A- MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thoạt nhìn, Đông Nam Á thể hiện sự đa dạng và phân hoá đáng kể.
Nhìn kỹ hơn chúng ta thấy những tương đồng tiềm ẩn và sự thống nhất cơ
bản. Trong khi các yếu tố chính trị, lịch sử và tôn giáo đã khiến các dân
tộc và quốc gia Đông Nam Á hoàn toàn khác biệt nhau, thì về cơ bản các
dân tộc này vẫn giữ sự thống nhất nhờ vị trí, khí hậu và nhiều đặc điểm
văn hoá nói chung.
Không phải vài thập kỷ nay, khi trở thành một điểm nóng bỏng
trong đời sống chính trị của thế giới, mà Đông Nam Á nổi lên như một
khu vực địa lí- lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với loài người. Cũng
không phải bắt đầu từ chủ nghĩa thực dân hoặc xa hơn nữa, hay từ phát
kiến địa lí, khi các quốc gia có một nền văn minh lâu đời và phát triển trở
thành vương quốc già cỗi, nơi các nước thực dân xông đến, tìm cách
chiếm đoạt và chia nhau xâu xé, mà Đông Nam Á được quan tâm nhiều
hơn của toàn thế giới.
Đông Nam Á vốn có một ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ lịch sử
thế giới, từ những bước đi đầu tiên của lịch sử loài người do những điều
kiện tự nhiên thuận lợi của khu vưc. Không phải ngẫu nhiên mà mối liên
hệ của khu vực này với thế giới, đã được xác lập mấy chục thế kỷ qua. Và
cũng không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện ở Đông Nam Á những nhà địa
lí, du lịch, nhà truyền giáo hay ngoại giao, của cả phương Đông và
phương Tây trong suốt chiều dài lịch sử.
Trước đây người ta thường hiểu tầm quan trọng của Đông Nam Á
chủ yếu là ở vị trí địa lí của nó. Khu vực này được coi là hành lang, cầu
nối giữa phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản…) với Phương Tây (Ân
Độ, Tây Á, Địa Trung Hải…). Thậm chí cho đến gần đây đánh giá lại sự
cống hiến về văn hoá và vai trò của lịch sử Đông Nam Á, một số nhà
nghiên cứu vẫn coi khu vực này là “ống thông gió” hay “ngã tư đường”.
Quan niệm này rõ ràng là chưa đầy đủ. Do những điều kiện riêng về tự
nhiên, tộc người, vị trí địa lí và quá trình lịch sử. Đông Nam Á phải được
coi là một trung tâm văn minh, trung tâm thu- phát văn hoá, ít ra la ở
những giai đoạn nhất định, trung tâm kinh tế (chứ không phải là)một cái
chợ chuyên buôn bán hàng hoá nước ngoài.
Ngay nay, Đông Nam Á đang chuyển động theo hướng tích cực,
từng bước hội nhập với thế giới.
Trên thực tế, chúng ta vẫn thấy có những quan điểm đánh giá, nhìn
nhận Đông Nam Á chưa xứng đáng với tầm vóc của khu vực, hoặc là xem
nhẹ những giá trị vật chất và tinh thần nó. Chính vì vậy, để làm sáng rõ
vấn đề này, cũng như tìm hiểu về lịch sử anh hùng chống thực dân giành
độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á, tìm hiểu một Đông Nam
Á năng động, tràn đầy sức sống trong thời đại toàn cầu hoá…
Tất cả những vấn đề trên đây cần được nghiên cứu và giải đáp một
cách hệ thống, giúp cho việc nhận thức về Đông Nam Á được đầy đủ và
hoàn thiện. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Tổng quan Đông Nam Á” làm
tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với vị trí và tầm quan trọng của mình trong lịch sử, Đông Nam Á
đã từ lâu thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và
nước ngoài, nhiều nhà khoa học khác nhau, các viện nghiên cứu: Viện
Quan hệ Quốc tế, Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn Quốc gia và một số cơ quan khác …đã có những
công trình nghiên cứu về Đông Nam Á được xuất bản.
Một số tác phẩm được công bố như: “Hiệp hội các nước Đông Nam
Á (ASEAN)- Bộ ngoại giao; “ Lược sử Đông Nam Á”- tác giả Phan
Ngọc Liên, NXB GD năm 1997; “ Lịch sử Đông Nam Á”- tác giả Lương
Ninh (chủ biên), NXBGD năm 2005; “Lịch sử phát triển Đông Nam Á”-
tác gải Mary Somers Heidhues, NXB Văn hoá thông tin; “Lịch sử 200
quôc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới”- tác giả Cao Liên.
Ngoài những bài viết được công bố thành sách, còn có rất nhiều bài
viết, chuyên khảo đăng trên các tạp chí như: Thời báo kinh tế; Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á (6/2006); Báo nhân dân ngày 18,19/4/ 2010…
Đây là nguồn tài liệu quý để cho tác giả nghiên cứu, học tập và vận
dụng vào quá trình nghiên cứu của mình.
3. Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm: giới thiệu một cách tổng
quan nhất về Đông Nam Á, từ đó rút ra cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn
về một Đông Nam Á.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ
những vấn đề:
- Khái quát Đông Nam Á thời tiền sử và quá trình thực dân hoá
- Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc của các quốc gia Đông
Nam Á
- Tìm hiểu một Đông Nam Á năng động, sáng tạo trong thời kỳ hội
nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp
luận sử học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân
tích tổng hợp…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành hai
chương:
Chương 1: Khái quát Đông Nam Á thời tiền sử và quá trình thực
dân hoá
Chương 2: Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ II và quá trình
hội nhập
B- NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT ĐÔNG NAM Á THỜI TIỀN SỬ VÀ QUÁ
TRÌNH THỰC DÂN HOÁ
1.1. Đông Nam Á thời tiền sử
1.1.1. Khái quát vị trí địa lí
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu
km
2
. Trải dài từ 92
0
đến 140
0
kinh Đông và từ khoảng 18
0
vĩ Bắc chạy qua
xích đạo đến khoảng 15
0
vĩ Nam.
Về mặt địa lí hành chính, Đông Nam Á có 10 nước gồm: Việt Nam,
Lào, Campuchia, Thái Lan, Miama, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia,
Philippin, Brunây, (hiện nay có 11 nước thêm Đông Timo).
Đông Nam Á là một vùng đất đầy bí ẩn ttrong thời kỳ cổ đại, song
cùng với thời gian Đông Nam Á được hiểu một cách ngày càng đầy đủ và
chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ Nam Dương
để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam . Người Nhật gọi vùng
này là Nan Yo. Người Arập xưa gọi vùng này là Qumr, còn Người Ân Độ
thì vẫn gọi vùng này là Suvarnabhumi (đất vàng) hay Suvarnadvipa (đảo
vàng). Lái buôn thời bấy giờ Đông Nam Á được nhìn nhận là “ một vùng
thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và các sản phẩm kì lạ khác.Sau
chiến tranh thế giới thứ 2, thuật ngũa Đông Nam Á mới xuất hiện trên bản
đồ thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Một
mặt đây là khu vực có vị trí địa lí, chính trị, quân sự quan trọng, mặt khác
Đông Nam Á còn là một trung tâm văn minh, một khu vực địa lí, lịch sử,
văn hoá.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế
mà biến vùng này thành “Ấn Độ hoá” hay “Hán hoá” mà nó đã “lựa chọn
những gì thích hợp trong thế giới Đraviđa, đồng thời phục tùng các đặc
điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ”.
Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu
của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt là: mùa khô lạnh, mát và
mùa mưa tương đối nóng ẩm. Vì thế Đông Nam Á được coi là khu vực
“Châu Âu gió mùa”. Với những vùng đất trù phú, với những đô thị đông
đúc và thịnh vượng, những khu rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và
chim muông, những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như:hồ tiêu, sa
nhân, đậu khấu, hồi quế, trầm hương…đặc biệt là cây lúa nước. Đông
Nam Á được coi là “cái nôi” của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm
cây trồng lớn nhất thế giới. Văn hoá Hoà Bình đã chứng minh cư dân ở
đây đã thuần hoá nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nông
nghiệp sơ khai với nhiều cây trồng khác nhau đặc biệt là cây có củ, bầu,
bí. Có người còn cho rằng chủ nhân của văn hoá Hoà Bình là người biết
trồng trọt đầu tiên trên thế giới; niên đại nông nghiệp ở đây lên tới hơn 1
vạn năm TCN và vì thế “Đông Nam Á có một cuộc cách mạng nông
nghiệp sớm nhất thế giới”.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa còn tác động tạo nên sự thất thường về
khí hậu, có sự phân hoá tạo nên cảnh quang đa dạng, đồng bằng, đồi núi
và vùng biển, đó là cơ sở tạo nên tính đa dạng trong văn hoá tộc người
của khu vực trong mỗi quốc gia.
Vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu được coi là hành
lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa
Trung Hải.
Việc đi lại bằng thuyền buồm ở Đông Nam Á đã có từ rất lâu. Dự
trên các tài liệu khoa học W.Solhelme đã nhận định rằng kỹ thuật đi biển
sớm nhất xuất hiện ở vùng duyên hải biển Xulu khoảng 8000-9000 năm
trước. Kỹ thuật hàng hải cổ đạt tới đỉnh cao vào khoảng thế kỷ thứ V
TCN khi nhiều hình thuyền kiểu dáng lớn, mũi cong được khắc trên trống
đồng Đông Sơn.
Việc đi lại buôn bán bằng đường biển ở Đông Nam Á diễn ra nhộn
nhịp từ thế kỷ thứ II. Đến thế kỷ thứ VII thì thuyền buồm Ảrập đã thường
xuyên đi lại vùng này mua bán hương liệu, gia vị.
1.1.2. Đông Nam Á thời kỳ tiền sử
Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á thuận lợi cho những bước đi
đầu tiên của con người, điều đó giải thích vì sao con người lại xuất hiện ở
đây từ rất xa xưa. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá
trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á.
Cách đây không lâu người ta đã phát hiện được dấu vết hoá thạch
vượn bậc cao Pondaung (Mianma) có niên đại 40 triệu năm và vượn
khổng lồ ở Inđônêxia sống cách đây khoảng triệu năm. Đặc biệt hoá thạch
của người Pitêcantơrốp tìm thấy ở Giava cách đây khoảng 2 triệu năm là
dấu vết xưa nhất của người tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, mảnh di cốt và
những công cụ bằng đồ đá của người tối cổ còn tìm thấy ở nhiều nơi khác
trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Philipin, Malaixaia… việc phát
hiện ra chiếc sọ Người tinh khôn (Hômô Sapiêns) ở hang Nia (Saraoăc
đảo Boónêô)
với niên đại là 396.000 năm và một chỏm sọ ở hang Tabon (Philipin)
khoảng 30.500 năm. Điều này, đã cho thấy quá trình chuyển biến từ vượn
thành người ở Đông Nam Á là trực tiếp và liên tục.
Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cư dân ở Đông Nam Á đã
sáng tạo ra một nền văn hoá bản địa có nguồn gốc chung từ thời tiền sử và
sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ.
Sau khi giai đoạn đồ đá cũ với những di chỉ nổi tiếng như: núi Đọ,
núi Quan Yên, Xuân Lộc (Việt Nam), Anya (Mianma), Pingnoi (Thái
Lan), Tampan (Malaixia)… người ta vẫn thấy sự phát triển liên tục từ đồ
đá giữa đến sơ kỳ đồ sắt ở Đông Nam Á.
Điển hình của thời kỳ đồ đá giữa của khu vực là văn hoá Hoà Bình
với loại hình công cụ đặc trưng là những viên đá cuội được ghè đẽo trên
cả hai mặt, rìu đá cuội có lưỡi ở một đầu, chày nghiền…
Đến thời đại đá mới, kỹ thuật tạc đá đạt tới đỉnh cao.
Đến thời hậu kỳ đá mới, cư dân Đông Nam Á chuyển dần từ nông
nghiệp trồng vườn sang trồng lúa. Tiêu biểu là nền văn hoá sông Hồng,
Thái lan…Họ đã biết đến công cụ bằng đồng thau. Tiếp đến là các nền
văn hoá Đồng đậu, Gò mun, Đông Sơn ở Việt Nam; Non Nóc; Ban
Chiang, Bản Nadi ở Thái Lan…càng cho thấy nghệ thuật đúc đồng ở
Đông Nam Á. Điều này chứng tỏ ở Đông Nam Á đã có một nền văn minh
đồng thau phát triển rất sớm.
Vào những thế kỷ thế kỷ tiếp giáp của công nguyên, trên cơ sở phát
triển của đồ đồng, đồ sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến, lúc này xã hội
đang đứng trước trước ngưỡng cửa phân chia giai cấp và nhà nước.
Sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á còn gắn liền với việc tiếp
thu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. Những ảnh hưởng này
là khá toàn diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn chương, tôn giáo, nghệ
thuật, kiến trúc và điêu khắc…
Những cư dân Đông Nam Á, gặp làn sóng văn hoá Ấn Độ theo
chân các thương gia và các nhà truyền đạo một cách hoà bình và tiếp nhận
nền văn hoá Trung Hoa từ những người Trung Quốc thống trị. Chính sự
tiếp xúc văn hoá này đã làm cho các tộc người ở đây định hình và phát
triển hơn với sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
Về những ảnh hưởng của Văn hoá Ấn Độ đối với Đông Nam Á,
tiêu biểu: Ngôn ngữ và văn tự (chữ Phạn và pali); Văn học; Tôn giáo (đạo
Hinđu và Đạo phật); Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc; Phương thức canh
tác và quản lí xã hội
Có thể nói, ảnh hưởng này khá là toàn diện và sâu sắc. Song không
vì thế mà có thể nói cư dân Đông Nam Á đã tạo dựng được một nền văn
hoá “Phi Ấn”, “Phi Hoa” mà phải thừa nhận thuộc tính tính tiếp thu, thâu
hoá của văn hoá Đông Nam Á để làm nên bản sắc đa dạng của mình.
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng sử không giống
nhau trong quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ và sau này
là văn hoá Âu- Mĩ, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng nên một văn hoá
quốc gia- dân tộc độc đáo, đa dạng, phong phú, vừa có sự khác biệt trong
tính đa dạng vừa có tính tương đồng khu vực và đã đóng góp vào kho tàng
văn hoá chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo. Cụ thể:
Trên cơ sở chữ Phạn, người Khơme đã sáng tạo ra chữ Khơme cổ
vào thế kỷ thứ VII.
Kiến trúc Ăngcovát, Ăngco Thom của Campuchia, tháp Chàm của
Việt Nam…vừa mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ vừa có những nét
riêng độc đáo của từng dân tộc là di tích lịch sử văn hoá không chỉ của
Đông Nam Á mà của cả loài người.
Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VII, hàng loạt quốc gia
sơ kỳ được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam – Đông Nam Á
lục địa. Vùng Đông Nam Bộ Việt Nam có vương quốc Chămpa, vùng
trung và hạ lưu Mê Kông có các vương quốc Sresthapura, Isanapuna,
Naravara và Phù Nam. Trên bán đảo Mã Lai có vương quốc Lankasuka,
Tambralinga và các nước Tumasic ở gần Xingapo ngày nay. Trên đảo
Giava từ thế kỷ thứ IV đã xuất hiện vương quốc Tamủa ở phía Tây. Trong
số các vương quốc này thì vương quốc Phù Nam là vương quốc hùng
mạnh có tầm quan trọng hơn cả.
Từ đầu thế kỷ thứ VII đến thế kỷ X, Đông Nam Á diễn ra quá trình
hình thành các quốc gia “dân tộc”. Bên cạnh những quốc gia đã xuất hiện
từ trước như Âu lạc của người Việt, Chămpa của người Chăm, đây là thời
kỳ hình thành vương quốc Chân Lạp của người Khơme, Xri Vijaya trên
đảo Xumatơra, Kalinga ở Giava…
Từ thế kỷ thứ X đến XV là giai đoạn xác lập và phát triển triển
thịnh đạt của các quốc gia phong kiến “dân tộc” ở Đông Nam Á. Trên khu
vực Đông Nam Á hải đảo, Inđônêxia dưới vương triều Môgiôpahit bao
gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc. Ở Đông Nam Á lục địa ngoài
quốc gia Đại Việt và Chămpa, Campuchia từ thế kỷ thứ IX cũng bắt đầu
bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng và trở thành một vương quốc mạnh,
ham chiến nhất trong khu vực. Trên khu vực sông Mê Nam, từ giữa thế kỷ
IX, quốc gia Pagan đã dần mạnh lên chinh phục các tiểu quốc khác thống
nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển Mianma.
Ngoài những quốc gia đã được hình thành còn xuất hiện thêm các
vương quốc khác như Sukhôthay của Người Thái và Lanxang của dân tộc
Lào.
Sau thế kỷ XV, Đông Nam Á bước vào thời kỳ suy thoái, tuy nhiên
sự suy thoái diễn ra không đồng đều ở mỗi quốc gia. Nguyên nhân sâu sa
của tình trạng này bắt nguồn từ trong lòng chế độ phong kiến. Nền kinh tế
phong kiến trở nên lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của xã hội. Chính quyền chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh
tế của đất nước. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, những cuộc
khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra. Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập
của chủ nghĩa thực dân vào Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng có ý nghĩa
quyết định dẫn tới sự suy sụp của các quốc gia phong kiến trong khu vực.
1.2. Qúa trình thực dân hoá và phong trào giải phóng dân tộc của các
quốc gia Đông Nam Á
1.2.1.Qúa trình xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á của của nghĩa
thực dân Phương Tây
Đến thế kỷ XVI, ở các nước Đông Nam Á cơ bản vẫn là xã hội
phong kiến. Nhưng thế kỷ XVI cũng đã trở thành mốc đánh dấu bước
ngoặt trong sự phát triển của khu vực. Cùng với sự xuất hiện của chủ
nghĩa thực dân ở khu vực, thì tiền đồ phát triển lịch sử của Đông Nam Á
cũng từng bước có những thay đổi.
Sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây lần lượt xây
dựng các thương điếm buôn bán, những chạm tiếp tế cho các hạm thuyền
ở một số địa điểm của Đông Nam Á. Tiếp đó các nước thực dân phương
Tây tranh chấp nhau, chiếm các quốc gia ở khu vực, thiết lập chế độ thuộc
địa, lôi kéo các quốc gia này vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, làm
biến dạng cấu trúc xã hội truyền thống của các nước, điều đó cũng có
nghĩa làm biến dạng quá trình phát triển triển lịch sử của Đông Nam Á.
Nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á- nước Xiêm- giữ được độc lập về
chính trị, nhưng về kinh tế cũng bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản
chủ nghĩa, bản đồ chính trị của các nước Đông Nam Á dần dần có sự thay
đổi: từ các quốc gia phong kiến độc lập trở thành những nước thuộc địa
hoặc phụ thuộc của thực dân châu Âu.
Khi các nước phương Tây bước vào thời kỳ cận đại, chủ nghĩa tư
bản ra đời và thống trị, thì ở phương Đông, các quốc gia còn đang ở trong
chế độ phong kiến lạc hậu, trì trệ.
Ở khu vực Đông Nam Á, sau thời kỳ phát triển thịnh đạt của chế độ
phong kiến, như đã nói ở trên, bước sang thế kỷ XVI chế độ phong kiến
lâm vào suy yếu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các cuộc xâm nhập
và xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Vào thời cận đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập ở
nhiều nước Châu Âu, mặc dù có những nước chưa trải qua cách mạng tư
sản. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản Châu Âu ngày càng đòi
hỏi vốn, nguyên liệu, thị trường, nhất là khi giai cấp tư sản lên nắm chính
quyền. Để đáp ứng nhu cầu này, các nước Châu Âu đã hướng sang
phương Đông và họ tìm đường sang phương Đông, trong đó có các nước
Đông Nam Á và đi đầu là các thương nhân. Từ những hoạt động buôn
bán, trao đổi, truyền đạo (Thiên chúa giáo và tin lành) người phương Tây
chuyển sang chính sách xâm lược, biến các nước phương Đông nói chung
và các nước Đông Nam Á nói riêng thành thuộc địa. Trong buổi đầu cận
đại, khi chủ nghĩa tư bản phát triển chưa phát triển cao, thì công cuộc
buôn bán và chinh phục các quốc gia phương Đông thường được giao
cho các công ty thương mại lớn mà thường được gọi là công ty Ấn Độ.
Các công ty này thực hiện chính sách “vừa buôn bán, vừa ăn cướp”. Nó
được xem như là một “nhà nước con”với bộ máy chính quyền và quân đội
đầy đủ.
Sau những cuộc phát kiến địa lí, Đông Nam Á trở thành một trong
những đối tượng xâm lược quan trọng của thực dân Bồ Đào Nha, sau đó
là các cường quốc thực dân Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp…kỷ
nguyên của chủ nghĩa thực dân được bắt đầu vào một phần tư đầu tiên của
thế kỷ XVI. Sau khi thiết lập được các thương điếm, các căn cứ ở dải ven
biển phía Tây châu Phi và cùng với quá trình xâm chiếm châu Mĩ, người
Bồ Đào Nha sau đó là người Tây Ban Nha bắt đầu quá trình xâm lược
châu Á. Đông Nam Á trở thành một trong những vùng đất đầu tiên mà
thực dân phương Tây quan tâm và tiến hành xâm lược.
Bồ Đào Nha là cường quốc châu Âu đầu tiên có mặt ở châu Phi, Ấn
Độ, Đông Nam Á và tiến hành xây dựng đế quốc thuộc địa của mình. Sau
khi chiếm được vùng Goa ( phía Bắc Calicut- Ấn Độ), năm 1509, người
Bồ Đào Nha toan tính mở rộng thế lực sang Đông Nam Á, liền phái hạm
thuyền đến Achê (Acheh). Nhận thấy eo biển Malacca có vị trí quan trọng
thông thương từ Tây sang Đông, thuận lợi cho việc đi sâu vào khu vực
Đông Nam Á, người Bồ Đào Nha mưu toan chiếm con đường qua eo biển
này. Năm 1511, đoàn tàu chiến Bồ Đào Nha đã chiếm thủ đô của vương
quốc Hồi giáo Malacca (Inđônêxia). Malacca thuộc Bồ Đào Nha từng
bước trở nên thịnh vượng, việc buôn bán của nó tiếp tục được mở rộng và
thu được những khoản lợi nhuận lớn. Malacca chẳng những là một trung
tâm thương nghiệp sầm uất, mà nó còn trở thành căn cứ cửa ngõ đi vào
Đông Nam Á thuận lợi. Năm 1512, người Bồ Đào Nha tiến bước xa hơn,
họ chiếm đảo Ambon ở Môlucu- quần đảo thương hiệu lớn nhất miền
Đông Nam Inđônêxia. Năm 1592, họ chiếm và xây dựng pháo đài ở
Técnate, và họ có mặt ở các đảo Luxông, Palavan…
Ở các đảo và các quốc gia khác, người Bồ Đào Nha chưa chiếm
được thì họ buộc tạm thời đặt các thương điếm như ở Giava, Sumatra,
Xiêm, Miến điện, thậm chí ở Campuchia và Việt Nam.
Tiếp sau người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha. Năm 1521, khi
con tàu Victoria của Magienlăng (Magellan) cập bến ở một trong những
đảo mà ông phát hiện nằm trong khu vực lợi ích của Bồ Đào Nha, thì đã
báo hiệu một cuộc tranh chấp giữa người Bồ Đào Nha và người Tây Ban
Nha ở khu vực Đông Nam Á. Bởi theo sự giàn xếp của Giáo Hoàng La
Mã thì đây là “khu vườn riêng” của người Bồ Đào Nha. Năm 1529 mộ
hiệp ước được ký kết giữa người Tây Ban Nha và người Bồ Đào Nha,
trong đó người Tây Ban Nha đã đồng ý ngừng các cuộc thám hiểm của họ
các Môlucu 17
0
về phía đông. Tuy nhiên người Tây Ban Nha vẫn đến
được quần đảo mà sau đó họ đặt tên là Philipin và thành lập thuộc địa của
mình ở Manila vào năm 1570, tiếp đó mở rộng ra toàn quần đảo. Sau
người Tây Ban Nha là người Hà Lan, Anh, Pháp cũng tìm cách xâm nhập
vào khu vực Đông Nam Á. Có thể nói trong giai đoạn đầu của thế kỷ
XVI, những cuộc xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây mới chỉ
là kiến lập được những tiền đề lịch sử của hệ thống thực dân tương lai, đặt
cơ sở cơ cấu hành chính và kinh tế.
Suốt trong quá trình xâm nhập và xâm lược từ thế kỷ XVI đến thế
kỷ XIX, chủ nghĩa thực dân lần lượt thôn tính được các nước Đông Nam
Á.
Malacca là nạ nhân đầu tiên bị thực dân Hà Lan xâm chiếm, mở
đầu cho quá trình chinh phục Đông Nam Á của thực dân châu Âu. Tiếp
theo là Inđônêxia đã rơi vào tay Hà Lan. người Hà Lan nhanh chóng gạt
bỏ vai trò của người Bồ Đào Nha ở khu vực này. Cũng trong thời gian này
người Tây Ban Nha bằng cuộc thám hiểm táo bạo đã phát hiện ra quần
đảo Philipin và đến năm 1565 căn bản chinh phục được quần đảo này. Ở
bán đảo Đông Dương, sau những cuộc chinh thám từ thế kỷ trước, đến
giữa thế kỷ XIX, khi thời cơ đã chín muồi, thực dân Pháp nổ súng xâm
lược bán đảo này, bắt đầu từ Việt Nam. Từ Nam 1858, tiếng súng xâm
lược của Pháp đã vang lên tại cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam) và liên tục
cho đến tận cuối thế kỷ XIX ở bán đảo Đông Dương. Sau 35 năm tiến
hành xâm lược Việt Nam, Campuchia và Lào, cuộc xâm lược của Pháp
kết thúc vào năm 1893 với Hiệp ước Pháp- Xiêm về việc Xiêm nhượng
hoàn toàn cho Pháp nước Lào- vốn trước đó dưới ảnh hưởng của chính
quyền BăngKốc. Ở phía Tây Đông Dương thực dân Anh ra sức chạy đua
với Pháp chinh phục miền này. Năm 1686, không thuyết phục được
vương triều Miến Điện công nhận quyền đô hộ của mình, Anh đã đánh
chiếm đảo Nêgra ở phía Tây châu thổ sông Iraoađi và thực hiện mưu đồ
xâm chiếm toàn bộ Miến Điện. Sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824-
1826, 1852 và 1885) toàn bộ Miến Điện đã trở thành một tỉnh của Ấn Độ
thuộc Anh. Mã Lai (Malaixia) bị các nước thục dân nhòm ngó từ sớm và
cuối cùng trở thành “đất thực dân eo biển” của Anh. Từ nửa sau thế kỷ
XIX, Anh đánh chiếm các tiểu vương quốc nằm sâu trong nội địa bán đảo
Mã Lai và bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, đến đầu thế kỷ XX, Anh hoàn
toàn thôn tính được Mà Lai với các chế độ chính trị khác nhau. Xingapo
và Brunây từng bước trở thành thuộc địa của Anh. Tuy nhiên Anh chiếm
được vùng này không phải dễ dàng, mà họ phải đấu tranh quyết liệt với
thực dân khác như Bồ Đào Nha, Hà Lan và cả Pháp. Xiêm (nay là Thái
Lan) do vị trí “nước đệm” giữa hai vùng thuộc địa của Anh và Pháp, cùng
với sự duy tân đất nước của các triều đại Rama IV, Rama V vào cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nên giữ được độc lập về chính trị mặc dù vẫn phải
ký kết với Anh, Pháp và các nước Âu- Mĩ khác nhiều hiệp ước bất bình
đẳng.
Nhìn chung, thời điểm các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa
của thực dân phương Tây khác nhau, quá trình chinh phục và xâm lược
của thực dân phương Tây trải qua 1 thời gian khá dài , không thể nhanh
như họ mong muốn được, bởi do cuộc kháng cự của các dân tộc nơi đây.
Có những nơi, thực dân phải trải qua cuộc chinh phục kéo dài trên dưới 3
thế kỷ mới hoàn thành như ở Inđônêxia hay Miến Điện… song có những
khu vực chưa đầy nửa thế kỷ như cuộc chinh phục của Pháp ở Đông
Dương. Rõ ràng quá trình xâm lược diễn ra không đồng đều và phức tạp.
Đông Nam Á là nơi có nhiều thực dân xâm lược nhất, bởi đây là
khu vực hấp dẫn, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận
lợi, khu vực địa- chính trị; địa- kinh tế quan trọng, dân số đông đảo…
Đông Nam Á trở thành nơi có sức hút các nước châu Âu đang bước vào
thời cận đại hoá.
Công cuộc xâm lược của thực dân Đông Nam Á có nét chung, đủ
phương thức, đủ thủ đoạn như ngoại giao, buôn bán, khống chế chính trị,
rồi dùng vũ lực thôn tín; nhưng cũng có nét riêng mang đặc trưng của
từng nước thực dân: Thủ đoạn xâm lược của Anh khác của Pháp. Để
tiến hành xâm lược Pháp lợi dụng Giáo sĩ. Giáo sĩ và bọn thực dân gắn
với nhau như hình vơid bóng. Giáo sĩ trở thành tham mưu, cố vấn có khi
trực tiếp chỉ huy những cuộc chém giết. Bọn Giáo sĩ và thực dân bị những
người dân Đông Nam Á chống lại. Chúng vịn cớ tôn giáo bị đàn áp để đẩy
mạnh hoạt động quân sự, khi cắm được cơ sở trong giáo dân bản xứ,
chúng lại lấy cớ bảo vệ giáo hội để lấn bước, bắt ký hiệp ước bảo vệ giáo
hội. Với Anh, phương cách tiến hành xâm lược theo kiểu “thương nhân đi
đầu trong quá trình xâm lược”. Để làm chủ được vùng lãnh thổ trù phú ở
Đông Nam Á, thực dân Anh xâm lược bằng nhiều con đường theo sơ đồ: