Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.13 KB, 17 trang )

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK TRONG VIỆC HỖ TRỢ
ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai[1]
TS. Nhâm Phong Tuân[2]
TCKTĐN

số

68

TÓM TẮT
Các trang web mạng xã hội trực tuyến phát triển mạnh và ảnh hưởng đến
cuộc sống của người sử dụng, đặc biệt là Facebook. Nó đã thâm nhập sâu sắc
vào các trường đại học và cũng đã có nhiều tác dụng trên nhiều khía cạnh
của cuộc sống sinh viên. Sinh viên Việt Nam đang sử dụng Facebook như một
phương tiện để giao tiếp và tương tác với những người khác vì những thuận
lợi và phổ biến của nó. Mặt khác, hầu hết sinh viên đang theo học tại trường
Đại học Thương mại có tài khoản Facebook và sử dụng nó trong cuộc sống
hàng ngày. Do đó, nghiên cứu này điều tra ảnh hưởng của việc tham gia
mạng xã hội trực tuyến cá nhân (trên Facebook) từ quan điểm sinh viên
trường Đại học Thương mại Hà Nội. Dựa trên lý thuyết học tập xã hội, nghiên


cứu này cho rằng việc tham gia Facebook của sinh viên Trường Đại học
Thương mại có tác động tích cực trên kết quả học tập của họ. Ngoài ra, hai
quá trình xã hội hóa được xã hội chấp nhận và tiếp biến văn hóa có thể nối
các trang web mạng xã hội tham gia với ba lĩnh vực kết quả học tập xã hội.
Kết quả phân tích từ cuộc khảo sát cho thấy những tác động trực tiếp của
việc tham gia Facebook của sinh viên Trường Đại học Thương mại đến quá
trình học tập xã hội và kết quả của họ. Do đó, các trang web mạng xã hội trực


tuyến (Facebook) không chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ kết quả học tập sinh viên
Trường Đại học Thương mại, mà còn giúp họ thích nghi với văn hóa đại học
và đạt được mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè đại học của họ, cả hai đều đóng
vai trị quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của mình tại trường
Đại học Thương mại. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cho thấy một số hoạt động
có thể giúp cả giảng viên Trường Đại học Thương mại và sinh viên sử dụng
Facebook như một cơng cụ học tập hiệu quả.
Từ khóa: mạng xã hội facebook, học tập, sinh viên, đổi mới giảng dạy
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Gần đây, chủ đề về tác động của Internet, nhất là mạng xã hội đối với giáo
dục đã trở thành chủ đề được nhiều người nhắc đến.Từ khía cạnh giáo dục,
mạng xã hội có thể hỗ trợ tích cực sinh viên trong việc học tập, đặc biệt là
sinh viên đại học.Thậm chí, mạng xã hội cịn tạo ra mơi trường tốt cho sinh
viên mở rộng kiến thức nhờ vào những tiến bộ của công nghệ.Đã có nhiều
nghiên cứu về mạng xã hội và sự tương tác trong môi trường ảo.Một số
nghiên cứu đi sâu vào tác động của mạng xã hội và mức độ ứng dụng của
sinh viên. Mặc dù các nghiên cứu này đề cập về tiện ích của mạng xã hội và
mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả học tạp của sinh
viên nhưng chưa đi trực tiếp là làm thế nào để các giáo viên có thể ứng dụng
các mạng xã hội trong việc hỗ trợ hoạt động giảng dạy của mình. Hơn nữa,
các nghiên cứu ở Việt Nam về mạng xã hội và khả năng ứng dụng của nó vào
hoạt động giảng dạy cịn hạn chế, chưa được đi sâu khai thác. Vì vậy, nghiên
cứu về mạng xã hội và ứng dụng mạng xã hội Facebook trong việc hỗ trợ
giảng dạy là đề tài cấp thiết vì đề tài sẽ chỉ ra các ý tưởng cho những người
làm giáo dục giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy dựa vào việc khai
thác các tiện ích của mạng xã hội, cụ thể là Facebook.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI


Mạng xã hội (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng nền

tảng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng
phân biệt không gian và thời gian (Weinberg, 2009, p.149)
Mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng trong cộng đồng
thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng đó. Mọi
thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để
tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thơng tin trong đó.
Về cơ bản, mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng
khác nhau. Mạng xã hội khác với trang web thông thường ở cách truyền tải
thơng tin và tích hợp ứng dụng. Trang web thơng thường cũng giống như
truyền hình, cung cấp càng nhiều thông tin, thông tin càng hấp dẫn càng tốt
còn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi
người tự tương tác và tạo ra dòng tin rồi cùng lan truyền dịng tin đó.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mạng xã hội ảo. Các mạng xã hổi ảo lớn
tiêu biểu được tổng hợp trong Bảng 1 sau:
Bảng 1: Những mạng xã hội ảo lớn trên thế giới
Tên

Miêu tả

Số thành viên

Windows
Blog
Live Spaces

120 000 000

Facebook

750 000 000 (tài

Tỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và ở Anh, nhiều nhân
khoản
hoạt
vật nổi tiếng
động)

Friendster

Rất
phổ
ở Philippines, Malaysia, Indonesia vàSingapore

hi5

Audience variée
Roumanie,...)

Tagged

Tagged.com

70 000 000

Flixster

Thiết kế dành cho những người yêu phim ảnh

69 000 000

Classmates


Giúp mọi người tìm lại được những người bạn học cũ 40 000 000

Bebo Bebo

Được sử dụng rộng rãi nhất ở Ireland

(Amérique

centrale,

biến

Mongolie,

115 000 000
80 000 000

40 000 000


Tên

Miêu tả

Số thành viên

Orkut

Rất phổ biến ở Brasil và Ấn Độ


37 000 000

Netlog

Rất phổ biến tại Bỉ

35 000 000

Twitter

Mạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ

100 triệu

(Theo wikipedia cập nhật tháng 5/2012)
Vai trò nổi bật nhất của các mạng xã hội phiên bản mới nhất là:
- Giúp kết nối,giao lưu, trao đổi “communication” giữa các thành viên dễ
dàng. Giao lưu, giao tiếp là vai trò cơ bản, truyền thống của các mạng xã
hội: Tương lai việc giao tiếp sẽ ngày càng dễ dàng hơn không chỉ giới hạn
bằng những văn bản, biểu tượng hay hình ảnh… Mạng xã hội có vai trị kết
nối khơng phải kiểu kết nối của máy tính “dùng dây cáp nối thiết bị định
tuyến với thiết bị chuyển mạch” mà là kết nối kiểu của thế kỷ XX “gặp gỡ mọi
ngời để kết thêm bạn và hiểu họ hơn”. Về bản chất, mạng xã hội là những
công cụ đặc biệt giúp gặp gỡ mọi người và duy trì mối quan hệ dễ dàng hơn,
không phải đi lại nhiều như kiểu kết nối truyền thống.Mặc dù rất hữu ích
nhưng mạng xã hội vẫn đòi hỏi các bước tiếp cận cơ bản như thể hiện sự
thân thiện và chủ động gặp gỡ mọi người. Mạng xã hội giúp quá trình này
diễn ra thuận lợi hơn bằng cách tăng cường khả năng gặp gỡ ngời mới, tìm
hiểu những sở thích chung và giữ liên lạc.

- Cơng cụ giải trí: Với nhiều các tính năng như nghe nhạc, chơi game, chia sẻ
hình ảnh…, mạng xã hội đã trở thành công cụ giải trí thu hút nhiều người sử
dụng.
- Tích hợp, và hỗ trợ phát triển thương mại điện tử (xu hướng tích hợp
thương mại điện tử vào các mạng xã hội cũng là tất yêu, và ngày càng nở rộ).
Thương mại điện tử ngày càng phát triển và điều tất yếu là sự hợp tác giữa
những doanh nghiệp thương mại điện tử với mạng xã hội để tiếp cận dễ
dàng một lượng khách hàng khổng lồ và ổn định.
- Tích hợp quảng bá thương hiệu, sản phẩm, công cụ PR (public
relationship) hữu hiệu của doanh nghiệp trong thời đại Internet: Việc rao vặt,
quảng cáo trên internet khơng cịn là điều mới. Các trang rao vặt mọc lên
như nấm sau mưa, và xu hướng dịch chuyển 1 thị phần không nhỏ từ các
chuyên trang rao vặt, mua bán sang mạng xã hội đang xảy ra mạnh mẽ.


- Một số quốc gia sử dụng mạng xã hội như cơng cụ chính trị, kinh tế: Đây
cũng là lý do đa số các quốc gia có sự cân nhắc và thận trọng trong việc mở
cửa hoàn toàn với các mạng xã hội có nguồn gốc nước ngồi. Một phần do
các mạng xã hội đa quốc gia thường có trụ sở ở nước ngồi nên việc quản lý
có nhiều khó khăn. Tiếp nữa, do đặc thù lĩnh vực mạng xã hội là công cụ
truyền thông rất mạnh đối với công chúng nên nếu ai đó sử dụng nó với mục
đích khơng đúng sẽ có thể đem lại hậu quả khó lường.Trong tương lai gần
nhiều nhà chuyên môn đánh giá vai trị của internet sẽ ngang bằng với truyền
hình TV.
- Cơng cụ quảng bá văn hóa (của quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp): Hầu hết
những quốc gia đang phát triển đều cố gắng xây dựng cho mình một mạng xã
hội với đặc thù riêng của quốc gia mình. Một phần nguyên nhân là lý do kể
trên. Một phần là dùng nó để làm cơng cụ giao lưu văn hóa, quảng bá văn
hóa.Sẽ có thể dễ dàng thấy Mạng Cyworld Hàn quốc bước chân vào
Việt Nam với mục đích giúp sức cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Văn hóa

nhiều quốc gia trở nên gần gũi nhờ mạng xã hội, điều này cũng mang lại
nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.
FACEBOOK
Facebook mở đầu là một phiên bản Hot or Not của Đại học Harvard với tên
gọi Facemash.Mark Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã
dựng nên Facemash vào ngày 28 tháng 10 năm 2003. Zuckerberg đang viết
blog về một cô gái và cố gắng nghĩ ra một thứ gì đó để bớt nghĩ về cô ấy.
Theo tờ Harvard Crimson, Facemash "đã dùng những bức ảnh lấy từ cuốn
lưu bút trực tuyến của chín Nhà, đặt hai cái kế bên nhau và yêu cầu người
dùng chọn ai là người là "hot" nhất".Trang này nhanh chóng được chuyển
đến vài máy chủ danh sách của nhóm campus nhưng bị những người quản lý
Harvard tắt vài ngày sau đó. Zuckerberg bị ban quản lý phạt vì vi phạm an
ninh, xâm phạm bản quyền và xâm phạm quyền tự do cá nhân và phải đối
mặt với việc đuổi học, nhưng sau đó đã được hủy bỏ các cáo buộc. Học kỳ tiếp
theo, Zuckerberg thành lập "The Facebook", ban đầu đặt tại thefacebook.com,
vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.
Việc đăng ký thành viên ban đầu giới hạn trong những sinh viên của Đại học
Harvard, và trong vòng một tháng đầu tiên, hơn một nửa số sinh viên đại
học tại Harvard đã đăng ký dịch vụ này. Eduardo Saverin (lĩnh vực kinh


doanh), Dustin Moskovitz (lập trình viên), Andrew McCollum (nghệ sĩ đồ họa),
và Chris Hughes nhanh chóng tham gia cùng với Zuckerberg để giúp quảng
bá website.Vào tháng 3 năm 2004, Facebook mở rộng
sang Stanford, Columbia, và Yale. Việc mở rộng tiếp tục khi nó mở cửa cho tất
cả các trường thuộc Ivy League và khu vực Boston, rồi nhanh chóng đến hầu
hết đại học ở Canada và Hoa Kỳ. Vào tháng 6 năm 2004, Facebook chuyển cơ
sở điều hành đến Palo Alto, California. Công ty đã bỏ chữ The ra khỏi tên sau
khi mua được tên miền facebook.com vào năm 2005 với giá 200.000 USD.
Lượng người truy cập Facebook tăng ổn định từ 2009. Trong ngày 13 tháng

3 năm 2010 số người truy cập Facebook đã vượt qua lượng người truy cập
vào Google.
Facebook vào Việt Nam năm 2008 và sự gia tăng lượng người sử dụng Việt
Nam nhanh hàng đầu của thế giới. Ví dụ, có 1,8 triệu người Việt Nam sử dụng
Facebook trong năm 2009, sau đó con số này đã được nâng lên 2,9 triệu vào
năm 2010, vì vậy, số người sử dụng đã tăng gần 2 lần. Đặc biệt, có nhiều sinh
viên sử dụng Facebook và dường như nghiện Facebook. Họ sử dụng Facebook
để kết bạn, chia sẻ cảm giác của họ , ý tưởng, trị chơi hình ảnh, video , âm
nhạc, và chơi như " Barn Buddy ", " Mafia Wars ", " Happy Farm ", v.v...
Facebook nhanh chóng được đón nhận bởi giới sinh viên, nhóm độ tuổi có tần
suất hịa nhập xã hội nhiều nhất, do đó Facebook phát triển rộng khắp, thu
hút tồn bộ sinh viên các trường đại học và sau này là cả học sinh trung học.
Khi tham gia Facebook, người dùng có thể kết nối hồn tồn miễn phí với bạn
bè trên thế giới. Facebook cho phép truy cập trang các nhân của bạn bè và cả
bạn bè của họ. Facebook cũng cho phép người dùng có thể tham gia các
nhóm hoặc mạng lưới. Mạng lưới thường do các thành phố, trường học, cơng
ty hoặc tổ chức lập ra. Các nhóm thường do một hoặc nhiều cá nhân hoặc
công ty bảo trợ để thu hút cá thành viên có cùng mối quan tâm. Các nhóm
được phếp lập bàn thảo luận, chia sẽ ảnh, đăng tải video và cả quảnh lý danh
sách email. Trong mọi trường hợp, mục đích chính vẫn là gặp gỡ và giữ liên
lạc với bạn bè trên khắp thế giới bằng các công cụ trên Facebook.
Các đặc điểm chính của Facebook bao gồm một trang cá nhân giống
MySpace, LinkedIn và hầu hết các mạng xã hội khác.Điểm khác biệt lớn nhất
của Facebook là người khác không thể xem thông tin chi tiết trên trang cá
nhân của người dùng cho đến khi người dùng chấp nhận họ làm bạn và đồng
ý chia sẻ thông tin. Điều này giúp hạn chế việc phải liên kết bạn bè với những


người có ít quan hệ, ngược lại với MySpace có xu hướng thu thập càng nhiều
bạn bè càng tốt, bất kể đó là ai.

Các hoạt động trên Facebook bao gồm cập nhật tiểu sử, chia sẻ cập nhật về
hoạt động thường nhật thông qua “trạng thái” (status) mà bạn bè của người
dùng có thể nhìn thấy, ghé thăm trang cá nhân của bạn bè để viết thông điệp
trên “tường” (wall) cũng như tham gia các bàn thỏa luận do các nhóm hoặc
các mạng lưới khác lập ra.
Một thành cơng tiên phong khác mà Facebook đạt được là cho phép kỹ sư
phát triển phần mềm có thể tạo ra các ứng dụng nhỏ (“apps”) để tạo ra các
ứng dụng hỗ trợ hoặc giúp người dùng có thể chơi game, gửi quà tặng hoặc
tham gia các hoạt động giải trí nhỏ khác trên mạng lưới.
Facebook đã thay đổi cuộc sống con người, ít nhất là trong cách mọi người
giao tiếp. Cùng với sự lây lan của các mạng xã hội, các mối quan hệ đã trở
nên gần gũi hơn và rộng hơn so với trong quá khứ, và các trang web xã hội
đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống với tác động tích
cực và tiêu cực của nó. Một số chuyên gia tin rằng với sự giúp đỡ của các
trang web, các mối quan hệ đã bước vào một giai đoạn mới và mọi người có
thể nhận biết nhau tốt hơn và nhanh hơn.Mặt khác, Facebook đã tạo ra nhiều
vấn đề, đặc biệt là đối với học sinh. Do đó, nếu chúng ta có thể biết Facebook
ảnh hưởng đến học tập của học sinh như thế nào, sau đó chúng ta có thể tận
dụng Facebook như một cơng cụ học tập hiệu quả.
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mơ hình hịa nhập học thuật – xã hội
Tintotrình bàylý thuyếthịa nhậpsinh viên, giúp giải thích cáckết quả học
tậpcủasinh viên đến từcả hịa nhậphọc tập vàhịa nhập xã hội.Hình 1dưới
đâycung cấp mộtcái nhìn tổng quancủa hịa nhậphọc thuật -xã hộihọc tập:
Nguồn: Tinto (1987)


Hình 1: Mơ hình hịa nhập học thuật – xã hội
Hình 1 cho thấy rằng hội nhập xã hội và hội nhập học thuật không phải là độc
lập mà can thiệp lẫn nhau. Can thiệp này tạo ra hội nhập hoc thuât - xã hội và

nhờ đó tăng cường lẫn nhau để giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập của
họ. Tinto cho rằng sinh viên có nhiều khả năng tiếp tục theo học một tổ chức
nếu họ kết nối với đời sống xã hội và học tập của tổ chức đó. Sinh viên trở nên
hịa nhập vào một trường đại học bằng cách phát triển các kết nối với các cá
nhân, tham gia các câu lạc bộ hoặc tham gia vào các hoạt động học tập.Tinto
cũng lưu ý rằng sinh viên phải hòa nhập ngang nhau về mặt học thuật cũng
như xã hội.
Mặc dù mơ hinhg hịa nhập học thuật – xã hộicủa Tinto đã khai thác học tập
mạng lưới xã hội giữa các sinh viên đại học, tuy nhiên có rất ít bằng chứng về
tác động của môi trường ảo (mạng xã hội trực tuyến thông qua Facebook nói
riêng) trên q trình học tập của sinh viên và kết quả học tập. Vì vậycần thiết
để xây dựng một mơ hình hồn thiện chỗ thiếu cho mơ hình của Tinto.
Mơ hình nghiên cứu
Trên cơ sở mơ hìnhhịa nhập học thuật – xã hội của Tinto và về bản chất đan
xen của các hệ thống học thuật và xã hội, Beekhoven lập luận rằng có thể có
sự khác biệt giữa hòa nhập học thuật và hòa nhập xã hội (Beekhoven et al.
2002). Ông tin rằng hai hệ thống được phân biệt và hơn nữa còn tin rằng hệ
thống xã hội và học thuật có khả năng được hịa nhập (được hiểu là hòa nhập


học thuật – xã hội) khi cơ sở giáo dục thực hiện các hoạt động hịa nhập. Do
đó, Angela Yan Yu (2010) và các cộng sự đề xuất một mô hình cho biết mối
quan hệ giữa mơi trường học tập, q trình hịa nhập và kết quả học tập như
Hình2 bên dưới.

Nguồn: Angela Yan Yu (2010)
Hình 2: Quá trình học tập
Theo lý thuyết học tập xã hội của Bandura (1977), tự định hướng chức năng
tham gia tích cực của các cá nhân như một động lực ban đầu để đạt được kết
quả học tập mong muốn. Trong các trang web mạng xã hội trực tuyến, cá

nhân được trang bị để thể hiện bản thân, thiết lập các mối quan hệ khác
nhauvà tương tác với người khác ở bất kỳ khoảng cách thời gian và không
gian, tự biểu cảm của họ và nhu cầu thơng tin. Để kích hoạt học tập như vậy
và thực hiện những nhu cầu, tham gia mạng xã hội trực tuyến là cần thiết.Cá
nhân cần phải dành thời gian của họ và năng lượng tâm lý của họ vào các
trang web.Ví dụ, cá nhân có thể thể hiện mình trong một hồ sơ có thể xem
trực tuyến.Ngồi ra, họ có thể thiết lập và duy trì mối quan hệ rộng rãi với
các đồng nghiệp và lựa chọn phát triển tương tác hơn nữa. Hơn nữa, họ có
thể tìm hiểu thêm về mơi trường đại học bằng cách tham gia một mạng lưới
các trường đại học và do đó việc tìm kiếm các thơng tin mà tiết lộ cuộc sống
thực trong các trường đại học. Tất cả những hoạt động cần sự tham gia của
các cá nhân. Do đó, tham gia mạng xã hội trực tuyến có thể đại diện cho môi
trường
học
tập.
.
Thứ hai, để đạt được kết quả học tập, cá nhân cần tham gia vào q trình
hịa nhập đó giúp các cá nhân chuyển đổi mơi trường học tập đến kết quả học
tập. Theo Bandura (1977), các cá nhân tương tác với bạn bè và môi trường
và các hoạt động đó được xem là cam kết học tập ban đầu của họ để đạt kết


quả học tập mong muốn. Những tương tác này đã được mô tả như là sự chấp
nhận xã hội và tiếp biến văn hóa trong các tài liệu xã hội (Bauer, Bodner,
Erdogan, Truxillo, & Tucker, 2007; Morrison, 1997, 2002). Do đó, để đưa ra
các đề xuất tác động trực tiếp của việc tham gia mạng xã hội trực tuyến trên
kết quả học tập thì nhân tố chấp nhận xã hội và tiếp biến văn hóa được xem
như là q trình xã hội hóa quan trọng có thể chuyển đổi hành vi mạng xã hội
trực tuyến cá nhân vào kết quả học tập.
Dựa trên những lập luận ở trên, Angela Yan Yu đề xuất một mơ hình nhưHình

3 sau đây để giải thích trực tiếp như thế nào mạng xã hội trực tuyến cá nhân
như trên Facebook ảnh hưởng đến kết quả học tập xã hội của họ. Do đó, mơ
hình này sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để điều tra tác động trực tiếp
của Facebook đến kết quả học tập của sinh viên Trường Đại học Thương
mạikhi xem xét tác động của môi trường học tập ảo (các trang web mạng xã
hội trực tuyến cụ thể là Facebook) đến kết quả học tập xã hội của sinh viên.

Nguồn: Angela Yan Yu (2010)
Hình 3: Mơ hình nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đểthực hiện nghiên cứu này"Nghiên cứu về mạng xã hội và ứng dụng mạng
xã hội Facebook trong việc hỗ trợ hoạt động giảng dạy", cả haiphương pháp
nghiên cứu định tínhvàphương phápnghiên cứu định lượngsẽ được áp dụng:


•Phương pháp định tính: thu thập vàphân tíchnguồn gốc,lý thuyết vàmột số
sự kiệntừ các nghiên cứutrước đây, sách và các nguồn tài nguyêntrực tuyến
khác, sau đóthiết lậpcác giả thuyếtdựa trên cơ sởlý thuyết.
•Phương pháp định lượng: sử dụngbảng câu hỏicủa Angela Yan Yu (2010) để
tiến hành khảo sát trực tuyếnsinh viên Trường Đại học Thương mại.Sau đó,
tất cả các dữ liệu đã đượcphân tích bằngphần mềm thống kênhư Microsoft
ExcelvàSPPS18để đánh giácác giả thuyết.
Theokhn khổ phạm vi và mục đíchcủanghiên cứu này,có 5giả
thuyếtmàminh họamối quan hệ giữatất cả cácthành phần chính. Chi
tiếtnhư trong bảng sau:
Bảng 2: Các giả thuyết của nghiên cứu
Mối quan hệ Giả thuyết

Nội dung


Giả thuyết 1a Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh
viên Trường Đại học Thương mại tác động tích
cực đến sự phát triển sự tự trọng của sinh viên

Môi
trường
mạng lưới xãGiả thuyết 1b
hội trực tuyến
và học tập xã
hội
Giả thuyết 1c

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh
viên Trường Đại học Thương mại tác động tích
cực đến sự thỏa mãn đối với cuộc sống sinh viên
Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh
viên Trường Đại học Thương mại tác động tích
cực đến kết quả học tập của sinh viên

Môi
trườngGiả thuyết 2
mạng lưới xã
hội trực tuyến
và sự chấp
nhận xã hội

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh
viên Trường Đại học Thương mại tác động tích
cực đếnsự chấp nhận xã hội của sinh viên


Mơi
trườngGiả thuyết 3
mạng lưới xã
hội trực tuyến
và tiếp biến
văn hóa

Mạng lưới xã hội trực tuyến (Facebook) của sinh
viên Trường Đại học Thương mại tác động tích
cực đếnsự tiếp biến văn hóa của sinh viên

Sự chấp nhậnGiả thuyết 4a Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại


Mối quan hệ Giả thuyết

Nội dung
học Thương mại tác động tích cực đến sự phát
triển sự tự trọng của sinh viên

Giả thuyết 4b Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại
xã hội và học
học Thương mại tác động tích cực đếnsự thỏa
tập xã hội
mãn đối với cuộc sống sinh viên
Giả thuyết 4c Sự chấp nhận xã hội của sinh viên Trường Đại
học Thương mại tác động tích cực đếnkết quả
học tập của sinh viên
Giả thuyết 5a Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại
học Thương mại tác động tích cực đến sự phát

triển sự tự trọng của sinh viên
Sự tiếp biếnGiả thuyết 5b Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại
văn hóa và học
học Thương mại tác động tích cực đến sự thỏa
tập xã hội
mãn đối với cuộc sống sinh viên
Giả thuyết 5c Sự tiếp biến văn hóa của sinh viên Trường Đại
học Thương mại tác động tích cực đến kết quả
học tập của sinh viên
Để kiểm tranhững giả thuyết trên,phân tích hồi quy sẽ được tiến hành để
kiểm tra xem biến là mối quan hệ tích cực hay khơng.Hơn nữa, các hồi quy sẽ
căn cứ vào các nhân tố theo Bảng 2 trong thang điểm từ 1 đến 5.
Bảng 3: Danh sách các biến số
Nhân tố

Biến số

Nội dung

Tham
gia
FBE1
Facebook

Facebook là một phần trong hoạt động hàng ngày của
tơi

FBE2

Tơi tự hào khi nói với mọi người rằng mình tham gia

Facebook

FBE3

Facebook đã trở thành thói quen hàng ngày của tôi

FBE4

Tôi cảm thấy như bị mất liên lạc nếu tôi không đăng


Nhân tố

Biến số

Nội dung
nhập vào Facebook trong một thời gian

FBE5

Tôi cảm thấy mình là một phần của cồng đồng
Facebook

SOAC1

Tình bạn sinh viên mà tôi đã phát triển ở Trường Đại
học Thương mại là niềm tự hào cá nhân

SOAC2


Tôi cảm thấy thoải mái với những bạn bè xung quanh
tại Trường Đại học Thương mại

SOAC3

Các sinh viên trong cùng một tập thể có vẻ chấp nhận
tơi như là một trong số họ

SOAC4

Mối quan hệ cá nhân với những sinh viên Thương mại
khác đã có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển nhân
cách và hứng thú với những ý tưởng của tôi

SOAC5

Mối quan hệ cá nhân với những sinh viên Thương mại
khác đã có một ảnh hưởng tích cực đối với sự phát
triển cá nhân, giá trị và thái đô của tôi

ACCU1

Tôi nhận thức được hệ thống giá trị của trường đại
học Thương mại

Tiếp biến văn
ACCU2
hóa

Tơi cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu “từ sinh

viên đến chuyên gia”, đó cũng là mục tiêu của trường
Đại học Thương mại

ACCU3

Tơi tự thích nghi với văn hóa trường Đại học
Thương mại

SELF1

Tơi tự thấy mình có một số phẩm chất tốt

SELF2

Tơi cảm thấy rằng mình là một người có giá trị, chí ít
là trình độ ngang bằng với những người khác

SELF3

Tơi có khả năng làm việc tốt như tất cả mọi người

SELF4

Tơi có thái độ tích cực về bản thân mình

SELF5

Xét một cách tổng thế, tơi hài lịng về bản thân mình

Sự chấp nhận

xã hội

Tự trọng


Nhân tố

Biến số

Nội dung

SATI1

Nhìn chung cuộc sống ở trường Đại học Thương mại
gần giống như những gì mà tơi nghĩ

Thỏa mãn vớiSATI2
cuộc
sống
sinh viên
SATI3

Điều kiện sống của tôi ở Đại học Thương mại rất
tuyệt vời
Cho đến nay tôi đã nhận được những điều quan trọng
mà tôi muốn tại Trường Đại học Thương mại

SATI4

Tơi hài lịng với cuộc sống của tơi ở đại học Thương

mại

PERF1

Tôi tự tin về các kỹ năng học tập của mình và khả
năng làm việc

Hiệu quả họcPERF2
tập

Tơi cảm thấy đủ sức tiến hành các bài tập trong
chương trình học của mình

PERF3

Tơi đã học được cách làm thế nào để thực hiện khóa
học một cách hiệu quả

PERF4

Tơi đạt được kết quả học tập đúng như tôi mong đợi

Bên cạnh đó, nghiên cứu này xem xét năm học của sinh viên (từ năm 1 đến
năm 4) và giới tính (nam và nữ) như là các biến kiểm sốt bởi vì các nhân vật
cá nhân có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.Ví dụ, mức độ
kiến thức về cuộc sống và văn hóa của trường đại học là khác nhau từ sinh
viên mới và sinh viên năm cuối.Cách họ tham gia vào các hoạt động trường
đại học cũng khác nhau.Đặc biệt, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong nhận
thức của họ, đáp ứng cho từng hoạt động hoặc sự kiện. Tất cả các dữ liệu
nhận được trong cuộc khảo sát sẽ được phân tích trong một q trình 2 giai

đoạn như được mơ tả trong hình sau:
• Giai đoạn 1: Đánh giá mơ hình đo lường
- Phân tích mơ tả để kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu
- Phân tích nhân tố để khám phá nhân tố
• Giai đoạn 2: Đo mơ hình


- Phân tích hồi quy để kiểm tramối quan hệgiữa các nhân tốđể đánh giágiả
thuyết
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Thu thập dữ liệu
Sau 3 tháng (từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013) tiến hành một
cuộc khảo sát trực tuyến qua email và Facebook sinh viên Trường Đại học
Thương mại,nhóm nghiên cứu đã thu thập được tổng cộng 1005 phiếu trong
đó có 968 phiếu hợp lệ và 37 phiếu khơng hợp lệ vì người được hỏi trả lời
khơng đầy đủ hoặc khơng có tài khoản Facebook. Một số thơng tin nói chung
sẽ được tập hợp trong Bảng4 sau:
Bảng 4: Thơng tin chung về mẫu điều tra
Nhân tố

0,4%

Từ 18 đến 23

903

93,3%

61


6,3%

Nam

414

42,8%

Nữ

554

57,2%

Sinh viên năm thứ nhất

25

2,6%

Sinh viên năm thứ hai

120

12,4%

Sinh viên năm thứ ba

163


16,8%

Sinh viên năm thứ tư

Phân loại sinh viên

4

Trên 23
Giới tính

Phần trăm

Dưới 18
Tuổi

Số liệu

660

68,2%

48

5,0%

90

9,3%


2-3 lần/ngày

297

30,7%

4-5 lần/ngày

270

27,9%

6-10 lần/ngày

85

8,8%

Rất nhiều khơng thể đếm

126

13,0%

Tần suất truy cậpKhông hàng ngày
Facebook
1 lần/ngày


Luôn luôn online


5,4%

Dưới 30 phút/ngày

164

16,9%

Từ 0,5 giờ đến 3 giờ/ngày

524

54,1%

Từ 3 giờ đến 6 giờ/ngày

205

21,2%

Nhiều hơn 6 giờ/ngày

Thời lượng truy cập

52

75

7,7%


Nguồn: Tác giả
Kết quả khảo sát cũng cho thấy sinh viên Trường Đại học Thương mại sử
dụng Facebook không chỉ để duy trì mối quan hệ và giải trí mà cịn cho mục
đích học tập. Họ chủ yếu là giao tiếp với bạn bè của họ thơng qua trị chuyện
(bao gồm bình luận và tin nhắn) hoặc thơng qua chơi trị chơi tương tác trên
Facebook. Cùng với nó, hơn 283 người trả lời nói rằng họ thường xuyên sử
dụng Facebook để thảo luận với bạn bè về bài học, bài tập, cơng việc hay mục
đích học tập khác. Do đó, các bằng chứng tiềm năng minh họa nghiên cứu
sinh viên Trường Đại học Thương mại có thể bị ảnh hưởng nhiều từ các bạn
học như các học thuyết xã hội của Bandura (1977).
Phân tích nhân tố khám phá - EFA
Trong giai đoạn đầu tiên - "Đánh giá mơ hình đo lường", tất cả dữ liệu là hợp
lệ và đầy đủ để phân tích nhân tố khám phá (EFA), kể từ khi chỉ số của
Cronbach alpha độ tin cậy thống kê là tất cả trên 0,7 trong khi giá trị KMO đo
tính đầy đủ lấy mẫu cũng lớn hơn 0.7 với Sig. là 0,000 (p <0,01) (Nunnally &
Burnstein, 1994). Những con số này khẳng định độ tinh cậy của dữ liệu
chomô hình nghiên cứu.
Kết quả EFA cho các nhân tố ‘tham gia Facebook’, ‘chấp nhận xã hội’ và ‘tiếp
biến văn hóa’. Tất cả các phân tích nhân tố sử dụng phương pháp “Principal
components method” với Eigenvalue lớn hơn 1 và phương pháp“Varimax
rotation method” và sau đó chỉ lấy các giá trị tuyệt đối lớn hơn hoặc bằng
0.50.
Như vậy, sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA cho cả 3 nhân tố, kết quả
đã giống mơ hình nghiên cứu (Hình 3.4).Cụ thể nhân tố ‘tham gia facebook’ sẽ
có 1 biến ‘tham gia Facebook’ với 5 mục là FBE1, FBE2, FBE3, FBE4, FBE5;
nhân tố ‘xã hội’ gồm có 2 biến là biến chấp nhận ‘xã hội’ với 4 mục SOAC1,


SOAC2, SOAC3, SOAC4 và biến ‘tiếp biến văn hóa’ với 2 mục ACCU2, ACCU3;

nhân tố ‘kết quả học tập’ bao gồm 3 biến là biến ‘tự trọng’ với 3 mục SELF1,
SELF2, SELF4 và biến ‘thỏa mãn với cuộc sống sinh viên’ với 4 mục SATIS1,
SATIS2, SATIS3, SATIS4 và biến ‘hiệu quả học tập’ với 3 mục PERF1, PERF2,
PERF4.



×