Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT NHỮNG BÀI HỌC NGHE KHÓ TIẾNG ANH 8,9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.88 KB, 16 trang )

1/TÊN ĐỀ TAI
MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT NHỮNG BÀI
HỌC NGHE KHÓ TIẾNG ANH 8,9
2/ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1/ Tầm quan trọng của vấn đề:
Mục tiêu dạy và học của bộ môn Tiếng Anh là hình thành và phát triển
những kiến thức kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần
thiết để giúp các em tiếp tục học ở những cấp học cao hơn. Ngày nay đất
nước của chúng ta đang trên đà phát triển và hội nhập Quốc tế trong nhiều
lĩnh vực vì vậy vai trò của Tiếng Anh có một vị trí hết sức quan trọng. Tiếng
Anh là công cụ giao tiếp, là chì khìa khóa vạn năng để dẫn dắt đến kho tàng
tri thức của nhân loại và nền khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin đã làm cho việc dạy
học Tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu trong sự phát triển mạnh
mẽ về nền kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước chúng ta. Vì vậy việc học
Tiếng Anh của học sinh THCS rất được học sinh, phụ huynh, giáo viên ngành
giáo dục, và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, Tiếng Anh trở thành một
trong các môn học chính trong chương trình học của học sinh.
Việc dạy học và sử dụng Tiếng Anh đòi hỏi một quá trình luyện tập cần
cù, sáng tạo của cả người học lẫn người dạy. Đặc biệt hiện nay đối với
chương trình cải cách giáo dục, dạy học Tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp,
học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp nói với bạn bè, chủ động tích cực hơn trong
học tập, tham gia tốt các tình huống thực tế: Học đi đôi với thực hành.
Chương trình Tiếng Anh mới của cấp THCS đã được triển khai và thực
hiện trong cả nước đến nay đã được nhiều năm và đạt nhiều kết quả tốt đẹp.
Nét đỗi mới nỗi bật nhất của nội dung chương trình này là tạo nhiều cơ hội
cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết dựa trên những chủ đề
của các tình huống hay các nội dung giao tiếp có liên quan đến môi trường
cuộc sống của con người Việt Nam và trên thế giới. Sự thay đổi đó đã thổi
một luồng sinh khí mới cho ngành giáo dục nước nhà, đồng thời nó cũng tạo
điều kiện đổi mới cho việc dạy và học Tiếng Anh trong nhà trường phổ thông


so với trước đây. Tuy nhiên trong thực tiển việc rèn luyện kỹ năng học Tiếng
Anh cho học sinh, giáo viên còn phải đối mặt với không ít khó khăn đặc biệt
là rèn luyện kỷ năng nghe hiểu.
2.2/ Những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Tiếng Anh có tầm ảnh hưởng trong suốt quá trình học tập của học sinh
ở nhà trường phổ thông, ngoài những điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy
bộ môn Tiếng Anh cho học sinh ở các nhà trường, vẫn còn không ít khó khăn
trong việc dạy và học Tiếng Anh đó là: Nội dung chương trình giảng dạy
Tiếng Anh còn nặng nề, quá tải, nhiều đơn vị kiến thức bài học quá dài, khó
chưa phù hợp với khả năng, trình độ trí tuệ và sự tiếp thu, tư duy của học sinh
đăc biệt đối với các em học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
1
Thời lượng giảng dạy bài học trên lớp chưa tương xứng với nội dung
kiến thức bài học. Thời gian tổ chức thực hành còn quá ít so với số lượng kiến
thức trong sách giáo khoa. Học sinh chưa có động cơ, thái độ, ý thức học tập
về bộ môn này, đa số không học, không hứng thú trong giờ học tập Tiếng
Anh, học sinh học tập còn mang tính chất đối phó. Một bộ phận thầy, cô giáo
chưa tâm huyết và gắn bó với nghề, ít chụi khó đầu tư, tìm tòi những phương
pháp giảng dạy cho phù hợp cho từng đối tượng học sinh dẫn đến giờ học
Tiếng Anh trở nên buồn tẻ, đơn điệu, nhàm chán đặc biệt trong các giờ học
rèn luyện kỹ năng nghe hiểu.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo, thiếu thốn, nhà trường chưa có
phòng Lab, phòng chức năng, phòng dạy bằng GAĐT còn quá ít.
2.3/ Lý do chọn đề tài:
Từ khi huyện ta triển khai thực hiện dạy đại trà bộ môn Tiếng Anh cho
tất cả trường THCS trong toàn huyện thì học sinh, giáo viên, phụ huynh trong
huyện nói chung, nói riêng đối với trường Phù Đổng hết sức phấn khởi, vui
mừng và đồng tình ủng hộ cao với chủ trương này của huyện, của cấp trên.
Tuy nhiên qua nhiều năm dạy, học Tiếng Anh ở trường THCS cũng đã đạt
nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng còn nhiều khó khăn bất cập về nội dung

chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học
Qua thực tế ở trường tôi, khi bắt đầu dạy học môn Tiếng Anh, phần lớn
các em học sinh thích thú và ham thích học, nhưng dần dần học sinh chán học
đâm ra ghét học, hầu hết các em yếu về kỹ năng nghe, thật khó để các em có
thể hiểu được nội dung của một bài văn, hay đoạn hội thoại trong sách giáo
khoa. Sau mỗi tiết học dạy nghe giáo viên rất khó khăn trong việc kiểm tra lại
thông tin mà các em đã nghe (các em thường xử dụng đáp án có sẳn trong
sách giải để đối phó) dẫn đến giờ học rèn luyện kỹ năng nghe hiểu trở nên ồn
ào, mất trật, học sinh không hợp tác và giáo viên tự dạy học nghe cho chính
mình. Trước tình hình đó, là một giáo viên trực tiếp dạy khối 8,9 trong nhiều
năm, bản thân tôi trăn trở rất nhiều làm sao để giúp học sinh ham thích, hứng
thú học Tiếng Anh, đặc biệt có thể nắm vững kỹ năng nghe, và hiểu được các
nội dung kiến thức, thông tin trong các bài học và từ đó vận dụng thực hành
một cách thành thạo những kiến thức đã học. Trong quá trình vừa dạy vừa
nghiên cứu tìm hiểu, quan sát, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh, tôi
đã phát hiện về phương pháp học tập môn Tiếng Anh của của các em có vấn
đề (đặc biệt là rèn luyện kỹ năng nghe hiểu). Từ đó tôi tự tìm tòi, nghiên cứu
một số phương pháp dạy học tích cực, thiết thực phù hợp, đơn giản đễ hiểu,
đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả năng tư duy, sự suy đoán và tính
sáng tạo của học sinh. Với kinh nghiệm nhỏ này, tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn
đề “ Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt những bài học nghe khó
Tiếng Anh 8,9 ”.
2.4/Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là học sinh học Tiếng Anh lớp 8,9 trường THCS
Phù Đổng. Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu một số giải pháp giúp các
2
em rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh trong các bài học nghe khó của chương
trình Tiếng Anh 8,9.
3/CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không những cung cấp cho học

sinh những kiến thức ngôn ngữ đó mà còn phải dạy và hình thành cho học
sinh khả năng giao tiếp, sử dụng thành thạo ngôn ngữ mà các em đã học
thông qua rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc viết. Tiếng Anh là một trong
những ngôn ngữ đã và đang được giảng dạy đại trà ở tất cả các nhà trường từ
trường tiểu học, trung phổ thông cho đến các trường đại học trong cả nước, do
vậy việc học và dạy Tiếng Anh cho học sinh chiếm một vai trò hết sức quan
trọng nó đòi hỏi phải có lộ trình, kế hoạch đầu tư lâu dài đặc biệt là nội dung
sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy phải phù hợp với trình độ học sinh và
đội ngũ thầy cô, giáo phải có năng lực chuyên môn giỏi để thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy như Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát
triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 chỉ rõ " Tiếp tục đổi mới phương
pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy PPDH
tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian giảng dạy lý thuyết, tăng thời gian
tự học, tự tìm hiểu cho học sinh, giáo viên, gắn bó chặt chẻ giữa học lý thuyết
và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống ".
Trong thời gian qua, việc thay đổi nội dung sách giáo khoa mới,
phương pháp giảng dạy mới của bộ môn Tiếng Anh đã tạo nhiều cơ hội cho
học sinh rèn luyện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó kỹ năng nghe hiểu
là kỹ năng khó nhất đối với các em học sinh lớp 8,9 với nhiều bài học có nội
dung rất khó nghe và khó dạy trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh
8,9 (đặc biệt đối với học sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa). Học sinh
không thể giao tiếp với nhau bằng lời nói nếu như các em không hiểu được
những gì nghe được và từ đó dẫn đến việc rèn luyện thực hành kỹ năng nghe
trong các giờ học Tiếng Anh không đạt hiệu quả cao. Vậy làm thế nào để học
sinh rèn luyện kỹ năng nghe một cách có hiệu quả và dể học với các nội dung
bài học nghe khó trong sách giáo khoa 8,9 ? Đây là vấn đề đòi hỏi mỗi thầy
cô giáo chúng ta phải tìm ra được lời giải cho vấn đề nầy.
4/CƠ SỞ THỰC TIỂN
4.1/Thực trạng vấn đề:
Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng

bộ việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp
giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động dạy học,
khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo trong quá
trình dạy học, phương pháp dạy học mới sẻ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể
tích cực học tập của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ nhằm
giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh nhất, vận dụng thành thạo
kiến thức đã học vào cuộc sống. Tuy nhiên hiệu quả và chất lượng của việc
đôi mới dạy và học bộ môn Tiếng Anh còn nhiều khó khăn, bất cập như: Nội
dung, chương trình, đối tượng học sinh, phương pháp
3
Đối với học sinh trường THCS Phù Đổng ở vùng nông thôn, thuộc xã
miền núi nên phụ huynh, học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của
Tiếng Anh, các em chỉ coi đó là môn học bắt buộc nên chỉ học những gì trên
lớp giáo viên dạy còn khi ra khỏi lớp là các em lại quên ngay, dần dần trình
độ của các em so với yêu cầu sách giáo khoa càng ngày càng xa cách nhau và
mất căn bản dẫn đến các em không thích học, chán học, lười học thậm chí có
nhiều em học không hiểu gì đâm ra quậy phá trong giờ học, nhiều các thầy cô
giáo phải nhờ đến BGH nhà trường giúp đỡ. Trình độ Tiếng Anh của học sinh
không đủ sức hiểu sách giáo khoa, lớp học đông, cơ sở vật chất chỉ là cái máy
cassette cho học sinh nghe trong giờ dạy nghe, nếu phải mở đài to thì ảnh
hưởng đến các lớp bên cạnh, nếu mở nhỏ thì các em không nghe được bài
đọc, có nhiều bài nội dung quá dài, khó nên giáo viên phải dạy nhanh cho đủ
thời gian thì học sinh không hiểu, dạy chậm thì bị cháy giáo án, bỏ dỡ bài
dạy.
4.2/Lịch sử vấn đề:
Nội dung giảng dạy của giáo viên ngoài sách giáo khoa Tiếng Anh 8,9
còn có sách hướng dẫn giáo viên, các bài dạy nghe trong sách giáo khoa cũng
chỉ đưa ra mô hình dạy chung chung, chưa hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đặc biệt
đối với các bài dạy nghe khó Tiếng Anh 8,9. Từ đó tôi đã đầu tư tìm ra biện
pháp rèn luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh nhằm góp phần nâng cao chất lượng

dạy học ngoại ngữ trong nhà trường.
5/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh ở nhà trường theo phương pháp
mới bản thân tôi đã nhận thấy rằng: Đại bộ phận học sinh nhà trường là chưa
xác định được phương pháp học Tiếng Anh, các em còn trông chờ, ỷ lại và
phụ thuộc quá nhiều vào các thầy, cô giáo. Việc vận dụng Tiếng Anh vào
cuộc sống còn nhiều hạn chế. Trong quá trình rèn luyện và học tập Tiếng
Anh, các em còn rất yếu về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đặc biệt là kỹ
năng nghe hiểu. Để rèn luyện nghe có hiệu quả thì các em phải rèn luyện và
thực hành nghe nhiều hơn để làm quen với giọng nói ngôn ngữ. Càng nghe
nhiều thì người học càng có kinh nghiệm nhận ra âm, vần, hiểu được ý nghĩa
của thông tin thể hiện qua cách phát âm, trọng âm của từ và ngữ điệu của câu,
hơn thế nữa việc rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh, giáo viên không chỉ
chú ý việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, sử dụng các phương tiện
dạy học mà còn phải tích cực quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học
theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, luôn khuyến khích và phát
huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tổ chức cho
học sinh lĩnh hội bằng chính các hoạt động của mình nhưng phần lớn học sinh
không hiểu tầm quan trọng của việc học kỹ năng nghe hiểu nên lười học, học
qua loa lấy lệ đặc biệt đối với những bài học nghe khó ở chương trình Tiếng
Anh 8,9 là quá khó đối với các em học sinh THCS hiện nay. Những bài học
nghe Tiếng Anh 8,9 rất khó, kiến thức nhiều, bài học dài, thời gian quá ít,
phải dạy ghép nhiều nội dung, nhiều phần cùng trong một tiết dạy theo phân
4
phối chương trình (ví dụ: Dạy listen + language 1,2 ). Do vậy, bản thân tôi
cũng cố gắng đưa ra cách giải quyết những bài học nghe khó nhằm làm giảm
đi độ khó của những bài học nghe khó để giúp các em rèn luyện tốt kỹ năng
nghe hiểu.
5.1.Các bài học nghe khó trong sách giáo khoa 8,9:
Việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là chú trọng đến tính chủ động

sáng tạo của học sinh, để có một tiết học nghe có hiệu quả thì các em phải
chuẩn bị kỹ bài học ở nhà, tuy nhiên phần lớn các em học sinh trong nhà
trường chưa có điều kiện tốt để học nghe tiếng Anh, ngoài ra môn Tiếng Anh
là môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít và trong quá
trình nghe các em không kiểm soát được những điều sẽ nghe, lời nói trong
băng quá nhanh, không quen, bài học có quá nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng
âm vần câu, ngữ điệu rất khác nhau, học sinh khó có thể hiểu nội dung bài
học đặc biệt đối với những bài học nghe khó trong chương trình sách giáo
khoa 8,9 có rất nhiều bài học nghe khó so với trình độ, sức học của học sinh
trường THCS Phù Đổng, hầu hết các em không hiểu được nội dung của bài
học sau mỗi giờ học nghe hiểu. (mặc dù các thầy, cô giáo nhà trường cũng đã
cố gắng hết sức giảng dạy nhưng kết quả không cao). Vấn đề đặt ra là làm thế
nào khắc phục những điểm yếu trên để góp phần nâng cao chất lượng học kỹ
năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng Tiếng Anh thành
thạo đặc biệt đối với các em học sinh ở vùng nông thôn như trường THCS
phù Đổng. Bản thân tôi cố gắng nghiên cứu và tìm chọn lọc những bài học
nghe khó nhất để quí thầy cô giáo, đồng nghiệp cùng tham khảo và có những
giải pháp giúp các em hứng thú trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng nghe
hiểu tốt hơn.
Ví dụ 1: Unit four: Our past. (chương trình Tiếng Anh lớp 8)
Listen to the story. Write the letter of the most suitable moral lesson.
a. Don't kill the chickens
b. Don't be foolish and greedy
c. Be happy with what you have
d. It's difficulct to find gold.
Ví dụ 2: Unit nine: A first-Aid course. (chương trình Tiếng Anh lớp 8 )
Match to the letters A B C D E or F to the correct in the book then put them in
the correct as you hear.
Ví dụ 3: Unit six : The Environment.( chương trình Tiếng Anh lớp 9)
Listen to the report on hơw our oceans are polluted. Then complete the notes

5
How the ocean is polluted
Firstly: raw sewage is pumped directly in to the sea.
Secondly dropped in to the sea.
Thrdly oil spills
Next
Finally
5.2. Biện pháp đã thực hiện dạy những bài học nghe khó có hiệu
quả:
Việc rèn luyện kỹ năng nghe trong một tiết học nghe được thực hiện
trong 3 giai đoạn:
* Pre- listening: Mục đích các hoạt động trong giai đoạn này là giúp học sinh
tập trung chú ý vào chủ đề bài học, cung cấp những thông tin cần thiết của
chủ đề được nghe, cung cấp từ vựng mới mà học sinh chưa biết, cho học sinh
suy nghĩ, đoán trước những nội dung sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định,
cung cấp mục đích bài nghe, giáo viên đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ và bài tập
về nội dung nghe
Một số bài tập dạy trong giai đoạn này là:
- True/ False statetments prediction
- Open- prediction
- Ordering
- Pre-question
*While- listening: Mục đích các hoạt động trong giai đoạn này là nhằm giúp
cho học sinh thực hành kỷ năng nghe thông qua bài học rút ra được những
thông tin cần truyền đạt.
- Cho học sinh nghe và làm bài tập, đối chiếu những điều đã nghe với điều đã
đoán.
- Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập nghe
từ dễ đến khó.
Một số bài tập dạy trong giai đoạn này là:

- Defining True/ False
- Check the corect answers
- Matching
- Answering the comprehension questions
- Filling in the grid/ chart/gap
- Deliberate mistakes
-Listen and draw
*Post- listening: Mục đích các hoạt động trong giai đoạn này nhằm:
- Kiểm tra học sinh có hiểu những thông tin được nghe theo yêu cầu của bài
học và có hoàn thành các bài tập trong giai đoạn " While - listening " hay
không
- Tìm ra nguyên nhân làm cho học sinh không nghe được hoặc không hiểu
được một số phần nào đó trong tập nghe
- Cho thêm một số bài tập ứng dụng mở rộng theo chủ đề bài nghe để khắc
sâu kiến thức bài học.
Một số bài tập dạy trong giai đoạn này là:
- Give comments, opinions on the text
- Give the title of the text
6
- Summarizing the text
- Role - play basing on the text
- Develop an other story basing on the text
- Personalized taks ( write / talk about your own school )
Tùy theo đặc diểm của từng bài học thầy cô có thể tiến hành thực hiện
quy trình 3 bước rèn luyện nghe kỹ năng nghe hiểu cho học sinh làm sao có
thể giúp các em hình thành và phát triển khả năng tập trung, hứng thú trong
học tập, biết sử dụng thông tin đã học một cách tích cực và tạo ra sự chủ động
tự tin hơn trong tiết học nghe.
Để tạo nên một không khí học tập sôi động và hấp dẫn và thu hút mọi
đối tượng học sinh tham gia vào tiết học dạy nghe, bản thân tôi đã tiến hành

dạy những bài học nghe khó như sau:
Ví dụ 1: Unit four: Our past. (chương trình Tiếng Anh lớp 8)
Listen to the story. Write the letter of the most suitable moral lesson.
a. Don't kill the chickens
b. Don't be foolíh and greedy
c. Be happy with what you have
d. It's difficulct to find gold.
Đây là bài dạy nghe quá khó đối với các em học sinh, mục đích yêu cầu
bài học nghe nầy là tìm ra đại ý chính của bài học nghe sau đó đặt tựa đề cho
câu chuyện ?. Đối với bài học nghe này thì học sinh không có khả năng nghe
nỗi bởi vì nội dung bài học nghe quá dài, khó và từ đó làm cho tiết học trở
nên nặng nề, không hứng thú, theo tôi thì để tiết học nghe này trở nên nhẹ
nhàng, dễ chịu và tạo không khí mới mẻ và hứng thú cho các em học sinh, thì
ngoài việc thực hiện dạy bài học nghe theo phương pháp mới, áp dụng theo
các giai đoạn dạy nghe mà tôi đã trình bày ở trên, bản thân tôi xin bổ sung
thêm trong phần While - listening một dạng bài tập điền khuyết đó là: Tôi viết
toàn bộ nội bộ bài nghe trên bảng phụ, trong bài tập này thầy cô có thể để
chừa trống vài chổ, ví dụ như thầy cô có thể để trống tất cả động từ hoặc tính
từ trong nội dung bài học, bài tập này giúp cho tất cả học sinh yếu kể cả cho
học sinh giỏi có thể nắm bắt được toàn bộ nội dung thông tin của bài học một
cách dễ dàng. Nếu thầy cô muốn cho bài học dạy nghe cho các em được dễ
dàng hơn nữa, vì đối tượng học đang dạy trong lớp có quá nhiều học sinh yếu
hoặc học sinh trung bình thì thầy cô viết thêm các từ cần điền xáo trộn xung
quanh phần lời nội dung bài nghe, nhờ thế học sinh có định hướng là nghe
những từ nào và học sinh có thể nghe theo băng tìm ra những từ cần điền vào
chổ trống như bài học nghe khó dưới đây:
*Nội dung bài học nghe gợi ý:
Listen to the story. Fill in the missing words. Then write the letter of
the most suitable moral lesson.
7

lived laid collect ran
wanted cut couldn't were
Once a farmer (1) a comfortable life with his family. His
chickens (2) many eggs which the farmer used to buy food and
clothing for his family. One day, he went to (3) the eggs and
discovered one of chicken laid a gold egg. He shouted excitedly to his wife: "
We're rich! We're rich!" His wife (4) to him and they both looked at
the egg in amazement. The wife (5) more, so her husband decided to
(6) open all the chickens and fine more gold eggs. Unfortunately, he
(7 ) find any eggs. When he finished, all the chickens (8)
dead. There were no more eggs of any kind for the foolish farmer and his
greedy wife.
* Write the letter of the most suitable moral lesson.
a.Don’t kill the chickens.
b.Don’t be foolish and greedy
c.Be happy with what you have.
d.It’s difficult to find gold.
Với bài tập này, các thầy cô giáo mở băng cho các em nghe và theo dõi
các từ điền vào chổ trống với các từ đã cho sẳn trong hộp chữ thì học sinh dễ
dàng nghe tốt nội dung bài học và có thể đưa ra đáp án dễ dàng và chính xác.
Ví du 2: Unit nine: A first-Aid course. (chương trình Tiếng Anh lớp 8 )
Match to the letters A B C D E or F to the correct in the book then put them in
the correct as you hear. (Tranh bài học ở phần phụ lục)
Nội dung bài dạy nghe cũng quá khó, mục đích yêu cầu bài học nghe
này là rèn luyện kỹ năng nghe hiểu, sắp xếp các tranh theo trật tự nội dung bài
nghe. Đây là bài học nghe khó đối với các em học sinh bởi vì lượng kiến thức
trong bài học nhiều, nội dung bài dạy dài, có quá nhiều từ vựng khó học,
nhiều từ vựng không quen, mới lạ khó đọc. Để cho học sinh dễ dàng tiếp thu
nội dung thông tin của bài học nghe, đồng thời tạo ra không khí hấp dẫn,
hứng thú, sôi động và tích cực trong giờ rèn luyện kỹ năng nghe hiểu khó này,

bản thân tôi đã tiếp tục thực hiện những điều đã làm ở trên như ví dụ 1, tuy
nhiên lần này tôi đưa ra loại bài tập dễ hơn ở phần While- listening để làm
giảm đi độ khó của bài học. Sau khi các thầy cô thực hiện bài dạy theo nội
dung yêu cầu của sách giáo khoa, các thầy cô viết toàn bộ nội dung bài học
trên bảng phụ kể cả những từ nghe cần sắp xếp theo thứ tự nội dung bài nghe
nhưng lần nầy các thầy cô cần tráo dòng nghĩa là chúng ta xáo trộn thự tự của
các dòng của nội dung bài học nghe theo các ý chính và nhiệm vụ của học
sinh là nghe và sắp xếp theo thứ tự từ nào xuất hiện trước theo lời đọc trong
băng và hoàn thành bài tập của mình.
*Nội dung bài nghe theo sách giáo khoa:
This is the emergency room in a larger hospital. A paramedic is
wheeling a patient on a stretcher into the emergency room where a doctor is
waiting to treat the patient. The patient does not look well. His arm is
bandaged and his eyes are closed.
8
A nurse is pushing an empty wheelchair towards to the exit. She is probably
taking it to a patient in the ambulance.
The eye chart on the wall is used to check people's eyesight.The chart consists
of about 28 letters ranging in size from about 5 centimeters in height at the
top of the chart to about 1 centimeter at the bottom.
A doctor is trying to weigh a baby on the scale. The baby's mother is standing
nearby. She is trying to stop her child from crying.
The crutches, which are for someone with a broken leg, are leaning against
the wall.
* Nội dung bài học nghe gợi ý:
C.The crutches, which are for someone with a broken leg, are leaning
against the wall.
B. A nurse is pushing an empty wheelchair towards to the exit.
A. She is probably taking it to a patient in the ambulance.
E. A doctor is trying to weigh a baby on the scale. The baby's mother

is standing nearby. She is trying to stop her child from crying.
F This is the emergency room in a larger hospital. A paramedic is
wheeling a patient on a stretcher into the emergency room where a doctor is
waiting to treat the patient. The patient does not look well . His arm is
bandaged and his eyes are closed
D The eye chart on the wall is used to check people's eyesight. The
chart consists of about 28 letters ranging in size from about 5 centimeters in
height at the top of the chart to about 1 centimeter at the bottom.
Với bài tập đơn giản này thí các em học sinh dễ dàng theo dõi khi thầy
cô, giáo bật máy ghi âm lên và các em sẽ nghe và xác định được đoạn văn nào
đọc trước, từ nào xuất hiện trước theo nội dung bài học, từ đó giúp các em
nghe nhanh và nắm bắt những nội dung bài học, đưa ra những đáp án nhanh
chóng. Thứ tự xuất hiện các từ: F B A D E C cũng chính là thứ tự của nội
dung bài học.
Ví dụ 3: Unit six : The Environment.( chương trình Tiếng Anh lớp 9)
Listen to the report on hơw our oceans are polluted. Then complete the notes.
Nội dung bài học nghe này chưa phù hợp với trình độ học sinh, quá tải,
học sinh không có khả năng tiếp thu nỗi nội dung bài học nghe bởi vì bài dạy
nghe dài, khó, nhiều ý, từ vựng khó học hơn nữa mục đích của bài học này là
9
How the ocean is polluted
Firstly: raw sewage is pumped directly in to the sea.
Secondly dropped in to the sea.
Thirdly oil spills
Next
Finally
rèn luyện kỹ năng nghe hiểu và nắm bắt, hiểu những thông tin chính của nội
dung bài học và điền các ý chính của bài học vào chổ trống. Theo tôi để thực
hiện đầy đủ các yêu cầu trên của bài học thì quá khó đối với các em học sinh
lớp 9 vì khả năng học Tiếng Anh của các em chưa đáp ứng được, các kỹ năng

nghe, nói, đọc, viết còn hạn chế. Do vậy để tạo giờ học nghe này tương đối
đơn giản, dễ hiểu, nhẹ nhàng và hứng thú và đạt kết quả cao. Bản thân tôi đã
đưa ra một bài tập trong phần dạy While- listening đó là: Viết nội dung bài
học nghe trên bảng phụ nhưng sẽ tạo ra khoảng 5 hoặc 10 lỗi sai tùy theo nội
dung của bài học, ví dụ như thay đổi về thì, viết từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa
thay vì từ đúng trong bài học (đặc biệt với các ý chính mà học sinh cần nắm
vững để điền thông tin vào chổ trống theo yêu cầu của bài học). Trong lần đầu
nghe, thầy cô chỉ yêu cầu các em gạch chân các từ sai. Và đến lần hai hoặc
lần ba thì thầy cô yêu cầu học sinh viết từ nghe được lên trên từ sai. Sau mỗi
lần nghe được học sinh có thể trao đổi kết quả với nhau, việc nầy giúp cho các
học sinh kém vẫn có thể theo dõi bài học mà không mất hứng thú.
Sau khi học sinh đã kiểm tra chắc chắn rằng các em đã nghe được từ đúng, và
thầy cô cho các em dựa vào bài nghe và viết ra ý chính của bài học đó theo
yêu cầu của bài học, áp dụng vào bài học nghe dưới đây.
* Nội dung bài học nghe theo sách giáo khoa:
Our oceans are becoming extremely polluted. Most of this pollution
comes from the land, which means it comes from people. Firstly there is raw
sewage, which is pumped directly into the sea. Many countries, both
developed and devepoping, are guilty of doing this. Secondly, ships drop
about 6 milliions tons of garbage into the sea each year. Thirdly there are oil
spills from ships. A ships has an accident and oil leaks from the vessel. This
not only pollutes the water, but it also kills marine life. Next there are waste
materials from factories. Without proper regulations, factory owners let the
waste run directly into the rivers, which then leads to the sea. And finally, oil
is washed from the land. This can be the result of carelessness or deliberate
dumping of waste.
* Nội dung bài nghe gợi ý:
Our oceans are becoming extremely polluted. Most of this pollution
comes from the land, which means it comes from people. Firstly there is raw
sewage, which is pumped directly into the sea. Many countries, both

developed and devepoping, are guilty of doing this. Secondly, ships drop
about 6 milliions tons of trash into the sea each year. Thirdly there are oil
spills from planes. A ships has an accident and oil leaks from the vessel. This
not only pollutes the water, but it also kills marine life. Next there are waste
materials from households. Without proper regulations, factory owners let the
waste run directly into the rivers, which then leads to the sea. And finally, oil
is washed on the land. This can be the result of carelessness or deliberate
dumping of waste.
10
Bài tập này tôi thay thế 4 từ sai ( từ được in đậm) vào trong nội dung bài học
nghe để các em dễ dàng nghe tốt hơn.
Với nội dung bài học nghe khó này, thầy cô cho học sinh nghe lần đầu để tìm
ra các từ sai trong bài học và sữa lại thành từ đúng, ví dụ: Trash sửa lại
garbage, planes sửa thành ships, households sửa thành factories, on sửa
thành from. Các em có thể nghe nhiều lần và hiểu được nội dung bài học và
sau đó các em có thể hiểu nội dung bài học và dựa vào nội dung đã nghe được
điền vào chổ trống cho những câu còn lại dựa vào ý chính của bài học đã
được làm rõ (dòng chữ in nghiêng) theo yêu cầu của sách giáo khoa.
6/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nhiều năm cố gắng dạy rèn luyện kỹ năng nghe hiểu cho các em,
bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng các biện pháp dạy nghe như đã trình bày
ở trên đã đạt kết quả sau:
- Khả năng nghe và phản hồi của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các em đã
sử dụng được một số thông tin trong bài nghe khó mà các em đã vừa nghe
được để chuyển sang kỹ năng nói và viết. Do vậy các kỹ năng khác như : nói
và viết cũng được phát huy.
- Các học sinh yếu và kém cũng có phần tiến bộ hơn trước đây. Các em
tự tin hơn, cũng xung phong phát biểu xây dựng bài trước lớp.
- Tạo được sự chủ động, hưng phấn cho học sinh khi tham gia nghe với
những hoạt động mới cho từng đơn vị bài học. Lớp học trở nên sôi nổi thực

sự và không còn nhàm chán như trước đây. Các em cảm thấy thích thú khi
nghe được và nghe chính xác các nội dung trong bài nghe do chính sự nổ lực
của bản thân.
7/ KẾT LUẬN
Qua thực tế những giờ dạy trên lớp, bản thân tôi thấy được việc áp
dụng những kinh nghiệm nhỏ nầy đã mang lại nhiều kết quả rất khả quan, khả
năng nghe của học sinh có tiến bộ rõ rệt, bên cạnh đó các kĩ năng khác như
nói và viết cũng được nâng cao. Các em thực sự rất thích thú trong các tiết
học nghe.
Đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã góp nhặt được qua thực tế
giảng dạy trong giờ học nghe bộ môn Tiếng Anh lớp 8,9 ở trường tôi, tất
nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được tiếp
thu những ý kiến đóng góp xây dựng và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm của
quí đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, qua kinh nghiệm nhỏ
này đã được trãi nghiệm và áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 8,9 ở nhả
trường, tôi rút ra được những kinh nghiệm sau:
Giáo viên cần quan tâm sâu sát để phát hiện ra nhưng thiếu sót cơ bản
của học sinh để có hướng khắc phục, thường xuyên quan tâm nhiều đến học
sinh yếu kém giúp học sinh quen dần với ngôn ngữ này và sử dụng trong cuộc
sống.
Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng
học sinh, tạo mọi điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói
11
chung, rèn luyện kĩ năng nghe nói riêng. Trong các tiết dạy, giáo viên cần tận
dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học sinh hoạt động, giáo viên cần khuyến
khích động viên các em luyện tập thêm nhiều kĩ năng nghe. Đặc biệt là nghe
người bản xứ đọc, lời đọc trong băng.
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để thiết kế lại các
hoạt động, dạy học sao cho các nội dung đó phải thích hợp với từng tiết dạy
để phát huy được khả năng nghe và phản hồi sau khi nghe của học sinh. Khi

tổ chức các hoạt động, giáo viên phải lưu ý đến thời gian của từng hoạt động.
Các hoạt động phải phù hợp với nội dung bài học (không quá dài cũng không
quá dễ). Trong mỗi hoạt động phải tạo được sự hứng thú thực sự đối với từng
lớp, từng học sinh để tất cả các em có thể tham gia được. Trong mỗi hoạt
động giáo viên phải yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, nhóm, và đặc biệt
luôn luôn có lời động viên, khích lệ, khen thưởng đối với học sinh, nhóm, cặp
làm tốt các hoạt động này.
Giáo viên cần quan tâm đến việc bồi dưỡng phương pháp học tập cho
học sinh nhiều hơn là dạy kiến thức trong sách giáo khoa (đặc biệt phương
pháp tự học cho học sinh ở nhà). Và sau đây tôi xin được nêu ra những tiêu
chí có thể để đánh giá hiệu quả, thành công của một giờ học rèn luyện các kỹ
năng nghe môn Tiếng Anh mà tôi tâm đắc nhất để quí thầy, cô giáo cùng
tham khảo:
1. Cả lớp tỏ ra tiếp thu tốt nội dung bài học
2. Học sinh tích cực sử dụng Tiếng Anh trong giờ học
3. Học sinh học tập chăm chú cả giờ học
4. Học sinh hứng thú với bài học
5. Học sinh luôn luôn hoạt động tích cực
6. Bài học cơ bản theo đúng giáo án
7. Tiếng Anh được sử dụng để giao tiếp trong suốt giờ học
8/ĐỀ NGHỊ
*Đối với nhà trường:
- Cần tạo cho các em một số sân chơi, câu lạc bộ tiếng Anh tại trường,
giao cho tổ chuyên môn ngoại ngữ trong nhà trường có trách nhiệm phụ trách
và phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể khác trong trường như: Đoàn thanh
niên – Đội thiếu niên lên kế hoạch thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng và
khuyến khích các em học sinh nhà trường cùng tham gia.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học như: Phòng Lab, phòng
chức năng, băng đĩa, máy ghi âm, sách tham khảo Tiếng Anh Động viên
khuyến khích giáo viên, học sinh thường xuyên đến thư viện để nghiên cứu và

đọc sách hằng ngày.
*Đối Lãnh đạo trường:
- Ngoài việc lãnh đạo toàn diện công tác nhà trường, cần quan tâm sâu
sắc hơn nữa đến chất lượng nề nếp của học sinh, việc giảng dạy của đội ngũ
giáo viên, khuyến khích giáo viên tự làm, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt
đồ dùng dạy học, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, dạy học bằng giáo
12
án điện tử, thường xuyên luôn kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và động viên tất cả
các thành viên trong Hội đồng nhà trường cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị của trường.
* Đối với tổ chuyên môn:
- Tăng cường công tác quản lý tổ chuyên môn theo điều lệ trường trung
học, thực hiện tốt công tác kiểm tra thường xuyên về nề nếp dạy và học trong
tổ, tổ chức các hoạt động chuyên môn, chuyên đề, thao giảng, dự giờ thăm lớp
để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh
*Đối với giáo viên:
- Ngoài việc giảng dạy ở lớp cần phải tăng cường tham gia thao giảng,
dự giờ các đồng nghiệp, đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm thẳng thắn, chân
thành và chính xác về những ưu, khuyết điểm sau mỗi tiết dạy.
-Tăng cường khả năng tự học tin học, ứng dụng CNTT, dạy bằng BGĐT trên
lớp, luôn luôn yêu thương, giúp đỡ học sinh tạo cho các em niềm tin trong
học tập môn Tiếng Anh, cũng như trong cuộc sống.
Đại Hồng, Ngày 20 tháng 3 năm 2012
Người viết
NGUYỄN HUỆ


13
9/PHỤ LỤC
Tranh: Unit nine A first-Aid course. (chương trình Anh Văn lớp 8 )

Match to the letters A B C D E or F to the correct in the book then put them in
the correct as you hear.

14
10/TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trường trung học cơ sở môn
Tiếng Anh-Tiếng Nga-Tiếng Pháp-Tiếng Trung Quốc-Bộ GD&ĐT
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Tiếng Anh-
Bộ GD&ĐT
3. Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý và giao viên THCS-Bộ
GD&ĐT
4. Tiếng Anh 8,9 -Sách Giáo Viên (Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hạnh Dung)-
Nhà xuất bản giáo dục.
5. Thiết kế bài giảng Tiếng Anh lớp 9 (Chu Quang Bình) –Nhà xuất bản Hà
Nội.
6. Teach listening in Tieng Anh –Sở GD & ĐT Quảng nam
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THPT –
Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
15
11/ MỤC LỤC
STT TÊN TIÊU ĐỀ TỪNG PHẦN TRANG
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
Tên đề tài ……………………………………………
Đặt vấn đề ……………………………………………
Cơ sở lý luận …………………………………………
Cơ sở thực tiễn ………………………………………
Nội dung nghiên cứu …………………………………
Kết quả nghiên cứu ……………………………………
Kết luận ………………………………………………
Đề nghị ………………………………………………
Phụ lục ………………………………………………
Tài liệu tham khảo ……………………………………
Mục lục ………………………………………………
Phiếu đánh giá xếp loại SKKN
Trang 14
1
1-3
3
3-4
4-11
11
11-12
12-13
14
15
16
16

×