Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHUYÊN ĐỀ PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.99 KB, 11 trang )

PHÒNG GD ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG
CHUYÊN ĐỀ
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH.
NGƯỜI THỰC HIỆN: TRỊNH LÊ PHƯƠNG
TỔ: ANH VĂN - THỂ DỤC
NĂM HỌC: 2011 – 2012
CHUYÊN ĐỀ: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH.
I/ Lí do chọn đề tài:
Phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em là nhiệm vụ hết sức quan
trọng trong phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em. Vì cuộc sống an toàn và
hạnh phúc của tuổi thơ, để đảm bảo quyền được sống, quyền phát triển của trẻ, cần
sự chung tay, góp sức của toàn xã hội nhằm đẩy lùi tình trạng tai nạn thương tích,
đuối nước ở trẻ em.
Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ
tổ chức cho con em đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi các em học sinh cũng sẽ tự rủ
nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ, thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất
cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở
bất cứ nơi nào. Nhiều vụ trẻ em đuối nước thương tâm do sự bất cẩn của người lớn
và chỉ là một vài phút lơ là đã xãy ra một số trường hợp đáng thương tâm.
Những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích ở Huyện Đại Lộc có
xu hướng tăng và trở thành những nguyên nhân gây tử vong, trong đó đuối nước là
những nguyên nhân hàng đầu.Trong những năm qua trường THCS Kim Đồng của
chúng ta cũng đã có nhiều em học sinh chết vì leo trèo lên cây trụ điện bắt ổ chim
và bị điện giật chết và cũng có một số trường hợp do tắm sông, suối, ao và bị chết.
Một trong những yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ tai nạn và đuối nước cao ở trẻ em do
thiếu sự giám sát của người lớn khi cho trẻ đến các sông, hồ để bơi hoặc chơi. Đặc
biệt, tại các vùng nông Thôn như xã Đại Đồng của chúng ta Nhất là những gia đình
sống ven ao hồ, sông suối, giếng hay bể nước.


Tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em, trong đó có đuối nước để lại những hậu
quả đau lòng cho toàn xã hội nói chung, gia đình các em nói riêng. Và làm như thế
nào để Thực hiện tốt việc phòng tránh tai nạn thương tích,phòng tránh đuối nước
để trở nên ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn. Bên cạnh đó
có một số tai nạn thương tích rất đơn giản nhưng chúng ta không biết cách xử lý thì
cũng rất nguy hiểm đến tính mạng như: Chảy máu cam, bị bỏng, bị dị vật lọt vào
mắt, bị ngọ đọc thực phẩm – hóa chất, cầm máu vết thương, bị ong đót, bị động vật
cắn….Xuất phát từ những yêu cầu trên, sau đây thầy đưa ra một số biện phấp để
phòng tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho các em học snh.
II/ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH LÀ GÌ?
1/Tai nạn là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới đã định nghĩa: tai nạn là một sụ kiện không thể định
trước và gây ra thương tích có thể nhận thấy được.
Ví dụ:
Một đứa trẻ chạy và va vào phíc nước làm em bị bỏng.
Một đứa trể trèo cây bất tổ chim bị té gãy chân
2/ Thương tích là gì ?
Thương tích là: Tổn thương của cơ thể do có sự va đập mạnh hoặc có sự cọ sát
hay bị các vật sắt nhọn đâm gây hậu quả như rách da, gãy xương, chảy máy.
3/ Kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích:
- Xử lý khi bạn chảy máu cam
Cách xử lý : Nằm ngửa, kê vật mềm vào cổ ( hoặc ngửa đầu ra đằng sau ), thở
bằng miệng.
Dùng bông, giấy sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy.
- Xử lý khi bạn bong gân tổn thương dây chằng
Cách xử lý : Cởi giầy, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương đắp khăn có bọc đá
để làm bớt sưng và giảm đau. Quấn băng chắc cố định xung quanh phần khớp
xương bị bong gân nhưng không được quấn chặt. Đưa đến cơ sở y tế ngay sau khi
băng bó xong.
- Sơ cứu trường hợp điện giật

Nhanh chóng tách họ ra khỏi dòng điện bằng cách ngắt cầu dao điện. Có thể dùng
bất cứ vật gì để tách người bị nạn ra, nhưng phải nhớ là chỉ dùng những vật dụng
khô ráo nha.
Tuyệt đối không dùng vật dụng bằng kim loại, không dùng tay không để tách nạn
nhân ra khỏi dòng điện. Vì làm vậy bạn có thể trở thành nạn nhân thứ hai đó. Cách
tốt nhất là dùng các thanh gỗ khô, tay phải mang bao tay cao su (hoặc quấn nylon,
vải khô), đi guốc/dép khô (hay đứng trên tấm ván khô, v.v… để ngắt dòng điện
cứu nạn nhân.
- Sau khi tách được nạn nhân ra khỏi dòng điện nguy hiểm đó rồi thì việc tiếp theo
người là hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực kịp thời. Cứ thổi ngạt một lần
thì bóp tim bốn lần. Và cứ làm thế cho đến khi nạn nhân thở và có dấu hiệu tỉnh
lại.Thủ thuật bóp tim ngoài lồng ngực là: dùng hai bàn tay chồng lên nhau, đặt vào
vị trí 1/3 dưới xương ức (nhớ là dưới xương ức đó nha) rồi bắt đầu ấn mạnh lồng
ngực.

Và bên cạnh việc sơ cấp cứu khi phát hiện trường hợp bị điện giật, mọi người còn
phải liên lạc với bệnh viện gần nhất để họ điều nhân viên y tế xuống hiện trường
để tiếp tục cứu nạn nhân.
Dị vật lọt vào mắt :
Cách xử lý : Dị vật lọt vào mắt : dung nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý
nhỏ nhiều vào mắt bị thương để dị vật trôi ra. Có thể dùng tăm bông hoặc bông
sạch gạt nhẹ dị vật ra khỏi mắt.
- Mắt bị dập, va chạm: lấy vải sạch nhúng vào nước lạnh/ nước đá vắt khô đắp lên
mắt 30p.
- Mắt bị dị vật xuyên qua: Đắp gạt sạch lên cả 2 mắt, băng nhẹ nhàng 2 mắt chuyễn
đến cơ sở y tế gần nhất.
- Sơ cấp cứu trường hợp bỏng
Cách xử lý :
- Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng
- Ngâm chổ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy

trong 20p.
- Cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên. Chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo
trẻ nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết
bỏng.
- Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vai, băng hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phòng,
không dùng băng dính vết bỏng.
- Sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm – hóa chất
Cách xử lý
Ngộ độc thực phẩm
- Cho uống nước đường (hay nước chè đường) càng nhiều càng tốt để giải độc và
làm cho nạn nhân nôn bớt chất độc ra ngoài.
Ngộ độc hóa chất, thuốc trừ sâu:
+ Không được gây nôn nếu trẻ uống nhầm phải hóa chất ( axit, kiềm ) vì có thể gây
bỏng thực quản.
+ Uống nhầm thuốc trừ sâu thì gây nôn càng nhiều càng tốt
+ Ngộ độc qua da cần rửa tay xà phòng với nhiều nước
+ chuyển ngay đến cơ sở y tế trong vòng 6 giờ kể từ khi tiếp xúc với chất độc.
7- Sơ cứu ngất xỉu
Cách xử lý
+ Bảo đảm cho bệnh nhân thở nhiều không khí trong lành, nếu cần thì hãy mở cửa
sổ ra.
+ Khi bệnh nhân tỉnh lại, trấn tĩnh và giúp bệnh nhân ngồi dậy từ từ.
+ Tìm xem bệnh nhân còn có bị thương tích nào do bị ngã gây ra không và điều trị
cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân hồi tỉnh lại nhanh, hãy kiểm tra nhịp thở và mạch
đập của bệnh nhân, chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu thấy cần thiết. Đặt bệnh nhân ở
tư thế dễ hồi sức và quay số 115 gọi cấp cứu. Nếu bệnh nhân bắt đầu cảm thấy
muốn ngất xỉu trở lại, hãy đặt đầu bệnh nhân giữa 2 đầu gối họ và bảo họ hít sâu
vào.
- Cầm máu vết thương
Cách xử lý:

Nâng cao phần đầu bị thương lên.
- Dùng khăn sạch ( hoặc dùng tay nếu không có khăn ) ấn chặt ngay vào vết
thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
- Nếu máy chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương hoặc nếu nạn nhân
đang mất nhiều máu:
* Cứ ấn chặt vào vết thương.
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.
* Buộc ga rô tay hoặc chân, càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ
làm máu cầm lại. Bược ga rô bằng một cái khăn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng
bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép.
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế
- Xử lý khi bị ong đốt
Cách xử lý
- Rút kim châm của ong
- Chấm vết đốt bằng dung dịch ammoniac ( nước tiểu ) hoặc dung dịch kiềm
- Nếu ngạt thở cho mở khí quản.
10- Xử lý khi bị rắn cắn
- Đặt ga rô trên chỗ rắn cắn không quá chặt, không để ga rô không quá 30’
- Rạch nhẹ da ở vết rắn cắn, nút máu bằng ống giác…., rửa vết thương bằng dung
dịch KMnO
4
1%
- Xử lý vết thương do động vật cắn
Những điều nên làm
- Cố gắng cầm máu lại
- Giảm tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng
- Chăm sóc vết thương
Đối với vết cắn nông
- Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước ấm
- Lau khô vết thương

- Khuyên nạn nhân nên đi khám ở bác sĩ.
III/ ĐUÓI NƯỚC LÀ GÌ?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu
ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết
đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết
bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn
làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn
nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chổ nắp thanh quản bị
đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.
1/ Cách phòng chống tai nạn đuói nước:
Để phòng, chống tai nạn đuối nước ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh, người chăm
sóc cần thực hiện những gì?
Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc và các em học
sinh cần quan tâm đến công việc sau đây:
. Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối
thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi
bơi và đi tàu thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
. Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời
mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc
phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em
không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không
mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra 8 khuyến cáo để
các bậc phụ huynh phòng tránh chết đuối cho con em mình như:
- Không cho trẻ đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi
kèm
- Nên rào quanh ao, hố nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh các em khi chơi đùa
bị ngã, rơi xuống hố
- Ở vùng sông nước cần làm cửa chắn và rào quanh nhà
- Nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng
- Làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại
- Nên có người lớn đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối,
sông
- Mặc áo phao cho trẻ khi đi thuyền
- Nên tập bơi cho trẻ.
2/Cách xỷ lý khi gặp tình trạng đuối nước:
Khi gặp một trường hợp đuối nước cần sơ cứu như thế nào?
Khi gặp một trường hợp đuối nước chúng ta cần tiến hành các bước sơ cứu sau:
Đối với người lớn và trẻ lớn:
Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng thảy cho họ
bất cứ thứ gì có thể giúp họ bám vào và nổi lên được. Nếu chỉ có một mình và 2
tay không, nếu không phải là một nhân viên cấp cứu nhiều kinh nghiệm thì bơi ra
cứu nạn nhân là điều rất mạo hiểm dù là một tay bơi giỏi vì trong cơn hoảng loạn
cực độ, nạn nhân thường có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt gây khó
khăn cho người cấp cứu và có nguy cơ làm chết đuối luôn cả hai. Nên ném cho nạn
nhân một phao nổi trước cho nạn nhân bám vào, sau đó mới cho nạn nhân bám vào
ngưới cứu hộ.
Tại nơi xảy ra tai nạn: cấp cứu ngay ở dưới nước, nắm tóc kéo đầu nạn nhân nhô
lên khỏi mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh
và thở lại. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc kêu thêm người hỗ trợ đưa nạn
nhân vào bờ. Cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn

nhân, nếu xử trí chậm, nạn nhân bị thiếu ôxy não rất khó cứu sống sau đó.
Khi đưa được nạn nhân lên bờ hay lên thuyền phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo,
hà hơi thổi ngạt: khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ
nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở
và miệng nạn nhân; đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân,
dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn
nhân. Nếu ngừng tim (sờ mạch quay không có) phải ép tim ngoài lồng ngực. Dùng
hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/1
phút.
- Nếu có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 -
15 nhịp.
- Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng
ngực, làm kiên trì cho đến khi tim đập và thở trở lại.
Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu
nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị
ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2
tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
2. Đối với trẻ nhỏ:
Khi gặp trẻ đuối nước người ta thường vác dốc ngược trẻ trên vai, động tác dốc
ngược nạn nhân chỉ có tác dụng khai thông vùng họng và miệng, vì vậy không nên
thực hiện ở người lớn và không nên làm quá 1 phút ở trẻ em.
Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn
thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di
động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau
đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng
đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách
như sau:
- Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối
hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
- Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối

với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp
ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên
8 tuổi).
Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường
chuyển trẻ tới cơ sở y tế, cho đến khi tự thở lại được hoặc chắc chắn đã chết. Việc
cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Nếu lồng ngực còn di động
tức là trẻ còn tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế an toàn, nghĩa là nằm nghiêng
một bên để nếu nôn ói thì chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài và không trào ngược vào
phổi, gây viêm phổi.
Dưới đây là hình ảnh minh họa các bước sơ cứu trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế:
Đặt trẻ nằm nghiêng
Dùng 2 ngón tay ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối 2 đầu vú
- Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn
còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương
tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình
vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
- Trường hợp nạn nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì nhanh chóng dốc ngược đầu
nạn nhân cho nước trong đường thở thoát ra hết; sau đó đặt nạn nhân trên mặt
phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng nạn
nhân ra, một tay đặt lên trán nạn nhân, bịt mũi nạn nhân bằng ngón trỏ và ngón cái,
sau đó hít sâu, áp miệng người cấp cứu vào miệng nạn nhân thổi 2 hơi đầy; để lồng
ngực tự xẹp và thổi tiếp lần thứ hai. Thực hiện cho đến khi nạn nhân thở được hoặc
có xe cấp cứu đến.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim nên tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực song song
với hô hấp nhân tạo.
Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu đuối nước?
- Không được chậm trể trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu,
tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v mà phải bằng mọi cách và
khả năng hiểu biết cấp cứu ngay
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng

cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ
lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút
thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước
trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ
tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn
máu).
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể
làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng
nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị
nạn.
Trên đây là một số kĩ năng để phòng tránh tai nạn thương tích và đuối nước yêu
cầu các em học sinh và thầy cô giáo nhận thức và nắm được những kĩ năng trên để
vận dụng cho bản thân mình để góp phần tốt việc thực hiện phòng tránh tai nạn
thương tích
và thực hiện được ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn.
Cuối cùng xin kính chúc BGH nhà trường, các thầy cô giáo cùng các em học sinh
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Đại Đồng ngày 08/10/2011
Người viết:

Trịnh Lê Phương

×