Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

phân tích marketing plant sản phẩm bia không cồn sagota của công ty sài gòn bình tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.21 KB, 44 trang )


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
  
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN MARKETING THƯƠNG MẠI
ĐỂ TÀI “PHÂN TÍCH MARKETING PLANT SẢN PHẨM BIA KHÔNG CỒN
SAGOTA CỦA CÔNG TY SÀI GÒN BÌNH TÂY”
Nhóm 5
Thành viên:
Võ Hữu Nhật
Bùi Ngọc Yến
Trần Thị Kim Thịnh
Lê Thị Hạnh
Nguyễn Thị Mỹ Hương
GVHD: Hồ Khánh Ngọc Bích
Huế, 10/5/2015
MỤC LỤC
Marketing Thương Mại
Mở Đầu
Bia Không Cồn là loại bia có nồng độ cồn không quá 0,5% v/v theo tiêu chuẩn
của Châu Âu và Mỹ. Được sản xuất từ 100% malt, houblon và các nguyên liệu cao cấp,
bia không cồn là đồ uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và góp phần hạn
chế một số tiêu cực của việc lạm dụng đồ uống có cồn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hầu hết
các sản phẩm bia không cồn đều được nhập khẩu, do đó chưa được người tiêu dùng quan
tâm tin tưởng sử dụng, gây khó khăn cho định hướng muốn đầu tư sản xuất sản phẩm bia
không cồn. Vì vậy, CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BÌNH TÂY đã cho ra dòng
sản phẩm bia không cồn Sagota nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng trong
nước.
1. Phần giới thiệu
a) Giới thiệu Doanh Nghiệp


– Tên tổ chức: CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – BÌNH TÂY.
– Tên tiếng Anh: SAIGON-BINHTAY BEER JOINT STOCK COMPANY.
– Tên viết tắt: SAIGON-BINHTAY BEER JSC.
– Trụ sở chính: Số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh.
– Điện thoại: (84-8) 38243586.
– Fax: (84-8) 62913100.
– Vốn điều lệ đăng ký: 565.762.360.000 đồng.
– Giấy CNĐKKD: Số 4103004075 do Sở KH&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 25
tháng 11 năm 2005 và đăng ký thay đổi lần 6 ngày 10 tháng 03 năm 2011.
– Mã số thuế: 0304116373.
3
Marketing Thương Mại

– Ngành nghề kinh doanh:
STT Tên ngành
1 Sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát
2 Sản xuất vật liệu xây dựng (không sản xuất chế biến tại trụ sở)
3 Xây dựng công nghiệp, dân dụng, cầu đường, giao thông thủy lợi
4 Mua, bán: nông sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát
5 Cho thuê kho bãi, nhà xưởng
6 Kinh doanh nhà ở, môi giới bất động sản
7 Buôn bán phế liệu phế thải kim loại, phi kim loại
8 Kinh doanh nhà hàng (không hoạt động tại trụ sở)
Lịch sử hình thành
– Thành lập theo chủ trương của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn.
– Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua Điều lệ ngày 20 tháng 10 năm 2005.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 1 của Công ty số 4103004075 do Sở KH &
ĐT Tp. HCM cấp ngày 25 tháng 11 năm 2005.
– Ngày 20/11/2005 HĐQT Công ty họp bàn triển khai dự án đầu tư Nhà máy bia công

suất 45 triệu lít / năm.
– Ngày 18/2/2006 HĐQT Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư.
– Ngày 01/11/2006: Văn phòng công ty bắt đầu hoạt động tại 12 Đông Du, Q.1, Tp.
HCM – Ngày 01/12/2006: Xem xét, quyết định đầu tư giai đoạn II.
– Ngày 10/1/2007: Tổ chức nấu thử mẻ bia đầu tiên.
– Ngày 18/3/2007: Chiết thử thành công mẻ bia chai đầu tiên.
– Ngày 10/10/2007: Lô bia lon thành phẩm đầu tiên được chiết thành công.
– Ngày 07/01/2008: Nhận giấy đăng ký kinh doanh sáp nhập Công ty cổ phần Hoàng
Quỳnh vào Công ty CP Bia Sài Gòn – Bình Tây.
– Ngày 01/4/2008: Công ty CP Bia Sài Gòn – Bình Tây sáp nhập chính thức hoạt động.
Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty
NĂM THAY ĐỔI VỐN SỐ VỐN ĐIỀU LỆ TĂNG HÌNH THỨC TĂNG
4
Marketing Thương Mại
ĐIỀU LỆ
17/04/2006 Tăng VĐL từ 90 tỉ
đồng lên 108 tỉ
đồng
18 tỉ đồng Chào bán riêng lẻ cho nhà đầu
tư mới.
30/05/2006 Tăng VĐL từ 108 tỉ
đồng lên 150 tỉ
đồng
42 tỉ đồng Chào bán riêng lẻ cho nhà đầu
tư mới.
20/11/2007 Tăng VĐL từ 150 tỉ
đồng lên 180 tỉ
đồng
30 tỉ đồng Chào bán riêng lẻ cho cổ đông
sáng lập là Công ty TNHH Một

thành viên TM DV Bia – Rượu
– Nước giải khát Sài Gòn và
Công ty Cổ phần Rượu Bình
Tây.
17/01/2008 Tăng VĐL từ 180 tỉ
đồng lên 380 tỉ
đồng
200 tỉ đồng Sáp nhập Công ty Cổ phần Bia
Hoàng Quỳnh (Vốn điều lệ 200
tỉ đồng, thực góp 100 tỉ đồng)
vào Công ty CP Bia Sài Gòn –
Bình Tây. Vốn điều lệ đăng ký
mới của Công ty CP Bia Sài
Gòn – Bình Tây là 380 tỉ đồng,
thực góp là 282,88118 tỉ đồng.
10/3/2010 Tăng VĐL từ 380
tỉ đồng lên 565 tỷ
762 triệu 360 ngàn
đồng
565 tỷ 762 triệu 360 ngàn
đồng
Phát hành cổ phiếu thưởng cho
cổ đông hiện hữu.
Cơ cấu tổ chức công ty
Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Bình Tây được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ
5
Marketing Thương Mại
VIII thông qua ngày 29/11/2005. Cơ sở hoạt động và điều hành Công ty là Điều lệ tổ
chức và hoạt động (sửa đổi) được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 25/11/2007.

Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện tại gồm có Văn phòng Công ty và 02 đơn vị trực thuộc:
Văn phòng Công ty: Nơi đặt trụ sở chính của Công ty (Địa chỉ: số 12 đường Đông Du,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
Nhà máy bia Sài Gòn – Bình Dương (Địa chỉ: Lô B2/47, 48, 49, 50, 51 KCN Tân Đông
Hiệp B, xã Tân Đông Hiệp, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương).
Nhà máy Bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh (Địa chỉ: A73/I , đường số 7, KCN Vĩnh Lộc,
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh).
Các Nhà máy Bia Sài Gòn – Bình Dương và Nhà máy Bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh là
đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phân cấp của Công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm các cơ quan chính sau: Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng giám đốc.
– Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của
Công ty, bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người đại diện cổ đông được ủy
quyền, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ
Công ty.
– Hội đồng quản trị: HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ là 5 năm. Quyền hạn và
trách nhiệm của Ban kiểm soát tuân thủ theo quy định tại điều 123 của Luật doanh nghiệp
và Điều lệ của Công ty.
– Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành công việc sản xuất kinh doanh hàng
ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các
Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và các bộ phận nghiệp vụ.
Sơ đồ tở chức quản lý của Công ty như Hình 1 dưới
6
Marketing Thương Mại

b) Giới thiệu sản phẩm

- Tên: Bia SAGOTA không cồn
- Ngày 10-08-2014 Công Ty Cổ Phần Bia Sài Gòn Bình Tây đã có buổi lễ giới thiệu
sản phẩm Bia SAGOTA KHÔNG CỒN VỚI nhiều sự quan tâm của người tiêu
dùng và giới báo chí.
- Trong thời gian qua, nắm bắt nhu cầu thực tế này, cùng với những qui định rất
khắt khe có thể sẽ ban hành trong thời gian tới để hạn chế những tác hại do nồng
độ cồn cao, Công ty CP Bia Sài Gòn - Bình Tây đã tập trung nghiên cứu để sản
phẩm bia không cồn ở quy mô công nghiệp với chất lượng và giá thành phù hợp
với người tiêu dùng. Đây sẽ là một giải pháp công nghệ đóng góp cho sự phát triển
của ngành sản xuất Bia Việt Nam.
- Dòng bia không cồn Sagota đã được chính thức ra mắt người tiêu dùng Việt và sẽ
từng bước thăm dò thị trường. Trong thời gian tới, khi sản phẩm đã quen thuộc với
người tiêu dùng Việt thì Công ty sẽ đẩy mạnh chiến dịch quảng bá đến người dân.
- Bia Sagota không cồn được làm từ lúa đại mạch, gạo, hoa bia và chỉ khác là trong
quá trình sản xuất đã tách cồn ra khỏi bia nên uống không bị say, tốt cho sức khỏe,
phù hợp với các đối tượng phụ nữ, người lái xe, giới thể thao. Buổi lễ giới thiệu có
sự tham dự của nhiều đại diện phân phối Bia Sài Gòn – Bình Tây.
- Qui trình công nghệ sản xuất bia không cồn Sagota cũng được sản xuất như bia
bình thường, nhưng có thêm giai đoạn loại khử bớt cồn trong bia, bằng cách chưng
7
Marketing Thương Mại
ở nhiệt độ thấp để cồn bay hơi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bia không cồn
có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, các vấn đề về gan, dư đạm (bệnh gout), giảm
gia tăng nguy cơ mắc một vài dạng ung thư và dĩ nhiên làm giảm dư vị khó chịu
khi uống rượu bia. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng công nhận và tuyên bố, bia
không cồn là thứ đồ uống tuyệt vời trong chế độ tiếp nước hàng ngày cho cơ thể.
Cũng nhờ những tác dụng đó mà bia không cồn khá thích hợp với phụ nữ, những
người cần sự tỉnh táo trong giờ làm việc, những người điều khiển các phương tiện
tham gia giao thông,…
- Hiện nay, tình hình tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng hậu quả thiệt hại về

người và của vẫn là một con số đáng lo ngại, đặc biệt là thiệt hại về người. Một số
những nguyên nhân gây tai nạn là do tài xế điều khiển xe trong tình trạng say
rượu, bia. Đây là một trong những lý do mà bia không cồn đang được nhiều người
quan tâm. Việc cho ra đời một sản phẩm bia không cồn đã được chú ý nghiên cứu
từ khoảng 10 năm trở lại đây, là một giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu mặt tiêu cực
của ethanol cho người sử dụng.
- Bia không cồn hay bia có độ cồn thấp là loại bia chỉ chứa hàm lượng cồn rất nhỏ,
tùy theo tiêu chuẩn của từng nước mà hàm lượng cồn có trong loại bia này là khác
nhau. Ở Anh, Mỹ… nồng độ ethanol trong bia không cồn tối đa là 0,5%V. Trong
khi đó, bia thấp cồn cho phép nồng độ này đến 1,2%V. Tại các nước Ả Rập, hàm
lượng cồn trong bia không cồn không vượt quá 0,05% Tuy nhiên, các loại bia
không cồn được nhập khẩu bán trên thị trường chưa được người tiêu dùng ưa thích
do hương vị chưa đáp ứng “gu” uống bia của người Việt Nam.
c) Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô:
Nhận dạng các nhân tố môi trường có tác động mạnh nhất đến Doanh nghiệp hiện
nay và trong tương lai. Có 4 nhân tố chính tác động đến Doanh nghiệp, đó là:
c.1. Môi trường Chính phủ, luật pháp và chính trị:
- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang nổ lực phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho Việt Nam
là phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật và các văn
bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, chuẩn mực và hiệu quả để tạo
môi trường thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, rượu bia là
8
Marketing Thương Mại
những sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng. Chính phủ đã và sẽ
ban hành nhiều chính sách có tác động đến ngành Bia- Rượu- Nước giải khát để
đảm bảo sự phát triển hài hòa cho toàn xã hội. Do đó hoạt động quản trị, kinh
doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít hay nhiều là điều khó tránh khỏi.
- Bia là mặt hàng nước uống chứa cồn không được khuyến khích. Vì vậy, đây là
thách thức rất lớn đối với nhiều doanh nghiệp.

c.2. Môi trường kinh tế:
- Năm 2014 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
giai đoạn 2011-2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra
trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục
hồi chậm hơn so với dự báo. Xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng
thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt
Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền
kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện.
- Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế
hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về
đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà
Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế
Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm
2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối
cảnh chính trị có nhiều bất ổn khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép HD 981
trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi
phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ổn định - mục tiêu mà Việt
Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20%
trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Con số tăng trưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức công bố
đã khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ.
- Mặc dù kinh tế Việt nam có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, nhưng khi xem xét cơ
cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tư nhân đóng góp chỉ
khoảng trên dưới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi
9
Marketing Thương Mại
đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng 32% từ
2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và
phát triển nhỏ lẻ.
- Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt

3,7%/năm trong giai đoạn 2005 - 2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với
năng suất lao động của các nước trong khu vực. Năm 2012 tăng 3,05%, năm 2013
tăng 3,83%, năm 2014 tăng 4,34%, chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu lao động từ
ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp hơn sang các ngành công nghiệp,
dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Trong đó năng suất lao động khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 4,3%, dịch
vụ tăng 4,4%. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18
năng suất lao động của Singapore; bằng 1/6 của Malaysia; bằng 1/3 của Thái Lan
và Trung Quốc.
- Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2015 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng
trưởng toàn cầu được dự báo là 4% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tăng
trưởng năm 2014. Song bên cạnh đó tình hình chính trị vẫn còn nhiều biến động:
cuộc khủng hoảng và cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS ở Trung Đông, cấm
vận của phương Tây với Nga sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu.
- Sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014 là cơ sở quan trọng để các
chuyên gia kinh tế thống nhất quan điểm và đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,2%
trong năm 2015 là hợp lý. Trong năm 2015, Việt Nam sẽ sớm thực hiện các cam
kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan
Nga-Belarus-Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thương mại Tự
do Việt Nam - EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi thúc
đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP năm 2015. Việc thực thi các hiệp định thương
mại trong thời gian tới sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2015
tăng mạnh hơn so với năm 2014.
- => Môi trường kinh tế trong và ngoài nước vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các
10
Marketing Thương Mại
doanh nghiệp trong ngành.
c.3. Môi trường văn hóa- xã hội:

- Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng thay rượu bằng bia và bia bắt đầu
được coi là một loại nước giải khát không thể thiếu trong các bữa tiệc. Nhưng xu
hướng chọn ngành nghề liên quan đến tài chính, ngân hàng, ngoại giao, luật pháp
càng tăng cao ở độ tuổi trẻ; cùng với việc đào tạo chuyên môn sinh, hóa, thucự
phẩm tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực
cho ngành sản xuất kinh doanh Bia.
- => Yếu tố môi trường văn hóa- xã hội vừa tạo ra cơ hội cũng như đặt ra nhiều
thách thức cho doanh nghiệp nếu muốn gia nhập ngành.
c.4. Môi trường nhân khẩu học
Dân số:
- Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa năm nay, tổng dân số Việt Nam đạt gần
90,5 triệu người, trong đó nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%.
- Kết quả được Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày
17/12, tại Hà Nội. Theo kết quả điều tra năm 2014, tuổi thọ trung bình của nam
giới Việt là 70,6, trong khi con số này ở nữ giới là 76. Vì lý do này, dù hiện nay số
trẻ trai khi sinh ra chênh lệch lớn hơn số trẻ gái, nhưng tỷ lệ giới tính nói chung ở
mọi độ tuổi vẫn nghiêng về nữ.
- Việt Nam đứng thứ 13 trong các nước đông dân trên thế giới. Tổng điều tra dân số
vào năm 2009 ghi nhận nước ta có gần 86 triệu dân. Từ đó đến nay, tỷ suất tăng
dân số trung bình mỗi năm của Việt Nam là 1,06%, thấp hơn so với tỷ suất của
giai đoạn 1999-2009 (1,2%). Chúng ta cũng có mức tăng quy mô dân số thấp nhất
trong 35 năm qua. Tổng tỷ suất sinh 2,09 trẻ/phụ nữ hiện nay cũng cho thấy tỷ lệ
sinh của Việt Nam đang tiếp tục giảm và ổn định.
- Người Việt uống 3,1 tỷ lít bia trong năm 2014. Con số này tăng khoảng 3% so với
cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 30 lít bia trong
năm.
- Theo báo cáo của Hiệp hội Bia rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết,
năm 2014, sản lượng sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng khoảng 3% và đạt
3,1 tỷ lít. Trong đó, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đạt
11

Marketing Thương Mại
trên 1,3 tỷ lít, Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) chiếm 637
triệu lít, 890 triệu lít còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác.
- Trung bình mỗi người Việt tiêu thụ 30 lít bia trên một năm, đứng hàng thứ 50 trên
thế giới.
- Đánh giá về thị trường 2015, ông Nguyễn Văn Việt- Chủ tịch VBA cho biết:
doanh nghiệp Việt sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt bởi thị trường ngày càng hội
nhập, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang đầu tư mạnh vào Việt Nam. Cho
nên, nếu không tạo được lòng tin người tiêu dùng, doanh nghiệp trong nước rất dễ
bị hụt hơi.
- Dân số đại diện cho các lực lượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến doanh số bán bia.
Người tiêu dùng uống bia ít khi có tuổi, 16 lít cho mỗi đầu người khi họ 50 tuổi,
chủ yếu là do vấn đề sức khỏe và gìn giữ sức khỏe. Trên cơ sở tốc độ tăng dân số
hiện nay, lượng tiêu thụ bia sẽ tiếp tục tăng.
- => Đây chính là cơ hội phát triển sản phẩm bia không cồn trên thị trường. Bởi lẽ,
người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe của bản
thân.
Thu nhập:
- Theo tính toán của Người Đồng Hành dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê
(GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện
hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD, tính theo tỷ giá của Sở
Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 31/12/2014 là 21.400 đồng/USD.
- Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014 (cũng theo số liệu do
GSO công bố), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD,
tương đương 169 USD/tháng.
- Trước đó, năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt 3.584.262 tỷ đồng
tính theo giá hiện hành, theo đó GDP bình quân đầu người đạt 1.900 USD, tăng so
với mức 1.749 USD của năm 2012.
- GSO cho biết sản lượng kinh tế của Việt Nam năm 2014 tăng trưởng 5,98% so với
năm 2013, cao hơn so với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là 5,8%.

- => Tóm lại, 4 nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có tác động mạnh mẽ đến
việc kinh doanh ngành bia rượu. Nắm bắt được cơ hội và những thuận lợi từ môi
12
Marketing Thương Mại
trương kinh tế vĩ mô mang lại công ty cổ phần Bia Sài Gòn Bình Tây đã nghiên
cứu và phát triển sản phẩm bia không cồn ở quy mô công nghiệp nhằ đáp ứng nhu
cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng.
d) Môi trường ngành: Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Porter
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay,
đã cung cấp một khung lý thuyết để phân tích. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành
kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm áp
lực cạnh tranh.Các nhà chiến lược đang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các đối thủ có
thể sử dụng mô hình này nhằm hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình đang
hoạt động.
d.1. Khả năng đàm phán của nhà cung ứng
Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ
đối với ngành, doanh nghiệp. Số lượng nhà cung ứng càng lớn, khả năng đàm phán càng
cao,nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung ứng có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh
tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Sức mạnh nhà cung ứng thể hiện ở:
1. Mức độ tập trung của nhà cung cấp
2. Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung ứng
3. Sự khác biệt của nhà cung ứng
4. Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm
5. Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành
6. Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế
7. Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung ứng
8. Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
Hiện nay, Sabeco đã đầu tư tới 23 nhà máy bia có cồn, với tổng sản lượng khoảng 1,8
tỷ lít/năm. Habeco cũng đã có 14 nhà máy bia có cồn, tổng công suất lên khoảng 811

triệu lít bia/năm. Phần lớn các nhà máy bia của Sabeco có hệ thống thiết bị hiện đại
theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu, sản phẩm bia đa dạng bao gồm cả bia được sản
13
Marketing Thương Mại
xuất từ 100% malt. Dựa vào hệ thống thiết bị và công nghệ sẵn có của các nhà máy
bia, việc định hướng đầu tư phát triển sản phẩm bia không cồn mang hương vị Việt sẽ
là tiềm năng vững chắc về công nghệ sản xuất bia không cồn và về thị hiếu tiêu dùng
quen thuộc của người Việt.
Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy
sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa
chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Hiện tại, công ty SABECO là công ty duy nhất sản xuất được bia không cồn ở Việt
Nam, nên quyền lực đàm phán của chúng tôi là thấp.
d.2. Khả năng đàm phán của của khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của ngành.
Phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số là đối tượng ít dùng bia có cồn, đa phần do họ
không chịu được chất cồn, khi uống sẽ bị đỏ mặt và khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ
lụy không đáng có. Bia không cồn sẽ giúp chị em phụ nữ tự tin và tỉnh táo trong các
cuộc giao tiếp với đối tác kinh doanh.
Tuy nhiên đang trong lứa tuổi học tập, việc uống bia có cồn thường xuyên có ảnh
hưởng lớn đến học tập. Người cao tuổi ( > 65 tuổi) chiếm khoảng 18% dân số là đối
tượng không uống bia có cồn vì lí do sức khỏe. Trong khi đó, trẻ em dưới 18 tuổi
chiếm khoảng 28% dân số là đối tượng cấm sử dụng đồ uống có cồn, nhưng hoàn toàn
có thể sử dụng bia không cồn.
Đối với dân nhậu chuyên nghiệp thì bia không cồn thực sự là một sự "báng bổ", bởi vì
" uống bia mà không say thì uống để làm gì"?
Ảnh hưởng đến não bộ, gây hại cho cơ tim, viêm loét dạ day, tác hại đối với gan, tai
nạn giao thông…vô số những tác hại mà bia có côn mang lại vì vậy, thật sự có rất
nhiều lý do để mọi người uống bia không cồn. Và với việc lệnh cấm bán rượu bia sau

22h rất có thể sẽ được ban hành ở Việt Nam, thì bia không cồn có lẽ sẽ dần trở thành
lựa chọn số một của người tiêu dùng Việt.
14
Marketing Thương Mại
Những nhóm khách hàng đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông
qua quyết định mua hàng.
d.3. Khả năng đàm phán từ đối thủ tiềm ẩn
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong
ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai.
Thị trường nước giải khát Việt Nam hiện nay khá hấp dẫn, thu hút nhiều doanh
nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những đối thủ như: Tổng
công ty bia rượu nước giải khát hà Nội (HABECO), công ty bia Huế, công ty TNHH-
DV Tân Hiệp Phát…thì SABECO còn có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
khác. Nhiều công ty giải khát ở hàn Quốc,Nhật Bản… muốn xâm nhập thị trường Việt
Nam.
Về tài chính, để vào ngành công nghiệp bia, nó đòi hỏi chi phí cố định cao cho các
hoạt động sản xuất, nhà kho, xe tải, lao động và tiếp thị. Vì ngành này có đóng chai ,
có hạn sử dụng , doanh nghiệp mới có thể cần để xây dựng nhà máy đóng chai của
họ.Nó đòi hỏi lượng vốn lớn.Điều này làm cho nó cực kỳ khó khăn cho một dự định
thành lập để cạnh tranh với công ty của chúng tôi.
d.4. Khả năng đàm phán từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với
các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố
khác của môi trường văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự đe dọa
của sản phẩm thay thế.
Các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát thường xuất hiện nhiều trong các dịp: tiệc
tùng, tiếp khách hay đối tác, tụ họp bạn bè…

15
Marketing Thương Mại
Bia không cồn là một sản phẩm mới, vì thế có rất nhiều sự lựa chọn thay thế cho sản
phẩm này như bia có cồn, cà phê, trà và đặt biệt là các sản phẩm được sản xuất từ các
nguyên liệu thiên nhiên đang được rất nhiều người ưa chuộng.
Vì đây là loại bia mới xuất hiện trên thị trường tại Huế nên sẽ có rất ít người biết đến,
công ty phải tích cực đầu tư vào phần xúc tiến để mọi người có thể biết đến lợi ích
của nó và tiêu thụ rộng rãi.
d.5 Khả năng đàm phán từ cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra
sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Có rất nhiều đối thủ của SABECO_nhà cung ứng sản phẩm bia không cồn:
1. Công ty TNHH Nhà Máy Bia Việt Nam, tiền thân là công ty Liên Doanh
Nhà Máy Bia Việt Nam, đơn vị sản xuất các loại bia Tiger, Heniken… là
một công ty lien doanh giữa công ty Thương Mại Saigon(SATRA) và tập
đoàn Asia Pacific Breweries Ltd. (APBL) , trụ sở đặt tại Singapore.
2. Tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO) có trụ sở chính
tại 183 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, ngành nghề chủ yếu của Tổng
công ty gồm :Sản xuất, kinh doanh bia rượu, nước giải khát và bao bì, xuất
nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất…
3. Công ty TNHH Bia Huế : được thành lập với hình thức xí nghiệp liên
doanh có vốn góp từ các đơn vị quốc doanh trong tỉnh và vay vốn ngân
hàng.Các sản phẩm chính Festival Beer, Huda.
4. Một số công ty khác :Tân Hiệp Phát, Liên Doanh Nhà Máy Bia Đông Nam
Á, công ty Bia Việt Hà…
e) Phân tích đối thủ canh tranh
 Đối thủ cạnh tranh bào gồm: Đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành và đối thủ cạnh
tranh về nhu cầu
• Đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành:
Hiện nay, trên thị trường việt nam đã có những loại bia không cồn đã xuất hiện từ lâu hay

còn gọi là bia chay Việt Nam.
16
Marketing Thương Mại
Bia chay Ottingger của Đức là một trong những sản phẩm quen thuộc nhất ở thị trường Việt Nam.
17
Marketing Thương Mại
Karamalz lại là nhãn hiệu được xách tay khá nhiều về Việt Nam
18
Marketing Thương Mại
Bia bitburger một loại bia không cồn hàng đầu của đức cũng có mặt tại thị trường
Việt Nam
19
Marketing Thương Mại
Một dòng bia không cồn được nhập khẩu từ Hà Lan
20
Marketing Thương Mại
Bia không cồn của Nhật Bản của được bán ở Việt Nam
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm bia không cồn đều nhập khẩu với một
số loại nhãn hiệu khá phổ biến như sản phẩm Bavaria 0,0% cồn của Hà Lan, Bia
OeTinger Alkoholfrei nhập khẩu từ CHLB Đức hoặc nhiều nước như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Tây Ban Nha cũng đang được bán tại các siêu thị với mức giá bình quân từ 80.000
đến 130.000 đồng/lon.
Với sự xuất hiện nhiều loại bia không cồn cuả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đặc
biệt là của đức, tuy nhiên nó vẫn không đi vào được lòng người của người tiêu dùng Việt
Nam bởi vì khẩu vị không phù hợp và giá thành quá cao.
Theo tờ Phóng viên Chuyên đề ANTG đã thực hiện bài kiểm tra
khẩu vị (test) loại bia Sagota, so sánh với một số bia nhập khẩu hiện đang có mặt trên thị
trường Việt Nam như Asahi Zero, Suntory All-Free, Erdinger Alkoholfrei và
Kronenbourg Pur Malt…
Họ đã test 5 loại bia bao gồm: Asahi Zero (88.000 đ/lon 330ml) , Suntory All-Free,

Erdinger Alkoholfrei (43.000đ/lon 330ml), Kronenbourg Pur Malt và cuối cùng Sagota
21
Marketing Thương Mại
Để đảm bảo tính khách quan, toàn bộ những loại bia không cồn được test đều được bảo
quản trong tủ lạnh, sau đó được tăng nhiệt lên 6-8
o
C để đảm bảo nhiệt độ lý tưởng của
bia.
Bên cạnh đó, vì tồn tại độ cồn khác biệt, nên thứ tự test bia được thực hiện theo thứ tự từ
loại có độ cồn thấp đến độ cồn cao, tránh tình trạng độ cồn ảnh hưởng đến độ ngọt của
mạch nha, mùi hương thơm và vị đặc trưng của mỗi loại bia.
Chúng tôi cũng sử dụng 2 loại ly để test bia: ly miệng rộng chuyên dành cho dòng bia ale
để kiểm tra mùi hương, khả năng giữ mùi; ly thẳng miệng nhỏ để kiểm tra màu sắc và bọt
bia.
Loại bia đầu tiên được test là Asahi Zero, hoàn toàn không có cồn. Thương hiệu Asahi thì
quá nổi tiếng ở khu vực châu Á và Việt Nam, bởi giá thành hợp lý và đã có mặt từ lâu,
nhưng bia 0o thì chỉ được nhập khẩu về rất ít, chủ yếu phục vụ cho các cửa hàng và quán
ăn chuyên phục vụ cho người Nhật.
Ngay ngụm đầu tiên, về vị, Asahi tạo cho người ta cảm giác trong trẻo, vị hơi ngọt, thiên
về khẩu vị của người châu Á. Tuy nhiên, mùi bia không ấn tượng và bay hoàn toàn sau 5
phút rót ra ly. Cảm giác tạo ngọt của Asahi giống hệt những sản phẩm như Cocacoca
Light, Pepsi Light.
Loại bia thứ 2 được test là Suntory All-Free, hoàn toàn không có cồn. Thương hiệu này
rất phổ biến ở Nhật Bản, nhưng hoàn toàn xa lạ với thị trường Việt Nam. Nó được nhập
khẩu vào Việt Nam chuyên để phục vụ khách Nhật Bản.
Suntory All-Free tạo cảm giác thơm ngọt, mùi thơm nồng nàn hơn so với Asahi. Suntory
cũng tạo cảm giác cồn rõ rệt ở trong miệng, mặc dù độ cồn là 0,00%. Suntory tạo cảm
giác vị mạch nha nâu của bia châu Âu. Loại bia này nếu được sử dụng sau khi người
uống đã chếnh choáng say vì dư cồn, mà vẫn muốn uống tiếp, thì rất hợp lý.
Loại bia thứ 3 được test là Erdinger Alkoholfrei, nồng độ cồn 0,4%. Loại bia này chinh

phục người uống ngay từ ngụm đầu tiên: đây chính là bia. Mùi đúng là bia, chạy trong
vòm miệng và lên xoang; và điểm đặc biệt là xóa nhòa cảm giác độ cồn, nếu người uống
22
Marketing Thương Mại
không được thông báo về nồng độ. Rất kín đáo, dòng bia này giấu sạch nguồn gốc bia
không cồn của mình.
Tất cả những người tham gia test đều thực sự bất ngờ về vị bia này. Erdinger tạo cảm giác
bứt phá đặc biệt so với hai loại bia đầu tiên, chưa tính đến yếu tố độ cồn. Hai ông chủ
chuỗi nhà hàng ngay lập tức quyết định đưa loại bia này về bán, đối tượng phục vụ chủ
yếu là nữ giới và những người muốn có một ly bia cho món ăn thêm thơm ngon, nhưng
ngại có mùi cồn.
Loại bia thứ 4 được test là Sagota của Việt Nam, nồng độ cồn <0,5%. Ấn tượng đầu tiên
là cả về vị lẫn mùi là không có cá tính, có style giống Asahi. Để được khoảng 5 phút, toàn
bộ bọt bia đã bay mất. Khi đến ngụm thứ 2, Sagota bật lên vị chua, xộc lên cả vòm miệng
và xoang.
Phân tích vị chua mạnh mẽ của Sagota, những người thẩm định đọc được vị gạo trong
bia, chứ không phải thuần lúa mạch. Bên cạnh đó, công đoạn vào C02 để tạo bọt khiến
cho vị chua càng xốc thẳng vào vòm họng.
Chai bia cuối cùng là Kronenbourg Pur Malt, độ cồn >1%. Về cả mùi, vị và độ tạo bọt,
Kronenbourg đứng thứ 2 trong buổi test, chỉ đứng sau Erdinger trên thị trường Việt Nam.
Nhưng với độ cồn >1%, những gì Kronenbourg tạo ra không thực sự ấn tượng vo với
những loại bia khác…
Với ưu thế về giá thành, Sagota, thương hiệu bia không độ của Việt Nam có lợi thế nhất
so với các đối thủ hiện đang có mặt trên thị trường. Cộng thêm yếu tố tò mò của đông
đảo dân nhậu, tâm lý ủng hộ hàng nội địa, sự tăng cường nhận thức không được uống
rượu bia , khi tham gia giao thông, chắc chắn khi ra mắt, nó sẽ tạo nên một hiện tượng.
Nhưng để có thể duy trì và kéo dài hiện tượng ấy, những người thực hiện bài test này
không hề dám khẳng định, bởi những dấu ấn mùi vị không hề gây ấn tượng.
Với giá thăm dò thị trường 12.000 đ/lon 330ml sẽ có ưu thế hơn so vối cascc loại bia
nhập khẩu phù hợp mức sông của người tiêu dùng Việt Nam có mức thu nhập trung bình.

• Đối thủ cạnh tranh về nhu cầu :
Trên thị trường hiện nay ngành giải khát cơ bản bao gồm:
23
Marketing Thương Mại
Nhu cầu khách hàng
cơ bản
Các sản phẩm và
dịch vụ có thể thay
thế gần gũi lẫn nhau
Ngành Các đối thủ cạnh
tranh
Giải khát nguội
không cồn
Nước uống có ga
Nước uống nhẹ
Coca-cola
Nước ép trái cây Pepsico
Nước đóng chai Cabury Schweppes
Giải khát có cồn Bia đen
Bia
Saigon Bia
Bia lager Heniken
Bia hơi Carlesberg Bia

Về mặt không có cồn thì sản phẩm bia Sagota cũng thuộc về sản phẩm giải khát. Tuy
nhiên vói mức giá khá cao từ 12.000 đ/lon 330ml khó mà có thể canh tranh với các sản
24
Marketing Thương Mại
phẩm giải khát nguội không cồn. Hơn nữa, các sản phẩm thay thế cùng loại không những
giá rẻ ( Coca-cola có gia từ 6.000đ-10.000đ/lon hoặc chai 330 ml, tượng tự cùng với các

sản phẩm khác) hoăc các sản phẩm từ trà xanh như Trà xanh O
o
, Trà xanh C
2
có khẩu vị
phù hợp với đại đa số người tiêu dùng và rất dễ uống. Mặt khác, do quá trình sản xuất bia
không cồn phức tạp và kéo dài làm ảnh hưởng đến mùi vị bia nên làm cho bia có mùi vị
nhạt, không thơm và khó uống mặc dù nó tốt cho sức khỏe đặt ra trở ngại lớn hơn đối với
người tiêu dùng. Hơn nữa, khi nhắc đến các sản phẩm giải khát người ta thường dùng các
sản phẩm không có cồn hơn là bia. Bia không cồn nằm giữa phân khúc thị trường giữa
nước có cồn và không cồn. Sagota có giá cao so với các sản phẩm giải khác không cồn
nên đặt vấn đề lớn cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng.
25

×