Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

“ tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.23 KB, 44 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
NỘI DUNG ......................................................................................................7
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ NỀN VĂN
HỌC PHỤC HƯNG.
1.1 Thời đại phục hưng .....................................................................................7
1.1.1 Cơ sở lịch sử xã hội của thời đại phục hưng ...........................................7
1.1.2 Tư tưởng cơ bản của nền văn hóa phục hưng ..........................................9
1.2 Văn học theo tinh thần phục hưng ..............................................................13
1.2.1 Điểm mới về nội dung .............................................................................13
1.2.2 Cách tân về nghệ thuật .............................................................................16
1.3 Tiểu kết .......................................................................................................17
CHƯƠNG 2 : TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG TÁC PHẨM “MƯỜI
NGÀY” CỦA BÔCCACIÔ.
2.1 Và nét về tác giả Bôccaciô ..........................................................................18
2.2 Tác phẩm “mười ngày” theo tinh thần phục hưng ......................................21
2.2.1 Tư tưởng chống lễ giáo phong kiến và nhà thờ
thiên chúa giáo..........................................................................................21
2.2.2 Tư tưởng mới của gia cấp thị dân tư sản .................................................34
2.3 Những sáng tạo nghệ thuật độc đáo cuả Bôccaciô
theo tinh thần phục hưng ............................................................................39
2.3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...............................................................39
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................42
2.4 Tiểu kết .......................................................................................................43
KẾT LUẬN .....................................................................................................44 Chú
thích 46
Tài liệu tham khảo ............................................................................................47
1
Luận văn tốt nghiệp


MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mỗi thời đại lịch sử có một nền nghệ thuật tương xứng “ Xã hội thế nào thì văn
nghệ thế ấy ”. Những biến động trong đời sống kinh tế chính trị thường dẫn đến những
biến đổi trong lĩnh vực văn nghệ. Hay nói cách khác mỗi sự kiện lịch sử đều có ý
nghĩa mở đầu hay kết thúc cho một giao đoạn phát triển nghệ thuật. Khi đề cập đến
nền văn học phục hưng – nền văn học đã góp phần thanh toán thời trung cổ phong kiến
– người ta nghỉ ngay đến một nền văn học muôn màu, muôn sắc và nhà văn là những “
người khổng lồ ”( chữ dùng của Ănghen ) đã tạo nên vườn hoa muôn sắc đó. Đây là
thời kỳ nền văn học Châu Âu bước vào một trào lưu mới với chủ nghĩa nhân văn làm
nền tảng cơ bản. Thời kỳ đó kéo dài trong hai thế kỷ XV-XVI, là một bước ngoặt lịch
sử với việc làm sống lại, làm mới lại một nền văn hóa đã bị “ bóng ma thời trung cổ ”
nhấn chìm. Ở đó các nhà văn trở nên kiệt xuất : họ đã hòa mình vào mối quan tâm của
thời đại, tích cực tham gia vào đấu tranh thực tiển. Người thì dùng lời nói và cây bút,
người thì dùng kiếm hoặc cũng có người dùng cả hai cách trên.
Quê hương của phong trào phục hưng là vùng đất Plorăngx trù phú của nước Ý.
Sở dĩ phong trào được khởi nguồn từ đây là nhờ lúc bấy giờ Italia đã có nhiều điều
kiện thuận lợi để hình thành quan hệ tư bản chủ nghĩa. Sự chi phối về mặt tư tưởng
của giai cấp tư sản với đời sống đã tạo tiền đề cho các hoạt động văn học nghệ thuật
phát triển phong phú. Hơn nữa đây còn là quê hương của nền văn minh La Mã, tại đây
còn lưu giử nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, văn học, triết học…tạo điều kiện cho
các nghệ sĩ phục hưng dễ dàng học tập nghiên cứu. Việc phục hồi học tập những tinh
hoa văn hóa thời cổ xưa trên một tinh thần của thời đại mới đó đối với các nghệ sĩ
phục hưng Ý còn có ý nghĩa dân tộc cao độ.
Cùng với những biến đổi to lớn của xã hội do sự tác động của phong trào phục
hưng, văn học phục hưng Italia phát triển một cách sôi nổi với nhiều tên tuổi Đantê,
Pettracque, Bôccaciô, Castiglione,Tasso,… đặc biệt ba nhà văn thiên tài Đantê,
Pettracque, Bôccaciô được xem là gạch nối giữa buổi hoàng hôn Trung cổ và buổi bình
minh Phục hưng. Nếu Đantê được mệnh danh là người sáng tạo ra thể loại anh hùng
2

Luận văn tốt nghiệp
ca, thơ tự sự, giáo huấn, Pettracque là người canh tân thơ trữ tình thì Bôccaciô được
xem là người có công mở đầu cho nền văn xuôi nghệ thuật Ý. Với tập truyện ngắn “
mười ngày ”bất hủ, Bôccaciô đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học
phục hưng. “Mười ngày ”là “ tấn tuồng đời” đầu tiên của văn học Châu Âu thể hiện
đầy đủ tinh thần thời đại : trân trọng đề cao con người trái với sự miệt thị kinh rẻ con
người trong thời đại trung cổ; đấu tranh cho tự do con người chống lại nền chuyên chế
độc tài phong kiến, giáo hội; đồng thời ca ngợi khát vọng của con người mới, quan
điểm nhân sinh mới.
Xuất phát từ lòng ham hiểu biết văn học Phương Tây, sự yêu mến đối với thiên
tài Bôccaciô và thực tế giảng dạy, học tập của bản thân chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
“ tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày’ của Bôccaciô làm đề tài nghiên
cứu luận văn cuối khóa.
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Cái nôi truyện ngắn trong văn học Châu Âu là nước Italia với nhà văn Bôccaciô
( 1314 – 1375 ) xuất hiện vào đầu thời kỳ phục hưng. Tập truyện “ mười ngày ” của
ông hướng đến miêu tả con người trong thế tự do của nó chống lại tất cả những gì ràng
buộc, phản lại con người. Cùng với tác phẩm bất hủ này, Bôccaciô đã tiến lên vị trí
hàng đầu trong nền văn nghệ phục hưng. Vậy khi lật lại lịch sử nghiên cứu nền văn
học phục hưng, sẽ có nhiều công trình, nhiều bài viết về tác giả cũng như tác phẩm “
mười ngày ” nhưng do những hạn chế về mặt ngôn ngữ chúng tôi chưa có điều kiện
tìm hiểu về việc nghiên cứu về Bôccaciô trên thế giới.
Riêng ở Việt Nam, Bôccaciô chưa được biết đến nhiều và tài liệu nghiên cứu về
ông còn hạn chế. Sở dĩ như vậy là vì thời lượng dạy và chương trình học của văn học
Phương Tây trong nhà trường còn hạn chế, sự am hiểu về ngôn ngữ Italia ở Việt Nam
có hạn nên mới chỉ dừng lại ở việc dịch thuật còn việc đi sâu vào nghiên cứu thực sự
còn bị bỏ ngỏ.
Dựa trên một số hiểu biết của bản thân và nguồn tư liệu thu thập được tôi xin
trích dẫn một và nhận định xoay quanh vấn đề :
3

Luận văn tốt nghiệp
Trong cuốn “ văn học Phương Tây ”do nhiều tác giả biên soạn, nxb giáo dục,
1997, tác giả Lương Duy Trung đã nêu một cách khái quát về giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật của tập truyện “ mười ngày ”.Theo nhà nghiên cứu Lương Duy Trung tác
phẩm đã đạt được một thành công rất lớn, được sự say mê của đọc giả khắp mọi nơi.
Bài viết đã nhận định truyện “ Mười ngày toát lên tinh thần ham sống yêu đời, là sự
khẳng định nhân sinh quan mới. Nó chống lại quan điểm tôn giáo…truyện mười ngày
còn dành cho tầng lớp thị dân tư sản, thương dân mới thiện cảm và sự khích lệ rõ rệt ”
hay về mặt nghệ thuật tác phẩm được đánh giá là “ tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất
của văn học Italia ” [ 2,137 ].
Với tính chất giới thiệu cho cuốn truyện “ mười ngày ” của Bôccaciô, tác giả
Hữu Ngọc cũng có nêu lên một vài vấn đề về nội dung của tập truyện như “ mười ngày
thuộc chủ đề phản phong, đả kích thói giả đạo đức của những người làm nghề tôn
giáo, lên án cái luân lý khắc nghiệt…đòi hỏi cuộc sống trần gian với thú vui tự nhiên
của nó ” hay “ Mười ngày dậy chất men tư tưởng của giai cấp thị dân tư sản đang bước
vào vũ đài chính trị ”[ 1,5 ]
Tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn “ bình luận truyện ngắn ” nhắc đến sự hình
thành của thể loại truyện ngắn đã khẳng định vai trò của Bôccaciô – tác giả kiệt tác
“mười ngày ”- chính là người mở đường, người đặt nền móng đầu tiên cho nền văn
xuôi hiện thực Châu Âu. Ông còn đề cập “ truyện ngắn của Bôccaciô chú ý đến con
người trong thế tự do của nó và trong ý thức cá nhân về số phận ” [ 5,8 ]
Có thể nhận thấy nghiên cứu tác phẩm “ mười ngày ” của Bôccaciô còn là một
mảnh đất trống. Những nguồn tư liệu ít ỏi song quý báu đó chính là nguồn tư liệu giúp
chúng tôi tiếp cận đề tài, hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu thêm về tác giả, tác phẩm và
giá trị của nền văn học thời đại phục hưng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Luận văn tập trung nghiên cứu các truyện ngắn kể trong 10 ngày do bảy cô gái
và ba chàng trai quý tộc kể. Tác phẩm bao gồm 100 câu chuyện, các truyện kể trong
một ngày chịu sự quy định chung về đề tài nên có nhiều truyện tương đối giống nhau.
4

Luận văn tốt nghiệp
Đó là lý do chính khiến các dịch giả lược qua một số truyện, phiên bản dịch chỉ còn
44 truyện nhưng cũng đủ toát lên đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp thống kê, phân loại ( văn bản dịch )
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh
5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Người viết nghiên cứu tập truyện mong muốn đem đến một cái nhìn sâu sắc cụ
thể hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó khẳng định tinh thần
nhân văn trong nền văn học đương thời, sự thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn trong
tác phẩm “ mười ngày ” của Bôccaciô. Thấy được nghệ thuật độc đáo của tác giả trong
việc cách tân nghệ thuật theo tinh thần của thời đại.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN :
Lần đầu tiên tiếp xúc với công việc nghiên cứu khoa học người viết muốn đóng
góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu tác phẩm “ mười ngày ” theo tinh thần phục
hưng. Việc nghiên cứu đề tài giúp người đọc hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về tác giả tác
phẩm và thêm yêu mến nền văn học phục hưng – một nền văn học xuất phát trong thời
kỳ mang nhiều tư tưởng tiến bộ và bừng bừng khí thế đấu tranh dân tộc.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ;
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn của chúng tôi gồm
có hai chương.
Chương 1 : Khái quát về thời đại phục hưng và nền văn học phục hưng.
Chương 2 : Tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày ”.
5
Luận văn tốt nghiệp
Chương1: KHÁI QUÁT VỀ THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG VÀ NỀN VĂN
HỌC PHỤC HƯNG
1.1.Thời đại phục hưng

1.1.1.Cơ sở lịch sử xã hội của thời đại phục hưng
Sau “đêm trường trung cổ” kéo dài hàng ngàn năm,Châu Âu bước vào một thời
đại mới kéo dài hai thế kỷ , người ta gọi đó là thời đại phục hưng , thời kỳ mà con
người muốn làm sống lại cuộc sống của người xưa - cuộc sống của người Hi Lạp - La
Mã.Với những tinh hoa văn hóa ra đời trước đạo Giatô khi chưa xuất hiện thần học,
triết học kinh viện cũng như chế độ phong kiến; khi con người còn ngao du ngoài
xiềng xích của luân lý đạo đức phong kiến.
Thời đại phục hưng đã mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại với “những hình
thức chói lòa của nó đã dánh tan bóng ma thời trung cổ” [2,118] làm bàn đạp tiến lên
một thời kỳ văn minh hơn, tiến bộ hơn. Để có những bước chuyển thần kỳ đó thì tất
nhiên trong lòng xã hội đã tích lũy đầy đủ những tiên đề xã hội nhất định. Thực ra mà
nói đây chính là buổi giao mùa giữa chế độ phong kiến sang chế độ tư bản, mặc dù sự
chuyển đổi này vẫn còn nằm trong khuôn khổ xã hội phong kiến .
Xét về phương diện kinh tế - chính trị - xã hội từ thế kỷ thứ XIV sứ Plorăngx và
nước Ý đã có nhiều điều kiện thuận lợi để tạo dựng nên một nền kinh tế phát triển nhất
Châu Âu, tiêu biểu đó là việc làm giàu nhờ buôn bán thực phẩm, len dạ, vũ khí cho các
nước có chiến tranh. Từ tiền đề kinh tế đó, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời
và hình thành nên các trung tâm kinh tế lớn - đó là những thành thị tự do - được xem
như những quốc gia độc lập: Plorencia,Venecia, Genoa, Milano… Ở đây quan hệ tư
bản chủ nghĩa chiếm dịa vị tuyệt đối, giai cấp tư sản sống tự do theo quan điểm tư
tưởng của mình. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang ý thức hệ tư sản phát triển
phong phú.Mặt khác Italia còn là quê hương của nền văn minh cổ đại La Mã, nơi còn
lưu giữ nhiều di sản về kiến trúc, điêu khắc, triết học, văn học… giúp các nghệ sĩ phục
hưng dễ dàng học tập, nghiên cứu. Hơn nữa việc học tập, nghiên cứu, phục hồi nền
văn hóa cổ đại La Mã đối với các chiến sĩ phục hưng Italia còn có ý nghĩa đề cao tinh
6
Luận văn tốt nghiệp
thần dân tộc. Và trên những điều kiện đó, cơ sở đó, nước Italia trở thành nơi khởi phát
cho phong trào văn hóa phục hưng.
Năm 1453 một sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra góp phần đưa nền công nghiệp

Châu Âu bước thêm một bước tiến mới. Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ tấn công và chiếm đóng
thành công thành Côngxăngtinốp làm cho con đường thông thương giữa Châu Âu và
Phương Đông bị gián đoạn. Việc buôn bán trở nên khó khăn vì thiếu thị trường, do đó
nhu cầu tìm kiếm thị trường mới của các quốc gia tăng lên. Từ đó việc tìm kiếm thị
trường mới lần lượt được thực hiện để phục vụ cho nhu cầu buôn bán, người mở đầu
những cuộc phát kiến ở Tây Ban Nha là Chirstopher Colombus (1451- 1506) người
Italia đã khám phá ra mảnh đất gần Ấn Độ nên đặt tên gọi là Tây Ấn. Amerigo
Vespucci tìm ra Châu Mỹ, ngoài ra còn có hàng loạt các cuộc tìm kiếm của Magellan
và lần đầu tiên ông đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất. Sự biến động đó là
yếu tố cách mạng tạo đà cho quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa.
Bên cạnh đó thời kỳ này còn có hàng loạt các phát minh khoa học đã đạt được
những thành tựu quan trọng như: nấu thép, nghề in, các kiến thức về thiên văn học, địa
lý… Tiêu biểu như Nikolaj Kopernik (1473- 1543) nhà bác học và triết học Ba Lan,
ông đã chứng minh trái đất xung quanh mặt trời và quay xung quanh trục của nó. Học
thuyết của Kopernik đã lật đổ những giáo lý của nhà thờ cho quả đất là trung tâm của
thế giới. Ông còn phát triển quan điểm duy vật về vũ trụ, cho vũ trụ là vật chất vô tận,
tự chuyển động theo quy luật riêng của nó. Còn Giordano Bruno (1548- 1600) người
Italia đã bảo vệ quan niệm khoa học của Kopernik, cho rằng vũ trụ là vô tận, mặt trời
là trung tâm của thái dương hệ. Ông còn khẳng định vật chất vận động biến đổi không
ngừng và tồn tại mãi mãi. Gallileo Gallilei (1564- 1642) người Italia thì có nhiều phát
minh về cơ học và thiên văn học. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng để quan
sát bầu trời, giải thích được cấu tạo của sao chổi, phát hiện ra định luật rơi thẳng đứng
và dao động của các vật thể. Về triết học duy vật cũng có nhiều bước phát triển mới,
người mở đầu cho trường phái triết học thời phục hưng là Francis Bacon (1561- 1626)
người Anh, ông đã đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán chủ nghĩa duy tâm
và triết học kinh viện. Những phát hiện đó đã làm đảo lộn những quan niệm phản khoa
7
Luận văn tốt nghiệp
học của giáo hội. Chủ nghĩa dân tộc cũng được hình thành và thai nghén bằng những
cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần đấu tranh của quần

chúng nhân dân.
Giai cấp tư sản ra đời đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đấu tranh để
xóa bỏ chế độ phong kiến. Những giáo lý khắt khe và những luật pháp hà khắc đã trở
thành trở lực lớn, giai cấp tư sản thấy cần xóa bỏ những ràng buộc và tạo cho mình
một hệ tư tưởng, một nền văn hóa riêng. Họ đi tìm cho mình trong thành tựu văn hóa
cổ đại những yếu tố có lợi để đấu tranh chống lại ý thức hệ tư tưởng của nền văn hóa
Trung cổ. Đó chính là cội nguồn cho phong trào cải cách tôn giáo - một chủ đề tiêu
biểu trong thời đại phục hưng.
Hơn nữa những biến động về kinh tế xã hội vào đầu thế kỷ XIV- XV tạo nên
những tiền đề để làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa cổ đại. Sự xuất
hiện các “mạnh tường quân” trong tầng lớp giàu có, sự bảo trợ của những người đứng
đầu nhà nước đã có tác dụng khuyến khích và giúp đỡ các nghệ sĩ có điều kiện tập
trung trí tuệ và tài năng vào công việc lao động sáng tạo nghệ thuật góp phần tạo nên
nền nghệ thuật độc đáo thời phục hưng.
Tiếp theo sau Italia sang thế kỷ thứ XV- XVI quan hệ tư bản chủ nghĩa cũng
hình thành ở các nước Tây Âu và Trung Âu khác như: Anh, Pháp, Tây Ban Nha,
Đức… nên phong trào phục hưng có điều kiện phát triển rộng rãi khắp Châu Âu.
Với những tiền đề nhất định đó phong trào phục hưng ở Châu Âu đã tạo ra một
trang sử mới, một bước ngoặt lịch sử như Ănghen đã đánh giá “đó là bước ngoặt tiến
bộ nhất, vĩ đại nhất từ trước đến bây giờ loài người chưa từng thấy” [ 2, 120].
1.1.2. Tư tưởng của nền văn hóa phục hưng.
Những biến động lịch sử to lớn trên đã đưa lịch sử Châu Âu bước vào thời kỳ
mới. Phong trào phục hưng tuy có tiếp thu những yếu tố trong nền văn hóa Hy La
nhưng không phải là một phong trào phục cổ đơn thuần mà nó còn là bước tiến gắn
liền với yêu cầu mới của thời cận đại. Có nghĩa là phong trào văn hóa phục hưng
không chỉ tiếp thu nhưng tinh hoa văn hóa thời cổ đại mà còn là một trào lưu văn hóa
8
Luận văn tốt nghiệp
mới được phát triển trên bình diện mới dựa trên nền tảng kinh tế xã hội và hệ tư tưởng
của giai cấp tư sản đang lên.

Trong lòng xã hội lúc này xuất hiện nhiều luồng tư tưởng, nhiều học thuyết về
các vấn đề của xã hội. Tiêu biểu là học thuyết do nhà lý luận Môngtenhơ đề xướng về
chủ nghĩa hoài nghi với câu hỏi “không biết tôi biết cái gì?”, cùng cuốn sách “không
tưởng” của Tomat Môrơ “tôi tin một cách sắt đá rằng chỉ có thể có sự phân phối bình
đẳng và đúng về các tư liệu cũng như chỉ có thể có hạnh phúc trên bước tiến của con
người là khi nào quyền tư hữu đã hoàn toàn được xóa bỏ” [ 3,97 ]. Tác phẩm “thành
phố mặt trời” của nhà xã hội học người Ý mơ ước đến một xã hội mà trong đó của cải
được phân phối bình đẳng, mỗi người chỉ làm việc 4 giờ một ngày. Các học thuyết và
các luồng tư tưởng trên đã chi phối sâu sắc đời sống tinh thần và văn hóa của thời đại.
Nhưng cơ bản nhất, nổi bật nhất, tiến bộ nhất là trào lưư tư tưởng chủ nghĩa nhân văn,
một trào lưu tư tưởng đã góp phần tạo nên giá trị rực rỡ của nền văn hóa phục hưng.
Chủ nghĩa nhân văn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của trào lưu văn hóa mới , một
trào lưu tư tưởng được, phát sinh từ Italia và tỏa sáng ở khắp Châu Âu. Các nhà nhân
văn chủ nghĩa thời phục hưng đề cao con người và cuộc sống trần gian với những thú
vui tự nhiên của nó. Ta cũng từng bắt gặp tư tưởng tiến bộ này trong văn học thời cổ
đại . Nhà viết kịch Sophocle đã từng quan niệm con người là điều kỳ diệu nhất trong
vũ trụ và khẳng định bản thân là một con người nên không có gì thuộc về con người
mà xa lạ. Vì vậy, ông miêu tả nhân vật của mình theo quan điểm “tôi miêu tả những
con người cần phải được như vậy”.[2,98]
Bên cạnh việc tán dương vẻ đẹp và đề cao tài năng, các nhà nhân văn còn chú
trọng đến quyền tự do của con người, đòi hỏi con người phải được hưởng mọi lạc thú
ở “thiên đường trần gian”. Chủ nghĩa nhân văn còn là toàn bộ những quan điểm về đạo
đức và chính trị: coi con người không phải là cái gì siêu nhiên, kì ảo hay những nguyên
lý ngoài đời sống nhân loại mà coi con người là tồn tại thực tế trên mẹ đất. Con người
với những khả năng trần thế và hiện thực của nó, những nhu cầu, những khả năng ấy
đòi hỏi cần phải được thỏa mãn. Shakespeare ca ngợi: “kỳ diệu thay là con người! Con
9
Luận văn tốt nghiệp
người cao quý làm sao về lý trí, vô tận làm sao về năng khiếu… thật là vẻ đẹp của trần
gian, kiểu mẫu của muôn loài!” [2,126]

Chủ nghĩa nhân văn đòi hỏi giải phóng con người cá nhân ra khỏi thiết chế
phong kiến và nhà thờ kìm hãm con người như : chủ nghĩa thần bí, chủ nghĩa quyền
uy, chủ nghĩa khổ hạnh, chủ nghĩa diệt dục để họ được tự do phát triển những khả
năng vô tận . Trả họ về với trần thế để được tận hưởng những khát vọng sống khổng lồ
về cả tinh thần lẫn vật chất. Đó là nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nhân văn thời phục
hưng, xuyên suốt ảnh hưởng đến đề tài, cảm hứng sáng tác của các nhà văn.,
Chủ nghĩa nhân văn còn mang tính chất chiến đấu rõ rệt : chống lại nhà thờ,
giáo hội và quý tộc phong kiến bằng cách lên án đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt
nát, lối sống giả nhân giả nghĩa của giáo sĩ và quý tộc. Chủ trương đưa văn hóa thoát
khỏi tôn giáo, thoát khỏi thần học, chủ nghĩa nhân văn phê phán xã hội phong kiến và
nhà thờ là hai thế lực ngăn cản sự phát triển của đời sống con người một cách quyết
liệt. Chế độ phong kiến cho rằng con người cao quý hay thấp hèn là do dòng máu và
đẳng cấp quyết định còn chủ nghĩa nhân văn coi con người tự bản thân nó trở thành
cao quý do sự vĩ đại của nó. Cụ thể qua lời phát biểu của Đônkihôtê “ nghèo hèn mà có
đạo đức còn hơn quý tộc mà gian ác… dòng máu quý tộc là cha truyền con nối, còn
đạo đức là do chính mình tạo ra. Đạo đức có giá trị gấp bao nhiêu lần dòng máu
”[ 3,104 ] thể hiện quan niệm mới về vị thế cá nhân trong xã hội.
Nhà thờ cho con người là thực thể mang tội lỗi nguyên thủy trái lại chủ nghĩa
nhân văn coi con người “ là châu báu của vũ trụ ”, vẻ đẹp của con người là vẽ đẹp trần
gian,là kiểu mẫu của muôn loài. Hay như đạo cơ đốc quan niệm con người là “ sản
phẩm của chúa ”phủ định lại quan niệm đó chủ nghĩa nhân văn coi con người là “ sản
phẩm của tự nhiên ”, có những nhu cầu tự nhiên về cả vật chất lẫn tinh thần. Chống lại
những gì phản tự nhiên, đấu tranh do con người, đòi hỏi trả họ về với trần gian, được
quyền hưởng thụ cuộc sống chính đáng : như ăn mặc, đi lại, vui chơi, giải trí…được
phát triển về trí tuệ và tài năng, chủ nghĩa nhân văn trở thành hệ tư tưởng lớn tiến bộ
của thời đại.Bên cạnh đó chủ nghĩa nhân văn còn đề cao trình độ học vấn của con
10
Luận văn tốt nghiệp
người dưới hình thức phủ định triết học kinh viện, nhà trường phong kiến với chế độ
giáo dục “ ngu để trị ” không thể đem lại cho con người sự phát triển toàn diện.

Tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc cũng nằm trong quan niệm của chủ nghĩa
nhân văn. Các nhà nhân văn tin tưởng vào tương lai của đất nước mình, yêu tiếng nói
và chữ viết mẹ đẻ, yêu thương quần chúng, đứng về phía quần chúng trong việc đấu
tranh chống lại sự bóc lột. Phê phán cả những quan điểm phản khoa học và duy tâm,
bất chấp tòa án và giàn thiêu của giáo hội,các nhà khoa học đứng về phía chân lý, bảo
vệ sự thực, giáng những đòn quyết định vào thần học và triết học kinh viện, làm lung
lay uy quyền của giáo hội. Tinh thần đó, góp phần làm quần chúng tỉnh ngộ trước “
liều thuốc phiện tôn giáo ”( chữ dùng của Ănghen ).
Chủ nghĩa nhân văn có một ý nghĩa lịch sử to lớn, tuy nhiên do một số hạn chế
nhất định, chủ nghĩa nhân văn còn có một vài nhận định lệch lạc. Ca ngợi con người
của tự nhiên nhưng không thấy được con người là sản phẩm của xã hội. Sự miêu tả
con người gần với chủ nghĩa tự nhiên : quá chú trọng và quá say xưa đề cao mặt sinh
vật của con người vô hình chung lại hạ thấp con người. Đấu tranh giải phóng cho con
người nhưng chưa xác định được đối tượng nào cần được giải phóng trước tiên. Quá
đề cao phương diện tinh thần chưa thấy được cần phải giải phóng tầng lớp nhân dân
lao động khỏi gánh nặng cơm áo , một nhu cầu bức thiết của xã hội. Điều này làm cho
tính chiến đấu dừng lại ở cấp độ thỏa mãn nhu cầu của giai cấp tư sản đang lên và
thiếu tính đấu tranh triệt để.
Tuy có những hạn chế nhưng chủ nghĩa nhân văn trong phong trào văn hóa
phục hưng vẫn là một trào lưu tư tưởng có tầm cao lịch sử, có cống hiến lớn đối với
lịch sử tư tưởng con người. Nó đóng một vai trò quan trọng đối với việc phát triển văn
hóa, văn minh cho xã hội loài người. Vậy chủ nghĩa nhân văn với phương châm yêu
thương con người đồi quyền sống cho cá nhân là một hệ tư tưởng hoàn toàn chính
đáng. Trên cơ sở đó hệ tư tuởng này được xem là hạt nhân, là xuất phát điểm đồng thời
là điểm quy tụ của toàn bộ văn học phục hưng ,đem đến sức sống mới cho nền văn
học khiến cho loài người khi tiếp xúc với nó cảm thấy như được sống lại, tái sinh lại.
1.2 Văn học theo tinh thần phục hưng.
11
Luận văn tốt nghiệp
1.2.1Điểm mới về nội dung :

Nghệ thuật không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, đơn độc, mà là một hiện
tượng xã hội nẩy sinh tồn tại một cách có quy luật trong mối liên hệ qua lại với những
hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Đã đi qua biết bao thời đại, điều kiện kinh tế xã
hội của một nền nghệ thuật nào đó có thể không còn nhưng nhiều tác phẩm thời đó vẫn
tồn tại và phát huy giá trị của mình trong thời đại tiếp theo. Điều đó bắt nguồn từ chổ :
những tác phẩm đó mang ý nghĩa như những bằng chứng sinh động của một thời đại
lịch sử. Văn học phục hưng là sản phẩm hồn nhiên của một thời đại sục sôi ý chí đấu
tranh. Con người hiện đại đến với văn học phục hưng như đến với một khoảnh khắc
hào hùng, một hơi thở mới sau một thời đại hầu như bị chìm trong bóng đêm dày đặc.
Văn hóa phục hưng diễn ra ở Châu Âu vào thế kỷ XV- XVI, phong trào khởi
đầu bởi việc tìm kiếm những di tích còn lưu lại của nền văn hóa la mã cổ đại. Ngạc
nhiên trước sự hưng thịnh của nền văn minh xa xưa qua những thành tựu về văn hóa,
khoa học giúp loài người nhận thấy rõ bản chất của xã hội phong kiến trung cổ chà đạp
lên quyền sống và quyền tự do của con người. Nền văn hóa Hy Lạp sở dĩ có được một
xã hội dân chủ là nhờ không có sự kìm hãm của nhà thờ, giáo hội và những luật lệ hà
khắc của phong kiến. Nhận thức ấy thúc đẩy con người thời đại phục hưng tiến lên tự
giải phóng bản thân mình, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn dựa trên cơ sở học tập
truyền thống cổ xưa kết hợp với cái tiến bộ mới phù hợp với thời cận đại. Nội dung
văn học thời kỳ này chính là mảnh đất hiện thực được tái hiện lên trang sách qua cái
nhìn mang tinh nhân văn của giới văn nghệ sĩ. Thành công của dòng văn học được
được thể hiện cụ thể trên các thể loại :
Thơ ca, ta có Đantê ( 1265-1324 ) người đi tiên phong trong phong trào phục
hưng của Italia. Xuất thân trong một gia đình kỵ sĩ suy tàn ở Plorencia, ông căm ghét
giáo hội và cổ vũ cho sự thống nhất của đất nước Italia. Tác phẩm lớn nhất của Đantê
là tập thơ “ thần khúc” . Qua tác phẩm ta thấy dù đây là đề tài vốn được thời trung cổ
khích lệ nhưng điểm đáng chú ý là những mầm non chồi biếc đã bắt đầu nhú lên báo
hiệu một mùa xuân mới. Đó là niềm tin vào con người, vào trí thông minh, lòng dũng
cảm; là tấm lòng thiết tha với quyền sống và căm phẩn những thế lực đen tối chống lại
12
Luận văn tốt nghiệp

con người, tàn phá quê hương tổ quốc – với niềm tự hào về một quá khứ oai hùng và
truyền thống tốt đẹp. Tác phẩm còn có cả niềm tin vào một đất nước Italia thống nhất
và giàu mạnh, niềm tự hào về ngôn ngữ dân tộc. Đến với Pettracque ( 1304-1374 ) nhà
thơ trữ tình của chủ nghĩa nhân văn ta thấy ông thật sự là ngọn cờ đầu của trào lưu
nhân văn chủ nghĩa cũng như nền văn học phục hưng. Thơ ông là những khúc ca về
tình yêu lý tưởng, về sắc đẹp, về sự đấu tranh giành độc lập tự do thống nhất đất nước.
Lời thơ như những lời hiệu triệu thiết tha, thôi thúc, giục giã quần chúng xông lên. Bên
cạnh đó ông còn đòi tự do trong sáng tác chống lại sự gò bó của chủ nghĩa kinh điển.
Ở thể loại tiểu thuyết với sự ra đời của tác phẩm “ mười ngày ”, Bôccaciô đã
vạch trần sự giả dối của nhà thờ và giới tu hành : chế giễu sâu sắc giáo hoàng và tăng
lữ; lên án giới quý tộc. Tác phẩm phê phán những đức tính : tham lam, keo kiệt, dâm ô,
đạo đức giả….. Bên cạnh đó, tập truyện còn cổ vũ cho một cuộc sống vui vẻ, tận
hưởng mọi lạc thú ở đời. Francois Rabelais ( 1494 – 1553 ) người Pháp tinh thông cả
khoa học tự nhiên, văn học, triết học, pháp luật… thì đem đến cho người đọc một kiệt
tác mang đậm dấu ấn thời phục hưng là “Gacgiăngchuya và Pantagruyen”. Tác phẩm
được viết theo lối trào phúng giễu cợt thế giới trung cổ phong kiến, nhà thờ bằng
những tiếng cười ngạo nghễ. Ca ngợi cuộc sống mới tự do vui vẻ nhưng không phải là
một cuộc sống buông tuồng. Miguel De Cervantes ( 1547 – 1616 ) nhà văn Tây Ban
Nha với tác phẩm nổi tiếng Đônquyjote với hình ảnh nhân vật chính cùng tên đã chỉ ra
cái lỗi thời của giai cấp quý tộc Tây Ban Nha và quan niệm danh dự cổ hư. Đó là điển
hình một nước quân chủ nghiên ngữa trong vũng lầy phong kiến và tôn giáo phản
động. Có thể nó đây là thể loại phản ánh rõ nét tinh thần của thời đại và đưa nền văn
học bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn mà giai cấp tư sản bước vào vũ đài chính
trị, khẳng định hệ tư tưởng mới tiến bộ của mình.
Khởi điểm của phong tào phục hưng là Italia sau đó lan rộng ra các nước
Phuơng Tây khác. Nước Anh là nước bước vào thời đại phục hưng muộn hơn các
quốc gia khác nhưng cũng bùng lên một nền văn hóa phát triển nhanh và mạnh. Mảng
văn học từ lâu đã có truyền thống về kịch nay lại thêm phát triển với nhiều tên tuổi như
: Lyly ( 1554 – 1606 ); Greene ( 1558 – 1592 ); Kyd ( 1558 – 1594 ); Malowe ( 1564 –
13

Luận văn tốt nghiệp
1593 ) và đặc biệt là thiên tài bất hủ Shakespeare ( 1564 – 1616 ) trong 20 năm sáng
tác, Shakespeare đã để lại cho đời 37 vở kịch với nhiều thể loại : bi kịch, hài kịch, kịch
lịch sử cũng với một nội dung mang tinh thần thời đại. Các tác phẩm ca ngợi về tình
yêu, xem tình yêu là chất men của cuộc sống là hạnh phúc tuyệt vời trên cõi thế gian,
là nguồn sức mạnh có khả năng chống lại mọi thế lực cản trở. Đặc biệt qua hình tượng
nhân vật Hamlet, tác giả đã dựng lên được một con người tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân
văn, phản ánh được bản chất xã hội thối tha tựa như một “ ngục thất ghê tởm ”, một “
thời đại đảo điên ” qua cái nhìn và nổi khổ của nhân vật Hamlet. Chàng là lý tưởng
đẹp vì đã bộc lộ được sứ mệnh xây dựng thời đại nhưng lại bị gục ngã và thủ tiêu.
Nhìn chung văn học phục hưng là một ngày hội mới sau một thời gian dài đắm
chìm trong sự khống chế của phong kiến và thần học. Nếu văn học trung cổ chủ yếu ca
ngợi tình yêu lãng mạn, những hiệp sĩ với tinh thần thượng võ, trọng danh dự, trung
thành với lãnh chúa hào hiệp và ngoan đạo, hoặc có phê phán đả kích giai cấp phong
kiến thì cũng chỉ mang tính chất hài hước, nhẹ nhàng. Giờ đây văn học khởi sắc với
một “mùa hoa trái tưng bừng ”, tiếng cười bừng lên rộn rã len lỏi vào cuộc sống trần
thế và ca ngợi con người, phản đối những gì trái tự nhiên, kìm hãm niềm vui sống của
con người. Văn học mang tính chiến đấu cao vì lợi ích của con người, đặc biệt là
người phụ nữ - những con người đau khổ sống gò bó, chật hẹp trong khuôn khổ cứng
nhắc, lạc hậu, lỗi thời. Họ sống ngoài lề xã hội và chịu sự quản lý của nam giới. Giờ
đây các nhà văn đứng lên nói hộ những khát vọng sống, bày tỏ nổi niềm, bản lĩnh tự
chinh phục hạnh phúc cho bản thân.
Văn học phục hưng vừa phong phú về nội dung vừa khẳng định được giá trị
nghệ thuật cao.
1.2.2 Cách tân về nghệ thuật :
Một tác phẩm văn học nghệ thuật đích thực luôn thống nhất biện chứng giữa
nội dung và hình thức như nhà lý luận Lêônôp đã từng nhận xét “ tác phẩm nghệ thuật
đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và
một khám phá về nội dung ”[ 4,115 ]. Chính vì vậy mà khi nội dung văn học phục
14

Luận văn tốt nghiệp
hưng phát triển phong phú, mang tính chiến đấu cao thì hình thức nghệ thuật cũng có
những biến đổi nhất định để tạo nên sự thống nhất biện chứng cho tác phẩm.
Sự thay đổi đầu tiên mà ta cần nhắc đến là thể loại tác phẩm. Nếu văn học Hy
Lạp là sản phẩm của thời ấu trĩ, đến với nền văn học là đến với những kỷ niệm đẹp đẽ
về thời thơ ấu của mình. Các tác phẩm chủ yếu được viết theo các thể loại : thần thoại,
thơ trữ tình, bi kịch v..v.. để diễn tả một thế giới vừa hư vừa thực, đã đưa nền văn học
phát triển cao với nhiều tác phẩm được xem là mẫu mực. Đến thời kỳ trung cổ - thời
kỳ đen tối – người ta lại liên tưởng đến những gì xấu xa nhất, phản động nhất. Xã hội
lúc này chịu sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo và phong kiến. Thời kỳ này nổi lên các
thể loại như bài ca anh hùng, kịch và tiểu tuyết hiệp sĩ cung đình.Đến thời đại phục
hưng các thể loại trên đã có sự phát triển hoàn chỉnh và thời đại này còn là khoảng thời
gian “ phôi thai ”chuẩn bị cho sự ra đời của các thể loại mới. Bên cạnh tiểu thuyết hiệp
sĩ xuất hiện thêm thể loại tiểu thuyết trào phúng phù hợp với nội dung chế nhạo, chỉ
trích tố cáo, phản kháng, bằng những tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại , khoa
trương, hài hước mà ta có thể gặp qua các tác phẩm của Bôccaciô, Rabelais…. Thời kỳ
này còn xuất hiện thêm thể loại truyện ngắn hiện thực mà Bôccaciô được xem là người
có công mở đầu. Kịch thời này cũng đạt được sự phát triển hoàn thiện với nhiều loại
hình mới : bi hài kịch, kịch lịch sử, nổi bật là thể loại kịch lịch sử - loại kịch xoay
quanh các đề tài chống phong kiến để xây dựng nền quân chủ lập hiến. Nói chung, thể
loại thời kỳ này có một bước phát triển mới, đa dạng, phong phú hơn phù hợp với yêu
cầu biểu hiện một nội dung mang tầm cở thời đại.
Về phương pháp sáng tác cũng có nhiều cách tân cơ bản. Phương pháp sáng tác
là linh hồn của nội dung hoạt động sáng tạo nghệ thuật và mỗi một trào lưu văn học có
một phương pháp sáng tác riêng thể hiện thế giới quan của nhà văn. Bước vào ngày
hội mới nền văn học có sự biến đổi về phương thức sáng tác. Bút pháp hiện thực bắt
đầu xuất hiện và thắng thế, được các nhà văn sử dụng để sáng tạo nghệ thuật. Thế giới
tả thực hiện lên sinh động qua từng trang sách đó là đời sống kinh tế, chính trị, xã hội,
tôn giáo, văn hóa … với đầy đủ từng lớp xã hội từ nông dân cho đến thợ thủ công,
tăng lữ, quý tộc…

15
Luận văn tốt nghiệp
Văn học là một hình thức nghệ thuật ngôn từ, nên chất liệu cơ bản tạo nên tác
phẩm văn học chính là ngôn ngữ. Văn học giai đoạn trước chủ yếu được viết theo
tiếng la tinh thì giờ đây hưởng ứng tinh thần mới ,ngôn ngữ dân tộc trong văn học
được đề cao. Bởi đó là phương thức đề cao tinh thần dân tộc, ca ngợi quê hương tổ
quốc nên các nhà văn đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn ngôn ngữ của dân tộc mình
vào việc sáng tạo tác phẩm. Những tác phẩm được viết bằng tiếng mẹ đẻ góp phần đưa
ngôn ngữ dân tộc tiến thêm một bước mới dài hơn, xa hơn, đủ sức miêu tả những tư
tưởng tình cảm phức tạp. Ngôn ngữ dân tộc trở thành niềm tự hào của các nghệ sĩ sáng
tác.
Đến lúc này nền văn học Châu Âu thực sự bước vào một trang sử mới với một
sức sống mới khiến cho con người như thấy mình được tái sinh lại.
1.3 Tiểu kết :
Ở chương này chúng ta đã có cái nhìn tương đối khái quát về thời đại phục
hưng, nền văn học phục hưng cũng như những đặc điểm tính chất của hệ tư tưởng chủ
nghĩa nhân văn. Đây là những hiểu biết quan trọng có tính chất cơ sở để đi sâu vào tìm
hiểu tinh thần phục hưng trong tác phẩm “ mười ngày ”. Có thể nhận thấy rằng việc
nghiên cứu tìm hiểu tập truyện kể theo tinh thần cơ bản của thời đại là một nhu cầu cần
thiết giúp người đọc nhìn nhận đánh gái giá trị tác phẩm, tác giả một cách đầy đủ và
sâu sắc hơn
CHƯƠNG 2 : TINH THẦN PHỤC HƯNG TRONG TÁC PHẨM
“MƯỜI NGÀY” CỦA BÔCCACIÔ
2.1 Vài nét về tác giả Bôccaciô.
Vào thế kỷ thứ XIV, Italia đã có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn các
nước lân cận. Quan hệ tư bản ra đời từ rất sớm, các hoạt động văn học nghệ thuật
16
Luận văn tốt nghiệp
mang ý thức hệ tư sản phát triển phong phú. Hơn nữa đây còn lưu giử nhiều di sản văn
hóa của nền văn minh LaMã tạo tiền đề để Italia trở thành quê hương của phong trào

văn nghệ phục hưng. Phong trào phục hưng ở đây diễn ra khoảng 300 năm từ thế kỷ
XIV đến thế kỷ XVI với tên tuổi các nhà văn nhà thơ nổi tiếng : Đantê, Pettracque,
Bôccaciô, Castiglion, Ptasso đặc biệt là ba thiên tài Đantê, Pettracque, Bôccaciô đã làm
rạng danh nền văn học Italia mà khi nhắc đến thời kỳ phục hưng và nền văn học Ý
không ai là không nhớ đến. Bôccaciô đã đi vào thể loại truyện văn xuôi nghệ thuật Ý
và được mệnh danh là người đạt nền móng cho dòng truyện ngắn hiện thực Châu Âu.
Bôccaciô là nhà văn của buổi hoàng hôn trung cổ và buổi bình minh phục hưng.
Bản thân ông luôn tồn tại sự mâu thuẩn lớn giữa cái cũ – tư tưởng trung cổ phong kiến
– với cái mới – tư tưởng nhân văn tư sản. Bôccaciô sinh năm 1313 mất năm 1375, xuất
thân trong một gia đình thương nhân Ý. Ông là con hoang của một nhà buôn người Ý
với một người phụ nữ Pháp. Ông sinh ra và lớn lên tại tỉnh Xectandô gần Plorăngx –
nơi mà nền văn nbghệ phục hưng có điều kiện nẩy nở sớm nhất. Vì lẻ đó cuộc đời ông
được tắm mình trong bầu không khí của thời đại, thời đại của ý thức hệ tư sản đang
lên.
Năm 15 tuổi ông được cha cho đi học luật và nghề buôn để nối nghiệp gia đình
tại Naplơ, nhưng số phận lại đưa đẩy ông đến với ngành nghệ thuật ngôn từ. Cả cuộc
đời Bôccaciô là những bước đi trắc trở và thăng trầm về cả tình duyên lẫn sự nghiệp
sáng tác. Không được may mắn trong tình yêu nhưng đó lại là nguồn cảm hứng đvô
tận giúp ông sáng tác, Bôccaciô bắt đầu viết khi còn rất trẻ nhưng những tác phẩm giai
đoạn này còn mang nặng tư tưởng của văn học trung cổ. Tập thơ ( Rime ) gồm 257 bài
nhưng lại không có gì đặc sắc lắm, “ người say mê tình ái ”thì được viết theo thể loại
truyện văn xuôi và phân tích theo lối khuôn sáo của tiểu thuyết trung cổ Pháp. Ngoài ra
còn có “ khúc bi thương về nàng Fiametta ”hay thi phẩm “ hình ảnh tình yêu ” sử dụng
thể văn phúng dụ để kể chuyện phiêu lưu tình ái : cũng bắt chước cuốn tiểu thuyết nổi
tiếng “ hoa hồng ”thời trung cổ… Nhìn chung, các sáng tác của ông giai đoạn này
không mấy thành công.
17

×