Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỘNG CƠ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ TAEKWONDO KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG QUẬN THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.52 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
ĐỘNG CƠ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CÂU LẠC
BỘ TAEKWONDO KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG
QUẬN THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý thể dục thể thao
Nguyễn Phúc Phương
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỘNG CƠ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC CÂU LẠC
BỘ TAEKWONDO KHU CHẾ XUẤT LINH TRUNG
QUẬN THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý thể dục thể thao
Người hướng dẫn khoa học Sinh viên thực hiện
Th.S: Nguyễn Công Quân Nguyễn Phúc Phương
Khoa: Quản Lý TDTT
Khóa: 32
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013
2
LỜI MỞ ĐẦU
Tập luyện thể dục thể thao nói chung và tập luyện võ thuật nói riêng đều
giúp nâng cao sức khỏe, thể lực, khám phá tiềm năng vốn có của bản thân,giáo
dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân, hiệu quả trong học tập nâng cao năng xuất lao


động,công tác đồng thời tăng cường sức chiến đấu trong lực lượng vũ trang quân
đội.bên cạnh đó tập luyện phong trào nhằm tìm kiếm tài năng cho thể thao
chuyên nghiệp,thể thao thành tích cao.
Hoạt động quản lý nhà nước cần tập trung vào việc hoạch định chính
sách, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, thanh tra, giám sát các hoạt động sự
nghiệp TDTT. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong tổ chức và điều hành các
hoạt động TDTT; tạo hành lang pháp lý phù hợp để thu hút mọi nguồn lực tham
gia phát triển TDTT; tích cực chuyển giao các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ
TDTT cho các tổ chức xã hội về TDTT quản lý. Phát triển mạnh và từng bước
hoàn thiện các tổ chức xã hội về TDTT như: câu lạc bộ, hội TDTT, tiến tới
thành lập Liên hiệp các hội TDTT Việt Nam để thống nhất quản lý các tổ chức
xã hội về TDTT trên phạm vi cả nước. Trước mắt, cần tập trung nâng cao năng
lực quản lý và tổ chức điều hành các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao,
năng lực tự chủ và tự quản về tài chính của các câu lạc bộ, liên đoàn, hiệp hội
TDTT.
Nhằm cung cấp cho cán bộ quản lý phong trào thể thao cũng như các
huấn luyện viên (HLV) tại các điểm tập Taekwondo có được những thông tin về
hoạt động của câu lạc bộ (CLB), từ đó phát huy những mặt làm được và khắc
phục những mặt yếu kém dưới góc nhìn khách quan nhất. em xin chọn đề tài:
“Động cơ và chất lượng dịch vụ của các câu lạc bộ Taekwondo
khu chế xuất Linh Trung Q. Thủ Đức TP.HCM” nhằm góp phần vào
sự nghiệp phát triển thể thao Quận.
3
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1.1. Động cơ.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về động cơ của con người, song mọi quan
điểm đều cho rằng động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy quy định sự lựa
chọn và hướng của hành vi. Việc nghiên cứu về động cơ thực chất là quá trình

lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó. Động cơ là sự thoi thúc con người
hành động mang tính chất cá nhân xuất phát từ nhu cầu của con người, trong
hoạt động thể dục thể thao khi con người có nhu cầu vận động thì động cơ
chính đó là sự hấp dẫn của môn thể thao và nó mang tính chất cá nhân của
người đó là chính.
1.1.2 Chất lượng dịch vụ.
Parasuraman, Zeithaml và Berry định nghĩa: Chất lượng dịch vụ được
xem như khoảng cách giữa mong đợi về dịch vụ và nhận thức của khách hàng
khi sử dụng dịch vụ [7].
Trong nhiều phân tích về chất lượng dịch vụ thì chúng ta thấy rõ gợi ý ở dưới
đây về chất lượng dịch vụ:
(1). Chất lượng dịch vụ khó đánh giá hơn chất lượng sản phẩm hữu hình.
(2). Nhận thức về chất lượng dịch vụ là kết quả của quá trình so sánh giữa
mong đợi của khách hàng với những hoạt động cụ thể của đơn vị cung cấp dịch
vụ nhằm đáp ứng mong đợi đó.
(3). Những đánh giá của chất lượng không chỉ được tạo ra từ dịch vụ nó
còn bao gồm những đánh giá về quá trình thực thi dịch vụ.
CHƯƠNG II
4
MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP –
ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
2.1. MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
2.1.1. Mục đích nghiên cứu.Từ việc tìm hiểu về động cơ và sự hài lòng của
võ sinh đang tập luyện tại các CLB võ thuật Taekwondo khu chế xuất Linh
Trung Q.Thủ Đức TP.Hồ Chí Minh nhằm giúp cho các nhà quản lý đánh giá
đúng hiện trạng và đưa ra những cải tiến mới nhằm đưa phong trào Taekwondo
Thủ Đức đạt chất lượng trong tương lai.
2.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Đánh giá động cơ đến tập luyện của võ sinh của các câu lạc
bộ Taekwondo tại khu chế xuất Linh Trung Q.Thủ Đức TP.HCM.

Nhiệm vụ 2: Đánh giá về chất lượng dịch vụ của các CLB Taekwondo
tại khu chế xuất Linh Trung Q.Thủ Đức TP.HCM.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu.
Tham khảo, phân tích và sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xác định nhiệm vụ nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học.
Sử dụng phương pháp Anket: là phương pháp thu thập thông tin xã hội
dựa trên bảng câu hỏi.
2.2.3. Phương Pháp toán học thống kê.
Tổ chức nghiên cứu Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân
tích số liệu cho
Thống kê mô tả; T-test; Anova …
2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
5
- Đối tượng nghiên cứu là các bạn học sinh,sinh viên và công nhân
đang theo tập tại các câu lạc bộ Taekwondo khu chế xuất Linh
Trung Q.Thủ Đức TP.HCM.
- Cụ thể là 6 lớp tại P.Linh Trung và P.Linh Chiểu
- Mẫu nghiên cứu: 500 người
2.3.2. Tổ chức nghiên cứu. (xem khóa luận trang 22)
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu:
+ Trường ĐH TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh
+ Tại câu lạc bộ Taekwondo khu chế xuất Linh Trung Q.Thủ Đức
TP.HCM.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về mẫu nghiên cứu:
Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 500 phiếu phân bố đều ở 6 CLB trong khu chế

xuất Linh Trung, Quận Thủ đức, TP.HCM. Thu lại 485 phiếu hợp lệ (đạt tỷ lệ
97%).
6
Trong tổng số 485 người về giới tính tỉ lệ nam là 323 người chiếm
(66,6%) cao hơn nữ 162 người chiếm (33,4%).
Độ tuổi của võ sinh cho thấy từ 19-25 tuổi là đông nhất 213 người chiếm
(43,9%), tiếp theo là 10-15 tuổi có 146 người chiếm (30,1%), chiếm tỉ lệ rất thấp
là trên 25 tuổi có 2 người chiếm (0,4%).
Học vấn của võ sinh cho thấy người có trình độ THCS là tham gia đông
nhất với 192 học viên chiếm (39,6%), tiếp theo là người có trình độ CĐ,ĐH với
136 học viên chiếm (28%), thấp nhất là THPT có 73 học viên chiếm (15,1%)
Tình trạng hôn nhân của hội viên: đa số các hội viên đều chưa kết hôn
(96,7%), đã kết hôn (3,3%).
Nghề nghiệp cho thấy võ sinh là học sinh có số lượng đông nhất (50,3%),
sinh viên (27,6%), nhân viên công ty (21,6%) và nghề nghiệp khác có tỉ lệ tham
gia (0,6 %).
Võ sinh theo tập luyện tại điểm tập Phường Linh Trung là đông nhất với
107 học viên chiếm 22,1%, tiếp theo là ĐH Nông Lâm 90 học viên chiếm
18,6%, C.ty Nissei chiếm 17,1%, nhà thiếu nhi Quận Thủ Đức chiếm 14,6%, tại
trường tiểu học Nguyễn Văn Triết có 14,4%, tại Đài tưởng Niệm có 13,2%.
3.2. Độ tin cậy của mẫu nghiên cứu.
3.2.1 Độ tin cây của động cơ.
Độ tin cây của động cơ: Alpha = 0,749
3.2.2 Độ tin cậy của chất lượng dịch vụ.
Độ tin cây của chất lượng dịch vụ: Alpha = 0,781
1. Động cơ tham gia.
Qua bảng 3.3.1 có thể thấy được các võ sinh cơ 6 động cơ là đánh giá cao.
Trong đó cao nhất là tăng cường sức khỏe(M=4,59), kế tiếp là sở
thích(M=4,23), cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống(M=4,18), sự hấp dẫn của võ
thuật huyền bí(M=4,16), nâng cao khả năng vận động(M=4,16), học

hỏi(M=4,13).
7
• Giới tính.
Cao nhất là yếu tố: Tăng cường sức khỏe (Mean = 4.63 đối với Nam,
Mean = 4.51 đối với nữ). Thấp nhất là yếu tố: Làm đẹp (Mean = 2.59 đối với
Nam, Mean = 2.64 đối với Nữ). Với yếu tố: Sở thích thì Nam và Nữ đánh giá
bằng nhau (Mean = 4.23). Hầu hết các yếu tố còn lại Nam cao hơn Nữ.
• Theo lứa tuổi.
Như vậy các võ sinh có độ tuổi từ 19 trở lên cho rằng động cơ đến tập
luyện để làm đẹp là cao nhất, thấp nhất là độ tuổi từ 16-18 tuổi.
Động cơ nhằm thoát khỏi áp lực hằng ngày thì võ sinh từ 19 tuổi trở lên là
cao nhất, thấp nhất là độ tuổi từ 16-18 tuổi
Với động cơ cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống thì võ sinh > 25 tuổi
đánh giá cao nhất kế tiếp là võ sinh <10 tuổi, thấp nhất là võ sinh từ 10-15 tuổi.
• Theo trình độ học vấn.
Động cơ làm đẹp,muốn chứng tỏ bản thân thì võ sinh có trình độ ĐH,CĐ
đánh giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh phổ thông.
• Theo tình trạng hôn nhân.
Không có sự khác biệt đáng kể về mặc thống kê của động cơ tham gia với
tình trạng hôn nhân.
• Theo nghề nghiệp.
Với động cơ tăng cường sức khỏe (F=4,101,P=0,007<0,05), tập luyện để
làm đẹp (F=5,523,P=0,001<0,05).
Sau khi sử dụng phép kiểm định scheffe ta thấy sự khác biệt đáng kể về
động cơ đến tập luyện Taekwondo của các võ sinh có nghề nghiệp khác nhau:
Như vậy các võ sinh là sinh viên đánh giá động cơ tăng cường sức khỏe và làm
đẹp là là cao nhất, thấp nhất là võ sinh có nghề khác.
• Theo thu nhập.
Với động cơ tập luyện để làm đẹp (F=5,069,P=0,002<0,05), ảnh hưởng
của quảng cáo truyền hình sách báo (F=3,044,P=0,029<0,05).

8
Sau khi sử dụng phép kiểm định scheffe ta thấy sự khác biệt đáng kể về
động cơ đến tập luyện Taekwondo của các võ sinh có thu nhập khác nhau:
Như vậy các võ sinh có thu nhập càng cao thì quan tâm càng nhiều tới
động cơ làm đẹp.
Các võ sinh còn lệ thuộc vào gia đình có sự ảnh hưởng của quảng cáo
truyền hình sách báo nhiều nhất, thấp nhất là võ sinh có thu nhập từ 5-7 triệu.
• Theo câu lạc bộ.
Như vậy các võ sinh ở ĐH Nông Lâm có động cơ tăng cường sức khỏe
và giải trí là cao nhất, thấp nhất là võ sinh ở đài tưởng niệm.
Các võ sinh ở P.Linh Xuân đánh giá động làm đẹp là cao nhất và thấp
nhất là võ sinh ở C.ty Nissei.
2. Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Qua bảng 3.4.1 ta thấy được các võ sinh đánh giá cao 5 nhân tố, cao nhất
là Luôn tổ chức các kỳ thi thăng cấp, lên đai đúng thời gian(M=4.38), kế tiếp là HLV
có phương pháp huấn luyện tốt(M=4.36), HLV có kiến thức chuyên môn vững
vàng(M=4.31), HLV lên lớp thường xuyên qua các buổi tập(M=4.28), Nơi tập luyện
rộng rãi thoáng mát(M=4.17).
• Theo giới tính
Cao nhất là yếu tố: Luôn tổ chức kỳ thi thăng đai, lên cấp đúng thời gian
(Mean = 4.40 đối với Nam, Mean = 4.35 đối với nữ). Thấp nhất là yếu tố: Để tập
luyện tốt hơn có nên tăng học phí (Mean = 2.61 đối với Nam, Mean = 2.48 đối
với Nữ). các yếu tố nữ đánh giá cao hơn nam là về HLV lên lớp thường xuyên,
HLV luôn sẵn lòng giúp đỡ học viên tập luyện, HLV có kiến thức chuyên môn
vững vàng, HLV có phương pháp huấn luyện tốt, HLV có kỹ năng huấn luyện
tốt, HLV thường xuyên quan tâm tới việc học của bạn, nội quy quy định của
CLB chặc chẽ.
• Theo lứa tuổi
9
Như vậy các võ sinh có độ tuổi >25 tuổi đánh giá về cơ sở vật chất thảm,

dụng cụ đầy đủ cho tập luyện,Tác phong đứng lớp của HLV đúng chuẩn
mực,HLV sẵn lòng giúp đỡ học viên tập luyện là cao nhất, thấp nhất là võ sinh
có độ tuổi từ 10-15 tuổi.
Với nhân tố HLV lên lớp thường xuyên, HLV có kỹ năng huấn luyện tốt
thì võ sinh có độ tuổi <10 tuổi đánh giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh >25 tuổi.
Với nhân tố Dịch vụ ăn uống đa dạng thì võ sinh có độ tuổi >25 tuổi đánh
giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh từ 16-18 tuổi.
• Theo trình độ học vấn.
Như vậy các võ sinh có trình độ tiểu học đánh giá cao nhất về nhân
tố HLV lên lớp thường xuyên, Tác phong đứng lớp của HLV đúng chuẩn mực,
HLV sẵn lòng giúp đỡ học viên tập luyện và thấp nhất là võ sinh có trình độ
trung học.
Về cơ sở vật chất thảm, dụng cụ đầy đủ cho tập luyện thì võ sinh tiểu học
đánh giá là cao nhất thấp nhất là võ sinh có trình độ CĐ, ĐH.
Với nhân tố dịch vụ ăn uống đa dạng thì võ sinh có trình độ CĐ,ĐH đánh
giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh có trình độ trung học.
• Theo tình trạng hôn nhân.
Chất lượng dịch vụ cao nhất là yếu tố: Luôn tổ chức kỳ thi thăng đai, lên
cấp đúng thời gian (Mean = 4.38 đối với chưa kết hôn, Mean = 4.38 đối với đã
kết hôn). kế tiếp là nhân tố HLV có phương pháp huấn luyện tốt (Mean = 4,36
đối với chưa kết hôn và Mean = 4,56 đối với đã kết hôn) Thấp nhất là yếu tố: Để
tập luyện tốt hơn có nên tăng học phí (Mean = 2.58 đối với chưa kết hôn, Mean
= 2.38 đối với đã kết hôn).
• Theo nghề nghiệp.
Các võ sinh là sinh viên đánh giá chất lượng dịch vụ về dịch vụ ăn uống
đa dạng là cao nhất, kế tiếp là nhân viên C.ty và thấp nhất là võ sinh thuộc nghề
khác.
10
• Theo thu nhập
Không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê của chất lượng dịch vụ

theo thu nhập của võ sinh.
• Theo câu lạc bộ.
Với nhân tố HLV lên lớp thường xuyên (F=5,050,P=0,000<0,05), HLV
có kiến thức chuyên môn vững vàng (F=3,799,P=0,002<0,05), HLV thường
xuyên quan tâm đến việc học của bạn (F=4,153,P=0,001<0,05),có nhà vệ sinh
nơi tập luyện (F=2,270,P=0,047<0,05).
Các võ sinh ở ĐH Nông Lâm đánh giá về nhân tố HLV lên lớp thường
xuyên, HLV có kiến thức chuyên môn vững vàng là cao nhất kế tiếp là võ sinh ở
Nguyễn Văn Triết thấp nhất là võ sinh ở Đài tưởng niệm.
Với nhân tố HLV thường xuyên quan tâm đến việc học của bạn thì võ
sinh ở P. Linh Xuân đánh giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh ở nhà thiếu nhi
Quận.
Võ sinh ở P.Linh Xuân đánh giá cao nhất về nhân tố có nhà vệ sinh nơi tập
luyện và thấp nhất là võ sinh ở ĐH Nông Lâm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Kết luận
Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu.
3. Động cơ tham gia.
Qua bảng 3.3.1 có thể thấy được các võ sinh cơ 6 động cơ là đánh giá cao.
Trong đó cao nhất là tăng cường sức khỏe(M=4,59), kế tiếp là sở
thích(M=4,23), cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống(M=4,18), sự hấp dẫn của võ
11
thuật huyền bí(M=4,16), nâng cao khả năng vận động(M=4,16), học
hỏi(M=4,13).
• Giới tính.
Động cơ tăng cường sức khỏe (M=4,63) được nam giới đánh giá cao nhất
Nữ giới quan tâm tới động cơ sự hấp dẫn của võ thuật huyền bí (M=4,22),
kế tiếp là học hỏi(4,22). Thấp nhất là động cơ làm đẹp (M=2,59 đối với nam và
M= 2,64 đối với nữ).
• Theo lứa tuổi.

Động cơ nhằm thoát khỏi áp lực hằng ngày và làm đẹp được võ sinh có độ
tuổi từ 19 tuổi trở lên đánh giá cao nhất.
Các võ sinh nhỏ càng nhỏ tuổi đánh giá càng cao động cơ cảm thấy tự tin
hơn trong cuộc sống.
• Theo trình độ học vấn.
Động cơ làm đẹp,muốn chứng tỏ bản thân thì võ sinh có trình độ ĐH,CĐ
đánh giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh phổ thông.
• Theo tình trạng hôn nhân.
Không có sự khác biệt đáng kể về mặc thống kê của động cơ tham gia với
tình trạng hôn nhân.
• Theo nghề nghiệp.
Các võ sinh là sinh viên đánh giá động cơ tăng cường sức khỏe và làm
đẹp là cao nhất, thấp nhất là võ sinh thuộc nghề khác.
• Theo thu nhập.
Với nhân tố động cơ tăng cường sức khỏe, làm đẹp và muốn chứng tỏ bản
thân thì võ sinh có thu nhập từ 5-7 triệu là cao nhất kế tiếp là từ <3 triệu, thấp
nhất là từ 3-4 triệu.
Động cơ ảnh hưởng của quảng cáo, truyền hình, sách báo thì võ sinh lệ
thuộc gia đình là cao nhất, thấp nhất là võ sinh có thu nhập từ 5-7 triệu.
• Theo câu lạc bộ.
12
Động cơ tăng cường sức khỏe và giải trí thì tại CLB ĐH Nông Lâm là cao
nhất, thấp nhất là tại CLB Đài tưởng niệm.
Với nhân tố động cơ làm đẹp được võ sinh ở P.Linh Xuân đánh giá cao
nhất, thấp nhất là võ sinh ở C.ty Nissei.
4. Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Qua bảng 3.4.1 ta thấy được các võ sinh đánh giá cao 5 nhân tố, cao nhất
là Luôn tổ chức các kỳ thi thăng cấp, lên đai đúng thời gian(M=4.38), kế tiếp là HLV
có phương pháp huấn luyện tốt(M=4.36), HLV có kiến thức chuyên môn vững
vàng(M=4.31), HLV lên lớp thường xuyên qua các buổi tập(M=4.28), Nơi tập luyện

rộng rãi thoáng mát(M=4.17).
• Theo giới tính
Cao nhất là yếu tố: Luôn tổ chức kỳ thi thăng đai, lên cấp đúng thời gian
(Mean = 4.40 đối với Nam, Mean = 4.35 đối với nữ). Thấp nhất là yếu tố: Để tập
luyện tốt hơn có nên tăng học phí (Mean = 2.61 đối với Nam, Mean = 2.48 đối
với Nữ).
• Theo lứa tuổi
Với nhân tố chất lượng dịch vụ về cơ sở vật chất thảm, dụng cụ đầy đủ
cho tập luyện, Tác phong đứng lớp của HLV đúng chuẩn mực, HLV sẵn lòng
giúp đỡ học viên tập luyện thì võ sinh có độ tuổi >25 tuổi đánh giá cao nhất,
thấp nhất là võ sinh từ 10-15 tuổi.
Nhân tố HLV lên lớp thường xuyên, HLV có kỹ năng huấn luyện tốt được
võ sinh <10 tuổi đánh giá cao nhất, thấp nhất là võ sinh >25 tuổi.
Yếu tố nội quy và quy định của CLB chặc chẽ, HLV tận tụy để học viên
tập luyện tốt hơn được võ sinh có độ tuổi từ 16-18 đánh giá cao nhất, thấp nhất
là võ sinh >25 tuổi.
Về dịch vụ ăn uống đa dạng thì võ sinh >25 tuổi đánh giá cao nhất kế tiếp
là võ sinh từ 19-25 tuổi, thấp nhất là võ sinh 16-18 tuổi.
• Theo trình độ học vấn.
13
HLV lên lớp thường xuyên, Tác phong đứng lớp của HLV đúng chuẩn
mực, HLV sẵn lòng giúp đỡ học viên tập luyện, cơ sở vật chất thảm, dụng cụ
đầy đủ cho tập luyện, HLV có kỹ năng huấn luyện tốt được võ sinh tiểu học
đánh giá cao nhất .
Với nhân tố dịch vụ ăn uống đa dạng thì võ sinh có trình độ ĐH,CĐ đánh
giá cao nhất và võ sinh trung học đánh giá thấp nhất.
• Theo tình trạng hôn nhân.
Chất lượng dịch vụ cao nhất là yếu tố: Luôn tổ chức kỳ thi thăng đai, lên
cấp đúng thời gian (Mean = 4.38 đối với chưa kết hôn, Mean = 4.38 đối với đã
kết hôn). kế tiếp là nhân tố HLV có phương pháp huấn luyện tốt (Mean = 4,36

đối với chưa kết hôn và Mean = 4,56 đối với đã kết hôn) Thấp nhất là yếu tố: Để
tập luyện tốt hơn có nên tăng học phí (Mean = 2.58 đối với chưa kết hôn, Mean
= 2.38 đối với đã kết hôn).
• Theo nghề nghiệp.
Các võ sinh là sinh viên đánh giá chất lượng dịch vụ về dịch vụ ăn uống
đa dạng là cao nhất, kế tiếp là nhân viên C.ty và thấp nhất là võ sinh thuộc nghề
khác.
• Theo thu nhập
Không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê của chất lượng dịch vụ
theo thu nhập của võ sinh.
• Theo câu lạc bộ.
Các võ sinh ở ĐH Nông Lâm đánh giá về nhân tố HLV lên lớp thường
xuyên, HLV có kiến thức chuyên môn vững vàng là cao nhất kế tiếp là võ sinh ở
Nguyễn Văn Triết, thấp nhất là võ sinh ở Đài tưởng niệm.
Võ sinh ở P.Linh Xuân có đánh giá cao nhất về nhân tố HLV thường xuyên
quan tâm đến việc học của bạn và có nhà vệ sinh nơi tập luyện.
 Kiến nghị.
14
Từ kết quả nghiên cứu được trình bày ở trên tác giả đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị xuất phát từ nghiên cứu như sau:
Từ nghiên cứu khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học cho thấy những
yếu tố có sự khác biệt cũng cần được quan tâm như theo giới tính, trình độ, lứa
tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, địa điểm tập luyện để có những
phương án đáp ứng yêu cầu và mang lại sự hài lòng cho mọi đối tượng võ sinh.
Từ kết quả thu được của đề tài cho thấy động cơ của các võ sinh đều đến
tham gia tập luyện nhằm tăng cường sức khỏe, các võ sinh nhỏ tuổi muốn nâng
cao khả năng vận động và cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống, các võ sinh lớn
tuổi và có trình độ càng cao tham gia tập luyện nhằm giải trí, thoát khỏi áp lực
hằng ngày, các bạn nữ thì thấy sự hấp dẫn của võ thuật huyền bí, các võ sinh ở
lứa tuổi từ 16-18 tuổi đến tập Taekwondo với động cơ là muốn chứng tỏ bản

thân. Xuất phát từ những động cơ và với mỗi đối tượng như trên giúp HLV, cán
bộ quản lý nắm rõ và đưa ra phương pháp huấn luyện, quản lý thích hợp.
Từ đánh giá về chất lượng dịch vụ cho thấy những yếu tố chưa được đánh
giá cao cần được củng cố, nâng cấp, cải tạo, huấn luyện nhằm nâng cao mức độ
hài lòng của võ sinh như: nâng cao cơ sở vật chất, tổ chức huấn luyện cho trợ lý
huấn luyện viên giúp họ nắm bắt được công việc và nhiệm vụ của mình để thực
hiện một cách nhanh gọn và chính xác, có được tác phong, trang phục gọn
gàng…, học phí cũng cần được các nhà quản lý quan tâm.
Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
Đây là một nghiên cứu kế thừa các nghiên cứu đã có, thực hiện cụ thể tại
khu chế xuất Linh Trung Quận Thủ Đức TP.HCM dạng lặp lại và điều chỉnh.
Do đó các hạn chế là không thể tránh khỏi những sai sót.
Một là, Người đi phỏng vấn trực tiếp hướng dẫn các võ sinh, hoặc có tập
luyện tại CLB nên các võ sinh đánh giá chưa thật khách quan.
Hai là, các biến đo lường về chất lượng dịch vụ liên quan đến HLV các võ
sinh đánh giá có phần e dè. Do vậy, chưa thể nhận ra chính xác nhận định của võ
15
sinh đối với HLV của CLB. Như đã biết, HLV là yếu tố quan trọng trong chất
lượng dịch vụ tập luyện.
Ba là, kết quả nghiên cứu là thuộc phạm vi của khu chế xuất Linh Trung,
dừng lại ở việc đo lường, tìm hiểu mối quan hệ giữa động cơ và sự hài lòng của
võ sinh với các thành phần chất lượng dịch vụ tại các điểm tập. Do vậy đây chỉ
là một trong những nguồn thông tin hỗ trợ đánh giá tình hình tập luyện
Taekwondo của khu chế xuất Linh Trung Quận Thủ Đức.
Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, kinh phí, qui mô
nghiên cứu chỉ giới hạn trong một đề tài cử nhân vì vậy vẫn còn nhiều vấn đề
chưa giải quyết đến cùng, hơn nữa vấn đề lý thuyết và thực tiễn còn nhiều ngăn
cách vì vậy cần có những tác giả khác tiếp tục đi sâu nghiên cứu và bổ xung đề
đề tài này được hoàn thiện hơn.
16

×