Cảm nhận của anh( chị) về tuổi thơ của nhân vật Tnú trong truyện “Rừng xà
nu” của Nguyễn Trung Thành và nhân vật thằng Phác trong truyện “Chiếc thuyền
ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 4.0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 0,5
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn
bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965;
đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau đó in trong tập Trên
quê hương những anh hùng Điện Ngọc là tác phẩm đặc sắc của ông.Truyện xây dựng
thành công vẻ đẹp của con người Tây Nguyên đi theo cách mạng, kiên cường, bất
khuất,lựa chọn con đường đấu tranh vũ trang chiến đấu chống lại kẻ thù để tự giải
phóng, trong đó nổi bật là nhân vật Tnú với tuổi thơ bất hạnh nhưng có nhiều phẩm
chất tốt đẹp;
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) là một tác gia tiêu biểu của nền văn xuôi
hiện đại Việt Nam. Hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kỳ, thời kỳ chống Mỹ
và thời kỳ đổi mới sau 1975. Ở thời kỳ đổi mới, Nguyễn Minh Châu được coi là một
trong những cây bút tiên phong và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Truyện ngắn
“Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983 là một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn
Minh Châu trong chặng đường văn thời kỳ đổi mới. Truyện xoáy sâu vào bức tranh
hiện thực của đời sống người lao động thuyền chài ở một vùng ven biển miền Trung.
Trong truyện ngắn này, nhân vật thằng Phác là nạn nhân của bị kịch gia đình.
0,25
0,25
2. Phân tích tuổi thơ của nhân vật Tnú (1,5 điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+Cảnh ngộ của Tnú: Theo lời kể của cụ Mết, Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ
từ rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang, đùm bọc. Đời nó khổ nhưng bụng nó
sạch như nước suối làng ( Lời cụ Mết)
+Phẩm chất tốt đẹp nhất của Tnú là tinh thần dũng cảm, lòng yêu quê hương, đất
nước. Tnú tham gia vào công việc nuôi cán bộ. Tnú không sợ bị giặc bắt, không sợ bị
0,25
0,25
giặc giết, bởi Tnú đã hiểu rằng: bảo vệ cán bộ chính là bảo vệ núi nước của mình.
+Tnú còn là một đứa trẻ gan góc, có lòng tự trọng. Học chữ thua Mai,Tnú nổi
nóng, đập bể cái bảng nứa rồi bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày. Anh Quyết ra dỗ,
Tnú không nói. Mai ra dỗ,Tnú đòi đánh Mai. Rồi Tnú lấy đá đập vào đầu chảy máu
ròng ròng.
+Làm liên lạc cho anh Quyết, Tnú thể hiện là một thiếu niên thông minh, táo
bạo. Học hay quên chữ nhưng đi giao liên thì đầu nó sáng lạ lùng.
+Khi bị giặc bắt, Tnú thể hiện lòng trung thành, không khuất phục trước kẻ thù
tàn bạo. Bị giặc phục kích, Tnú nuốt luôn cái thư vào bụng.
- Nghệ thuật (0,5 điểm)
+Tnú vừa có những nét riêng cá tính sống động, vừa mang phẩm chất có tính
khái quát, tiêu biểu.
+Lời văn với những câu văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm ,
khi tha thiết, trang nghiêm.
0,25
0,25
0,25
0,25
3
Về tuổi thơ của nhân vật thằng Phác trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (1,5
điểm)
- Nội dung (1,0 điểm)
+ Cảnh ngộ: Thằng Phác được nhắc đến trong phát hiện bức tranh thứ hai của
nghệ sĩ Phùng, bức tranh phi thẩm mĩ, phi nhân tính
+ Thằng Phác là đứa bé đáng thương, là nạn nhân của bạo hành gia đình. Vì
thương mẹ nên nó đứng ra bênh vực mẹ, chống lại lão đàn ông. Nó suýt phạm phải tội
tày trời: giết cha. Nó từng tuyên bố sẽ bảo vệ mẹ đến cùng dù mẹ nó đã gửi nó lên rừng
ở với ông ngoại. ( phân tích chi tiết thằng Phác giật cái thắt lưng của lão đàn ông;
cầm dao định giết lão; thằng Phác cảm động khi mẹ nó khóc )
+ Qua nhân vật thằng Phác, nhà văn phản ánh hiện thực đau lòng của cuộc sống
gia đình thời hậu chiến. Chính nghèo đói, thất học là nguyên nhân của bi kịch gia đình.
+ Qua nhân vật thằng Phác, nhà văn thể hiện tấm lòng nhân đạo, đó là niềm khắc
khoải, lo âu về số phận của con người, của trẻ thơ. Cần có cái nhìn thấu đáo, toàn diện
và sâu sắc, quan tâm đến con người, nhất là đối với tuổi thơ.
- Nghệ thuật
+ Nhân vật tuy xuất hiện ít nhưng đã để lại ấn tượng đau đớn, nhức nhối, âu lo
+ Nhà văn chọn tình huống nhận thức để thể hiện chân dung nhân vật. Thằng
Phác có mặt ở bức tranh thứ hai và trong câu chuyện người đàn bà hàng chài ở tòa án
huyện.
+ Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động, lời nói phù hợp với tâm lí lứa
tuổi.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật (0,5 điểm)
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều có tuổi thơ dữ dội, bất hạnh ngang trái, Các nhà văn
đều có cái nhìn thương yêu, đồng cảm với số phận trẻ thơ trong hoàn cảnh chiến tranh
cũng như thời hoà bình;
- Khác biệt:
+ Tuổi thơ của nhân vật Tnú gắn liền với thiên nhiên và cuộc sống của người dân
miền núi Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
Tuy mồ côi cha mẹ nhưng chú bé ấy được nuôi dưỡng trong vòng tay yêu thương của dân
làng, sớm giác ngộ cách mạng, được thử thách trong cuộc chiến đấu khốc liệt nhất để
chuẩn bị trở thành cây xà nu cứng cáp sau này. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đậm chất sử
thi.
+ Tuổi thơ của nhân vật thàng Phác gắn liền với thiên nhiên và cuộc sống của
người dân miền biển trong những năm sau chiến tranh chống Mĩ, đất nước đã được hòa
bình. Tuy còn cha mẹ nhưng tuổi thơ của nó đã bị đánh mất bởi nạn bạo hành gia đình
mà nguyên nhân là do đói nghèo, khổ cực. Nghệ thuật xây dựng nhân vật nghiêng về
phía cảm hứng triết lí, thế sự, đời tư.
0,5
Đề 2/ Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị
luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm
xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở
bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn
văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn
đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các
phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài
viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ
trích từ bài “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc” - Tố Hữu.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được
triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để
triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa
nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm;
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ:
++ Đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
con đường hành quân trùng điệp, hoang vu, hiểm trở của núi rừng; thiên nhiên khắc
nghiệt mà kì vĩ qua cách tả chặng đường hành quân nhiều dốc cao, vực thẳm và vắng vẻ
(khúc khuỷu,thăm thẳm, heo hút, ngàn thước ); người lính Tây Tiến chịu đựng gian
nan, vất vả nhưng vẫn tếu táo, ngộ nghĩnh, thanh thản trong tâm hồn (súng ngửi trời, Nhà
ai Pha Luông mưa xa khơi ); bút pháp lãng mạn, âm điệu thơ cổ kính mà rắn rỏi, giàu
chất thi trung hữu hoạ
++ Đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được
cảnh mưa trắng nguồn, lũ ngập đầy suối, tả thực về thiên nhiên khắc nghiệt nơi núi rừng
Việt Bắc(Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù ). Cuộc sống ở chiến khu cách mạng
nhiều gian nan cực khổ; mối thù đối với quân xâm lược đè nặng đôi vai, luôn nhắc nhở
nuôi dưỡng ý chí chiến đấu để giải phóng đất nước(miếng cơm chấm muối, mối thù nặng
vai); thể thơ lục bát, âm điệu du dương gợi nhớ thiên nhiên và cuộc sống kháng chiến
trong tâm trí người cán bộ về xuôi khi tạm biệt Việt Bắc.
+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng
của mỗi đoạn: Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật
được:
++ Sự tương đồng: Hai đoạn thơ tiêu biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống
Pháp, thể hiện thiên nhiên khắc nghiệt mà hữu tình , cuộc sống gian khổ mà lạc quan yêu
đời.
++ Sự khác biệt:
+++ Thiên nhiên trong đoạn thơ của Quang Dũng khắc nghiệt, dữ dội nhưng kì vĩ,
thơ mộng; hình ảnh người lính hiện lên trong vẻ đẹp mạnh mẽ, lạc quan; thể thơ thất
ngôn mang âm hưởng vừa cổ điển vừa hiện đại. Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng chủ
đạo cả đoạn thơ.
+++ Thiên nhiên trong đoạn thơ Việt Bắc của Tố Hữu gần gũi, quen thuộc mà trữ
tình; con người Việt Bắc hiện lên trong cuộc sống gian khổ mà nghĩa tình, căm thù giặc
sâu sắc; thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao dân ca, êm ái như lời ru.
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức
thuyết phục.
- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận
điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt
chẽ.
- Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ,
hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ
văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo
đức và pháp luật.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số
suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và
thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
( còn nữa)
Thầy ( cô ) và các em học sinh nào có nhu cầu tìm đọc 100 đề đọc hiểu, 30 đề
thi thử dạng so sánh và ý kiến bàn về văn học có đáp án, xin liên hệ qua Thầy giáo
có địa chỉ Email và gọi DĐ Số 01223745614 được
giải đáp. Tài liệu (có phí) chuyển qua Email của thầy/cô. Thầy(cô) vui lòng khi gửi
Email ghi rõ Họ và tên, Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) , số Di động
cá nhân để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn.