ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG VĂN BẢN
+ CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A. Lí thuyết
I. Các biện pháp tu từ.
1. So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để
miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc
hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào
nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên
tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).
5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn
mạnh, bộc lộ cảm xúc
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
6. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
VD: Mênh mông muôn mẫu màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được
miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.
8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây
cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
* Lưu ý:
+ Có khi hình ảnh ẩn dụ được dùng bao trùm toàn bộ tác phẩm, lúc ấy nó không còn là hình ảnh
mà trở thành một hình tượng. VD: Nhớ rừng, Tre Việt Nam, Sóng, Dế mèn
+ Có loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cảm giác của giác quan này được sử dụng miêu tả cho
cảm giác của giác quan khác. VD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rất mỏng (vừa nói
được cái tiếng rơi rất nhẹ rất êm, vừa hình dung được cái dáng cong cong, mỏng mảnh của cái
lá, vừa cho thấy cảm nhận, trí tưởng tượng, cách diễn đạt rất tinh tế của người viết
VD: Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan…
+ Nhân hóa thực chất là ẩn dụ (có loại ẩn dụ nhân hóa, có loại ẩn dụ vật hóa)
II. Các thao tác lập luận
- Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện
bản chất của đối tượng. Chia tách vấn đề để tìm hiểu giúp ta biết cặn kẽ, thấu đáo.
1
- So sánh nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện
tượng… để chỉ ra những nét giống nhau hoặc khác nhau giữa chúng.Từ đó, thấy được đặc điểm
và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh.
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính
xác, Từ đó, nêu ý kiến của mình để thuyết phục người nghe, (người đọc).
- Bình luận là đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, sự đánh
giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng, vấn đề.
- Ngoài 4 thao tác cơ bản trên, người viết còn có thể vận dụng thêm các thao tác như chứng
minh, giải thích, diễn dịch, quy nạp…
B . Bài tập: BT1: Chỉ ra, nêu cụ thể biểu hiện và phân tích hiệu quả của các phép tu từ trong
những đoạn thơ, đoạn văn sau:
1) Con gặp lai nhân dân như nai về suối
cũ
Cỏ đóng giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
2. “Pháp chạy, Nhật hàng, vua
Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các
xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để
gây dựng nên nước Việt Nam đoọc lập.
Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy
mươi thế kỷ mà lạp nên chế độ Dân chủ
Cộng hòa
3. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới
đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc
như thằng săng đá! Cái đầu thì cạo trọc
lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì
đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm
gườm trong gớm chết! Hắn mặc cái quần
nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực
phanh, đầy những nét chạm trổ rồng
phượng với một ông tướng cầm chùy, cả
hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
4. Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ
lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế
giới rằng: Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể
dến tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
5)“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
6) Trời xanh đây là của chúng ta
7). Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viễn Phương)
8) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Nguyễn
Khoa Điềm)
9) Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
10) Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
11). Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên mùa thác lũ
12) Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
13) Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi
14) Chỉ có thuyền mới biết
Biển mênh mang dường nào !
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu ?
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ .
15) Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc luá bờ tre hiền hậu
Ðã bật lên tiếng thét căm hờn .
( Ðất nước- Nguyễn Ðình Thi )
2
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
BT2: Đọc các VB sau, trả lời các câu hỏi vào vở.
VB1: Mạo hiểm
“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa
nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan
mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì[ ]
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một
đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả.
Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vũng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào
được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa
nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run
chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không
có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì
không có thể mà tự lập được.
Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm
nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của
tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt, ấy là những cách
làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”.
(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm)
Câu 1: Trong đoạn văn trên đã sử dụng thao tác lập luận nào? ( Phân tích, so sánh, bác bỏ, bình
luận). Nêu biểu hiện cụ thể của từng phương pháp.
Câu 2: Đoạn văn trên khuyên nhủ thanh niên điều gì?
Câu 3: Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn?
Câu 4 : Lối sống thừa của những kẻ ru rú như gián ngày khiến giống với kiểu tính cách gì
Câu 5: Nguyễn Bá Học đã phê phán những nỗi e sợ của kể học trò? Kể tên 5 nỗi sợ được nhắc
đến trong bài?
Câu 6: Những đức tính mà kẻ học trò cần phải có để vùng vẫy trong trường cạnh tranh?
Câu 7: Trong những quyết định quan trọng nếu mạo hiểm bao giờ cũng có những rủi ro nhất
định có thể thành công cũng có thể thất bại. Suy nghĩ của em về vấn đề này? Viết một đoạn văn
trình bày ý kiến của mình
VB 2:
Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên
“Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì
một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta
Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ
nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ
Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động
dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của
đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau,
Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh
niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà,
không phô trương, dối trá
3
Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một
phần công việc gia đình”
(Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37)
Câu hỏi 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu hỏi 2. Kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên?
Câu hỏi 3. Qua đoạn văn trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì?
Câu hỏi 4. Đoạn văn trên đã sử dụng những phép tu từ nào? Nêu biểu hiện cụ thể của những
phương pháp ấy?
Câu hỏi 5. Ngoài những phẩm chất cần có trên, theo em thanh niên thời đại hiện nay cần có
thêm những phẩm chất gì? Vì sao? Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của mình?
Bt3: Hãy xác định các thao tác lập luận trong đoạn văn sau của Hồ Chí Minh:
“Liêm là trong sạch, không tham lam.
Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm, chữ
liêm ấy có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình
thôi.
Ngày nay, chữ liêm có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải liêm. Cũng như trung là trung
với Tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân.
Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới liêm được, vì xa xỉ sẽ sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm.
Người cán bộ, cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công thành của tư;
người buôn bán, mua một bán mười hoặc mua gian bán lậu chợ đen chợ đỏ, tích trữ đầu cơ;
người có tiền, cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào; người cờ bạc, chỉ mong xoay của
người làm của mình, đều là tham lam, đều là bất liêm. ”
Bài tập 4. Hướng dẫn xây dựng đề cương, vận dụng các thao tác lập luận
Viết 1 đoạn văn về vấn đề Thanh niên ta ngày nay cần có ý chí vươn lên trong học tập và công
tác.
Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp. Sau khi viết xong, cần chỉ ra các thao tác lập luận đã sử
dụng.
* Hướng dẫn: Có thể tham khảo một số ý chính sau:
+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác là yêu cầu đúng đắn phù hợp
với quy luật phát triển của con người ở thời đại mới.
+ Tại sao phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác cho thanh niên ngày nay?
./ Thanh niên ngày nay là lớp người sinh ra trong thời bình chưa biết đến chiến tranh gian
khổ.
./ Một vài năm gần đây vấn đề giáo dục lý tưởng cho thanh niên bị coi nhẹ.
./ Bị một số tiêu cực của xã hội tác động, vì vậy cần phải đặt ra vấn đề giáo dục cho thanh
niên.
+ Phê phán và bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay.
+ Làm thế nào để rèn luyện tốt ý chí vươn lên trong học tập và công tác.
- Kết thúc vấn đề:
+ Ý nghĩa của vấn đề đặt ra
+ Bản thân
BT5: Luyện viết đoạn văn vận dụng kết hợp các thao tác lập luận:
Đề bài: Hãy bàn về bệnh quay cóp của HS trong thi kiểm tra.
4
- Có thể triển khai đoạn theo bố cục sau:
+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong HS ngày nay.
+ Tác hại của bệnh quay cóp.
+ Lời khuyên .
- Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn.
* Về kĩ năng: Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận
Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng:
(Yêu cầu các em đọc thật kỹ phần lí thuyết, sau đó áp dụng vào từng bài tập cụ thể. Làm cẩn
thận vào vở, tránh bỏ bài không làm, tránh làm bài cẩu thả, qua loa. Có thể làm từ bài dễ, nhưng
phải đảm bảo hoàn thành hết BT)
5
ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU: CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU
ĐẠT TRONG VĂN BẢN + CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
I. ÔN TẬP LÍ THUYẾT
1. Các phong cách ngôn ngữ
1- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt
hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư
cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm,
đồng nghiệp, đồng hành
Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ
- Đặc trưng: Tính sinh động; tính cụ thể; tính cảm xúc
2- Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu,
học tập và phổ biến khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên
môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những
người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập
- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, lôgic; tính khách quan, phi cá thể.
3- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là
dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới
hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
- Đặc trưng: Tính truyền cảm; tính hình tượng; tính cá thể hóa.
4- Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người
giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của
mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
- Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị; tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy
luận; tính truyền cảm mạnh mẽ.
5- Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành
chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa
cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Tính khuôn mẫu; tính minh xác; tính công vụ.
6. Phong cách báo chí: là kiểu diễn đạt được sử dụng trong các văn bản thuộc linhc vực truyền
thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện
tử PCBC được dùng trong các VB như: tin tức, phóng sự, quảng cáo.
-Đặc trưng: Tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.
2. Các phương thức biểu đạt
a. Tự sự
- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
- Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.
- Bản tin báo chí
- Bản tường thuật, tường trình
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)
b. Miêu tả
- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được
chúng.
- Văn tả cảnh, tả người, vật
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
c. Biểu cảm
6
- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên,
xã hội, sự vật
- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tuỳ bút.
d. Thuyết minh
Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để
người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.
- Thuyết minh sản phẩm
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.
d. Nghị luận
- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các
luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
- Sách lí luận.
- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hoá.
Văn bản điều hành
- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá
nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.
- Đơn từ
- Báo cáo
- Đề nghị.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
BT1: Đọc và thực hiện các yêu cầu:
1. Các văn bản dưới đây sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu cụ thể phương thức biểu
đạt ấy. Trước khi xác định phương thức nào, cần đọc kỹ Vb và xem xét mục đích của VB ấy.
(Làm từ VB b)
VD: Văn bản a: Kể lại chuyện Tấm bị Cám lừa lấy hết tôm tép. Vì thế, Vb sử dụng
phương thức tự sự.
a) Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa,
đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên
mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham
chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị:
Chị Tấm ơi, chị Tấm!
Đầu chị lấm
Chị hụp cho sâu
Kẻo về dì mắng
Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà
trước.
(Tấm Cám)
b) Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ
sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên,
những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.
(Khuất Quang Thuỵ, Trong cơn gió lốc)
7
c) Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều
người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hoá và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học
tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người tài giỏi trong tương lai.
(Trích Tài liệu hướng dẫn đội viên)
d) Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
(Ca dao)
đ) Nếu ta đẩy quả địa cầu quay quanh trục theo hướng từ tay trái sang tay phải mà chúng
ta gọi là hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển
động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.
(Theo Địa lí 6)
BT2: Các đoạn trích sau viết theo phương thức biểu đạt nào? Giải thích biểu hiện cụ thể của
phương thức biểu đạt đó?
Đoạn a) Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Đoạn b) Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng
bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê
thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man
mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
Đoạn c) Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường
phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng
còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười
nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải
coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chõng, đưa mắt theo dõi những người về muộn, từ
từ đi trong đêm.
BT3: Thực hiện yêu cầu tương tự BT2:
a. Khoảng đầu tháng 10.1930, trong cuộc khủng bố Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị
bắt và bị giam ở nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em
trai là Võ Thuần Nho và các thầy giáo Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng Cuối năm 1931, nhờ
sự can thiệp của Hội Cứu tế đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công
sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế tiếp tục làm báo Tiếng dân, Võ Nguyên Giáp
bèn trở về quê rồi ra Hà Nội, miệt mài tự học chương trình hai lớp đệ tam, đệ tứ trung học và
chương trình bằng Tú tài phần I. Lúc này, Trường Trung học Albert Sarraut tại Hà Nội mở một
lớp thí sinh tự do cho những ai muốn dự thi Tú tài phần II. Võ Nguyên Giáp đăng ký thi và đã
đỗ đầu. Bạn học cùng lớp này có Phạm Huy Thông. Sau khi có bằng tú tài toàn phần, Võ
Nguyên Giáp được nhận vào dạy ở Trường tư thục Thăng Long về Lịch sử và Pháp văn.”
b.“ Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn, nhưng lại đáng buồn theo
một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên
nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao trong
nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc
xệch, hai mắt long lên sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sủi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật
mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đên
hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau
đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi và Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc
8
ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn
cho lão ”
c) “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục,
đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh
nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số
hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực
người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết
thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những
cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ.
Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân
thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm
nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng ”
d)“ Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau
rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi tắt hẳn.
Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoảng những hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn; trời bây giờ trong vắt,
thăm thẳm và cao; mặt trăng nhỏ lại sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều; ánh
trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường nhựa trắng xoá.
Trong cái vườn nhỏ trên bờ ao, Tuấn nằm trên chõng kê vào bóng tối, ngửa mặt lên trời.
Chàng nhìn trăng qua cành lá tre, cạnh lá sắc và đen như mực vắt qua mặt trăng, như một bức
tranh Tàu. Rêu ở tấm đá bờ ao cạnh đó bốc lên hơi lạnh. Bức tường hoa giữa vườn sáng ánh
trăng lên, lá lựu dày và nhỏ lấp lánh như thủy tinh.
Bóng cây trông mát quá, thân mật và kín đáo” (Thạch Lam- Nắng trong vườn)
BT3: Đọc các VB sau, thực hiện yêu cầu
1. “Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng
nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói
của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam
các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là
vấn đè thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên
khước từ niềm hi vọnh giải phóng giống nòi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ
tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”
( Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ”- Nguyễn An Ninh )
a/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?
b/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
2. “Thưa quý vị! Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói
nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy
bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành
tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế
đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam
đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc
tế…”. (Trích Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp
cao của Đại Hội đồng LHQ khóa 68 )
a/ Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn văn?
b/ Phương thức biểu đạt chính của Vb là gi?
9
3. Dõn ta cú mt lũng nng nn yờu nc. ú l mt truyn thng quý bỏu ca ta. T
xa n nay, mi khi T quc b xõm lng, thỡ tinh thn y li sụi ni, nú kt thnh mt ln
súng vụ cựng mnh m, to ln, nú lt qua mi s nguy him, khú khn, nú nhn chỡm tt c
l bỏn nc v l cp nc.
(H Chớ Minh Tinh thn yờu nc ca nhõn dõn ta)
a/ Ni dung ca on vn?
b/ Phng thc trỡnh by? Phong cỏch ngụn ng chc nng c s dng trong on?
c/ Thỏi , quan im chớnh tr ca Bỏc?
4. Chng kin s ra i ca i tng Vừ Nguyờn Giỏp, chng kin nhng dũng
chy yờu thng ca dõn tc ginh cho i tng, rt nhiu ngi by t s xỳc ng sõu sc.
Thng tỏ Dng Vit Dng chia s: S ra i ca i tng l mt mt mỏt ln lao i vi
gia ỡnh v nhõn dõn c nc. Nhng qua õy, tụi cng thy mng l nhng ngi n ving
i tng khụng ch cú nhng cu chin binh m rt ụng th h tr, cú khụng ớt nhng em
cũn rt nh cng c gia ỡnh a i ving Cú nhiu c gi yu cng n, c nhng ngi
i xe ln cng ó n trong s thnh kớnh. Cha khi no tụi thy ngi ta thõn ỏi vi nhau nh
vy. (Theo Dõn trớ)
a/ Vn bn trờn c vit theo phong cỏch ngụn ng no?
b/ Ni dung ca vn bn trờn? Hóy t tờn cho vn bn?
5. Ch Phan Ngc Thanh (ngi Vit) cựng chng l Juae Geun (54 tui) ó lm nhõn
viờn lau chựi trong khu chung c c 5 nm. H cú 2 con: con trai ln 6 tui, bộ gỏi 5 tui.
c m i i ó a h lờn chuyn ph ti Jeju. Ph SeWol gp nn v gia ỡnh ch ch cú
mt chic ỏo phao duy nht. Trong khonh khc i mt gia s sng v cỏi cht h quyt
nh mc chic ỏo phao duy nht cho cụ con gỏi nh v y bộ ra khi ph. Bộ c cu sng
nhng hin nay nhng nhõn viờn cu h vn cha tỡm thy ngi thõn ca bộ.
(Web. Phỏp lut i sng. Ngy 16/4/2014)
1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung của văn bản?
3. Suy nghĩ về hình ảnh cái phao trong văn bản ?
(Yờu cu cỏc em c tht k phn lớ thuyt, sau ú ỏp dng vo tng bi tp c th. Lm cn
thn vo v, trỏnh b bi khụng lm, trỏnh lm bi cu th, qua loa. Cú th lm t bi d, nhng
phi m bo hon thnh ht BT)
10