thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Đại Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.12 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường Đại học Thương mại em nhận thấy rằng thực tập tốt
nghiệp là một việc làm cần thiết và không thể thiếu được. Thực tập tốt nghiệp là điều kiện
tốt nhất giúp cho sinh viên có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn,
từng bước tiếp cận với thực tiễn, qua đó sinh viên có thể học hỏi tích luỹ được những kinh
nghiệm, bổ sung được những kiến thức thực tế vào bài học của mình. Vì vậy với những
kiến thức về chuyên ngành “Quản Trị Nhân Lực ” thuộc khoa Quản Trị Nhân Lực em đã
học tại trường Đại học Thương mại trong 4 năm qua, em muốn vận dụng nó để tiến hành
phân tích, đánh giá các hoạt động thực tiễn của hoạt động quản trị nhân lực tại doanh
nghiệp và củng cố lại những kiến thức đã học, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và
thực hành, em đã lựa chọn cho mình cơ sở thực tập là công ty cổ phần Đại Dương.
Để hoàn thành bản báo cáo này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS. Đinh
Thị Hương thuộc bộ môn Kinh tế doanh nghiệp của trường Đại học Thương Mại đã tận
tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới
ban giám hiệu nhà trường và khoa Quản trị nhân lực đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em
trong quá trình học tập và rèn luyện. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo và
nhân viên công ty Cổ Phần Đại Dương, đặc biệt là các anh chị tại phòng hành chính nhân
sự công ty cổ phần Đại Dương đã hướng dẫn và giúp đỡ em, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Do kiến thức và hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót trong bản báo cáo thực tập này, em rất mong nhận được sự quan tâm,
những ý kiến đóng góp, bổ sung và chỉ bảo của các thầy cô giáo để bản báo cáo của em
được hoàn thiện và có giá trị thực tế hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
STT Tên hình
1 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Đại Dương
2 Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Đại Dương
3
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Đại Dương theo trình độ chuyên


môn năm 2012 – 2014
4
Bảng 1.2. cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần Đại Dương năm
2012- 2014
5 Bảng 1.3. Cơ cấu vốn của công ty cổ phần Đại Dương năm 2012 - 2014
6 Bảng 1.4. Một số máy móc, thiết bị tiêu biểu của công ty cổ phần Đại Dương
7
Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đại Dương năm
2012-2014
8 Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực phòng hành chính nhân sự của công ty năm 2014
9 Bảng 2.2. Phân công lao động theo chức năng năm 2014
10
Bảng 2.3. Dự kiến nhu cầu nhân lực theo trình độ trong năm 2016 của công ty cổ
phần Đại Dương
11
Bảng 2.4. Dự kiến nhu cầu nhân lực theo giới tính trong năm 2016 của công ty cổ
phần Đại Dương
12 Bảng 2.5. Bảng quy định tiền lương cấp bậc tại công ty cổ phần Đại Dương
13 Bảng 2.6. Bảng đánh giá theo kết quả của công ty cổ phần Đại Dương
14 Bảng 2.7. Bảng xếp loại theo hệ số của công ty cổ phần Đại Dương
15 Bảng 2.8. Năng suất lao động của công ty cổ phần Đại Dương năm 2012 – 2014
16
Bảng 2.9. Hiệu quả sử dụng chi phí tuyển dụng của công ty cổ phần Đại Dương
năm 2012 – 2014
17
Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng chi phí đào tạo của công ty cổ phần Đại Dương năm
2012 – 2014
18
Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng tiền lương của công ty cổ phần Đại dương năm 2012
– 2014

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Đại Dương
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG
Tên tiếng Anh DAI DUONG JOINT STOCK COMPANY
Địa chỉ cơ quan Số 131 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Văn phòng giao dịch Hai Bà Trưng – Suối Hoa – Bắc Ninh
Email
Website Daiduong.net.vn
ĐT- fax 04. 3537. 1039 – 04. 3857. 4167
2
Công ty cổ phần Đại Dương được thành lập ngày 25/10/2004 hoạt động theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp, là công ty Thành viên của Tập đoàn đầu tư tài chính và xây dựng Đại
Dương.Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Đại Dương đã từng
bước trưởng thành và tự hoàn thiện. Ngay từ khi mới thành lập công ty đã xây dựng được
đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có uy tín và năng lực trong
lĩnh vực xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh bất động
sản. Công ty đã có một số dự án tiêu biểu đã hoàn thành và đi vào hoạt động như dự án
khu nhà ở cao cấp Nguyễn Quyền, Bắc Ninh khi nhà ở liền kề với tổng diện tích hơn 15
ha, khu nhà máy sản xuất Ô tô xe máy tại Bắc Ninh, khu kho ngoại quan phục vụ kiểm
hóa hàng hóa của hải Quan tại Đường Hai Bà Trưng- Bắc Ninh cùng với một vài dự án
đang tiến hành thi công.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Đại Dương
1.2.1. Chức năng của công ty cổ phần Đại Dương
- Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, nền
móng, công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị và khu công nghiệp,các công trình thềm lục địa.
- Đầu tư và kinh doanh phát triển nhà và cơ sở hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, khu
kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở.
- Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị,
nhiện liệu và các sản phẩm tiêu dùng khác.

1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty cổ phần Đại Dương
- Lập dự án đầu tư, khảo sát, quy hoạch chi tiết, thiết kế công trình xây dựng; thẩm tra dự
án đầu tư, thẩm tra thiết kế và dự toán các công trình giao thông thủy lợi.
- Xây dựng định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài
hạn, ngắn hạn hàng năm về đầu tư tài chính và xây dựng.
3
- Kiểm tra giám định chất lượng công trình xây dựng; xác định nguyên nhân và thiết kế
sửa chữa, khắc phục sự cố các công trình xây dựng; kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện
đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trinh xây dựng.
- Tư vấn đấu thầu, quản lý dự án, giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng; tiếp
nhận và chuyển giao hệ thống thiết bị, công nghệ mới các lĩnh vực ngành xây dựng, giao
thông, thủy lợi; dịch vụ tư vấn, môi giới và định giá bất động sản.
- Sản xuát kinh doanh vật liệu xây dựng, các cấu kiện bê tông; ống thoát nước; xuất khẩu,
nhập khẩu, mua bán, cho thuê vật tư, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dây chuyền công nghệ;
kinh doanh vận chuyển hàng hóa; kinh doanh bất động sản.
- Bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến thông tin khoa học công nghệ xây dựng và tiêu chuẩn hóa
xây dựng; bồi dưỡng tập huán các chuyên đề kỹ thuật phục vụ công tác xây dựng và các
lĩnh vực khác theo nhu cầu xã hội mà luật pháp cho phép.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Đại dương
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Đại Dương
4
Đại Hội Cổ Đông
Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị
Giám Đốc Công Ty
Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự
- Đại Hội Cổ Đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau: quyết định sửa đổi bổ sung
điều lệ công ty. Thông qua định hướng phát triển dài hạn của công ty báo cáo tài chính
hàng năm.Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại,

quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát, quyết định tổ chức lại, giải thể công ty…
- Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội
đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp,
tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong
tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Hội Đồng Quản Trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty có thành
viên, trúng cử hoặc bãi nhiễm với đa số phiếu tại đại hội đồng cổ đông theo thể thức bỏ
phiếu kín. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề
lien quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp Việt Nam trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông.
- Giám Đốc Công Ty: Là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh
doanh, thực hiện chức năng quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của công ty, đi đầu
trong việc định hướng phát triển để công ty có thể ngày càng phát triển mở rộng phạm vi
kinh doanh.Thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế các văn bản giao dịch theo
phương hướng và kế hoạch của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện các văn bản đó. Thực hiện việc bổ nhiệm khen thưởng, bãi nhiễm kỷ luật nhân viên.
5
Giám Đốc
Tài Chính- Kế
Toán
Giám Đốc
Hành Chính
Nhân Sự
Giám Đốc Dự
Án – Kỹ Thuật
Giám Đốc
Marketing
- Giám Đốc Marketing: Chịu trách nhiệm trong công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng

một chiến lược marketing cho việc hoạt động đầu tư kinh doanh của công ty, để xây dựng
hình ảnh thương hiệu cho công ty. Thúc đẩy và duy trì mối quan hệ với các khách hàng,
nhà đầu tư.
- Giám Đốc Dự Án – Kỹ Thuật: Nghiên cứu hồ sơ thầu, phương án lập dự án giá thầu, dự
án đầu tư các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của công ty bao gồm các loại
hình công việc sau lập báo cáo đầu tư, báo cáo lựa chọn địa điểm, lập báo cáo đầu tư xây
dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình. Thiết kế quy hoạch chuyên ngành phù
hợp với chức năng hoạt động của công ty, thẩm tra dự án đâu tư xây dựng, tư vấn đầu
thầu và kinh doanh bất động sản.
- Giám Đốc Tài Chính – Kế Toán:Quản lý các hoạt động tài chính, kế toán cung cấp tài
chính cho hoạt động kinh doanh. Lập báo cáo tài chính hàng kỳ, theo dõi biến động về tài
chính, đảm bảo thực hiện tiết kiệm trong chi phí và kinh doanh có lãi.
- Giám Đốc Hành Chính – Nhân Sự:Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây
dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận, thực hiện tuyển chọn, đề bạt sử dụng
cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo, phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện
hoạt động kinh doanh.
1.3. Lĩnh vực vàđặc điểm hoạt độngcủa công ty cổ phần Đại Dương
Trước đây công ty chỉ tập trung vào những công trình xây dựng nhỏ, cải tạo các công
trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nền móng, công trình kỹ thuật hạ tầng, đô thị và
khu công nghiệp cho đến nay công ty đầu tư và kinh doanh phát triển nhà và cơ sở hạ
tầng khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và kinh doanh bất động sản. Sản xuất và
kinh doanh xuất nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị, nhiên liệu và
các sản phẩm tiêu dùng khác. Tư vấn đầu tư và xây dựng công trình, giám sát thi công.
1.4. Khái quát về các hoạt động và nguồn lực của công ty cổ phần Đại Dương
1.4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty cổ phần Đại Dương
6
Công ty có ban lãnh đạo bao gồm các kỹ sư chuyên ngành, có trình độ, năng lực,
phẩm chất đạo đức tốt, năng động và nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo chủ chốt
đều đã có thời gian và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư kinh doanh. Số
lượng lao động của công ty từ khi thành lập đến nay có sự biến động rất lớn.

Để làm rõ đặc điểm lao động của công ty cần nghiên cứu để thấy rõ cơ cấu lao động của
công ty cổ phần Đại Dương từ năm 2012 – 2014 thông qua bảng sau:
7
Bảng 1.1. Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Đại Dương theo trình độ chuyên môn
năm 2012 - 2014
Đơn vị: người
TT Phân loại Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
I Hệ đại học, cao đẳng 124 165 200
Kiến trúc sư 42 64 75
Kỹ sư các chuyên ngành 36 43 59
Cử nhân các chuyên ngành 46 58 76
II Công nhân kỹ thuật 864 850 1000
Thợ xây dựng 678 654 790
Thợ cơ khí 75 96 100
Thợ khác 111 100 110
Tổng 988 1015 1200
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lao động có trình độ chuyên môn tăng, ngày càng cao
góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2013 số lao động đại học, cao đẳng tăng so
với năm 2012 là 41 người tương ứng tăng 3,75% , năm 2014 tăng 35 người tương ứng
tăng 0.42% so với năm 2013 . Lao động có trình độ đại học cũng chiếm tỷ lệ đáng kể và
tập trung chủ yếu trong lao động quản lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của
công ty. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi nhiều thợ và công
nhân. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng công nhân kỹ thuật trong tổng số công ty
năm 2014 chiếm 83,33%.
Nhìn chung công ty đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật
mạnh có đủ năng lực quản lý, thi công dự án lớn. Đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ lành
nghề tăng, có thể đảm đương công việc cao đòi hỏi trình độ chuyên môn. Do đặc trưng
của ngành xây dựng là cần nhiều lao động phổ thông để thi công các công trình nên nó
chiếm tỷ trọng lớn từ 64.43% năm 2013 đến 65,83% năm 2014. Với trình độ đào tạo khá

phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc, tạo thuận lợi trong đào tạo với nội dung chương
trình đào tạo đúng với công việc đang làm thì người lao động có thể tiếp thu và vận dụng
8
hiệu quả vào thực tiễn sản xuất. Do tính chất công việc không ổn định, phân tán, đi xa nên
nhiều lúc không sử dụng đúng theo chức danh nghề nghiệp người lao động, không những
thế số lao động tuyển theo mùa vụ cũng còn nhiều khó khăn ở việc xác định nhu cầu theo
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần Đại Dương năm
2012 -2014
Đơn vị : người
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Nam 853 86,34 902 88,87 1103 91,92
Nữ 135 13,66 113 11,13 97 8,08
Tổng 988 100 1015 100 1200 100
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lao động nữ qua các năm đều nhỏ hơn so với lao
động nam là rất nhiều. Năm 2012 số lao động nữ chiếm 13,66% tổng số lao động trong
công ty. Đến năm 2014 thì có xu hướng giảm chỉ còn 8.08% do công ty hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng những công việc này chủ yếu là công việc nặng đòi hỏi lao động một
mặt phải có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, có sức chịu đựng tốt đặc tính chỉ phù hợp với lao
động nam giới, vì vậy trong quá trình tuyển chọn công ty chỉ chủ yếu tuyển chọn nam
giới, nữa giới trong công ty chỉ làm các công việc như nấu ăn, vệ sinh nơi công trường và
một sốlàm công việc văn phòng ở một số vị trí như kế toán,tài chính, hành chính nhân
sự Còn tỷ trọng số lao động nam thì tăng lên theo các năm từ 86,34% năm 2012 đến
91.92% năm 2014 bởi vì nó phù hợp với lao động nam giới.
1.4.2. Nguồn lực vốn của công ty cổ phần Đại Dương
Nguồn vốn là phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một
doanh nghiệp nào. Khi xem xét đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp các chủ đầu
tư cũng như những khách hàng rất quan tâm đến tình hình tài chính nói chung và đặc biệt

là tình hình sử dụng khả năng vốn lưu động để thi công công trình. Đối với vốn cố định
9
nó được sử dụng chủ yếu để mua sắm thiết bị sản xuất kinh doanh, thiết bị thi công.Đối
với vốn lưu động thì do giá trị sử dụng sản phẩm xây dựng lớn, chu kỳ xây dựng dài,
phần dở dang có giá trị lớn nên nó tác động đến hoạt động của công ty. Hiệu quả sử dụng
vốn còn được đánh giá qua các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, năng lực hoạt
động, nhờ các chỉ tiêu này mà công ty đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình một
cách chính xác nhất.
Bảng 1.3. Cơ cấu vốn của công ty cổ phầnĐại Dương năm 2012- 2014
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Tổng số
vốn
Vốn cố định Vốn lưu động Vốn vay bình quân
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
2012 916 245 26.75 321 35.04 350 38,21
2013 1024 342 33,4 453 44,24 229 22,36
2014 1350 467 34,6 543 40,22 340 25,18
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Khi mới thành lập công ty chỉ có số vốn điều lệ là 196.000.000.000 đồng trải qua
10 năm tồn tại và phát triển nhìn vào bảng biểu trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của
công ty ngày càng tăng dều qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của

công ty rất khả quan. Hàng năm tỷ trọng vốn lưu động luôn luôn cao hơn tỷ trọng vốn cố
định. Điều này hoàn toàn hợp lý vì bản thân ngành xây dựng luôn đòi hỏi phải huy động
được một lượng vốn lớn. Có thể thấy khả năng huy động vốn của công ty là khá tốt. Từ
năm 2012 đến 2014 lượng vốn cố định có xu hướng tăng dần qua các năm đó là vì trong
thời gian đó công ty tăng cường hợp tác liên doanh để đầu tư phát triển các dự án liên
quan đến nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất xuất nhập khẩu, tư vấn tài
chính. Ngoài 02 loại vốn trên còn có vốn vay bình quân hàng năm cũng rất cần thiết cho
hoạt động lĩnh vực kinh doanh xây dựng này, nhìn chung vốn vay bình quân cũng giảm
dần theo thời gian do hoạt động kinh doanh của công ty đã ổn định hơn.
1.4.3. Cơ sở vật chất của công ty cổ phần Đại Dương
10
Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu có giá trị lớn phục vụ cho việc thi công công
trình. Để theo kịp với công nghệ hiện đại, công ty cũng không ngừng chú trọng đầu tư, bổ
sung liên tục hệ thống máy móc thiết bị cũng như công nghệ của nhiều nước có ngành
công nghiệp xây dựng nổi tiếng như: Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Hàm Quốc
điều này vừa đảm bảo phục vụ kịp thời cho thi công, vừa tạo ra sức cạnh tranh trong đấu
thầu. Có thể liệt kê một số hệ thống máy móc thiết bị của công ty như sau:
Bảng 1.4. Một số máy móc, thiết bị tiêu biểu của công ty cổ phần Đại Dương
Đơn vị: chiếc
STT Loại thiết bị Nước sản xuất Số lượng
Đặc trưng kỹ
thuật
1 Máy trộn bê tông Trung Quốc 03 250l
2 Dàn giáo khung sắt Nhật 12 150
3 Máy ủi Nhật 04 150 cv
4 Máy xúc Trung Quốc 03 6.7 m
3
5 Máy san MISABISI Nhật 04 180cv
6 Máy khoan bê tông Nhật 04 1,5 KW
7 Máy uốn sắt Đức 05 Tốt

8 Lu chân cừu Trung Quốc 02 18 tấn
9 Ô tô HYUNDAI Hàn Quốc 10 3 tấn
10 Máy hàn Nga 10 24 kw-500 A
11 Máy cắt sắt Nhật Bản 04 Tốt
12 Máy phun sơn Nga 30 Tốt
13 Máy ép cọc Nhật Bản 04 Tốt
14 Máy đầm Nhật Bản 04 Tốt
15 Máy sản xuất vật liệu Mỹ 03 Tốt
16 Xe cẩu – thiết bị cẩu Nhật – Hàn 06 Tốt
17 Máy phát điện Trung quốc 03 Tốt
18 Máy làm đường Pháp 02 Tốt
19 Thiết bị gia cố nền móng Đức 04 Tốt
20 Máy làm đất Nhật Bản 12 Tốt
Nguồn: Phòng dự án – kỹ thuật
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tình hình chất lượng các loại máy móc, thiết bị của
công ty còn tốt, hầu hết máy móc thiết bị là nhập của nươc ngoài, công nghệ cao. Điều này
tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nnaag cao năng suất hoạt động kinh doanh. Song bên
11
cạnh đó công ty cũng cần phải chú ý tới công tác bảo dưỡng máy móc và trang thiết bị để
đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng của thiết bị máy móc.
1.4.4. Đặc điểm công nghệ của công ty cổ phần Đại Dương
Công nghệ đối với ngành xây dựng thuộc loại công nghệ sản xuất phức tạp, đòi hỏi
người lao động phải có trình độ. Công nghệ có tuổi đời dài, có sức chịu đựng cao.Công ty
nhận khá nhiều công nghệ, công nghệ trong việc thực hiện các công việc khá đa dạng
như:
- Công nghệ xây dựng nền móng và tầng hầm
- Công nghệ phần thân
- Công nghệ hoàn thiện lắp đặt điện nước
- Công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng như hệ thống dây chuyền mới nhất của Italia
dùng để sản xuất gạch Terrazo với màu sắc phong phú, mẫu mã đa dạng Công ty đã tiến

hành thi công với nhiều chủng loại vật tư cho việc trát, lát ốp như gạch gốm, sơn chống
thấm mốc cho trần tường, gia công. Các chất liệu được sản xuất trong và ngoài nước đòi
hỏi thi công chính xác về kích thước cũng như yêu cầu cao về thẩm mỹ.
1.5. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Đại Dươngtrong 3 năm
gần đây từ 2012 -2014
Bảng 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty cổ phần Đại Dương 2012 -2014
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
2014
Năm
2013
Năm
2012
So sánh
2012/2013
So sánh
2013/2014
Chên
h lệch
Tỷ lệ
(%)
Chên
h lệch
Tỷ lệ
(%)
Doanh thu
Tỷ
đồng

9.994 9.083 4.001 5802 163 911 109
Chi phí 6.735 6.445 1.851 4594 171 290 104
Lợi Nhuận Trước Thuế 2.854 2.655 1.471 1184 145 199 107
Thuế Thu Nhập Doanh
Nghiệp
235 167 132 35 121 68 128
Lợi Nhuận Sau Thuế 2.937 1.847 1.074 800 143 1090 137
12
Tổnglao động Ngườ
i
1.200 1.015 988 27 103 185 118
Lương bình quân Nghìn
đồng/
tháng
7.730 6.513 5.916 597 109 1217 115
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán
Theo bảng kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Đại Dương ta thấy:
Doanh thu: Năm 2014 đạt doanh thu cao nhất 9.994 tỷ đồng. Doanh thu của năm
2013 tăng mạnh 63% so với năm 2012, nguyên nhân có sự tăng mạnh trong năm 2013
như vậy do sự tăng trưởng của các hoạt động kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu vật liệu
xây dựng và tư vấn tài chính. Mặc dù năm 2013 nền kinh tế nước nhà vẫn còn phải đối
mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng công ty vẫn trụ vững trong khủng hoảng mà
còn tiếp tục chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Nhưng từ năm 2013 đến
năm 2014 thì doanh thu cũng tăng nhưng không mạnh và vượt trội như năm 2013 so với
2013 thì chỉ tăng 9% doanh thu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc đầu tư kinh doanh
bất động sản vẫn chưa được tốt.
Chi phí: Việc mở rộng quy mô sản xuất làm cho chi phí cũng tăng lên mạnh nhất
4592 tương ứng tăng 71% năm 2013. Năm 2014 cũng tăng nhưng số lượng chi phí không
đáng kể chỉ tăng ở mức 4% chi phí phát sinh cho việc tu sửa tái tạo một số thiết bị máy
móc sản xuất chứ không phải mở rộng quy mô như năm 2013.

Lợi nhuân trước thuế: Tăng nhanh liên tục thể hiện rõ nhất giữa năm 2012 và năm
2013 đây là mốc tăng trưởng mạnh nhất 45% năm 2014 cũng chỉ nhích hơn 2013 tương
ứng 7%. Có thể thấy rằng năm 2013 là một năm gặt hái được nhiều thành công cho công
ty. Năm 2014 chỉ là ở mức ổn định cho công ty khi trải qua các thời kỳ khủng hoảng.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh thu của công ty còn nộp ngân sách nhà nước
một khoản khá lớn và tăng nhanh. Năm 2012, công ty nộp ngân sách nhà nước 132 tỷ
đồng đến năm 2014 số tiền phải nộp cho ngân sách nhà nước là 235 tỷ đồng. Công ty thực
hiện nghiêm túc những quy định về nội dung nộp các khoản thuế cho Nhà nước.
13
Lợi nhuận sau thuế: nhìn tổng quan của 3 năm thì thấy lợi nhuận sau thuế tăng đều
qua các năm năm 2013 tăng 43% so với năm 2012, năm 2014 tăng 37% so với năm 2014.
Công ty đã có những dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đã trải qua được thời kỳ khủng hoảng khó khăn của nền kinh tế nước nhà.
Lương bình quân: song song với các chỉ tiêu thì lương bình quân đầu người cũng tăng
theo các năm. Năm 2012 mức lương bình quân là 5.916.000 (đồng/người/ tháng) thì năm
2013 đã tăng 597.000 đồng/ người để lên đến mức lương 6.513.000 (đồng/người/tháng).
Doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đã ổn định và phát triển để giữ chân được người lao
động, công ty phải có chính sách giữ chân người lao động của mình bằng việc tăng lương
qua các năm. Năm 2014 kinh tế ổn định mức lương bình quân là 7.730.000
đồng/người/tháng tương ứng tăng 15% so với năm 2013. Việc làm như vậy sẽ tạo động
lực cho người lao động làm việc ngày càng hiệu quả hơn.
14
PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẠI DƯƠNG
2.1. Tình hình nhân lực và chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân
lực của công ty cổ phần Đại Dương
2.1.1. Tình hình nhân lựccủa bộ phận tổ chức quản trị nhân lực
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực phòng hành chính nhân sự của công ty năm 2014
ST
T

Họ tên Chức vụ Trình độ Kinh nghiệm
1 Trần Quang Cành Giám đốc nhân sự Đại học 8 năm
2 Trần Hữu Trung Trưởng phòng nhân sự Đại học 6 năm
3 Trần Thị Nguyệt Chuyên viên Đại học 4 năm
4 Nguyễn Mạnh Thụy Chuyên viên Đại học 4 năm
5 Nguyễn Thị Phương Nhân viên Đại học 3 năm
6 Lê Thị Hân Nhân viên Đại học 3 năm
7 Nguyễn Văn Minh Nhân viên Cao đẳng 2 năm
8 Phạm Bảo Ngọc Văn thư Đại học 1 năm
9 Lê Quang Dũng Nhân viên Cao đẳng 1 năm
10 Nguyễn Bảo Anh Lễ tân Cao đẳng 2 năm
11 Nguyễn Thị Tâm Lễ tân Cao đẳng 1 năm
12 Nguyễn Phương Thi Bác sỹ Đại học 4 năm
13 Trần Thị Duyên Y tá Cao đẳng 2 năm
14 Phạm Ngọc Ánh Y tá Cao đẳng 1 năm
15 Nguyễn Văn Tùng Lái xe Cao đẳng 4 năm
16 Đặng Xuân Hùng Lái xe Cao đẳng 3 năm
17 Nguyễn Minh Trung Lái xe Cao đẳng 2 năm
18 Nguyễn Văn Sinh Lái xe Cao đẳng 1 năm
19 Võ Anh Điền Bảo vệ Cao đẳng 6 năm
20 Nguyễn Văn Dạng Bảo về Cao đẳng 5 năm
21 Nguyễn Quang Trung Bảo vệ Cao đẳng 5 năm
22 Võ Quốc Anh Bảo vệ Cao đẳng 3 năm
23 Nguyễn Quốc Đạt Bảo vệ Cao đẳng 3 năm
24 Lê Anh Đạo Bảo vệ Cao đẳng 2 năm
25 Nguyễn Trung Anh Bảo vệ Cao đẳng 1 năm
Nguồn : hành chính – nhân sự
15
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy phòng hành chính nhân sự gồm có 25 người bao
gồm: Giám đốc nhân sự, Trưởng Phòng, 02 chuyên viên, 05 nhân viên nhân sự, 02 lễ tân,

04 lái xe, 01 bác sỹ, 02 y tá, 07 bảo vệ công ty. Tất cả các nhân viên trong phòng đều có
trình độ từ cao đẳng đến đại học với mức kinh nghiệm từ 1 năm trở lên. Đối với những
nhân viên chuyên về nhân sự họ đều là những người người có bề dày kinh nghiệm đã đáp
ứng đầy đủ được các yêu cầu trong công việc và làm việc một cách có hiệu quả cao. Đối
với những nhân viên chuyên về hành chính họ cũng đáp ứng được yêu cầu của công việc
và làm việc có hiệu quả mang lại năng suất cho công ty.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức quản trị nhân lực
o Chức năng trong các lĩnh vực: có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty chỉ đạo và
tổ chức thực hiện trong toàn công ty về các lĩnh vực công tác sau:
+ Công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác tuyển dụng lao động, công tác đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực
+ Công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác an toàn bảo hộ lao động và thực hiện
các chế độ chính sách đối với người lao động.
+ Công tác quản trị hành chính, văn phòng công ty.
+ Công tác quảng cáo theo sự phân công của lãnh đạo công ty.
o Nhiệm vụ:
+ Công tác tổ chức bộ máy: Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy toàn công ty; Tham gia
xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban, các đơn vị trong công ty;
Phối hợp tham gia các phòng nghiệp vụ xây dựng quy định phân cấp quản lý trong các
lĩnh vực khác có liên quan.
16
+ Công tác cán bộ: Xây dựng và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng
kế hoạch đào tạo cán bộ thuộc diện quy hoạch; Tổ chức thực hiện công tác nhận xét, đánh
giá cán bộ nhân viên theo phân cấp quản lý; Thực hiện công tác tiếp nhận, điều động luân
chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, xử lý kỷ luật đối với cán bộ theo quy định.
+ Công tác tuyển dụng và sử dụng lao động:Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định
tuyển dụng lao động trong công ty.
+ Công tác đào tạo: Xây dựng tổ chức thực hiện quy định đào tạo trong công ty; Xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm, tổ chức đánh giá kết quả công tác
đào tạo; Đề xuất chính sách thu hút phát triển nguồn nhân lực cho công ty phù hợp với

chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ; Tổ chức thực
hiện công tác quản lý hồ sơ nhân sự, hồ sơ đào tạo của cán bộ; Theo dõi và thực hiện các
thủ tục ủy quyền giám đốc với đơn vị và cá nhân trong công ty.
+ Thực hiện công tác quản trị hành chính: Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính có
liên quan đến các loại giấy chứng nhận của cơ quan chức năng nhà nước đảm bảo cho bộ
máy của công ty hoạt động; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy định về công tác văn thư,
ban hành văn bản quy phạm.
17
2.1.3. Tổ chức bộ phận quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Đại Dương
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ phận Tổ Chức- Hành Chính tại công ty Đáp Cầu

Nguồn:Phòng Tổ Chức- Hành Chính
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Đại
Dương ta thấy:
- Giám đốc nhân sự:có nhiệm vụ chỉ đạo hướng dẫn các mục tiêu của ban Giám đốc công
ty, thực hiện kí kết hợp đồng lao động, thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật theo phân
cấp, đánh giá cán bộ. Đề xuất, ký duyệt các kế hoạch nhân sự của cấp dưới trình lên và đề
xuất các mặt công tác nghiệp vụ trong công ty.
- Trưởng phòng nhân sự: nắm bắt tình hình nhân sự của toàn công ty ( biến động: tăng/ giảm;
nhu cầu nhân lực, tình hình biến động nhân lực trên thị trường lao động ) đưa ra những kế
hoạch nhân lực kịp thời trình giám đốc nhân sự. Bao quát toàn bộ công việc của phòng để
báo cáo lãnh đạo. Thực hiện công tác xây dựng mô hình tổ chức, định biên, biên chế.
18
Trưởng Phòng
Phó Phòng
Chuyên Viên Chuyên Viên
Nhân
Viên
Văn
Phòng

Nhân
Viên
Tổ Bảo
Vệ
Nhân
Viên
Văn
Thư
Nhân
Viên
IT
Tổ Lái
Xe
Nhân
Viên
Tổ
Phục
Vụ
- Chuyên viên hành chính nhân sự: thực hiện các chức năng nhân sự, xây dựng và triển
khai thực hiện các chính sách nhân sự. Chịu trách nhiệm về việc triển khai và thực hiện
các chức năng nhân sự, công tác quản lý và tổ chức nhân sự,thực hiện chấm công hàng
ngày theo dõi sự biến động lương, kết quả sản xuất kinh doanh, tăng giảm bảo hiểm chế
độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Văn thư: Lưu trữ, quản lý các văn bản quy phạm, văn thư, hồ sơ quản lý nhân sự.
- Còn lại nhân viên nhân sự thực hiện các công việc nhân sự theo sự phân công của
Trưởng phòng và chuyên viên nhân sự.
- Bảo vệ : có trách nhiệm bảo vệ văn phòng công ty và bảo vệ tại các công trường đang
thi công. Nhân sự chủ yếu là các chú, bác cựu chiến binh hay cựu quân nhân.
- Lễ tân: tiếp đón và hướng dẫn đối tác, khách hàng thăm quan doanh nghiệp.
- Lái xe: có nhiệm vụ chở ban lãnh đạo hoặc cán bộ công nhân viên đi giải quyết việc của

công ty.
Y tế: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong công ty
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực tới hoạt động quản
trị nhân lực của công ty cổ phần Đại Dương
2.2.1 Môi trường bên ngoài công ty cổ phần Đại Dương
- Khung cảnh kinh tế: tình hình kinh tế các nước nói chung và nước Việt Nam nói riêng
trong những năm gần đây có những khủng hoảng và thách thức lớn điều đó làm ảnh
hưởng đến hoạt động quản trị nhân lực không hề nhỏ. Khi nền kinh tế suy thoát và bất ổn
định có chiều hướng đi xuống thì các chính sách về nhân sự cũng bị thay đổi có thể cắt
giảm bớt nhân lực không cần thiết để đảm bảo được chất lượng và nhu cầu của công ty.
Nền kinh tế ổn định và phát triển đồng nghĩa với việc doanh thu lợi nhuận của công ty
cũng đi lên, nhu cầu về nhân lực lại cao các kế hoạch nhân sự ,chính sách tuyển dụng lai
được thay đổi để phù hợp hơn.Với khung cảnh kinh tế như vậy công ty phải xây dựng cho
19
mình một đội ngũ lao động trung thành, có trình độ chuyên môn nhất định, phù hợp với
từng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty nhằm giúp công ty nhanh chóng tăng
trưởng, nắm giữ thị phần trên thị trường. Công ty cần có những giải pháp nhằm đương
đầu với thách thức trong nền kinh tế như lạm phát, sự gia tăng của giá cả đầu vào, lãi suất
tăng,…
- Thị trường lao động: theo kết quả điều tra dân số tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5
triệu người trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm 51% và điều đó sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác tuyển dụng người lao động cho công ty, vì công ty chuyên về xây dựng
nhu cầu về người lao động chủ yếu là nam giới và phải có trình độ sức khỏe tốt để đảm
bảo được yêu cầu của công việc. Thị trường lao động càng cao thì công ty càng có nhiều
cơ hội lựa chọn lao động cả về số lượng và chất lượng.
- Chính sách pháp luật: Luật lao động 2012 với những thay đổi về việc làm, hợp đồng lao
động, về đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, về
thời gian làm việc - nghỉ ngơi hay về tiền lương ví dụ Về cơ cấu tiền lương: Tiền lương
bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
khác. Việc trả lương phải được thực hiện một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính

đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau (Điều 90). Từ đó trong công ty
sẽ có sự điều chỉnh về trả công, quan hệ lao động,… để tạo ra sự công bằng, thỏa mãn đối
với công nhân viên khiến công nhân viên gắn bó hơn với công ty.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: khoa học kĩ thuật càng phát triển thì quy trình làm việc của
nhân viên cũng có sự thay đổi. Các máy móc thiết bị càng hiện đại thì đòi hỏi trình độ của
nhân viên, người lao động trong công ty cũng phải được đào tạo và phát triển để thích
nghi được với khoa học kỹ thuât.
2.2.2. Môi trường bên trong công ty cổ phần Đại Dương
- Hệ thống bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức của công ty được phân cấp rõ ràng, chi tiết
từng bộ phận từ ban giám đốc cho đến các phòng, ban cụ thể như phòng tiếp thị, phòng
kinh doanh dự án, phòng mua hàng, phòng hành chính-nhân sự,… dựa vào sự phân cấp
20
này, nhân viên nhân sự của công ty sẽ xây dựng các bảng đánh giá thành tích hay xây
dựng quy chế trả công phù hợp, do đó các công việc quản trị nhân lực diễn ra đơn giản và
chi tiết hơn.
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban trong công ty: mỗi phòng ban
trong công ty chỉ giữ những chức năng nhất định như phòng hành chính-nhân sự, phòng
tài chính-kế toán, phòng marketing,… do vậy tương ứng với một công việc sẽ có bản mô
tả công việc và bản tiểu chuẩn công việc thích hợp.
- Tầm nhìn chiến lược của công ty là không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành doanh
nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thi công xây lắp, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động
sản, tại Việt Nam. Một chiến lược lớn đòi hỏi công ty phải phấn đấu nỗ lực hết mình để
đạt được chiến lược dài hạn ấy cần phải có các hoạt động quản trị nhân lực tốt và phù hợp
với chiến lược đề ra.
- Đội ngũ lãnh đạo là nhân tố quan trọng và chủ chốt trong sự tồn tại và phát triển của
công ty. Một công ty muốn phát triển đi lên đòi hỏi phải có đội ngũ lãnh đào tài ba và có
những bề dày kinh nghiệm nhìn xa trông rộng. Công ty chuyên về ngành xây dựng đòi hỏi
năng lực của các nhà lãnh đạo càng cao, do ngành xây dựng hoạt động trong lĩnh vực
không cố định và bị ảnh hưởng chi phối bởi rất nhiều yếu tố, năng lực của người lãnh đạo
tốt sẽ biết nhìn ra mục tiêu và phương hướng hoạt động tốt cho công ty.

- Bản thân người lao động: sự hiểu biết, trình độ, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm của
người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị nhân lực. khi trình độ, năng
lực, kinh nghiệm của người lao động tốt thì mối quan hệ lao động giữa hai bên được hài
hòa, người lao động biết sử dụng các thiết bị máy móc giả được chi phí đào tạo cho công ty.
- Văn hóa của công ty: yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển nguồn lực của công
ty, văn hóa doanh nghiệp thể hiện trong điều lệ, quy định. Công ty coi trong “con người
là cốt lõi” luôn nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển tài năng của các cán bộ công
nhân viên, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất và tinh thần đê giữ chân được nhân
viên ở lại .
21
2.3. Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của công ty cổ phần Đại Dương
2.3.1. Thực trạng về quan hệ lao động của công ty cổ phần Đại Dương
Bản chất thực sự của quan hệ lao động chính là các mối quan hệ xung quanh giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Để xây dựng một bầu không khí làm việc tốt
là một vấn đề đáng phải quan tâm bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới quan hệ trong công
việc mà còn ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhận thức được
vai trò quan trọng của vấn đề này, lãnh đạo công ty và công đoàn luôn xác định xây dựng
mối quan hệ lao động hài hòa là đôi bên cùng có lợi.
Thực hiện kế hoạch số 50/KH – CĐTCT ngày 14/02/ 2005 của Ban thường vụ công
ty cổ phần Đại Dương đã tổ chức thành lập tổ chức Công đoàn là tổ chức đại diện cho
người lao động trong công ty có trách nhiệm đẩy mạnh và nâng cao công tác tuyên truyền
giáo dục, xây dựng đội ngũ lao động không ngừng phát triển và lớn mạnh, nâng cao nhận
thức, hiểu biết các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết
của Tổng liên đoàn, Công đoàn ngành xây dựng Việt Nam và Công đoàn Tổng công ty.
Vận động đội ngũ lao động tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Phối hợp với chính
quyền và các tổ chức đoàn thể tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với đặc thù của đơn
vị, thu hút đông đảo người lao động tham gia góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu
kinh tế, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng Công ty phát triển bền vững.Tham gia
giải quyết việc làm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phát huy
quyền làm chủ tập thể của người lao động, làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất và

tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc đối với Đoàn viên Công đoàn và người lao động.
Văn hóa công ty coi trọng con người là cốt lõi, các thành viên trong công ty là một
yếu tố đóng góp vào sự thành công chung, công ty luôn khuyến khích, động viên nhân
viên nhằm tạo ra một môi trường làm việc thân thiên, có hiệu quả. xây dựng một văn hóa
đoàn kết, gắn bó giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống.
Các căn cứ pháp lý của quan hệ lao động tại công ty cổ phần Đại Dương ta có thể
thấy như sau:
22
1, Người lao động được ký hợp đồng lao động khi vào công ty với các mức:
- Hợp đồng thử việc: ký trong thời hạn 2 tháng đối với nhân viên có bằng từ cao đẳng trở
lên (khối Văn phòng) sau đó nhân viên sẽ được cung cấp chương trình thử việc và đánh
giá kết quả sau thử việc.
- Hợp đồng đào tạo và học việc: đối với khối công nhân lao động.
- Hợp đồng xác định thời hạn 1 năm: áp dụng đối với Nhân viên đạt yêu cầu sau thử việc
và công nhân sau đào tạo học việc.
-Hợp đồng không xác định thời hạn: đối với Nhân đã ký đủ 2 lần Hợp đồng xác định thời
hạn.
2, Tranh chấp lao động
Tại công ty, cơ chế tương tác của quan hệ lao động chủ yếu theo cơ chế hai bên giữa
người sử dụng lao động và người lao động, Nhà nước đóng vai trò tạo cơ sở pháp lý, bảo
đảm cho chúng được thực thi và được bảo vệ. Hiên tại, công ty đã có Công đoàn, mọi
tranh chấp lao động được giải quyết thông qua Công đoàn. Những ý kiến phản hồi, thắc
mắc đều từ phía người lao động đều được Công đoàn sự ghi nhận và giải quyết thỏa đáng
tới người lao động.
Ta thấy các quy định của hoạt động quan hệ lao động được quy định rất cụ thể trong công
ty, phù hợp với từng đối tượng người lao động khác nhau, điều này đã giúp công ty dễ
dàng quản lý lực lương lao động trong công ty, giúp người lao động hiểu và yên tâm làm
việc.
2.3.2. Thực trạng về tổ chức lao động của công ty cổ phần Đại Dương
Hiện nay, tại công ty công việc của các cấp quản lý trong các phòng ban được giám

đốc trực tiếp phân công, còn từ cấp trưởng cho đến nhân viên sẽ do trưởng phòng , ban
phân công cụ thể. Vai trò công việc cũng như chuyên môn trong công việc đều được tham
23
khảo, xét duyệt dựa vào bảng phân tích, mô tả công việc và trình độ chuyên môn của từng
cá nhân để bố trí phân công công việc cụ thể.
Phân công lao động : căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu lao động,
đặc biệt là quy trình công nghệ và trang thiệt bị kỹ thuật cùng với các yếu tố tâm sinh lý
mà phân công. Công ty phân công lao động theo chức năng. Ta có thể biết tình hình phân
công lao động theo chức năng năm 2014 như bảng sau:
Bảng 2.2. Phân công lao động theo chức năng năm 2014
STT Chức năng Số lượng ( người) Tỷ lệ (%)
1 Cán bộ quản lý 200 16,67
2 Công nhân kỹ thuật 1000 83,33
Tổng 1200 100
Nguồn: hành chính – nhân sự
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công nhân kỹ thuật chiếm 83,33% chiếm phần đa trong
công ty bao gồm công nhân xây dựng, công nhân cơ khí, thợ khác. Ngành xây dựng làm
công việc ngoài trời và trực tiếp đòi hỏi lực lượng công nhân kỹ thuật phải nhiều và trình
độ của họ cũng phải được đào tạo đúng với những nhiệm vụ trong công việc mà họ đảm
nhận. Đối với cán bộ quản lý thì chỉ chiếm 16.67 % đây là lực lượng nòng cốt và có năng
lực, kinh nghiệm cao bao gồm từ đại hội cổ đông, ban kiểm soát, hội đồng quản trị, giám
đốc công và giám đốc các phòng ban thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ
phòng ban của mình đảm nhận.
Về hợp tác lao động: là sự vận hành cơ cấu lao động tạo ra nhằm phối hợp hoạt động
giữa các thành viên lại với nhau tạo nên một hệ thống cơ cấu thống nhất. Mối quan hệ
hợp tác trong ban lãnh đạo nòng cốt, mối quan hệ hợp tác giữa các phòng ban, mối quan
hệ trong đội công trình, người lao động.
Tổ chức nơi làm việc:Do ngành nghề kinh doanh là chuyên về xây dựng có nhiều
điểm khác biệt như về điều kiện lao động nặng nọc, có tính lưu động cao, quá trình lao
động phức tạp Sản phẩm của ngành xây dựng mang tính chất cố định về mặt địa dư, sau

24
khi hoàn thành công trình thì người lao động và công cụ lao động được di chuyển đến địa
điểm mới. Nên công ty có đảm bảo đủ trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu của từng công
việc, nhiệm vụ của nhân viên. Công ty luôn ưu tiên lựa chọn những thiết bị đảm bảo yêu
cầu về chất lượng, giảm bớt sự tổn hại của môi trường làm việc và đảm bảo vệ sinh, an
toàn cho nhân viên và phù hợp với công ty. Đối với mỗi công trình dự án công ty đều xây
dựng chỗ ăn, chỗ ở đầy đủ để người lao động có thể làm việc đạt được hiệu quả năng suốt
lao động cao.
Phục vụ nơi làm việc: Công ty thường tổ chức chế độ phục vụ theo kế hoạch – các
phục vụ về vận chuyển hàng hóa, cung cấp thiết bị, dụng cụ, bảo dưỡng máy móc đề được
lập trước theo kế hoạch của các bộ phận phòng ban. Phục vụ cung cấp đầy đủ các dụng cụ
thiết bị cho xây dựng cũng như phục vụ bố trí nơi ăn uống nghỉ ngơi cho người lao động.
Nói chung, hoạt động tổ chức và phục vụ nơi làm việc của công ty rất khoa học, cụ thể,
phù hợp với cơ cấu, đáp ứng nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển, công ty cần giữ vững
và phát huy ưu điểm này.
2.3.3. Thực trạng về định mức lao động của công ty cổ phần Đại Dương
Lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là xây dựng các công trình dự án ngoài trời
nên công ty chia làm 02 định mức dành cho người lao động trong công ty mình.
o Đối với lao động là cán bộ nhân viên thì sử dụng mức thời gian cụ thể là cán bộ nhân viên
sẽ có một mã vân tay riêng và thực hiện lấy dấu vân tay cùng với mã số nhân viên để
kiểm soát công tác chấm công. Mỗi người có 01 thẻ bằng giấy. Thẻ có hai mặt với các ô
ghi rõ số ngày trong tháng, ô xác nhận thời gian đến làm việc và thời gian rời khỏi doanh
nghiệp của buổi sáng, chiều và giờ làm thêm. Thẻ và máy quẹt thẻ được đặt tại khu vực lễ
tân, cán bộ nhân viên phải dập thẻ 02 lần. Nếu làm thêm giờ phải dập thẻ xác nhận thời
gian bắt đầu và kết thúc làm thêm khi làm thêm tại văn phòng. Dập thẻ chấm công là cơ
sở để xác định ngày công làm việc của nhân viên và tính lương.
o Đối với lao động trực tiếp công nhân xây dựng các công trình: sử dụng mức thời gian đối
với một số công việc không thể đo lường được như xây móng, làm mái nhà, đào hố mà
phải thống kê các công việc cần phải làm, thời gian để thực hiện công việc đó trong bao
25

×