Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐÁNH THUẾ KÉP CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA ĐẾN TỪ CÁC NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.62 KB, 14 trang )

THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐÁNH THUẾ KÉP CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA ĐẾN TỪ CÁC NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG

THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH THỨC ĐÁNH THUẾ KÉP CỦA HOA KỲ ĐỐI
VỚI HÀNG HÓA ĐẾN TỪ CÁC NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG
ThS Hoàng Ngọc Thuận
Tạp chí KTĐN số 51
Tóm tắt
Đánh thuế kép (double remedies) là việc một quốc gia áp dụng đồng thời cả
thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng (còn gọi là “thuế chống trợ cấp”)
đối với cùng một loại hàng hóa đến từ một nước có nền kinh tế phi thị trường
(NME). Ngồi đánh thuế kép, thuật ngữ tính thuế hai lần (double counting of
duties) cũng được sử dụng vì việc trừng phạt thông qua đánh thuế tới hai lần
đối với một hành vi thương mại không lành mạnh – hành vi trợ cấp. Từ năm
2007 cho đến nay, Hoa Kỳ đã áp dụng 29 vụ việc đánh thuế kép với hàng hóa
của Trung Quốc và 2 vụ việc tương tự với Việt Nam. Thuế chống bán phá giá
rất cao kết hợp với thuế đối kháng sẽ đẩy hàng hóa đến từ Trung Quốc và Việt
Nam vào tình thế vơ cùng bất lợi. Bài viết nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình
thức tính thuế hai lần của Hoa Kỳ và đưa ra hai giải pháp quan trọng cho
Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam nhằm ngăn chặn và đối phó với
hình thức này.


Từ khóa: chống bán phá giá, chống trợ cấp, đánh thuế kép, đối kháng,
phi thị trường, tính thuế hai lần
Abstract
In short, the double remedies issue, or in other words, the double counting of
duties happens in cases where countries impose AD and CVD duties against
imports from non-market economies (NMEs) to offset the same unfair trade
activity or subsidization. A country basically targets one unfair trade activity
twice with double remedies, i.e. once through the application of the CVD law


and another under AD law. From 2007, the US has imposed 29 concurrent
applications of AD and CVD duties on Chinese products and 2 similar cases
against Vietnamese imports. The exaggerated AD duties together with
aggressive CVD duties raise many questions and thrust products from China
and Vietnam into big troubles. This paper examines the US’s practical
application of concurrent CVD and AD duties to products from NMEs
and provides two main suggestions for Vietnamese government and
enterprises to prevent and react against the double remedies issue.
Keywords: anti-dumping, anti-subsidy, countervailing,
remedies, double counting, non-market economy

double

1. Đặt vấn đề
Từ giữa thập kỷ 80 cho tới năm 2006, Hoa Kỳ không áp dụng luật Thuế đối
kháng đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường, chẳng hạn như Trung
Quốc và Việt Nam.[1] Thay vào đó trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá
đối với hàng hóa đến từ các quốc gia này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US DOC)
sử dụng một phương pháp riêng được gọi là phương pháp phi thị trường. Kết
quả, phương pháp này thổi phồng quá mức biên độ phá giá và gây ra những
bất lợi rất lớn đối với hàng hóa đến từ các nước NME. Cuối năm 2006, DOC
đột ngột thay đổi tiền lệ này khi quyết định khởi xướng điều tra chống trợ cấp
cùng với điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng giấy (coated free sheet
paper) của Trung Quốc. Từ đó, tính thuế hai lần trở thành vũ khí mới rất sắc
bén để Hoa Kỳ đối phó lại hàng hóa đến từ các nước có nền kinh tế phi thị
trường. Riêng thuế chống bán phá giá đã gây rất nhiều khó khăn cho các
doanh nghiệp, thậm chí dẫn tới mất thị trường xuất khẩu và có thể phá sản,
vậy chúng ta dễ dàng hình dung việc đánh đồng thời cả hai loại thuế sẽ có



ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đối với hàng hóa và doanh nghiệp của các
nước NME.
Sau khi phía Hoa Kỳ khởi xướng điều tra đồng thời chống bán phá giá và
chống trợ cấp đối với hàng hóa Trung Quốc, khơng q khó khăn để dự đốn
ý định của DOC vì Hoa Kỳ cũng đánh giá Việt Nam tương tự như Trung Quốc.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành vụ việc điều tra kép đầu tiên với Việt Nam
vào năm 2009 đối với túi nhựa PE (Polyethylene Retail Carrier Bags) và khởi
xướng vụ việc điều tra kép thứ hai đối với các loại ống và ống dẫn thép hàn
cacbon vào ngày 15/11/2011. Rất nhiều chuyên gia cho rằng phía Hoa Kỳ sẽ
tiếp tục khởi xướng hàng loạt các vụ điều tra đánh thuế kép đối với hàng hóa
của Việt Nam nếu như phía Việt Nam khơng có những hành động mạnh mẽ
như các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc.
1. Phương pháp phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá
Có thể nói khái niệm nền kinh tế phi thị trường xuất hiện trong hiệp định
GATT và Tổ chức thương mại thế giới là hệ quả của thời kỳ mà nền kinh tế
của hầu hết các quốc gia trên thế giới chia thành hai hệ thống tách biệt: (1)
kinh tế thị trường (market economy hay ME) và (2) kinh tế phi thị trường hay
còn gọi là kinh tế kế hoạch tập trung (centrally planned economy). [2] Theo
Điều khoản bổ sung thứ hai của Điều VI:1, hiệp định GATT 1994, “một nước
mà thương mại hồn tồn mang tính chất độc quyền hay hầu như độc quyền
hoặc toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt” [3] là một nền kinh tế phi
thị trường (NME).
Các thành viên WTO có quyền đối xử với các nước NME hoàn toàn khác biệt
so với các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong các vụ kiện chống
bán phá giá. Cách đối xử này được gọi là phương pháp phi thị trường hoặc
phương pháp nước thay thế. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên sử dụng phương
pháp này năm 1960.[4] Khi tiến hành điều tra mặt hàng đến từ nền kinh tế phi
thị trường, Bộ Thương mại Hoa Kỳ không chấp nhận thơng tin về giá và chi
phí sản xuất của các nước này để tính tốn giá trị thơng thường (NV) với lập
luận rằng giá và chi phí này bị điều chỉnh bởi chính phủ. Thay vào đó, DOC lấy

thơng tin từ nước thứ ba thay thế: (1) thường là một nước có nền kinh tế thị
trường; (2) có trình độ cũng như điều kiện phát triển kinh tế tương tự như
quốc gia NME bị điều tra và (3) nơi mà DOC kết luận rằng giá và chi phí tuân
theo quy luật kinh tế thị trường.[5]Bộ Thương mại Hoa Kỳ lấy các yếu tố sản
xuất tại nước NME bị điều tra, ví dụ như (1) lượng nguyên liệu đầu vào, (2) số


giờ lao động, (3) số năng lượng sử dụng… kết hợp với giá của các yếu tố này
tại nước thay thế thứ ba.[6]Bảng 1 biểu diễn một ví dụ đơn giản của phương
pháp này.
Bảng 1. Giá trị thông thường (NV) được xây dựng trên cơ sở phương
pháp phi thị trường của Hoa Kỳ
Việt Nam Nước thay thế: Ấn Độ/ Băngla-đét
Lượng da dùng để sản xuất 1 70 cm2
đôi giày

80 cm2

Giá của 100 cm2 da

2 USD

1.5 USD

Hoa Kỳ sử dụng giá tại Băng-la- 70 cm2 và 2 USD
đét/ Ấn Độ và lượng tại Việt
Nam
Nguồn: Edwin Vermulst, “WTO Anti-dumping Agreement,” khóa học Các biện
pháp phịng vệ thương mại, chương trình thạc sĩ IELPO 2010-2011, Đại học
Barcelona, Barcelona, 2010.

Rõ ràng phương pháp phi thị trường trong điều tra chống bán phá giá làm
cho giá trị thơng thường của hàng hóa tại các nước có nền kinh tế phi thị
trường tăng lên. Điều này dẫn đến biên độ bán phá giá, là chênh lệch giữa giá
xuất khẩu và giá trị thông thường, cũng bị thổi phồng lên quá mức do giá
xuất khẩu không thay đổi cịn giá trị thơng thường đã bị tính tốn sai lệch.
Cuối cùng, thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa đến từ các nước NME
được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp phi thị trường là cao hơn rất
nhiều so với thực tế và gây ra vô số bất lợi cho các doanh nghiệp, các nhà
xuất khẩu.
1. Thực tiễn áp dụng đánh thuế kép của Hoa Kỳ
Cần được hiểu rằng đánh thuế kép không chỉ đơn giản là áp dụng đồng thời
cả thuế chống trợ cấp và thuế đối kháng lên cùng một loại hàng hóa. Vấn đề
này chỉ xuất hiện khi sự áp dụng đồng thời hai loại thuế kể trên đối với cùng
một loại hàng hóa dẫn đến “ít nhất tới một mức độ nào đó, sự trừng phạt hai
lần một hành vi trợ cấp”.[7] Tính thuế hai lần chủ yếu tồn tại trong trường hợp
áp dụng đồng thời hai loại thuế với hàng hóa đến từ các nước NME, chính vì


biên độ bán phá giá được tính tốn trên cơ sở phương pháp phi thị
trường. Công thức cơ bản để tính biên độ bán phá giá là:
[8]

Luật pháp Hoa Kỳ và thực tiễn áp dụng của Bộ Thương mại chỉ ngăn chặn sự
tồn tại của vấn đề tính thuế hai lần trong trường hợp nền kinh tế thị
trường. Hình 2 biểu diễn thí dụ minh họa về phương pháp tính với các nước
ME. Đầu tiên, chính phủ của quốc gia có nền kinh tế thị trường X áp dụng trợ
cấp nội địa $30 cho mỗi đơn vị hàng hóa. Giá bán tại thị trường nội địa của
hàng hóa đó trước khi có trợ cấp là $150. Sau trợ cấp cơng ty A của nước X
bán mặt hàng đó vẫn tại thị trường nội địa với giá $120, ta gọi đây là giá trị
thông thường, và xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức giá $100. Bộ Thương mại

Hoa Kỳ (1) triệt tiêu khoản trợ cấp với mức thuế đối kháng $30 và (2) khi
tính tốn biên độ phá giá, so sánh giá xuất khẩu với giá trị thông thường dẫn
đến mức thuế chống bán phá giá là $20.
Nếu chính phủ X sử dụng trợ cấp xuất khẩu với mức trợ cấp tương đương,
DOC sẽ (1) áp đặt mức thuế đối kháng $30 và (2) khi điều tra chống bán phá
giá, cộng thêm mức thuế đối kháng vào giá xuất khẩu dẫn đến giá xuất khẩu
được xây dựng là $130, mức thuế chống trợ cấp cũng sẽ là $20. Với thực tiễn
này, vấn đề tính thuế hai lần khơng xảy ra trong phương pháp tính áp dụng
cho các nền kinh tế thị trường.[9]
Hình 2. Phương pháp tính áp dụng với nền kinh tế thị trường của Hoa
Kỳ
Nguồn: Dukgeun Ahn và Jieun Lee, “Countervailing Duty Against China:
Opening A Pandora’s Box In The WTO System?,” Journal of International
Economic Law, tập 14, số 2, Oxford University Press(2011), tr. 353-354; Dana
L. Watts, “Fair’s Fair: Why Congress Should Amend US Antidumping and
Countervailing Duty Laws to Prevent “Double Remedies”,” Trade,
Law and Development, tập 1, số 1(Xuân 2009), tr. 159.
Trong trường hợp nền kinh tế phi thị trường, DOC sử dụng cách tiếp cận
khác. Hình 3 minh họa thực tiễn áp dụng của DOC với một NME. Chính phủ
quốc gia Y có nền kinh tế phi thị trường áp dụng trợ cấp $30 cho một đơn vị
hàng hóa. Với khoản trợ cấp này, công ty B tại quốc gia Y bán hàng trên thị
trường nội địa với mức giá $120 và xuất khẩu sang Hoa Kỳ với mức giá $100.


Trong trường hợp này, DOC không chấp nhận rằng giá thị trường nội địa của
công ty B là $120. Thay vào đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ dùng số liệu của nước
thay thế thứ ba để tính giá trị thơng thường, hay gọi là giá trị thông thường
được xây dựng. Với việc khơng có trợ cấp tại nước thứ ba thay thế, giá trị
thông thường được xây dựng là $150. Biên bán phá giá sẽ là khoản chênh
lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường được xây dựng. Vì thế, DOC

áp dụng mức thuế đối kháng $30 và mức thuế chống bán phá giá $50. Hiển
nhiên điều này dẫn đến sự tồn tại của vấn đề đánh thuế kép: hành vi trợ cấp
bị trừng phạt lần thứ nhất bởi thuế đối kháng và lần thứ hai bởi thuế chống
bán phá giá.[10]
Hình 2.2. Phương pháp tính áp dụng với nền kinh tế phi thị trường
của Hoa Kỳ
Nguồn: Dukgeun Ahn và Jieun Lee, “Countervailing Duty Against China:
Opening A Pandora’s Box In The WTO System?,” Journal of International
Economic Law, tập 14, số 2, Oxford University Press(2011), tr. 353-354; Dana
L. Watts, “Fair’s Fair: Why Congress Should Amend US Antidumping and
Countervailing Duty Laws to Prevent “Double Remedies”,” Trade,
Law and Development, tập 1, số 1(Xuân 2009), tr. 159.
1. Phản ứng của doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc
Tháng 8 năm 2007, DOC khởi xướng điều tra kép đối với sản phẩm lốp bơm
hơi của Trung Quốc. Ba nhà sản xuất Trung Quốc được lựa chọn là bị đơn bắt
buộc: TUTRIC, Starbright và Guizhou. [11] Biên độ phá giá và biên độ trợ cấp
được tính toán như sau:
Bảng 4. Biên độ bán phá giá và biên độ trợ cấp trong vụ việc điều tra
lốp bơm hơi
Starbright

TUTRIC

Guizhou

Biên độ bán phá 29.93%
giá

8.44%


5.25%

Biên độ trợ cấp[12] 14%

6.85%

2.45%

Nguồn: SLIP OP. 09-103, GPX International Tire Corp. v. United States, 2009
WL (tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 18/09/2009), tr. 5.


Starbright thuộc quyền sở hữu của GPX, một nhà nhập khẩu lốp bơm hơi Hoa
Kỳ. Năm 2008, GPX và Starbright kiện thực tiễn điều tra kép của DOC trên ba
vấn đề lớn, một trong số đó là “tính có thể áp dụng được của thuế đối kháng
và sự kết hợp với thuế chống bán phá giá theo phương pháp phi thị
trường.”[13]
Trong phán quyết ngày 04/09/2010, Chánh án Jane A. Restani của tòa án
Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US CIT) phán quyết rằng DOC phải (1) từ bỏ
việc áp dụng thuế đối kháng lên hàng hóa của Trung Quốc hoặc (2) đưa ra
quy trình và phương pháp tính mới để ngăn chặn vấn đề đánh thuế kép xảy
ra.[14] Sau phán quyết GPX 1, Bộ Thương mại Hoa Kỳ vẫn tiếp tục điều tra
chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với lốp bơm hơi từ Trung Quốc. DOC
loại bỏ vấn đề đánh thuế kép bằng cách trừ đi mức thuế đối kháng từ mức
thuế chống bán phá giá được tính theo phương pháp phi thị trường. [15] Giải
pháp khơng hợp lý này của DOC vấp phải sự phản đối của các doanh nghiệp
Trung Quốc và họ đã đệ đơn lên CIT một lần nữa.
Trong vụ kiện GPX 2, CIT nhận thấy DOC khơng có khả năng ngăn chặn vấn đề
đánh thuế hai lần xảy ra nên giải pháp khả thi cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ là
không áp dụng thuế đối kháng lên hàng hóa của Trung Quốc. [16] Ngày

4/10/2010, Chánh án Restani quyết định rằng DOC phải từ bỏ hoàn toàn việc
áp đặt luật Thuế đối kháng lên sản phẩm lốp bơm hơi Trung Quốc. [17] Phán
quyết này đồng nghĩa với việc DOC không thể áp dụng đồng thời thuế chống
bán phá giá và thuế đối kháng lên một hàng hóa đến từ Trung Quốc trong khi
vẫn xác định Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường. [18]
Không chỉ các doanh nghiệp Trung Quốc kiện DOC ra CIT mà chính phủ Trung
Quốc cũng kiện Hoa Kỳ tại WTO vào năm 2008 vì vấn đề tính thuế hai lần.
Trong vụ Hoa Kỳ - Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng (Trung
Quốc)tại WTO, DOC tiến hành bốn vụ điều tra chống bán phá giá và bốn vụ
điều tra chống trợ cấp đối với bốn sản phẩm Trung Quốc, một trong số đó
chính là lốp bơm hơi.[19]Ban hội thẩm của WTO không đồng ý với những lập
luận của Trung Quốc và cho rằng Hoa Kỳ không vi phạm các hiệp định WTO
với hình thức đánh thuế hai lần. [20] Phía Trung Quốc khơng dừng lại và tiếp
tục kiện lên cấp cao hơn. Vào ngày 11/03/2011, Cơ quan phúc thẩm của WTO
ra phán quyết về vụ kiện này. Cơ quan phúc thẩm cho rằng việc Hoa Kỳ áp
dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng lên các mặt hàng
của Trung Quốc đã vi phạm Điều 19.3 hiệp định SCM. [21] Điều 19.3 quy định


rằng: “Khi thuế đối kháng được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào, thuế
đối kháng phải được đánh, với mức thuế phù hợp với từng trường hợp,…”
Theo Cơ quan phúc thẩm, việc cơ quan điều tra áp đặt đồng thời hai loại thuế
lên một sản phẩm mà tổng của hai loại thuế này nhiều hơn tổng của hành vi
trợ cấp và hành vi bán phá giá, là một điều vơ lý. [22] Phán quyết này có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung. [23] Đại diện
thương mại Hoa Kỳ (USTR) Ron Kirk cho rằng Cơ quan phúc thẩm WTO đã
đẩy phía Hoa Kỳ vào tình thế vơ cùng rắc rối. [24] Ngược lại, Bộ Thương mại
Trung Quốc coi đây là một thắng lợi lớn.
Phán quyết của tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ và phán quyết của Cơ
quan phúc thẩm WTO, theo Reuters, không chỉ làm suy yếu đáng kể vũ khí

mới trong các biện pháp phịng vệ thương mại của Hoa Kỳ đối với Trung
Quốc mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị
trường khác.[25] Các phán quyết này (1) có thể làm mất hiệu lực toàn bộ 29 vụ
việc đánh thuế kép mà DOC đã tiến hành đối với các sản phẩm Trung Quốc từ
năm 2006; (2) là trở ngại rất lớn đối với các nhóm lợi ích và các ngành công
nghiệp nội địa Hoa Kỳ vốn vẫn ủng hộ việc tiếp tục áp dụng đồng thời luật
Thuế đối kháng và luật Chống bán phá giá lên các sản phẩm khác của Trung
Quốc; và (3) có thể được doanh nghiệp và chính phủ các nước NME, ví dụ như
Việt Nam, sử dụng để khởi kiện phía Hoa Kỳ khi DOC tiến hành điều tra kép
với các hàng hóa của các nước này.[26]
1. Khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam
Hầu hết các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng Việt Nam gặp phải rất
nhiều khó khăn trong việc theo đuổi các vụ việc điều tra và các vụ kiện chống
bán phá giá và chống trợ cấp vì một số lý do chủ yếu sau đây:
Lý do thứ nhất là sự thiếu hiểu biết. Theo một báo cáo của Phòng thương mại
và công nghiệp Việt Nam vào tháng 8/2010, phần lớn các doanh nghiệp và
hiệp hội tại Việt Nam có rất ít thông tin về (1) luật pháp của nước nhập khẩu;
(2) thực tiễn kinh doanh tại nước nhập khẩu; (3) cam kết của nước nhập
khẩu với Việt Nam; và (4) quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam tại
nước nhập khẩu.[27] Tình hình chung đã như vậy, đối với các biện pháp phòng
vệ thương mại còn đáng buồn hơn. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp
không nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào quá trình điều
tra một cách kịp thời và kết quả là họ bị đánh mức thuế rất cao. Theo một
khảo sát được tiến hành gần đây, 99% các doanh nghiệp được khảo sát hoàn


tồn khơng biết đến khái niệm đánh thuế kép hay tính thuế hai lần. Khơng
nhiều doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm đối phó với các vụ việc điều tra
chống bán phá giá và càng ít doanh nghiệp có kinh nghiệm với các vụ việc
điều tra kép.

Vấn đề thứ hai là nguồn lực hạn chế của doanh nghiệp và các hiệp hội ngành
hàng. Nguồn lực được hiểu chủ yếu bao gồm: (1) nguồn lực vật chất hay tiền;
(2) nguồn nhân lực và (3) thời gian. Trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp
và hiệp hội có đủ nguồn lực để (1) theo đuổi các vụ việc điều tra và (2) kháng
kiện một cách kiên trì và có chiến thuật như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu
thủy sản Việt Nam (VASEP). Chi phí theo đuổi một vụ kiện là rất lớn, trong đó
lớn nhất là chi phí th luật sư. Theo khảo sát của VCCI, khoảng 72% doanh
nghiệp gặp khó khăn tài chính khi họ muốn theo đuổi các vụ việc điều tra.
[28]
Theo một khảo sát khác, phần lớn doanh nghiệp được hỏi chỉ trông chờ
vào sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước và các hiệp hội nếu bị tiến
hành khởi xướng điều tra kép.
Lý do thứ ba là sự kết nối lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp với nhau và với hiệp
hội ngành hàng. Theo lý thuyết, hiệp hội đóng vai trị vơ cùng quan trọng
trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Tuy nhiên, trên
thực tế rất nhiều ngành hàng tại Việt Nam vẫn chưa có hiệp hội hoặc đã có
nhưng hiệp hội quá yếu. Kết quả là các doanh nghiệp rất đơn độc trong các vụ
việc và thường khơng có ai đứng ra bảo vệ lợi ích chung của các doanh
nghiệp Việt Nam tại nước nhập khẩu.
1. Giải pháp cho Việt Nam
Ngay khi DOC khởi xướng điều tra kép với mặt hàng giấy và sau đó là một
loạt sản phẩm của Trung Quốc, nguy cơ rõ nét với hàng hóa Việt Nam là Bộ
Thương mại Hoa Kỳ cũng sẽ tiến hành những vụ việc tương tự. Điều đó đã trở
thành sự thật khi phía Hoa Kỳ khởi xướng điều tra đồng thời chống bán phá
giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng túi nhựa PE của Việt Nam năm 2009
và đối với các loại ống và ống dẫn thép hàn cacbon vào cuối năm 2011. Khơng
có nghi ngờ gì về việc các nhà chức trách Hoa Kỳ sẽ quyết định mức thuế
chống bán phá giá và thuế đối kháng cao đối với các loại ống và ống dẫn thép
hàn cacbon này. Nhiều nhà phân tích, các luật sư trong và ngồi nước nhận
định rằng phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khởi xướng hàng loạt các vụ điều tra đánh

thuế kép đối với hàng hóa của Việt Nam nếu như phía Việt Nam khơng có
những hành động mạnh mẽ như các doanh nghiệp và chính phủ Trung


Quốc.Bài viết đưa ra hai giải pháp triệt để dành cho chính phủ và các doanh
nghiệp để ngăn chặn và đối phó với thực tiễn áp dụng hình thức đánh thuế
kép của Hoa Kỳ đối với hàng hóa đến từ Việt Nam.
Giải pháp thứ nhất, Việt Nam cần nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị
trường bằng cách: (1) tăng tốc độ chuyển đổi nền kinh tế và (2) tăng cường
vận động, thuyết phục các quốc gia khác ghi nhận là nền kinh tế thị trường.
Việt Nam nên tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế vào sáu tiêu
chí xác định nền kinh tế thị trường của Hoa Kỳ, đó là: (1) khả năng chuyển đổi
của đồng tiền; (2) đầu tư nước ngoài; (3) sự tự do thoả thuận mức lương; (4)
quản lý của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực; (5) sở hữu hoặc quản
lý của nhà nước đối với các ngành sản xuất; và (6) các yếu tố khác. Cùng với
đó, Việt Nam cần chủ động và kiên trì đàm phán để thuyết phục các thành
viên WTO cấp cho quy chế kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của Liên bang Nga
có thể sẽ hữu ích cho Việt Nam. Nếu được cơng nhận là nền kinh tế thị
trường, vấn đề tính thuế hai lần sẽ bị loại bỏ vì cơ quan điều tra, ví dụ DOC, sẽ
tiến hành theo phương pháp thông thường. Không những thế, quy chế kinh tế
thị trường cũng giúp cho các doanh nghiệp và nhà xuất khẩu trong nước (1)
thoát khỏi phương pháp phi thị trường mang tính phân biệt đối xử trong các
vụ việc điều tra chống bán phá giá và (2) không phải chịu những mức thuế
chống bán phá giá quá cao như trước đây.
Giải pháp thứ hai là chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị để khởi kiện Hoa Kỳ ra
WTO, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị để khởi kiện DOC tại tòa
án Hoa Kỳ. Khơng có lý do gì để doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam khơng
có những phản ứng kiên quyết như phía Trung Quốc với vấn đề đánh thuế
kép. Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau thắng lợi trong vụ kiện
đầu tiên trong khuôn khổ WTO Hoa Kỳ - Tơm (Việt Nam). Việt Nam có thể

đưa ra những lập luận tương tự dựa trên vụ Hoa Kỳ - Thuế chống bán phá
giá và thuế đối kháng (Trung Quốc) để khởi xướng vụ kiện chống lại hình
thức đánh thuế kép của phía Hoa Kỳ tại WTO. Khả năng chiến thắng của phía
Việt Nam là rất cao bởi lẽ Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO
thường rất tôn trọng phán quyết trong các vụ kiện trước đó. Ban hội thẩm
hoặc Cơ quan phúc thẩm WTO có thể sẽ cấm Hoa Kỳ áp dụng đồng thời thuế
đối kháng và thuế chống bán giá dựa trên cơ sở phương pháp phi thị trường
đối với hàng hóa của Việt Nam mà khơng tính đến sự tồn tại của vấn đề tính
thuế hai lần.[29]Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam hồn tồn có thể chủ
động sử dụng án lệ GPX 1 và GPX 2 để khởi kiện hình thức tính thuế hai lần


của DOC ra tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ. Nếu DOC khơng thể đưa ra
quy trình và phương pháp tính tốn mới để ngăn chặn sự tồn tại của vấn đề
tính thuế hai lần, nhiều khả năng CIT sẽ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ loại
bỏ việc áp dụng luật Thuế đối kháng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. [30]
Ngồi hai giải pháp chính nêu trên, bài viết đề xuất thêm một số giải pháp
cho các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan Việt Nam như: (1) nâng cao
nhận thức của doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng; (2) trích quỹ dự phịng
hàng năm cho các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp; (3) tăng
cường sức mạnh của các hiệp hội; (4) chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh
tranh về chất lượng; (5) nhanh chóng hồn thiện hệ thống cảnh báo sớm về
các biện pháp phịng vệ thương mại.
Tóm lại, các quốc gia liên tục đưa ra các biện pháp và cơ chế nhằm bảo hộ
nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngồi.
[31]
Bởi vì q trình tự do hóa thương mại tồn cầu đã làm giảm đáng kể hàng
rào thuế quan, các biện pháp phòng vệ thương mại được các nước sử dụng
ngày một nhiều hơn. Trong số đó, đánh thuế kép là vũ khí mới và rất hiệu quả
mà Hoa Kỳ dùng để đối với hàng hóa đến từ các nước có nền kinh tế phi thị

trường. Đứng trước nguy cơ Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ tiến hành hàng loạt
các vụ việc điều tra kép đối với hàng hóa đến từ Việt Nam trong tương lai
gần, nhanh chóng trở thành nền kinh tế thị trường và chuẩn bị sẵn sàng mọi
nguồn lực để khởi kiện không chỉ trong khuôn khổ WTO mà cả tại tòa án Hoa
Kỳ là hai giải pháp quan trọng và triệt để nhất đối với các doanh nghiệp, các
hiệp hội ngành hàng và chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn và đối phó với
vấn đề tính thuế hai lần.

Dukgeun Ahn và Jieun Lee, “Countervailing Duty Against China: Opening A
Pandora’s Box In The WTO System?,” tạp chí International Economic Law, tập
14, số 2, Oxford University Press (2011), tr. 331-332.
Nguyễn Sơn, Nguyễn Sơn Trà và Lê Thành Nam, “Non-market economy
(NME) in Vietnam’s WTO accession commitments,” Etude realisee dans le
cadre du FSP Integration, Seminaire de diffusion (24/8/2007), tr. 4.


Điều khoản bổ sung thứ hai của Điều VI:1, hiệp định GATT 1994.
Nguyễn Sơn, Nguyễn Sơn Trà và Lê Thành Nam, “Non-market economy
(NME) in Vietnam’s WTO accession commitments,” Etude realisee dans le
cadre du FSP Integration, Seminaire de diffusion(24/8/2007), tr. 7.
David A. Gantz, “Polyethylene Retail Carrier Bags: Non-Market Economy
Status and U.S. Unfair Trade Actions against Vietnam,” SelectedWorks, The
Berkeley
Electronic
Press (7/2010),
tr.
8-11,
truy
cập
25/7/2011, />Edwin Vermulst, “WTO Anti-dumping Agreement,” khóa học Các biện pháp

phịng vệ thương mại, chương trình thạc sĩ IELPO 2010-2011, Đại học
Barcelona, Barcelona, 2010.
Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm, Hoa Kỳ - Thuế chống bán phá giá và thuế
đối kháng chính thức đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc,
WT/DS379/AB/R, WTO, tháng 3/2011, đoạn 541.
Appellate Body report, United States – Definitive Anti-dumping and
Countervailing Duties on Certain Products from China, WT/DS379/AB/R,
World Trade Organization, March 11, 2011, para. 541.
WTO E-learning: Trade Remedies và WTO (10/2010), tr. 120.
Dukgeun Ahn và Jieun Lee, “Countervailing Duty Against China: Opening A
Pandora’s Box In The WTO System?,” tạp chí International Economic Law, tập
14, số 2, Oxford University Press (2011), tr. 353-354.
Dukgeun Ahn và Jieun Lee, “Countervailing Duty Against China: Opening A
Pandora’s Box In The WTO System?,” tạp chí International Economic Law, tập
14, số 2, Oxford University Press (2011), tr. 354-355.
SLIP OP. 09-103,GPX International Tire Corp. v. United States, 2009 WL (tòa
án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 18/09/2009), tr. 11.
Biên độ trợ cấp: trị giá phần trợ cấp trên trị giá hàng hoá liên quan.
SLIP OP. 10-84, GPX International Tire Corp. v. United States, 2010 WL (tòa án
Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 04/08/2010), tr. 5. Hai vấn đề tiếp theo là: (1)
tất cả các vấn đề chống bán phá giá còn lại và (2) tất cả các vấn đề chống trợ
cấp còn lại.


SLIP OP. 09-103,GPX International Tire Corp. v. United States, 2009 WL (tòa
án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 18/09/2009), tr. 33.
SLIP OP. 10-84, GPX International Tire Corp. v. United States, 2010 WL (tòa án
Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 04/08/2010), tr. 9.
SLIP OP. 10-84, GPX International Tire Corp. v. United States, 2010 WL (tòa án
Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 04/08/2010), tr. 11.

SLIP OP. 10-84, GPX International Tire Corp. v. United States, 2010 WL (tòa án
Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, 04/08/2010), tr. 28.
Mayer Brown, “US Court of International Trade Orders US Government to
Cancel Countervailing Duties on Chinese Off-the-Road Tires,” Legal Update,
10/08/2010, tr. 1.
WorldTradeLaw.net, “Commentary on Panel report, United States – Definitive
Anti-dumping and Countervailing Duties on Certain Products from
China,” WorldTradeLaw.net Dispute Settlement Commentary (DSC), tr. 3, truy
cập
15/07/2011, />WorldTradeLaw.net, “Commentary on Appellate Body report,” see note 87 at
p.2.
WorldTradeLaw.net, “Commentary on Appellate Body report, United States –
Definitive Anti-dumping and Countervailing Duties on Certain Products from
China,” WorldTradeLaw.net Dispute Settlement Commentary (DSC), tr. 33,
truy cập 20/07/2011, />(ab).pdf.
Appellate Body report, United States – Definitive Anti-dumping and
Countervailing Duties on Certain Products from China, WT/DS379/AB/R,
World Trade Organization, 11/03/2011, đoạn 359 và 583.
Appellate Body report, United States – Definitive Anti-dumping and
Countervailing Duties on Certain Products from China, WT/DS379/AB/R,
World Trade Organization, 11/03/2011, đoạn 572.



×