Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.73 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước những biến đổi to lớn của tình hình thế giới, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20 CNĐQ hình thành gây chiến tranh xâm lược ở khắp mọi nơi, phong trào giải
phóng dân tộc thuộc địa phát triển mạnh mẽ, thêm vào đó là cách mạng tháng 10
Nga thắng lợi và Quốc tế cộng sản ra đời càng thúc đẩy phong trào giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa.
Ở Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách thi hành bóc lột nặng nề,
chia rẽ đất nước thành miền ngược miền xuôi, thực hiện chính sách ngu dân để rễ
bề cai trị, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính sách cai trị của thực dân Pháp
dẫn đến biến đổi sâu sắc trong kết cấu giai cấp trong xã hội Việt Nam, giai cấp
phong kiến phân hóa thành nhiều bộ phận, bên cạnh đó xuất hiện những tầng lớp
giai cấp mới như giai cấp vô sản, tư sản…
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ chính cuộc khai thác thuộc địa của
thực dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ
hai của Pháp. Từ khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam từng bước chứng tỏ bản
lĩnh và vai trò của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và sau này là
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện
cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Để làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về giai cấp công nhân là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Giai
1
cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời cho đến năm 1930”
làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu


Với những gì mà giai cấp công nhân đã làm được trong phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc và đặc biệt là trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đã chứng tỏ bản
lĩnh, vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Với ý nghĩa và tầm
quan trọng như vậy đã thu hút nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, các viện
nghiên cứu, các tạp chí và đã nhiều công trình được công bố như:
“Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng”- NXB
KHXHNV, H.1978.
Trần Văn Giàu, “Giai cấp công nhân Việt Nam. Sự hình thành và phát triển
của nó từ giai cấp “tự mình” đến giai cấp “cho mình”, NXB Sự thật, H.1957.
“Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam…” Nguyễn Công
Bình (chủ biên), NXB Lao động. 1974.
Bùi Đình Bôn “Một số vấn đề về giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”,
NXB CTQG. H.1997.
Ngoài ra còn các bài viết được đang trên các báo và tạp chí như tạp chí Đảng
cộng sản, Chủ nghĩa xã hội khoa học…
3. Mục đích của đề tài
Bài viết này, người viết không đặt ra nhiệm vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề về
giai cấp công nhân mà chỉ xin nêu ra khái niệm- đặc điểm của giai cấp công nhân
và phong trào công nhân Việt Nam trước năm 1930.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ những vấn
đề:
- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
- Khái niệm về giai cấp công nhân và công nhân Việt Nam
- Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam
- Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
2
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử học,
phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 2 phần:
Phần 1: Khái quát về giai cấp công nhân Việt Nam
Phần 2: Phong trào công nhân Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1930
3
NỘI DUNG
Phần 1. KHÁI QUÁT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1. 1. Về khái niệm giai cấp công nhân
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ thuộc vào lập trường
giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận, vẫn còn
những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Năm 1888, trong lời chú thích cho lần xuất bản bằng tiếng Anh Tuyên ngôn
của Đảng Cộng sản, Ph.Ăngghen viết: “Giai cấp vô sản là giai cấp những công
nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán
sức lao động của mình để sống”.
Diễn đạt nêu trên về giai cấp vô sản- khái niệm giai cấp công nhân của các
nhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế
kỷ XX, trên cơ sở các ông đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp công nhân
với các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: giai cấp công
nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các
công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá, quốc tế
hoá cao.
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (không phải trong
các quan hệ sản xuất khác): Giai cấp công nhân - giai cấp những người làm thuê thế
kỷ XIX, do không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, làm thuê cho nhà tư
bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ
nghĩa cộng sản”, Ph. Ănghen đã đưa ra định nghĩa về giai cấp vô sản: “Giai cấp vô
sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động của mình,

tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào sự biến
động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai cấp vô sản hay
4
giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX... Giai cấp
vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”
.
Phát triển học thuyết của Mác và Ph. Ănghen trong Thời đại Đế quốc chủ
nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện
thực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ sung thêm những
thuộc tính mới của giai cấp công nhân. Theo Lênin giai cấp công nhân: “là giai
cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ
ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để
thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới
chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản”.
Hiện nay, ở các nước xã hội chủ nghĩa, hoặc ở các nước đang trên con đường
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khi giai cấp công nhân đã trở thành
giai cấp cầm quyền và là chủ sở hữu đích thực các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội, thì khái niệm giai cấp vô sản theo đúng nghĩa đen của từ cũng hoàn toàn không
còn nữa. Tất nhiên, giai cấp công nhân ở các nước này vẫn là một bộ phận của giai
cấp vô sản (giai cấp công nhân) toàn thế giới. Nó xoá bỏ tình cảnh vô sản, nô lệ
trước đây và trở thành giai cấp có địa vị của người làm chủ. Và do đó, ở các nước
tư bản chủ nghĩa cũng như các nước đang phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa hiện nay, trên thực tế cũng không còn giai cấp vô sản theo nguyên nghĩa ở
thế kỷ XIX nữa, cả về tài sản, mức sống, điều kiện sống, trình độ học vấn và trình
độ văn hoá nói chung. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, của kinh tế
tri thức, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hoá” để trở thành giai cấp công
nhân trí thức.
Ở nước ta, khi bàn về khái niệm giai cấp công nhân, các trung tâm nghiên
cứu, các nhà khoa học cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau:
Theo các tác giả trong công trình “Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin

trong thời đại ngày nay”, Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình
quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG,
H, 1996, định nghĩa: “Giai cấp công nhân là giai cấp những người lao động hoạt
5
động sản xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kỹ thuật khác nhau,
mà địa vị kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào chế độ xã hội đương thời: ở các nước tư
bản, họ là những người không có hoặc về cơ bản không tư liệu sản xuất phải làm
thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã
hội chủ nghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu
sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình” .
Theo tập thể các tác giả trong cuốn giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn Bộ giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb, CTQG, H, 2002, định nghĩa: “Giai
cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng
sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản
xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến
trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. ở các nước tư bản,
giai cấp công ngân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản
xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư;
ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những
tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã
hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ”
[12]

Hiện nay, thế giới đã bước vào nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ, nền
văn minh tin học. Và, trong điều kiện ấy, sứ mệnh giải phóng giai cấp, giải phóng
xã hội, giải phóng triệt để con người tất yếu vẫn thuộc về giai cấp công nhân hiện
đại, tuyệt nhiên không phải vì là giai cấp nghèo khổ, thất học, không có của mà
chính là ở chỗ giai cấp này mang bản chất cách mạng triệt để, tiêu biểu cho lực

lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Xuất phát từ sự phân tích trên, GS, TS Dương Xuân Ngọc- Học viện Báo
chí- Tuyên Truyền đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân hiện nay như sau: Giai
cấp công nhân là một tập đoàn những người lao động ra đời và phát triển gắn liền
với nền sản xuất công nghiệp hiện đại, ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá cao và
6
phát cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức; là
lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến của thời đại hiện nay; là giai cấp thống trị về
chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản,
trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu
hoàn toàn các giai cấp
Như vậy, định nghĩa về giai cấp công nhân bao hàm những nội dung sau:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là tập đoàn những người lao động hình thành
gắn liền với nền sản xuất công nghiệp hiện đại ngày càng xã hội hoá, quốc tế hoá
cao. Là con đẻ của nền đại công nghiệp, cùng với sự phát triển của đại công
nghiệp, giai cấp công nhân luôn có biến động cả về số lương, chất lượng và cơ cấu.
Thứ hai, giai cấp công nhân hiện nay phát triển gắn liền đồng thời với sự
phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Nghĩa là, trong thời
đại mới, thời đại của khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của giai cấp công nhân không chỉ gắn liền
với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp mà còn gắn liền với sự phát triển của
nền kinh tế trí thức.
Thứ ba, giai cấp công nhân trong nền kinh tế công nghiệp cũng như trong
nền kinh tế tri thức luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và tiên tiến, thấm trí, ngày
nay, giai cấp công nhân còn là lực lượng đi đầu, là lực lượng lãnh đạo sự nghiệp
phát triển nền kinh tế tri thức. Sẽ không thể có nền kinh tế tri thức phát triển nếu
không có giai cấp công nhân trí thức phát triển. và ngược lại, không thể có giai cấp
công nhân trí thức nếu không có nền kinh tế tri thức phát triển.
Thứ tư, giai cấp công nhân là giai cấp thống trị về chính trị qui định chiều
hướng phát triển của xã hội loài người - giai cấp công nhân luôn là giai cấp tiên

phong, đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, đại diện cho xu hướng tiến bộ, có
vai trò quyết định chiều hướng phát triển hợp qui luật, hợp xu thế của thời đại.
Thứ năm, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu
tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc
đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
7
Đã là giai cấp công nhân thì dù trong điều kiện hoàn cảnh nào vẫn là giai cấp
có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới: lật đổ ách áp bức tư bản chủ nghĩa, ách áp bức
cuối cùng trong lịch sử, lãnh đạo nhân dân sáng tạo ra xã hội mới, xã hội xã hội chủ
nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa, giải phóng triệt để con người.
Từ cách tiếp cận như vậy có thể định nghĩa giai cấp công nhân Việt Nam như
sau: Giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp những người lao động hình thành và
phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp hiện đại; là lực
lượng sản xuất chủ yếu, là lực lượng đi đầu và lực lượng lãnh đạo sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức vì một nước Việt
Nam dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Ðọc lại Luận cương Chính trị của đảng Cộng sản Ðông Dương năm 1930 ta
gặp những dòng này: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Ðông Dương sẽ là một cuộc
cách mạng tư sản dân quyền... Tư sản dân quyền cách mạng được thắng lợi, chính
phủ công nông đã dựng lên rồi, thì công nghiệp trong nước được phát triển, các tổ
chức vô sản sẽ thêm kiên cố, sức mạnh giai cấp tương đương sẽ nặng về phía vô
sản. Lúc đó sự tranh đấu sẽ thêm sâu, thêm rộng, làm cho cách mạng tư sản dân
quyền tiến lên con đường cách mạng vô sản ".
Tuy nhận thức được rằng chỉ đến khi công nghiệp trong nước phát triển thì
sức mạnh giai cấp tương đương mới sẽ nặng về phía vô sản.
Vậy, giai cấp công nhân là gi? Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ
bao giờ ? Có đúng là đã có một giai cấp công nhân ở Việt Nam theo định nghĩa của
Mác - Lênin không ? Nếu có thì đến nay nó có còn tồn tại không?... Ðây là những
câu hỏi lẽ ra phải được bàn thảo nghiêm túc.

Giáo sư Phan Huy Lê cho rằng ngay từ thời phong kiến ở Việt Nam đã tồn
tại các "cố công nhân", họ là những người làm công phục vụ trong các gia đình.
Những người làm thuê này còn có loại gọi là "dung nhẫm", "đinh phu" mà Quốc
Triều Hình Luật ghi là "đinh phu thợ thuyền" cùng với "dung phu" là những lao
động trong hầm mỏ. Thời Lê mạt, năm 1831, mỏ vàng Chiên Ðàn (Quảng Nam) đã
8

×