Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.58 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CƠNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG HIỆN
NAY. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: SƯ PHẠM GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Mã ngành: 52140204

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. PHAN VĂN THẠNG
MSSV: 6044647
CẦN THƠ - 2008

NGUYỄN THỊ MỘNG TUYỀN

LỜI CẢM ƠN
Được làm luận văn tốt nghiệp là sự mong muốn của rất nhiều sinh viên,
trong đó có bản thân em. Tuy nhiên, để có thể hồn thành tốt luận văn là cả một quá
trình phấn đấu, phải mất rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu, đồng thời
cịn phải được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn và khoa MácLênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Lời đầu tiên, em xin chân thành cám ơn khoa MácLênin, Tư tưởng Hồ CHí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hồn
thành được đề tài luận văn của mình.Và đặc biệt, em xin chân thành cám ơn đến
thầy Phan Văn Thạng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua để em có thể hồn
thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cám ơn Phịng văn hóa thơng tin – thể dục huyện Tam
Bình, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em huyện Tam Bình, Mặt trận Tổ quốc huyện


Tam Bình, đã cung cấp cho em những tài liệu quí báu để phục vụ cho đề tài luận
văn của mình.


Do trình độ cịn giới hạn, nên khi thực hiện đề tài em sẽ khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự hướng dẫn, đóng góp ý kiến của q thầy cơ, cùng các
bạn, để các bài nghiên cứu của em sau này được hoàn chỉnh và tốt hơn. Cuối lời, em
xin kính chúc q thầy, cơ cùng tồn thể các bạn luôn dồi dào sức khỏe, vui vẻ, hạnh
phúc và thành đạt.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ MỘNG TUYỀN

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ......................................2
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HỐ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG ..................................... 4
1.1. Quan điểm về gia đình và gia đình văn hóa ................................... 4
1.1.1. Khái niệm về gia đình và gia đình văn hóa.................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm về gia đình........................................................... 5
1.1.1.2. Khái niệm về gia đình văn hóa ...............................................
1.1.2.Các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hố ở huyện Tam Bình 7
1.1.2.1. Tiêu chuẩn gia đình văn hóa.................................................. 7
1.1.2.2. Cách chấm điểm gia đình văn hóa ......................................... 9
1.1.2.3. Quy định cơng nhận gia đình văn hóa................................. 13
1.2. Thực trạng về cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam
Bình trong thời gian qua.............................................................. 14

1.2.1. Tình hình đời sống gia đình ở huyện Tam Bình ........................ 14
1.2.2. Thực trạng về cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện


Tam Bình ................................................................................. 18
1.2.2.1. Những kết quả đạt được trong cơng tác xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện Tam Bình ........................................................ 18
1.2.2.2. Những hạn chế trong cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở
huyện Tam Bình.................................................................. 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở HUYỆN TAM
BÌNH, TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................... 31
2.1. Nâng cao nhận thức về gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân
trong huyện ................................................................................... 31
2.2. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình
trong huyện ................................................................................... 34
2.3. Phát huy vai trị, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị
trong cơng tác xây dựng gia đình văn hố .................................... 40
2.4. Đẩy mạnh xã hội hố trong việc xây dựng gia đình văn hố ở huyện
Tam Bình........................................................................................ 48
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................... 52
TÀI LỆU THAM KHẢO..................................................................... 53

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, trong phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng đang
đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước, phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hịa cùng
khơng khí đó, huyện Tam Bình cũng tích cực đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn



minh. Những biến đổi sâu sắc về kinh tế xã hội ở huyện Tam Bình đã góp phần cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo cơ hội để xây dựng gia đình ấm no, hạnh
phúc, bình đẳng và tiến bộ, con người trong huyện được giải phóng và vai trò cá thể
được đề cao. Đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ và tồn diện, hịa cùng xu
thế đó gia đình ngày nay càng có một vị trí đặc biệt hơn. Gia đình là tế bào của xã
hội, là một trong các tổ chức cơ sở để thực hiện các chủ trương chính sách và pháp
luật của Nhà nước về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa, giáo dục, mơi
trường… Gia đình Việt Nam là một nhân tố quan trọng góp phần để phát triển kinh
tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa . Đối
với xã hội Việt Nam gia đình bao giờ cũng gắn liền với xã hội, vì lẽ đó khơng thể có
một xã hội phát triển nếu các gia đình bị suy sụp, khủng hoảng. Đúng như chủ tịch
Hồ Chí Minh đã từng nói: “… nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt
thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt…” Xã hội đang trên đà phát
triển mạnh mẽ và toàn diện đó là sơ sở để khẳng định gia đình Việt Nam cũng đang
bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Tuy nhiên, hiện nay ở huyện Tam Bình vấn đề xây dựng gia đình văn hóa
bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng cịn gặp khơng ít những khó khăn như:
nạn ly hôn, ly thân giữa các cặp vợ chồng, nạn bạo lực, cha mẹ thiếu trách nhiệm
trong giáo dục con cái… cùng một số tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma túy… đã
gia tăng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình
văn hóa của huyện. Đây là một hiện trạng khẩn thiết khơng chỉ đối với các cấp, các

ngành mà cịn đối với cá nhân và gia đình trong huyện. Cần phải có hướng khắc
phục và giải quyết có hiệu quả.
Đứng trước thực trạng đó, là một thành viên của huyện Tam Bình nên tơi đã
quyết định chọn đề tài: “CƠNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để
làm Luận văn Tốt nghiệp của mình. Nội dung chủ yếu là tìm hiểu cơng tác xây

dựng gia đình văn hóa của huyện – kết quả đạt được bên cạnh một số hạn chế mắc
phải. Từ đó đưa ra những giải pháp để cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Tam Bình ngày càng đạt hiệu quả hơn, góp phần vào sự nghiệp chung của đất nước
cũng như nâng cao vị thế của gia đình trong xã hội.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Đánh giá đúng thực trạng của Cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu
quả công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện trong thời gian sắp tới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đã tập trung tìm hiểu các vấn đề về đời
sống gia đình của huyện, đánh giá đúng thực trạng cơng tác xây dựng gia đình và
đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả Cơng tác xây dựng gia
đình văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Luận văn nghiên cứu vấn đề Công tác xây dựng gia đình văn hóa của huyện
Tam Bình từ khi tỉnh Vĩnh Long thực hiện 01/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về
cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ban hành ngày


10/09/1996. Trong đó tập trung nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2007.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng Sản Việt Nam được thể hiện
trong các văn kiện.

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: thống kê, so sánh,
điều tra, logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mục lục, danh mục tài liệu tham khảo Luận văn gồm có: phần
mở đầu, phần nội dung (trong đó gồm 6 tiết và 11 tiểu tiết), phần kết luận.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN
HỐ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG
1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng ta về gia đình
1.1.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình
Bác Hồ ln luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải rất quan tâm đến gia
đình, xác định mối quan hệ đúng đắn giữa tình nhà và nghĩa nước. Việc xây dựng
gia đình văn hoá là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú
ý hạt nhân cho tốt”.
Đọc tác phẩm “Đời sống mới” của Bác Hồ, chúng ta thấy rõ cái nhìn biện
chứng, sâu sắc trong việc xây dựng nếp sống mới. Người nói: Nếp sống mới khơng
phủ nhận, bác bỏ hồn tồn cái cũ và cũng khơng nhất thiết cái gì cũng làm mới.


Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải được kế thừa từ truyền thống. Cịn cái gì
xấu thì nhất quyết phải bỏ, có những cái cũ tuy khơng xấu, nhưng phiền phức thì
phải sửa đổi cho hợp lý. Cịn cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Người chỉ rõ
việc xây dựng đời sống văn hóa mới phải kiên trì vận động quần chúng. Việc quan
trọng phải có người làm gương, gia đình làm gương để mọi người làm theo… Chính
vì vậy, cán bộ, Đảng viên đi vận động xây dựng đời sống văn hóa phải mất cơng
sức và có nghệ thuật để vận động, làm cho dân hiểu rõ đời sống văn hóa đem lại
hạnh phúc cho mọi người.
Sinh thời, Bác Hồ từng khuyên bảo chúng ta: cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản,
tiết kiệm... Vậy xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa nên bắt đầu từ những
việc cụ thể. Ngày nay chúng ta đã và đang thực hiện một chủ trương lớn là: “Tồn

dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để đạt được mục tiêu cao cả này, mọi
người cần phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để xây
dựng con người có văn hóa, đạo đức, xây dựng gia đình văn hóa mới. Trong tác
phẩm “Đời sống mới” Người chỉ rõ cách ứng xử giữa người và người “phải thành

thật, thân ái, giúp đỡ”; trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như giữa vợ
và chồng phải hịa thuận thương yêu nhau; con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; đạo lý
giữa mẹ chồng nàng dâu; rồi tình làng nghĩa xóm... Các mối quan hệ này đều cần
phải phát huy những mặt tốt đẹp của đạo đức truyền thống đã ăn sâu vào nếp sống
của từng gia đình Việt Nam. Những nội dung về nếp sống mới mà Bác Hồ đưa ra
bao giờ cũng gắn với thực tế cuộc sống. Chúng ta phải nghiên cứu thật sâu để thực
hiện nếp sống mới có hiệu quả thiết thực để mỗi người là một bơng hoa đẹp, mỗi
gia đình là một bó hoa tươi thắm, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Người khẳng
định nhân dân là gốc và “nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì dân tộc
ta nhất định sẽ phú cường”.
1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về gia đình
Ở nước ta, vấn đề gia đình đang được đặt ra với vị trí mang tầm chiến lược
quốc gia. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi
thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia
đình ấm no, hòa thuận và tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi
lớp người”. Việt Nam đang ở vào thời điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, cho nên việc xây dựng gia đình và củng cố gia đình ở nước ta cần
phải quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng như: vận dụng sáng tạo những
định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội (gia đình mới
của chủ nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình truyền thống,
đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình; thực hiện hơn nhân tiến
bộ; các thành viên trong gia đình có quan hệ bình đẳng, thương u và có trách
nhiệm với nhau, cùng chia sẻ, gánh vác cơng việc gia đình; trên cơ sở gia đình hịa

thuận, cần xây dựng tốt các quan hệ với cộng đồng, tổ chức bên ngồi gia đình; đảm
bảo quyền tự do ly hơn) vào việc thực hiện xây dựng gia đình ở nước ta.
Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt


Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người mới Việt
Nam với những đặc tính cao đẹp. Bởi thế, gia đình mới ở Việt Nam chính là gia
đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát huy phong tục,

tập quán tốt đẹp, xóa bỏ những cái lạc hậu, những tàn tích phong kiến của chế độ
hơn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng xấu của chế độ hơn nhân và gia
đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại. Quan điểm
đó đã được các Đại hội của Đảng lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nếu như Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “gia đình là tế bào của xã hội, có vai trị rất
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới.
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách
và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh
phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo
đức trong từng gia đình, đảm bảo sinh đẻ có kế hoạch và ni dạy con ngoan, tổ
chức cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình” [7, tr.29]
Đến Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII Đảng và Nhà nước ta lại khẳng
định: “Xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình
hiện nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất vật chất, ổn định và cải thiện đời
sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo
đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi
lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, tập thể
lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng tình đồng chí, đồng đội,
hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hóa” [7, tr.67]
Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII: “Xây dựng gia đình ấm no, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã

hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc lưu
truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, thực hiện tốt
luật hơn nhân và gia đình, phát huy người tốt việc tốt. Hình thành hệ giá trị và
chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của
thời đạị” [7, tr.125]. Trước mắt “ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” chính là
những chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước ta. Sự ấm no là kết quả của
lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân
chủ vừa đảm bảo tính nề nếp và hịa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Gia
đình tiến bộ trên cơ sở sự tiến bộ của mọi thành viên và không tách rời sự tiến bộ

chung của xã hội. No ấm, bình đẳng và tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia
đình hạnh phúc khơng phải là cái gì trừu tượng mà là tổng hịa những nét đẹp
thường ngày của cuộc sống gia đình.
Và, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Nâng cao trách nhiệm của gia
đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn
hóa, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh
của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”


[7, tr.125], ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có
xu hướng lan rộng trong xã hội.
Ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28 tháng 06 hàng năm làm NGÀY GIA ĐÌNH
VIỆT NAM nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống của văn hóa gia đình, đồng
thời hướng tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức, gia phong mới phù hợp với sự
phát triển của xã hội hiện đại. Việc tổ chức ngày Gia đình Việt Nam hàng năm,
chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta rất quan tâm tới việc tơn tạo những giá trị
gia đình, nêu lên tầm quan trọng của gia đình trong quá trình phát triển đất nước,
thực hiện tiến bộ xã hội. Đây chính là một trong những nhân tố cơ bản để phát triển
xã hội và bảo tồn giá trị của nền văn hóa dân tộc một cách bền vững trong tiến trình

hội nhập quốc tế.
1.2. Các tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hố ở huyện Tam Bình
1.2.1. Tiêu chuẩn gia đình văn hố
Gồm có 6 tiêu chuẩn:
1.Gia đình có nếp sống văn hố, lành mạnh, tiến bộ:
- Gia đình hồ thuận.
- Vợ chồng chung thuỷ.
- Ông bà, cha mẹ mẫu mực.
- Con cháu hiếu thảo.
- Trẻ em trong độ tuổi đều đi học.
- Đồn kết tốt với xóm giềng.
2. Gia đình có đời sống ổn định, kinh tế phát triển:

- Mọi người trong độ tuổi lao động đều chí thú làm ăn, có việc làm ổn
định.
- Gia đình thốt nghèo.
- Đồn kết giúp nhau thốt nghèo.
- Đóng góp xây dựng cơng trình cơng cộng.
3. Xây dựng gia đình an tồn:
- Làm trịn nghĩa vụ cơng dân theo qui định của pháp luật.
- Chấp hành nghiêm trật tự an tồn giao thơng.
- Không vi phạm tệ nạn xã hội.
- Không vi phạm pháp luật.
- Có đăng ký tạm trú, tạm vắng, trẻ có khai sinh.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp do tổ nhân dân tự quản và ấp, khóm mời.
4. Xây dựng gia đình sức khoẻ:
- Khơng mắc các bệnh truyền nhiễm, không nghiện rượu, thuốc lá.
- Trẻ sơ sinh đến năm tuổi được tiêm chủng đủ liều và không bị suy dinh
dưỡng.
- Không để ngộ độc, cháy nổ, tai nạn khác…

- Phụ nữ có thai được khám và tiêm chủng đầy đủ.
- Khơng sinh con thứ 3.
- Có đủ ba cơng trình (nước sạch, nhà tắm, hố tiêu hợp vệ sinh).


5. Xây dựng gia đình xanh, sạch, đẹp:
- Nhà lót gạch, có điện sử dụng.
- Quanh nhà vệ sinh sạch, thống mát.
- Có hàng rào, cột cờ, khẩu hiệu, bảng hiệu theo qui định.
6. Tham gia hoạt động đoàn thể:
Mỗi thành viên trong hộ tham gia ít nhất 1 đồn thể hoặc tổ chức xã
hội.
1.2.2. Cách chấm điểm gia đình văn hố
Gồm có 6 tiêu chuẩn và chấm 100 điểm
1. Gia đình có nếp sống văn hố, lành mạnh, tiến bộ. (20 điểm)

- Gia đình hồ thuận: các thành viên trong hộ đều yêu thương, chăm sóc
cho nhau trong sinh hoạt và đời sống.
- Vợ chồng chung thuỷ: chỉ một vợ một chồng sống hạnh phúc.
- Ông bà, cha mẹ mẫu mực: làm gương cho con cháu trong sinh hoạt và
đời sống.
- Con cháu hiếu thảo: tơn kính ơng bà, cha mẹ và chăm sóc, ni dưỡng
họ đến cuối đời.
- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 đều đi học.
- Đồn kết tốt với xóm giềng: các thành viên trong hộ khơng gây gỗ, xích
mích với bà con lối xóm và sẵn sàng giúp đõ nhau khi có hữu sự.
Cách tính điểm:
Có một trường hợp vi phạm trừ 2 điểm tính dài lên.
Ví dụ: Có một thành viên trong hộ khơng hồ thuận trừ 2 điểm, có một
trường hợp vợ hoặc chồng không chung thủy trừ 2 điểm, có một trường hợp trẻ

trong độ tuổi chưa đến trường trừ 2 điểm…
2. Gia đình có đời sống ổn định, kinh tế phát triển. (20 điểm)
- Mọi người trong độ tuổi lao động: nam từ 18 đến 60, nữ từ 18 đến 55
tuổi đều có việc làm ổn định và chí thú làm ăn (trừ người tàn tật, bệnh).
+ Việc làm ổn định: có việc làm thường xun, ít nhất trong tháng từ
15 ngày trở lên.
+ Chí thú làm ăn: hăng say lao động sản xuất, đảm bảo cuộc sống.
- Gia đình vươn lên thốt nghèo (khơng cịn sổ hộ nghèo).
- Đồn kết giúp nhau trong tổ, trong ấp, khóm thoát nghèo.
Nếu trong tổ nhân dân tự quản, trong ấp, khóm cịn hộ nghèo, tuỳ điêu
kiện mà giúp hộ nghèo về phương án làm ăn, cây con giống, hỗ trợ tiền vốn… khi
được tổ chức vận động.
- Đóng góp xây dựng cơng trình cơng cộng:
Tuỳ điều kiện của hộ mà đóng góp tiền, vật tư hoặc ngày cơng lao động
vào việc xây dựng cầu, đường, trường, trạm… khi được tổ chức vận động.
Cách tính điểm:


Có một trường hợp vi phạm trừ 2 điểm tính dài lên.
Ví dụ: Có một trường hợp chưa có việc làm ổn định trừ 2 điểm, có một
trường hợp khơng chí thú làm ăn trừ 2 điểm, hộ khơng có tinh thần giúp hộ nghèo
trừ 2 điểm…
Riêng, ở trường hợp hộ cịn sổ nghèo trừ 3 điểm; trường hợp đồn kết
giúp nhau trong tổ, ấp, khóm thốt nghèo và trường hợp đóng góp xây dựng cơng
trình cơng cộng: hộ nghèo khơng bị trừ điểm.
3. Xây dựng gia đình an tồn. (30 điểm)
- Làm tròn các nghĩa vụ: nộp thuế, quân sự, lao động cơng ích, cùng các
nghĩa vụ khác theo qui định của chính quyền địa phương. Thực hiện
đầy đủ các nghĩa vụ theo qui định.
- Chấp hành nghiêm trật tự an tồn giao thơng: chấp hành tốt các qui

định về an tồn giao thơng, khi tham gia giao thơng: xe phải có giấy chủ
quyền, kèn, đèn, thắng, đội nón bảo hiểm và bằng lái xe theo qui định…
- Không vi phạm tệ nạn xã hội như: tiêm chích ma tuý, mại dâm, mê tín
dị đoan, đánh bạc dưới mọi hình thức
- Khơng vi phạm tệ nạn xã hội như: mua bán tàng trữ ma tuý, chức hoặc
môi giới mại dâm, trộm cướp, giết người, gây thương tích người khác,
lừa đảo, gây rối thầu đề, giựt nợ, tàng trữ mua bán văn hố phẩm Nhà
nước cấm…
- Có đăng ký tạm trú, tạm vắng, trẻ có sơ sinh.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp do tổ nhân dân tự quản và đồn thể hoặc
ấp, khóm mời (đảm bảo mỗi q họp tổ nhân dân tự quản một lần và
họp đột xuất do tổ chức hoặc ấp, khóm mời).
Cách tính điểm:
Có một trường vi phạm trừ 2 điểm tính dài lên.
Ví dụ: Hộ không nộp thuế đầy đủ theo qui định trừ 2 điểm, có một
người tiêm chích ma túy trừ 2 điểm, một lần không họp tổ tự quản trừ 2 điểm, một
trẻ em không khai sinh theo qui định trừ 2 điểm…

Riêng nội dung 4, tùy mức độ mà trừ từ 2 điểm đến năm điểm cho mỗi
trường hợp.
Nếu hộ gia đình vắng họp có lý do, có tự chấm điểm và gởi sổ lại cho
Tổ trưởng trong quí thì khơng phải bị trừ điểm (trong năm khơng được vắng q 2
lần), khơng có lý do, khơng gởi sổ trừ 2 điểm.
(Hộ gia đình an tồn phải đạt đủ 28 điểm, do Công an cấp xã chứng
nhận hàng năm).
4. Xây dựng gia đình sức khỏe (15 điểm)
Gồm 6 nội dung:
- Không mắc các bệnh truyền nhiễm do thiếu ý thức phòng bệnh (sốt
xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, viêm nảo, cúm gia cầm…) và không
nghiện rượu, thuốc lá.

- Trẻ sơ sinh đến 5 tuổi được tiêm chủng đủ liều và không bị suy dinh
dưỡng.


- Không xảy ra ngộ độc thực phẩm, thuốc trừ sâu, khơng để cháy nổ,
điện giật, chết đuối… (chỉ tính trường hợp chủ quan do bản thân gây
ra).
- Phụ nữ có thay được khám, tiêm chủng đầy đủ theo qui định của y tế.
- Khơng sinh con thứ 3.
- Có đủ 3 cơng trình vệ sinh (nước sạch, nhà tắm, hố tiêu hợp vệ sinh).
Cách tính điểm:
Có một trường hợp vi phạm trừ 2 điểm tính dài lên.
Ví dụ: Có một trẻ không tiêm chủng đủ liều trừ 2 điểm, có một người
uống thuốc tự tử trừ 2 điểm, hộ thiếu nước sạch trừ 2 điểm, có một người nghiện
rượu, thuốc lá trừ 2 điểm.
(Hộ gia đình sức khỏe phải đủ 13 điểm và do trạm y tế cấp xã kiểm tra
cấp giấy công nhận hàng năm).
5. Xây dựng gia đình xanh, sạch, đẹp: (10 điểm)
Có 3 nội dung:
- Nhà có lót gạch, có điện sử dụng.

- Quanh nhà thống mát, không ao tù, nước động, cỏ rác hôi thối, ô
nhiểm môi trừơng xung quanh
- Có hàng rào bằng cây xanh hoặc vật liệu khác (nơi có điều kiện), cột
cờ, khẩu hiệu, bảng hiệu theo qui định.
Cách tính điểm:
Có một trường hợp khơng đạt trừ 2 điểm tính dài lên.
Ví dụ: Nhà khơng có điện trừ 2 điểm, khơng lót gạch trừ 2 điểm,…
(Hộ gia đình đạt xanh, sạch, đẹp đạt đủ 8 điểm do Hội người cao tuổi cấp xã
chứng nhận hàng năm).

6. Tham gia hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội: (5 điểm)
Mỗi thành viên trong hộ từ 18 tuổi trở lên tham gia ít nhất một đoàn
thể hoặc tổ chức xã hội (trừ người tàn tật, già yếu, mất sức lao động…)
Đoàn thể và các tổ chức xã hội gồm: Cơng đồn, Hội nơng dân, Đoàn
Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,
Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Hội Sinh Vật Cảnh, Hội Khuyến học, Hội
Thân nhân kiều bào, Hội Đơng y…
Cách tính điểm:
Có một thanh niên trong hộ khơng tham gia vào đồn thể hoặc tổ chức
xã hội trừ 1 điểm tính dài lên (tham gia một tổ chức đoàn thể hoặc một tổ chức xã
hội ở trên là được, tham gia nhiều càng tốt).
1.2.3. Quy định cơng nhận gia đình văn hóa
Tiêu chuẩn cơng nhận:
- Hộ gia đình văn hóa: đạt từ 95 điểm trở lên.
- Hộ gia đình tiên tiến: đạt từ 90 điểm đến dưới 95 điểm.
Hộ gia đình văn hóa và tiên tiến khơng có người vi phạm pháp luật và tệ
nạn xã hội (dù đủ điểm cũng không được công nhận).
Phân cấp công nhận:


- Hộ gia đình văn hóa, tiên tiến hàng năm do Ủy ban Nhân dân cấp xã
công nhận.

- Hộ gia đình văn hóa 5 năm, 10 năm do ủy ban Nhân dân cấp huyện
công nhận.
Khẩu hiệu thực hiện xây dựng hộ gia đình:

Số nhà
………..
Tổ NDTQ:

……….
Quyết tâm xây dựng
gia đình văn hóa
0,2m
0,2m
0,2m
(nền xanh, chữ trắng)
Gia đình


văn hóa
1m
Gia đình
tiên tiến
(nền xanh, chữ trắng) (nền đỏ, chữ vàng)
0,3m 0,3m

1.3. Đời sống gia đình và cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam
Bình trong thời gian qua
1.3.1. Thực trạng về đời sống gia đình ở huyện Tam Bình
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan
trọng hình thành, ni dưỡng và giáo dục con người, là nơi bảo tồn và phát huy các
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời gia đình cũng là nơi chống lại
các tệ nạn xã hội và tạo ra nguồn nhân lực to lớn góp phần phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo điều tra, huyện Tam Bình hiện nay có 34.012 hộ gia đình, với tổng dân
số khoảng 144.211 người (31/12/2006) được phân bố ở 17 xã, thị trấn trong huyện.
Trước đây, nếu kết cấu gia đình truyền thống (gia đình nhiều thế hệ) ở huyện Tam
Bình chiếm qui mơ lớn, thì trong những năm gần đây dưới tác động của chính sách
dân số mơ hình gia đình ở huyện Tam Bình hiện nay đang dần phù hợp với hướng

phát triển của xã hội. Gia đình hai thế hệ chiếm khoảng 2/3 tổng số gia đình trong
tồn huyện, gia đình ba thế hệ trở lên chiếm dưới 25%. Qui mơ trung bình của hộ
gia đình là 4,24 người /hộ, tỉ lệ gia đình có từ 3 – 4 người chiếm 49,65%. Đặc biệt
vào những năm đổi mới với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về lĩnh vực kinh
tế thì quá trình hạt nhân hóa ở huyện Tam Bình diễn ra khá mạnh mẽ. Điều này đã
trở thành một xu thế chắc chắn không chỉ trong các vùng đồng bằng như huyện Tam
Bình mà ngay cả ở đơ thị, các dân tộc đa số và ngay cả một số vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Chẳng hạn, tỉ lệ gia đình hạt nhân ở người Mông tỉnh Lào Cai chiếm
80,6%, ở các xã thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, kể cả các vùng ít chịu ảnh hưởng
của q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa tỉ lệ này là 80%, ở thành phố Hồ Chí
Minh là 76,6%, vùng nơng thơn Quảng Trị và Thái Bình đều chiếm 64,4%. Số liệu
trên cho thấy cấu trúc gia đình ít thế hệ hiện đã chiếm một tỉ lệ rất lớn không những
ở khu vực huyện Tam Bình mà ngay cả trên tồn quốc. Sự tăng giảm số lượng thành
viên trung bình trong hộ gia đình được qui định bởi mức sinh, tử và quá trình nhập
hay tách hộ, nhất là khi con cái lập gia đình thường sống tách khỏi bố mẹ. Ngồi ra
do tuổi kết hơn trung bình tăng lên cũng như tăng số người sống độc thân đã làm
giảm số nhân khẩu bình qn trong gia đình , thu nhỏ qui mơ trong gia đình.

Trong gia đình hạt nhân ở huyện Tam Bình, đơi vợ chồng có tồn quyền
quyết định cuộc sống, song xu hướng truyền thống khơng vì thế mà bị xem nhẹ, trái
lại vẫn tiếp tục được tơn trọng, đó là, con cái có nhu cầu được ở gần cha mẹ, ông bà
để các thế hệ giúp đỡ lẫn nhau, gần gũi hơn về mặt tình cảm. Do vậy, ở huyện Tam


Bình phần đơng người già vẫn được con cái chăm sóc chu đáo và khơng phải vào
viện dưỡng lão như ở một số nước phương Tây hay ở một số thành phố lớn trong
nước. Chính cuộc sống gần gũi giữa trẻ và già đã giúp trẻ em trong huyện được cha
mẹ, ơng bà chăm sóc đỡ đần và người già khi cao tuổi không cảm thấy bị cô đơn,
thiếu người phụng dưỡng. Cũng chính vì vậy mà nhiều người nghiên cứu cho rằng,
trong gia đình nhiều thế hệ ở huyện Tam Bình ngày nay có nhiều điểm ngày càng

khác với loại hình nhiều thế hệ trong lịch sử. Và gia đình hạt nhân ở huyện Tam
Bình cũng khác gia đình hạt nhân ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây.
Kết cấu và qui mơ của gia đình trong huyện Tam bình hiện nay phản ánh sự
biến đổi của hình thức gia đình vừa giữ gìn được bản sắc riêng, tích cực của gia
đình truyền thống, vừa kết hợp với tính chất hiện đại của gia đình mới phù hợp với
xu hướng phát triển của xã hội trong quá trình đổi mới.
Về kinh tế, nguồn sống chính của phần lớn gia đình ở huyện Tam Bình hiện
vẫn cịn chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chiếm khoảng 60%
GDP của huyện và đã từng bước được đầu tư phát triển về vốn, khoa học kỹ thuật
theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy mà năng suất và
chất lượng sản phẩm không ngừng được tăng lên. Bên cạnh đó cịn có sự chuyển
dịch sang tiểu thủ công nghiệp – thương mại – dịch vụ, đây là những yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao thu nhập gia đình.
Do qui mơ gia đình có xu hướng thu hẹp lại, thu nhập được cải thiện nên
mức sống trong từng gia đình được nâng lên rõ rệt (thu nhập bình quân hàng tháng
của một nhân khẩu từ 556.000 đồng tăng lên 719.000 đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ
18,35% xuống còn 11,67% (năm 2007). Nhiều gia đình bắt đầu chú trọng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần thông qua việc xây dựng nhà ở kiên cố hơn, các phương
tiện sinh hoạt trong gia đình cũng được mua sắm trang bị nhiều hơn (tivi, tủ lạnh,
máy giặt, xe máy…) để phục vụ cho cuộc sống gia đình. Khi đời sống được nâng

lên thì sự quan tâm về sức khỏe, học tập, thỏa mãn các nhu cầu về tình cảm – tinh
thần của từng thành viên cũng được nâng lên. Từ đó người dân sẽ tham gia tích cực,
hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua u nước do các tổ chức
chính trị, đồn thể, chính quyền các cấp khởi xướng. Do đó, tạo động lực mạnh mẽ
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở cả nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, năng
lực xã hội của từng cá nhân cũng được nâng lên. Đặc biệt ý thức tôn trọng, chấp
hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, của cá nhân,
gia đình đã tạo sự ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng,
là cơ sở vững chắc để củng cố và phát triển gia đình.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng có nhiều gia đình mức sống được cải
thiện, nâng cao, thì cũng cịn khơng ít những gia đình đời sống cịn gặp nhiều khó
khăn. Nếu tính theo chỉ số của Ngân hàng thế giới về sử dụng mức chi tiêu cần thiết
để đạt 2.100 calo cho một người trong một ngày, thì, ở huyện Tam Bình hiện nay
2,72% dân cư sống dưới mức nghèo khổ, trong đó tập trung nhiều nhất là ở khu vực
nơng thơn. Sự khác biệt đó khơng chỉ ở những gia đình giữa các vùng khác nhau mà
cịn có sự khác biệt lớn giữa gia đình người kinh và gia đình người dân tộc. Trong
cả nước thì các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 25,9% lượng hộ nghèo cả nước. Thu


nhập của các hộ gia đình trong huyện tuy có khá hơn trước nhưng chưa phải là cao,
cơ cấu thu nhập chuyển biến chậm và mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm,
vùng có xu hướng gia tăng. Nếu lấy thu nhập bình qn của một người trong tháng
ở nơng thơn là 1 thì thu nhập của người ở thị trấn (thành thị) gấp 2,55 lần. Sở dĩ có
sự chênh lệch này là do thu nhập ở khu vực nông thôn chủ yếu là nông nghiệp. Tốc
độ gia tăng của sản xuất nông nghiệp thường chỉ bằng 1/3 đến 1/2 tốc độ tăng của
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là những ngành sản xuất, kinh doanh tập trung ở
khu vực thành thị. Việc vận dụng tăng thu nhập vào mục đích phát triển kinh tế hộ
gia đình cịn hạn chế. Các yếu tố khách quan như thị trường không ổn định, thiên
tai, dịch bệnh… thường xuyên xảy ra đã tác động không nhỏ đến việc sản xuất của
người dân, đến việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình.
Khi nền kinh tế phát triển, thay đổi về cơ cấu sản xuất và điều kiện lao động
cũng có ảnh hưởng nhất định đến các mối quan hệ truyền thống và sự bền vững của

gia đình. Mối quan hệ vợ chồng của một số gia đình có nguy cơ bị phá vỡ do họ
thiếu sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau, con cái thiếu tơn kính đối với cha mẹ, có tâm
lý ỷ lại, thích đua địi, thích hưởng thụ do cha mẹ thiếu quan tâm, thiếu phương
pháp giáo dục đúng đắn. Đây cũng chính là mơi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã
hội có cơ hội thâm nhập vào gia đình. Bên cạnh đó, việc bình đẳng giới chưa được
xã hội quan tâm và nhận thức đầy đủ, tư tưởng “gia trưởng”, “trọng nam khinh nữ”

vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng huyện Tam Bình. Theo Hội liên hiệp phụ nữ huyện
Tam Bình, bạo lực gia đình khơng chỉ xảy ra ở những vùng nông thôn, trong những
gia đình có trình độ học vấn thấp, đơng con, kinh tế khó khăn, mà ngay cả trong một
số gia đình trí thức, cơng chức, viên chức bạo lực gia đình cũng xảy ra. Tình trạng
bạo lực trong gia đình, nhất là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn còn xảy ra đã
gây nên bức xúc trong dư luận xã hội. Ngồi ra tình trạng vi phạm pháp luật như:
trộm cắp, cướp giật, mê tín dị đoan, cờ bạc… gây mất trật tự cũng là những vấn đề
đặt ra hết sức gay gắt cho các cấp, các ngành. Với tâm lý muốn sinh nhiều con để có
con trai nối dõi tơng đường vẫn cịn tồn tại ở nhiều vùng trong huyện Tam Bình.
Nhiều gia đình sinh con đơng không đủ khả năng nuôi dạy con, con cái bị thất học
hay phải nghỉ học sớm, ngược lại, cũng không ít gia đình tuy sinh ít con nhưng cha
mẹ lại buông lỏng quản lý do chỉ chú tâm đến việc làm kinh tế cho gia đình, thiếu
sự quan tâm giáo dục tồn diện dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học, làm ảnh hưởng
đến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn lực phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tình trạng nam nữ sống chung khơng có đăng ký kết hơn, quan hệ tình dục
trước hơn nhân, trẻ em và người già bị bỏ rơi khơng có người thân chăm sóc ln để
lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, khiến cho xã hội phải băn khoăn lo lắng.
Những biểu hiện tiêu cực trong hơn nhân với người nước ngồi có xu hướng gia
tăng. Tình trạng suy thối về đạo đức, tha hóa trong lối sống như chạy theo đồng
tiền, ảnh hưởng bởi tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, đề cao tự do cá nhân dẫn đến
gia đình tan vỡ, tác động tiêu cực đến xã hội. Đó chính là những thách thức to lớn
trong việc xây dựng gia đình.


1.3.2. Cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam Bình
1.3.2.1. Những kết quả đạt được trong cơng tác xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện Tam Bình
Gia đình là tế bào, đơn vị nhỏ nhất của xã hội, là nền tảng của xã hội.
Từng gia đình khỏe mạnh, giàu có, văn minh thì cả ấp, cả xã, và tồn xã hội khỏe

mạnh, giàu có, văn minh. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng từng tế bào của xã
hội, làm cho từng tế bào khỏe mạnh thì cơ thể xã hội mới khỏe mạnh. Muốn xây
dựng gia đình văn hóa thì xây dựng từng con người trong trong gia đình có văn hóa.
Bác Hồ đã dạy: “Muốn có chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ
nghĩa”. Từ những ý nghĩa trên, ta thấy rằng, việc xây dựng gia đình văn hóa là
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, rất khó khăn, phải làm kiên trì liên tục và sử dụng lực
lượng tổng hợp cả Đảng viên, cán bộ Nhà nước, Đoàn viên, Hội viên các đồn thể
chính trị, xã hội mới thành cơng.
Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng” theo đề cương
sửa đổi, bổ sung của Ban chỉ đạo 01/TU tỉnh đầu năm 2006 và nội dung điều chỉnh
bổ sung ngày 01/06/2007 nhằm ngày càng nâng cao chất lượng cuộc vận động đi
vào chiều sâu. Xác định được mục tiêu, nhiệm vụ Ban chỉ đạo 01/TU huyện, các xã
– thị trấn và Ban vận động 01/TU các địa phương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực
hiện cuộc vận động, nhất là xây dựng hộ gia đình Văn hóa theo tiêu chí mới. Cuộc
vận động này đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và được các cấp, các ngành, các
đoàn thể từ huyện đến cơ sở và quần chúng nhân dân nhiệt tình, đồng tình hưởng
ứng, hoạt động này càng đi vào nề nếp và thực sự có hiệu quả, làm thay đổi bộ mặt
nơng thơn Tam Bình.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa,
trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng từ trung ương đến cơ
sở, Tam Bình đã tích cực xây dựng gia đình văn hóa theo các tiêu chí cụ thể: ấm no,
hịa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật
của Đảng, Nhà nước, các qui định của địa phương. Hàng năm, Ban vận động phong
trào “Toàn dân đồn kết xây dựng gia đình văn hóa” cùng các thành viên là trưởng,

phó ban ngành, đồn thể của huyện đã thường xuyên chỉ đạo việc tuyên truyền, vận
động bằng nhiều hình thức tới các đối tượng của Đảng, cơ quan của Nhà nước, các
đoàn thể, tổ chức xã hội và từng người dân trong huyện cùng nhau xây dựng và thực
hiện nếp sống văn minh – gia đình văn hóa. Đây là cuộc vận động thường xuyên,

liên tục và việc xây dựng gia đình văn hóa cũng là một tiêu chuẩn bắt buộc trong
việc xét đạt danh hiệu ấp – khóm văn hóa. Cơng tác tun truyền được xác định là
nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Đến nay,
huyện Tam Bình đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý nghĩa, tầm quan
trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa tới tồn thể nhân dân bằng các hình
thức: thơng qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, các hoạt động văn


nghệ, phát thanh truyền hình, cùng các phương tiện thơng tin đại chúng, nhất là vai
trò của Ban vận động khóm, ấp và tổ an ninh tự quản với phương thức “mưa dầm
thấm lâu”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” quan tâm động viên tạo mọi điều kiện cho
nhân dân phấn đấu đạt gia đình văn hóa, làm cho cuộc vận động đến với từng
người, từng nhà và dần dần trở thành nếp sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống
cộng đồng. Nội dung xây dựng gia đình văn hóa cũng được triển khai thường xun
thơng qua hoạt động tích cực của tổ nhân dân tự quản, các câu lạc bộ không sinh
con thứ ba, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, câu lạc bộ gia đình
nơng dân văn hóa, thanh niên với hạnh phúc gia đình.
Từ khi phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, khu phố văn hóa ở
Tam Bình phát triển mạnh, từng bước đi vào nội dung, chất lượng, đã tạo cho đời
sống văn hóa Tam Bình khởi sắc, phát triển trên nền tảng kinh tế tăng trưởng khá,
đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tỉ lệ hộ giàu ngày càng tăng lên, tỉ lệ
hộ nghèo ngày càng giảm xuống.
Kết quả phong trào quần chúng nhân dân tham gia thực hiện các chương
trình kinh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng an ninh:
Chương trình giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa:
Cuộc vận động đã khơi dậy truyền thống đoàn kết nhân ái, thuỷ chung tình làng
nghĩa xóm, tạo thêm nhiều tấm gương về người tốt việc tốt. Kết quả nổi bật do tác
động của cuộc vận động ấy là do tác động của cuộc vận động đền ơn đáp nghĩa,

thực hiện chính sách xã hội giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt

Nam anh hùng. Các hoạt động này không chỉ giúp về ăn, mặc, ở, xây dựng nhà tình
nghĩa, thực hiện xố đói giảm nghèo đối với các gia đình chính sách, mà cịn giúp
đỡ nhiều về văn hoá tinh thần. Thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm 2007 được các
ngành, các cấp tập trung tổ chức các phong trào vận động trong các tầng lớp nhân
dân kết hợp cuộc vận động huy động từ nhiều nguồn vốn trong năm trên 34,8 tỷ
đồng giúp vốn cho hộ nghèo; giải quyết việc làm cho 7.064 lao động; xây dựng mới
134 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 6 căn; tặng 6 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách;
hồn thành cơ bản việc xây nhà tình nghĩa cho hộ gia đình chính sách ở 13/17 xã,
thị trấn, và có 73/132 ấp khóm khơng cịn hộ gia đình chính sách nghèo; vận động
các nhà hảo tâm, các tổ chức tôn giáo cứu hộ thường xuyên và đột xuất cho 5.973
hộ nghèo có hồn cảnh khó khăn... Từ những việc làm thiết thực trong năm đã xố
được1.496 hộ nghèo, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện từ 18,35% (6.386 hộ
năm 2006) xuống đến nay còn 11,67% (hiện còn 4.233 hộ).
Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng: Là mục tiêu trọng tâm góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, được các ngành, các cấp và nhân dân tích
cực hưởng ứng tham gia như: phát triển giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện, trường
học, trạm y tế...
Trong năm với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tiến hành
xây dựng và đưa vào sử dụng 38 tuyến giao thông nông thôn với 35.254 mét, 10 cây
cầu, nâng đến nay tồn huyện có 132/132 ấp, khóm có đường giao thơng liên ấp
thơng xe hai mùa (trong đó có 127 ấp, khóm 100% dal, đá và 15 ấp, khóm đạt 50%
dal, đá). Về thuỷ lợi, thi cơng và nạo vết nâng cấp 64 cơng trình thuỷ lợi bằng


69.391 mét, tiến hành gia khoán đê bao 16/16 xã, đến nay có 132/132 ấp, khóm đảm
bảo thuỷ lợi phục vụ 100% diện tích sản xuất.
Về cơ sở vật chất dạy và học, luôn được quan tâm đầu tư xây dựng 90 phịng
học , nâng đến nay tồn huyện có 722/755 phòng học được kiên cố chiếm tỉ lệ
95,63% (còn 14 phòng tre lá, 19 phòng mượn). Về điện, trong năm đã phát triển
mới 410 hộ có điện sử dụng, nâng đến nay số hộ tồn huyện có điện sử dụng đạt


97,14% (35.240 hộ). Ngồi ra, huyện cịn tiến hành đầu tư xây dựng phát triển điện
và nước sạch ở 11/11 tuyến dân cư vượt lũ cho 1.655 hộ có điện và nước sạch.
Chương trình văn hố-xã hội và trật tự an toàn: Nội dung cuộc vận động
được bổ sung sửa đổi thêm vào các tiêu chuẩn xây dựng hộ gia đình, tổ, ấp, khóm
an tồn, sức khoẻ, xanh, sạch, đẹp đã tạo được sự chuyển biến tích cực trên địa bàn
khu dân cư. Kết quả tình hình an ninh chính trị tiếp tục được ổn định, trật tự an toàn
xã hội được kéo giảm 45 vụ so với cùng kỳ (trong năm xảy ra 97 vụ). Lĩnh vực y tế,
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và nâng cao chất lượng, trên địa
bàn không xảy ra dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm.Theo kết quả báo cáo của các xã,
thị trấn có 89/132 khu dân cư đảm bảo an tồn giao thơng, 98 khu dân cư khơng cịn
tệ nạn xã hội, 110 khu dân cư khơng có người vi phạm pháp luật.
Về lĩnh vực văn hoá: đầu tư xây dựng nhà văn hoá xã Mỹ Lộc, tu sửa sân
bóng đá huyện, củng cố chính sách các ấp, khóm, nâng cao hoạt động các trạm
truyền thơng xã, ấp đảm bảo hoạt động phục vụ tốt cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc
hội khố XII. Hiện nay có 62/132 khu dân cư có phịng đọc sách hoạt động, có
86/132 khu dân cư có sân thể dục thể thao.
Về xây dựng thực lực chính trị: Từ phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư và xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng đã tạo cho đội ngũ cán
bộ, Đảng viên và nhân dân không ngừng nâng cao nhận thức về chính trị, thơng
hiểu về luật pháp. Mặt trận và các đoàn thể từng bước đổi mới phương thức vận
động quần chúng, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Kết
quả trong năm có 124/132 chi bộ ở khu dân cư đạt trong sạch vững mạnh, 15 chi bộ
hoàn thành nhiệm vụ.
Thực hiện tinh thần thơng tri 06/TT đã có 8/17 đồng chí Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, 9/17 đồng chí Chủ tịch xã và 118/132 trưởng ấp, khóm tự tự phê ra dân.
Qua phong trào đã phát triển mới được 12.703 đoàn viên, hội viên các đoàn thể,
nâng đến nay toàn huyện có 80.148 đồn viên, hội viên chiếm tỉ lệ 64% so độ tuổi
quản lý, đã giới thiệu 355 đoàn viên, hội viên ưu tú cho Đảng, phát triển 193 đồng
chí đảng viên mới.


Phải nói rằng, phong trào xây dựng gia đình văn hố ở huyện Tam Bình đã
được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đồn thể và tồn bộ xã hội quan tâm thực hiện,
thực sự có hiệu quả và chuyển dần thành ý thức tự giác của nhân dân, thể hiện bằng
những kết quả mà Tam Bình đã đạt được:
Kết quả xây dựng các loại hình:


Xây dựng hộ gia đình: Tồn huyện vận động đăng ký tham gia thực hiện
34.012 hộ gia đình văn hố, chiếm tỉ lệ 100% so với tổng số toàn huyện. Trong đó,
hộ đạt chuẩn văn hố là 25.769 hộ chiếm tỉ lệ 75,76% (giảm 4.221 hộ so với năm
2006), đạt 94,7% so với kế hoạch đề ra (là 80%). Hộ đạt chuẩn tiên tiến: 6.891
chiếm tỉ lệ 20,53% (tăng 2.744 hộ so với năm 2006), so với kế hoạch đề ra là 20%.
Hộ đạt chuẩn an toàn 30.930 hộ chiếm tỉ lệ 90,94% (tăng 3.567 hộ so với năm
2006). Hộ đạt chuẩn sức khoẻ: 30.744 hộ chiếm tỉ lệ 90,39% (tăng 2.346 hộ so với
năm 2006). Hộ xanh, sạch đẹp đạt 26.019 hộ, chiếm tỉ lệ 76,5% (giảm 523 hộ so với
năm 2006).
Qua kết quả bình nghị chấm điểm của các xã, thị trấn cho thấy: số hộ đạt
chuẩn văn hố khơng ngừng được nâng lên, một số địa phương chất lượng xây dựng
hộ gia đình đạt chuẩn văn hố có chuyển biến tích cực đi vào thực chất. Xây dựng
hộ gia đình văn hố ở nhiều địa phương đạt tỉ lệ khá cao, chất lượng hộ gia đình đạt
chuẩn văn hố, an tồn, sức khoẻ, xanh sạch đẹp ngày càng tăng, nhất là tiêu chí
làm trịn nghĩa vụ cơng dân, xây dựng cảnh quan mơi trường, các cơng trình của hộ
như: hàng rào, cột cờ, bảng hiệu, các công trình vệ sinh... khơng ngừng được nâng
lên. Trong q trình triển khai thực hiện xây dựng gia đình văn hố, đạo đức gia
đình được củng cố, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương ông bà, cha mẹ mẫu mực,
con cháu thảo hiền. Hiện tượng ngược đãi người cao tuổi, sống thiếu trách nhiệm
với gia đình đã giảm hẳn. Các hộ gia đình có ý thức hơn trong việc chăm lo học
hành cho con em của mình.


Tình hình hộ gia đình đạt chuẩn năm 2007
Hộ đạt văn
hoá
Hộ đạt tiên
tiến
Hộ đạt an toàn
Hộ đạt
sức khỏe
Hộ đạt xanh,
sạch, đẹp TT Tên đơn vị TS hộ
TS Đạt% TS Đạt% TS Đạt% TS Đạt% TS Đạt%
1 Thị trấn 1278 1212 94,84 56 4,38 1258 98,44 1272 99,83 1273 99,61
2 Tường Lộc 2379 1884 79,19 484 20,31 2368 99,41 2259 96,46 2314 97,27
3 MỹTTrung 2633 2297 87,27 336 12,73 2297 87,27 2297 87,27 2297 87,27
4 Hoà lộc 1646 1002 60,87 612 37,18 1476 98,67 1475 89,61 1358 82,50
5 Hoà Hiệp 1700 782 46 657 50,40 1694 99,65 1682 98,94 1535 90,92
6 Hoà Thạnh 2012 1580 78,72 427 21,22 1992 99,01 1789 88,92 1589 78,98
7 Tân Lộc 1223 971 79,39 250 20,44 1123 91,82 1058 86,51 952 77,84
8 Hậu Lộc 1399 1060 75,76 339 24,23 1399 100 1399 100 1035 73,98
9 Mỹ Lộc 1716 1466 85,43 151 8,79 1638 98,08 1608 93,71 1545 90,03
10 Phú Lộc 1627 1320 81,13 307 18,87 1380 84,82 1450 89,12 815 50,09


11 Song Phú 1941 1718 88,3 227 11,67 1718 88,3 1178 88,3 1718 88,3
12 Phú Thịnh 2587 2212 85,50 357 14,50 2417 93,43 2420 93,54 2219 85,78
13 Tân Phú 1866 967 51,82 706 37,83 1550 83,07 1545 82,80 1545 82,80
14 Long Phú 1923 1541 80,14 328 17,06 1035 53,82 1046 54,39 967 50,29
15 Bình Ninh 2244 1178 56,77 870 38,77 2180 97,15 2190 97,59 1160 51,69
16 Loan Mỹ 2754 2025 76,7 575 18,70 2362 85,77 2432 88,31 1800 65,30
17 Ngãi Tứ 3084 2554 82,81 368 11,93 3001 97,3 3068 99,48 1897 61,51

Cộng 34012 25769 75,76 6981 20,53 30,93 90,94 30,774 90,39 26019 76,5

Xây dựng khu dân cư văn hoá: Để phong trào đạt được kết quả tốt thì cần
phải xem xét vai trị quan trọng của từng gia đình trong sự đóng góp chung. Do đó,
xây dựng văn hố sẽ là cái nền, là nội dung cốt lõi trong cuộc vận động toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, cuộc sống mới ở khu dân cư. Ngược lại, cuộc
sống mới ở khu dân cư chính là mơi trường lành mạnh tác động đến việc xây dựng
đời sống văn hoá. Trong năm, việc tập trung xây dựng khu dân cư văn hố có nhiều
cố gắng, từ đó góp phần tạo được phong trào chung của toàn huyện. Ngay từ đầu
năm, Ban chỉ đạo 01/TU - huyện đã cho Ban chỉ đạo xã, thị trấn đăng ký xây dựng
17 khu dân cư điểm đến cuối năm đạt chuẩn văn hoá, từ đó xác định có tập trung đi
vào củng cố Ban vận động ấp, khóm. Hầu hết các ấp, khóm đều có xây dựng kế
hoạch thực hiện 10 tiêu chí của khu dân cư (ấp, khóm). Kết quả đến nay đã có 16/17
xã, thị trấn đề nghị phúc tra cơng nhận khu dân cư đạt chuẩn văn hoá, tiên tiến của
năm 2007 là 22 ấp, khóm (trừ xã Tân Phú không đề nghị). Cuối tháng 11 đầu tháng
12 năm 2007, Ban chỉ đạo 01/TU – huyện đã thành lập đoàn khảo sát phúc tra 12/22
ấp, khóm. Kết quả có 6 ấp đạt điểm chuẩn văn hoá, 3 ấp đạt điểm chuẩn tiên tiến
(đang đề nghị BCĐ 01/TU - tỉnh phúc tra). Tính đến nay nâng tồn huyện có 7 ấp
đạt chuẩn văn hoá, chiếm tỉ lệ 5,30% (so kế hoạch đề ra là 40 – 45%) và 3 ấp đạt
chuẩn tiên tiến năm 2007.
Song song đó, cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho gia đình ban đầu cho nhân
dân cũng được xã hội hố tốt, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được tổ
chức thực hiện nghiêm túc, chương trình sức khoẻ cho mọi nhà được cộng đồng đặc
biệt quan tâm, ý thức phòng chống dịch bệnh trong nhân dân đạt nhiều tiến bộ, các
chương trình truyền thơng dân số kế hoạch hố gia đình được nhân dân tích cực
hưởng ứng và ý thức tự giác ngày càng cao. Từ đó góp phần hạ tỉ lệ tăng dân số,
như ở ấp Danh Tấm xã Hậu Lộc, ấp 4 xã Mỹ Lộc, ấp Phú Điền xã Song Phú... Cơng
tác dân số kế hoạch hố gia đình tạo được sự phối hợp thường xuyên giữa nội dung
xây dựng gia đình văn hố với phương chăm gia đình ít con, nhờ vậy đã kéo giảm
mức sinh từ trên 2,6% (2006) xuống cịn dưới 1,58% (2007). Hầu hết các gia đình



hầu hết ý thức không sinh con thứ ba ở các khu dân cư, ấp văn hố. Các cán bộ

đồn thể như nông dân, phụ nữ, thanh niên và các cán bộ từ huyện đến cơ sở chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, tiêm chủng mở rộng, phòng ngừa các căn bệnh lây lan,
bệnh AISD được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh đó cơng tác giáo dục đào tạo đã
góp phần tích cực vào nhiệm vụ xố mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao
dân trí, vận động học sinh vào học ở các cấp học ngày càng cao, tỉ lệ học sinh bỏ
học giảm, đã xoá xong lớp học ca ba. Tam Bình là một trong những huyện của tỉnh
đã hồn thành sớm xố mù chữ và phổ cập giáo dục.Nhiều nơi có quĩ bảo trợ trẻ em
nghèo hiếu học, học sinh con thương binh liệt sĩ như quĩ khuyến học Trần Đại
Nghĩa, quĩ cơng đồn nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong học tập và phát huy
truyền thống hiếu học của nhân dân huyện Tam Bình.
Mặt khác, cuộc vận động đã góp phần làm lành mạnh hố mơi trường xã hội,
mơi trường văn hố, quan hệ ứng xử trong từng hộ gia đình và cộng đồng đã đem
lại cho mọi người một đời sống văn hóa tốt đẹp. Tất cả hộ gia đình ln có ý thức
trách nhiệm đối với quê hương, gắn liền với tổ nhân dân tự quản và luôn động viên
nhau tham gia bảo vệ an ninh trật tự xóm làng, bảo vệ của cơng, đồn kết thống
nhất ngăn chặn các tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm, trộm cắp, mê
tín dị đoan, văn hố phẩm đồi truỵ... tạo cuộc sống yên bình cho người dân, làng
xóm yên vui, quê hương giàu đẹp. Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và gia đình khi
phát hiện được hồ giải kịp thời. Cơng tác y tế cũng có những bước tiến rõ rệt: số cơ
sở khám, chữa bệnh, số giường bệnh và số cán bộ ngành y phục vụ cho sự nghiệp y
tế cũng không ngừng được nâng cao, đã góp phần chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân,
phòng chống các bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng, các chương trình quốc
gia y tế được thực hiện tốt hơn, đã tiêm chủng cho 100% trẻ em trong độ tuổi, đặc
biệt góp phần kéo giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, vận động vệ sinh môi trường,
sử dụng nước sạch, dùng muối Iốt, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là hưởng ứng tốt
đợt phòng chống dịch cúm gia cầm vừa qua. Bên cạnh đó, nhiều địa phương có đầu

tư thõa đáng cho cơng tác chăm lo trẻ em làm trái pháp luật và các tệ nạn xâm hại
trẻ em. Qua thực hiện lấy phong trào gương mẫu của người lớn, của gia đình văn
hố để giáo dục trẻ em học tập, lao động và trở thành người tốt cho xã hội. Đời sống

tiến bộ của gia đình văn hoá phát triển đã từng bước đã từng bước đẩy lùi các tập
tục cổ hủ, như: mê tín dị đoan, bói tốn... dân trí được nâng lên một bước.
Có thể nói, cuộc vận động nhân dân “Xây dựng gia đình văn hóa” ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đã phát triển đều khắp, phát huy được yếu tố văn hóa và
nhân tố con người, góp phần thực hiện hiệu quả các phong trào khác, tạo ra động
lực kinh tế - xã hội phát triển. Tồn huyện hiện có: 25.769 hộ đạt gia đình văn hóa,
tỉ lệ 75,76 %; 6.981 hộ đạt gia đình tiên tiến, tỉ lệ 20,53 %; 30.930 hộ đạt gia đình
an tồn, tỉ lệ 90,94 %; 30.744 hộ đạt gia đình sức khỏe, tỉ lệ 90.39 %; 26.019 hộ đạt
gia đình xanh, sạch, đẹp, tỉ lệ 76,5 %. Có được kết quả như trên là do tăng cường
công tác kết hợp, lồng ghép các nội dung hoạt động của các cấp, các ngành và toàn


xã hội tham gia xây dựng phong trào, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng, vận động sâu rộng nội dung của phong trào đến
từng thành viên gia đình, hộ gia đình và cơ sở. Cấp ủy, chính quyền, đồn thể các
cấp ngành chức năng thường xuyên đôn đốc kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tổ chức đăng
ký và xét công nhận cho các gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tổ chức ngày hội Đại
đoàn kết toàn dân hằng năm trở thành ngày hội biểu dương gia đình văn hóa tiêu
biểu, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân tiêu biểu. Phát huy tốt vai trị, uy
tín của Trưởng ấp, Trưởng khóm, đội ngũ cán bộ khóm, ấp với vai trị gương mẫu
trong việc thực hiện nếp sống văn hóa ở cơ sở là nền tảng để nhân dân học tập.
Danh hiệu gia đình văn hóa là tài sản q giá, cần được từng gia đình và cộng đồng
xã hội gìn giữ, trân trọng. Tuy nhiên, cuộc vận động gia đình văn hóa ở huyện Tam
Bình cịn có những hạn chế nhất định.
1.3.2.2. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở
huyện Tam Bình

Tuy thành cơng bước đầu là rất kể, song, bên cạnh đó cuộc vận động xây
dựng nếp văn minh – gia đình văn hố cịn nhiều mặt hạn chế, cần cố gắng khắc
phục.
Về cơng tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Việc tổ chức triển khai, quán triệt,
tập huấn đề cương bổ sung, điều chỉnh của Ban chỉ đạo 01/TU - tỉnh ngày 1/6/2007

không kịp thời (đến ngày 29/7 mới triển khai), một số địa phương triển khai cho tổ
Nhân dân tự quản , hộ dân chậm.
Các đồng chí cấp Ủy, thành viên Ban chỉ đạo 01/TU, cán bộ các ban ngành
được phân công chỉ đạo thiếu quan tâm hỗ trợ, giúp cơ sở, có những đơn vị từ đầu
năm đến nay khơng xuống địa bàn, không xây dựng kế hoạch giúp cơ sở, các ngành
liên tịch lúng túng trong chỉ đạo, chưa tổ chức sơ kết uốn nắn mà chỉ giao cho
thường trực Ban chỉ đạo là chủ yếu, đa số Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú khơng tìm
hiểu nắm nội dung giúp tổ Nhân dân tự quản, đoàn viên, hội viên có phân cơng
nhưng chưa hướng dẫn nội dung làm nồng cốt xây dựng hộ gia đình.
Qua cuộc khảo sát, kiểm tra, phúc tra cho thấy Ban chỉ đạo 01/TU các xã, thị
trấn thiếu sự quan tâm chỉ đạo tập trung thường xun mà cịn mở đợt, có nhiều nơi
khốn trắng cho Ban vận động ấp (đề nghị huyện phúc tra ấp văn hố mà xã khơng
kiểm tra trước), việc tổ chức bình nghị chấm điểm hàng q cịn nhiều địa phương
chưa thực hiện tốt như: Phú Thịnh, Tân Phú, Long Phú, Loan Mỹ, Ngãi Tứ. Đội
ngũ cán bộ Nhân dân tự quản thay đổi nhiều, củng cố chậm, chưa kịp thời tổ chức
tập huấn hướng dẫn, hầu hết các tổ không xây dựng được kế hoạch tổ chức thực
hiện cuộc vận động.
Các ngành liên tịch chưa phúc tra có quyết định cơng nhận hộ, tổ, ấp đạt
chuẩn. Cịn nhiều địa phương thực hiện thông tin báo cáo chưa tốt, nhất là trong
việc thực hiện các hồ sơ thủ tục đề nghị phúc tra cơng nhận ấp, khóm văn hố (chỉ
có bảng chấm điểm: ấp Bình Phú – Loan Mỹ).
Về chất lượng phong trào: Còn một số địa phương chưa thật sự chuyển biến
nhất là trong việc chấm điểm công nhận hộ gia đình chưa thật đúng, cơng tác tun
truyền vận động hộ nắm nội dung ba hiểu, ba tự, ba biết chưa được quan tâm tập



trung thực hiện, việc vận động hộ gia đình khắc phục những hạn chế thiếu sót,
những điểm trừ chưa thực hiện được. Cảnh quan môi trường của hộ, của tổ, của ấp
chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn.
Nhìn chung, tồn huyện cuộc vận động tuy có phát triển nhưng chưa đồng
đều, ở một số xã ban chỉ đạo chưa quan tâm đúng mức về nâng cao chất lượng
phong trào, chưa quan tâm vận động đời sống văn hoá trong cơ quan, đơn vị, cơng

ty, xí nghiệp, tình trạng ơ nhiễm mơi trường còn khá phổ biến ở nhiều nơi, vi phạm
pháp luật và tệ nạn xã hội còn khá phức tạp, cơng tác phịng ngừa tội phạm cịn lúng
túng. Phần lớn các nơi chỉ tập trung chỉ đạo điểm nên chưa tạo ra được phong trào
quần chúng sâu rộng, mạnh, sôi nổi. Một số nơi đã có mơ hình tốt nhưng chậm tổng
kết rút kinh nghiệm để phát triển rộng ra, khơng ít nơi phong trào cịn đơn điệu, chỉ
dừng lại ở mức độ tham gia sinh hoạt, hội, chọn bình xét chấm cờ nhưng chưa có
biện pháp tác động trực tiếp đến từng hộ gia đình. Vì vậy chất lượng gia đình văn
hố cịn nhiều mặt hạn chế, chưa kịp thời chấn chỉnh, chất lượng chưa tạo được sức
thuyết phục đối với dư luận. Ngay cả ở một số nơi được chọn làm điểm cũng chưa
tạo được sức thuyết phục cao. Từ thực tế phong trào ở một số nơi cho thấy, tư tưởng
ỷ lại, trơng chờ cịn khá nặng nề, việc phát huy nội lực, khai thác tiềm năng tại chỗ,
khơi dậy sức dân để giải quyết các vấn đề bức xúc vẫn còn hạn chế trên nhiều mặt,
ban chỉ đạo vẫn chưa thật sự thấm nhuần quan điểm dựa vào dân, phát huy dân chủ
trong nhân dân, thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra
nên chưa tạo ra được khí thế làm chủ của nhân dân một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó
một số địa phương triển khai thực hiện qui chế dân chủ cơ sở, giải quyết các khiếu
kiện, thực hiện hoà giải còn nhiều bế tắc, kém hiệu quả nên chưa tạo điều kiện tốt
để phát huy cuộc vận động.
Các hạn chế trên có nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố chi phối, chủ yếu đó là:
- Về nhận thức chưa thật sự đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng cuộc
vận động, nhất là đối với những đơn vị đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí cũ.

- Cơng tác kiểm tra, sơ kết uốn nắn thiếu thường xuyên.
- Việc phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu chặt chẽ, chưa thật sự tập
trung.
Có thể khẳng định rằng, cơng tác xây dựng gia đình văn hố ở huyện Tam
Bình đã có những hướng đi đúng đắn, phong trào không ngừng phát triển đã làm
thay đổi từng ngày diện mạo Tam Bình. Ngày nay đến với Tam Bình, ta thấy:
đường làng ngõ xóm khang trang sạch đẹp, nhà tầng kiên cố mọc lên ngày càng
nhiều; nhận thức của người dân ngày một nâng cao; mức hưởng thụ văn hoá tinh
thần cũng được nâng lên rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

được ổn định; quan hệ láng giềng ngày một thân thiện, các mâu thuẫn được giải
quyết kịp thời. Nét nổi bật của huyện Tam Bình là việc xây dựng nếp sống văn
minh – gia đình văn hố, gia đình văn hố được bà con ý thức sâu sắc và tích hưởng
ứng vì họ hiểu rằng, đây chính là động lực tích cực để đưa cuộc sống của họ ngày


càng phát triển văn minh, tiến bộ.
Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt tồn tại nêu trên, Lãnh
đạo UBND huyện đã chỉ đạo Ban chỉ đạo các cấp, các ngành đoàn thể cần quan tâm
một số vấn đề sau:
- Cần nhận thức sâu sắc hơn nữa gia đình là một trong những nhân tố quan
trọng quyết định sự thành cơng của sự cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; sự
thành cơng của cơng tác xây dựng văn hóa chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển. Việc xây dựng
gia đình văn hóa là trách nhiệm của mỗi gia đình, của tịan xã hội, các cấp chính
quyền, các ngành đồn thể mà trực tiếp là Ban chỉ đạo các cấp.
- Tập trung chỉ đạo và kiểm tra, củng cố nâng cao chất lượng gia đình văn
hóa. Đây là một trong những cơng tác trọng tâm; thường xun, lâu dài, vì vậy, cần
có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, cơ quan đoàn thể và các địa
phương trong huyện để chỉ đạo toàn diện đạt hiêu quả. Thường xuyên kiểm tra, thu

hồi danh hiệu Gia đình văn hóa nếu vi phạm các tiêu chí qui định. Đẩy mạnh cơng
tác tun truyền, triển khai tích cực chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ chính trị đẩy mạnh chính sách
dân số kế hoạch hóa gia đình; triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam
trên địa bàn huyện Tam Bình trong giai đoạn 2006 – 2010.
Ban chỉ đạo các cấp tiếp tục triển khai công tác 6 tháng cuối năm. Hàng
năm, chọn tháng 11 tổ chức sơ, tổng kết phong trào xây dựng gia đình văn hóa
nhằm biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu trong ngày hội đoàn kết Toàn dân
tộc tại khu dân cư. Việc họp mặt biểu dương, khen thưởng cần gắn kết với các hoạt
động văn hóa văn nghệ phong phú tại địa phương.

- Ngoài việc vận động xây dựng gai đình văn hóa, Ban chỉ đạo các cấp cần
quan tâm đến việc xây dựng ấp, khóm văn hóa phải được công nhận đúng thực chất.
Đồng thời, cần quan tâm đến việc cấp giấy công nhận kịp thời đối với những gia
đình, những ấp, khóm đã đạt danh hiệu.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, triển khai thật tốt cuộc vận động “Tồn
dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”; làm cho mỗi người, mỗi gia đình và các
ngành các cấp nhận thức được việc xây dựng đời sống văn hóa khơng chỉ đáp ứng
nhu cầu về mặt tinh thần, mà đó là việc thể hiện trách nhiệm cơng dân trong xây
dựng đạo đức, tư tưởng, lối sống, ý thức chấp hành luật pháp; tập trung phát triển
kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo; xây dựng tình tương thân thương ái trong
cộng đồng; phát huy tinh thần tự quản của từng gia đình, xóm ấp để đảm bảo an
ninh trật tự và phònh chống tệ nạn xã hội.


CHƯƠNG 2
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CƠNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở HUYỆN TAM
BÌNH, TỈNH VĨNH LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tam
Bình trong giai đoạn hiện nay, cần hướng vào những giải pháp cơ bản sâu đây:
2.1. Nâng cao nhận thức về gia đình văn hóa cho tầng lớp nhân dân
trong huyện:
Để cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh – gia đình văn hóa ngày
càng được phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thì Ban lãnh đạo huyện Tam
Bình cần phải từng bước nâng cao nhận thức về xây dựng gia đình văn hóa đối với
các tầng lớp nhân dân trong địa bàn huyện. Chức năng kinh tế, chức năng thõa mãn
nhu cầu tinh thần- tình cảm, chức năng giáo dục, chức năng sinh sản, cả bốn chức
năng nói trên có một vị trí và vai trị rất là quan trọng. Vì vậy mà mọi người dân
trong huyện cần phải hiểu và hòa quyện bốn chức năng để củng cố, xây dựng gia
đình ngày càng hoàn chỉnh.
Về chức năng kinh tế: Đây là tiêu chí đầu tiên để xét cơng nhận gia đình văn
hóa. Tại khoản 3 điều 4 của quy chế công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa” của
Bộ văn hóa- thơng tin đã quy định cụ thể như sau: “Kinh tế gia đình phải ổn định,
tiêu dung hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho từng thành viên; Các thành viên trong gia đình đều
hồn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công tác, học tập” [8, tr12] . Vì vậy mà
Ban lãnh đạo cuộc vận động cần phải phát huy vai trị và nhiệm vụ của mình trong
việc giúp cho mọi người dân trong huyện hiểu rõ chức năng kinh tế của gia đình,
được biểu hiện trên cả hai phương diện sản xuất và tiêu thụ:


×