Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu chỉ số ICT INDEX và đề xuất lựa chọn, áp dụng thử nghiệm tại nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.47 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




TRƯƠNG XUÂN TRUNG

NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ ICT INDEX VÀ ĐỀ XUẤT LỰA
CHỌN, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM TẠI NAM TRUNG BỘ


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.70


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ



HÀ NỘI -2012



Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS HOÀNG MINH


Phản biện 1: …………………………………………………



Phản biện 2: …………………………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc :…. giờ …. ngày …. tháng …. năm 2012



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1

MỞ ĐẦU
Công nghệ thông tin - Truyền thông ( Viết tắt tên tiếng
Anh: ICT) Việt Nam đang có nhưng bước phát triển rõ rệt với
nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, ICT Việt Nam nhìn chung
còn chưa được thế giới biết đến. Nguyên nhân chủ yếu là việc
thống kê, phân tích số liệu liên quan đến ngành ICT gặp nhiều
khó khăn, vì đây là ngành kinh tế mới có tốc độ phát triển
nhanh liên quan đến nhiều ngành và lĩnh vực khác. Điều này đã
dẫn đến những đánh giá sai lệch không mong muốn của các
chuyên gia trong và ngoài nước. Vì vậy, những số liệu thống
kê, phân tích, đánh giá về các chỉ tiêu phát triển ICT thực sự là
một điều có ý nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu
mà vai trò của CNTT - TT hết sức quan trọng trong phát triển

kinh tế - xã hội nói chung và trong sự phát triển của CNTT -
TT Việt Nam nói riêng.
Cho đến nay, việc đánh giá chỉ số sẵn sàng cho phát
triển và ứng dụng CNTT - TT (ICT Index) ở Việt Nam do một
số đơn vị, hiệp hội thực hiện dựa trên phương pháp đánh giá
của các tổ chức quốc tế như Harvard , World Bank Về cơ
bản, các công bố ICT Index được đưa ra xem như là một cơ sở
hữu ích có ý nghĩa phản ánh thực trạng để có thể nhìn nhận rõ
hơn sự phát triển của CNTT - TT ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong
bối cảnh các đơn vị tổ chức đưa ra đánh giá và công bố chỉ số
ICT Index mà chưa có được những đánh giá, kiểm chứng từ
phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp
về tính khả thi, đúng đắn, phương pháp đánh giá, thì các kết
2

quả đã công bố chắc sẽ chưa đủ cơ sở khoa học, cũng như tính
pháp lý và được cộng đồng CNTT - TT trong nước, quốc tế
thừa nhận. Do đó, cần phải nghiên cứu, phân tích các phương
pháp xây dựng ICT Index của các tổ chức đã sử dụng và công
bố. Đề xuất sử dụng bộ chỉ số ICT có tích sát thực, khách quan
và nhất là đủ cơ sở khoa học, phù hợp với Việt nam để đánh
giá. Từ góc độ này, tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu "
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ ICT INDEX VÀ ĐỀ XUẤT LỰA
CHỌN, ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM TẠI NAM TRUNG
BỘ".
Bố cục của luận văn: gồm 3 chương và phần mở đầu,
phần kết luận kiến nghị:
Phần mở đầu tập trung nêu bật được tầm quan trọng của
ICT trong phát triển kinh tế xã hội. Lý do chọn đề tài, mục
đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tính cấp thiết và ý

nghĩa khoa học của luận văn.
Chương 1: Nghiên cứu về các bộ chỉ số ICT Index, đưa
ra các khái niệm, định nghĩa về ICT Index. Khái quát tình hình
xây dựng chỉ số ICT Index ở Việt Nam và thế giới.
Chương 2: Khảo sát tình hình, hiện trạng ICT tại vùng
nam Trung bộ, đề xuất mô hình ICT phù hợp cho vùng. Qua đó
nghiên cứu đề xuất sử dụng bộ chỉ số ICT Index phù hợp áp
dụng cho vùng nông thôn nam Trung bộ.
3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ ICT INDEX VÀ
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ
GIỚI
1.1 Khái niệm về chỉ số ICT.
Công nghệ thông tin và truyền thông thường được gọi
là ICT: Information and Communication Technologies, là cụm
từ thường dùng như là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai
trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông với
công nghệ thông tin hiện đại. ICT bao gồm tất cả các phương
tiện kỹ thuật được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu
giữ và quản lý thông tin, xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc.
Các công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, liên lạc trung
gian qua Radio, điện thoại cũng như là các phần mềm cần thiết.
"ICT" được sử dụng như là một thuật ngữ chung cho tất cả các
loại công nghệ cho phép người dùng tạo, truy cập và thao tác
với thông tin. ICT là một sự kết hợp của công nghệ thông tin
và công nghệ truyền thông.
Để phản ánh một cách tổng thể về hiện trạng phát triển
ngành công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt nam, do đòi
hỏi tất yếu của xã hội. Báo cáo về ICT Index được quan tâm

đặt ra và cần được giải quyết kịp thời. Thực tế tại nước ta hiện
nay, báo cáo hằng năm về ICT Index do những đơn vị thực
hiện đó là “ Hội Tin học Việt Nam” phối hợp với “Văn phòng
Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT”; Viện tin học Doanh nghiệp
thuộc phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam
(VCCI)…dựa theo phương pháp đánh giá của ITU, Hardvard
4

University. Các tổ chức này thực hiện việc thu thập số liệu,
phân tích, đánh giá và đưa ra báo cáo về mức độ sẵn sàng cho
phát triển và ứng dụng CNTT của Việt Nam. Tuy nhiên trong
bối cảnh những tổ chức công bố chỉ số ICT Index mà chưa có
được những đánh giá, kiểm chứng từ phía các cơ quan quản lý
nhà nước cũng như các doanh nghiệp về tính khả thi, đúng đắn,
phương pháp đánh giá thì các chỉ số đã công bố chắc sẽ chưa
đủ cơ sở khoa học, cũng như tính pháp lý và được cộng đồng
CNTT - TT trong nước, quốc tế thừa nhận. Vì vậy cần phải
nghiên cứu, phân tích đánh giá chỉ số ICT Index của các tổ
chức Quốc tế cũng như Việt nam đưa ra trên cơ sở khoa học,
phù hợp với nông thôn Việt nam nói riêng và Việt nam nói
chung. Để bảo đảm tính khách quan và tính mở trong báo cáo
ICT Index hằng năm cần thêm những tổ chức có uy tín, đủ
nguồn lực tham gia nghiên cứu và lập báo cáo về lĩnh vực này.
Vậy, ICT Index ( hay chỉ số ICT) là gì?
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới (WB) thì: ICT
Index là thước đo mức độ phát triển về Công nghệ thông tin và
Truyền thông.
Theo định nghĩa của đại học Havard: ICT Index là
thước đo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công
nghệ thông tin và Truyền thông.

ICT Index phản ánh được toàn bộ thực trạng ứng dụng
và phát triển Công nghệ thông tin từ vấn đề hạ tầng, nhân lực,
ứng dụng đến chính sách cho CNTT, trên cơ sở đó để đưa ra
xếp hạng. Chính vì vậy, báo cáo về ICT Index còn tạo ra hiệu
5

ứng tích cực ở những nơi bị đánh giá là yếu kém trong bảng
xếp hạng. ICT Index sẽ được dùng làm cơ sở để xây dựng kế
hoạch và chính sách phát triển CNTT-TT của từng ngành, từng
địa phương đồng thời cũng là thước đo đánh giá xếp hạng giữa
các đơn vị nhằm động viên khuyến khích các đơn vị yếu kém
đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT hơn nữa.
1.2 Các phương pháp xây dựng chỉ số ICT Index.
1.2.1 Phương pháp xây dựng của đại học Harvard.
1.2.2 Phương pháp xây dựng của Liên hiệp Viễn thông quốc
tế (ITU)
1.2.3 Phương pháp xây dựng của EIU và IBM
1.2.4 Phương pháp xây dựng của World Bank.
1.2.5 Phương pháp xây dựng của hội tin học Việt nam VAIP.
- Phương pháp xây dựng bộ chỉ số ICT của Hội tin học
Việt nam dựa trên phương pháp của Harvard và WB, bộ chỉ số
đã đưa ra được các nhóm chỉ số tương đối phù hợp với Việt
nam. Mặt khác bộ chỉ số cũng đã phân loại đánh giá cho 04 đối
tượng cụ thể trong đó có nhóm đối tượng là các tỉnh thành.
- Hạn chế của phương pháp là các chỉ số đánh giá còn
nặng về Công nghệ thông tin, ít đề cập đến lĩnh vực Truyền
thông.
1.2.6 Phương pháp xây dựng của Tạp chí Tài chính điện tử
(eFinance)
1.2.7 Phương pháp xây dựng của Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam
6

1.2.8 Phương pháp xây dựng của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
1.3 Tình hình sử dụng chỉ số ICT Index trên thế giới
Cho đến nay, trên thế giới đã có hơn 1500 đánh giá đã
được công bố, trong đó có 188 nước được đánh giá ít nhất1 lần,
68 nước được đánh giá từ 5 đến 10 lần, 69 nước được đánh giá
trên 10 lần. Việt nam nằm trong số các nước này, 4 nước chưa
bao giờ được đánh giá: Bắc Triều Tiên, Tuvalu, Monaco và
Nauru.
1.4 Tình hình sử dụng chỉ số ICT Index ở Việt Nam.
Cho đến trước năm 2005, chưa có báo cáo chính thức
nào về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của Việt
Nam ngoài một số báo cáo của các tổ chức nước ngoài hoặc
nghiên cứu chuyên biệt như "Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam"
của Hội Tin Học TP. Hồ Chí Minh (HCA). Tuy nhiên, phần
lớn các báo cáo này chỉ thực hiện một lần (trừ của HCA) vào
các năm 2000-2002, nên số liệu hiện nay đã lạc hậu. Số liệu
phục vụ các báo cáo đó chủ yếu lấy từ các nguồn không chính
thức nên có thể chưa tạo được độ tin cậy cao. Năm 2003, Hội
Tin Học Việt nam cũng đã xây dựng ICT Index cho các
tỉnh/thành, bộ/ngành và các doanh nghiệp CNTT-TT, song do
thời gian thực hiện quá ngắn, nguồn lực hạn chế, nên kết quả
chưa làm thoả mãn người đánh giá và đối tượng được đánh giá.
Cụ thể bao gồm những đơn vị tổ chức sau tiến hành đánh giá
và báo cáo liên quan đến ICT ở Việt nam:
1. BC Toàn cảnh CNTT-TT của VN (HCA)
7


2. Dự án VN-Canada (2001)
3. Tình hình Internet Việt nam (ITU, 2002)
4. Thực trạng CNTT-TT Việt nam (USAID, 2001)
5. Tăng tốc độ phát triển CNTT-TT Việt nam (WB,
2001)
6. CNTT-TT phục vụ phát triển bền vững–Phân tích
tình huống và khuôn khổ lý luận đốivới VN (UNDP, 2003)
1.5 Kết luận chương
Nội dung chương đầu của luận văn đã nêu lên khái
niệm liên quan về ICT, chỉ số ICT Index, đây là một thuật ngữ
mới liên quan đến Công nghệ thông tin và Truyền thông. Nội
dung của chương đặt ra vấn đề nghiên cứu về các bộ chỉ số ICT
đã được xây dựng, công bố trên Thế giới và Việt Nam, qua đó
hiểu rõ phương pháp xây dựng và sử dụng các bộ chỉ số này.
Đồng thời, qua việc nghiên cứu bộ chỉ số ICT Index của các tổ
chức Quốc tế và Việt Nam, kết hợp với việc phân tích tình hình
sử dụng chỉ số ICT ở Việt Nam và Thế giới để từ đó có cách
nhìn nhận đánh giá, đề xuất hướng lựa chọn những bộ chỉ số
ICT phù hợp áp dụng đánh giá cho đối tượng là các tỉnh thành
vùng nông thôn ở Việt Nam.




8

CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ICT VÀ LỰA CHỌN
BỘ CHỈ SỐ ICT INDEX PHÙ HỢP CHO VÙNG NAM
TRUNG BỘ

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của vùng Nam Trung
bộ
2.1.1 Khái quát chung
Vùng Nam trung bộ của Việt nam bao gồm các tình và
thành phố: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận.
Diện tích của vùng: gần 44,4 nghìn km2, số dân gần 9,1
triệu người, chiếm 13,4% diện tích và 10,5% dân số cả nước
(thống kê năm 2009). Có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa (huyện
đảo thuộc Thành phố Đà Nẵng), Trường Sa (huyện đảo thuộc
tỉnh Khánh Hoà).
Là dãi lãnh thổ hẹp nằm ở phía đông Trường Sơn Nam,
phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc
Trung Bộ, phía nam là Đông Nam Bộ. Các nhánh núi ăn ngang
ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp,
tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển
đẹp.
Dân số của vùng Nam trung bộ phân bố không tập
trung và là vùng có nhiều dân tộc ít người sinh sống như
Giarai, Êđê, Bana, Chăm….Theo thống kê của cục thống kê
năm 2011 thì tỷ lệ dân nông thôn chiếm khoảng 73% dân số
vùng, mật độ dân số khoảng 260,3 người/Km
2
. Theo báo cáo
mới nhất của Việt Nam về tiến độ thực hiện trong việc phổ cập
9

giáo dục tiểu học và vấn đề học tập là tỷ lệ nhập học đúng tuổi
ở bậc tiểu học trong vùng trên 90%. Tỷ lệ nhập học ở bậc trung

học cơ sở đạt mức 67%. Tỷ lệ biết chữ ở người lớn là 91%.
Nhưng có một khoảng cách khá lớn giữa nông thôn và thành
thị, giữa đồng bằng với miền núi, giữa dân tộc kinh với dân tộc
thiểu số trong vấn đề giáo dục. Nguyên nhân là do sự xa xôi
cách trở về địa hình, tình trạng nghèo đói giữa các vùng, các
nhóm dân cư có tác động lớn đối với tỷ lệ nhập học và giáo
dục. Nhìn chung, đây là khu vực có trình độ dân trí tương đối
thấp đặc biệt là vùng núi và hải đảo
2.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.3. Những hạn chế
2.1.3.1 Khách quan
2.1.3.2 Chủ quan
2.2 Hiện trạng phát triển và ứng dụng ICT vùng nam Trung
bộ.
Vùng Nam Trung bộ Việt Nam với 70% dân số sống ở
khu vực nông thôn, vai trò của thông tin phục vụ nông nghiệp
và nông thôn luôn luôn được đánh giá cao. Nhất là trong bối
cảnh hiện nay, khi người nông dân Việt Nam đang tham gia
vào nền kinh tế thị trường và chịu tác động ngày càng mạnh
của sự cạnh tranh, thì thông tin càng trở thành một nhân tố
quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của họ. Thực tế
cho thấy, do thiếu thông tin nên nông dân các tỉnh Nam trung
bộ nói riêng, nông dân trên cả nước nói chung hầu như đều tự
mình “phán đoán” thị trường giá cả. Điều này thể hiện rõ mỗi
khi giá lúa có xu hướng tăng lên vài trăm đồng là diễn ra tình
10

trạng găm hàng không chịu bán, rồi khi có biến động về giá đi
xuống lại xảy ra tình trạng “bán tống, bán tháo” dẫn đến tình
cảnh bị thương lái ép giá. Còn nhiều hàng nông thuỷ sản khác

mà nông dân không tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình vì
không nắm được thị trường. Đây là một ví dụ cho thấy vai trò
quan trọng của thông tin đối với người nông dân. Đối với ngư
dân đánh bắt trên biển thì điều này càng cho thấy thiếu thông
tin cho ngư dân như: nhu cầu thông tin về thị trường thuỷ sản
hàng ngày, thị trường ngư cụ, dự báo thời tiết mùa vụ cho ngư
dân và hỗ trợ định vị cho tàu bè khi đánh bắt trên biển… Nông
dân cần thông tin, và thực tế là chúng ta đã phát triển một số
kênh thông tin nông nghiệp nông thôn phục vụ nhu cầu của
nông thôn. Trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng,
thông tin Nông nghiệp Nông thôn cũng đã được chuyển tải với
một số chuyên mục/nội dung, vào các thời điểm khác nhau và
theo nhiều hình thức chuyển tải, ở cả cấp trung ương và địa
phương tuy nhiên ở mức độ còn hạn chế về mặt thời gian, hạn
chế về sự đa dạng của thông tin được cung cấp.
2.3 Đề xuất mô hình ICT áp dụng cho nông thôn vùng Nam
Trung bộ
2.4. Đề xuất lựa chọn, áp dụng bộ chỉ số ICT Index phù hợp
cho vùng Nam Trung bộ
Việc xác định chỉ số ICT Index phù hợp cho các tỉnh
thành ở nước ta hiện nay đang rất được quan tâm. Tuy nhiên
hiện nay ở nước ta chưa có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu về tác dụng của ICT lên nhu cầu thông tin của nông dân
trong sản xuất và đời sống của họ, chủ yếu các điều tra về ICT
11

tập trung vào mảng CNTT chứ chưa chú trọng đến vấn đề
truyền thông. Việc xây dựng các bộ chỉ số ICT Index để tính
toán thường được các tổ chức nước ngoài xây dựng và đưa vào
áp dụng hoặc do các tổ chức trong nước xây dựng dựa trên các

phương pháp của nước ngoài. Điều này dẫn đến một thực tế là
các báo cáo về ICT Index chưa được chính xác, chưa nêu lên
được bức tranh toàn cảnh của Công nghệ thông tin và Truyền
thông của từng địa phương. Từ những bất cập đó, việc lựa chọn
bộ chỉ số ICT Index để áp dụng cho vùng nông thôn cần
đượcphân tích rõ từng đối tượng, những đặc trưng cụ thể và
khảo sát thực tế.
2.4.1 Đề xuất lựa chọn bộ chỉ số ICT Index áp dụng tính
toán cho vùng nam Trung bộ.
Với những phân tích và nhận xét đánh giá ở mục 1.2 về
các phương pháp xây dựng ICT Index của các tổ chức- hiệp
hội, tình hình phát triển và ứng dụng ICT ở các tỉnh vùng nam
Trung bộ trong mục 2.2. Tác giả luận văn đề xuất lựa chọn bộ
chỉ số ICT Index do Hội tin học Việt nam xây dựng để áp dụng
tính toán cho đối tượng là các tỉnh thành trực thuộc Trung ương
bởi các lý do sau: [8]
- Tất cả các bộ chỉ số ICT Index do các tổ chức nước
ngoài xây dựng và áp dụng để tính toán tại Việt nam đều chưa
thực sự phù hợp do: các bộ chỉ số này chỉ xây dựng ở mức độ
đánh giá cho đối tượng là các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Các
bộ chỉ số ICT Index được xây dựng gồm một nhóm chỉ số để
đánh giá chung chi mọi quốc gia, do đó khi áp dụng tại Việt
nam là thực sự chưa chính xác.
12

- Các bộ chỉ số ICT Index do các tổ chức hiệp hội
trong nước xây dựng chỉ để đánh giá cho đối tương ở phạm vi
hẹp như cho từng Bộ. Ngành, chưa xây dựng cho các đối
tượng khác và cũng chưa được kiểm chứng về độ tin cậy.
- Bộ chỉ số ICT Index do VAIP xây dựng hội tụ đủ

những tiêu chí đặc trưng của đối tượng cấn đánh giá, có hạ mục
đánh giá riêng cho đối tượng là các tỉnh thành, phù hợp với
điều kiện, hiện trạng ICT của từng địa phương.
- Các tiêu chí đánh giá ICT Index của hội tin học Việt
nam đưa ra cho đối tượng đánh giá các tỉnh thành gồm 32 tiêu
chí, hầu hết các tiêu chí phù hợp để đánh giá đối với đối tượng
là các tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Phương pháp thu thập
số liệu và phân tích kết quả nhanh, chính xác và khách quan.
Tuy nhiên, để kết quả đánh giá có tính khách quan và
chính xác, bộ chỉ số ICT Index của VAIP được đề xuất sử dụng
bao gồm phần lớn các tiêu chí đã phù hợp với điều kiện, hiện
trạng của Việt nam. Tuy nhiên cần điều chỉnh bổ sung một số
mục cho hợp lý, thuận lợi cho việc áp dụng đánh giá các cho
đối tượng tỉnh thành.
2.4.2.Hệ thống tiêu chí và phương pháp tính toán
A.Hệ thống nhóm tiêu chí khối tỉnh thành trực
thuộc trung ương
- Nhóm Hạ tầng kỹ thuật CNTT- TT: gồm 14 tiêu chí về
hạ tầng mạng viễn thông và CNTT
- Hạ tầng nhân lực CNTT-TT: gồm 07 tiêu chí về nguồn
nhân lực viễn thông và CNTT
13

- Nhóm Ứng dụng CNTT-TT: gồm 11 tiêu chí phản ánh
nguồn nhân lực CNTT
- Nhóm Sản xuất kinh doanh CNTT-TT: gồm 04 tiêu chí
phản ánh về lĩnh vực kinh doanh CNTT -TT
- Nhóm Môi trường chính sách cho phát triển - ứng dụng
CNTT-TT: gồm 04 tiêu chí phản ánh về môi trường chính sách
cho CNTT-TT.

B.Phương pháp tính toán các chỉ số khối các tỉnh
thành
Phương pháp tính toán cho 04 nhóm chỉ số được thể
hiện trong nội dung của Luận văn.
2.5 Kết luận chương.
Nội dung của chương đã khái quát được tình hình kinh
tế xã hội của vùng Nam Trung bộ, qua đó có thể nhận biết
được những đặc điểm của vùng như mức sống, tỷ lệ dân số, hạ
tầng CNTT-TT, giáo dục Mặt khác, nội dung của chương
cũng đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng sử dụng ICT của vùng
Nam Trung bộ, thông qua đó đề xuất xây dựng mô hình ICT
cho vùng. Trên cơ sở lý luận và phân tích các đặc điểm liên
quan đến đặc trưng vùng miền, tình độ dân trí, thói quen trong
sinh hoạt và thực trạng ICT, luận văn đưa ra hướng đề xuất, lựa
chọn bộ chỉ số ICT Index phù hợp để áp dụng tính toàn cho
vùng nông thôn Nam Trung bộ và hơn nữa là cho các tỉnh
thành trực thuộc trung ương của Việt nam. Nội dung của
chương cũng đã đưa ra được bảng đánh giá các chỉ số ICT
Index phục vụ cho ghi phiếu và thu thập số liệu đánh giá.

14

CHƯƠNG III: ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ THỬ NGHIỆM TẠI
NAM TRUNG BỘ
3.1 Tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu, đối tượng phục vụ
đánh giá
3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin, phân tích số liệu
Vùng Nam Trung bộ trải rộng do đó khối lượng cơ sở
dữ liệu rất lớn vì vậy để đảm bảo tính chính xác của cơ sở dữ
liệu thu thập được, đồng thời tính đồng nhất của cơ sở dữ liệu

giữa các vùng tác giả xin đề xuất phương pháp thu thập số liệu
như sau.
 Thu thập số liệu thông qua khảo sát trực tiếp:
 Thu thập số liệu gián tiếp:
 Thu thập từ các nguồn dữ liệu đã có:
 Thu thập số liệu từ quan sát:
Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng cả phương
pháp phân tích số liệu thông qua phương pháp toán thống kê và
phương pháp sử dụng chuyên gia để đảm bảo tính tối ưu của
việc phân tích số liệu.
3.1.2 Tổ chức thu thập thông tin số liệu.
a) Lựa chọn đối tượng thực hiện: đối tượng thực hiện điều tra
khảo sát gồm:
- Các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh thành.
- Các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh
thành.
- Các tổ dân phố ( khối dân phố, thôn bản dân cư và
cấp tương dương) của tỉnh thành.
15

Tổ trưởng dân phố ( khối trưởng, thôn trưởng…) trên
địa bàn điều tra thực hiện công tác phát phiếu điều tra và
hướng dẫn người dân thực hiện ghi phiếu điều tra.
Cộng tác viên tình nguyện thực hiện công tác phát
phiếu và hướng dẫn cán bộ, công chức trong các tổ chức,
doanh nghiệp, ban ngành thực hiện ghi phiếu điều tra.
Gửi phiếu điều tra ICT Index và thư yêu cầu (công văn)
đến các tổ chức, đơn vị, ban ngành… trên địa bàn tỉnh thành.
Sử dụng các nguồn thông tin chính thức của cá tổ chức,
đơn vị chức năng, doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến ICT

như: Cục thống kê, Bộ Thông tin và Truyền thông, Web site
của VNPT, Viettel, FPT, …
b) Tổ chức thu thập thông tin:
- Lựa chọn vùng địa lý đặc trưng cho khu vực cần
khảo sát điều tra, đây là công tác khó khăn nhất khi thực hiện
thu thập thông tin.
- Thực hiện lập phiếu điều tra theo hệ thống các tiêu
chí của bộ chỉ số ICT Index cho khối các tỉnh thành.
- Xây dựng bản hướng dẫn thực hiện điều tra, ghi
phiếu và kết quả điều tra. Tổ chức tập huấn cho đối tượng điều
tra viên về công tác điều tra ghi phiếu.
- Tổ chức nhận kết quả điều tra và xử lý số liệu, tổng
kết và đưa ra kết quả điều tra.
16

3.2 Đánh giá chỉ số ICT Index tại thành phố Đà nẵng, tỉnh
Khánh Hoà và Quảng Ngãi
Do điều kiện thực hiện luận văn trong thời gian ngắn,
chức năng thực hiện chưa được phép nên tác giả sử dụng
phương pháp thu thập số liệu dựa trên những báo cáo của các
đơn vị chức năng về ICT và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
ICT, một số chỉ tiêu và hạ mục thực hiện bởi đội ngũ cộng tác
viên. Phạm vi địa lý được thực hiện tại vùng nam Trung bộ, lựa
chọn ba tỉnh thành là Thành phố Đà nẵng, tỉnh Khánh hoà và
Quảng ngãi làm đại diện. Lý do bởi thành phố Đà Nẵng là địa
phương có chỉ số phát triển kinh tế xã hội cao nhất vùng,
Khánh Hoà có chỉ số phát triển kinh tế xã hội ở mức khá còn
Quảng Ngãi là tỉnh có chỉ số phát triển kinh tế xã hội vào loại
thấp nhất vùng. Kết quả thu nhận được và đánh giá phần nào
phản ánh tương đối đầy đủ hiện trạng ICT của vùng nam Trung

bộ.
3.2.1 Thu thập số liệu và đánh giá thử nghiệm ICT Index TP
Đà Nẵng-2012
3.2.2 Thu thập số liệu và đánh giá thử nghiệm ICT Index
tỉnh Khánh Hoà-2012
3.2.3 Thu thập số liệu và đánh giá thử nghiệm ICT Index
tỉnh Quảng Ngãi-2012
3.3 Đề xuất áp dụng.
Công tác nghiên cứu về chỉ số ICT Index đòi hỏi phải
tiến hành qua nhiều khâu, từ lý luận cho đến phương pháp, từ
đối tượng cho đến việc tổ chức nghiên cứu. Ngoài ra, công tác
17

nghiên cứu phải trực tiếp đi sâu vào khảo sát cụ thể các đặc
trung cơ bản của từng vùng miền, từng đối tượng đánh giá. Qua
việc phân tích bằng phương pháp lý luận khoa học, đi sâu vào
từng tiêu chí con trong các bộ tiêu chí và thực tiễn. Căn cứ vào
hiện trạng ICT của các tỉnh thành, vùng miền. Tác giả nhận
thấy cần đề xuất sử dụng bộ chỉ số ICT Index phù hợp cho áp
dụng tính toán tại các địa phương như sau:
- Đề xuất lựa chọn bộ chỉ số ICT Index của Hội tin
học Việt nam xây dựng để đánh giá ICT Index cho khối các
tỉnh thành trực thuộc Trung ương bởi lý do: hầu hết các bộ chỉ
số ICT Index của Nước ngoài hoặc Việt nam đều không xây
dựng đánh giá cho đối tượng Tỉnh/ Thành, hoặc nếu có chỉ xây
dựng để đánh giá cho hạ mục “Ứng dụng CNTT-TT” trong các
tỉnh thành.
- Áp dụng: Để áp dụng thực hiện công tác đánh giá
ICT Index cho các tỉnh thành được thực hiện đều hằng năm,
phản ánh đúng hiện trạng ICT của các đơn vị cần thực hiện

những vấn đề sau:
Khi thực hiện thu thập số liệu để đánh giá còn thiếu dữ
liệu khách quan từ các tổ chức, đơn vị cung cấp. Nhân lực thực
hiện điều tra ICT còn hạn chế về số lượng cũng như tính
chuyên nghiệp. Do đó cần có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp
cung cấp hạ tầng ICT, sự tuyên truyền của các đơn vị truyền
thông và sự hợp tác của đội ngũ điều tra viên chuyên nghiệp.
18

3.4 Kết luận chương.
Thu thập và đánh giá chỉ số ICT Index cho từng địa
phương cấp tỉnh thành là một trong những vấn đề lớn, khó thực
hiện vì vậy cần được các tổ chức, đơn vị có kinh nghiệm, có
thực lực và đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình. Các số liệu khi
tiến hành điều tra khảo sát cần được đánh giá khách quan dựa
trên nhiều yếu tố. Nội dung của chương đưa ra ý kiến chủ quan
của bản thân dựa trên những phân tích đánh giá khoa học, trên
cơ sở các tiêu chí của bộ chỉ số ICT Index do Hội tin học Việt
nam xây dựng đánh giá cho các tỉnh thành trực thuộc Trung
ương. Kết quả thu được phần nào phản ánh đầy đủ các mặt
hiện trạng về ICT vùng nam Trung bộ và cụ thể là ba đơn vị:
Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Khánh Hoà và Quảng Ngãi. Thông
qua kết quả đánh giá, tác giả đưa ra đề xuất cho việc sử dụng
bộ chỉ số ICT Index áp dụng, đánh giá cho các địa phương cấp
tỉnh thành trong vùng nam Trung bộ và rộng hơn là cả nước.
Việc thực hiện đánh giá ICT Index hằng năm giúp cho Chính
phủ, các Tỉnh thành có cách nhìn rõ hơn về thực trạng ICT tại
các địa phương thông qua đó có chính sách phù hợp thúc đẩy
phát triển ICT.






19

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TIẾP THEO
1.Kết luận:
Các khái niệm, định nghĩa liên quan đến ICT và các lợi
ích của ICT mang lại cho con người và xã hội đã được đề cập
đến trong nội dung của luận văn. Mặt khác, trong nội dung
cũng đã trình bày các ý tưởng phân tích đến các phương pháp
xây dụng chỉ số ICT Index ở Việt nam và trên thế giới theo
quan điểm riêng của bản thân. Việc phân tích các bộ chỉ số ICT
Index đòi hỏi nhiều kiến thức liên quan đến ICT và thực tiễn
sâu rộng, tuy nhiên nội dung của luận văn phần nào thể hiện và
đưa ra được những nhận xét và phân tích, đề xuất sử dụng bộ
chỉ số ICT Index của Hội tin học Việt nam áp dụng để tính toán
cho khối các tỉnh thành.
Thông qua việc phân tích tình hình ứng dụng ICT và
đặc điểm kinh tế xã hội vung Nam Trung bộ của Việt nam,
luận văn đã đưa ra được ý tưởng đề xuất sử dụng các mô hình
ICT áp dụng tại các vùng dân cư tại khu vực này.
Phần thực nghiệm của luận văn là sử dụng bộ chỉ số
ICT Index đã đề xuất, áp dụng đánh giá thử nghiệm tại vùng
Nam Trung bộ và cụ thể tại 03 tỉnh thành là : TP Đà Nẵng, tỉnh
Khánh Hoà và tỉnh Quảng Ngãi cho kết quả tốt. Từ đó kiến
nghị, đề xuất sử dụng bộ chỉ số ICT do Hội tin học Việt nam
xây dựng có điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp để tính

toán cho khối các tỉnh thành trực thuộc Trung ương.
2.Kiến nghị
20

- Cần tiến hành nghiên cứu các bộ chỉ số ICT của các
tổ chức, các quốc gia trên thế gới và ở Việt nam, qua đó lựa
chọn áp dụng bộ ICT Index chuẩn cho quốc gia phục vụ cho
đánh giá ICT Index hằng năm cho tất cả các Ban ngành, đơn vị
hành chính cấp tỉnh thành, doanh nghiệp.
- Triển khai xây dựng hệ thống mạng xã hội trao đổi,
cung cấp, quảng bá thông tin phục vụ phát triển nông thôn hỗ
trợ công tác tổng hợp thu thập số liệu.
- Triển khai chương trình Viễn thông công ích đến tận
nông thôn vùng sâu vùng xa
- Triển khai hệ thống thông tin vệ tinh, thông tin vô
tuyến giúp ngư dân đánh bắt xa bờ, qua đó góp phần bảo vệ
biển đảo.
- Tiến hành đánh giá thử nghiệm tại một số vùng miền
để rút kinh nghiệm và triển khai rộng rãi.
3.Hướng nghiên cứu tiếp theo
Đề xuất triển khai thực tế sau khi có phương pháp đánh
giá ICT-index cho các vùng kinh tế ở Việt Nam bao gồm các
nội dung cơ bản sau:
- Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT tại các vùng
kinh tế ở Việt Nam lấy cơ sở dữ liệu.
- Tính toán chỉ số ICT-Index dựa trên số liệu khảo sát.
- Công bố kết quả hàng năm về ICT Index khối các tỉnh
thành.
- Đề xuất sử dụng bộ chỉ số ICT Index hoàn chỉnh theo
chuẩn quốc tế áp dụng phù hợp cho Việt nam.

×