Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng số 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.68 KB, 39 trang )

Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
PHẦN 1: TỔNG QUAN VẾ CÔNG TY TNHH
MTV XÂY DỰNG SỐ 3
1.1. Quá trình hình thành vá phát triển Công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên xây dựng số 3
Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV xây dựng số 3
Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Kim Sơn-Huyện Đông Triều-
Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333.677578
Fax: 0333.677756
Email:
Website: www.hoanghagroup.com.vn
Mã số thuế: 5700639658
Công ty TNHH MTV xây dựng số 3 đăng ký và thành lập từ ngày
15/02/2008, theo giấy chứng nhận kinh doanh số 2203000778 do sở kế hoạch
& đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
Thành phần kinh tế: Ngoài quốc doanh.
Ngành nghề kinh tế: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Công ty TNHH MTV xây dựng số 3 trực thuộc Tập đoàn Hoàng Hà -
một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất các sản phẩm phục
vụ ngành xây dựng. Tập đoàn Hoàng Hà đã thành lập và đi vào hoạt động từ
năm 2002, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Tập đoàn đã đạt được
những thành công đáng khen ngợi, luôn luôn là lá cờ đầu của tinh Quảng Nình
về thành tích kinh doanh tốt, tập đoàn rất vinh dự khi được đón nhận giải
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
1
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
thưởng sao vàng đất Việt năm 2007.
Công ty TNHH MTV xây dựng số 3 là một pháp nhân hạch toán độc lập
được mở tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng. Công ty hoạt động theo
các quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Từ ngày thành lập


tới nay Công ty đã phát triển và lớn mạnh không ngừng.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí kinh doanh của Công ty:
Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được tổ chức theo sơ đồ 01-
Phụ lục trang 1.
Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
-Giám đốc: là người điều hành trực tiếp Công ty, chịu trách nhiệm toàn
bộ hoạt động kinh doanh của Công ty trước cơ quan pháp luật.
-Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành các hoạt động của
Công ty, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng giám đốc
tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo
công tác hành chính kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ hành chính của Công ty như
văn thư, đánh máy, lưu giữ hồ sơ của cán bộ công nhân viên, mua sắm các
trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác kinh doanh. Ngoài ra, phòng tổ chức
hành chính còn có nhiệm vụ quan trọng là tham mưu cho ban giám đốc về việc
đề bạt hoặc luân chuyển cán bộ trong Công ty.
- Phòng tài vụ( kế toán trưởng): có nhiệm vụ đảm bảo vốn hoạt động
kinh doanh của Công ty, tổ chức công tác kế toán như: theo dõi, ghi chép, giám
sát các hoạt động kinh doanh, nắm bắt tình hình tài chính, giám sát việc chấp
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
2
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
hành chế độ hạch toán, các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo quy định của pháp
luật, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả bán hàng và hiệu quả kinh tế của
Công ty.
- Phòng vật tư: thực hiện nhiệm vụ cung cấp vật tư cho tất cả các công
trinh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: với nhiệm vụ lập hồ sơ và các tài liệu cần thiết cho
việc tham gia dự thầu các công trình, bàn giao cho cán bộ kỹ thuật công trình,
triển khai tổ chức thi công công trình, hoàn thành hồ sơ hoàn công, quyết toán

công trình, vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000.
- Đội xây dựng 1,2,3: làm nhiệm vụ trực tiếp thi công công trình dưới sự
chỉ đạo của các cán bộ phòng kỹ thuật.
1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV xây
dựng số 3 trong những năm qua:
- Kết quả hoạt động kinh doanh(Xem biểu số 01- Phụ lục trang 4).
- Qua số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV
xây dựng số 3, nhìn chung ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty hai năm
2009-2010 có hiệu quả và có sự tăng trưởng rõ rệt. Doanh thu thuần năm 2010
tăng lên so với năm 2009 với số tăng tuyệt đối là 4.895.729.155 đồng, tương
ứng với tỉ lệ tăng là 35,6%. Sự tăng lên về doanh thu thuần là một dấu hiệu khả
quan cho thấy sự trưởng thành về quy mô cũng như các chiến lược kinh doanh
có hiệu quả của Công ty năm 2010.
-Ngoài ra, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
3
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
2009 là 85.691.452 đồng và đến năm 2010 đã đạt được 109.486.901 đồng, tăng
lên 23.795.449 đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 27,77%.
-Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2009 là 64.268.619 đồng, năm 2010 là
82.115.176 đồng, tăng lên 17.846.557 đồng, với tỉ lệ tăng tương ứng là
27,76%. Công ty nên phát huy hơn nữa những kết quả đạt được và cần đưa ra
những chính sách hợp lý để nâng cao hiệu quả bán hàng.

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG SỐ 3
2.1.Hình thức tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
2.1.1.Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Công ty TNHH MTV xây dựng số 3 áp dụng hình thức kế toán tập trung.

Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
4
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
2.1.2.Tổ chức bộ máy kế toán:
-Sơ đồ tổ chức kế toán(Xem sơ đồ 02- Phụ lục trang 2).
-Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
+Kế toán trưởng: là người đứng đầu trong bộ máy kế toán của Công ty,
có nhiệm vụ quản lý và giám sát các chế độ tài chính; thực hiện các nhiệm vụ
thanh toán đối nội, đối ngoại theo quy định của nhà nước. Giúp Ban giám đốc
chỉ đạo hoạt động kinh doanh có hiệu quả thông qua đồng tiền.
+Kế toán công nợ: nhận đề nghị xác nhận công nợ đối với khách hàng
và nhà cung cấp. Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo chứng từ
phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền quá hạn,theo dõi hình thức thanh
toán của hàng trả tiền.
+Kế toán vốn bằng tiền: là người chịu trách nhiệm theo dõi vốn bằng
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay…
+Kế toán thuế: có nhiệm vụ và chức năng tập hợp tất cả các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh , từ đó tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển để tính ra số
thuế phải nộp.
+Kế toán kho: có nhiệm vụ theo dõi các khoản nhập, xuất hàng hóa,
kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa xuất và nhập.
+Thủ quỹ: là người giữ và quản lý tiền mặt. Thủ quỹ căn cứ vào các
phiếu thu, phiếu chi để xuất và thu tiền hợp lệ và hợp pháp.
2.2.Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH MTV xây dựng số 3:
-Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
-Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm.
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
5
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam(VND)
-Hình thức kế toán: nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán…
-Trình tự ghi sổ kế toán nhật ký chung (Xem sơ đồ 03- Phụ lục trang 3).
-Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
-Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
-Hệ thống Báo cáo Tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo
cáo Tài chính.
2.3.Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty TNHH MTV xây dựng số 3:
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền:
2.3.1.1.Kế toán tiền mặt:
-Tài khoản kế toán sử dụng:
+TK 111-“Tiền Mặt”: TK này phản ánh mọi biền động tăng giảm và
hiện có của tiền mặt.
+Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK liên quan khác như: TK 112, TK
113, TK 156, TK 211, TK 331…
-Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu thu, Phiếu chi, Bảng kiểm kê quỹ.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:

Chứng từ số 0000178, ngày 01/12/2011 phiếu chi TM: Hóa đơn
GTGT mua cây chống (gỗ bạch đàn) và cốt pha (gỗ thông xẻ) của Tập đoàn
Hoàng Hà, chi TM trị giá mua chưa thuế là 44.840.000 đồng, thuế suất thuế
GTGT là 10% (Xem biểu số 02- Phụ lục trang 5), Kế toán ghi sổ:
Nợ TK 156(1561): 44.840.000
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
6
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Nợ TK 133(1331): 4.484.000

Có TK 111(1111): 49.324.000
2.3.1.2.Kế toán tiền gửi ngân hàng:
-Tài khoản kế toán sử dụng: TK 112- “Tiền gửi ngân hàng”: Kết cấu của
TK này giống với TK TM.
-Chứng từ kế toán sử dụng: GBN, GBC,UNC và bảng sao kê của ngân hàng.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:

Chứng từ số 257, ngày 17/ tháng 12 năm 2011, phiếu thu TM:
Công ty rút TGNH OJB Mạo Khê Nhập quỹ số tiền 22.000.000 đồng (Xem
biểu số 03- Phụ lục trang 6). Kế toán tính toán và ghi sổ như sau:
Nợ TK 111(1111): 22.000.000
Có TK 112(1121): 22.000.000
2.3.2. Kế toán hàng hóa:
2.3.2.1.Đánh giá hàng hóa:
-Đánh giá hàng hóa nhập kho:
Trị giá thực Giá mua Chiết khấu thương Các khoản Chi phí
tế hàng hóa = ghi trên - mại, giảm giá hàng + thuế không + vận chuyển,
nhập kho HĐ mua (nếu có) được hoàn lại bốc dỡ
Ví dụ:

Ngày 23 tháng 11 năm 2011, Công ty mua 1.300 bao xi măng Hải
Dương của nhà máy xi măng Thành Công 3, đơn giá 52.500đ/bao, thuế suất
thuế GTGT 10%, chi phí văn chuyển hết 2.500.000 đồng, Công ty thanh toán
bằng TM.
Trị giá xi măng Hải Dương nhập kho = (1.300 x 52.500) + 2.500.000
= 80.750.000đ
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
7
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

-Đánh giá hàng hóa xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp tính giá
bình quân gia quyền cả tháng.
Ví dụ:

Tồn đầu tháng 12 năm 2011 thép D25: 250 kg x 18.500đ/kg.
Ngày 12 tháng 12 năm 2011, nhập 100 kg thép D25 của Đại lý Toàn
Thắng, đơn giá 18.000đ/kg.
Ngày 20 tháng 12 năm 2011, xuất công trường số 3 số lượng 150 kg thép D25.
Đơn giá bình quân gia
quyền hàng tháng
=
(250 x 18.500) + (100 x 18.000)
= 18.357,14đ.
250 + 100
Vậy tri giá vốn thực tế thép D25 xuất kho = 150 x 18.357,14 = 2.753.571đ
2.3.2.2.Kế toán chi tiết hàng hóa:
Kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp: thẻ song song.
2.3.2.3.Kế toán tổng hợp tăng, giảm hàng hóa:
-Tài khoản kế toán sử dụng: TK 156- “Hàng hóa”.
-Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT, biên bản kiểm nghiệm sản phẩm hàng hóa, biên bản kiểm kê hàng hóa,
thẻ kho.
-Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ tăng, giảm hàng hóa:
Ví dụ:


+Chứng từ số 629 ngày 12 tháng 12 năm 2011, phiếu nhập kho: nhập
kho 67kg thép D33, đơn giá: 17.700đ/kg; 180kg thép D25, đơn giá:
18.500đ/kg: 168kg thép D28, đơn giá: 18.500đ/kg của Công ty Hưng Thịnh.
Thanh toán bằng TM (Xem biểu số 05- Phụ lục trang 8).

Kế toán ghi:
Nợ TK 156(1561): 7.623.900
Có TK 111(1111): 7.623.900
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
8
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
+Chứng từ số 610, ngày 21 tháng 12 năm 2011, phiếu xuất kho: xuất cho
công trình Viglacera 5mз bê tông thành phẩm đơn giá 870.000đ/mз chưa thanh
toán (Xem biểu số 06- Phụ lục trang 9).
Kế toán ghi:
Nợ TK 632: 4.350.000
Có TK 156(1561): 4.350.000
2.3.3. Kế toán tài sản cố định (TSCĐ):
2.3.3.1. Đặc điểm và phân loại về TSCĐ của Công ty:
- TSCĐ gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng…
-Khi tham gia vào quá trình SXKD, TSCĐ có các đặc điểm chủ yếu sau:
+ Nguyên giá TSCĐ được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc. Trong quá
trình sử dụng TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị
còn lại.
+ Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
2.3.3.2. Đánh giá TSCĐ:
TSCĐ được giá theo Nguyên giá và Giá trị còn lại.
-Nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:
Nguyên
giá TSCĐ
=
Giá
mua
+
Chi phí vận

chuyển
+
Chi phí lắp
đặt, chạy thử
+
Các khoản thuế không
được hoàn lại (Thuế
NK, GTGT trực tiếp)
Ví dụ:

Ngày Ngày 15 tháng 12 năm 2010, Công ty mua 1 ô tô Hyundai
với giá mua là 870.000.000đ, thời gian sử dụng là 10 năm; chi phí vận chuyển
là 2.500.000đ; chi phí lắp đặt, chạy thử là 3.850.000đ. Ô tô đã đi vào hoạt
động, thuế GTGT 10%.
NG TSCĐ= 870.000.000 + 2.500.000 + 3.850.000= 876.350.000đ
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
9
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
-Giá trị còn lại của TSCĐ được xác định:
Giá trị còn lại của TSCĐ = NG TSCĐ – Số khấu hao lũy kế
Ví dụ: Cũng ví dụ trên, đến ngày 15 tháng 12 năm 2011 Công ty đã trích khấu
hao là 87.635.000đ (Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng).
Vậy Giá trị còn lại của ô tô = 876.350.000 – 87.635.000 = 788.715.000đ
2.3.3.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ:
-Tài khoản sử dụng: TK 211- “Tài sản hữu hình”.
-Chứng từ kế toán sử dụng gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản bàn
giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ, biên bản thanh
lý TSCĐ, tài liệu kỹ thuật có liên quan khác, the TSCĐ, sổ chi tiết, sổ cái.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:


Ngày 06 tháng 12 năm 2011, Công ty mua 2 máy tính xách tay
HP của công ty Trần Anh. Giá mua chưa thuế là 11.500.000đ/máy, thuế GTGT
là 10%, Công ty đã thanh toán bằng TM và được mua bằng quỹ đầu tư phát
triển.
Kê toán ghi:
+ Bút toán 1: Ghi tăng Nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211: 23.000.000
Nợ TK 133(1332): 2.300.000
Có TK 111: 25.300.000
+Bút toán 2: Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh
Nợ TK 414: 23.000.000
Có TK 411: 23.000.000
2.3.3.4.Kế toán khấu hao TSCĐ:
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
10
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
-Tài khoản sử dụng: TK 214- “Hao mòn TSCĐ”.
-Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Theo
phương pháp này, mức khấu hao bình quân năm, bình quân tháng được xác
định như sau:
Mức khấu hao bình quân năm =
Già trị phải tính khấu hao
Số năm sử dụng
Mức khấu hao bình quân tháng =
Mức khấu hao bình quân năm
12
- Phương pháp kế toán:
Ví dụ:


Ngày 20 tháng 12 năm 2011, phòng kế toán mua mới 1 máy
photocopy 1075 của Công ty Trần Anh, nguyên giá là 30.960.000đ, thời gian
sử dụng là 6 năm.
Dựa vào số liệu trên, kế toán xác định được mức khấu hao của máy
photocopy là:
Mức khấu hao bình quân năm = 30.960.000/6 = 5.160.000
Mức khấu hao bình quân tháng = 5160.000/12 = 430.000
Kế toán ghi:
Nợ TK642(6422): 430.000
Có TK 214: 430.000
2.3.4.Kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương:
2.3.4.1.Kế toán tiền lương:
-Tài khoản sử dụng: TK 334- “Phải trả người lao động”.
-Chứng từ kế toán sử dụng: bảng chấm công; bảng thanh toán tiền lương,
thưởng; phiếu báo làm thêm giờ.
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
11
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
-Hình thức trả lương: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian
đối với nhân viên văn phòng và hình thức trả lương khoán đối với nhân viên
kinh doanh vào các ngày 30 hàng tháng, bao gồm: lương, thưởng, phụ cấp.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:

Căn cứ vào bảng chấm công tháng 11 năm 2011, kế toán tính
lương phải trả cho cán bộ công nhân viên, tổng số tiền 215.450.000đ.
Kế toán ghi:
Nợ TK 642(6421): 121.520.000
Nợ TK 642(6422): 93.930.000
Có TK 334: 125.450.000

2.3.4.2. Kế toán các khoản trích theo lương:
-Tài khoản sử dụng: TK 338- “Phải trả phải nộp khác”.
Chi tiết: TK 338(2)- “KPCĐ”; TK 338(3):- “BHXH”;
TK 338(4)- “BHYT”; TK 338(9)- “BHTN”.
-Chứng từ kế toán sử dụng: bảng thanh toán tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ
việc hưởng BHXH, danh sách lao động hưởng BHXH.
-Nội dung các khoản trích theo lương được Công ty áp dụng như sau:
+Đối với BHXH: trích 22% trên lương cơ bản, trong đó 16% tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, 6% còn lại khấu trừ vào tiền lương
người lao động.
+Đối với BHYT: trích 4,5% trên lương cơ bản, trong đó có 3% tính vào
chi phí của Công ty, 1,5% khấu trừ vào tiền lương người lao động.
+Kinh phí công đoàn: trích 2% trên lương thực tế người lao động với tỉ
lệ 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
12
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
+Bảo hiểm thất nghiệp: trích 2% trên lương cơ bản, trong đó có 1%
tính vào chi phí của doanh nghiệp, 1% tính vào lương của người lao động.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:

Tháng 11 năm 2011, tính các khoản trích theo lương: BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN.
Kế toán ghi:
Nợ TK 642(1): 26.734.400
Nợ TK 642(2): 20.664.600
Nợ TK 334: 18.313.250
Có TK 338: 65.712.250
+TK338(2): 4.309.000

+TK338(3):47.399.000
+TK338(4): 9.695.250
+TK338(9): 4.309.000
2.3.5.Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng của Công ty:
2.3.5.1.Kế toán doanh thu bán hàng:
-Tài khoản sử dụng: TK 511- “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ”; TK 512- “Doanh thu bán hàng nội bộ”; TK 338(7)- “Doanh thu chưa thực
hiện”.
-Một số tài khoản liên quan khác: TK 111, TK 112, TK 131, TK 333(1).
-Chứng từ kế toán sử dụng: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông
thường, các chứng từ thanh toán như: phiếu thu, séc chuyển khoản, giấy báo có
của ngân hàng.
-Phương pháp kế toán:
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
13
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Ví dụ:

Ngày 18 tháng 12 năm 2011, công ty bán 60mз bê tông thành
phẩm cho Công ty TNHH xây dựng Thăng Long với đơn giá 880.000đ/mз,
thuế suất thuế GTGT là 10%. Công ty TNHH xây dựng Thăng Long đã thanh
toán bằng chuyển khoản.
Kế toán ghi:
Nợ TK 112: 58.080.000
Có TK 511: 52.800.000
Có TK 333(1): 5.280.000
2.3.5.2.Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:
-Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm
giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
-Tài khoản sử dụng: TK 521(1)- “Chiết khấu thương mại”, TK 521(2)-

“Hàng bán bị trả lại”, TK 521(3)- “Giảm giá hàng bán”.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:

ngày 18 tháng 12 năm 2011, vì mua với số lượng lớn nên Công ty
TNHH xây dựng Thăng Long được Công ty đồng ý chiết khấu 2% và đã thanh
toán bằng TM.
Dựa vào hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan, kế toán tính
toán và ghi sổ như sau:
+Trị giá bán chưa có thuế là: 52.800.000đ.
+Số chiết khấu thương mại dành cho người mua = 52.800.000 x 4%
= 2.112.000đ.
Với kết quả tính toán được như trên kế toán ghi:
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
14
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Nợ TK 521(1): 2.112.000
Nợ TK 333(1): 211.200
Có TK 111: 2.323.200
2.3.5.3.Kế toán giá vốn hàng bán:
-Tài khoản sử dụng: TK 632- “Giá vốn hàng xuất bán”.
-Phương pháp xác định trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán: phương
pháp tính giá bình quân gia quyền cả tháng.
-Phương pháp kế toán:
Ví dụ:

Tồn đầu tháng 12 năm 2011 250kg thép D28, đơn giá 18.000đ/kg.
Ngày 22 tháng 12 năm 2011, nhập 100kg thép D28 của đại lý Trường
Sơn, đơn giá 18.200đ/kg.
Ngày 25 tháng 12 năm 2011, xuất bán cho Công ty TNHH MTV xây

dưng số 1 159 kg thép D28.
Kế toán tính toán và định khoản:
Đơn giá bình quân gia
quyền cả tháng
=
(250 x 18.000) + (100 x 18.200)
= 18.057đ
250 + 100
Vậy trị giá vốn thực tế thép D28 xuất kho = 150 x 18.057 = 2.708.550
Nợ TK 632: 2.708.550
Có TK 156: 2.708.550
2.3.5.4.Kế toán ch phí quản lý kinh doanh:
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Công ty sử dụng TK 642(1)
để tập hợp chi phí bán hàng và TK 642(2) để tập hợp chi phi quản lý doanh nghiệp.
-Phương pháp kế toán:
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
15
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Ví dụ:
+ Ngày 19 tháng 12 năm 2011, chi phí quảng cáo phải trả cho Công ty
quảng cáo C&M số tiền 4.500.000đ, thuế suất thuế GTGT 10% đã thanh toán
bằng TM.
Kế toán ghi:
Nợ TK : 4.500.000
Nợ TK : 450.000
Có TK 111: 4.950.000
+ Ngày 23 tháng 12 năm 2011, Công ty mua thêm 1 máy in HP trị giá
5.230.000đ, thuế suất thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt.
Kế toán ghi:
Nợ TK : 5.230.000

Nợ TK : 523.000
Có TK : 5.753.000
+Ngày 29 tháng 12 năm 2011, dựa vào bảng tính va phân bổ khấu hao
máy Photocopy 1075 (Xem biểu số 08- Phụ lục trang 12).
Kế toán tiến hành trích khấu hao và phân bổ cho bộ phận QLDN:
Nợ TK : 430.000
Có TK : 430.000
2.3.5.5.Kế toán xác định kết quả bán hàng:
-Tài khoản sử dụng: TK 911- “Xác định kết quả kinh doanh”.
-Các TK liên quan: TK 421, TK 511, TK 632, TK 642(1), TK 642(2).
-Hàng tháng căn cứ vào các phiếu ghi sổ TK 511, TK 632 và chi phí bán
hàng, chi phí QLDN thì cuối quý được tập hợp. Cuối mỗi quý kế toán xác định
kết quả kinh doanh tính ra lãi, lỗ trong kỳ và lập phiếu ghi sổ TK 911 chuyển
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
16
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
cho kỳ tổng hợp và sổ cái (Xem biểu số 12- Phụ lục trang 15).
-Công thức xác định kết quả bán hàng( trước thuế):
QBH
(trước thuế)
=
DTT về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-
Giá vôn hàng
xuât bán
-
Chi phí
QLKD
-Phương pháp kế toán: Căn cứ vào Báo cáo bán hàng quý III năm 2011,

kế toán tính toán và định khoản:
+Kết chuyển các khoản làm giảm trừ doanh thu:
Nợ TK 511: 29.640.200
Có TK 521: 29.640.200
DTT về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
=
DT bán hàng và
cung cấp dịch vụ
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu
DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ = 4.315.396.554 – 29.640.200
= 4.285.756.354đ
+Kết chuyển DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Nợ TK 511: 4.285.756.354
Có TK 911: 4.285.756.354
+Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 3.396.076.187
Có TK 632: 3.396.076.187
+Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh:
Nợ TK 911: 665.057.910
Có TK : 326.567.890
Có TK : 338.490.020
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
17
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Kết quả bán hàng(trước thuế) = 4.258.756.354 – 3.396.076.187 – 665.057.910
= 224.622.257đ
Thuế TNDN phải nộp = 224.622.257 x 25% = 56.155.564đ

Nợ TK 821: 56.155.564
Có TK 333(4): 56.155.564
+Kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành:
Nợ TK 911: 56.155.564
Có TK 821: 56.155.564
Lợi nhuận sau thuế = 224.622.257 – 56.155.564 = 168.466.693đ
+Kết chuyển lãi:
Nợ TK 911: 168.466.693
Có TK 421: 168.466.693
PHẦN 3: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1 Thu hoạch:
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNhh MTV xây dựng số 3- Tập đoàn
Hoàng Hà, em nhân thấy rằng tuy mới thành lập chưa đầy 4 năm nhưng với sụ
kiên trì, lòng quyết tâm, nhiệt tình của đội ngũ lãnh đạo CNV công ty đã
khẳng định được chỗ đứng của mình trong lĩnh vực xây dựng các công trình
công nghiệp và dân dụng. Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của tổ
chưc WTO thì Công ty TNHH MTV xây dựng số 3 sẽ vươn xa trên thị trường
Thế Giới.
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
18
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Nhờ có đợt thực tập ở Công ty mà em hiểu nhiều hơn về hệ thống kế
toán cà cách làm việc trên thực tế của các kế toán viên. Với sự giúp đỡ tận tình
từ phía Công ty, em đã tiếp cận và làm quen với cách lập phiếu thu, phiếu chi,
phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… Ngoài ra, em còn biết lập BCTC, báo cáo
xuất- nhập- tồn, bảng thanh toán tiền lương. Điều đó giúp em có nhiều kiến
thức và kinh nghiệm để khi ra trường và đi làm có thể hoàn thành tốt công việc
kế toán của mình.
3.2. Nhận xét:
3.2.1. Ưu điểm:

Dựa trên yêu cầu quản lý thực tế, Công ty đã chọn hình thức kế toán phù
hợp với điều kiên ứng dụng máy vi tính vào công việc kế toán, phần mềm kế
toán của Công ty được xây dựng nhằm giảm bớt được công việc, đồng thời
giúp các phần hành kế toán được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời
đưa ra các thông tin hữu ích cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, cập nhật
số liệu một cách chính xác.
Hệ thống tài khoản được áp dụng đã phản ánh tương đối toàn diện về
hoạt động kinh doanh của Công ty. Chế độ kế toán được cập nhật liên tục, hệ
thống chứng từ sử dụng đúng mẫu, đúng quy định của Bộ Tài Chính. Những
thông tin kinh tế về nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi
chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
Tổ chức bộ máy của Công ty phù hợp với loại hình doanh nghiệp, hiệu quả
linh hoạt. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán được giao theo khả năng chuyên
môn của mỗi người.
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
19
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Công ty luôn đóng góp đầy đủ đối với NSNN, đảm bảo mức lương ổn
định cho CNV và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động.
3.2.2.Tồn tại:
Bên cạnh những ưu điểm trên Công ty TNHH MTV xây dựng số 3 còn
một số tồn tại nhất định mà công tác kế toán cần thời gian và biện pháp để
khắc phục.
-Thứ nhất: Về hạch toán chi phí thu mua hàng hóa, hiện nay việc hạch
toán một số nghiệp vụ kinh tế còn chưa được thực hiện đúng chuẩn mực kế
toán chung. Cụ thể là đối với chi phí thu mua hàng hóa có giá trị nhỏ như thuê
xe tải nhỏ vận chuyển hàng, lệ phí cầu đường thì kế toán đưa vào TK 641.
-Thứ hai: Về hạch toán hàng mua đang đi đường, Công ty chưa mở
TK hàng mua đang đi đường để phản ánh giá trị của lô hàng mua ngoài đã

thuộc quyền sở hữu của Công ty nhưng còn đang trên đường vận chuyển về
kho mà kế toán lại hạch toán vào TK 156- “Hàng hóa” là chưa chính xác.
-Thứ ba: Về hạch toán dự phòng giảm giá HTK, đây là khoản tiền
khách hàng chậm thanh toán Công ty cho nợ để đảm bảo bán được nhiều hàng
hơn. Nhưng việc cho nợ nhiều khiến cho lượng vốn lưu động của Công ty bị
giảm sút, nếu vòng quay vốn lưu động có tăng lên thì kết quả kinh doanh của
Công ty cũng không nâng lên được bao nhiêu.
-Thứ tư: Công ty vẫn chưa sử dụng TK 159(2)- “Dự phòng nợ phải
thu khó đòi” tức là đã vi phạm nguyên tắc thận trọng trong kế toán, vì khi
phát sinh các khoản nợ không đòi được thì Công ty buộc phải hạch toán lỗ.
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tại
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
20
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Công ty:
-Thứ nhất: Về hạch toán chi phí thu mua hàng hóa, việc Công ty hạch
toán một số khoản mục thu mua vào TK 642(1) sẽ dẫn đến nhiều sai sót do vậy
sẽ làm giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận gộp đồng thời chi phí bán hàng
cũng tăng theo. Theo ý kiến của cá nhân em thì đối với tất cả các khoản chi phí
thu mua dù nhỏ hay lớn Công ty nên hạch toán vào TK 156. Còn với các khoản
chiết khấu thanh toán cho khách hàng, Công ty nên hạch toán vào TK 635 thì
mới đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành.
-Thứ hai: Về việc hạch toán hàng mua đang đi đường, kế toán nên mở
TK 151- “Hàng mua đang đi đường” để hạch toán và ghi sổ cho đúng.
-Thứ ba: Về hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, cuối kỳ kế
toán quý hoặc năm Công ty nên hạch toán vào TK 632- “Giá vốn hàng bán” và
TK 159(1)- “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để đảm bảo cho việc bán hàng
hóa được thuận lợi hơn.
-Thứ tư: Về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, Công ty nên
sử dụng TK 159(2)- “Dự phòng phải thu khó đòi”. Hiện nay, Công ty đang mở

rộng thị trường quan hệ mua bán hàng hóa với nhiều bạn hàng, số bạn hàng
còn nợ lại tiền hàng cho đến hết năm tài chính là tương đối nhiều, vì vậy để
hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định thì Công ty phải lập quỹ dự phòng nợ
phả thu khó đòi.
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
21
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế Thế
Giới, đang từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường theo đinh hướng XHCN.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần có những sách lược
đúng đắn. Mặt khác, với sự phát triển rất nhanh như hiện nay thì tầm quan
trọng của kế toán ngày càng được khẳng định trong việc đóng góp vào hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV xây dựng số 3- Tập
đoàn Hoàng Hà , em đã có thể khái quát chung được công việc kế toán và cũng
tự đánh giá được kiến thức của mình trong suốt thời gian dài học tập trên
trường, giúp em hiểu hơn về công việc kế toán ngoài thực tế. Quả thực giữa
thực tế và lý thuyết bao giờ cũng có một sự khác biệt nhất định. Cùng dựa trên
một lý thuyết kế toán nhưng mỗi nơi lại có một cách áp dụng khác nhau. Do
vậy, em thấy thời gian thực tập này thực sự hưu ích với mỗi sinh viên chúng
em.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập chỉ kéo dài 2 tháng và do hạn chế về
kiến thức thực tế nên em khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp và xem xét và đóng góp ý kiến của cô giáo Th.s Trần Hương Nam
cũng như toàn thể cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH
MTV xây dựng số 3 để em có thể học hỏi sâu sắc hơn về công tác kế toán khi
tiếp cận trực tiếp.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Trần Hương Nam cũng
như toàn thể cô chú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH MTV xây

Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
dựng số 3 đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hải Yến
PHỤ LỤC
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
Đội xây dựng
1,2,3
Phòng kỹ thuật
1
Phòng vật tưPhòng tài vụ (Kế
toán trưởng)
Phòng tổ chức
hành chính
Giám đốc
Phó giám đốc
Sơ đồ 01:
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH MTV xây dựng số 3
Báo cáo thực tập Trường đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Sơ đồ 02:
Sơ đồ bộ máy tổ chức kế toán của Công ty

Sinh viên:Nguyễn Hải Yến MSV:08A28494N
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng kế toán)
Bộ phận
kế toán

công nợ
Bộ phận
KT, VT,
TS
Bộ phận
kế toán
thuế
Bộ phận
kế toán
kho
Thủ quỹ
2
Nhân viên kinh tế ở bộ phận phụ thuộc

×