Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 42 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài:................................................................................................................2
Trẻ em ở độ tuổi mầm non còn non nớt chưa có khả năng tự bảo vệ mình. Trẻ chưa nhận
thức được hết các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ chưa biết được thế nào là tốt, xấu.
Những gì là tốt với sức khoẻ của trẻ và những gì là có hại cho sức khoẻ của trẻ.Vì vậy
người lớn, cô giáo phải chăm sóc và bảo vệ trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một
sức khoẻ tốt.........................................................................................................................2
2. Mục đích của đề tài là:........................................................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................................................3
1.Cơ sở lý luận: .....................................................................................................................3
3. Thực trạng vấn đề:..............................................................................................................6
a. Thuận lợi:........................................................................................................................6
b. khó khăn:.........................................................................................................................7
3. Biện pháp thực hiện:...........................................................................................................7
a. Biện pháp 1:....................................................................................................................7
b. Biện pháp 2: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn thương tích vào các tiết học:........10
c. Biện pháp 3: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo an toàn:....11
d. Biện pháp 4: Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:....................12
e. Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp .......................................................13
d.Tuyên truyền với phụ huynh về một số kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn thường gặp.
...........................................................................................................................................13
4. Kết quả:.............................................................................................................................39
5. Bài học kinh nghiệm:........................................................................................................39
III, KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:.............................................................................................39
IV. KẾT LUẬN:.......................................................................................................................40

1



I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia
đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em là
trách nhiệm của toàn xã hội và mỗi gia đình.
Trẻ em ở độ tuổi mầm non còn non nớt chưa có khả năng tự bảo vệ
mình. Trẻ chưa nhận thức được hết các sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ
chưa biết được thế nào là tốt, xấu. Những gì là tốt với sức khoẻ của trẻ và
những gì là có hại cho sức khoẻ của trẻ.Vì vậy người lớn, cô giáo phải chăm
sóc và bảo vệ trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt.
Đảng và nhà nước ta luôn coi con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên
vô giá, là động lực của sự phát triển. Hiện nay đất nước ta đang thực hiện công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để có được một đội ngũ lao động
đáp ứng được những yêu cầu của thời đại mới thì giáo dục đóng một vai trò rất
quan trọng. Vì vậy nhiệm vụ của giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nói
riêng là phải giúp trẻ hoàn thiện mình cả về thể lực và trí tụê tạo cơ sở ban đầu
vững chắc để trẻ phát triển về sau. Mà quan trọng nhất là về mặt thể chất bởi vì
trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, một thể lực tốt thì trẻ mới phát triển được trí
tuệ( nhận thức được sự vật hiện tượng xung quanh).
Theo kết quả điều tra liên trường Đại học Y.2001.UNICEF ( Báo cáo bộ
Y tế 2003) thì:
+ Hơn 1,5 triệu trẻ em bị tai nạn thương tích: khoảng 4.300 trẻ mỗi ngày.
+ Gần 27.000 trẻ em chết vì tai nạn thương tích: khoảng 74 trẻ mỗi ngày.
+ Gần 12.700 trẻ em chết đuối: khoảng 35 trẻ em mỗi ngày.
+ Gần 4.100 trẻ em chết vì tai nạn giao thông: khoảng 11 trẻ mỗi ngày.
+ Xấp xỉ 290.000 trẻ em bị thương tích do tai nạn giao thông: gần 800 trẻ
mỗi ngày.
+ Hơn 65.000 trẻ bị bỏng (chủ yếu là bỏng nước sôi): xấp xỉ 180 trẻ mỗi
ngày.
+ Số trẻ em bị chết do tai nạn thương tích hằng năm nhiều hơn so với số

trẻ bị chết do các bệnh truyền nhiễm.
Hiện nay tai nạn thương tích là một trong những vấn đề bức xúc đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con người, đặc biệt là đối với
trẻ em, do cơ thể đang ở giai đoạn phát triển về thể chất và tâm lý, rất hiếu động,
thích tìm hiểu và nghich ngợm nên trẻ em là nhóm dối tượng dễ bị tai nạn
thương tích nhất.. Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn
cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ trong
trường mầm non.
Cung cấp kiến thức, kĩ năng thực hành về phòng tránh tai nạn thương tích
cho giáo viên mầm non và phụ huynh trong việc phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ là vô cùng cần thiết.
2


Từ những số liệu trên chúng ta thấy việc đảm bảo an toàn cho trẻ là một
khâu quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh ở các trường học và
cũng được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ học sinh là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát
triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước. Song
trong thực tế , khi thực hiện nhiệm vụ này còn gặp nhiều khó khăn, nhiều yếu tố
nguy hiểm đang dình dập trẻ và bệnh học đường có xu thế gia tăng. Chính vì
vậy việc phòng tránh tai nạn thương tích và sơ cấp cứu là một hoạt động quan
trọng trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành giáo dục Việt
Nam. Mỗi cán bộ , giáo viên, học sinh dù làm gì, ở đâu cũng cần tự nguyện tham
gia hoạt động này và xem đó là một công việc cần thiết. Người lớn cần có sự can
thiệp kịp thời bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ trẻ trước những nguy
hiểm đang dình dập trẻ mỗi ngày. Đứng trên cương vị một người giáo viên mầm
non tôi thấy nhiệm vụ của mình hết sức quan trọng. Vì vậy, để giúp trẻ phát
triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần tôi đã suy nghĩ tìm ra: “ Một số biện
pháp phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ” nhằm bảo vệ

trẻ và giúp trẻ tránh khỏi những tổn thương không đáng có để trẻ có một cơ thể
khoẻ mạnh nhằm tiếp thu kiến thức tốt hơn.
2. Mục đích của đề tài là:
Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các cô giáo mầm non và các bậc phụ
huynh có cách chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ tốt nhằm giúp trẻ tránh những tai
nạn thương tích gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận:
Việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ em ở mọi
lúc mọi nơi là vô cùng quan trọng trong suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của
bản thân, đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng
giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện.
Định nghĩa tai nạn thương tích
- “Tai nạn” là một sự kiện bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng
và khó lường trước được.
- “Thương tích” là những thương tổn thực thể trên cơ thể người do tiếp xúc
cấp tính với các nguồn năng lượng (năng lượng có thể là cơ học, nhiệt, hóa học,
điện, hoặc phóng xạ) với những mức độ, tốc độ khác nhau quá ngưỡng chịu
đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu hụt các yếu tố cơ bản của sự sống (ví dụ
như thiếu ô xy trong trường hợp đuối nước, bóp nghẹt, giảm nhiệt độ trong môi
trường cóng lạnh). Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương
tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn gọi là “Chấn thương”
không phải là “Tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và
phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh
thần cho một người nào đó.
3


Tai nạn thương tích thường được chia thành hai nhóm lớn là tai nạn thương tích

không có chủ định và tai nạn thương tích có chủ định. Việc phòng chống tai nạn
thương tích được thực hiện bằng các biện pháp phòng ngừa chủ động và phòng
ngừa thụ động.
Tai nạn thương tích không có chủ định
Tai nạn thương tích không có chủ định thường xảy ra do sự vô ý hay không có
sự chủ ý của những người bị tai nạn thương tích hoặc của những người khác.
Các trường hợp thường gặp là tai nạn thương tích do giao thông như tai nạn ô tô,
xe đạp, xe máy, người đi bộ, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay; do bị ngã, lửa cháy,
nghẹt thở, chết đuối, ngộ độc...
Tai nạn thương tích có chủ định
Loại hình tai nạn thương tích này gây nên do sự chủ ý của người bị tai nạn
thương tích hay của cá nhân những người khác. Các trường hợp thường gặp là tự
tử, giết người, bạo lực thành nhóm như chiến tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành
hạ trẻ em, hành hạ người già, bạo lực trong trường học...
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì việc phòng tránh tai nạn
thương tích chính là cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để tự
bảo vệ bản thân mình, để giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống sau này.
2.Cơ sở thực tiễn:
a. Các tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non
- Liên quan chặt chẽ tới tuổi của trẻ và nguyên nhân gây ra tai nạn thương
tích.Các nhóm tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ ở tường mầm non là:
+ Các tai nạn do ngã: Chủ yếu do trơn trượt, đường đi mấp mô và thường xẩy ra
ở nơi vui chơi.
+ Các tai nạn do ngộ độc: Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc hại,
tiếp đó là nguy cơ uống nhầm thuốc…
+ Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn và thường xảy ra ở nơi vui chơi do
trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau, bị
va vào bậc thềm gây rách da, chấn thương phần mềm gãy xương…
+ Tai nạn do ngạt đường thở: Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét
vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc

xắc, các loại hạt quả. Có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai, mũi, ngậm
đồ chơi vào mồm và nuốt vào gây dị vật đường thở, ăn…
+ Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dại( Chó, rắn , ong…):
Trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy
ra ở gia đình.
+ Do bỏng: Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước-uống nhầm phải nước nóng,
khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn( canh, cháo, súp…)mang từ nhà
bếp lên còn nóng.
+ tai nạn giao thông: Đối với trẻ mầm non tai nạn thường gặp là do trẻ được đèo
bằng xe và bằng xe máy.
+ Đuối nước: Do trẻ bị ngã vào xô, chậu có nước, một số trường lớp, sân chơi
của trẻ gần ao, hồ, song suối nhưng không có tường bao quanh, cổng chắn cũng
là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
4


Tai nạn thương tích đã và đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi tại Việt Nam. Theo một báo cáo điều tra trong thời
gian trước đây ghi nhận có khoảng 70% các trường hợp tử vong trẻ em dưới 1
tuổi là do tai nạn thương tích gây ra; hơn 71% các trường hợp tử vong do tai nạn
thương tích là do các tai nạn thương tích không chủ ý như tai nạn giao thông,
đuối nước, ngã, ngộ độc, điện giật, hóc nghẹn... Do đó việc phòng chống tai nạn
thương tích trẻ em là một vấn đề xã hội cần được các nhà lãnh đạo cũng như
cộng đồng người dân đặc biệt quan tâm để xây dựng chiến lược phòng ngừa và
kiểm soát một cách có hiệu quả nhằm góp phần chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thế hệ
tương lai của đất nước.
b.Nguyên nhân gây nên tai nạn thượng tích
*Yếu tố xã hội:
- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia có
những đặc điểm về yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích khác nhau. Hiện nay

ở các nước đang phát triển TNTT được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự
gia tăng về cơ giới hóa về giao thông, sự đô thị hóa và sự thay đổi công nghệ các
nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về
tình trạng TNTT ở các nước này. Ở những nước kinh tế-xã hội phát triển còn
thấp cũng dễ gây ra TNTT do lửa, đánh nhau….
* Yếu tố con người:
- Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thức
hành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…..
*. Yếu tố môi trường:
- Môi trường và vật chất:
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: ổ cắm, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ
sâu….
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa
kịp, ngã do chạy nhảy, đùa nghịch, thức ăn không đảm bảo ATTP….
+ Các yếu tố nguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng, đường
giao thông không đảm bảo…
- Môi trường phi vật chất:
+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.

5


+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát,
chưa có biện pháp rõ ràng.
+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi người
về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế.
Tai nạn thương tích hiện đang là vấn đề sức khỏe của toàn cầu.- Môi trường vật
chất(địa điểm xây trương/lớp mầm non,phòng/lớp,tường bao quanh,hang rào,sân
chơi,giường/tủ…) và vui chơi chưa đảm bảo an toàn(địa điểm vui chơi,hình thức
vui chơi,trò chơi)

-Giáo viên còn thiếu kiến thức về an toàn và phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ,khi tai nạn thương tích xảy ra không biết cách xử trí,có trường hợp
làm cho nạn nhân thương tích trầm trọng hơn.
-Theo dõi,giám sát trẻ của giáo viên còn chưa chặt chẽ.
- Ngoài ra trẻ cũng bị tai nạn thương tích do rủi ro gây nên.
Tuy nhiên nhiều lý do trực tiếp đưa đến các tai nạn thương tích cho trẻ
chưa phải là nguyên nhân.Ví dụ:Trẻ đang chơi,khát nước-trẻ chạy vào lớp uống
nước,nếu lúc đó cô giáo để cốc nước nóng,trẻ sẽ uống ngay mà không cần biết
nước nóng hay nguội,và tất nhiên trẻ sẽ bị bỏng.Từ các lý do tương tự như trên
giáo viên cần tổng hợp các lý do để tìm ra nguyên nhân thực tế gây ra tai nạn
thương tích cho trẻ
c.Hậu quả của tai nạn thương tích
Tùy theo tai nạn thương tích gây ra ở mức độ nặng,nhẹ khác nhau cũng
sẽ dẫn tới hậu quả tương tự, như các trường hợp trẻ bị đuối nước, trẻ bị ngạt thở
do nuốt phải đồ chơi, trẻ bị bỏng do bị phích nước sôi đổ vào…những trường
hợp này thường dẫn tới hậu quả là trẻ bị chết, hoặc bị biến dạng cơ thể và bị tàn
phế…
d. Cách sử trí khi trẻ bị tai nạn thương tích.
- Cần nhanh chóng tách trẻ khỏi nguyên nhân gây ra tai nạn.
- Yếu tố rất quan trọng trong sơ cứu tai nạn thương tích cho trẻ cần lưu ý
là tâm lý của trẻ , điều này vô cùng cần thiết cho việc sơ cứu.Người sơ cứu cần
động viên , an ủi trẻ để trẻ không quá lo sợ…từ đó sẽ phối hợp cộng tác trong
việc sơ cứu. nếu không quan tâm , chú ý đến điều này, chắc chắn người sơ cứu
sẽ gặp không ít khó khăn trong sơ cứu.
- Người sơ cứu cần phải biết thao tác nhanh, đúng các động tác, nếu
không nhanh và không đúng sẽ làm cho tai nạn thương tách tram trọng thêm.
3. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi:
- Từ năm 1995 đến nay tôi được nhà trường giao cho nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục các cháu mầm non và tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để phòng tranh

tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu tạo điều kiên tối đa về cơ sở vật
chất cũng như đồ dùng học tập đảm bảo an toàn, thẩm mỹ cho trẻ.
6


- Nhà trường, Phòng giáo dục, tổ chức Plan đã tạo điều kiện tổ chức cho
giáo viên được tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề về phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ em nhằm nâng cao kiến thức cho giáo viên về việc phòng
tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non. Ngoài ra còn tổ chức nhiều chương
trình như trò chơi dân gian cho trẻ, bé với an toàn giao thông để cung cấp cho
trẻ một số trò chơi dân gian an toàn, bổ ích cho trrẻ đồng thời cung cấp một số
kiến thức về giao thông cho trẻ và phụ huynh, giáo dục trẻ chấp hành luật lệ giao
thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn cao nắm vững các phương pháp chăm
sóc giáo dục trẻ.
- Trẻ trong lớp phần đông là ngoan, nghe lời cô giáo; phụ huynh trong lớp
cũng quan tâm đến con em mình.
b. khó khăn:
- Trẻ mầm non rất hiếu động, trẻ rất hay nghịch ngợm và thường làm theo
ý thích của mình.
- Vì địa phương nơi trường hoạt động là nông thôn nên bên cạnh những
phụ huynh quan tâm tới trẻ thì còn nhiều phụ huynh học sinh chưa có điều kiện
quan tâm tới con em mình. Chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng của
việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nên chưa sát sao tới trẻ như thường
cho trẻ ăn hoa quả có hột nhưng lại không bỏ hột đi cho trẻ; hay cho trẻ ngịch
những vật sắc nhọn; đi học đi chơi một mình; hay cho trẻ ăn lúc buồn ngủ, khóc.
- Từ thực trạng trên để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả ở nhà cũng
như ở trường tôi đã áp dụng một số biệt pháp sau:
3. Biện pháp thực hiện:

a. Biện pháp 1:
Luôn có kế hoạch phòng chống để đảm bảo an toàn co trẻ.
Phòng chống tai nạn thương tích có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa
bằng phương pháp chủ động hoặc thụ động.
- Phương pháp phòng ngừa chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá
nhân cần được bảo vệ, có nghĩa là hiệu quả của việc phòng ngừa phụ thuộc vào
bản thân đối tượng cần được bảo vệ có sử dụng đúng các biện pháp phòng ngừa
hay không. Mục đích của các biện pháp phòng ngừa là làm thay đổi hành vi của
cá nhân cần được bảo vệ như yêu cầu mọi người phải thực hiện các nội quy về
việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe ô tô...
- Phương pháp phòng ngừa thụ động là biện pháp có hiệu quả nhất trong kiểm
soát tai nạn thương tích. Biện pháp này không đòi hỏi phải có sự tham gia của cá
nhân cần được bảo vệ, tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện
đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ. Mục đích của biện pháp phòng
ngừa thụ động là thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như
7


phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng
để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô.
Các cấp độ dự phòng tai nạn thương tích
Căn cứ vào toàn bộ quá trình xảy ra tai nạn thương tích kể từ trước khi tiếp xúc,
trong lúc tiếp xúc cho đến sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ; có thể phân
chia thành ba cấp độ dự phòng:
Dự phòng cấp 1 là dự phòng trước khi tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là không để xảy ra tai nạn thương tích bằng cách
loại bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên
tại nạn thương tích.
Các biện pháp dự phòng ban đầu có thể bao gồm việc lắp đặt rào chắn quanh các
ao hồ, để phích nước nóng ở nơi an toàn mà trẻ em không với tay tới được, sử

dụng các thiết bị an toàn khi chơi thể thao...
Dự phòng cấp 2 là dự phòng trong khi tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các thương
tổn khi xảy ra tai nạn thương tích như đội mũ bảo hiểm xe máy để phòng tránh
chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra.
Dự phòng cấp 3 là dự phòng sau khi có tai nạn thương tích xảy ra
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm thiểu hậu quả sau khi tai nạn thương
tích xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảm
thiểu hậu quả của tai nạn thương tích, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các biện
pháp phục hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các
chức năng của cơ thể.
Chúng tôi đã đưa ra kế hoach nhằm:
- Ngăn ngừa việc tạo ra những tác nhân, các yếu tố nguy cơ có khả năng gây nên
tai nạn thương tích như không sản xuất các loại thuốc gây độc cho trẻ em, làm
thành chắn lan can, tay vịn cầu thang vững chắc; đậy các nắp giếng, chum vại
đựng nước một cách chắc chắn...
- Giảm mức độ nguy hiểm của các yếu tố nguy cơ như đóng gói các loại thuốc
có thể gây ngộ độc vào trong các gói với liều lượng thấp hơn mức có thể gây
ngộ độc; làm như vậy trẻ sẽ khó bị ngộ độc ngay cả khi sử dụng nhầm thuốc.
- Phòng ngừa sự “giải thoát ra” những yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích
như đóng gói các thuốc có khả năng gây độc trong các loại bao bì, chai lọ mà trẻ
em không mở ra được; thực tế đã sử dụng loại chai lọ chỉ mở được khi vừa ấn
vừa xoay nắp...
- Chủ động thực hiện các hành vi làm giảm sự nguy hiểm của các yếu tố có hại,
giảm thiểu sự rủi ro như sử dụng dây đeo an toàn khi lái xe ô tô tránh va đập khi
8


tai nạn xảy ra, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy làm giảm nguy cơ bị chấn thương
sọ não khi bị ngã...

- Ngăn cách sự tiếp xúc giữa những đối tượng cần được bảo vệ với các nguy cơ
gây tai nạn thương tích về mặt thời gian và không gian như thuốc độc, hóa chất
được cất trong tủ có khóa hay trên các giá cao nơi trẻ em không mở được, lắp
đặt ổ cắm điện có nắp đậy để ở trên cao trẻ em không với tới được...
- Ngăn cách các đối tượng cần được bảo vệ cách ly khỏi các nguy cơ gây tai nạn
thương tích bằng các vật cản cơ học như mang giày bảo hộ, kính đeo mắt, găng
tay và các loại bảo hộ khác...
- Thay đổi cấu trúc và thiết kế phù hợp các vật dụng có nguy cơ gây tai nạn
thương tích như sử dụng nồi, chảo có tay cầm chống nóng; phích cắm điện có
chất cách điện, bình ga có van an toàn...
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể, qua đó nâng cao khả năng chịu đựng tai
nạn thương tích của cơ thể như luyện tập thể thao, sử dụng các thiết bị bảo vệ
trong khi chơi thể thao...
- Cải thiện khả năng đáp ứng của dịch vụ thông tin vận chuyển cấp cứu như thực
hiện vận chuyển cấp cứu nhanh, cung cấp các dịch vụ điện thoại khẩn cấp...
Hiện nay vấn đề tai nạn thương tích đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là
tai nạn thương tích đối với trẻ em do tính phổ biến cũng như mức độ trầm trọng
của nó. Vì vậy việc phòng chống tai nạn thương tích cần phải căn cứ vào các
loại hình, nguyên nhân gây nên cũng như thực hiện các cấp độ dự phòng một
cách có hiệu quả.
Khảo sát trẻ để nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh cá biệt của từng trẻ.
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành phân loại trẻ theo từng đặc điểm riêng biệt
để nắm được từng đặc điểm riêng của mỗi trẻ và gia đình trẻ.
Tổng số trẻ 40
Nội dung khảo sát

Số trẻ

Trẻ ngoan


10

Tỉ lệ
(%)
25

Trẻ hiếu động

18

45

Trẻ hay ăn quà vặt

12

30

- 45% trẻ trong lớp rất hiếu động.
- 30% trẻ trong lớp hay ăn quà vặt.
9


Qua tìm hiểu tôi thấy tình hình trẻ của lớp tôi rất phức tạp. Có rất nhiều trẻ
hiếu động ; trẻ lớp tôi rất hay ăn quà vặt. Vậy để khắc phục những vấn đề trên
trong các hoạt động tôi luôn chú ý đến các trẻ hiếu động, nhắc nhở trẻ để trẻ vào
nề nếp không nghịch ngợm để tránh làm tổn thương bản thân mình và các bạn.
Động viên khen ngợi trẻ kịp thời để khuyến khích các trẻ khác làm theo gương
bạn. Ví dụ: Hôm nay cô đặc biệt khen ngợi bạn Vinh vì bạn chơi đồ chơi ngoài
trời rất ngoan, nghe lời cô giáo không xô đẩy các bạn. Cả lớp vỗ tay khen bạn

nào. Cô thấy các bạn lớp mình nên học tập bạn Vinh để ngày nào cũng được cô
khen.
Để hình thành cho trẻ thói quen không ăn quà vặt khi đến lớp và không ăn
những món quà có hại cho sức khoẻ tôi thường nhắc nhở trẻ vào các giờ đón trả
trẻ hay giờ hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. Tôi trao đổi với phụ huynh nếu
mua quà cho các cháu thì nên mua những món quà có lợi cho sức khoẻ, không
nên mua các loại kẹo không rõ nguồn gốc, các loại kẹo có vỏ, que sắc nhọn ở
bên trong vì khi ăn xong trẻ có thể dùng chúng chọc vào mắt mình hoặc mắt bạn
rất nguy hiểm. Đồng thời thống nhất với cha mẹ trẻ nếu có mua quà thì nên gửi
cô giáo để các cô cho trẻ ăn vào một thời điểm nhất định giúp cho việc bao quát
trẻ tốt hơn.
Đối với các trẻ không có bố mẹ đưa đi học tôi thường nhắc các bậc phụ
huynh phải có trách nhiệm đưa đón trẻ kịp thời, kiên quyết không cho trẻ tự đi
về một mình, không trả trẻ cho người lạ hoặc trẻ nhỏ.
b. Biện pháp 2: Lồng ghép việc phòng chống tai nạn thương tích vào các tiết
học:
Để rèn trẻ, khắc sâu cho trẻ về việc phòng tai nạn thương tích tôi đã lồng
ghép vấn đề này vào các môn học như: Âm nhạc, Làm quen văn học, Phát triển
thể chất,
- Môn Âm nhạc: Khi tổ chức cho trẻ hoạt động với âm nhạc tôi luôn cố gắng
lồng ghép việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như:
+ Dạy trẻ hát bài “ Đường em đi” tôi giáo dục trẻ khi đi đường các con phải luôn
đi sát lề đường bên phải, không được đi xuống nòng đường hay đi bên tay trái.
Vì đi như vậy rất nguy hiểm có thể bị xe va quệt vào.
+ Dạy trẻ vận động bài: “Thương con mèo” tôi giáo dục trẻ: “ Các con không
nên trèo cây cao, trèo ban công, trèo tường hoặc trèo lên bàn ghế kẻo ngã nhào
như chú mèo; bị ngã có thể gãy tay, gãy chân đấy các con. Bị ngã thì không đi
học đi chơi được đâu.”
- Môn làm quen văn học:
+ Khi dạy trẻ tiết kể chuyện: câu chuyện “ Qua đường” tôi nhắc nhở trẻ: Khi

muốn qua đường thì các con phải quan sát đường, khi nào có tín hiệu đèn xanh
dành cho người đi bộ thì mới được qua và đi đúng nơi quy định dành cho người
đi bộ. Khi sang đường thì phải có người lớn cầm tay tuyệt đối không được chạy
qua đường một mình. Nếu các con không tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ gây
nguy hiểm cho mình và cho những người tham gia giao thông khác.
+ Khi dạy trẻ bài thơ: “Họ nhà cam quýt” tôi nhắc trẻ trước khi ăn hoa quả các
con phải rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hột để tránh ngộ độc thực phẩm và tránh hóc sặc.
10


- Môn môi trường xung quanh:
+ Khi dạy trẻ tìm hiểu các mùa trong năm tôi thường nhắc nhở trẻ ăn mặc quần
áo trang phục cho phù hợp như: mùa hè thì mặc quần áo mỏng, mát đi học phải
đội mũ, nón kẻo say nắng. Mùa đông phải mặc nhiều quần áo, đi tất đi giày, đội
mũ len cho ấm, để tránh bị cảm lạnh.
+ Khi dạy trẻ tiết phân loại một số loại rau củ quả. Tôi giáo dục trẻ: Trước khi
ăn các con phải rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc thức ăn và gọt vỏ ,bỏ hột vì
nếu ăn cả hột sẽ bị hóc sặc gây ngạt thở đấy.
+ Khi dạy trẻ tiết tìm hiểu một số luật lệ giao thông và thực hành luật lệ giao
thông. tôi dạy trẻ phải luôn tuân thủ luật lệ giao thông: đi bộ phải đi trên vỉa hè,
đi sát lề đường bên tay phải, không được đi dưới lòng đường, không được đi bên
tay trái. Muốn sang đường thì phải có người lớn dắt tay và đi đúng phần đường
quy định. Có tuân thủ luật lệ giao thông thì mới đảm bảo an toàn cho các con và
những người xung quanh.
+ Khi dạy trẻ tiết khám phá các đồ dùng trong gia đình tôi nhắc trẻ “ Các con
không được sờ vào các đồ dùng có điện như: ổ điện vô tuyến, quạt điện đang
quay, bàn là đang dùng, siêu nước điện, bếp đang nấu…Nếu các con sờ vào đó
sẽ bị điện giật hoặc bị bỏng gây chết người đấy.
- Phát triển thể chất:
+ Khi dạy trẻ bất kỳ một tiết thể chất nào tôi nhắc trẻ phải khởi động thật kĩ theo

đúng quy định để khi thực hiện bài tập phát triển chung và vận động cơ bản
không bị quá sức hoặc chấn thương. Và tôi nhắc trẻ phải tập đúng kĩ thuật không
sẽ bị tổn thương cơ thể. Đặc biệt là tôi luôn hướng dẫn trẻ tập các vận động cơ
bản và chơi trò chơi đúng kĩ thuật để không xảy ra tai nạn khi trẻ luyện tập.
c. Biện pháp 3: Đồ dùng đồ chơi sử dụng cho trẻ chơi và học phải đảm bảo
an toàn:
Trẻ mầm non học mà chơi, chơi mà học. Trẻ mầm non rất thích chơi đồ
chơi. Khi chơi trẻ được trực tiếp sờ vào đồ dùng đồ chơi giúp trẻ khám phá, tri
giác các sự vật hiện tượng xung quanh một cách chính xác hơn. Trẻ mầm non tư
duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng vì vậy việc sử dụng đồ dùng đồ chơi
trong các tiết học là vô cùng quan trọng, rất cần thiết. Tuy nhiên đồ dùng đồ
chơi sử dụng cho trẻ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn để tránh gây thương tích
cho trẻ như: không có cạnh sắc, không nhọn, không độc hại. Vì thế khi làm đồ
dùng đồ chơi cho trẻ cô giáo phải chú ý đến kỹ thuật chế tạo để đảm bảo an toàn
cho trẻ.
Ví dụ: Với các loại đồ dùng đồ chơi làm từ trai, sò, hến, ngao thì phải mài nhẵn
cho hết cạnh sắc nhọn thì mới cho trẻ chơi.
- Khi mua đồ dùng đồ chơi cần chọn những đồ dùng đồ chơi phù hợp với độ
tuổi của trẻ và đúng tiêu chuẩn, chọn mua ở nhỡng công ty có uy tín chất lượng
cao. Ví dụ: Đồ chơi ngoài trời của trẻ phải chắc chắn, bền đẹp, các góc cạnh
phải tròn không nhọn để khi trẻ chơi không bị ngã.
- Đối với các đồ dùng đồ chơi có kích thước nhỏ cô giáo cần có biện pháp sử lý
phù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ: Những vật có kích thước nhỏ như
quả trứng bằng nhựa, dao, kéo, bút chì sau khi sử dụng xong phải để trên cao xa
11


tầm tay với của trẻ, khi cho trẻ chơi hay tạo hình bằng các hạt có kích thước nhỏ
cô giáo phải chú ý tới trẻ.
d. Biện pháp 4: Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:

Ngoài việc lồng ghép vào các tiết học tôi còn phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong mọi
hoạt động như: trong giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt
động ăn, hoạt động ngủ, hoạt động chiều.
- Hoạt động đón trả trẻ:
+ Trong giờ đón trẻ:
Tôi đến sớm mở cửa làm vệ sinh thông thoáng lớp, kiểm tra những đồ dùng
không an toàn để đảm bảo lớp an toàn để đón trẻ. Khi trẻ đến lớp tôi kiểm tra tất
cả đồ dùng cá nhân của trẻ để phát hiện kịp thời các vật sắc nhọn nguy hiểm trẻ
có thể đem theo đến lớp.
+ Khi trả trẻ tôi luôn trả trẻ tận tay phụ huynh, tuyệt đối không để trẻ về với
người lạ hoặc về một mình không có người lớn đón. Luôn nhắc trẻ đi đến nơi về
đến chốn. Tuyệt đối không được la cà ở đường, không chơi gần bờ ao, hồ đầm,
tránh ngã xuống nước gây đuối nước.
- Hoạt động ngoài trời:
Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời tôi thường hướng dẫn trẻ cách chơi các trò
chơi, các đồ chơi để trẻ có cách chơi đúng để trẻ không bị ngã. Khi trẻ chơi đồ
chơi tôi cùng các giáo viên trong lớp luôn quan sát trẻ nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng,
không xô đẩy nhau để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hoạt động góc:
Hướng dẫn trẻ cách chơi với đồ dùng đồ chơi ở các góc theo đúng cách. Rèn cho
trẻ thói quen tự giác khi chơi, tự giác cất đồ chơi thật ngăn nắp khi chơi xong để
không bị ngã khi dẫm phải đồ chơi. Tạo sự đoàn kết trong nhóm chơi tránh việc
trẻ tranh giành đồ chơi đánh nhau, cào cấu nhau. Đặc biệt các cô luôn bao quát
hướng dẫn trẻ chơi để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra.Ví dụ: Đây là góc xây
dựng cô để 7 chấm tròn tương ứng với 7 bạn được chơi ở góc này. Khi chơi các
con phải chơi thật nhẹ nhàng không được vứt đồ chơi, tranh giành đồ chơi kẻo
ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác. Hết giờ chơi các con phải cất đồ dùng đồ
chơi đúng nơi quy định, lấy ở đâu thì cất vào đó. Nếu không cất đồ chơi gọn
gàng thì khi đi lại các con sẽ dẫm vào đồ chơi và bị ngã.

- Hoạt động ăn:
Trong giờ ăn tôi luôn rèn trẻ ngồi ăn đúng tư thế, nhắc trẻ ăn đúng cách, không
nói chuyện khi ăn để tránh hóc, sặc . Khi cho trẻ ăn thì các cô bỏ hết hột mới
cho trẻ ăn, khi trẻ ăn cô bao quát trẻ, giúp trẻ ăn hết xuất, nhắc trẻ không tranh
giành bát, thìa tránh gây lộn đánh nhau. Khi lấy cơm cho trẻ phải luôn chú ý
không được lấy cơm canh quá nóng vì nó sẽ gây bỏng cho trẻ.
- Hoạt động ngủ: Các giáo viên luôn trực trông cho trẻ ngủ, nhắc trẻ không được
chơi trò chụp túi ni lông, chăn, gối để chụp lên đầu tránh gây ngạt thở. Đảm bảo
trẻ ngủ đúng giờ giấc, sửa tư thế cho trẻ, luôn bao quát trẻ để kịp thời xử lý tình
huống.
12


- Hoạt động chiều:
Luôn bao quát hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. Cho trẻ
múa hát, kể các câu chuyện về an toàn giao thông. Giới thiệu cho trẻ một số trò
chơi dân gian lành mạnh, an toàn và hướng dẫn, khuyến khích trẻ chơi.
e. Biện pháp 5: Thống nhất với giáo viên trong lớp
Muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trẻ hoạt động vui chơi tại lớp. Tôi
đã thống nhất cùng với giáo viên trong lớp phân công nhau đi sớm mở cửa làm
vệ sinh thông thoáng lớp, kiểm tra những đồ dùng không an toàn. Ví dụ : Chúng
tôi thường kiểm tra các đồ điện như: bình nước nóng, các ổ điện, đường dây
điện, bịt bớt các ổ điện không sử dụng đến khi nào sử dụng tới mới bỏ ra. Khi
làm vệ sinh lớp học, giặt hoặc cho trẻ tiến hành hoạt động vệ sinh xong tôi luôn
lau khô sàn nhà tranh việc trẻ bị ngã khi đi lại và đổ hết nước ở các xô, chậu rồi
úp xuống để tránh trẻ ngã phải gây đuối nước. Các cô luôn phối hợp kiểm tra đồ
dùng cá nhân của trẻ khi đến lớp. Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ sử dụng
chúng tôi đã thống nhất là phải đảm bảo an toàn phù hợp với trẻ. Chúng tôi đã
có sự phối hợp nhịp nhàng 3 giáo viên đảm bảo bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơi
với tiêu chí trẻ ở đâu có cô ở đấy.

d.Tuyên truyền với phụ huynh về một số kỹ năng sơ cấp cứu các tai nạn
thường gặp.
Nhiều phụ huynh cho rằng, con mình là con gái hoặc con trai “đặt đâu ngồi đó”
nên chủ quan, lơ là trông chừng trẻ, mà quên rằng trẻ có thể bươu đầu sứt trán vì
sự hiếu động của bạn chơi. Nhiều cậu bé toét máu đầu vì đá bóng với đứa hàng
xóm
chơi
quá
“rắn”.
Trẻ có thể học những hành động nguy hiểm từ sách truyện, phim ảnh. Một cậu
bé tin mình có thể bay như siêu nhân sẽ không ngần ngại làm việc đó từ trên bàn
ăn. Những trẻ dễ bị kích động cũng dễ chuốc họa vào thân. Một cậu bé nóng mặt
vì bị “chiến hữu” thách thức có thể liều mình như chẳng có, trèo lên cây trứng cá
trước
nhà

Còn có một loại tai nạn khác mà nhiều phụ huynh không để ý: trẻ tự gây tổn
thương vì… tò mò cơ thể. Cô bé tò mò chọc ngón tay vào “cửa mình” xem nước
tiểu từ đâu ra. Cậu bé ham hiểu biết xé toạc bao quy đầu để nhìn rõ đầu “trái
ớt”…
Đồ chơi luôn là “mảnh đất màu mỡ” với tai nạn trẻ em. Nhiều phụ huynh cảnh
giác loại đồ chơi sắc nhọn, chi tiết nhỏ, nhưng hay bị qua mặt với loại đồ chơi
“biến hình”. Đơn cử, nhóm đồ chơi “transformers” ăn khách với trẻ con, khi
biến hình xong, trông lành hiền, nhưng khi trẻ tháo ra từng bộ phận lại thòi ra
chi
tiết
sắc
nhọn
hoặc
ốc

vít
bong
tróc.
Tất nhiên, một lúc khó điểm mặt hết thủ phạm gây tai nạn cho trẻ. Trừ những
phụ huynh quá “vô tâm”, đa phần lỗi do người lớn bất cẩn. Không ai học được
chữ ngờ, nhưng ai cũng có thể trang bị cho mình cách không bị… bất ngờ trước
chữ ngờ. Việc này có lẽ nên bắt đầu bằng cách nghĩ: “trẻ không an toàn trong
chính ngôi nhà của bạn”, “trẻ vẫn có thể mắc nạn ngay trong hoạt động mà trẻ
13


có thế mạnh như chạy nhảy, leo trèo, lớn xác, khôn ngoan”. Đừng suy nghĩ...
“thấp tầm” hơn trẻ, rằng trẻ không thể thực hiện được việc này, không dám làm
việc kia. Trẻ con ngày nay sống trong không gian nhiều tiện nghi mới, vì vậy, tai
nạn sinh hoạt cũng “tiến hóa” theo. Nếu phụ huynh không bám sát thực tiễn,
kém cập nhật tình hình, thì có khi trở tay không kịp.
Việc phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ gia đình cũng
đóng một vai trò rất lớn. Đầu năm học khi họp phụ huynh tôi nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc phònh tránh tại nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ:
Giúp trẻ
được sống trong một môi trường sống lành mạnh, an toàn góp phần phát triển
một cách toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần. Thống nhất với phụ huynh
về giờ đón trả trẻ, cho các bậc phụ huynh ký vào cam kết đưa đón trẻ đúng giờ
giấc.
Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản than khỏi
những nguy cơ nguy hiểm
1. Bảo vệ mắt: Không nên đọc sách,xem sách dưới ánh sáng quá mạnh hoặc
quá yếu. ánh sáng vừa phải, đủ để bé nhìn rõ chữ là tốt. Nên để đèn hoặc
nguồn ánh sáng ngay bên trái, trước mặt mình, như vậy sẽ không bị vướng
bóng tối che mắt.

- Không nên xem sách quá lâu, khoảng nửa tiếng thì nên đứng lên, ngắm
mây trời, cây cối ngoài cửa, cho mắt
nghỉ ngơi.
- Khi xem sách xem tivi,chơi máy tính,....thì nên ngồi ngay ngắn, lưng
thẳng, không nên nằm sấp hoặc nằm ngửa. Giữ cho mắt mình cách quyển
sách và tivi một khoảng không xa quá, cũng không sát quá.
- Không nên xem sách lúc đi bộ, ngồi xe ô tô, khi ăn cơm hoặc khi nằm
trên giường. Cũng không nên nhìn thẳng vào luồng ánh sáng quá mạnh
như lửa hàn, nắng chói chang...
- Không nên dùng tay bẩn sờ mắt hoặc dụi mắt khi có vật lạ lọt vào. Hàng
ngày nên "tập thể dục" đơn giản cho mắt như chớp chớp mắt, nhắm mắt
nghỉ ngơi.
khi xem tivi, bé cần cần nhắc trẻ chú ý các chỉ dẫn sau:
- Nên ngồi cách tivi một khoảng cách bằng 5-7 lần đường kính màn hình, không
nên ngồi quá sát vào màn hình.
- Không nên nằm bò hoặc nằm ngửa xem tivi,dễ bị cận thị lắm đó! Tốt nhất hãy
ngồi thẳng trước tivi.
- Nên xem 1-2 tiếng rồi ngừng, trong lúc xem tivi,hễ đến đoạn quảng cáo thì
nên nhắm mắt một lát để mắt nghỉ.
- Không nên vừa xem tivi vừa ăn cơm, như vậy dễ lơ đễnh, ảnh hưởng đến chất
lượng bữa ăn; thậm chí bị hóc nghẹn.
- Nên ăn nhiều thức ăn giàu Vitamin A để bổ mắt, ví dụ: cà rốt, rau bó xôi,cam,
quýt,hẹ...
2.Không trèo cây
- Nhiều cành cây rất mảnh hoặc đã mục ruỗng, khi bé trèo lên cành cây sẽ gãy
gục, và bé bị ngã xuống.
14


- Những cành cây nhọn dễ đâm chọc vào da của bé, bé bị thương. Trên cây còn

có nhiều côn trùng, sâu bọ rất ngứa và độc. Bé có muốn bị sâu róm cắn không?
- Trên cành cây có nhiều tổ chim thì cũng dễ có rắn. Bé trèo lên đánh động lũ
rắn, nó sẽ bò ra cắn, gặp phải rắn độc còn nguy hiểm lắm đấy.
- Cây cối là bạn tốt của con người,làm môi trường đẹp hơn nên chúng ta phải
bảo vệ cây, không leo trèo phá hoại cây.
3.Biết giữ an toàn khi chơi thả diều
- Nên chơi những chiếc vừa với mình, đừng chơi diều to quá kẻo khi diều lên
cao bé không giữ nổi nó, bị nó kéo đi sẽ bị vấp ngã.
- Không được leo lên sân thượng nhà cao tầng để thả diều: trong lúc mê mải
chạy theo diều, rất nhiều người đã bị ngã từ tầng thượng xuống và bị thương
nặng, có khi còn thiệt mạng nữa.
- Không nên thả diều ở cạnh bờ ao, hồ cống.. khi bé tập trung vào cái diều ở trên
cao, rất dễ bước hụt xuống nước. Cũng không nên thả diều trên dường cái hoặc
những nơi có đường dây điện chi chit. Khi diều bị mắc vào dây điện, bé không
được trèo lên lấy mà phải đi gọi người lớn.
- Nên chơi thả diều ở những nơi đất bằng, rộng rãi, như quảng trường, sân bóng,
bãi cỏ, bãi trống...
4. Cẩn thận khi trời mưa.

- Trời đổ mưa xuống làm đường rất trơn, bé dừng chạy trên đường kẻo bị trượt
ngã. Hãy bước chầm chậm và chú ý dưới chân mình.
- Nhớ giơ cao chiếc ô một chút, để khỏi che mất tầm mắt.
- Không được đùa nhau bằng ô, chiếc ô nhọn rất dễ chọc vào mắt, vào người
các bạn.
- Khi trời mưa, lái xe ô tô thường nhìn đường không rõ. Nên tốt nhất bé hãy mặc
áo mưa hoặc dùng chiếc ô có sặc sỡ, sang sủa, "để đạp vào mắt" chú lái xe,
phòng tránh tai nạn.
- Nếu trời mưa to kèm theo gió giật thì bé nên mặc áo mưa chứ đừng giương ô,
kẻo gió thôi bạt ô của bé đi.
- Không nên chơi thả thuyền giấy, dẫm chân bắn nước tung tóe dưới mưa, bên

cạnh vũng nước sâu... và tốt nhất, hãy về nhà ngay tránh mưa.
5. Khi thấy hoa đẹp bé nên làm gì
- Bé có thể tùy ý ngắm nhìn những bông hoa đẹp, nhưng tốt nhất đừng chạm vào
chúng. Vì nhiều loài hoa đẹp có gai sắc nhọn, có loài hoa thì giấu những chiếc
gai nhỏ dưới đám lá mềm, đụng vào gai đau lắm bé ạ!
- Nhiều loài hoa tuy đẹp nhưng lại tỏa ra mùi khó chịu, những mùi ấy có hại
cho cơ thể bé, hít vào lâu sẽ bị đau đầu, đau họng. Nhiều loài hoa còn tiết ra chất
nhờn gây dị ứng, mẩn ngứa, rất nguy hiểm cho cơ thể bé.
- Khi đi bộ qua thảm cỏ dày, bé hãy buông ống quần che kín chân. Khi nhấc
chân lên thật nhẹ nhàng, rồi đặt chân xuống vững chãi. Không nên đi lệt xệt giữa
đám cỏ, nhiều loại cỏ sắc nhọn sẽ cứa vào chân bé đấy!
6. Nhắc nhở khi vui chơi
- Trẻ không được chơi đùa, chạy nhảy ở công trường xây dựng, giếng cạn, kho
15


bỏ hoang, bãi đất trống để hoang vu... những nơi ấy ẩn chứa nhiều nguy hiểm
đối với bé.
- Không chơi đùa dưới long đường, sẽ dễ bị xe đâm, va vào người đi đường rất
nguy hiểm.
- Không chơi gần những nơi như cột điện, lưới điện, dây điện cao tếh. Chỉ sơ ý
một chút thôi bé sẽ bị điện giật, có nguy hiểm đến tính mạng.
- Tốt nhất hãy chơi đùa ở bãi cỏ rộng lớn, không có xe cộ đi lại.
7. Trẻ chú ý khi chơi cầu trượt
- Khi chơi cầu trượt, phải bám chắc hai tay vào hai bên thành cầu trượt, leo từng
bậc thang lên nóc cầu trượt. Đừng xô đẩy, chen lấn bạn phía trước kẻo bạn ấy bị
ngã.
- Khi lên đến nóc, không được giằng co, xô đẩy các bạn. Phải chờ tuần tự đến
mình rồi mới được trượt xuống. Hãy ngồi thấp xuống rồi trượt xuống đất thì mới
an toàn.

- Khi chơi cầu trượt nên cất hết các món đồ nhỏ của bé vào túi quần áo, không
cầm thứ gì trên tay.
- Không nên nghịch, trèo lên từ đằng ván trượt, các bạn trượt từ trên cao xuống
sẽ xô đè vào bé đấy. Cũng không nên quay lưng xuống đất, trượt từ trên xuống,
như vậy sẽ ngã lộn, dễ bị thương lắm.
8.Tránh xa hố ga, miệng ống cống ngầm
Bé hãy nhớ giữ an toàn khi gặp hố ga, ống cống.Các cách sau, bé cần thực hiện
đúng nhé.
- Nhiều miệng hố ga đậy không khít, dễ bị rơi xuống. Nếu bé không chú ý thì dễ
bị lật nắp hố ga, rơi xuống dưới hố lắm.
- Đôi khi có những hố ga, ống cống mất nắp, nhiều người bị bước hụt, rơi
xuống cống ngầm, nguy hiểm đến tính mạng. Khi đi đường bé hãy nhìn cẩn thận
nhé!
- Tốt nhất nên đi vòng qua miệng hố ga, ống cống; không chơi nghịch, chạy
nhảy bên trên và bên cạnh miệng hố. Nếu thấy các bạn nghịch dại như thế bé
cũng nên khuyên các bạn đi chỗ khác chơi.
9. Tránh xa công trường xây dựng
Công trường nguy hiểm lắm, bé hãy thật cẩn thận khi chơi gần nơi đó nhé! Hãy
ghi nhớ các chỉ dẫn dưới đây!
- Không được chơi đùa, chạy nhảy cạnh công trường xây dựng. Khi các chú
công nhân thi công, rất có thể gạch ngói gỗ vụn rơi xuống, trúng vào đầu thì sẽ
bị thương đấy!
- Xung quanh công trường có nhiều đầu mẩu gỗ dính dằm đinh, rất dễ đâm chọc
vào chân bé. Hãy chú ý nhìn kĩ dưới chân mình!
- Nếu bắt buộc phải đi ngang qua công trường xây dựng, bé phải nhìn kĩ để
tránh xe tải chở vật liệu đến, đi.
- Tuyệt đối không nên nhìn thẳng vào đèn khò, đèn hàn trong công trường kẻo
sẽ bị tổn hại nặng ở mắt.
- Không nên chơi xung quanh xe cẩu, vì vật liệu và đồ đạc nặng có thể đột ngột
rơi xuống làm bé bị thương.

10. Khi đi cầu thang bé cần nhớ các điều sau:
16


- Hãy nhìn kĩ, rồi bước lên bậc đầu tiên của thang , sau đó giữ thăng bằng và
bám chắc vào tay vịn. Không đươc tì, tựa, vào hai bên thành cầu thang.
11. Bắt trước phim ảnh thật nguy hiểm
- Tuyệt đối không được bắt chước những động tác khó trong phim như nhảy từ
trên cao xuống, leo trèo lên trần nhà, bay bổng...Chỉ có diễn viên chuyên nghiệp
mới diễn được những động tác khó còn các em học theo sẽ bị ngã, bị thương
đấy!
- Không được bắt chước những động tác bắn nhau trong phim và hoạt hình.
Súng nhựa, súng phun nước cũng có thể gây tổn thương cho bạn, nên bé đừng
chĩa
sung
vào
các
bạn
nhé!
- Không được học các anh hung võ hiệp để đánh nhau bằng tay hoặc bằng gậy
gộc. Đánh nhau rất xấu, sẽ bị bố mẹ và cô giáo phạt.
12. Dạy con kỹ năng tự vệ
Xã hội ngày càng hiện đại thì chất lượng cuộc sống của con người được nâng
lên. Nhưng cũng kéo theo nó biết bao nhiêu mặt trái. Đặc biệt trong đó có những
nguy cơ có thể rình rập các em bé như: bị bắt cóc, bị lạm dụng, bị lôi kéo vào
việc sử dụng chất gây nghiện,...Để trẻ tránh được những nguy cơ này, trước tiên
cha mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ chính mình.
Hướng dẫn trẻ tránh xa những tình huống bất lợi
Cha mẹ nên dạy cho trẻ biết cách quan sát và nhận biết các tình huống nguy
hiểm với trẻ. Chẳng hạn như nói với trẻ hãy tránh xa những nơi trẻ cảm thấy

không an toàn hoặc bị đe dọa, sợ hãi như những người rượu chè, tránh nơi tối
tăm, vắng vẻ, tránh xem những sách báo, phim ảnh đồi trụy...
Dạy trẻ từ chối trong một số trường hợp
- Khi có người lạ mời trẻ ăn thứ gì đó.
- Có ai đó mời trẻ đi chơi mà bản thân trẻ chưa biết rõ về con người đó và chưa
được cha mẹ cho phép.
- Nếu có ai tặng chúng một loại thuốc nào đó.
- Nếu có một người nào đó mà trẻ không biết rõ lắm đề nghị chở chúng về nhà.
- Nếu có một ai đó đụng chạm vào phần kín của cơ thể.
- Nếu một kẻ nào đó yêu cầu trẻ không được nói lại với cha mẹ mình một điều

đó...
- Dạy trẻ ứng phó trong trường hợp khẩn cấp
- "Hãy chạy càng nhanh càng tốt". Không được nói chuyện, tranh cãi, đi theo
một kẻ đang cố gắng đưa trẻ đi đâu hoặc cho trẻ một thứ gì đó.
- "Phải nói cho cha mẹ biết điều gì đang xảy ra cho dù có ai đó đang đe dọa
con". Cho trẻ hiểu rằng việc nói ra điều gì đang xảy ra với cha mẹ, trẻ sẽ tránh
được nhiều nguy hiểm và nhận được những hỗ trợ cần thiết từ phía cha mẹ.
- Tìm người giúp đỡ: Hãy chỉ dẫn cách tìm người giúp đỡ trong trường hợp gặp
những nguy hiểm. Hãy cho trẻ hiểu rằng mọi người luôn sẵn sàng bảo vệ trẻ khi
trẻ bị đe doạ. ..
- Trong thực tế, cha mẹ luôn tìm cách bảo vệ trẻ và dạy chúng bảo vệ mình khỏi
những nguy hiểm nhưng đôi khi trong cuộc sống cũng khó có thể nói trước được
điều gì. Rất có thể có những tình huống không may xảy ra với trẻ. Như trẻ bị
xâm hại, bị bắt cóc... Nếu khi trẻ rơi vào những trường hợp đó cha mẹ nên làm
17


gì? Có rất nhiều người đau khổ, uất ức thậm chí tức giận mắng trẻ là "ngu
dốt"...Nhưng có biết đâu rằng người bị tổn thương nhiều nhất chính là trẻ. Trẻ có

thể bị tổn thương nặng nề về thể xác lẫn tinh thần. Trẻ có thể bị hoảng loạn, bị
trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống...sau sự việc không may xảy ra đó.
- Chính vì vậy, cha mẹ không nên quát mắng, dằn vặt trẻ mà hãy bên cạnh động
viên trẻ để trẻ nói về những gì đã xảy ra với trẻ, những tổn thương, sợ hãi mà trẻ
đang phải trải qua. Phân tích cho trẻ để trẻ học cách tự bảo vệ mình nếu như lại
rơi
vào
những
tình
huống
như
vậy.
- Đừng bỏ qua những tổn thương, mối quan tâm và thắc mắc của trẻ. Hãy ôm
chặt trẻ và nói "những gì mà người đó nói hoặc đối xử với con là không thể chấp
nhận được. Bố mẹ rất giận khi biết điều này nhưng cảm thấy vui vì được con tin
tưởng". Rồi bằng mọi cách không cho trẻ tiếp xúc với kẻ đã lạm dụng trẻ và
tránh để trẻ rơi vào những tình huống tương tự.
- Trên đường đi học hoặc về nhà mà phát hiện có người lạ bám theo mình, bé
cũng không nên sợ hãi. Bé hãy bình tĩnh làm theo các chỉ dẫn sau:
1. Bé hãy bước đi nhanh, để cắt đuôi.
2. Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứu
giúp hoặc báo cảnh sát.
3.

gọi
điện
cho
cha
mẹ
đến

đón.
Nhắc nhở: Cha mẹ cần cho con học thuộc số điện thoại bàn ở nhà, văn phòng và
số máy di động của mình, để khi có việc con sẽ liên lạc được ngay.
9 tình huống bất trắc cần dạy trẻ
1. Bị lạc cha mẹ:
Trong bất kỳ tình huống nào, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, không
khóc lóc hay chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay
lại đây tìm bé. Trong trường hợp bị lạc ở ngoài đường, bé có thể mượn điện
thoại của một người đi đường hoặc chú công an để gọi bố mẹ đến đón. Tuy
nhiên tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói là sẽ giúp bé tìm
đường về nhà.
Còn nếu bị lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng
tại chỗ chờ một lúc lâu không thấy bố mẹ, bé hãy đến nói với các chú bảo vệ
hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa. Sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ
bố mẹ đến đón.
2.
Không
nhận
quà
bánh
của
người
lạ:
Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn
vào sẽ bị trúng mưu của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ
nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng "ba mẹ cháu không cho phép
nhận". Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị
người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trong trường hợp người đó cứ bám theo ép bé ăn
hay bắt lên xe thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến cứu.
3. Khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến trường đón bé:

Cô giáo Thu Hằng cho biết, theo nguyên tắc của các trường mẫu giáo, phụ
huynh nhờ ai đến đón con phải gọi điện báo trước thì giáo viên mới cho phép.
Tuy nhiên để tránh trường hợp trẻ bị dụ dỗ vì tưởng là người quen, phụ huynh
18


cần dạy trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ,
thậm chí biết cả tên ba mẹ và tên của bé. Trong trường hợp nhận ra họ là hàng
xóm hay người quen hay thì bé hãy quay vào trường báo cho cô giáo biết, rồi
nhờ cô gọi điện cho ba mẹ để xác minh xem có đúng là họ được nhờ đến đón
không.
4.
Quên
mang
theo
tiền
khi
đi
xe,
mua
hàng:
Mặc dù cha mẹ thường để sẵn cho bé một ít tiền lẻ trong cặp, tuy nhiên trong
một số trường hợp bé đi mua đồ mà quên không đem theo tiền, bé có thể nhờ cô
bán hàng gọi điện về cho ba mẹ đem tiền đến trả. Còn nếu lỡ lên xe buýt mà
không có tiền trả thì bé nên tỏ thái độ thành khẩn xin lỗi bác tài xế hoặc người
thu tiền và nói lý do để họ thông cảm. Để về nhà, bé nên đến nhờ một chú tài xế
taxi chở về và ba mẹ sẽ trả tiền cho (ở đây nếu trẻ còn nhỏ chưa nhớ được địa
chỉ nhà thì cha mẹ nên viết địa chỉ ra giấy để sẵn trong cặp cho bé). Cuối cùng
nhớ lần sau trước khi đi đâu hãy kiểm tra lại túi tiền của mình thật kỹ.
5.

Trong
nhà
xảy
ra
cháy:
Việc đầu tiên phải xem là nguyên nhân lửa bốc lên từ đâu. Nếu là một đám cháy
nhỏ hoặc một chiếc chảo nấu ăn bốc cháy thì bé có thể dùng chiếc khăn nhúng
nước rồi úp lên đám cháy đó để dập lửa. Tuyệt đối không được cầm chảo đang
sôi mà mang đi nơi khác vì có thể bỏng tay và trong lúc di chuyển, gió sẽ làm
lửa bốc lớn hơn. Nếu đám cháy quá lớn thì bé cần chạy thật xa khu vực có lửa
rồi, la lớn tiếng và sang nhà hàng xóm để nhờ họ gọi đến số cứu hỏa 114.
Trong trường hợp bị lửa bén vào quần áo, bé không nên hốt hoảng bỏ chạy vì
khi đó gió sẽ càng làm lửa cháy lớn hơn. Lúc này nếu quần áo dễ cởi thì bé nên
cởi đồ ra rồi ngâm vào nước cho lửa tắt, còn nếu thấy không cởi ngay được thì
nằm xuống sàn nhà lăn người qua lại hoặc lấy vải nhúng nước quấn vào chỗ
cháy để dập lửa.
Nếu thấy không thể dập được lửa bé hãy kêu cứu thật to để người khác lấy nước,
lấy chăn mền nhúng nước phủ lên người, dập lửa giúp mình. Cần lưu ý, tuyệt
đối không được cầm bình cứu hỏa phun thẳng vào người khi đó vì hóa chất chữa
cháy có thể gây nhiễm trùng vết bỏng.
6.
Khi
phát
hiện
kẻ
trộm
đột
nhập
vào
nhà:

Nếu đi đâu về mà thấy trong nhà có người lạ hoặc một sự việc bất thường, bé
không nên xông vào ngay vì có thể kẻ trộm sẽ ra tay hành hung. Ở đây bé có thể
chạy sang nhà hàng xóm để nhờ gọi điện cho bố mẹ hoặc đến trụ sở công can, tổ
dân phố, ủy ban phường... gần đó để báo. Nếu được, bé nên đứng từ xa quan sát
ghi nhớ các đặc điểm của kẻ lạ mặt kia cũng như biển số xe, kiểu xe để cung cấp
thông tin cho cảnh sát điều tra.
7.
Người
lạ
gọi
điện
thoại
đến
nhà:
Khi nghe điện thoại của người lạ, bé cần hết sức đề phòng, bằng mọi giá không
được cung cấp địa chỉ nhà, số điện thoại di động của bố mẹ hoặc những thông
tin về tài chính gia đình. Tốt nhất hãy nói rằng: "Ba mẹ cháu đang bận việc
không nghe điện thoại được, có việc gì thì chiều tối bác gọi lại hoặc để lại số
điện thoại để cháu về nói lại với ba mẹ". Nếu người đó tự nhận làm người quen
19


và nằng nặc gạn hỏi thì bé hãy nói thẳng: "Ba mẹ cháu không cho phép nói
chuyện với người lạ lâu xin bác thông cảm" rồi cúp máy. Trong trường hợp bị
người lạ gọi đến nhiều lần đe dọa, trêu chọc thì bé có thể gọi số 113 để tố cáo
với cảnh sát.
8.
Khi
người
lạ


cửa:
Khi trẻ ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy các em tuyệt đối không mở cửa cho
người lạ vào nhà, kể cả người quen của bố mẹ, hàng xóm, thợ sửa ống nước, đồ
điện hoặc là nhân viên thu tiền điện thoại....mà hãy hỏi họ có chuyện gì nhắn lại
hoặc hẹn chiều tối đến gặp ba mẹ. Nếu thấy họ có dấu hiệu khả nghi hay rình
rập, hãy gọi điện cho bố mẹ, hàng xóm, người thân, hoặc gọi 113 báo cảnh sát.
(Gia đình nên niêm yết một vài số điện thoại hữu dụng ở một nơi cố định dễ
thấy trong nhà để trẻ có thể dùng ngay khi cần).
8.
Xảy
ra
cúp
điện
khi


nhà
một
mình:
Điện trong nhà đột nhiên tắt ngấm, bé không được tự tiện kiểm tra bằng cách
chạm tay vào nguồn điện, công tắc hay phích điện vì rất dễ bị giật. Hãy bình
tĩnh, nếu đứng gần chiếc điện thoại thì nhấc lên gọi cho ba mẹ, còn không hãy
chạy sang nhà hàng xóm để gọi nhờ.
Để đề phòng tình huống này, phụ huynh nên để sẵn đèn pin hoặc đèn sạc điện
sẵn ở một nơi quy định trong nhà để trẻ dễ dàng tìm thấy khi xảy ra cúp điện.
Trong trường hợp không còn cách nào khác, trẻ hãy bình tĩnh ra chỗ nào có ánh
trăng chiếu vào (như cạnh cửa sổ, trước hiên nhà), hoặc sang nhà hàng xóm ngồi
chờ đến khi bố mẹ về.
9. Đề phòng thông tin cá nhân rò rỉ trên mạng bị kẻ gian lợi dụng:

Ngày nay trẻ có thể lên mạng để kết bạn với nhiều người ở khắp nơi, trong đó
đó có kẻ tốt, người xấu. Để tránh bị kẻ xấu tiếp cận thông tin cá nhân để lợi
dụng hoặc tấn công, cô giáo Thu Hằng khuyên cha mẹ nên dặn dò con không
nên cung cấp thông tin thuộc về cá nhân như: địa chỉ, số điện thoại nhà, tình
hình tài chính, kế hoạch sắp tới của gia đình... Đồng thời khi kết bạn trên mạng,
các em chỉ nên chia sẻ thông tin (có chừng mực) với một cộng đồng nhất định
của mình như: bạn chung lớp, chung nhóm... để đảm bảo an toàn.

20


Đồng thời giáo viên thường xuyên trao đổi, tuyên truyền giúp phụ huynh có kiến
thức và kĩ năng phòng chống, sơ cấp cứu các tai nạn thương tích thường gặp ở
trẻ.
Ví dụ1: Dị vật đường thở
Mọi lứa tuổi đều bị dị vật vào tai, mũi, họng nhưng nhiều nhất là trẻ em ở độ
tuổi mầm non, đây là lứa tuổi hay nghịch, hay chơi các đồ vật rồi đưa vào miệng
ngậm hoặc cười đùa trong khi ăn.
* Các loại dị vật thường hay gặp ở tai mũi họng trẻ:
+ Các loại hạt: hạt sấu, vải, nhãn, hồng xiêm, ngô, đỗ, lạc…
+ Các mảnh nhựa: Cúc áo, bi, đồng xu…
+ Các loại thức ăn: Xương cá, xương gà…
+ Các loại khác: Kim băng, cặp tóc, kim khâu, hạt xốp…
* Các tình huống dẫn đến tai nạn
+ Trẻ tự nhét dị vật vào mũi, tai của mình hoặc của bạn
+ Có thể khi trẻ ngủ có các con vật sống bò vào tai như gián, kiến…
+ Khi ăn trẻ khóc hoặc nô đùa, cười sẽ hít thức ăn cùng dị vật vào họng, rồi mắc
ở thực quản.
+ Do trẻ ngậm đồ chơi rồi nuốt vào rồi mắc ở họng.
* Cách xử trí:

- Điều cần làm ngay: Ngừng ăn uống, chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế để lấy dị
vật ra ngoài.
- Điều không nên làm:
+Không nên cố lấy dị vật ra
+ Không được móc họng
+ Không bắt trẻ cố nuốt cơm nóng hoặc nhiều rau vào nữa để hòng đẩy được dị
vật xuống, mà ngược lại sẽ gây tắc ngẽn thêm, gây khó khăn cho việc gắp dị vật
ra và gây viêm nhiễm thêm.
+ Không dùng que cứng chọc vào họng để tống dị vật
- Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn. Để
cấp cứu, đặt trẻ nằm sắp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ nhẹ vào lưng 2-3
cái . Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thượng vị, nhồi 2-3 cái để
trẻ ho hắt ra và thở trở lại. Nừu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và
xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim.
- Nếu dị vật cứng:
+Trường hợp bệnh nhân khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện dể kiểm tra, nếu có
sẽ tiến hành soi gắp dị vật.
+ Khi bệnh nhân khó thở tím tái, cáh sử lý giống như khi bị sặc chất lỏng. Nếu
bệnh nhân lớn có thể làm nghiệm pháp Heimlic: để bệnh nhân đứng, người cúi
21


ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay bắt vào nhau thành một nắm đấm
để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ phía trước ra sau và
từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra
ngoài. Nếu không có kết quả thì phải đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để để
soi gắp dị vật
+ Nếu bệnh nhân lờ đờ, vật vã, phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là
dị vật to gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn
dị vật xuống sâu để bệnh nhân có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện.

Sau khi soi, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh trong 7-10 ngày.
Dưới đây là một số hình ảnh minh họa

22


Ví dụ 2: Xử trí bỏng
Bỏng ở trẻ em rất nguy hiểm do da trẻ mỏng dễ tổn thương sâu, do cơ thể yếu
sức đề kháng kém dễ nhiễm trùng. Bỏng ở trẻ em thường hay để lại hậu quả
nghiêm trọng, nếu không được xử lý đúng, kịp tời. Tuy nhiên, nếu được xử lý
tốt thì bỏng nặng có thể nhẹ đi và bỏng nhẹ có thể khỏi hoàn toàn.
* Nguyên nhân gây bỏng
- Do ăn phải thức ăn, nước uống nóng.
23


- Do thức ăn nóng đổ vào người.
- Do lửa.
- Do các đồ vật nóng chạm vào người.
- Do hóa chất, xút, axit mạnh đổ vào người.
- Do điện giật, sét đánh.
- Do các tia bức xạ.
* Biện pháp phòng tránh
- Kiểm tra kĩ độ nóng của thức ăn, nước uống trước khi cho trẻ ăn.
- Hóa chất, nước sôi, thức ăn nóng, đồ dùng nhiệt phải để xa tầm tay với khu
vực hoạt động của trẻ.
- Khi chia thức ăn, khi đun nấu phải có người trông, không cho trẻ vào khu vực
nấu nướng.
- không để hóa chất trong phòng trẻ.
- Không tôi vôi gần trường học, khu vực chơi của trẻ. Hố vôi phải coa rào chắc

chắn.
- Không cho trẻ đi dưới trời nắng to, trời going sấm sét.
- Khi cháy nhà, cháy lớp học, cháy khu dân cư, việc đầu tiên là phải di dời trẻ ra
khỏi khu vực hỏa hoạn, sau mới đến các việc khác.
* Cách xử trí khi bị bỏng
Rất nhiều cha mẹ khi thấy con bị bỏng đã sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ
hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Hoặc sợ bụi
bay vào vết bỏng đã lấy khăn mềm sạch che lên chỗ bị thương, điều này là hoàn
toàn sai lầm vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và đây
mới chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Tại nơi tai nạn: Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh vô trùng trong vòng 20- 30
giây sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm chảy máu và có thể giảm độ sâu tổn
thương do việc hạn chế tác dụng của nhiệt.
Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập
tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng
hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự.
Ngoài ra, mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc tự gỡ những thứ bị
dính trên vết bỏng ra khỏi người con mà nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để
xử lý.
Chúng tôi không khuyến cáo không dùng đá lạnh vì có thể gây hại thân nhiệt và
tổn thương do đông cứng. Trẻ nhỏ nên được phủ bằng một tấm vải sach hoặc
chăn ấm, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện nếu là bỏng nặng.
Dưới đây là hình ảnh minh họa

24


Ví dụ 3: Ngạt nước
Ngạt nước rất hay gặp ở trẻ em và gây tử vong nhanh nếu không phát hiện sớm
và xử lý đúng. Vì vậy, yêu cầu người trông trẻ phải bao quát trẻ mọi lúc, mọi

nơi.
* Nguyên nhân ngạt nước:
- Trẻ chập chững đi ngã vào vũng nước đọng, chậu nước, xô nước, các dụng cụ
chứa nước để thấp, ra bờ ao, hồ ngã xuống.
- Trẻ múc nước ở các dụng cụ chứa nước cao hơn như phi nước, bể nước bị ngã
lộn xuống…
- Trẻ nghịch bắt bướm, chuồn chuồn ở ao hồ, chuôm ngx xuống.
- Bị lật thuyền đắm đo.
- Lũ cuốn ở vùng núi…
* Cách phòng tránh
- Người lớn phải bao quát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, vì trẻ bị ngã xuống nước tràn
vào đường thở khoảng 5-7 phút có thể gây tử vong.
- Trong môi trường trẻ sinh hoạt tránh để những vũng nước đọng, nguồn nước
dùng để trên cao dùng vòi trực tiếp, nếu không có điều kiện phải dùng dụng cụ
chứa nước có nắp đậy, cứng để trẻ không tự mở được, không sập nắp khi ngã
vào.
- Hồ cá, ao sen…phải có rào chắn quanh hồ.
- Không cho trẻ chơi ở gần hầ, ao, chuôm.
- Khi đi thuyền, xuồng, đò không đùa nghịch phải ngồi cân đối tránh lật thuyền,
đò…
- Tránh xa vùng lũ quét.
- Nhà trẻ bên song phải có rào chắn.
* Xử trí tại chỗ: Là quan trọng nhất , quyết định tiên lượng của nạn nhân, nếu
sử trí chậm, trung tâm cấp cứu hồi sức sẽ đối phó với một tình trạng mất não.
25


×